WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

Lời người dịch: Các tài liệu này, có khi dài 1 trang, cũng có khi dài gần 20 trang. Nhưng các thông tin trong đó đều có liên quan với nhau và liên quan tới vai trò của Liên Xô, Trung Quốc trong cuộc chiến VN, cũng như VN “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”. Tất cả các bài này có liên quan đến âm mưu của TQ thôn tính VN, khi Mao Trạch Đông tuyên bố hồi tháng 8 năm 1965, tại cuộc họp Bộ Chính trị BCH Trung ương ĐCS Trung Quốc: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy”.

Theo ông Ilya Guiduk, nhà sử học người Nga, cho biết, số tài liệu này xuất phát từ cơ quan lưu trữ hồ sơ của Liên Xô. Khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã tạo điều kiện cho các tổ chức khoa học tiếp xúc các tài liệu này. Trung tâm lưu trữ hồ sơ hiện hành (tên sau khi Liên Xô sụp đổ) đã ký thoả thuận với Trung tâm Wilson (và Viện hàn lâm khoa học Nga), cho phép các cơ quan này tiếp cận các tài liệu. Họ đã phân loại số tài liệu này và dịch ra tiếng Anh.

—————————————————-

“Cold War International History Project” – CWIHP

09-10-1965

Mô tả: Chu Ân Lai nói với Phạm Văn Đồng không hỗ trợ ý kiến về các tình nguyện viên Liên Xô đến Việt Nam và thảo luận về sự tham gia của Campuchia trong chiến tranh.

Chu Ân Lai: … Trong thời kỳ Khrushchev nắm quyền, Liên Xô không thể chia rẽ chúng ta vì Khrushchev đã không giúp các ông nhiều. Bây giờ Liên Xô đang giúp các ông. Nhưng sự giúp đỡ của họ không phải thật lòng. Mỹ rất thích điều này. Tôi muốn nói cho ông biết ý kiến ​​của tôi. Tốt hơn là không cần sự trợ giúp của Liên Xô. Đây có thể là ý kiến của những người cánh tả quá khích. Tuy nhiên, đó là ý của tôi, không phải của Trung ương Đảng CSTQ.

Phạm Văn Đồng (1906-2000)

… Bây giờ, vấn đề các tình nguyện viên quốc tế đến Việt Nam sẽ rất phức tạp. Nhưng như ông đã đề cập đến vấn đề này, chúng ta sẽ thảo luận và lúc đó ông có thể đưa ra quyết định của mình.
Như ông hỏi ý kiến ​​của tôi, tôi muốn nói với ông một điều sau đây: Tôi không ủng hộ ý kiến về các tình nguyện viên của Liên Xô đến Việt Nam, tôi cũng không [hỗ trợ] sự viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Tôi nghĩ không có viện trợ thì tốt hơn. Đó là ý kiến ​​của riêng tôi, không phải ý kiến ​​của Trung ương Đảng. Đồng chí Peng Zhen và La Ruiqing (2) có mặt ở đây hôm nay cũng đồng ý với tôi.

[Đối với] Việt Nam, chúng tôi luôn muốn giúp đỡ. Trong tâm trí của chúng tôi, suy nghĩ của chúng tôi, chúng tôi không bao giờ nghĩ đến việc bán đứng Việt Nam. Nhưng chúng tôi luôn sợ những người theo chủ nghĩa xét lại đứng giữa chúng ta (3).

Chu Ân Lai: … chiến tranh đã mở rộng ra ở miền Bắc Việt Nam. Do đó, Lào và Campuchia không thể không tham gia. Sihanouk hiểu điều đó. Khi chúng tôi đang đi tham quan ở Dương Tử, tôi hỏi ông ấy, làm thế nào đối phó với tình trạng này và liệu ông ấy có cần vũ khí hay không. Hiện nay, Trung Quốc đã cung cấp cho Campuchia 28.000 khẩu vũ khí. Sihanouk nói với tôi rằng số lượng này đủ để trang bị cho các lực lượng thường xuyên và cấp tỉnh của Campuchia và rằng tất cả vũ khí của Mỹ đã được thay thế.

Tôi cũng hỏi ông ta xem liệu ông ta có cần thêm vũ khí không. Sihanouk trả lời rằng, bởi vì ông ấy không có đủ khả năng để gia tăng quân số, các loại vũ khí này đã đủ. Ông ấy chỉ yêu cầu máy bay chống pháo và vũ khí chống tăng.

Đó là những gì ông ấy trả lời câu hỏi của tôi về vũ khí. Ông ấy cũng nói thêm rằng nếu chiến tranh bùng nổ, ông ấy sẽ rời khỏi Phnom Penh, đến các vùng nông thôn, nơi ông ấy đã xây dựng các căn cứ. Năm ngoái, Chủ tịch Lưu [Thiếu Kỳ] nói với Sihanouk: “đánh nhau quy mô lớn ở nước ông không bằng [đánh nhau] ở biên giới của chúng tôi”. Nếu Hoa Kỳ tấn công dọc biên giới Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đưa các lực lượng tới đó, do vậy, làm giảm gánh nặng cho Campuchia. Bây giờ Sihanouk đã hiểu và chuẩn bị để về nông thôn và để lấy lại các vùng thành thị khi có điều kiện thuận lợi. Đó là những gì ông ấy nghĩ. Tuy nhiên, liệu các cán bộ của ông ta có thể thực hiện chính sách này hay không, lại là chuyện khác.

Những thay đổi về tình hình này cho thấy, rằng Sihanouk đã chuẩn bị để hành động trong trường hợp có một cuộc xâm lược của Mỹ. Hiện nay, Sihanouk hỗ trợ mạnh mẽ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, bởi vì ông ta biết rằng các ông càng chiến đấu chống Mỹ thì dân Campuchia càng bớt gặp khó khăn hơn. Hơn nữa, Sihanouk hiểu rằng ông ta cần Trung Quốc. Nhưng cùng lúc, Sihanouk không muốn đứng về phía bên nào, bởi vì ông ta sợ mất sự hỗ trợ của Pháp, làm mất vị trí trung lập của ông ta. Ít ra, những gì ông ta nói cho thấy, ông ta có vẻ suy nghĩ và hiểu được tính logic của chiến tranh: nếu Hoa Kỳ mở rộng chiến tranh tới Bắc Việt, thì Hoa Kỳ sẽ mở rộng khắp nơi Đông Dương (4).

—————————————–

Ghi chú:

1. Phạm Văn Đồng nói chuyện với Chu Ân Lai tại Bắc Kinh trước khi ông ta đi thăm Moscow. Đây là cuộc họp thứ ba của phái đoàn Việt Nam tại Bắc Kinh.

2. Luo Ruiqing là Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng và là Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho đến khi bị thanh trừng vào tháng 12 năm 1965.

3. Trong cuộc hội đàm tổ chức tại Quảng Đông, ngày 8 tháng 11 năm 1965, Chu Ân Lai nói với Hồ Chí Minh rằng, “Mục đích của Liên Xô viện trợ cho Việt Nam là: (a) để cô lập Trung Quốc (b) cải thiện quan hệ Xô-Mỹ, (c) tiến hành các hoạt động lật đổ cũng như hành vi phá hoại, gây khó khăn cho Trung Quốc, và cũng có thể cho Việt Nam”.

4. Buổi nói chuyện này được xem như mối quan hệ tam giác giữa ĐCS Trung Quốc, Việt Nam, và Campuchia. Pol Pot (1923-1998) trở thành Tổng Bí thư Đảng Lao động Campuchia hồi năm 1963 (sau đó đổi tên thành Đảng Cộng sản Campuchia, và nói chung được gọi là Khơ-me đỏ), đã đến Hà Nội vào tháng 6 năm 1965 và đi đến Bắc Kinh vào cuối năm 1965. Ông ta đã gặp các nhà lãnh đạo đảng lỗi lạc của hai nước. Các bất đồng nghiêm trọng đã nảy sinh giữa ông ta và Lê Duẩn ở Hà Nội: Xem thên Thomas Engelbert và Christopher E. Goscha, “Falling Out Of Touch: Một nghiên cứu chính sách Cộng sản Việt Nam về một phong trào Cộng sản Campuchia đang trỗi dậy, 1930-1975” (Clayton, Victoria, Australia: Đại học Monash , 1995); và David Chandler, “Brother Number One: Tiểu sử chính trị của Pol Pot” (Boulder, CO: Westview, 1992), trang 73-77.

Trong giai đoạn này, Pol Pot muốn đấu tranh vũ trang ở Campuchia, nhưng tại thời điểm này cả Việt Nam và Trung Quốc luôn muốn tránh bất kỳ cuộc đấu tranh nào chống lại Sihanouk. Họ muốn thấy Sihanouk tiếp tục chính sách trung lập của ông ta hơn, và nếu Hoa Kỳ can thiệp vào Campuchia, họ hy vọng rằng Sihanouk và những người cộng sản Campuchia sẽ tham gia lực lượng.

Nguồn: www.wilsoncenter.org

© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)

10 Phản hồi cho “Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng”

  1. vybui says:

    Tài liệu này xem ra có tác dụng ngược!

    Xin lưu ý độc giả.
    Ý đồ “Hán hoá” VN và bành trướng xuống ĐNÁ cuả Trung Cộng ra sao, thiết tưởng đã rõ, không cần đến tài liệu này để chứng minh. Ngược lại, căn cứ vào những cuộc đối thoại, thảo luận giữa Thủ Tướng hai nước Việt- Trung, qua tài liệu này (phiá VN cung cấp cho LX) mà bảo rằng Trung Cộng đã có ý đồ xâm chiếm VN thì e rằng phản tác dụng!

    1) Trong vấn đề trợ giúp cuả Liên Xô cho VN, Chu Ân Lai nói rõ cho Phạm Văn Đồng là LX không thật lòng, chỉ có mục đích “chia rẽ” hai Đảng, hai nước Việt-Trung. Chu cũng nói thêm đây không chỉ là ý kiến cuả ông ta mà còn là ý kiến cuả những người cánh tả quá khích. NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ QUAN ĐIỂM CUẢ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CS TRUNG QUỐC.
    2) Vấn đề “tình nguyện viên quốc tế”( cách nói về những chuyên gia LX) thì Chu cũng không ủng hộ, còn gieo nghi ngờ cho Phạm Văn Đồng. Cũng như ở mục nói về sự trợ giúp khí tài quân sự hay kinh tế của LX cho CSVN, Chu cũng nhấn mạnh, đây là Ý KIẾN RIÊNG cuả ông ta, và KHÔNG PHẢN ÁNH quan điểm cuả Đảng CSTQ. Chu còn đem sự hiện diện cuả hai nhân vật rất có thế lực, một người là Uỷ Viên Ban Bí Thư Đảng CSTQ, người kia là Tham Mưu Trưởng Quân Đội TQ để làm bằng chứng.

    Nếu chỉ là ý kiến riêng cuả Chu Ân Lai mà không phải là toan tính cuả Đảng CSTQ, Nhà nước TQ thì sao lại dùng tài liệu này để CHỨNG MINH rằng TQ đã có ý đồ thôn tính Việt Nam?

    Trừ khi có những tài liệu khác nói rằng đây là cách “gợi ý” cuả TQ cho VN trong vấn đề giao thiệp với LX và cái cách Chu Ân Lai xác nhận với Phạm Văn Đồng chỉ giúp cho TQ “tránh tiếng” áp đặt, và quan trọng hơn là làm “động tác giả”, tạo cho phía VN mất cảnh giác.

    • Vân Nam says:

      Nếu đây là một tài liệu mà CSVN ‘trình” cho Liên Xô (như ý kiến cuả độc giả Khách) thì chứng tỏ trò “láu cá” cuả Việt Cộng, một thứ “hai lòng” (như Trung Cộng đã lên án), khi thờ chủ này thì nói xấu chủ kia!

      Tình thế cuả VC được Nguyễn chí Thiện mô tả rất “ấn tượng”:

      “Khi rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga” . ( Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó, NCT)

      Những trang tài liệu này bộc lộ những mâu thuẫn giữa hai đàn anh cuả CSVN, giải thích về những liên hệ chồng chéo cuả LX, TQ trong việc dính líu vào cuộc chiến “chống Mỹ” cuả Việt Công, cách thức của Bắc Kinh lôi kéo VC về phía mình, hơn là chứng tỏ Trung Cộng có ý đồ xâm lăng, thôn tính VN như dịch giả, Ngọc Thu gợi ý.

  2. trucbach says:

    Đây có phải là “Tài Liệu” đúng nghĩa hay không ? Những mẩu đối thoại trong bài có thực là của Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng đã được ghi chép rất chi tiết bởi Liên Sô (nên Liên Sô mới có được “tài liệu” này) không ? Tại sao lại là “Project” mà không phải là “Document” ?

    Nếu đây không phải là một “tài liệu” (thật) mà chỉ là một bài suy luận từ một sự kiện (lịch sử), để làm thành một bản nghiên cứu (dữ kiện), hoặc tác giả của “tài liệu” này ,vì một lý do nào đó, đã dựa vào một dữ kiện rồi “hư cấu” thành những mẩu đối thoại (y như thật) giữa Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai, thì cái “project” này không thể dùng như một “tài liệu lịch sử ” vì nó không có giá trị thực.

    “Cold War International History Project” giống một (tiểu) “truyện lịch sử” hơn là một “tài liệu lịch sử” .

    • Khách says:

      Đây là tài liệu do phía Việt Nam cung cấp cho Liên Xô, nằm trong kho lưu trữ của Liên Xô cho đến khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã cho bạch hóa toàn bộ bí mật cuộc chiến. Phía Trung Quốc đã xác nhận nội dung tài liệu này là có thật và Trung Quốc đã cho đăng báo 1 số tài liệu bằng tiếng Trung.

  3. Minh Đức says:

    Đoạn đối thoại này xảy ra vào tháng 10 năm 1965 là lúc Liên Xô mới bắt đầu viện trợ quân sự cho miền Bắc. Từ 1964 trở về trước, khi Khrushchev cầm quyền thì Liên Xô chỉ viện trợ kinh tế cho miền Bắc. Trong phần này, Chu Ân Lai muốn miền Bắc không cho chuyên gia Liên Xô sang để ngăn cản ảnh hưởng của Liên Xô. Nhưng những món viện trợ của Liên Xô vào thời gian đầu tiên là súng cao xạ, là hỏa tiễn SAM, dù là miền Bắc cho người sang Nga học sử dụng thì cũng vẫn cần có cố vấn Liên Xô hiện diện tại chỗ để chỉ dẫn. Và thực tế là Liên Xô đã cử người sang để chỉ dẫn và miền Bắc đã chấp nhận cho cố vấn LX qua mặc dù Chu Ân Lai bảo đừng.

    Sinhanouk để cho miền Bắc mượn đất để chuyển vũ khí, để lập trụ sở cho Mặt Trận DT Giải Phóng Miền Nam thì không còn trung lập nữa. Mặc dù CSVN và Trung Quốc đã huấn luyện cán bộ CS cho Miên, Lào nhưng giai đoạn này, Sihanouk bằng lòng để miền Bắc mượn đường chuyển quân thì phe CS tạm để cho Sihanouk yên. Sau khi miền Nam đã bị thôn tính thì CS cũng sẽ chẳng để cho Sihanouk cầm quyền mãi mà sẽ để cho các cán bộ CS lên nắm quyền. Chẳng qua sau này, sau vụ Việt Nam đánh sang Kampuchia, áp lực quốc tế bắt VN phải rút lui, các phe bên Miên phải ngưng chiến để thành lập chế độ dân chủ đa đảng thì Sihanouk mới được về làm vua lại.

    • Vân Nam says:

      Thật ra Chu Ân Lai (qua tài liệu) đã nói rõ về sự khôn ngoan (nhất thời) cuả Sihanouk.
      Một mặt muốn giữ thế trung lập để nhận được viện trợ cuả cả Pháp lẫn Trung Cộng. Một mặt, ủng hộ MTGPMN để phía CS mạnh ngang ngửa với Mỹ và VNCH để cho cuộc chiến chỉ diễn ra ở phần đất VN, tránh sự lan rộng cuả chiến tranh tới Cam Bốt. Tuy nhiên, với thân phận nhược tiểu, Cam Bốt cũng không thoát khỏi áp lực và ảnh hưởng cuả các phe đối đầu. Trước hay sau cũng phải ‘nghiêng” về một phía và cuối cùng, Mỹ, VNCH không thể đứng nhìn Cam Bốt là hậu cứ an toàn cho QĐ Bắc Việt, lại cũng là nơi trung chuyển vũ khí cuả khối Cộng cho BV xâm chiếm miền Nam. Cuộc đảo chính cuả tướng Lon Non năm 1970 là việc tất yếu phải xảy ra!

      Sihanouk mất quyền lãnh đạo do hai lý do chính, thứ nhất, ông ta không phải là con bài chủ cuả Trung Cộng trong việc bành trướng chủ thuyết Mao xuống Đông Nam Á, Trung Cộng cần những người “nhiệt thành” với chủ nghĩa Mao như đám lãnh đạo Khơme Đỏ. Thứ hai,TQ sau 1975 không cần vai trò” trung lập” cuả Cam Bốt nữa, và đây cũng là lúc cái tội “láu cá”, khôn vặt lúc trước của Sihanouk cần phải bị trừng phạt.

  4. Võ Hưng Thanh says:

    HỎI ÔNG NÀY

    Áo đại cán màu xanh ông vẫn mặc
    Nhưng còn không, đất hải đảo Hoàng Sa ?
    Có phải ông, hay người nào để mất ?
    Đã thuộc người, hay còn đó thuộc ta ?
    Ông vẫn cười, nhưng mọi người muốn khóc
    Giống trò chơi, hay cũng chỉ cuộc vui ?

    VHT

  5. lotxac says:

    Ông bà ta thường nói : PHÚ QUÍ SINH LỄ NGHĨA; khi con người làm ăn ra tiền; mới có LỄ; vì LỄ là do con người biết NGHĨA để người ta đáng giá CON NGƯỜI. Do đó VẬT CHẤT nó ảnh hưởng đến với TINH THẦN không ít.
    Ông bà ta cũng thường dạy: NHÌN MẶT thì bắt HÌNH DONG (VONG); hai điểm trên để ta nhìn vào người LÃNH ĐẠO của VNCH và người của CSVN mà nhận ra người mà DÂN có TIN hay không TIN.
    Tướng của tên HCM là loại MẶT DÀI; MỎ NHỌN; ĐẦU phía trên TO là hình TAM GIÁC; bề NHỌN nằm dưới. Lọai này đa-mưu; gian độc; thâm hiểm; giết người trong thâm hiểm; mỗi khi nó không vừa ai nới ra không khéo léo, và xúc phạm đến nó; nó chỉ mỉm cười; gật đầu…một vài ngày sau thì xảy ra TAI NẠN cho người nó thực hành độc kế. Tính nó hay nghi ngờ bất cứ ai có vẻ ngôn hơn nó.
    Nên nó chỉ dùng những ai chịu phục tùng nó; và lầm lầm ,lù lù như Phạm văn ĐẦNG . Hay cậm miệng ăn xôi như Bác Tôn đức Thắng.
    VC khi tiến đánh vào miền NAM vì THIẾU ĂN; nên ta dù có dở cỡ nào cũng nhìn ra là VC ngay; vì thằng VC nào cũng THIẾU TƯỚNG cả ( thiếu tướng đây là không có một cái tướng gì hết; ngoại trừ RĂNG HÔ; MÙI HỤT; mặc đồ thì chỉ thấy quần áo; chứ không thấy người ). Vì vậy; mà bạn hiền nói: PVĐ chỉ dùng làm cái BÁNH VẼ cho HCM là đúng lắm. nói một cách khác; nhìn cái mặt của ĐỒNG lúc ấy nó giống con KHỈ ĐỘT chỉ ngồi lầm lầm lì lì không nói ra lời…cho đến khi quá đói và được HCM đút cho trái chuối. Nếu nhìn theo người NHẬN ĐỊNH thì thật là đáng thương cho hắn. Còn nhìn về người QUAN VÕ thì thứ này phải bị tiêu diệt để cho những người khác vươn lên. Cứ để loại người này sống thêm chậc đất.

  6. Ông Phạm Văn Đồng cũng như chủ tịch Nguyễn Minh Triết không có quyền lực thực sự, VC dùng ông Đồng cũng như ông Triết chỉ làm chiếc bánh vẽ. Khi ông Đồng mất, Vc chận những vòng hoa phúng điếu ông. Sau 75, ông Đồng chán nản VC khi thấy lớp cán bộ hủ hóa tấn công những cán bộ có công với cách mạng. VC mang ông đi lưu diễn ngoại giao ở nước ngoài chỉ làm chiếc bánh vẽ để đánh lừa dư luận và với mục đích lừa Tàu.

    Trong thời gian cái gọi là chống Mỹ cứu nước, người Tàu quá chân thật với VC, ông Chu bày tỏ với thủ tướng PVĐ bằng những lời chân thật vì thế đã xảy ra trận chiến năm 75 làm Tàu hoảng hốt và chưa thấy tên phản nào chơi trò trắng trợn như VC.

    Nhưng Tàu vẫn chưa thoát khỏi giấc mộng kinh hồn về trận chiến thảm khốc biên giới năm 79, vẫn nằm mơ ngủ với lời ngon tiếng ngọt . VC sinh ra có bản tính lừa bằng lời ngon tiếng ngọt mà Tàu thích chơi quân tử nhất ngôn, lối quân tử sẽ bị phản bội lần thứ hai.

    VC thích chơi trò đu giây, gió chiều nào chúng theo chiều đó. Nhưng những ông tướng Tàu khi được VC mời sang bàn luận về biên giới nghe VC rót mật vào tai nên quên mất trận giặc kinh hoàn năm 79. Giờ đây VC luôn luôn chơi trò hội luận quốc tế về biển đảo, mục đích là kéo các nước đông nam á nhảy vào cuộc chiến biển đảo mà Tàu tỏ ra kém hiểu biết khi có tranh chấp với các nước lân cận như Philippine và Malaysie, Tàu không có những giải quyết thỏa đáng.

    Những ông tướng Tàu nên tránh hội luân với VC mà để tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh nói chuyện với VC, ông này rất am tường về thái độ cũng như tính tình từng tên VC, ông dẫn chứng nhiều lý lẽ làm VC nói lên những uẩn khuất thù hận của chúng, khiến những nhà phân tích chính trị và quân sự hiểu thêm lòng nham hiểm của VC chống Tàu.

    Mặc dù Thái Lan theo Mỹ nhưng nhờ Thái Lan mà Tàu chận làn sóng xâm lược của VC trong trận chiếm Campuchia Thái trong quá khứ. Trong trận chiến tranh chấp biên giới Thái Miên hiện nay, Tàu phải giúp Thái, đừng hùa theo VC giải quyết những tranh chấp vô bổ. Mục đích của VC khi chiếm Campuchia, chúng muốn đánh chiếm luôn Thái, nhưng binh lực chúng chưa đủ sức để làm việc đó. Nếu VC chiếm Thái thì chúng sẽ có khả năng tiêu diệt Tàu, nếu Tàu thắng VC thì đương nhiên làm bá chủ hoàn cầu. Đó là chân lý bất di bất dịch không thể chối cải. Nếu Tàu để tên VC thoát chết, đương nhiên và không thể chối cải là mối họa vô lường trong tương lai.

    Không có hậu phương Tàu thì VC đi đời nhà ma từ lâu rồi, nhưng khi chiến thắng xong thì chúng kêu ba đời Tàu chúng chửi, một thái độ của kẻ thiếu văn hóa, vong ân bội nghĩa. Tôi chỉ chỉ cho Tàu con đường sáng mà đi nếu Tàu thích đi theo con đường bóng tối của VC thì tôi không cản vì chính các ông là trách nhiệm lớn về sự đi lên và tồn vong của nước Tàu

    • Bùi lễ says:

      “… Trong thời gian cái gọi là chống Mỹ cứu nước, người Tàu quá chân thật với VC, ông Chu bày tỏ với thủ tướng PVĐ bằng những lời chân thật …”

      Tôi không nghĩ là thằng Tàu nó chân thật với thằng vietcộng . Hai thằng điếm nói chuyện
      thì không thể nhìn theo lời nói mà chỉ nhìn vào hành động .

Leave a Reply to trucbach