WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cửa Trời rộng mở dưới đời thượng ngươn

Cách tính Lục Thập Hoa Giáp của nguời Trung Hoa ngày xưa đến đời Hoàng Đế (Hiên Viên) được gọi là cách tính Tam Ngươn Cửu Vận, với 60 năm gọi là một Ngươn, khởi đi từ Thượng Ngươn, đến Trung Ngươn rồi Hạ Ngươn, tổng cộng Tam Ngươn là 180 năm, cho chúng ta biết vòng Tam Ngươn cận đại bắt đầu từ năm 1864 và đời Thượng Ngươn sắp đến sẽ bắt đầu từ năm 2044.

Chữ Cửa Trời trong câu sấm truyền trên chỉ 2 vật thể: Cánh Cửa Vào Cõi Trời và Cõi Trời. Bài viết ngắn này chỉ bàn tổng quát về một vài phát hiện mới đang làm thay đổi quan niệm về hai vật thể trên trong tinh thần khoa học hữu hạn của người viết.

Theo một cuộc thăm dò của cơ quan thông tấn ABC cứ 10 người cư ngụ tại Hoa Kỳ có đến 9 người tin có Cõi Trời. Phần đông cho rằng Cõi Trời hay cõi Thiên Đường là một vùng đất có sự sống cao hơn chúng ta hiện nay và không có khổ đau như các tôn giáo mà họ tôn thờ đã diễn tả. Vậy Cõi Trời hiện đang ở đâu trong vũ trụ bao la và tại sao nền khoa học hiện tại không thể định vị được?

Hơn 2000 năm trước người Phương Đông đã biết định vị các vì sao trên bầu trời và biết ghi nhận được những vụ nổ trên Mặt Trời hay ở những vị trí xa xôi trong vũ trụ. Các bậc vi nhân Phương Đông như Lão Tử đã cho rằng chúng ta đến từ Phản Thế Giới (thế giới Vô Vi) và chỉ cho chúng ta cách Chuyển Thể để đi vào Phản Thế Giới sống Trường Sanh Bất Tử trong đó. Đức Phật Thích Ca Mầu Ni đã dùng thần nhãn soi vào mọi ngóc ngách trong vũ trụ và vẽ ra hình ảnh Cõi Trời, cõi Cực Lạc, với cách diễn tả thật cổ xưa nhưng lại có nhiều điểm phù hợp với nền khoa học hiện tại và cách diễn tả về cõi Thiên Đường của các tôn giáo khác tận Phương Tây: Cõi Trời là một vùng đất (có thể là một hành tinh) được hình thành bằng nhiều kim loại quí, không ruồi muỗi sâu bọ, thực vật và động vật phát sáng, loài người tại đó không có giới tính trai hay gái và đuợc sanh ra từ hoa sen Hồ Thúc Bảo (có thề là máy sinh vô tính) là loài thượng đẳng sống trường thọ với nền văn minh hình thành cách đây 167 triệu năm, khi muốn ăn mặc thì tự tuởng mà có thức ăn và áo quần (Có thể nền sản xuất đã tự động hóa siêu đẳng hay vật chất tại đó là Phản Vật Chất quá nhẹ nên có thể điều khiển đuợc bằng tư tuởng), họ có một cuộc sống không khổ đau và còn có thần túc, thiên lý nhãn, thiên lý nhi;.. (có thể là dĩa bay, vô tuyến truyền hình, điện thoại …) với một nền kiến trúc tuyệt hảo v.v… (bạn đọc có thể thấy được hình ảnh hoa sen Hồ Thúc Bảo trong phim Matrix và động vật thực vật phát sáng trong phim Avatar).

Vào thế kỷ XX, Khoa vật lý của Phương Tây đã tìm ra được nhiều định luật về sự vận chuyển của thế giới tự nhiên và khoa vật lý thiên văn tìm ra được 4 lực tương tác trong vu trụ (lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu) thì những chuyện như muốn ăn mặc chỉ cần tự tuởng mà có đồ ăn và áo quần hoặc các thiên thần tự bay lơ lửng trong không gian là những chuyện giả tuởng phản khoa học không thể có trong trái đất chúng ta đang sống và cũng không thể có trong vu trụ bao la, nhưng qua thế kỷ XXI khoa thiên văn Phương Tây nhờ quan sát và thí nghiệm đã tìm ra nhiều điều mới lạ thì những chuyện trên cần phải nghiên cứu và bàn lại vì có thể xảy ra.

Nền văn minh Phương Tây, nhất là khoa thiên văn, có thể nói là đi sau về trước. Đến thế kỷ XV, người Phương Tây còn nghĩ rằng bầu trời là một màn giống như thủy tinh trên đó có gắn các vì sao. Mặt đất là trung tâm mà các tinh tú, mặt trăng, mặt trời xoay quanh. Khi Christopher Columbus (1458-1506) tìm ra châu Mỹ, người Phương Tây mới bắt đầu nghi ngờ trái đất là một khối cầu. Công lao đưa con người và trí tuệ con nguời vào vũ trụ, không phải do các nhà thiên văn như Nicolaus Copernicus (1473-1543) đã phát hiện ra trái đất xoay quanh mặt trời hay Galileo Galilei (1546-1642) vị cha già của nền khoa học cận đại, mà do những người thợ làm kính tên là Hans Lippershey (1570) và Zacharias Janssen (1580-1630) hợp lực cùng Jacob Metius (1571) tạo ra một viễn vọng kính đầu tiên cho đài thiên văn Alkmaar ở Hòa Lan. Từ đó người Phương Tây mới quan sát sâu vào trong vũ trụ và phân loại từng vật chất trong vũ trụ như: tinh vân, hành tinh, thiên hà, sao mới, sao lùn, sao chổi, hố đen v.v…

Đầu thế kỷ XX, Nhà thiên văn kiêm giáo sĩ người Bỉ Goerges Lemaitre (1894-1966) khi quan sát được các thiên hà mỗi ngày mỗi trôi xa đã đưa ra thuyết Big Bang cho rằng cách đây 13.7 tỉ năm vật chất trong vũ trụ ở dạng cực nóng tụ lại một điểm gọi là Điểm Kỳ Dị rồi bùng nổ ra. Nay vũ trụ là một khối cầu đang giãn nở. Cuối thế kỷ XX, nhà vật lý thiên văn Stephen Hawking (1942) dựa vào thuyết Big Bang có ý kiến cho rằng trong nay mai (vài tỉ năm nữa!) khối cầu vũ trụ sẽ nguội dần và lực hấp dẫn của các thiên hà sẽ làm cho khối cầu vu trụ co lại. Suốt thế kỷ XX, nhiều câu hỏi được đặt ra và chưa giải đáp được như: Căn nhà chúng ta đang sống (vũ trụ) có hình gì? Nếu vũ trụ là một khối cầu đang giãn nở thì có bao nhiêu khối cầu hay chỉ một như thế mà thôi trong vũ trụ ? Nếu vũ trụ không phải là khối cầu thì vũ trụ là một khoảng không gian hữu hạn hay vô hạn? v.v…

Khi quan sát vũ trụ, các nhà thiên văn bị một trở ngại to lớn là tầng khí quyển bao quanh trái đất đã che mờ kính thiên văn. Tháng 4 năm 1990, cơ quan không gian NASA phóng viễn vọng kính Hubble lên quĩ đạo quay quanh trái đất một vòng là 97 phút. Sau bốn phi vụ sửa chữa của phi thuyền con thoi, viễn vọng kính Hubble được gắn máy chụp hình loại mới, với tia cực tím, tia hồng ngoại đã cung cấp được những bức hình rõ nét hơn 10 lần những bức hình của đài thiên văn dưới đất. Hubble đã nhìn sâu vào những vật thể xa đến 14 tỉ năm ánh sáng trong vũ trụ và phát hiện ra nhiều mới lạ làm thay đổi những quan niệm cũ và nhiều thứ bí mật mà nền khoa học hiện đại chưa thể hiểu hay giải thích được.

Khi chúng ta ngước mắt nhìn lên bầu trời, tức là nhìn ra vũ trụ, chúng ta và cả những nhà thiên văn thường có một khuyết điểm chung là nhìn những vật phát sáng và cho đó là những vật chất trong vũ trụ. Một nghiên cứu của Jememiah Paul Ostriker (1937) và nhóm cộng sự của ông ta thuộc trường đại học Cambridge cho biết: Hầu hết vũ trụ là những khoảng không gian tối tăm và hoang vắng nhưng những vùng tối này không trống rỗng như người ta tuởng. Nhóm nghiên cứu này kết luận khoảng không trống rỗng này chiếm đến 85% thể tích vũ trụ và chứa đến 80% vật chất (bao gồm vật chất không phát sáng và vật chất không thấy đuợc) trong vũ trụ.

Cách đây gần 200 năm nhà toán học August Mobrius (1790-1868) đã đề cập đến Chiều Thứ Tư, tức là Chiều Không-Thời Gian (Không gian ta đang sống là không gian Euclide 3 chiểu: lên xuống, qua về, tới lui). Chiều Thứ Tư là một không gian 3 chiều khác bọc bên ngoài hay xiên một bên không gian 3 chiều chúng ta đang sống nhưng khác thời gian. Các khoa học gia sau này bằng nhiều bộ môn và hình thức khác nhau đã xác nhận sự hiện hữu của Chiều Thứ Tư và còn nghi ngờ rằng khoảng không gian của Chiều Thứ Tư là một không gian thật còn không gian 3 chiều chúng ta đang sống là không gian ảo.

Năm 1936, Giáo sư toán Paul Adien Maurice (1902-1984), Carl Anderson (1905-1991) và Victor Hess (1883-1964) cùng nhau nhận giải Nobel nhờ xác nhận được Phản Hạt (Positron hay Anti Electron). Sau đó các khoa học gia khác cũng tìm ra Anti Proton và Antri Netron. Qua Phòng thí nghiệm CERN to lớn tại Châu Âu các khoa học gia Phương Tây hiện nay đang tìm cách tạo ra và sử dụng những loại vật chất mới: Phản Vật Chất hay nói chung là những Vật Chất Tối.

Từ năm 1990 trở đi khi nghiên các các vụ nổ xa xôi trong vũ trụ (qua tia gamma ray burst) các nhà thiên văn bắt đầu nghi ngờ có một nguồn năng lượng nào đó trong các thiên hà và đang đẩy các thiên hà mỗi ngày mỗi trôi xa và họ gọi nguồn năng lượng đó là Năng Lượng Tối. Họ đã phóng nhiều vệ tinh và phi thuyền lên không gian với những thí nghiệm để tìm cách xác nhận luồng Năng Lượng Tối đó.

Tháng 10 năm 2004, một chương trình tại đài thiên văn Apache Point, New Mexixo, U.S.A. với sự tham gia của trên 200 nhà thiên văn từ 13 viện thiên văn quốc tế đã vẽ được một bản đồ 3 chiều của vũ trụ trong khoảng không gian xa 2 tỉ năm ánh sáng. Chương trình này xác nhận sự tồn tại của một nguồn Năng Lượng Tối đang lan tỏa khắp các thiên hà và sự tồn tại của Vật Chất Tối và Chiều Thứ Tư. Nói môt cách rõ ràng hơn là chương trình này xác nhận được một Vũ Trụ Dương nằm bên cạnh một Vũ Trụ Âm hay Phản Thế Giới nằm bên cạnh một Thế Giới, hay nói theo cách nói của Phương Đông là Thế Giới Hữu Vi đã dùng Hữu Vi để xác nhận được sự hiện hữu của Thế Giới Vô Vi, một thế giới mà các bậc vĩ nhân của các tôn giáo khắp toàn thế giới đề cập đến hàng ngàn năm trước hay một nửa vũ trụ bí mật nằm truớc con mắt của các nhà khoa học.

Năm 1930, Victor Hess phát hiện ra những hạt có năng lượng cao đến từ những vụ nổ trong cõi xa xôi của vũ trụ va vào bầu khí quyển tạo ra mưa vũ trụ (Cosmic Ray). Năm 1932, Carl Anderson dùng một dụng cụ gọi là Cloud Chamber nhìn sâu vào mưa vũ trụ đã nhìn thấy được một định lượng tương đương xảy ra bên cạnh lượng Electron ông gọi là Positron hay anti-electron. Từ đó Phản Hạt hay Phản Vật Chất được xác nhận. Cũng từ đó các khoa học gia Phương Tây cho rằng Hạt và Phản hạt có một lượng tương đương khi vụ nổ Big Bang xảy ra; nay Phản Hạt có rất ít trong Ngân Hà và hình như không có trong Thái Dương Hệ mà tồn tại rất nhiều ở đâu đó trong rìa của vũ trụ nên họ đã cho gắn máy dò Phản Hạt AMS (Alpha Magnetic Spectrometer) trong trạm không gian đề dò tìm Phản Hạt. Nhưng ngày nay khi nghiên cứu những bức ảnh các thiên hà va chạm nhau cung cấp bởi viễn vọng kính Hubble nhờ có gắn tia hồng ngoại tia cực tím nên có thể ghi lại được màu sắc khác nhau của Vật Chất và Phản Vật Chất. Họ đã thấy đuợc màu của Phản Vật Chất nhiều hơn màu của Vật Chất ở trong vùng khi các thiên hà va vào nhau. Như thế Phản Thế Giới to lớn hơn đang tồn tại song song cùng Thế Giới bên trong các Thiên Hà. Ngân Hà là một thiên hà thì cách cấu tạo cũng giống như những thiên hà khác nên có một số khoa học gia cho rằng Phản Thế Giới có thể đang tồn tại một cách to lớn đâu đó trong Ngân Hà và cả trong Thái Dương Hệ ở một khoảng Không-Thời-Gian khác mà mắt ta không thể thấy đuợc.

Khi quan sát Hố Đen (Black Hole), là những vị trí trong vũ trụ có lực hấp dẫn quá mạnh hút tất cả các vật chất chung quanh kể cả ánh sáng. Các khoa nhà thiên văn trước đó cho rằng Hố Đen là “xác chết” của một vì sao có khối lượng quá giới hạn Chandrasekhar bị suy sụp vào trong bởi lực hấp dẫn chính nó và biến thành một Hố Đen. Những quan sát gần đây cho thấy Hố Đen không giống như những suy nghĩ trước, lớn nhỏ xuất hiện khắp nơi trong Ngân Hà trong vũ trụ và hình như mỗi thiên hà và kể cả Ngân Hà đều có một Hố Đen to lớn nằm tại tâm. Hố Đen to lớn nhất được phát hiện nằm tại tâm của một thiên hà trong chòm sao Đại Hùng có cùng tuổi với vũ trụ. Những nghiên cứu và lý thuyết mới nhất về Chân Trời Sự Kiện (vành đai quanh Hố Đen mà vật chất không thể thoát ra đuợc) và tâm Hố Đen cho biết trong tâm Hố Đen có một Điểm Kỳ Dị tại đó vật chất bị kéo vào tâm như một sợi dây mì ống. Vật chất ấy bị kéo đi đâu thì chúng ta chưa thể biết đuợc vì tất cả quan sát và lý thuyết trong Hố Đen đều không thực hiện và áp dụng đuợc.

Khi quan sát những Sao mới và Siêu Sao Mới (Supernova), là những ngôi sao nằm trong hay ngoài Ngân Hà hay các thiên hà xa xôi, bùng nổ phát ra những tia sáng cực lớn, phần đông là những đám hơi Plasma trong một thời gian ngắn, các nhà thiên văn Phương Tây cho rằng chúng được hình thành bằng hai trường hợp: Thứ nhất là các sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất, sụp đổ vào trong dưới trọng trường của chính nó, khi áp xuất và mật độ vật chất tăng cao thì gây nên vụ nổ. Thứ hai là sao lùn trắng hút lấy vật chất của những sao bay quanh nó khi đạt tới khối lượng Chandrasekhar thì phát ra vụ nổ. Thế nhưng khi dùng Hubble quan sát Sao Mới T. Pyxidis ở trong chòm sao Pyxis cách chúng ta khoảng 3.300 năm ánh sáng bùng nổ trong những năm 1980, 1902,1920,1944 và 2011 đã tăng khối lượng rộng ra hơn 1 năm ánh sáng có đến hơn 2.000 bong bóng. Các nhà thiên văn đã phát hiện nhiều điều mới lạ như những bong bóng không chỉ là những đám hơi mà còn có vật chất trong đó, có bong bóng to hơn Thái Dương Hệ, tốc độ của các vật chất trong các bong bóng khác nhau và cùng bùng nổ về một phía. Các nhà thiên văn cho rằng cần phải giải thích lại sự hình thành của sao mới và sao siêu mới vì họ không hiểu từ đâu số luợng vật chất nhiều vô hạn ấy tuôn trào ra.

Vật Chất bị cuốn vào Hố Đen rồi sẽ đi về đâu? Vật chất từ đâu xuất hiện tuôn trào ra như vô hạn ở các ngôi Sao Mới ? Là những câu hỏi chưa thể trả lời được bởi các nhà thiên văn Phương Tây. Một số ít nghi ngờ Hố Đen và Sao Mới là hai cánh cửa để vật chất chuyển đổi đi qua đi lại giữa khoảng không gian 3 chiều và không gian 4 chiều hay là hai cánh cửa đi qua đi lại giữa Cõi Trời và cõi Ta Bà của chúng ta nhưng không thể công bố ý nghĩ mình ra vì khả năng con nguời chưa thể quan sát vào sâu trong Hố Đen hay đằng sau Sao Mới.

Trong những năm gần đây khi nghiên cứu về cái gì xảy ra sau khi con người chết đi và truớc khi con người được sinh ra, các khoa học gia ghi nhận được một số rất đông nói rằng trước khi sinh ra hoặc sau khi chết đi đều thấy bị hút vào đi qua một đuờng hầm tối đen và rồi thấy một luồng ánh sáng chói nhòa trong một vùng không gian yên tĩnh. Phải chăng đó là Hố Đen và Sao Mới hay là cánh cửa đi qua đi lại giữa hai vùng không gian khác nhau cũng hiện diện trong sự sống và chết của con người.

Cũng trong những năm gần đây chúng ta còn phát hiện ra nhiều vụ mất tích không để lại dấu vết của hàng trăm, hàng ngàn người nhiều nơi trên thế giới. Nhiều vụ mất tích của tàu bay, tàu thủy trên vùng biển Tam Giác Quỉ, trong vùng biển hồ ở Trung Quốc. Sự xuất hiện của những vật bay (UFO) không định được xuất xứ và những hình thù kỳ lạ trên những đám cỏ trong nhiều quốc gia mà nhiều nhất là tại nước Anh. Nhiều khoa học gia nghi ngờ Hố Đen chính là thủ phạm gây ra những vụ mất tích trên và sự giao lưu giữa hai vùng không gian khác nhau đã để lại hình ảnh diễn ra song song của những vật trong vùng không gian khác như những UFO nhưng không có hình ảnh nào là thật với vật chất của chính nó, hoặc nhiều lắm là có được sự tác động các hình thù các vật chất đó trên các đám cỏ.

Những phát hiện mới đây của nền thiên văn hiện tại không đủ khả năng giải thích được câu hỏi căn nhà chúng ta đang sống (vũ trụ) có hình gì? Mà trái lại làm rối ren thêm câu trả lời trên với một lý thuyết mới cho rằng toàn thể vủ trụ là một vùng không gian ở đằng sau một Hố Đen khổng lồ, tại đó có một Điểm Kỳ Dị đang sản xuất và đẩy các thiên hà mỗi ngày mỗi trôi xa.

Phản Thế Giới hay Thế Giới Vô Vi đuợc các khoa học gia Phương Tây xác nhận đang tồn tại trước mắt và song song với Thế Giới chúng ta đang sống. Sự xác nhận này không phải một sớm một chiều mà có được mà do một quá trình tìm tòi phát minh phát hiện đối chiếu thực nghiệm của các nhà khoa học Phương Tây suốt gần 200 năm qua, hiện đang tạo ra hàng trăm câu hỏi hướng về nửa vũ trụ đầy bí mật kia chưa giải đáp được như: Năng Luợng Tối có bao nhiêu lực? Vật Chất Tối hay Phản Vật Chất là những chất gì? có bao nhiêu loại? Có kết hợp được cùng Vật Chất trong thế giới chúng ta hay không? Có kết thành ngân hà và hành tinh như trong vũ trụ ta đang sống không? Có sự sống trong Phản Thế Giới hay không? Cánh cửa đi qua Phản Thế Giới hiện ở đâu? v.v… Sự xác nhận này còn quá sớm để nói rằng sẽ làm thay đổi nền khoa học và triết học hiện đại của chúng ta nhưng đang bắt đầu làm thay đổi nhiều quan niệm của nhiều khoa học gia và những con người đầy tò mò về nhiều vật thể và cả cách sống.

Câu sấm truyền Cửa Trời Rộng Mở Dưới Đời Thượng Ngươn cho ta biết nền khoa học hiện đại sẽ mở rộng Cánh Cửa Vào Cõi Trời vào năm 2044, nhưng theo dự đoán của tôi thì chuyện ấy sẽ xảy ra sớm hơn và công lao to lớn ấy đuợc dành cho một cô gái 22 tuổi tên là Amelia-Frazen Mc Kelvie, thực tập sinh khoa thiên văn thuộc một trường đại học ở Úc Đại Lợi.

Cô ta đã thành công trong việc nghiên cứu dùng tia X-Ray để quan sát được Phản Vật Chất. Không bao lâu một kính thiên văn loại mới quan sát Phản Vật Chất sẽ được chế tạo để hướng về phần còn lại đầy bí mật của một nửa vũ trụ và sẽ giải thích cho chúng ta hàng ngàn câu hỏi mà chúng ta chưa trả lời đuợc.

© Nhất Huớng Nguyễn Kim Anh

© Đàn Chim Việt

——————————————————————————-

- Đính kèm bản tin mới nhất bằng Anh Ngữ liên quan đến Amelia-Frazen Mc Kelvie

Aussie student finds universe’s ‘missing mass’

– Fri May 27, 4:01 am ET

SYDNEY (AFP) – A 22-year-old Australian university student has solved a problem which has puzzled astrophysicists for decades, discovering part of the so-called “missing mass” of the universe during her summer break.

Undergraduate Amelia Fraser-McKelvie made the breakthrough during a holiday internship with a team at Monash University’s School of Physics, locating the mystery material within vast structures called “filaments of galaxies”.

Monash astrophysicist Dr Kevin Pimbblet explained that scientists had previously detected matter that was present in the early history of the universe but that could not now be located.

“There is missing mass, ordinary mass not dark mass … It’s missing to the present day,” Pimbblet told AFP.

“We don’t know where it went. Now we do know where it went because that’s what Amelia found.”

Fraser-McKelvie, an aerospace engineering and science student, was able to confirm after a targeted X-ray search for the mystery mass that it had moved to the “filaments of galaxies”, which stretch across enormous expanses of space.

Pimbblet’s earlier work had suggested the filaments as a possible location for the “missing” matter, thought to be low in density but high in temperature.

Pimbblet said astrophysicists had known about the “missing” mass for the past two decades, but the technology needed to pinpoint its location had only become available in recent years.

He said the discovery could drive the construction of new telescopes designed to specifically study the mass.

Pimbblet admitted the discovery was primarily academic, but he said previous physics research had led to the development of diverse other technologies.

“Whenever I speak to people who have influence, politicians and so on, they sometimes ask me ‘Why should I invest in physics pure research?’. And I sometimes say to them: ‘Do you use a mobile phone? Some of that technology came about by black hole research’.

“The pure research has knock-on effects to the whole society which are sometimes difficult to anticipate

 

 

2 Phản hồi cho “Cửa Trời rộng mở dưới đời thượng ngươn”

  1. Bui.Băm. says:

    HạNguơn hay ThượngNguơn gì,
    Rồi cuốicùng cũng chết trụi, thì có chi mà phải bàn???

  2. maison says:

    Quote: Cửa Trời Rộng Mở Dưới Đời Thượng Ngươn.

    Thượng Ngươn.?????

    Thượng ngươn là thời tạo thiên lập địa.
    Hạ ngươn là thời hiện tại ( 2011) và thời tương lai của vũ trụ

Leave a Reply to maison