WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ba mươi sáu năm qua

Ngày 30-4-1975, một ngày kinh hoàng  nhất đối với đa số người dân miền nam nước Việt khi họ thấy xe tăng và bộ đội Cộng Sản tràn vào tiếp thu Sài Gòn, ai nay mường tượng ra một tương lai đen tối mù mịt sẽ diễn ra tại mảnh đất này: đói khổ, thóc cao gạo kém, mất tự do, sưu cao thuế nặng,  bị trả thù, lưu  đầy….Mặc dù cũng là người Việt Nam máu đỏ da vàng nhưng người Sài gòn chỉ biết đây là những người ngọai lai, xâm lược, họ biết rằng đất nước của mình đã bị  đạo quân từ bên ngoài  tới chiếm đóng.

Từ sau 1954, Việt Nam chia ra làm hai nước, một nước ở phía trên vĩ tuyến 17, hay trên sông Bến Hải và một nước ở dưới vĩ tuyến và dòng sông nhỏ này. Từ những năm đầu thập niên đã diễn ra cuộc chiến tranh giữa hai nước: miền Bắc  được Cộng sản quốc tế trợ giúp vũ khí đạn dược đã mở cuộc chiến tranh dưới danh nghĩa “giải phóng” chiếm cho được vựa lúa miền Nam để cứu đói miền Bắc đã và đang thiếu thốn thực phẩm, lúa gạo trầm trọng. Cuộc chiến mở rộng bắt đầu từ 1964, 1965 khi miền Bắc công khai đưa quân vào miền Nam để chiếm cho được mảnh đất phì nhiêu béo bở này. Tình hình chiến sự trở nên tàn khốc trong khoảng 10 năm từ 1965 cho tới 1975, đó là cuộc chiến giữa một nước nghèo đói lạc hậu miền Bắc VN và một nước sung túc tiến bộ ở miền Nam VN. Miền Bắc có ưu thế ở chỗ họ được CS quốc tế viện trợ vũ khí dồi dào, vô hạn định và một dân số đông đúc, họ có cơ hội thuận tiện để đẩy hàng triệu thanh niên vào cuộc chiến.

Mặc dù bị thiệt hại nặng nề nhiều trăm ngàn người trong những năm giữa và cuối thập niên 60, nhưng miền Bắc vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu, họ có ưu thế của kẻ  nghèo đói không sợ chết, dù tổn thất bao nhiêu cũng không đáng kể miễn là chiếm được vựa lúa miền Nam VN. Sau khi nướng hơn một triệu thanh niên họ đã đạt được mục tiêu, chinh phục được miền Nam sung túc.

Khi mới vào tiếp thu Sài gòn họ nói “Đế quốc Mỹ bại trận, dân tộc ta là kẻ chiến thắng”, miệng nói hòa giải dân tộc nhưng trên thực tế sau khi thắng  trận họ đã thỏa thuê mãn nguyện tha hồ mà vơ vét, chiếm  đoạt nhà cửa, ruộng đất, quí kim, hàng hóa… Cựu đảng viên Cộng Sản Bùi Tín đã gọi đây là một cuộc ăn cướp vĩ đại. Nhà cửa, tài sản của dân di tản đương nhiên thuộc về quân chiếm đóng dù họ còn thân nhân ruột thịt, tất cả những nhà lớn đều thuộc về quân chiếm đóng, chủ nhà phải dọn đi ở những căn nhà nhỏ lý do phó thường dân không được quyền ở những nhà rộng lớn, cao tầng.

Có người nói đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa Tư bản và Cộng Sản, người cho đây là cuộc chiến chống Đế Quốc xâm lược, người nói đây  là cuộc chiến tranh ủy nhiệm, hai miền Nam Bắc đã được các siêu cường uỷ nhiệm, nhưng sự thực đã quá rõ ràng, nó chỉ là một cuộc “chiến tranh ăn cướp” giữa một nước nghèo đói lạc hậu và một đất nước giầu có tân tiến. Nước nghèo ra sức đánh thí mạng để cướp của cải vật chất bên kia, để chiếm cho được mảnh đất phì nhiêu rồi tha hồ mà vơ vét, bóc lột… Nước nghèo đói chỉ biết lấy lưỡi lê và họng súng để theo đuổi cuộc chiến tranh ăn cướp lâu dài, họ chủ trương chính quyền đẻ ra từ họng súng.

Khi chiếm được miền Nam, cán bộ Cộng Sản tươi cười với đồng bào nói nào hoà bình thống nhất rồi, nào hai miền cùng xoá bỏ hận thù và cùng nhau xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh. Thế nhưng họ không bao giờ bỏ được bản chất gian trá có từ hồi mới cướp chính quyền mùa thu 1945, chiếm xong Sài Gòn hoa lệ, đạo quân chiến thắng vội vã chở hết vàng bạc, quí kim của ngân hàng, tháo gỡ các máy móc trong các cơ xưởng, bệnh viện, vét hết các kho dụng cụ, hàng hoá, máy móc hiện đại….chở ra Bắc.  Số vàng bạc quí kim vơ vét được vào túi các quan cán bộ gộc hết,  họ vơ vét nhanh gọn y như đàn cào cào châu chấu phá hoại mùa màng, sau cơn trấn lột tập thể vĩ đại ấy miền Nam chỉ còn là một mảnh đất nghèo xơ xác. Thực tế chứng tỏ tại châu Âu, nước Đức sau khi thống nhất, Đông Đức đã trở thành gánh nặng cho Tây  Đức, họ gồm hàng tá khuyết điểm: lười biếng, gian trá, lạc hậu, ngu xuẩn…  và tình hình Việt Nam cũng y hệt như thế, miền Bắc đã dựa hẳn vào  miền Nam để sống.

Một hai năm sau ngày 30-4-75 Cộng Sản đánh tư sản hai lần để lấy nhà cho cán bộ, đổi tiền  ba lần, chính quyền đã vét cạn sạch  túi tiền người dân, kế đó họ phát động chiến dịch đẩy dân chúng đi kinh tế mới để dãn dân ra khỏi thành thị ngõ hầu có chỗ đưa dân từ miền Bắc vào. Kế hoạch chiếm nhà dân đã được kẻ chiến thắng hoạch định một cách tinh vi khoa học. Những người đi vượt biên dù thoát hay không thoát đều bị lấy nhà, những nhà lớn, nhà mặt đường của dân cải tạo liên hệ chế độ cũ hầu hết bị tịch thu, họ lấy tất cả nhà cửa tài sản của những  người đi chính thức. Sau ngày 30-4-75 một hai tháng, họ lùa các viên chức, sĩ quan chế độ cũ vào các trại cải  tạo lâu dài rồi  đẩy miền Nam tới chỗ nghèo nàn cùng cực để không thể trỗi dậy chống lại họ. Người Sài Gòn mỗi ngày một nghèo, nhiều người phải bán nhà với giá rẻ mạt cho kẻ chiến thắng để lấy tiền đong gạo sống qua ngày. Cán bộ cao cấp từ miền Bắc kéo nhau vào Nam chiếm nhà của kẻ bại trận, cán bộ lớn chiếm nhà lớn, cán bộ nhỏ chiếm nhà nhỏ rồi tha hồ mà vơ vét cho đầy túi tham.

Thấm thoắt đã 36 năm trôi qua, đời sống kinh tế miền Nam ngày nay cao hơn những năm thập niên 80, 90 rất nhiều nhờ Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và nhờ  các nước giầu Đài Loan, Hoa Kỳ, Tây Âu, Đại Hàn, Nhật…vào đầu tư  cộng với tiền đô la của  Việt kiều ở ngọai quốc gửi về dồi dào. Đời sống có khá hơn xưa nhưng cái hố chênh lệch giầu nghèo lại sâu gấp bội lần tình trạng xã hội trước 1975. Trong khi những bà mẹ nghèo khổ  tay bế con, tay bán vé số thì những đảng viên quyền thế có cơ ngơi, nhà mặt đường, trong nhà lúc nào cũng có cả triệu đô la tiền mặt, mấy nghìn lượng vàng. Các quan to tỉnh ủy, ủy viên trung ương đảng đã  thành phú gia địch quốc có khách sạn, nhà hàng, đất đai, cơ sở thương mại, sản xuất….tài sản của họ có thể lên tới hàng trăm triệu đô la hoặc hơn thế. Nhiều người khi mới vào Nam chỉ mang theo có một manh chiếu rách nay đã trở thành những triệu phú đô la, xe ngựa nghênh ngang.

Nay người nghèo tại các tỉnh đổ sô lên Sài gòn và các thành phố lớn làm công nhân, họ chen chúc nhau thuê phòng trọ, hàng chục người một phòng nhỏ xíu với mức lương thấp 100 đô la hàng tháng, sau khi trả tiền phòng, tiền ăn họ chẳng còn dư đồng nào, những người cùng khổ này làm lụng vất vả nhưng chỉ đủ bỏ vào mồm. Đời sống thành thị tương đối còn khá, tại miền quê người dân lam lũ vật lộn với cuộc sống đắt đỏ, một hiện tượng phổ thông tại các nước kém mở mang, người nghèo ngày càng khốn khổ, người giầu ngày càng giầu thêm.

Mặc dù mức sống đã được nâng cao nhưng gần đây Thủ tướng CSVN nhìn nhận Việt Nam vẫn là một nước nghèo, thật vậy lợi tức đầu người VN nay vào khỏang 1,000 đô la một năm, trên thực tế chỉ bằng một nửa, hoặc một phần ba của các nước Phi châu như Ai cập, Lybia, Tunisie… nếu so với các nước láng giềng tại Đông Nam Á thì VN còn thua xa hơn nữa.

Nay người miền Bắc kéo vào Sài Gòn và các thành phố lớn tại miền Nam rất đông, họ là những người giầu có và quyền thế nhất Sài Gòn hiện nay, làm chủ hầu hết các nhà cửa to lớn của Sài Gòn và các nhà  hàng lớn, các cơ sở thương mại, các cơ quan nhà nước… Họ là những cán bộ cao cấp và bà con thân thuộc được đưa vào đây để tranh dành hết những chức vụ béo bở, những công việc hái ra tiền. Tại các cửa hàng lớn, các cơ quan chỗ nào cũng thấy toàn là Bắc Kỳ, đó là giai cấp giầu có thống trị tại Sài Gòn hiện nay. Kẻ chiến thắng lấy đi tất cả, Winner  takes it all, họ hưởng đủ tất cả lạc thú trên đời, biệt thự, xe hơi, rượu ngon, gái đẹp… không còn thiếu thứ gì.

Cho tới nay bộ mặt đổi đời của miền Nam càng lộ rõ hơn bao giờ hết bộ, kẻ thắng trận ngày càng giầu có, vơ vét, tập trung tài sản của nhân dân vào trong tay, bà con của họ cũng được chia chác những chức vụ béo bở, cơ sở làm ăn lớn tha hồ mà đớp hít… trong khi ấy người dân miền Nam, những kẻ bại trận ngày càng khốn khổ, trừ những người có thân nhân ở nước ngoài trợ giúp, đa số phải làm lụng đầu tắt mặt tối vì miếng cơm manh  áo. Người miền Bắc nay đã trở thành giai cấp thống trị người miền Nam, họ tước đoạt tài sản nhà cửa của người miền Nam, đuổi người miền Nam đi các vùng kinh tế xa xôi khỉ ho cò gáy. Những kẻ bị áp bức bóc lột  đành ngậm đắng nuốt cay, chịu khuất phục trước lưỡi lê và họng súng của đạo quân chiến thắng.

Đã một phần ba thế kỷ trôi qua,  người miền Nam ngày nay dù là lớp người cũ hay lớp trẻ em sinh sau đẻ muộn vẫn nhìn chính quyền CS, nhìn người miền Bắc như đạo quân chiếm đóng, như bọn xâm lăng đã tước đọat tài sản, quyền sống của họ. Dù nói cùng một thứ tiếng, viết cùng một văn tự nhưng không hẳn phải là một quốc gia, thời xa xưa, Xuân thu, Chiến Quốc, thời Tam Quốc nước Tầu đã chia làm nhiều nước Tần, Sở, Yên, Ngô… và bây giờ Bắc Hàn, Nam Hàn cũng là hai quốc gia riêng biệt, châu Mỹ La Tinh cùng nói tiếng Tây Ban Nha, Trung Đông cùng nói tiêng Ả Rập nhưng đã chia làm mấy chục nước. Người miền Nam VN xa xưa không muốn thống nhất với miền Bắc cũng như Nam Hàn hiện nay không muốn thống nhất  với  Bắc Hàn lý do nước tân tiến sung túc không muốn mang cái gánh nặng lạc hậu trên vai.

Nay CS đưa ra luận điệu ru ngủ dân miền nam như hãy để Việt Nam Cộng Hòa lùi vào quá khứ, hãy quên đi lá cờ vàng, chúng ta hãy bắt tay nhau cùng xây dựng lại những vết thương do chiến tranh để lại, cùng nhau xoá bỏ hận thù nhưng người miền Nam lớp già cũng như lớp trẻ vẫn tiếc nhớ đất nước của họ, tiếc những cái họ đã mất từ bao năm qua:
Tự do.  Cái mất mát lớn nhất của người miền Nam phía dưới vĩ tuyến 17 là mất tự do, trước hết là tự do ngôn luận, thời xa xưa tại nước Việt Nam Cộng Hòa… báo chí được quyền chỉ trích sai trái của chính phủ, người dân được nói cái mình muốn nói, được biểu lộ sự phản kháng, biểu tình chống chính phủ, được thành lập đảng phái đối lập, được tự do hội họp. Người dân được quyền tự do tư tưởng, được đọc và viết điều mình muốn, sách báo không bị kiểm duyệt hoặc chỉ bị kiểm duyệt hạn chế, người dân được đọc sách báo nhập từ ngọai quốc trái với tình trạng ngày nay, sách báo hải ngọai gửi về bị vất vào thùng rác. Người dân VNCH được tự do cư trú, muốn ở đâu thì ở, muốn đi đâu thì đi nhưng nay họ phải chịu chỉ định cư trú, theo chế độ hộ khẩu, bị chính quyền địa phương giám sát, theo dõi nghiêm ngặt. Từ mấy chục năm nay quân chiếm đóng đã tước đọat hết mọi quyền tự do của người dân miền nam nước Việt.

Luật pháp. Người dân VNCH đã được luật pháp bảo vệ tài sản tính mạng, có tòa án, có luật sư bào chữa, người dân chỉ bị bắt giam tối đa 24 giờ đồng hồ nếu không có bằng cớ phạm pháp, nay họ có thể bị công an nhà nước bắt giam vì bất cứ lý do gì hoặc chỉ là tình nghi. Họ có thể bị giam giữ vô thời hạn mà không cần đưa ra tòa xét xử, phải có án, người dân có thể bị chính quyền, bị kẻ thống trị cướp đoạt đất đai tài sản mà không thưa kiện ai được. Sau 30-4-1975, trại tập trung, nhà giam mọc lên như nấm tại miền Nam, hàng trăm ngàn người bị lùa vào trai tù dưới danh nghĩa cải tạo mà không hề được xét xử, họ bị giam giữ lâu dài có người lên tới mười mấy năm trời. Sống trong xã hội áp dụng luật rừng hiện nay, người miền Nam ai cũng nơm nớp lo sợ, họ có thể bị bắt bất cứ lúc nào không có lý do, chỉ một sự tình nghi hoặc tư  thù với cán bộ có thể bị giam giữ lâu dài.
Đạo đức. Người dân miền Nam nay tiếc nhớ xã hội có kỷ cương đạo lý của VNCH ngày xưa, trước 1975, miền nam là một xã hội có tổ chức nghiêm chỉnh, chịu ảnh hưởng sâu xa của giáo lý Khổng Mạnh, con người có nhân phẩm, gia đình và học đường giáo dục đạo đức luân lý cho con em để trở thành con người tốt của xã hội. Nay thì khác hẳn, xã hội đương thời sô bồ, băng hoại phản đạo đức luân lý, phim ảnh khiêu dâm đồi bại lan tràn, đĩ điếm, bia ôm, đầy rẫy cả thôn quê thành thị, con gái bị bán đi làm đĩ  khắp nơi. Con người ngày nay chỉ biết có đồng tiền, lửa đảo, lưu manh trộm cướp, băng đảng lộng hành, trẻ nít chửi thề tục tĩu ngay tại học đường, tham nhũng hối lộ từ trên xuống dưới, có người nói giả thử chế độ CSVN sụp đổ, người ta phải mất ít nhất là ba thế hệ mới xây dựng được xã hội lành mạnh như xưa.

Tài sản. Nhiều người mất cơ mất nghiệp, nhiều người xưa là thương gia, đại phú bị quân chiếm đóng lấy nhà tịch thu tài sản đuổi đi vùng kinh tế mới rồi trốn về Sàigòn với tấm thân tàn ma dại. Nhiều người khá giả có nhà lớn hoặc nhà mặt đường đi vượt biên không thoát bị quân chiếm đóng lấy nhà nay nghèo khốn nghèo khổ tiếc nhớ thời oanh liệt xa xưa. Những người có tài sản làm việc cho chế độ cũ phải vào trại tập trung cũng bị chính quyền “mượn nhà”ở nay tiếc nhớ thủa vàng son của mình….

Giáo dục, Y tế – Khoảng 1980, trong một phiên họp nhân viên tại bệnh viên  Vũng Tầu, một chị dược sĩ  gốc ngoài Bắc vào đã phát biểu:

“Chế độ Ngụy mà chúng ta đánh đổ nó nhưng nó đào tạo các chuyên viên như kỹ sư bác sĩ giỏi hơn chúng ta”

Thật vậy nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 đã đào tạo các chuyên viên khoa học kỹ thuật tương đương với các  nước  tân tiến và đã được chính phủ Pháp công nhận có giá trị ngang hàng. Văn bằng trung học VNCH đã theo đúng chương trình của người Pháp, việc thi cử rất nghiêm chỉnh, văn bằng trung học, đại học cũng đã được coi ngang hàng với văn bằng bên Pháp, việc thi cử dưới trung học nhất là thời Đệ nhất cộng hòa thập niên 60 có phần còn khó khăn hơn ở ngọai quốc. Nay người gốc miền Nam vẫn tiếc nhớ một thời giáo dục vàng son của họ vì nền giáo dục hiện nay của quân chiếm đóng đã sản xuất ra một lô những văn bằng “lèo”, thạc sĩ, tiến sĩ nhiều như lá mùa thu, các quan to Thứ trưởng, Tỉnh ủy, huyện ủy đều có thể mua bằng tiến sĩ  “ma”, thạc sĩ “lèo”, nạn bằng giả bằng ma tại VN ngày nay không còn gì  xa lạ. Học sinh từ tiểu học lên trung học, đại học VNCH hồi xưa đều được học miễn phí, chỉ riêng bậc trung học có thêm trường tư thu học phí, ngày nay trẻ em thất học nhiều vì không có tiền đóng học phí.     Trước 1975, nhà giầu hoặc những người có tiền khi ốm đau nặng đi bệnh viện tư, người nghèo đã có nhà thương thí của chính phủ lo. Nay lấy danh nghĩa xã hội chủ nghĩa để mị dân, chính quyền CS chỉ biết thu thuế, không mảy may để tâm tới phúc lợi người dân, các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi bệnh nhân phải có tiền, không có tiền thì chịu chết, đi học, chữa bệnh phải có tiền, cái gì cũng phải mất tiền.

Bình đẳng. Mặc dù có một số khuyết điểm nhưng VNCH trước đây tương đối là một  xã hội công bình, tuy có nạn bè phái nhưng người  có tài đức dù thân cô thế cô vẫn có cơ hội tiến thân điển hình là Giáo sư Nguyễn Văn Bông. Xuất thân từ người con thông minh trong một gia đình nghèo tại miền quê, Bông đã phải làm lao động thêm để lo đèn sách, lớn lên anh ta xuất dương du học, làm bồi tầu, khuân vác cực nhọc rồi thành công vẻ vang, đậu tiến sĩ, thạc sĩ, làm tới chức Viện trưởng một Học viện lớn, nếu sống dưới chế độ CSVN hiện nay, tột đỉnh cuộc đời của ông ta chỉ có thể làm một thầy giáo làng quèn mà thôi.

Từ 1975 cho tới nay, sự học hành, công ăn việc làm chỉ con cái cán bộ, đảng viên hoặc những người từ miền Bắc vào mới được ưu tiên, con cháu các cựu quân nhân, viên chức chế độ cũ hoặc phó thường dân Nam bộ vẫn bị kỳ thị phân biệt đối xử nặng nề, chính quyền CS duyệt xét lý lịch đương đơn rất kỹ. Những công việc tốt, lương cao, béo bở hái ra tiền…  chỉ dành cho các đảng viên hoặc họ hàng thân thuộc, những người từ miền Bắc vào Nam còn những việc xương xẩu, làm chỉ đủ bỏ vào mồm mới đến tay thành phần chế độ cũ hoặc phó thường dân Nam bộ.

Nay người dân phía dưới sông Bến Hải vẫn tiếc nhớ một thời vàng son của miền Nam nước việt nhưng cái thời ấy nay đã chết rồi, nó chỉ còn để lại một tiếng vang, vang bóng một thời. Quân chiếm đóng đã tàn nhẫn bế mạc cái thời huy hoàng ấy, mặc dù họ lớn tiếng kêu gọi xóa bỏ hận thù nhưng người miền Nam vẫn không thể quên những hành động trắng trợn của họ tại mảnh đất này.

Quân chiếm đóng có thực sự muốn xoá bỏ hận thù hay không? Họ xóa bỏ hay đào sâu thêm cái hố sâu hận thù đã vốn dĩ sâu thăm thẳm từ bao năm qua? Người Việt Hải ngoại chúng ta hòa hợp với quân chiếm đóng, đem tài nguyên tài năng về Việt Nam xây dựng quê hương hay là để củng cố thêm quyền lực và tài sản cho bọn thống trị, để họ vơ vét thêm tài sản nhân dân cho đầy túi tham và đè đầu cưỡi cổ nhân dân miền Nam thêm nhiều thế kỷ nữa? Trước mắt chúng ta thấy họ vẫn ngoan cố như tự bao giờ, trước sau như một.

Địa vị của quân chiếm đóng, của bọn thống trị vẫn phải được củng cố vững mạnh hơn bao giờ hết bằng lưỡi lê và họng súng.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

180 Phản hồi cho “Ba mươi sáu năm qua”

  1. Cầu Bông says:

    Bao giờ cũng có kẻ man dại, dở người như gã ýthiêng.

    Ngoài đời thật/thực don dẹp lũ dở người là việc của Police.
    Trên diễn đàn không có Police nên phải dùng cách khác: Cứ để cho nó mở miệng, gào thét một mình; cứ để BBT đăng (họ là chủ mà), nhưng không ai trả lời nó cả.

    Rồi cũng phải đến lúc cả hai, kẻ dở hơi và BBT, “hết hơi”, không đăng nữa.

    • Ý Thiêng says:

      Nơi võ trường,
      Kẻ hủ nho như Cào Bông
      đến phải rúc nách tên côn đồ Ý Thiêng
      mà xin che cbở tấm thân tàn, à.

      Mỗi việc cho mỗi nơi.
      Mỗi người cho mỗi cảnh.
      The right man for the right situation.

      Hủ nho nhược tiểu thì cũng đến mức nào
      đó thôi, Cào Bông ! — Mở mắt, mở !

  2. ĐÔNG DƯƠNG THỜI BÁO says:

    36 NĂM …CHẠY TRỐN – 36 NĂM … NHỤC NHÃ quá trời .

    Đại (bại) tướng Cao văn Viên : “… Chúng ta không có trách nhiệm chiến tranh . Trách nhiệm chiến đấu là của người Mỹ . Chính sách do Mỹ đề ra , chúng ta chỉ theo họ (đánh thuê ) mà thôi …” -
    Hãy đọc Tư liệu Sử ký – ” CUỘC THÁO CHẠY TÁN LOẠN ” – DECENT INTERVAL…- Frank Snepp – Cựu quan chức CIA .

    • hương says:

      Dĩ nhiên thua thằng đại bịp thì trả bằng mạng sống và tất cả, nhưng kẻ đau nhất là kẻ bị lừa, cả dân tộc bị hồ chí gian lừa, đảng viên tướng cướp cộng sản lừa các người yêu nước và chính thằng bạn “môi hở răng lạnh” trung quốc đánh cho một vố đau điếng năm 1979 và 1984. Đại ca bộp tai đá đích thằng đàn em gian trá hai mặt và mặt dày, đến nay tàu trung quốc cắt dây cáp tàu VN trên hải phận VN nhưng cũng chỉ phản đối lấy lệ qua cách ” ngoại giao” mà thôi, không như hải quân VNCH “thua trận” dám nả trọng pháo vào soái hạm của hải quân trung quốc năm 1974 khi Hán gian đánh chiếm đảo Hoàng Sa khiến nhiều sĩ quan cao cấp trung quốc tử thương. Vậy hỏi toàn dân, toàn quân xem ai nhục nhã hơn ai đây? quân đội VNCH buông súng không đánh nữa theo lệnh , không nhục , hỏi lại QĐND cầm súng nhưng thấy địch bắn giết dân không dám đánh trả, toàn một bọn hèn , chỉ dám ăn hiếp dân, đàn bà con gái nghèo đó mới là thật sự sĩ nhục, chuyện đánh nhau sẽ có bên thua bên thắng là chuyện thường tình. Còn viết thêm còn nhục thêm cho bọn hèn nhát luồn cuối Hán gian, mãi quốc cầu vinh. Sử xanh muôn đời ghi chép như các cuộc tàn sát dân tại Huế 1968 của quân đội hèn nhát. SLH

  3. Ý Thiêng says:

    Có nhớ chăng, nhớ chăng là… Trong đêm 29 tháng Tư năm ấy…
    Ý Thiêng còn tay đài Sanyo, tay súng Carbin M.II…bên bờ sông
    Saigon, gần quán …thịt rừng Tân Vạn…
    Buồn ! Bèn đánh thức ông chủ quán, xin mua đủ một két 33
    đông đặc, ra xa lộ Biên Hoà uống cho quê hương, đêm nay…,

    Bỗng qua Sanyo ba băng, vang lên lời Râu Kẽm, rằng ” Nay đã
    quá muộn! không cách nào cứu vãn nữa. Bạn đã bỏ rơi ta,
    bỏ đi…và quân dịch đang tới… Tất cả chánh quyền VNCH đã
    tháo chạy ! Thôi…thì sẽ ” Xoá bài Làm lại !”

    Vâng, vấn nạn Việt Nam là SẼ phải Xoá bài Làm Lại…như đang
    âm thầm tiến hành đó…

    • Mạc Phi Đăng says:

      Thôi em YY, đủ rồi em ạ! Em đã có tuổi rồi, thế mà lúc nào em cũng ăn nói bộp chộp như kẻ mất trí, chị biết vì em quý mến anh Kỳ lắm lắm, phải không YY?

      Chị ước ao em YY, BPĐVÂ…thay vì bưng bô cho anh Kỳ (ông ấy và chị đang ăn tiền tàn tật của Mỹ) các em nên về VN bưng phở giùm chị; lau bàn cho tiệm của cháu Kỳ Duyên, và giặt giũ quần áo cho mẹ con, cháu chắt của chị nhé!

      • Ý Thiêng says:

        Ơi chị,.,à quên,ả Đang ơi ới à…

        Ngày xưa ả tu luyện nơi trại gian…nữ
        tù binh tại Tam hiệp, hỉ,

        Thảo nào ả chanh chua Bắc Kỳ thế..

        Ả có nhớ ngày ngày gởi mua…hột
        é và chuối già làm rì không,,,hà hà…

  4. Phạm Đức Nhì says:

    LÁ CỜ CHÍNH NGHĨA
    Tự do như muối hạnh phúc như đường
    Khi còn đang ăn đủ miếng ngọt miếng ngon
    Khó thấy được giá trị của hạt đường hạt muối
    Tôi sống ở miền nam nhìn dòng đời trôi nổi
    Nở lại tàn bao nhiêu mùa hoa
    Hai nền Cộng Hòa, một cuộc chiến tranh dài đẫm máu
    Chúng tôi đã dốc lòng chiến đấu bảo vệ tự do dưới lá cờ nền vàng ba sọc đỏ
    Tiếc thay trong đội ngũ chúng tôi có ít những Ngô Quang Trưởng , Nguyễn Khoa Nam mà lại khá nhiều Nguyễn Vĩnh Nghi, Nguyễn Văn Toàn
    Nên lính mất niềm tin dân chán nản
    Những kẻ có lòng lắc đầu ngao ngán
    Rồi nước Mỹ đồng minh, xưa là bạn nay trở mặt lọc lừa quên lời hứa năm xưa
    Bỏ mặc “ tiền đồn của thế giới tự do “ thất thủ
    Kẻ thù đưa chúng tôi lưu đày biệt xứ
    Rồi khua chiêng gióng trống ăn mừng
    Đám trí thức, sinh viên, học sinh xưa trốn vô bưng mơ một thiên đường trên trái đất
    Nay ngồi trên khán đài nghếch mặt “ Thiên đường đang ở trong tầm tay “
    Má Hai xưa đào hầm nuôi cán bộ
    Nay hớn hở “ Tụi nó dzià mình chắc có tương lai “
    Bà Tám con chết trận Đồng Xoài
    Hãnh diện lãnh bằng gia đình liệt sĩ
    Những nhà văn, nhà thơ, xưa chống “ cuộc chiến tranh phi lý “ (đâm sau lưng người lính Cộng Hòa ) Nay chìa bút ra xin viết bài ngợi ca chế độ mới
    Đám thanh niên xưa trốn chui trốn nhủi ở hậu phương
    Xanh mặt khi nghe nhắc tới chiến trường
    Nay tự nhận đã yêu thầm cách mạng
    Những người dân bình thường
    Xưa gặp lính khi ghét khi thương lúc buồn ngồi chửi đổng
    “ Tao chửi cả thằng Tổng Thống xá gì lính tráng tụi bay “
    Nay cũng ngập ngừng vỗ tay nhưng mắt nhìn quanh lấm lét
    Họ chưa có câu trả lời dứt khoát muốn đợi một thời gian
    Sau vài năm
    Cuộc hôn nhân qua tuần trăng mật đã đầy nước mắt và những tiếng nấc nghẹn ngào
    Đám trí thức vô bưng năm nào tức giận thấy mình bị bội phản
    Buông lời phản kháng kẻ vô khám Chí Hòa người bị quản thúc tại gia đuổi gà cho vợ
    Thiên đường ước mơ sụp đổ
    Má Hai đã quen dần với bo bo, với sắn với khoai như người dân miền Bắc
    Những cán bộ xưa má nuôi trong hầm bí mật đã ra lệnh bắt má mấy lần
    Má không đủ ăn lấy đâu đóng thuế
    Bà Tám ôm tấm bằng Gia Đình Liệt Sĩ bụng đói meo làng trên xóm dưới ai cũng nghèo
    Tình người hiếm hơn hồi đó
    Bà ra mộ con ngồi nhổ cỏ khóc thầm
    Những văn nhân một thời phản chiến“ ngộ biến tòng quyền “ cố bẻ cong ngòi bút nhưng với văn thơ, với nhạc quen phóng túng tự do sao chịu nổi gông xiềng
    Tếc những ngày trời rộng thênh thang muá bút
    Đám thanh niên hèn, khoác lác tưởng được chế độ mới tin dùng
    Bị đi lao động quốc phòng thanh niên xung phong làm việc không công nơi rừng sâu nước độc cháy da vàng mắt đói lòng
    Những người dân xưa chủi vung chửi vít nay im thin thít chẳng dám hé môi
    Một số kẻ lỡ lời bị đi “ tù không án “ khi cán bộ xưng tụng bác Hồ, ca ngợi Đảng họ cao giọng hoan hô vỗ tay thật to nhưng bụng thầm ao ước được sống lại những ngày xưa cũ
    Sau ba mươi tháng tư,
    Đớn đau tủi hổ là gia đình người lính Cộng Hòa
    Kẻ bị cướp nhà người bị cướp đất con bị đuổi học vợ mất sở làm chồng đi tù biệt tăm
    Đi họp, cán bộ Cộng Sản mỉa mai nhiếc móc ra đường bị lườm dọc nguýt ngang
    Đến khi ruộng vô tập đoàn
    Gạo vải sữa đường bán theo tiêu chuẩn
    Nhà máy công ty hãng xưởng trờ thành quốc doanh
    Công an khu vực đầy quyền hành
    Thực thi chính sách nhân hộ khẩu người dân chịu đời không thấu
    Mà chẳng dám than vãn kêu ca
    Bấy giờ gia đình người lính Cộng Hòa mới nhận được những tia nhìn thiện cảm
    Nghĩ đến con, đến chồng, đến cha trong nhà tù Cộng Sản
    Họ hãnh diện ngẩng đầu
    Hôm nay giữa trời cao
    Được thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ
    Phất phới bay trong gió
    Tôi muốn khóc thật to tôi muốn hét lên “Đây hạnh phúc ! Đây tự do ! “
    Mà thuở nào tôi đã buông tay đánh mất
    Để phải chôn tháng năm tươi đẹp nhất của cuộc đời
    Trong các trại tù rải rác khắp nơi
    Trên đất nước họ hàng tôi,
    Đồng bào tôi những ai không đi được mấy chục năm trường gánh chịu đau thương uất hận tủi hờn Nhìn quê hương tan nát mẹ Việt Nam ơi ! Những đứa con lưu lạc
    Đã nhận rõ lỗi lầm
    Đang đấu tranh âm thầm cho một ngày quang phục
    Sẽ còn nhiều khó nhọc
    Để dành lại giang san
    Từ tay bọn Cộng Sản tham tàn
    Nhưng kìa ! Phất phới bay trong gió
    Vẫn như ngày nào
    Ba mươi Sáu Năm Sau
    Lá cờ vàng ba sọc đỏ
    Mà sao hôm nay chính nghĩa sáng ngời
    Chẳng cần một lời luận bàn lý giải
    tChúng tôi đứng lặng nhìn, lòng khoan khoái
    Lá cờ vẫn còn đây thì quê hương ơi !
    Sẽ có một ngày.

    Viết tại San Leon sau một lần dự lễ dựng kỳ đài tại Houston.
    Phạm Đức Nhì

Leave a Reply to Mạc Phi Đăng