Rừng Xuân bao giờ thôi khóc
Đầu năm 2011 này, nhà văn Phạm Tín An Ninh từ Na-uy sang Mỹ để phát hành tập truyện ký mới, mang tên –RỪNG KHÓC GIỮA MÙA XUÂN. Gần bẩy mươi rồi, trải qua bao năm tháng tù đầy, ấy vậy nhìn nhà văn còn nhanh nhẹn và tráng kiện lắm. Chả trách, sau khi đọc truyện của anh, có người bảo tôi: Có nhà văn trẻ, mới nổi tên Phạm Tín An Ninh viết hay ra phết. Tôi cười: Trẻ cái nỗi gì nữa, chỉ có ông già viết văn trẻ thôi.
Anh quả thật là chu đáo, sau khi phát hành, anh ký, gửi tặng sách tất cả bạn bè. Tôi là đàn em thứ bao nhiêu của anh, thế mà anh nhớ, viết rất trịnh trọng, gửi tặng bằng đường bưu điện. Cầm tập truyện trên tay cảm động, cảm tưởng như đang cầm cuốn sách nóng hổi của chính mình vừa in vậy. Bìa và sách trình bày trang nhã, đơn giản dung dị như chính con người anh.
Anh bảo tôi, em đừng gọi anh là nhà văn. Anh chỉ đơn thuần là một người lính ghi lại những gì anh và đồng đội đã đi qua, để cùng nhau cảm thông, xẻ chia vơi lấp những khoảng trống trên đất khách quê người mà thôi. Tôi cự lại anh: Anh viết thể loại gì, nhiều hay ít không quan trọng, nhiều người viết và in cả đời nhưng không bao giờ trở thành nhà văn. Nhưng có những người chỉ cần viết một truyện ngắn, hay một bài thơ đã thành thi sĩ.
Thật vậy truyện ký của Phạm Tín An Ninh viết đơn giản, theo lối kể chuyện mộc mạc, không có gì mới nhưng vẫn hấp dẫn, không nhàm chán. Như một lần nhà thơ Trần Trung Đạo, đã viết cho tôi: Phạm Tín An Ninh chinh phục được độc giả như vậy, vì khi viết anh có cái tâm trong sáng.
Tôi cho rằng ý kiến của nhà thơ Trần Trung Đạo rất xác đáng.
Truyện ngắn Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân, được Phạm Tín An Ninh viết trau chuốt, có nhiều tình huống éo le, và mẫu thuẫn nội tâm nhân vật nhất, tác giả để rất nhiều cảm xúc riêng chi phối, khi giải quyết những mâu thuẫn nội tâm đó. Hay tác giả đẩy bi kịch lên cao độ, khi người con trai bao năm lưu lạc một mực muốn ở lại cao nguyên với người Thượng, không chịu theo mẹ về Nha Trang, hay sang Nauy đoàn tụ. Thật ra còn nhiều cách kết thúc câu chuyện theo lẽ thông thường khác. Có lẽ do yêu, và nhiều cảm xúc với câu chuyện này nhất, nên tác giả đã lấy tên, đặt tựa đề cho cả tập truyện ngắn thứ hai của mình, bao gồm hai mươi truyện ngắn và truyện ký.
Nhưng khi đọc kỹ lại toàn bộ tập truyện, tôi thấy truyện ngắn Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân, không phải là tiểu biểu, linh hồn cho tập truyện. Hồn vía của cả tập truyện này lại nằm trong truyện ký đơn giản, mộc mạc, tác giả “ít đầu tư thời gian“ nhất, “Chuyện người lính trinh sát“.
Đọc truyện ký – Chuyện người lính trinh sát- tôi cứ bị ám ảnh bởi câu kết “Trong cuộc chiến này, quả thật, có những điều mà người ta không thể nào hiểu được“. Dường như đó là câu hỏi cho cả tập truyện này. Ai hiểu tâm được tâm trạng của một người vợ có chồng theo cộng sản, bị lính Việt Nam Cộng Hòa bắn chết và có một người con trai duy nhất đi lính VNCH lại bị bộ đội giết?. Sự đau đớn không thể làm một phép tính so sánh, nhưng sự giằng xé, đau đớn, âm thầm của bà nhân lên gấp bội vì không có người xẻ chia, cảm thông. Có lẽ tác giả đã nhìn thấy bà là hình ảnh thu nhỏ của cuộc chiến hai mươi năm, anh em tương tàn. Nhưng rất tiếc tác giả chưa khai thác hết mâu thuẫn nội tâm của người vợ, người mẹ đau khổ này. Nếu như tác giả khoét sâu vào khía cạnh này, tôi cho rằng truyện hay lên gấp nhiều lần, và câu chuyên không dừng lại chỉ một người lính trinh sát can trường. Có thể tác giả phải đặt lại tên “Chuyện về Mẹ“ thay cho truyện “Chuyện người lính trinh sát“ không chừng.
Cuộc chiến hai mươi năm được đặt lên đôi vai gầy của mẹ. Có cái đau nào bằng nỗi đau nhìn chồng chết mà không dám nhận, không dám khóc, không dám vấn khăn tang?. Và có những nỗi đau chồng lên nỗi đau, khi bà mẹ nhìn con trẻ chết tan xác vì hỏa tiễn đồng đội của chồng, mà nỗi đau mất chồng chưa kịp nguôi ngoai?.
Đọc xong truyện – Chuyện người lính trinh sát- tôi cứ phân vân tự hỏi, nếu có ghi tên bà vào trang sử của cuộc chiến, bà thuộc về những người lính chiến VNCH, hay là của những anh Bộ đội?
Có phải đó là nỗi đau chung, nỗi đau khó xóa nhòa?.
Cả tập truyện còn nhiều truyện hay và cảm động như Nghỉ hè ở Mallorca, nói mối tình éo le của cô cán bộ lâm nghiệp với người sĩ quan VNCH đang bị tù đầy. Hay truyện Cô Gái Quá Giang Đêm Mùng Một Tết, khắc sâu về thân phận con người trong chiến tranh, bi lụy dai dẳng đến mấy chục năm sau, kết thúc bằng cái chết của cô sinh viên đại học. Những truyện hoài tưởng quê hương về tuổi thơ cứ man mác hiện về, với những đoạn văn thật rung động, tả về đồng quê, như truyện: Những đám mây trên đỉnh núi Phổ Đà và Tiếng Sáo. Hồn nhiên nhí nhảnh, nhưng sâu sắc để lại cho người đọc nhiều đều suy ngẫm trên quê hương xứ người với ký, Đứa cháu nội.
Có lẽ thời gian đẹp, nhiều kỷ niệm nhất của anh là lúc mặc áo lính, nên truyện của anh chủ yếu viết về lính, viết về chiến tranh. Nhưng có điều đặc biệt trên trang sách của anh, tôi ngửi thấy mùi khét của bom, nghe thấy tiếng súng, nhưng tôi không thấy có địch, có ta, không có hận thù và những cảnh khát máu giết người, mà chỉ thấy ngun ngút tình người trong đó.
Gấp tập sách lại, tôi cứ miên man suy nghĩ: Có thật trong cuộc chiến này có những điều khó hiểu đến vậy? Nếu bạn nào không tin, hãy đọc thử tập truyện ngắn RỪNG KHÓC GIỮA MÙA XUÂN, của Phạm Tín An Ninh xem có cảm giác như tôi không?
12-5-2011
© Đỗ Trường
© Đàn Chim Việt
Bạn Lê Bích Phương thân- Cái hay và hấp dẫn truyện của PTAN làm cho ai cũng tưởng là thật.
Mong sóm đuoc đoc tác phẩm này trên mang bỏi vì rất khó tìm duoc tác phẩm này o Vietnam. Chuc ong PTAN nhiều súc khỏe và nhất là viết khỏe.
Đọc những bài viết của nhà Văn PTAN cho ta cảm giác xót xa dể chịu khi nhìn trở lại cuộc chiến đầy Ô nhục . Nó không mang nặng tính chất thù hận ,nó được xây dựng trên Thân phận của một người VN đứng giữa hai lằn đạn Quốc ,Cộng …Nên những bài viết của PTAN dể đi vào lòng ngươi Việt chúng ta ……..
Tôi đọc những bài viết ( tôi không nghĩ là truyện mà lại nghĩ đó là những câu chuyện có thật) của Ông PTAN ( Một cái tên tôi không thể nào quên vì những gì tôi đọc đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc). Dù chỉ mới đọc trong vài tháng nay nhưng tôi đã đọc khá nhiều bài, mà bài nào tôi đọc tôi cũng thấy buồn,đôi lúc còn muốn rơi nước mắt. Những bài ấy tôi đọc và thỉnh thoảng lại nhớ…
Cầu mong Ông nhiều sức khỏe để tiếp tục viết, viết nhiều thêm nữa …Thưa Ông PTAN. Kính, BP
XUÂN
Xuân khóc lá rừng sao vàng uá,
Xuân ướm gió Thu luá trổ cờ.
Xuân nực đấu tranh thờ Lê Mác,
Xuân nồng liềm buá nhạt muà thơ.
Xuân thơ trái gió ấp sao thu,
Xuân mờ tơ Bắc phủ mây mù.
Xuân lú mộng đào ru bướm lượn,
Xuân tình lang chạ vướn hoạ thù.
Xuân thù phân rẽ cảnh đao binh,
Xuân Bắc chinh Nam đoạn nghiã tình.
Xuân lưả đạn bom inh ỏi dậy,
Xuân đỏ vàng sao thấy hồn kinh.
Xuân kinh mất viá cuốc gọi hè,
Xuân tù cải tạo áo rách te,
Xuân tới xuân về nghe bắt chán,
Xuân tù xuân tội buá liềm đe.
Xuân đe lê mác khắp phố phường,
Xuân trương liềm buá lượn rợp đường.
Xuân mai rũ cánh vươn xác pháo,
Xuân đào hồ hởi đảo mờ sương.
Xuân sương tơ phủ nụ đào mai,
Xuân đượm hương hoa bướm đua say.
Xuân nhạt tình quê cay mùi lạ,
Xuân lỡ đào mai xuân với ai ??? !!!