WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà báo Bùi Tín nói về ngày 30/4

Đàn Chim Việt phỏng vấn:

 

LTS: Vài năm trước đây, chúng tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn này với nhà báo Bùi

Nhà báo Bùi Tín

Tín, một trong những người đầu tiên có mặt ở Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975. Hơn 20 năm nay ông Bùi Tín sống tại Pháp và là cây bút quen thuộc của Đàn Chim Việt. 36 năm đã trôi qua, nhiều thứ đã thay đổi nhưng 30/4 vẫn là một ngày quan trọng với cả phía vui và phía buồn.

Qua trao đổi với nhà báo Bùi Tín, chúng tôi đăng tải lại bài phỏng vấn này vì tính thời sự vẫn nguyên vẹn của nó.

——————————————————–

Mạc Việt Hồng: Thưa ông, nhân dịp ngày 30/4, Đàn Chim Việt chúng tôi muốn có cuộc trao đổi cùng ông với tư cách là một cựu đại tá quân đội Nhân dân Việt Nam, một nhà báo, về cuộc chiến đã qua. Xin ông cho biết, ông thường hay nghĩ về cuộc chiến 32 năm trước không và cảm giác của ông khi nghĩ về nó như thế nào?

Bùi Tín: (cười) Chiến tranh kết thúc đã lâu lắm rồi nhưng làm sao có thể quên được. Cảm giác của tôi là Đảng Cộng Sản (ĐCS) đã bỏ lỡ một cơ hội sau khi hòa bình thống nhất đất nước, bỏ lỡ cơ hội hòa hợp, hòa giải dân tộc để xây dựng một đất nước giầu đẹp hơn. Đó là điều hết sức đáng tiếc vì đó là cơ hội ngàn năm một thuở. Lúc đó chúng ta có điều kiện hòa giải dân tộc, thống nhất anh em sau nhiều năm chia rẽ.

Mạc Việt Hồng: Ông muốn nói tới những sai lầm của ĐCS sau khi thống nhất đất nước?

Bùi Tín: Đúng. Nếu ĐCS khôn ngoan, thông minh, có trách nhiệm với dân tộc thì phải tận dụng cơ hội này để thực hiện hòa giải hòa hợp dân tộc, thống nhất lòng người, xóa bỏ hận thù, không được áp đặt chính sách ta – địch, chính – tà nữa… ĐCS phải chịu trách nhiệm về chính sách “học tập cải tạo” đối với những người thất trận mà thực chất là giam cầm không xét xử hàng mấy trăm ngàn người, rồi sự ra đi của cả cả triệu người Việt Nam mà hàng trăm ngàn người đã chết chìm dưới biển cả. Càng nghĩ tôi càng lấy làm tiếc vì ĐCS đã tin vào một học thuyết vô lý, đề cao sự đối kháng giai cấp dẫn đến chia rẽ dân tộc, chia rẽ lòng người, chia rẽ gia đình… Nếu ĐCS biết tận dụng cơ hội đó thì đâu đến nỗi chúng ta thua kém Thái Lan, thua kém Đại Hàn… đến như vậy.

Tôi mong lãnh đạo sẽ tỉnh lại để “còn nước còn tát”, nhìn thẳng vào những sai lầm trước kia mà sửa chữa để hàn gắn lại đoàn kết dân tộc.

Mạc Việt Hồng: Thưa ông, những người Việt Nam vượt biên vào những năm sau khi chiến tranh kết thúc, trước kia bị Đảng cho là “con cháu của tàn quân Ngụy”, là đám “đĩ điếm chây lười lao động”, “chạy theo cơm thừa, sữa cặn của Đế Quốc Mỹ”… Nay, tuy ĐCS không nói lời xin lỗi nhưng trên thực tế Nghị quyết 36 đã gọi họ là những Việt Kiều, là “bộ phận không thể tách rời của dân tộc”. Sắp tới đây, có thể Đảng còn miễn visa, chấp nhận song tịch… Vậy có thể nói là ĐCS đang sửa chữa sai lầm?

Bùi Tín: Tôi không thấy thế đâu cô à. Cách đặt vấn đề của ĐCS vẫn là kiểu trịch thượng của người chiến thắng, không thấy hết múc độ sai lầm đáng tiếc của mình. Đó là thái độ ban ơn, coi người Việt Nam ở nước ngoài ở một tầm rất thấp, chủ yếu nhìn vào cái túi Đô-la của họ thôi. Vì vậy có được bao nhiêu người hưởng ứng lời kêu gọi của đảng đâu. Theo thống kê chính thức của Hà Nội, bà con Việt Kiều mới đầu tư được trên 200 triệu Đô-la. Đó là chưa kể tới hàng mấy trăm ngàn trí thức Việt Kiều mà không mấy ai hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng cả. Bởi vì, đa số bà con Việt Kiều thấy không chấp nhận được nghị quyết 36 này.

Mạc Việt Hồng: Xin phép ông được quay lại với ngày 30/4 của chúng ta. Cách đây 32 năm, ông đang say sưa với niềm vui chiến thắng, cảm giác của ông khi đó như thế nào?

Bùi Tín: Vâng, ngày 30/4 khi chúng tôi vào Sài Gòn có thể nói là vui vô cùng. Vì sau mấy chục năm bao nhiêu hy sinh, nay hòa bình, thống nhất, đất nước đứng trước bao nhiêu triển vọng làm sao không vui được.

Mạc Việt Hồng: Khi nào thì ông bắt đầu thấy thất vọng hay thấy kém vui đi?

Bùi Tín: Từ khi tôi thấy những người lính miền Nam hay những người làm việc cho chế độ cũ bị đi “học tập cải tạo”. Là một nhà báo nên tôi đến các trại cải tạo đó. Thực chất đó là những trại giam do Cục Quản lý Trại giam của Bộ Công an quản lý. Ở đó có cả xà lim, phòng giam… Lúc đó tôi cũng nông nổi. Tôi nghĩ chắc chỉ học tập vài ba tháng, tôi biết đâu là người ta dử vào đó rồi không xét xử, bỏ tù vô thời hạn… Nếu là học tập thì phải tiếp thu một cách tự do, bình đẳng chứ.

Từ đó tôi bị hẫng, hàng triệu người bị hẫng. Hiện nay ĐCS vẫn không muốn nói một điều đáng tiếc về chuyện đó. Ngay cả ông Võ Văn Kiệt cũng không dám nói ra, mặc dù những người chủ trương đường lối phi dân tộc, phi nhân tính đó đều đã chết.

Rồi việc giải thể không kèn không trống Chính phủ Lâm thời, Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam… Đáng ra nên để lại để giữ quan hệ với phương Tây để giữ sự hòa hợp giữa hai miền Nam- Bắc.

Tôi đã từ bỏ tất cả những huân huy chương của tôi vì tôi cho rằng nó không có gì là vinh hạnh cả. Mấy triệu người VN chết mà toàn là anh em giết lẫn nhau. Cuộc chiến vừa qua là một trang đen tối trong lịch sử VN, không có gì để kiêu ngạo, để hãnh diện cả.

Mạc Việt Hồng: Để có những huân huy chương đó, ông đã tham gia những công việc cụ thể gì trong chiến tranh?

Bùi Tín: Tôi vào quân đội lúc 19, 20 tuổi, lúc đó còn hăng hái lắm. Lúc đầu là lính thôi, rồi tham gia cách mạng Tháng Tám, hoạt động ở mặt trận trong những năm 1945-1949. Sau Điện Biên Phủ tôi vào Hà Nội, rồi chuyển sang làm báo chí tuyên truyền. Sau đó tôi về báo Nhân Dân. Trong những năm chiến tranh (1965-1975), tôi làm báo là chính, tôi cũng vẫn tiếp tục làm báo cho tới năm 1990 khi tôi sang Pháp. Sau 44 năm trong ĐCS, hơn 37 năm trong quân đội, bây giờ tôi là nhà báo tự do để tham gia một cuộc đấu tranh mới giành lại tự do dân chủ cho đất nước mình.

Mạc Việt Hồng: Thưa ông, thế hệ của các ông, thế hệ của những người:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Là một người cầm bút, một nhà báo, ông đã cổ vũ động viên những nam thanh nữ tú đó đi vào chiến trường mà thực chất là đi vào nơi chết chóc với “lòng phơi phới”. Chắn chắn trong sự viết lách của các ông khi đó, có những thông tin sai sự thật. Ông có thấy mình phải chịu trách nhiệm ít nhiều trong sự “phơi phới” đó hay không?

Bùi Tín: Có chứ, cô Việt Hồng. Cho nên tôi vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân tham gia vào những hướng sai lầm đó. Một con người không thể thoát khỏi hoàn cảnh lịch sử được.

Nếu tôi ở Miền Nam, có khi số phận tôi đã khác. Ở Miền Bắc, tôi phải theo cái xu hướng lịch sử như thế. Lúc đó, tôi nghĩ rằng cuộc kháng chiến là đúng đắn, rằng hòa bình, thống nhất sẽ có độc lập, tự do… Dù sao cũng may mắn là tôi đã tỉnh lại!

Mạc Việt Hồng: Ký ức mãnh liệt nhất về cuộc chiến của ông là gì?

Bùi Tín: Tôi thường hay nghĩ tới những người đồng đội của mình. Đồng đội của tôi chết nhiều lắm! Tôi vuốt mắt cho hàng trăm người, khi tôi là Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng. Thương lắm! Đau lắm! Tôi cứ suy nghĩ mãi, những người chết hình như là những người thông minh nhất, dũng cảm nhất… Nhiều anh trong đó đã thi đỗ đầu vào các trường đại học vậy mà vẫn xung phong vào chiến trường, rồi 10 đi thì 7, 8 không trở lại. Cả hai bên đều là những người đã xả thân vì lá cờ của mình, về những giá trị mà mình cho là thiêng liêng.

Mạc Việt Hồng: Thưa ông, ông vừa nhắc tới những người lính phía bên kia chiến tuyến. Ở chiến trường ông đã coi họ là những kẻ thù. Vậy xin ông cho biết từ khi nào nhận thức của ông về họ thay đổi?

Bùi Tín: Đó là khi tôi gặp họ trong các trại giam, tôi hỏi kỹ họ. Dần dần tôi nhận ra. Đến khi tôi ra nước ngoài, tôi gặp họ và bây giờ tôi kết thân với nhiều người lắm. Ví dụ như tướng Lý Tòng Bá, rất thân với tôi và còn nhiều anh em tướng tá khác. Do hoàn cảnh lịch sử thôi, nếu tôi ở Miền Nam, chắc tôi cũng cùng cầm súng với họ. Nếu họ ở Miền Bắc, có khi cũng cùng cầm súng với tôi. Nhưng một số người thì có quan điểm cực đoan, quá khích, họ không tin tôi, cho tôi là cộng sản nằm vùng…

Mạc Việt Hồng: Còn với vong linh của những người lính đã mất, ông có muốn nói điều gì không?

Bùi Tín: Tôi coi họ ngang nhau, không hơn không kém với cả hai phía. Tôi thương khóc họ như nhau. Tôi tôn trọng tất cả các liệt sỹ của cả hai miền Nam – Bắc, cả những đồng bào đã mất trong cuộc chiến, dù Nam hay Bắc đều là những người ruột thịt của tôi.

Mạc Việt Hồng: Tôi nghĩ rằng, lịch sử của một dân tộc cũng giống như số phận của một con người. Đặt ra vấn đề “nếu như thế này…”, “giá như thế kia…” đều không giải quyết được gì cả. Nhưng nhiều người vẫn cho rằng, nếu ông Hồ Chí Minh (HCM) không đem học thuyết cộng sản vào Việt Nam thì đã không xảy ra một cuộc chiến mấy chục năm, thiệt hại vài triệu mạng người như vậy. Ông nghĩ sao về giả định này?

Bùi Tín: Đúng là ông Hồ đã đem chủ nghĩa Cộng Sản tới Việt Nam, nhuộm đỏ cả Bắc Việt Nam, muốn nhuộm đỏ cả Lào và Miên…, rồi còn muốn nhuộm đỏ cả Đông Nam Á, châu Á và tham gia vào việc nhuộm đỏ cả Thế giới. Đó là mục tiêu của ĐCS lúc bấy giờ, một mục tiêu được cho là rất cao cả (cười).

Việc đánh giá về ông Hồ phải rất thận trọng. Về việc này thì tôi có viết trong một cuốn sách. Việc coi ông Hồ là tội đồ của dân tộc, ngu dốt… hay việc đề cao ông quá đều không đúng. Nhưng nếu ông Hồ không tiếp thu chủ nghĩa CS từ Lenin, Stalin, không sang tận Nga để học tập… thì sẽ không có đảng CSVN, không có mặt trận Việt Minh, có thể cũng không có cuộc chiến tàn khốc và nước Việt Nam không bị nhuộm đỏ tới bây giờ. Chúng ta có thể sẽ như Thái Lan, Philippines…, tức là một nước dân chủ. Nhưng những sai lầm đó, tôi cho rằng HCM không cố tình mà đó là sai lầm mang tính lịch sử. Ông Hồ đã tưởng rằng chủ nghĩa Marx-Lenin là tốt đẹp

Trên hình thức thì ĐCS đã lãnh đạo kháng chiến thành công nhưng thực tế thì họ áp dụng học thuyết CS, thực hiện cương lĩnh của Quốc Tế III. Trong đó sai lầm nhất phải kể tới việc đấu tranh giai cấp. Từ việc theo học thuyết này, VN tự đặt mình đối lập với thế giới dân chủ….

Mạc Việt Hồng: Xin được hỏi ông một câu cuối cùng, hơi riêng tư một chút. Việc ông từ bỏ hàng ngũ ĐCS, tranh đấu cho tự do dân chủ, ĐCS cho ông là phản bội, còn ngay ở hải ngoại, một số người không tin tưởng ở ông, cho ông là nằm vùng… dùng những lời lẽ có thể nói là xúc phạm tới ông. Ông có buồn không?

Bùi Tín: Ồ, tôi cũng không có gì buồn cả vì khi dấn thân, tôi đã lường trước những khó khăn rồi. Sẽ có lúc tôi bị kẹt giữa 2 làn đạn. Trong nước họ bảo tôi là bất mãn, phản động nhưng tôi rất mừng là số đó ít thôi và ngày càng ít đi, chỉ có một số trong bộ máy tuyên truyền của công an, ban tư tưởng thôi. Còn tôi nhận được không biết bao nhiêu thư từ, e-mail của đồng bào trong nước, của thế hệ trẻ, người ta bày tỏ sự thông cảm, chia sẻ với tôi. Ở ngoài nước có một số người họ nhìn tôi cũng quá đáng, họ cho rằng tôi vẫn mang lập trường CS. Thậm chí cho rằng tôi là nhân viên tình báo làm việc cho CS, dân chủ cuội, nhưng tôi tin rằng đông đảo mọi người hiểu tôi. Tôi có ngày càng nhiều bạn, những người bạn tốt họ thông hiểu mình. Rồi những bài báo mà tôi viết ra, trong và ngoài nước họ thi nhau phổ biến đó cũng là an ủi lớn với tôi khi xa những người ruột thịt.

Mạc Việt Hồng: Xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn mà ông đã dành cho Đàn Chim Việt.

Bùi Tín: Cám ơn Đàn Chim Việt đã đăng rất nhiều những bài viết của tôi. Tôi cũng đã đi dự cuộc gặp mặt ĐCV năm ngoái và được gặp anh em toàn những người trẻ tuổi khắp 5 châu. Xin cám ơn cô về những câu hỏi rất thú vị hôm nay.

© Đàn Chim Việt (2007)

72 Phản hồi cho “Nhà báo Bùi Tín nói về ngày 30/4”

  1. Tran Minh says:

    Ông nvtncs viết: “Nhưng lãnh đạo của một dân tộc không thể sai lầm. Lãnh đạo sai lầm thì cả nước xuống hố”.
    HCM nói đại ý là: Bác có thể sai nhưng bác Mao bác Xít-talin không thể sai.
    2 người này cùng có quan niệm mang tính tuyệt đối hóa, thần thánh hóa lãnh đạo. Từ đó, suy ra:
    nvtncs= HCM
    Hai người quan niệm giống y như nhau.

    • nvtncs says:

      “Nhưng lãnh đạo của một dân tộc không thể sai lầm.”

      Tôi không viết tiếng Vịêt quen.
      Tôi nghĩ bằng tiếng Anh rồi dịch ra tiếng Việt:
      “A leader can not afford to be wrong.” Đúng ra ý nghĩ cuả tôi dịch ra tiếng Việt là:
      Một người lãnh đạo không có quyền sai hoặc không được sai”

      Và ý nghĩ sau đó là “If he is wrong on a matter of capital importance, he should be impeached immediately.” “nếu sai về một vấn đề tối quan trọng, phải bị chuất phế tức thì.”

      Do not pick one word or one sentence out of context and run away with it.
      Đừng trích một chữ hoặc môt câu trong bối cảnh.
      Hãy đọc ý nghĩa của cả ý kiến; có vài dòng thôi mà.
      Các ông Thiên, Tran Minh thưà hiểu tôi nói gì nhưng giả vờ làm ngu.

  2. TÈO says:

    Nhìn tổng thể, tất cã nhiều hay ít đều hoặc truớc hoặc sau vưà là nạn nhân vưà là tác nhân. Tuỗi trẻ mới mở mắt vào đời với lòng , ai cũng mơ uớc có nghề nghiệp lớn nhỏ , rồi có vợ có con . Cụ Diệm bằng tiền hay “BácHồ “bằng nuớc bọt , bằng bánh vẽ ca ngợi chiến tranh …Quân truờng mở rộng đón chào . Do đó, tầm tầm như chúng ta là nạn nhân truớc và tác nhân sau.
    Còn những kẻ gọi là “lãnh đạo nam hay bắc hớn hở với vai trò “làm cách mạng” hay” cưú nuớc ” truớc và
    đưa thân vào máy ép cuả hai khối Cọng sãn -Tư Bản sau . Ông Hồ hay ông Diệm là những tác nhân truớc , nạn nhân sau.
    Thảo luận , góp ý nhau là cần thiết. Lấy ngón tay để điễm mặt trách kẻ khác, đổ trách nhiệm cho tha nhân (phần nhiều nhằm để nỗ )mà không thấy mình là ngỏ cụt không xây dựng tuơng lai chung , không tạo một môi truờng lành mạnh , không thay đổi đuợc số phận cuả cộng đồng .

    Biết nhận trách nhiệm là buớc đầu để truởng thành .

  3. D.Nhật Lệ says:

    Góp ý trong mỗi bài,tôi thường chỉ làm 1 lần,hiếm khi hơn 2 lần,trừ trường hợp cần viết rõ thêm.Như
    lần này tôi phá lệ vì thấy một số bạn góp ý bắt bẻ nhau qúa nhiều mà lẽ ra không nên sa đà qúa như vậy,dù các bạn này cãi có lý nhưng thực tế lại khác và chúng ta nên thừa nhận sự thật đã xảy ra.
    Ông Huỳnh Thế Phan nói có lý ở chổ MTGPMN.là phải cho Bùi Văn Tùng thảo bản đầu hàng thì mới
    “danh chính ngôn thuận” nhưng chưa chắc là chính xác,bởi vì cũng còn một cái LÝ khác là nhà báo
    của báo đảng ND.chẳng lẽ không có khả năng viết bản đầu hàng HAY hơn là BVTùng (sĩ quan VC. thưòng xuất thân vô sản thì ít kiến thức so với nhà báo) hay sao ?
    Hiện nay vì BT.chống lại VC.nên chúng đã xem ông như một kẻ KHÔNG có mặt vào ngày đó,mà đánh lận con đen ra lệnh cho 2 sĩ quan “cãi nhau như mổ bò” dành nhau vai trò thảo bản đầu hàng ở ngay trên 2 tờ báo đảng ! (LMC.hơi khoe đấy nhé ! Làm như chỉ mình ông trưng tập không bằng ?).
    Ông Võ Tắc Thiên nói cũng có lý nhưng cái cách ông viết khiêu khích như bồi bút trong nước là
    “cực đoan”,nên nvtncs.bực mình mà đâm ra sa đà vào cãi cọ.Tôi xin can 2 ông !

  4. nvtncs says:

    vtmncs says:
    03/05/2011 at 15:22

    “Nhưng lãnh đạo của một dân tộc không thể sai lầm.” (nvtncs )

    Nếu có thể, ông nvtncs cho biết lãnh đạo quốc gia nào (mọi thời, mọi nơi) hoàn toàn không sai lầm?

    Là người thì phải có sai lầm.
    (Bất kỳ) lãnh đạo quốc gia nào cũng là người.
    Vậy lãnh đạo quốc gia cũng có lúc sai lầm.

    Đúng vậy không?

    Ông nvtncs lại “tái phát” bệnh nói quá, nói lấy được rồi.
    ————————————————————-

    Có. Bác Hồ đã dạy: “Ai có thể sai, bác Stalin, bác Mao không bao giờ sai.”

    Vâng, ai cũng có lúc đúng, lúc sai, nhưng không ai sai 24 năm liền như bác Hồ, từ năm 1945 đến năm 1969.

    Sự thật là ông Hồ và đảng CSVN, khi thi hành chính sách CSQT, sai từ năm 1930, năm thành lập đảng CS Đông Dương cho tới năm 2011, sai triền miên, dòng dã 81 năm trời, cho đến ngày hôm nay họ vẫn đinh ninh họ không sai.

  5. nvtncs says:

    Trả lời Võ Tắc Thiên:

    “Bạn bảo “lãnh đạo của một dân tộc không thể sai lầm” thì bạn là người cần xem lại cái IQ cũa bản thân. Lãnh đạo thì cũng là người và đã là người ai cũng có thể sai. Không sai lúc này thì sai lúc khác, không sai lớn thì sai nhỏ trong cuộc đời mình. Chỉ khác là sai lầm của lãnh đạo thì dân tộc phải trả giá. Đừng đòi hỏi người khác phải hoàn hảo trong khi bản thân mình (sorry) thối như cứt”
    ——————————————————

    Có. Theo lời bác Hồ dạy, bác Stalin và bác Mao không bao giờ sai.

  6. Trung Kiên says:

    Lão Ngoan thân mến!

    Đối thoại thì có, đối thọi thì không!
    Tất cả những bài viết, dù bất cứ của ai, đọc để biết chứ không phải để “tin”! Cần dùng bộ óc suy nghĩ và phân tích!
    Chuyện gia đình ông bà Trần Văn Chương càng nói càng thêm dài, miễn tranh cãi vô bổ! Hẹn gặp nhau khi có bài chủ nói về chuyện này.
    Tơ tưởng “gia đình trị” họ Ngô thì không, nhưng binh vực những người “quyết tâm chống cộng” bị chết oan thì có!
    Mình sẽ còn gặp nhau nhiều trên mạng mà, hi vọng có lần gặp mặt nhau ở một nơi nào đó!
    Hành động và lời phát biểu của bà Nhu khi xưa cần (nên) được làm sáng tỏ!

    Lão Ngoan và các Bạn đọc bài này xem sao!

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      Dear Trung Kiên,

      Cậu còn bé tí như thú nhận vào thời đó. Cậu chỉ nghe kể lại hay đọc sách báo.
      Đó là những con chữ vô tình và khô khốc, chưa kể thấm đẫm những chủ quan của người viết.
      Muốn nhìn hay phán xét các sự việc lịch sử cho có tình có lý, ta nên đứng vào đúng vị trí lúc đó mà xét.

      Còn tôi đã trải nghiệm những năm tháng đời mình trong thời gian đó.
      Tôi cũng đọc và quan sát với tâm tình của kẻ trong cuộc thời đó.

      Rồi khi cơn bão tố qua đi tôi đọc lại.
      CS vào tôi cũng đọc lại và đọc thêm.
      Khi ra khỏi nước lại đọc dài dài
      Vâng dài dài cho đến giờ,
      sau nhiều hoạt động chống Cộng ở hải ngoại.

      Tôi nghĩ với bề dày về cuộc sống, chắc chắn tôi không dể bị người ta tuyên truyền lừa bịp.
      Và lúc này tôi chả cần đọc thêm nữa về những việc mà mình đã biết rõ và động não quá nhiều.

      Chẳng hạn chuyện tự thiêu của các tăng ni Phật giáo thời Diệm !
      Chỉ một “động tác nhỏ” là bằng con mắt chuyên môn, cẩn thận kèm theo kiểm chứng với các đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm ở khắp thế giới, là tôi có thể tìm ra sự thật như đã kể.

      Cũng như qua kinh nghiệm hoạt động hàng nhiều chục năm ở hải ngoại tôi có thể nhìn ra những diễn tiến khác thường trong giáo hội Kitô VN, cụ thể qua vụ tổng Kiệt như đã dẫn chứng, trong khi các vị được xem là tín đồ thuần thành Kitô mà loay hoay giải mã mãi không ra !
      Chưa kể các thâm cung bí sử trong giáo hội Kitô giáo VN mà tôi từng đưa ra ở Đàn Chim Việt Net qúi vị ở đó cũng không hề biết. Bởi vì ít chịu theo dõi đến nơi đến chốn và không có những tiếp cận thực tế.
      Trung Kiên lẫn cả Tâm Việt chịu khó đọc nhiều, nhưng chỉ biết thu lượm kiến thức qua các tài liệu trên internet, rất ít khi động não đặt những dấu hỏi vào điều mình đọc để giải mã. Điều đáng buồn là, phần đông người ta chỉ tin những gì mình thích và loại bỏ ngay những gì mình không thích, bằng sự vặn vẹo con chữ thật tội nghiệp đến đáng thương hại.

      Thí dụ chỉ mỗi chuyện ông Bùi Tín người ta cứ muốn ông ấy phải long trọng thề thốt từ bỏ CS, rồi buộc ông ấy phải ăn nói cư xử như mình !
      Đó là chuyện NỰC CƯỜI và BẤT KHẢ THI !

      Bùi Tín là Bùi Tín ! Con người của BT thể hiện ra trung thực như thế nào hãy để yên như thế. Đừng bắt mọi người mặc đồng phục trong tư tưởng và hành động như CS !
      Chỉ cần biết BT từ bỏ hàng ngũ CS và xin gia nhập vào phong trào dân chủ VN !
      Cái quang phổ chống Cộng ở hải ngoại đa dạng, phản ánh rõ nét sự đa nguyên.
      Sao lại cứ buộc phải nhất nguyên như CS , hay VNCH thời nội chiến !

      Chúng ta tranh đấu hướng tới Dân chủ Đa nguyên cho VN trong tương lai,
      CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT SỰ KÉO DÀI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA !

      Lão Ngoan

  7. Huỳnh Thế Phan says:

    Nói đúng, mà…Cường chưa thủng lỗ nhĩ, thì nói lại, tí:

    Tên Trung tá miền Nam tập kết tên là Buoi Văn Tùng,
    Chánh ủy Lữ TANG 203, là kẻ quân sự đã cưỡng ép
    Minh Cồ đầu hàng .

    Tên Tùng lấy cuốn sổ tay dã chiến, viết Lòi Dào Hàng
    lên đó, có chỗ nguyệch ngoạc , làm ra vẻ cấp kỳ…bắt
    Minh Cồ xem trước…

    Chăm phần chăm chăm chẳng phải anh chàng Bui Tín
    nhận vơ cho oai, đánh lộn lĩch sử, bởi vì tụi Bắc Kỳ đã
    núp bóng cờ MTGPMN, thì chúng sai tên Tùng, dân Tãp
    kết, coi như là MTGPMN, mà ép Minh dào hàng…Tụi
    Bắc Việt mún…đổ tội vạ cho MTGPMN mà…

    Và, lịch sử từ ngày 30.4. 75 còn tiếp tục, continuation…
    Do những cái man trá này. Cường hiểu chưa ? Thằng
    Mỹ nó cũng muốn cái diễn tiến 30/4 như rứa…cho VN
    Cộng Hoà sau này còn có nơi…mà kiện! Hiểu chưa ?
    hỡi anh boác sĩ…”trưng tập,” nên ghét VNCH ! hà hà hà…

  8. Huỳnh Thế Phan says:

    Vài nhời cùng “tên đốc tưa trưng tập” Ngoan Đồng, nhá :

    Này, bảo cho mà biết: thằng Bắc Việt chối bai bải là không
    có lính..”.trưng tập” tại Miền Nam,

    nên nó giả danh giả hiệu thằng MTGPMN mà bắt Minh Cồ
    đầu hàng với…MTGPMN!

    Thì Bắc Việt không khi nào cho thằng bạn của Lại mạnh
    Cường là…Bùi Tín, dân Bắc Kỳ sao vàng, ra mặt nhận lời
    đầu hàng, nhé ! Minh Cồ, tổng thống ” trưng tập” đã đọc
    Lời Đầu Hàng với chánh phủ MTGPMN đó ! Hiểu chưa ?

    Đốc tưa “trưng tập “nói chiện chính em, chán phè phè…

  9. Võ Tắc Thiên says:

    Mấy ông bà cực đoan lại ầm ỹ lên. Tôi thấy ông Bùi Tín nói sai lầm của HCM mang tính lịch sử là hoàn toàn đúng mà.
    Có ai sinh ra trong một hoàn cảnh lịch sử nào đó mà lại không bị ảnh hưởng đâu. Nói như đạo diễn Trần Văn Thủy trong bài viết gần đây trên DCV thì nếu ông mà sinh ở miền nam VN thì có thể ông cũng trở thành một người lính VNCH, cũng con người đó sinh ở miền Bắc lại thành người khác, có khi là “bộ đội cụ Hồ”. Mấy ông bà chống cộng cực đoan trên mạng này mà những năm xưa nếu có sống ở bắc Việt biết đâu cũng theo HCM và DCS thôi.
    Nói thế, không có nghĩa là tôi bênh vực HCM mà tôi chỉ muốn nói rằng, ý kiến ông BT về “sai lầm mang tính lịch sử” là chính xác, không nên vì vậy mà phê phán ông BT

    • nvtncs says:

      Thưa ông,

      Một triệu người sinh ở Bắc chạy vào Nam. Và nếu nhanh chân còn thêm nhiều người nữa đi. Họ đã không sai lầm mang tính lịch sử, trở thành lính cụ Hồ.
      Hơn một triệu người Việt Nam nhẩy xuống biển sau 1975. Chuyến đi của họ đã không sai lầm mang tính cách lịch sử.

      Họ đã chọn đi ngược giòng lịch sử.

      Ông Hồ không phải là lính bộ đội mà là chủ tịch một nước, nên trong tất cả những việc ông ta làm, ông ta tất phải thận trọng. Không thể “tưởng” rằng thuyết Marx-Lénine là tốt đẹp.
      Ông Bùi Tín viết như thế thì thuyết phục được ai?

      Nói cho cùng, lỗi không phải tại ông Hồ, vì lúc ban đầu, có ai bắt buộc dân VN theo ông Hồ đâu? Dân VN không tinh, nên bị lừa, theo ông ta. Nay dân VN ngồi lĩnh hậu quả việc theo và ủng hộ ông Hồ. Có thế thôi.

      Vấn đề không phải là tôi cực đoan. Vấn đề là cách giải con toán “lịch sử” này của ông Hồ sai, thì phải vứt nó đi. Đừng lý luận vòng vo, bào chữa nữa.

      Nếu ông Hồ sai lầm theo tính lịch sử thì có nghĩa rằng ông Hồ không phải là “anh hùng tạo thời thế.” Trái lại, ông Hồ là “thời thế tạo “anh hùng”. ”

      Ông Yeltsin, một đảng viên cao cấp Liên Xô đã góp ý: “CS không thể thay đổi, mà phải thay thế.” So sánh với ông này, tôi có cực đoan không?

      Chống CS, trong một xã hội tự do, có trăm cách, trăm đường; ông cứ việc chống cộng theo cách ông, tôi chống cộng cách tôi. Ông phán xét cách tôi cực đoan; đó là ý kiến riêng của ông. Điều quan trọng là số người dân đồng ý với ông hay với tôi, số nào đông hơn.

      Tạm kết: Lý lụân của ông, theo thiển ý tôi còn lỏng lẻo, sơ xót lắm.

      • Võ Tắc Thiên says:

        Sai lầm của ông Hồ mang tính lịch sử vì ở thời điểm của ông hàng trăm triệu (nếu không muốn nói là cả tỉ) người đều tưởng bở rằng CNCS là tốt đẹp. Tất nhiên sai là sai, tôi không biện minh cho ông Hồ. Nhưng cái sai nên xem xét trong bối cảnh lịch sử. Còn sau năm 1989 mà nói chủ nghĩa CS là xấu xa thì ai chẳng nói được?
        Trở lại trường hợp ông BT, ông ở miền Bắc, thời đó ông không theo CS cũng không xong. Ở các làng quê, thanh niên không đui què mẻ sứt, không tàn tật đều bị bắt lính hết. Chống lại cũng không được, đảo ngũ chúng nó bắn bỏ liền ,không cần tòa án. Nên cần thông cảm cho cái sự “theo CS” của ông. Nếu ông BT ở miền Nam cộng có thể trở thành đại tá VNCH hay chính khách cũng nên. Ngược lại các bác trong Nam mà sinh ở miền Bắc cũng khó thoát số phận “theo CS” lắm.
        Cái hay cái dũng cảm của ông BT là ông đã đoạn tuyệt với CNCS, viết nhiều bài viết vạch ra cái sai của chế độ. cổ võ cho dân chủ tự do. Thế là quý hóa lắm rồi. Hãy cám ơn ông, chúc ông sức khỏe thay vì cứ cãi nhau hoài về những chuyện đã qua.
        Bạn thủ nghĩ xem, cỡ như ông BT nếu ông ở trong nước ông nhà cao cửa rộng, chế độ trọng dụng, người hầu kẻ hạ, sung sướng hơn nhiều. Ở đây ông đơn thân, vất vả, vài đồng bạc trợ cấp đáng là cái gì. Bạn không thấy rằng ông đang hy sinh, đang dấn thân sao?

      • nvtncs says:

        Ông viết:

        “Sai lầm của ông Hồ mang tính lịch sử vì ở thời điểm của ông hàng trăm triệu (nếu không muốn nói là cả tỉ) người đều tưởng bở rằng CNCS là tốt đẹp.”

        Cả tỉ dân đen sai lầm, không thành vấn đề.

        Nhưng lãnh đạo của một dân tộc không thể sai lầm. Lãnh đạo sai lầm thì cả nước xuống hố.

        Bằng chứng rõ ràng rằng ông HCM cố ý theo CS, là:

        năm 1911 ông HCM xin làm bồi cho Tây mà không xong, vì không đủ bằng cấp, nên cay cú làm cách mạng bần cố nông.

        Bằng chứng thứ hai, ngay ở trong nước VN, cũng thời điểm 1945, rất nhiều người VN không sai lầm, trong đó có: cụ TTKim, ông NĐDiệm chẳng hạn. Hai ông này không theo thuyết CSQT.

        Bằng chứng thứ ba, lãnh đạo ngoại quốc: ông Gandhi, Nehru ( Ấn Độ ), U Nu ( Miến Điện ), Sukarno ( Indoné
        ́sie ), Magsaysay ( Philippines ), Jinnah( Pakistan ), Vua Thái Lan, lãnh đạo Mã lai, Tân Gia Ba, vua Sihanouk ( Cambodge ), không ai sai lầm, theo CSQT. Chỉ riêng có ông HCM của VN là theo CSQT, và sai lầm.

      • Võ Tắc Thiên says:

        Thì tôi có bảo ông Hồ đúng đâu mà ông bà cứ cãi với tôi. Ông ấy sai tôi bảo vậy. Nhưng trong bối cảnh lịch sử mà chủ nghĩa CS đang thắng thế, và có nhiều người cũng sai như ông ấy. Không sai sao đẻ ra cả mớ theo CNHX ở Đông Âu. Tính lịch sử nó là như thế.
        Còn ông bà kể tên 1 loạt người không sai. Loài người lúc nào chẳng có người sai kẻ đúng, đó là thường, nếu đúng cả thì sao có chiến tranh mãi tới nay.

      • vtmncs says:

        “Nhưng lãnh đạo của một dân tộc không thể sai lầm.” (nvtncs )

        Nếu có thể, ông nvtncs cho biết lãnh đạo quốc gia nào (mọi thời, mọi nơi) hoàn toàn không sai lầm?

        Là người thì phải có sai lầm.
        (Bất kỳ) lãnh đạo quốc gia nào cũng là người.
        Vậy lãnh đạo quốc gia cũng có lúc sai lầm.

        Đúng vậy không?

        Ông nvtncs lại “tái phát” bệnh nói quá, nói lấy được rồi.

      • võ tắc thiên says:

        Viết thêm cho bạn nvtncs. Bạn bảo “lãnh đạo của một dân tộc không thể sai lầm” thì bạn là người cần xem lại cái IQ cũa bản thân. Lãnh đạo thì cũng là người và đã là người ai cũng có thể sai. Không sai lúc này thì sai lúc khác, không sai lớn thì sai nhỏ trong cuộc đời mình. Chỉ khác là sai lầm của lãnh đạo thì dân tộc phải trả giá. Đừng đòi hỏi người khác phải hoàn hảo trong khi bản thân mình (sorry) thối như cứt

      • Quốc Anh says:

        Theo tôi thì ông Bùi Tín dùng “lời lẽ” trên biện minh cho ông Hồ, cũng là “chữa thẹn” cho mình vì sự sai lầm đã theo CS!
        Chúng ta nên thông cảm cho ông BT, và không vì thế mà tranh cãi và làm mất hoà khí với nhau!

      • nvtncs says:

        Không nước nào vô phúc như cái nước Việt Nam có một lãnh đạo sai lầm liên tục từ năm 1945 đến năm 1969 mà không biết rằng mình sai.

        Trừ khi biết mình sai nhưng vẫn cứ làm.

        Chưa bao giờ có một lãnh đạo nào ngu như HCM khi tuyên bố “Ai có thể sai, nhưng bác Stalin, bác Mao không bao giờ sai.”

        Vậy khi Bác Stalin, bác Mao không bao giờ sai, và ta cứ làm như lời dạy của hai bác thì ta không thể sai được.

      • nvtncs says:

        “Nhưng lãnh đạo của một dân tộc không thể sai lầm. Lãnh đạo sai lầm thì cả nước xuống hố.”

        Đáng lẽ dùng chữ “không thể” tôi cần dùng chữ “không được” sai lầm.

      • Lê Bích Phượng says:

        Tôi thấy Bà Võ Tắc Thiênnói đúng. Chuyện Ông BT mọi người cứ nói mãi, kg tin Ông đã hoàn toàn từ bỏ CNXH thì quả là cố chấp. Tôi cho rằng những người mai mắn được sinh ra và sống ở miền Nam là may mắn hay những người di cư đựợc vào Nam cũng thế. Có thế O^ BT luôn tiếc cho mình vì kg có cái may đó nhưng Ông đã có cơ hội và chúng ta hãy tin Ông. Mong Ông đừng buồn và hãy vững tin có một ngày mọi người sẽ hiểu.

  10. Tôi là người lính VNCH. Xin chia sẽ cái buồn với Ông Bùi Tín về những ai nghi ngờ Ông. Không cần gặp mặt, đọc văn cũng hiểu được người. Cái may mắn đến với Ông Bùi Tín là thức tỉnh rời khỏi đảng CS và cũng là may mắn cho những ai đọc được các bài viết của Ông, mở rộng tầm hiểu biết. Có thể ý nghĩ của tôi hơi quá đáng. Xin các bạn tha lỗi.

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      Thưa anh,

      Ta cứ thử đứng vào điạ vị những người như ông Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cần ở ngoài này, hay trong nước có Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu Nguyễn Xuân Tụ …, cũng như ăn theo kiểu như Tiêu Dao Bảo Cự …thì sẽ thấy đau lòng xiết bao, khi CUỐI ĐỜI NHÌN LẠI thấy mình ĐÃ PHÙ TRỢ CHO CÁI ÁC LÊN NGÔI !!!

      Nói khác đi, soi gương thấy mình chẳng ra chi !
      Do thiểu năng trí tuệ, nên đã làm chuyện phản dân hại nước,
      mà những tưởng mình đã và đang là kẻ anh hùng cái thế trên đời này !
      (kẻ thù nào cũng đánh thắng, khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành bla bla bla)

      Vâng đau lòng lắm chứ !
      Xót xa hơn muối sát ruột !
      Tất cả bổng chốc xuống sông xuống biển !
      Và lưu lại tiếng xấu ngàn năm sau là kẻ bất trí !

      Làm sao đây chuộc lại lỗi lầm tày đình ấy ?

      Động não nhiều ngày đêm,
      quyết chiến thắng chính mình …
      từ PHẢN TÍNH tiến đến PHẢN KHÁNG!

      Phản kháng sao có hiệu quả ?
      nhất là thân kiệt thế cô như giờ đây ???

      Lại tự động viên mình
      bắt đầu môt cuộc trường chinh mới !
      Phải can đảm đi giữa hai lằn đạn bạn với thù,
      để vận động tích cực DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN cho VN !

      Đấy là BI KỊCH CUỐI ĐỜI BÙI TÍN và những người đoạn tuyệt với CS như ông,
      để lên đường viết lại những trang Việt sử mới, tươi đẹp hơn, huy hoàng hơn cho VN !

      Lão Ngoan Đồng

    • Lê Bích Phương says:

      Tôi nghĩ có thể Ông BT không may vì không chạy vào Nam kịp năm 54. Ông bị ở lại miềm Bắc thì Ông phải theo họ dù trong lòng Ông có nhận biết rõ về ĐCS đi nữa, còn những người được may mắn sinh ra ở miền Nam thì việc làm lính VNCH là điều tất nhiên ( nói về những người yêu nước và có lý tưởng). Vì không ít một số người ăn cơm Quốc gia thờ ma CS mới là đáng nguyền rủa. Việc những ai không tin Ông BT hoặc luôn nghĩ Ông giả dối hay cố tình nói cho hay thì không nên. Như tôi chỉ sông 20 năm trước 75, tới 36 năm sau 75 trong chế độ XHCN mà tôi thấy tôi cũng không có gì thay đổi trong tư tưởng, nhỡ mai kia tôi đi định cư ở nước ngoài chả lẽ tôi cũng sẽ bị nghi ngờ về quan điểm khi đã sống quá lâu dưới chế độ nầy sao? Cho nên tôi vô cùng đồng tình với ý kiến của Anh Đức . Tôi còn cho rằng Ông BT biết đâu chẳng phải thức tỉnh mà là lúc nào Ông cũng tỉnh nhưng do Ông không thể làm khác được thế thôi. Hãy hiểu ngoài Ông ấy ra có có biết bao người như thế dù hiểu rất rõ..muốn thoát ra nhưng đâu có dễ.
      Tôi chỉ ghét nhất là Ông Phạm Xuân Ẩn, người mà nhà nước VN đang ca tụng, làm phim và đang chiếu…….

Phản hồi