WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bạo lực học đường

Có thể nói, chưa bao giờ báo chí trong nước lại đề cập nhiều đến bạo lực học đường như hiện nay. Hãy đọc qua số liệu cụ thể gần đây, bạn sẽ thấy choáng ngay: Ngày 3.3, HS Phạm Tường Vi đánh Nguyễn Quỳnh Anh – cùng học lớp 10A13, trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội.  Ngày 13.3, HS Un Giang San của trường THCS Nguyễn Văn Linh (Gia Lai) đã lôi kéo 2 bạn khác đánh Lê Viết Lợi học cùng trường. Ngày 16.3, một vụ hỗn chiến bằng hung khí giữa HS trường THCS Sông Hương và THCS Cù Chính Lan tại khu vực Công viên Thanh Quảng, TP Thanh Hóa. Ngày 21.3, Nguyễn Cẩm Ly, HS lớp 10 trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) đánh bạn Phạm Thanh Giang cùng trường rồi quay clip đưa lên mạng. Chiều 27.3, chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ, L.Đ.Hiến, HS lớp 10C8 trường THPT dân lập Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), đã dùng dao thủ sẵn trong người đâm bạn học cùng lớp là Lưu Thanh Tú ngay trước cửa lớp. Do vết dao đâm xuyên tim, Tú đã chết tại bệnh viện. Ngày 30.3, Võ Thanh Thảo, HS lớp 8A3 trường THCS Lê Lai, Q.8 (TP.HCM) đã bị 2 người bạn cùng lớp đánh đến ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày 31.3, Dương Quốc Bảo, HS lớp 7A2 trường THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) bị nhóm bạn nam đánh hội đồng ngay tại lớp. Điều gây sốc nhất cho xã hội là có không ít nữ sinh bị đánh bất tĩnh, bị xé áo giữa ban ngày bởi các nữ sinh khác trước sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có các bạn nam học sinh đã được mô tả đầy đủ không những trên báo giấy, mà còn sống động bằng hình ảnh trên báo mạng. Báo chí đã lên tiếng, dư luận xã hội đã được cảnh tĩnh, Công an đã vào cuộc, nhưng căn nguyên của sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức tuổi học trò này, đến giờ này vẫn chưa được nhận diện một cách thấu đáo.

Dưới con mắt của những nhà biện chứng, căn nguyên của các sự kiện phát sinh luôn được đánh giá từ hai phía: khách quan và chủ quan. Về khách quan, thường được quy chụp cho môi trường xấu vây quanh học trò. Môi trường xấu đó là gì? Internet là đối tượng được quy chụp đầu tiên, bị lên án là nơi tạo ra các “ma lực” cho lớp trẻ. Theo nhận định của các nhà báo M.Tú, A.Chân, Đ.Loan trong chùm ký sự “Mặt trái của thế giới ảo” đăng tải trên báo Sài gòn giải phóng số ra ngày 15/3/2010 thì Internet được ví như là “mảnh đất lắm người nhiều ma”. Đọc qua kỳ 1 với tít “Lạc vào xứ…bệnh” của ký sự này, TH phần nào đồng cảm với các ký giã, rằng trên Internet có rất nhiều cám dỗ với thế hệ trẻ nói chung, Việt Nam nói riêng. Trên thực tế, đã có bạn ở Hà Nội vì mê game “Võ Long Tuyền Kỳ”, bắt chước game thủ nên đã giết, rồi tự tay đào hố chôn xác của bạn mình. Trước một số cổng trường trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh đã từng xuất hiện băng rôn kêu gọi các bạn trẻ nhiễm game nên đi “cai nghiện” (!). Một số bạn trẻ ở Việt Nam bị mã lực xấu trong thế giới ảo thôi miên, buông xuôi các chuẩn mực đạo đức và lý tưởng sống là có thực, nhưng không là tất cả, Internet không thể là tội đồ.

Thế giới ảo là vậy, thế giới thực thì sao? Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu giáo dục VN và quốc tế, giáo dục các bậc phổ thông và Đại học ở Việt Nam tiếp tục nằm trong tình trạng nhồi nhét, học sinh chịu áp lực từ nhiếu phía: gia đình, nhà trường và xã hội. Các bạn không có được một lựa chọn tương thích cho mình với tư cách là một chủ thể. Nhà trường và phụ huynh đã làm thay các bạn ấy tất tần tật. Các bạn ấy hôm nay, nhóm TH trước đây cũng vậy thôi, giống như rô bốt đã được lập trình, học cho phụ huynh, thành tích của thầy cô và Nhà trường. Ký giã Minh Tiến đã có cái nhìn sâu sắc về yếu tố khách quan này trong bài viết “Ngăn chặn bạo lực học đường” trên báo Sài gòn giải phóng, số ra ngày 6/4/2010, rằng: “Một khía cạnh liên quan cần được xét đến, đó là mầm mống của bạo lực học đường còn có thể xuất phát từ chương trình đào tạo quá tải, làm cho học sinh bị rơi vào trạng thái căng thẳng, nên khi gặp những vấn đề không như ý muốn thì các em khó kiềm chế được bản thân, dẫn tới những hành vi lệch lạc. Trong khi đó, trường học chưa thể tạo ra được môi trường thân thiện, học sinh suốt ngày phải chạy đua với việc học, không có thời gian tham gia các hoạt động xã hội, thầy và trò không có nhiều cơ hội trò chuyện, cùng nhau chia sẻ các hoạt động chung để hiểu nhau hơn”. Ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh các trường công lập, tư thục, đã có nhiều trường phổ thông quốc tế. Cùng độ tuổi, cùng ở một khu phố, bạn trẻ có điều kiện học trường quốc tế hồn nhiên gấp nhiều lần bạn học ở trường công lập. Bởi ở trường quốc tế, chương trình học của các bạn nhẹ hơn, được tự nhiên phát triển nhân cách hơn so với các trường phổ thông khác.

Bạo lực học đường hiện nay ở Việt Nam đã trở thành nổi lo canh cánh của phụ huynh. Hai ký giả Thiên Long và Phi Loan đã có bài viết “Bạo lực học đường: Không lẽ “ngậm bồ hòn làm ngọt” đăng tải  trên báo Thanh niên ngày 05/04/2010. Đọc xong bài viết  này, TH có cảm giác rằng những công bộc quản lý giáo dục Việt Nam hiện nay, không có được cái tâm sáng, nghiên cứu sâu sắc nguyên nhân chủ quan của sự bùng phát bạo lực học đường. Trả lời của ông Nguyễn Hoài Chương – Phó giám đốc Sở Gíao Dục – Đào Tạo thành phố Hồ Chí Minh về sự kiện này thể hiện rõ sự hời hợt, rất có thể là né tránh, biện minh. Ông nói: “Việc đánh nhau trong trường học là một thực tế nhưng nhà trường phải giải quyết trong một thời gian dài chứ không thể một sớm một chiều vội kết luận quy lỗi cho ngành giáo dục là không đúng. Những biện pháp kỷ luật đối với HS cũng là một hình thức giáo dục chứ không phải xử lý như tội hình sự, nên nếu em nào giáo dục mãi không được thì phải đuổi học. Quy định của Bộ GD-ĐT về việc xử lý kỷ luật HS có quy định rõ tùy theo mức độ sẽ bị đuổi học, nhưng vấn đề giáo dục vẫn là chủ yếu. Tuy nhiên, nếu đặt mình vào vị trí của phụ huynh HS cá biệt mới thấy thông cảm. Chẳng cha mẹ nào muốn con bị xử lý kỷ luật cả. Dù sao các em cũng là trẻ con…”. Là quan lớn trong lĩnh vực giáo dục, chẳng lẽ ông Chương không biết đã có một số bạn trẻ học kém,  không được thầy cô chia sẻ đã quyết định nhảy lầu tự tử đó sao. Gần đây thôi, ngày 28/3, tại Trường THCS Thịnh Quang (Hà Nội) một học sinh do không chịu đựng nổi những lời mạt sát của cô giáo chủ nhiệm đã đột ngột nhảy ra khỏi cửa sổ từ tầng hai lớp học để tự tử!  Một khía cạnh không thể không đề cập đến đó là sự thiếu quan tâm việc học hành của con trẻ từ các bậc phụ huynh thời nay. Công cuộc đổi mới tại Việt Nam trong thời gian qua đã tạo ra một tầng lớp thương nhân giàu có. Họ nghĩ rằng, một khi họ có nhiều tiền, họ sẽ mua được tất cả kể cả tương lai của con cái. Họ tập trung lao vào những phi vụ kiếm tiền, những cuộc nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng, bỏ lại phía sau nổi khát khao của con trẻ về những bữa cơm ấm cúng gia đình, về những lời dạy bảo về giới tính, kỹ năng sống, làm người.

Từ những yếu tố khách quan nêu trên, một trong những nguyên nhân chủ quan quan trọng bậc nhất của sự bùng phát bạo lực học đường tự nó đã phơi bày: áp lực cho bạn trẻ học đường quá lớn, tạo ra sự mất cân bằng về tâm lý, bị tổn thương, hạn chế tự kìm chế cảm xúc. Bởi, ở lứa tuổi phổ thông trung học, các em hay bị tổn thương do nhân cách đang hình thành và sức chịu đựng chưa tốt bằng người đã trưởng thành. Áp lực của gia đình, nhà trường và xã hội trong một khía cạnh nào đó, thực chất là một hình thức “khủng bố” tinh thần, hậu quả là những phản ứng tiêu cực không kiểm soát được ở một số bạn trẻ, bạo lực bùng phát là điều khó tránh khỏi.

Cải cách giáo dục Việt Nam đã từ lâu nhận được sự quan tâm của toàn xã hội nhưng đến nay vẫn chưa tìm được lối ra. Đã có không ít giáo sư tâm huyết với giáo dục đã tự buông xuôi, nổi trội là GS Hoàng Tụy. Thầy cô tâm huyết với giáo dục tiếp tục ngao ngán trước thực trạng  ngày càng nhiều phụ huynh Việt Nam quyết định gửi con em mình vào các trường quốc tế tại Việt Nam và du học nước ngoài. Với Thanh Hương cũng như bao nhiêu trí thức trẻ khác đều có chung một khát khao: hãy giảm áp lực cho các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam. Để rồi, nếu chưa được như các bạn cùng trang lứa ở các quốc gia tiên tiến, các bạn trẻ Việt Nam được học tập, được khám phá kiến thức tương đồng với các nước trong khu vực như  Singapore, Tháiland hay Malaysia. Nếu cứ chính trị và thành tích hóa học đường, cùng với sự ích kỷ của các bậc phụ huynh đối với thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, bạo lực học đường sẽ còn tiếp diễn, công cuộc canh tân giáo dục nước nhà tiếp tục bế tắc.

© Thanh Hương

© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Bạo lực học đường”

  1. lotxac says:

    Sách có câu: THUỌNG BẤT CHÁNH. HẠ TẤT LỌAN.
    Ông nó ném đá; dối tay. Bác “HỒ” nó hay đi đêm để “CHÔN-LẦM” nguòi; rồi ém nhẹm.
    Sach cũng đã dạy: CHA ĂN MẶN. CON KHÁT NUOC.
    Công-an giả dang đám CÔN-ĐỒ để đi vào CHÙA, NHÀ THÒ+; xóm ĐẠO để đấm đánh nguòi BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN. Lai đem cú*t vú*c vào nhà nguòi. Làm sao con cái nó không bắt chuóc Cha, Ông nó ?
    Kết luận: Viet-Nam hiện nay là một nuọc không còn dùng chũ* V để định nghỉa: VÀO,VO*. VÉT, VỘI VÃ, VÊ; mà nó đã biến thành chũ* : Đ là: ĐẠP. ĐỤC. ĐỊT. ĐÓ*P, ĐĨ, ĐỂU; ĐI ĐÊM; ĐUI. ĐIẾC; ĐÂM; ĐÁNH; ĐÁ , ĐÀY; ĐẢ. etc và etc.

  2. Ngành Giáo dục (và đào tạo) của Chế độ CHXHCN Việt Nam Chỉ có thể (MAY RA)KHÁ khi nào: Học Sinh,Sinh Viên không BỊ NHỒI NHÉT những môn : THỔ TẢ,LẠC HẬU,KHO^ng TƯỞNG (Lịch sử Đảng,
    CS (Quốc Tế và VN))Tư tưởng “Mác-Lê và Hồ..” Hoặc Chế độ đủ CAN ĐẢM công bố : Những Phụ Nữ đã từng “phục vụ” Bac Hồ như..: Út HUỆ (Sàigòn trước khi “Bác xuống tàu…đi “cứu nước) Tăng-Tuyết Minh (Tàu) Nguyễn-Thị MINH KHAI (Vợ của TBT Lê-Hồng-Phong,Chị Bier (Pháp)Đỗ-Thị-Lạc (Viẹt kiều Đông-Bắc Thái Lan)Nông-Thi-Ngát (đổ sang Nông thị Trưng,sinh ra Nông-Đức-Mạnh;và Nông-Thi-Xuân (mẹ của Nguyễn-Tất-Trung (đang sống tại Hà-”lội”)đã bị Trần-Quôc-Hoàn BT Công An giết sau khi đ4 Cưỡng hiếp) Thách TBT Nông đức Mạnh,Tô-Huy-RỨA (Khóm) và Hồ-đưc-Việt (trưởng Ban Tổ chúc đố chất) Nen nhớ : Người Việt Nam Tỵ Nạn Cọng Sản (Đại đa số) không NGU,HÈN dễ tuyên truyền như tập đoàn CSVN (Mafia đỏ) nghĩ và đánh giá.

  3. phuc hong says:

    CANG NGAY CANG RO TINH CACH VA PHAM GIA ,DAO DUC CUA CAC CHAU NGOAN BAC HO VI DAI… DUOI MAI TRUONG XHCN

  4. vananh says:

    thế là phải..sống ở một xứ qúy hóa như VN thì bọn trẻ phải theo gương bố mẹ và các bậc tiền bối là đúng dắn qúa rồi còn gì nữa mà rên..gieo cái gì thì gặt cái đó.ráng chịu cho quen đi..sắp tiến lên xhcn rồi đấy..sắp sung sướng qúa rồi mà còn rên rỉ cái gì..xi i i ..

  5. Denhathaohoa says:

    Canh tân giáo dục, chẳng là cái gì cả. Triều đình phong kiến “Cộng sản việt nam” mang cái tên mới, thì nền giáo dục của anh “Phong kiến” mới này có gì khác so với thời Lý Trần Lê. Nó chỉ là hình thức, vỏ bọc cho cái gọi là giáo dục, chứ thực ra là cho “đấm bốc” khoa trương cho một nền học vấn ít chất xám, chẳng có gì để tự hào.

    • hung trung nguyen says:

      CSVN hien nay thay ten doi ho nhung van la con cao’ gia` con chon^` tinh chuyen an thit uong mau nhan loai

Leave a Reply to Denhathaohoa