WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư Blogger ‘Thằng Nông Dân’ gửi Kami nhân ngày 30-4

Bạn Kami thân mến,

Vâng, đúng như bạn đã miêu tả, cái bầu không khí ấm áp cuối tháng tư đã báo hiệu cho một mùa hè đầy ánh nắng chói chang đang dần đến và cũng là chính cái mùa hè đã làm cho tôi chợt nghĩ đến ngày 30/4 của 36 năm về trước. Vâng, đúng như bạn đã nhận định, trên trận chiến, quân lực VNCH đã là người thua trận trước cuộc chiến huynh đệ tương tàn vào năm 1975, nhưng xét về mặt ý nghĩa thì nó lại là một điều hoàn toàn khác hẳn bởi vì những người mà bạn gán cho “người chiến thắng” thật ra họ chỉ là những kẻ xâm lăng xảo quyệt không hơn và không kém. Sự “chiến thắng” của họ chẳng qua chỉ là những sự lừa gạt trơ tráo vi phạm hiệp định ngưng bắn ký kết tại Paris vào năm 1973 và đi ngược lại nguyện vọng của đại đa số người dân miền Nam. Vậy, tôi xin hỏi bạn Kami, vinh quang và chiến thắng gì trước những thủ đoạn đê hèn đó?

Bạn Kami mến,

Tôi nghĩ rằng bạn là người đã thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh hơn cả những đảng viên cộng sản kỳ cựu vì trong cách suy nghĩ của bạn thường mang tính chất chụp mũ và giáo điều! Bạn cho rằng: “Khi mà nỗi hận này của các bạn, cũng vì bản thân đã bị mất nhà cửa, ruộng vườn, công danh sự nghiệp, nhiều người còn mất cả người vợ yêu quý của mình cho kẻ chiến thắng. Cũng có lẽ vì nỗi hận này, đã làm các bạn tỏ ra đã mất khôn, chính vì thế mà công cuộc vận động cho nền dân chủ của Việt nam hôm nay của cộng đồng người Việt nam ở Hải ngoại vẫn là con số không tròn trĩnh sau 36 năm đằng đẵng tranh đấu”.

Tôi thật sự là không hiểu được bạn đang nói gì và bạn có hiểu là những gì bạn đang nói hay không? Trước tiên, tôi xin hỏi bạn nếu có ai đó cướp đoạt đi tất cả những gì bạn đang có (nhà cửa, đất đai, người thân yêu nhất và kể cả cái máy tính của bạn), liệu bạn có còn đủ tỉnh táo để làm một người “khôn” hay là bạn đã trở thành một kẻ điên cuồng suốt ngày thoá mạ chế độ? Kế tiếp, sự nhận định của bạn về kết quả cho công cuộc vận động dân chủ của người Việt sống ở hải ngoại lại càng vô căn cứ!

Xin được thưa cùng với bạn, ngay cả đứa con nít am hiểu một chút về tình hình chính trị, nó cũng thừa hiểu rằng cộng đồng người Việt tại hải ngoại không hề là một động lực chính đưa đến sự thành công cho công cuộc đấu tranh giành lại quyền làm chủ đất nước, mà không ai khác hơn là những người Việt đang sống trong nước và trong đó có cả bạn, thưa bạn Kami thân mến ạ. Điều đáng tức cười hơn nữa khi bạn cho rằng những hội đoàn đấu tranh dân chủ của người Việt ở hải ngoại như đang lạc lối trong rừng sâu mặc dù họ đã nhìn thấy sao bắc đẩu! Xin thưa với bạn, thế bạn đã tìm được lối ra cho chính mình và cho cả dân tộc chưa hay là bạn vẫn còn đứng xếp hàng chờ nhận được lá phiếu tự do như thời bao cấp?

Bạn Kami, với nhận định của bạn cho rằng cộng đồng người Việt ở hải ngoại do hiểu biết về chính trị chưa đầy đủ, nên chưa có một phương pháp thích hợp cho phong trào, tôi hoàn toàn đồng ý với bạn về điểm này. Chính vì vậy, mà dân tộc Việt Nam vẫn còn nằm trong vòng kềm kẹp của nhà cầm quyền cộng sản. Xin thưa, nếu bạn có một phương pháp nào hay và hữu hiệu nhất để mang lại tự do, cơm no áo ấp cho người dân, xin bạn hãy cùng chia sẻ. Dân tộc Việt Nam sẽ mang ơn của bạn suốt đời.

Bạn Kami ơi, bạn lại suy diễn vu vơ khi bạn cho rằng sự đấu tranh của người Việt hải ngoại là tranh giành quyền lực lãnh đạo đất nước! Trước tiên, xin thưa với bạn, tôi chưa từng nghe hoặc từng thấy bất cứ tổ chức hoặc hội đoàn đấu tranh dân chủ ở hải ngoại tuyên bố rằng họ đấu tranh vì họ muốn tranh giành quyền lực với đảng cộng sản Việt Nam và thay vào đó lá cờ vàng ba sọc đỏ! Tôi không biết bạn dựa vào đâu và từ nguồn thông tin nào mà bạn đã “ngang nhiên” có một lập luận như trên! Để chứng minh nhận định của bạn là chính xác, xin bạn hãy đưa ra những dẫn chứng cụ thể hầu làm sáng tỏ vấn đề với hàng ngàn bạn đọc.

Kính thưa bạn Kami,

Tôi đồng ý với bạn cách mạng là sự nghiệp thuộc về quần chúng và chỉ có quần chúng mới có đủ khả năng để làm nên cuộc cách mạng. Và, tất nhiên, điều này thì ai cũng thừa hiểu nếu không có sự ủng hộ của họ, thì sẽ không có cuộc cách mạng. Xin thưa, bạn đã có cách gì để thu hút, kêu gọi và giải thích cho quần chúng hiểu biết thêm về quyền làm chủ đất nước chưa? Nếu bạn có những phương pháp hoặc cẩm nang gì để làm điều này, xin bạn hãy cùng chia sẻ để chúng ta cùng bắt tay nhau làm việc, như vậy chắc chắn cuộc cách mạng dân chủ sẽ sớm thành công, phải không bạn?

Bạn cho rằng đa phần người dân trong nước không có thiện cảm với những đảng phái chính trị ở hải ngoại, nhưng xin hỏi bạn rằng làm sao bạn biết được ý nghĩ của “đa phần” người dân trong nước đều nghĩ như vậy? Có một cuộc thống kê dựa trên cơ sở khoa học nào mà bạn đã làm qua để chứng minh được điều này hay là bạn đang suy diễn theo lối nghĩ chung quanh bốn tức tường? Mặt khác, bạn đưa luôn lý do là người dân trong nước họ thiếu thông tin! Thiếu thông tin không có nghĩa là người dân thiếu thiện cảm! Bạn Kami ơi, bạn đang làm tôi rối trí rồi đây nè! Bạn có lối suy diễn độc đáo không khác gì cái tay tân trưởng ban tuyên huấn trung ương đã tuyên bố: “Việt Nam không cần đa đảng!”

Việc bạn chỉ trich người Việt ở hải ngoại luôn đề cao danh dự quốc gia (cũ) của họ, thì tôi cho rằng bạn đang dùng cái tự do kềm kẹp mà nhận định cho cái tự do đích thực mà người Việt ở hải ngoại đang có. Thưa bạn Kami, cái đó “chúng tôi” gọi là quyền tự do của mỗi người vì mỗi một người đều có được cái quyền đeo đuổi những mục tiêu chính trị riêng của cá nhân họ. Điều này có gì sai trái? Và, tôi rất lấy làm tiếc khi nói rằng bạn vẫn chưa hiểu hết được cái nghĩa đích thực của hai chử “Tự Do” là gì!

Bạn Kami thân mến,

Tôi đồng ý với bạn, vì những lý do nào đó mà chính quyền VNCH đã sụp đổ để mở đường cho một bộ máy cầm quyền nham hiểm, độc ác và tham nhũng có cái cơ hội cai trị toàn vẹn lãnh thổ. Và, theo tôi nghĩ chính quyền VNCH đã có tội với toàn thể người dân miền Nam vì họ đã không làm tròn trách nhiệm của mình. Đúng như bạn đã nói, thua có nghĩa là thua, nếu không thì chúng ta đâu có ngồi đây mà viết blog phải không bạn? Nhưng, chúng ta có gì để tự hào với thành tích của những kẻ chiến thắng ngày nay không?

Bạn Kami, tôi rất mong bạn hãy sớm ngày tìm ra một con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam để đưa đất nước thoát ra khỏi cảnh lầm than bởi vì không ai có thể làm được điều đó bằng chính bạn và những người dân trong nước.

Cũng xin mượn lời của bạn, sau 36 năm kể từ ngày 30/4/1975, có hàng chục triệu người buồn hơn là vài triệu người vui. Tôi mong rằng vào một ngày không xa, khi đất nước được hoàn toàn tự do, bạn sẽ là một trong những người lãnh đạo đất nước…

Chúc bạn thành công và may mắn.

(Thư được gửi trực tiếp tới BBT)

13 Phản hồi cho “Thư Blogger ‘Thằng Nông Dân’ gửi Kami nhân ngày 30-4”

  1. Phan BA says:

    Dũng xà mâu gom tiền mồ hôi của công nhân, nước mắt của nông dân, tiền vay của tư bản. Bị lũ dòi hút sạch, từ vinamsink tói evn…

    Dũng xà mâu đang dự định dẫn Cao Kầy, cầm lon qua đây xin tiền, nhưng còn sợ..Nên sai mẹ mìn Kami ra dò đường đó mà. Bị đập dữ quá, chạy kụp đuôi zề.. Không biết Zdũng xà mâu và Cao Kầy có dám qua không.

  2. Phó thường dân says:

    Chúng ta cứ nhìn lại ngày 30/4/75, khi mất Ban mê thuộc, cho đến mất Sài gòn, đồng bào đã chạy theo quốc gia cho đến khi không còn đường để chạy, nghĩ lại mà thương người miền Nam vô kể!!!
    Nói nhiều quá rồi không muốn nói nửa, chỉ xin trích lại mấy câu thơ của Quốc Việt:

    Ngày thống nhất nhà tù như nấm mọc
    Đêm hòa bình người bỏ nước ra đi
    “Cùng chung một tiếng tơ đồng” ấy (Kiều)
    Triệu người vui, mấy triệu lệ tràn mi ?
    …………………………………………..

  3. Người trong nước says:

    KAMI đã lường trước được những phản ứng như thế này phải không bạn? Nếu vậy cũng đừng nên chấp vì chính họ đã khẳng định cho cộng đồng mạng biết những gì bạn viết là đúng, rất đúng. Vì vậy các bạn đấu tranh cho dân chủ ở Vietnam cần tỉnh táo khi lựa chọn liên minh và lực luong cho mình. Có lẽ đợi bao giờ bà con trong nước lật đổ được độc tài CS rồi mời mấy bác VNCH về cho lập riêng 1 đảng quậy phá cho vui. Còn trông chờ ở các bác điều gì có ích thì khó đấy

  4. Lữ Út says:

    Đây là một trong những lý do VNCH thua CS:

    Ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn
    Cập nhật lúc 30/04/2011 04:15:09 PM (GMT+7)
    Trưa 10.11.1971. Một tiếng nổ long trời tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) khiến ông Nguyễn Văn Bông – Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính, người chuẩn bị lên nắm chức thủ tướng chính quyền Sài Gòn chết tại chỗ.

    Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của ông Vũ Quang Hùng – người đã theo dõi, lên phương án tấn công và trực tiếp dự trận đánh này.

    Vào cuộc

    Trung tuần tháng 10 năm 1971, ngay sau khi nhận lệnh của cấp trên về mục tiêu cần diệt là Giáo sư Nguyễn Văn Bông, việc đầu tiên là tôi điểm lại tất cả anh chị em trong đội do tôi (Vũ Quang Hùng, bí danh Ba Điệp) làm đội trưởng. Đội trinh sát võ trang mang bí số S1 hoạt động nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn thành lập chưa đầy một năm, gồm 11 người (kể cả tôi).

    Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam – Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền Sài Gòn chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”.

    Đúng lúc Châu chuẩn bị nhảy lên ngồi trên yên Honda thì một tiếng nổ long trời lở đất vang lên, cùng với cột lửa khói vụt bốc lên cao từ chiếc Ford Falcon

    Ông Nguyễn Văn Bông là thạc sĩ công pháp quốc tế đầu tiên của Việt Nam, tốt nghiệp tại Pháp, đang nắm chức Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính, đồng thời là Chủ tịch Phong trào Cấp tiến, một tổ chức chính trị chống cộng.

    Tôi quyết định tự mình trinh sát mục tiêu, đề ra phương án hành động. Mặt khác, tôi chuẩn bị vũ khí để thực hiện trận đánh.

    Sau khoảng nửa tháng bám sát mục tiêu, tôi hầu như nắm chắc quy luật đi lại của G.33: Buổi sáng ra khỏi nhà hơi thất thường, có khi không tới chỗ làm. Nhưng hễ đã vô Học viện Quốc gia Hành chính là thế nào ông ta cũng rời Học viện lúc 11 giờ 45 để trở về nhà. Lộ trình từ Học viện về nhà cũng không bao giờ thay đổi: Theo đường Trần Quốc Toản (nay là 3.2), quẹo phải qua Cao Thắng, đến ngã tư Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) thì rẽ trái.

    Tôi cũng nói thêm về việc bảo vệ ông Bông vào thời gian này. Ông di chuyển trên xe hơi Ford Falcon màu đen. Ngồi trên xe hơi luôn có một cận vệ. Chạy theo bảo vệ xe hơi của ông thoạt đầu có hai xe gắn máy, nhưng từ sau khi báo chí đăng tin ông có thể lên nắm chức thủ tướng, số xe gắn máy tăng lên từ ba tới bốn chiếc, mỗi xe đều chở đôi.

    Đầu tháng 11.1971. Tôi trình bày vắn tắt ba phương án hành động rồi gửi về căn cứ đặt tại An Phước, Bến Tre. Đã đến lúc tìm người cụ thể bắt tay hành động. Tôi gặp Năm Tiến – đội phó S1, trao đổi tình hình và yêu cầu, hỏi anh ta có dám “vào trận” hay không, tuy vẫn chưa cho biết đối tượng cũng như phương án tấn công nhằm bảo đảm bí mật. Năm Tiến hăng hái nhận lời, nói Tư Xá, một trinh sát trong đội, cũng đang nóng lòng chờ xuất quân.

    Cũng cần nói thêm, lúc này tôi đã có 6 trái lựu đạn “da láng”, thêm khẩu Colt 45. Cho nên, trong thư gửi về căn cứ tôi viết nếu chấp nhận phương án ba (ném lựu đạn, mìn DH vào xe của G.33 tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản) và chỉ cần gửi cho tôi trái DH khoảng 5kg.

    Trên nhất trí duyệt phương án 3 đồng ý cả đề xuất nhân sự, hẹn tôi ngày, giờ cụ thể đón giao liên để nhận mìn định hướng.

    Tình huống ngoài dự kiến

    Tôi cũng tính toán thật chính xác thời gian khoảng từ khi tháo chốt đến khi lựu đạn nổ, thừa đủ thời gian cho trinh sát thoát thân. Vậy là trong óc tôi hình thành cách cấu tạo khối chất nổ: Vì trinh sát hóa trang làm sinh viên nên sẽ hết sức tiện lợi khi mang theo cặp da, trong đó chứa vừa lựu đạn, vừa trái DH. Tôi quyết định luôn “ngày D” để báo cáo về căn cứ: Đó là ngày 9.11.

    Vừa nhận trái DH từ căn cứ gửi lên, tôi mua ngay một cặp da và cuộn dây kẽm, mang về gác trọ bắt tay vào việc. Ba lựu đạn da láng cùng trái DH gọn gàng nằm trong cặp. Tuy đã dùng nhiều sợi dây thun cột càng lựu đạn, tôi vẫn chỉ tháo bỏ chốt chính, và dự định khi trao cho Năm Tiến, tôi sẽ dặn kỹ anh ta chỉ kéo bỏ chốt phụ ngay trước giờ hành động. Riêng trái lựu đạn dùng làm “ngòi”, tôi chỉ thay chốt phụ bằng cọng dây kẽm, chốt chính vẫn giữ lại, và việc này cũng phải chờ đến phút chót.

    Đến ngày 8 tôi mới nói với Năm Tiến đối tượng cần tấn công cũng như toàn bộ kế hoạch. Cặp da chứa chất nổ và khẩu Colt 45, tôi sẽ trao cho Năm Tiến vào 9 giờ sáng ngày hôm sau, vừa đủ thời gian để anh và Tư Xá kiểm tra kết cấu chất nổ và cách sử dụng. Tôi hẹn gặp Năm Tiến tại một quán cà phê, rồi mới đưa anh ta tới địa điểm cất giấu vũ khí. Tiếp theo Năm Tiến sẽ gặp Tư Xá trao đổi lại toàn bộ sự việc và liền đó hai người bắt tay làm nhiệm vụ… Nhưng thật bất ngờ, vào phút chót Năm Tiến báo tin Tư Xá xin rút, và cả anh ta cũng rút luôn vì không mấy tin tưởng thành công của trận đánh.

    Lúc này lòng tôi rối bời. Các đồng chí trong căn cứ sẽ nghĩ sao? Kế hoạch đã lên nay không thực hiện, không lẽ chỉ là một ý nghĩ viển vông, lý thuyết suông? Nếu không nhanh chóng thực hiện phương án, qua ít ngày nữa, ông Bông lên nắm chức thủ tướng, khi ấy nếu muốn diệt mục tiêu chắc chắn phải trở lại từ đầu, kể cả khâu trinh sát.

    Lúc này tôi không có ai để bàn bạc, tham khảo ý kiến, mà phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Cuối cùng tôi quyết định tiếp tục hành động. Vấn đề là tìm người thực hiện cụ thể.

    Trong đội trinh sát S1 thực tế tôi chỉ còn lại Châu. Nguyên là sĩ quan quân đội, đương nhiên Châu quen với lựu đạn, súng. Và đây là điều hết sức thuận lợi nếu anh ta làm trinh sát số hai – người quăng chất nổ.

    Còn trinh sát số một – người chạy xe gắn máy chở trinh sát ném lựu đạn? Phải thành thực nhận định, không ai thuận lợi bằng tôi: Biết rành cũng như nắm vững quy luật đi lại của đối tượng; và hơn hết, đã quen với con hẻm dẫn ra khỏi hiện trường. Vả lại, tôi cũng không thể tìm đâu ra người trong thời gian cấp bách.

    Tôi lập tức tìm gặp Châu. Rút kinh nghiệm Năm Tiến, tôi chưa vội trao đổi cụ thể với Châu, mà chỉ hỏi anh dám tham gia một trận đánh tại nội thành có thể nguy hiểm đến tính mạng hay không? Tôi nhớ Châu chỉ hỏi lại ngoài anh ta ra còn ai cùng dự trận, và khi tôi trả lời còn một người nữa là tôi, anh đồng ý ngay. Tôi hẹn sáng ngày mai, lúc 10 giờ trưa, sẽ gặp lại anh giao nhiệm vụ và vũ khí cùng lúc, để thực hiện luôn vào buổi trưa cùng ngày…

    Đúng 10 giờ sáng hôm sau, ngày 10.11.1971, tôi chở Châu đến nơi cất giấu vũ khí. Tại đây, tôi kể lại toàn bộ tình hình cho Châu nghe, từ chỉ thị của cấp trên, việc trinh sát đối tượng, phương án đánh, đến vũ khí sử dụng. Chỉ đến khi Châu hỏi “vậy vũ khí đâu?”, tôi mới lôi cặp da ra.

    Tôi mở cặp da, để Châu tận mắt thấy trái mìn DH và 3 lựu đạn da láng, trong đó 2 đã được rút chốt chính và cột bằng dây thun, trái thứ 3 còn nguyên chốt chính trong khi chốt phụ đã được thay bằng cọng dây kẽm và đầu kia của dây kẽm xuyên qua cặp da, cột vào quai xách.

    Còn khẩu Colt 45, tôi giắt vào bụng mình để Châu không bị trở ngại khi hành động và khi chạy, dặn vạn bất đắc dĩ Châu mới thọc tay vào bụng tôi, rút ra sử dụng.

    11 giờ 15, tôi chở Châu lên đường. 11 giờ 25, tôi tấp xe vào quán nước đối diện Học viện. Còn Châu xách cặp làm bộ đứng chờ xe buýt tại trạm gần quán.

    11 giờ 40, tôi trả tiền. Đúng 11 giờ 45, phía trong Học viện có bóng người chuyển động về hướng xe hơi. Dù cố trấn tĩnh, tim tôi vẫn đập rộn ràng. Tôi lập tức rời quán, lên Honda, nổ máy, chạy chầm chậm. Châu đã thấy tôi, bước đến sát mé đường. Ba-ri-e ngoài cổng Học viện hạ xuống, chiếc Ford Falcon lao ra rất nhanh, đến nỗi tôi vừa dừng xe đón Châu thì xe hơi đã quẹo ra đường Trần Quốc Toản; và khi Châu lên ngồi trên yên sau Honda thì xe hơi đã vượt qua xe tôi, 3 xe gắn máy chở đôi bám theo.

    Không hiểu sao lúc này tôi lại tự nhiên hết hồi hộp mà thanh thản một cách kỳ lạ. Tôi tự nhủ không nên chạy sau xe Ford Falcon, vì có thể sẽ bị đám cận vệ phát hiện, nên tăng ga. Chiếc Honda 67 lướt rất êm, vừa tới ngã ba Cao Thắng đã qua mặt xe hơi.

    Honda vẫn chạy trước xe hơi khoảng 5-6m, và cách ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản chừng 15m thì đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ. Tôi dừng Honda để Châu bước xuống, còn tôi vòng Honda qua bên kia đường, đầu xe nhắm ngay con hẻm, gài số một. Phía trước mặt tôi, hơi chếch về bên mặt, là tấm kiếng lớn của một xe hủ tíu-mì. Tôi quan sát phía sau qua tấm kiếng lớn này. ậ

    Châu vừa xuống xe thì chiếc Ford Falcon cũng vừa ngừng. Châu tấp vô lề, vòng ra phía sau xe hơi, quăng cặp da xuống ngay gầm xe bên phải, rồi nhanh như chớp, chạy băng qua đường. Đúng lúc Châu chuẩn bị nhảy lên ngồi trên yên Honda thì một tiếng nổ long trời lở đất vang lên, cùng với cột lửa khói vụt bốc lên cao từ chiếc Ford Falcon. Một làn hơi mạnh thổi tạt đến tận chỗ tôi vừa lúc Châu tót lên yên và tôi lập tức siết tay ga, nhả tay côn hết sức nhịp nhàng. Chiếc Honda như muốn cất cao đầu, lao nhanh vào con hẻm…

    Khoảng nửa giờ sau ngồi trong gác trọ, nghe Đài Phát thanh Sài Gòn thông báo ông Bông đã bị ám sát, chết tại chỗ, tôi mới trấn tĩnh trở lại…

    (Theo Dân Việt)

    • MT says:

      Thưa anh Lữ Út, đây là bài “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” đăng trên báo điện tử Dân Việt vào ngày 30 Tháng 4, 2011 vừa qua.

      Bài này đã chứng minh những dòng chữ Kami viết “Những nghi lễ trọng thể, rầm rộ của chính quyền nhà nước bây giờ hình như cũng dần mai một, như họ cũng đã muốn quên đi vết thương lòng của những người phía bên kia” trong bài ‘Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4′ chỉ là sự tuyên truyền dối trá đến mức độ thiếu tự trọng.
      Thật vậy Kami, mình có thể rút ra 2 điều từ bài Tôi ám sát…này:
      1/Thú nhận người cộng sản VN đã dùng phương pháp khủng bố, đặt bom để giết chết người trí thức miền Nam VN mà không vì lý do gì cả. (Ngoài giáo Sư Nguyễn văn Bông cộng sản còn bắn chết ký giả Từ Chung ngay trước nhà ông)
      2/Người cộng sản không hề muốn hòa giải, không hề “muốn quên đi vết thương lòng của những người phía bên kia” bằng chứng là vào dịp 30-4 này họ đã tung lên truyền thông bài “Tôi ám sát…” như một thành tích chiến thắng người miền Nam để ăn mừng.
      Vài dòng vắn tắt gởi đến Kami, nếu đảng, lãnh đạo nhà nước VN là người tử tế, “muốn quên đi vết thương lòng của những người phía bên kia” thì họ đã chẳng cư xử man rợ với “bên thua trận” như vậy phải không Kami? 36 năm! anh đặt bom giết người banh xác rồi bây giờ sau 36 năm anh vẫn còn vênh váo tự hào thì thử hỏi anh có còn nhân tính nữa hay không?

  5. Nguyen Binh Nam says:

    Chào bạn “Thằng Nông Dân” “Sự “chiến thắng” của họ chẳng qua chỉ là những sự lừa gạt trơ tráo vi phạm hiệp định ngưng bắn ký kết tại Paris vào năm 1973 và đi ngược lại nguyện vọng của đại đa số người dân miền Nam” hiệp định Paris là sao? cái hiệp định này ai đặt ra, tại sao người VN mình phải sang tận Paris để ký cái hiệp định đấy? và để rồi phải tôn trọng nó, những cái gì trên đất nước VN mình thì đương nhiên phải do những con người VN tự giải quyết với nhau chứ đâu cần nước lọ nước chai lo hộ… nước VN đã ko cần nước Tàu lo hộ việc của mình thì cũng đương nhiên chẳng cần Anh Mỹ lo chuyện của mình, mọi sự hợp tác đều dựa trên việc các bên cùng có lợi, đất nước mình có lợi, các nước trên thế giới đều có lợi… chứ cần quái gì nước nào nó đặt ra cái hiệp định rồi mình phải nghe theo nó như trâu bị dắt mũi vậy… bạn hỏi kami? “Bạn cho rằng đa phần người dân trong nước không có thiện cảm với những đảng phái chính trị ở hải ngoại, nhưng xin hỏi bạn rằng làm sao bạn biết được ý nghĩ của “đa phần” người dân trong nước đều nghĩ như vậy”; thế mình cũng hỏi lại bạn làm sao bạn biết? “đi ngược lại nguyện vọng của đại đa số người dân miền Nam”??? lời nói thì đơn giản lắm, lên cũng đừng trịnh thượng đặt những câu hỏi cho người khác? trong khi mình cũng như rứa… còn người Miền Bắc và Người Miền Nam khác nhau ở chỗ nào, ai quy định là Nam Bắc phải phân chia??? tất nhiên những đặc điểm tự nhiên của cùng vùng, rồi đặc điểm xã hội của cùng vùng… sẽ làm cho con người sinh sống ở đó có tính cách khác nhau… nhưng điều quan trọng là người Việt nam, sống trên lãnh thổ Việt nam, cho dù có là kinh, tày, lùng, ê đe… thì cũng vẫn là dân tộc Việt nam và thậm chỉ cả kiều bào nữa cũng là dân tộc Việt nam đất nước Việt nam…. ai cho phép Bắc Nam phân chia???? không ai có quyền… dân tộc Việt nam ko cho phép điều đó xảy ra… thế thôi???? nếu cứ anh hùng cát cứ phân chia vùng miền thì còn là trẻ con lắm…

  6. Võ Hưng Thanh says:

    Lịch sử khi còn trong hiện tại, chưa phải là cái khách quan. Bởi khi đó người ta vẫn còn có thể chiến đấu, còn có thể làm thay đổi nó được. Nhưng khi lịch sử đã thành quá khứ, thì nó đã hoàn toàn khách quan. Bởi vì người ta không thể còn thay đổi nó được nữa. Bởi vậy, chỉ có cái mới mới có thể thay đổi được cái cũ, tức cái đã có. Cái cũ, tức cái đã có, thì không thể nào còn tự thay đổi nó được nữa. Chính vì vậy, những ai thấy không bằng lòng với xã hội VN hiện nay, thì cần làm sao tìm ra lối thoát, ra phương cách, đường đi để nhằm giải quyết, làm cho nó được tốt hơn, giống theo ý mình muốn. Còn nếu chỉ có ngồi để biết chưởi suông quá khứ, thì điều đó cũng ngang như với những người chỉ có biết bằng lòng với hiện tại, vì như thế quả thật cũng sẽ không thay đổi được gì, không phát triển được gì lên cả. Sự tiêu cực hay tích cực, cũng chính là ở đây. Người thật sự có tâm huyết, có mục đích tốt, có thiện chí hay không, cũng thật sự chỉ là ở đây. Khoa học và thực tiển luôn cần là tìm ra giải pháp, mang lại các hiệu quả tốt đẹp, không phải chỉ lý thuyết suông, chưởi suông, hay chỉ biết ca ngợi suông. Tính cách trí thức, hay không hoặc kém trí thức, cũng chính là ở đó. Điều này nhằm chung cho tất cả mọi người, không chỉ cho riêng ai.

    VHT

  7. Khôi Nguyên says:

    êNGÀY 30.4.75 : GỌI SAO CHO ĐÚNG ?
    Cho đến nay, ba mươi sáu năm sau, việc đồng bào Miền Nam gọi ngày 30 Tháng Tư năm 1975 là ngày “phỏng…” gì đó vẫn là một sự xúc phạm không thể tha thứ đối với những ai chưa sờn lòng trên đường “Kách Mệnh” quyết “đưa năm châu đến đại đồng” như lời thủ lãnh của họ đã “nổ” dưới chân tượng Đức ThánhTrần Hưng Đạo cách đây hơn nửa thế kỷ (1), cho dù cái “nôi đại đồng” Liên Bang Sô Viết đã tan hàng, trở lại “con đường xưa em đi”, mừng khúm khi ai được về nhà nấy, từ dạo …lâu lắm rồi.
    Nhưng những người anh em phe “Đại Thắng Mùa Xuân 1975” lại chẳng nghiêm chỉnh chút nào khi vẫn còn tiếp tục gọi đó là Ngày Giải Phóng Miền Nam. Bởi vì trong thực tế, hôm nay không ai chối cãi được rằng ý nghĩa đích thực của chiến thắng 30 Tháng Tư là, người anh em đã tự giải phóng cho chính người anh em, chứ không phải anh em đã giải phóng cho ai khác.
    Người viết tạm mở/đóng ngoặc ở đây để xin bạn đọc thuộc “diện” người anh em phe chiến thắng sau hơn một phần ba thế kỷ, nhìn lại vẫn chưa “sáng mắt sáng lòng” hãy dằn cơn giận dữ, chịu khó đọc tiếp. Bởi khi nâng đầu ngón tay — thay vì “hạ bút” của thời tiền còm- piu -tơ— để mổ cò lên từng con chữ trên bàn phím (keyboard) lóc cóc ra những hàng này, tiện Chổi cũng chẳng hề có ý bôi bác cuộc “chiến tranh thần thánh” của người anh em mà biết đâu trong số những người đang đọc Chổi có không ít kẻ đã hy sinh một phần thân thể, trong khi tiện Chổi vẫn luôn tôn trọng người khoác áo chiến binh, , nhất là đối với những kẻ thiếu may mắn đang mang vĩnh viễn thương tích chiến tranh như mình, dù họ thuộc phía đối nghịch. Tiện Chổi chỉ muốn mạo muội đề cập đến cái “chính danh” của .. chữ nghiã mà thôi.
    “Chữ nghĩa” ở đây là “Giải Phóng” và “Tự Giải Phóng”.
    Thực ra khi tự cho mình đang “bàn chuyện chữ nghĩa” , Tiện Chổi thấy mình đã quá lộng ngôn.Chỉ cần nhìn/đọc cái tên “tiện Chổi” là người anh em đã thừa biết trình độ của Chổi nó… cùn đến mực nào rồi. Lãnh vực thi thố tài ba của thân Chổi chỉ là chốn đầu đường xó chợ; phạm vi “ làm nghĩa vụ quốc tế” của Chổi cao xa lắm cũng chỉ quơ quơ quanh quẩn chợ Ba Đình Hà Nội. Do đó tiện Chổi không dám lý luận (không ít người anh em gọi là “ný nuận”) chung quanh vấn đề “Giải Phóng” hay “Tự Giải Phóng”, tức gọi thế nào cho phải chăng, đúng lẽ công bằng với ý nghĩa của nó, đại khái như lời dạy của ai đó, “Của César, trả César”.
    Trả “Ngày 30.4.1975” cho “Giải Phóng” hay cho “Tự Giải Phóng”, là tùy ở mức độ “tự giác”, hay trình độ “sáng mắt sáng lòng” của người anh em sau khi nghiền ngẫm lại một số những chuyện xảy ra mà ngôn ngữ người anh em gọi là “sự cố” sau đây, mà có lẽ đối với nhiều người anh em, những chuyện này hay những chuyện na ná, chẳng còn lạ chi, đã “biết rồi, khổ lắm,…”.
    Ở đây tiện Chổi không muốn nhắc lại những chuyện “Ngoài ấy TV chạy đầy đường; cà rem ăn không hết phải đem phơi khô”, chuyện “cái nồi ngồi trên cái cốc; đồng hồ có người lái , hai ba cữa sổ v.v..”, là những chuyện tuy có thật hoàn toàn nhưng dễ bị hiểu là kể ra nhằm mục đích diễu cợt, miệt thị, bêu rếu “cách mạng” . Những chuyện như thế chỉ là phản ảnh của một xã hội quá nghèo đói và quá lạc hậu; đồng bào Miền Nam vốn giàu lòng nhân hậu nỡ nào lại có ý khinh khi , nhạo báng những người anh em là nạn nhân của cái xã hội ấy, thấp kém, thua xa mình bội phần; ngược lại chỉ thấy đau lòng, xót thương, tội nghiệp. Ở đây tiện Chổi chỉ kể lại cho người anh em phe chiến thắng vài “kinh nghiệm” của bản thân sau ngày “đại thắng” 30 Tháng Tư 1975.
    Đầu Tháng 5, tức sau “đại thắng” vài ngày, khi ghé nhà một người bạn ở vùng Tân Định, tiện Chổi may mắn được gặp một người anh em cô cậu với bạn. Khi được chủ nhà giới thiệu anh ta là y sĩ của Bộ Đội Giải Phóng từ Bắc mới vào, tiện Chổi mới ngạc nhiên về ánh mắt đăm chiêu của anh mà Chổi đã ghi nhận ngay lúc vừa gặp. Cũng may là thắc mắc của Chổi được giải đáp chẳng bao lâu sau đó, khi viên sĩ quan giải phóng quân này ôm gói quà do gia đình bạn Chổi biếu đứng lên chào tạm biệt, và nhìn đảo quanh một vòng rồi nói bằng một giọng như sợ người khác nghe được: “Có vào đây rồi mới biết dân ngoài Bắc khổ quá “
    Giữa Tháng 5, trên xe về Miền Trung theo quốc lộ số 1, tiện Chổi chứng kiến từng đoàn xe vận tải nối đuôi nhau liên tục chạy suốt ngược xuôi ; xe vào Nam trống không, xe ra Bắc đầy ắp đến quá tải những “chiến lợi phẩm” không phải súng đạn mà là Honda, xe đạp, TV, Tủ Lạnh, bàn ghế, giường nệm , thực phẩm ,và có thể nói là đủ các thứ hằm bà lằng thượng vàng hạ cám.

    Giữa Tháng 5, cô bộ đội kiêm nhà văn Dương Thu Hương từng quyết lên đường vào Nam “đánh Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam”, khi vào Sài Gòn, tới đường Lê Lợi, tại khu hàng sách la liệt trên lề đường, đã gục mặt khóc, và thốt lên, “ Man rợ đã chiến thắng văn minh”.
    Sau ngày “Đại Thắng” không bao lâu, nhà người hàng xóm Chổi vốn là chủ nhân của một tiệm vàng, một tiệm bán xe Honda, và một cửa hàng bán vải, có người anh ruột lặn lội từ Bắc sau 20 năm ngăn cách vào thăm biếu cho người em mấy chiếc áo lót với mấy cái chén sành vi “nghe nói đồng bào trong Nam bị Mỹ Ngụy bóc lột, không có áo mặc, không có chén bát phải dùng vỏ dừa để ăn cơm”.
    Rồi Chổi “được” đi “học tập để thành người lương thiện, biết lao động để làm ra của cải nuôi sống bản thân và xã hội …” qua nhiều “trại cải tạo” . Từ trại Tù Binh do Quân Đội Nhân Dân quản lý đến “Trại Cải Tạo” của Công An Nhân Dân, ở đâu Chổi cũng thấy cán bộ quản giáo tỏ ra thèm thuồng quà thăm nuôi của “phạm nhân” ,và “giao lưu” một cách đỡ … ác ôn với những “tù binh/ trại viên” nào chịu khó “chi đẹp” quà cho cán bộ. Và sau này khi đã “tốt nghiệp” được “nhân dân khoan hồng” cho về, Chổi gặp lại một ông trại trưởng trước kia khét tiếng chửi ruả , hành hạ tù mần mò đến một tỉnh lỵ xa xôi tìm gặp …tù cũ để xin chút quà trước khi về Bắc .
    Tiện Chổi là người lính bên phe thua trận , người anh em bắt đi tù thì cũng được đi .Nhưng người dân thường lâu nay đang sống nơi thành thị, ở nhà của họ, sinh sống bằng của cải do họ làm ra một cách lương thiện, khi không bị cách mạng vào giải đi rồi phóng một phát lên rừng ở dưới mỹ từ “đi kinh tế vùng kinh tế”; đã thế, người anh em còn vu khống, gọi người ta là thành phần bất hảo của xã hội
    Thành phần bất hảo của xã hội thì ở chế độ nào cũng chẳng ưa. Nên hồi mới bị giải lên rừng phóng nứa chặt cây cắt tranh làm nhà ..tù để nhốt mình, thấy đoàn xe miệt dưới lên đổ xuống giữa đám cỏ tranh dưới chân đồi bên kia một đám đông đàn ông đàn bà thanh niên nam nữ con nít, và được quản giáo cho biết “chúng nó là thành phần bất hảo; toàn là dân trộm cắp, đĩ điếm xì ke ma tuý”, tiện Chổi lúc đó cũng thấy hơi “bị” dửng dưng vì tin lời quản giáo lên lớp về “đạo đức cách mạng luôn trong sáng không bao giờ nói dối như mỹ ngụy” .Nhưng nhờ “trời bất dung gian” : ngay hôm sau Chổi đi cắt tranh gặp được anh bạn trong đám dân mới đến; anh làm nghề giáo cho đến ngày ..bất hạnh .
    Đó là những chuyện lâu rồi.Giờ Chổi xin kể chuyện này mới tinh; bắt chước nhà văn Bùi Ngọc Tấn,“chuyện kể năm 2011” , đương nhiên là vẫn chuyện quanh hai chữ Gờ Pờ, hay Pờ Gờ , theo cách đọc thời hiện đại của người anh em, tức Giải hay Phỏng … Xin người anh em đừng nóng ruột, chuyện ngắn thôi :
    Dịp Tết Tân Mão vừa rồi, “khúc ruột ngàn dặm” mang tên HTK.đi Việt Nam, không phải để ăn “khế ngọt” nhưng để thăm nơi chôn nhau cắt rốn của ông ta, gần nhà ông Tổng Bí Thư Đảng CS đầu tiênTrần Phú, và không xa mấy nhà ông “khai quốc (XHCN) công thần” Cù Huy Cận , thân phụ của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ mà vưa rồi nhà nước bố anh dựng nên đã vận dụng chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng một cách tài tình sáng tạo, chỉ dùng hai bao cao su “đã qua sử dụng” để bắt quả tang anh đang phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN”. Quê cha đất tổ anh đã phải từ giả từ tuổi ấu thơ, xấp xỉ sáu mươi năm về trước..Ra đi là đứa bé lên năm, trở về tóc đã trắng xoá;gặp lại bà con họ hàng làng nước hẵn là nhiêu điều xúc động; nhưng điều làm anh xúc động nhất là khi anh được nhiều người tâm sự , rằng:
     “May nhờ Giải Phóng mới được thế này !”
    Những chuyện trên đây đều là chuyện thật một trăm phần trăm. Nếu dựng chuyện,viết láo, ông Trời đánh Chổi tanh bành, te tua, cháy rát…như thằng bị Phỏng …

    Ghi chú: (1) Năm 1954, HCM viếng Đề Hùng và tự so sánh mình với Đức Trần Hưng Đạo Vương:
    Cũng cờ cũng kiếm cũng anh hùng

    Tôi bác chung nhau nợ núi sông.

    Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc,

    Tôi trừ giạc Pháp ngọn cờ hồng.

    Bác mang một nước qua nô lệ

    Tôi dẫn năm châu đến đại đồng

    Bác có anh linh cười một tiếng,

    Mừng tôi cách mạng đã thành công !

    NGUYỄN BÁ CHỔI
    (Tháng Tư, 2011)

  8. Lý Toét says:

    Hôm nay là ngày 30-4 xem chừng ‘Thằng Nông Dân’ rảnh rang nên viết thơ trả lời Kami?
    Lời lẽ của ‘Thằng Nông Dân’ xem ra tử tế hơn Kami vạn lần, nói vậy thôi, xin bà con hải ngoại thương cảm cho Kami, phải viết như vậy thì mới được nhà nước ta khen, chứ viết kiểu khác thì chắc là phải đi thăm Điếu Cầy hay TS Cù Vũ!

    ‘Thằng Nông Dân’ thắc mắc rằng; “Bạn cho rằng đa phần người dân trong nước không có thiện cảm với những đảng phái chính trị ở hải ngoại, nhưng xin hỏi bạn rằng làm sao bạn biết được ý nghĩ của “đa phần” người dân trong nước đều nghĩ như vậy? Có một cuộc thống kê dựa trên cơ sở khoa học nào mà bạn đã làm qua để chứng minh được điều này hay là bạn đang suy diễn theo lối nghĩ chung quanh bốn tức tường? Mặt khác, bạn đưa luôn lý do là người dân trong nước họ thiếu thông tin! Thiếu thông tin không có nghĩa là người dân thiếu thiện cảm! Bạn Kami ơi, bạn đang làm tôi rối trí rồi đây nè! Bạn có lối suy diễn độc đáo không khác gì cái tay tân trưởng ban tuyên huấn trung ương đã tuyên bố: “Việt Nam không cần đa đảng!
    Nói vậy là ‘Thằng Nông Dân’ quên rồi sao? Phải sống trong “quần chúng” thì mới hiểu được ruột-gan- phèo-phổi của Tạ Phong Tần, Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thanh Nghiên chứ! mới nắm rõ tư duy của nhân dân VN là không cần dân chủ, đa đảng đa nguyên. Đã có đảng ta lo cho dân tất tần tật rồi!

    Nhân rân phải biết rằng : “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”! Ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói như vậy đấy. Kẻ nào ngon lập lại lần nữa xem nào, có thoát khỏi bị qui vào tội “tuyên truyền, nói xấu nhà nươc XHCNVN” theo điều 88 hình sự không?

  9. vn says:

    Số phận VN và dân tộc VN tùy thuộc vào người Việt trong nước, chứ không tùy thuộc vào những người Việt sống ở nước ngoài như tôi. Thế hệ chúng tôi sẽ già đi và chết, con cháu chúng tôi sẽ trở thành dân bản xứ ở nước người. Nếu những người trong nước không dám đứng lên đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình như Cù huy hà Vũ và vài người khác đã và đang làm, thì dân tộc đó sẽ tiếp tục chịu áp bức, đất nước đó sẽ bị đe dọa bởi lân bang. Chúng tôi chỉ có thể giới thiệu các thông tin về sinh họat dân chủ ở xứ người, các bạn trong nước phải tự tìm con đường đi của chính mình.
    Thân ái

  10. CAM CHÍNH MI says:

    Kami nói gì thế? Kami nói về ai thế? Nói về kẻ chiến thắng nào mà bạo ngược, vô luân, man rợ như vậy? Kami đang nói về bọn giặc Mãn Thanh khi vào Thăng Long thời Lê Chiêu Thống? Kami đang nói về giặc Mông cổ thời Trần? Ủa 30/4 được gọi là ngày GIÃI PHÓNG MIỀN NAM của anh em xứ Bắc mà:

    “Khi mà nỗi hận này của các bạn, cũng vì bản thân đã bị mất nhà cửa, ruộng vườn, công danh sự nghiệp, nhiều người còn mất cả người vợ yêu quý của mình cho kẻ chiến thắng”? Kinh quá người anh em giãi phóng này!

    Lại nửa, Kami lại quàng xiên gì thế: “Cũng có lẽ vì nỗi hận này, đã làm các bạn tỏ ra đã mất khôn, chính vì thế mà công cuộc vận động cho nền dân chủ của Việt nam hôm nay của cộng đồng người Việt nam ở Hải ngoại vẫn là con số không tròn trĩnh sau 36 năm đằng đẵng tranh đấu”.

    Chẳng có ai giận mất khôn cả Kami ơi, họ đã ra đi liều cả thân mình và gia đình mình chẳng ngại sống chết, họ ko giận mà họ hận bọn người bạo tàn thấu xương. Thế Kami có biết chiến công mới nhất, ầm ỉ nhất của Thiếu tướng CAM Vũ Hải Triều là triệt hạ ….300 trang mạng phản động chăng? Kami có biết ngày nay Kami ỏn ẻn trên RFA blog là nhờ đâu ko? Kami có biết vì đâu mà Kami ngồi chểm chệ trên Cao Ốc ngay giữa Hà nội mà viết blog lung tung ko? Kami có biết từ đâu mà thanh niên ngày này đở mù mờ hơn, đở lên đồng tập thể hơn, đở thần tượng những kẻ sát nhân hơn là do đâu ko? Vậy mà Kami viết liều viết lỉnh rằng “công cuộc vận động cho nền dân chủ của Việt nam hôm nay của cộng đồng người Việt nam ở Hải ngoại vẫn là con số không tròn trĩnh sau 36 năm đằng đẵng tranh đấu”. Kami ơi, ko có cái lủ người này thì chắc ngày nay Kami còn mừng như bắt được vàng khi cầm được tờ báo Nhân Dân, chứ có đâu lu loa trên mạng mà ko bị …. CAM điểm mặt đặt tên?

    Kami cho rằng làm cách mạng như gà đạp mái chăng? Mendela nội thời gian ở tù ko cũng 27 năm trời rồi đó Kami, hay Kami muốn làm cách mạng kiểu mì ăn liền?

    Kami ơi, dù có cố làm ra vẻ ….. trí thức thức tỉnh, am hiểu tình hình, bức xúc này nọ, Kami cố
    diễn vai trò người trí thức trong vận hội mới của dân tộc, nhưng Kami vẫn ko dấu được cái đuôi XHCN (muốn hiểu thế nào cũng được) của Kami, đi ngược trào lưu cũng là cách mạng đấy nhưng cách mạng kiểu chồn lùi đó Kami ơi. Thân ái!

    • Dũng Rác says:

      Đau thật,đi làm về đói bụng nên làm tô mì gói,định vừa đọc vừa ăn.Tóm được bài của Kami..mì đớp được nửa tô,đọc được nửa bài bỗng…ói thốc ói tháo ra đầy bàn.Mẹ khốn thế !

      • Builan says:

        Rất là tôi nghiệp cho thân phận KAMI
        Thưa ông bạn: Làm cách naò cho bài viết “trí tuệ” (cứ cho là trí tuệ đi) của ông bạn được đăng lên trên bất cứ tờ BAÓ CÔ naò ở QUỐC Nội cho cả nước thương thức !
        Sao một baì NÂNG BI mà cũng phaỉ ăn ké vào “khúc ruột ngản dâm” ?
        Gắng mà đông naõ, tôi noí là naõ người đấy thưa ông bạn KAMI và đồng chủng đồng loại đồng chí cuả ông.!
        Cảm ơn THẰNG NÔNG DÂN đã cất công viết baì bình dân thâm thúy !

Leave a Reply to Lữ Út