WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bao giờ người Việt ngừng ra đi?

 

Các cô gái VN tố cáo họ bị bóc lột như những nô lệ. Ảnh BBC

Các cô gái VN tố cáo họ bị bóc lột như những nô lệ. Ảnh BBC

Thế kỉ 20 đánh dấu sự hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Sự thất thủ của Sài Gòn và làn sóng di cư ồ ạt sau đó tạo nên các cộng đồng người Việt ở Mỹ, Úc, Canada và một số nước phương Tây. Tiếp đến, sự tan rã của khối XHCN góp phần hình thành một cộng đồng Việt Nam ở các nước đông Âu lên tới khoảng nửa triệu người.

Nhưng 2 biến cố lớn đó chỉ là những dấu mốc. Thực tế, người Việt vẫn lũ lượt ra đi sau gần 40 năm đất nước thống nhất và gần 30 năm Việt Nam vận hành một nền kinh tế thị trường.

‘Top’ đầu về vượt biên

Nếu mấy chục năm trước, đường biển gần như là con đường duy nhất để người Việt vươn ra với thế giới bên ngoài, thì ngày nay họ được các công ty môi giới, các đường dây đưa người đưa tới mọi ngóc ngách. Và chính sách tăng cường ‘xuất khẩu’ lao động của nhà nước là một trong những nhân tố khiến cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài tăng từ 2,5 triệu vào thập niên 90s lên chừng 4 triệu vào thời điểm hiện nay.

Chủ đề người Việt bị bắt, giam giữ vì vượt biên trái phép xuất hiện khá thường xuyên trên các trang báo nước ngoài cho thấy làn sóng di cư bất hợp pháp chưa bao giờ có xu hướng suy giảm.

Trong 7 tháng đầu năm, gần 800 người Việt đã tới Úc trên những con tầu thế này.

Trong 7 tháng đầu năm, gần 800 người Việt đã tới Úc trên những con tầu thế này.

Chính phủ Úc cho hay, trong 7 tháng đầu năm 2013 đã có 759 người Việt vượt biên tới xin tị nạn ở nước họ. Rất có thể đây không phải là con số thực, do nhiều người vượt thoát không có sự khai báo.

Trên báo chí một số nước phương Tây, đặc biệt là Anh, người Việt không xa lạ với cái tên ‘người rơm’. Nếu ‘thuyền nhân’ là phát hiện của thế kỉ 20 thì ‘người rơm’ là từ mới gắn với người vượt biên trong thế kỉ 21.

Nhưng ở Ba Lan và một số nước đông Âu những người sống chui lủi, không giấy tờ được gọi bằng một từ khác: “bộ đội”. Trên báo chí Ba Lan, những bản tin về các vụ bắt giữ người Việt vượt biên trái phép luôn chiếm số lượng hàng đầu so với các sắc dân khác. Hầu như tháng nào cũng có dăm ba vụ bắt giữ người Việt Nam vượt biên. Ở những trại giam giữ di dân trái phép, số lượng người Việt cũng luôn ở thế ‘áp đảo’.

Vụ bắt giữ người Việt mới nhất ở biên giới Ba Lan hôm 7/8/2013. Ảnh esanok.pl

Vụ bắt giữ người Việt mới nhất ở biên giới Ba Lan hôm 7/8/2013. Ảnh esanok.pl

Người Việt bị bắt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: Có toán lúc đang vượt rừng, có nhóm nằm/ ngồi trong (cốp) xe, cá biệt có những người đang đu bám dưới gầm xe tải.

Nhưng dù sao, tất cả những trường hợp kể trên vẫn may mắn hơn so với những gì mà các đồng hương Việt Nam đã và đang phải hứng chịu ở một quốc gia vốn được coi là anh em hữu nghị của Việt Nam là nước Nga. Mấy năm gần đây, báo chí, nhất là truyền thông tự do ở hải ngoại đã gióng lên hồi chuông về tình trạng lao động khổ sai của các công nhân Việt Nam trong các xưởng may chui. Họ bị bỏ đói, rét, lao động 15, 16 tiếng/ ngày trong điều kiện tồi tệ và luôn nơm nớp vì cư trú bất hợp pháp.

Trong chiến dịch nhắm vào di dân diễn ra mới đây, ngay trong những ngày đầu tiên, phía Nga đã bắt giữ 1200 công dân Việt Nam và con số này có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong những đợt càn quét sắp tới. Hiện họ bị giam giữ trong các lán trại dựng tạm với điều kiện ăn ở hết sức đáng ngại  để chờ thủ tục trục xuất.

Ở những thị trường hình thành sau này như Nam Hàn, Đài Loan, Nhật, số di dân cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp cũng tăng lên không ngừng trong những năm qua.

Bi kịch vẫn tiếp diễn

Thảm kịch về thuyền nhân kéo dài gần 2 thập niên sau năm 1975 với khoảng nửa triệu người bỏ xác giữa biển cả đã khiến cả thế giới xúc động,  nhưng nó không khép lại những bi kịch mà vẫn tiếp diễn tới các thế hệ di dân tiếp theo.

Không còn làm mồi cho cá dữ hay bị chém giết vô tội vạ bởi hải tặc, nhưng trang sử di dân sau này, nếu được chép lại một cách trung thực, sẽ không thiếu nước mắt.

Đã từng xảy ra chuyện mấy chục người bị nhồi nhét trong chiếc xe tir chở hàng bịt kín chạy qua biên giới và họ đã chết vì ngạt không còn một ai. Chuyến xe nghiệt ngã đó cướp đi sinh mạng của hơn 40 người. Nhưng có nhiều cái chết âm thầm trong rừng, không ai biết tới, thậm chí cả những người thân của nạn nhân. Chết vì đói, vì rét và kiệt sức. Từ một nước nhiệt đới, nhiều người vượt biên đã phải đi bộ cả chục km trong thời tiết lạnh nhiều độ dưới 0 của mùa đông khắc nghiệt tại châu Âu. Có người bỏ xác trong rừng, có trường hợp lê được tới nơi, nhưng phải cưa bỏ chân do hoại tử vì lạnh.

Con sông biên giới giữa Ba Lan và Đức cũng đã không ít lần đón vào lòng nó những thân phận vượt biên. Khúc hẹp nhất của sông thường là nơi người vượt biên đi bộ qua vào mùa đông, lúc sông đóng băng; hoặc được kéo qua bằng dây vào mùa nước chảy. Và đã có không ít trường hợp bỏ xác ở đây do băng vỡ hay nước xiết. Có gia đình chết cả 2 vợ chồng, đứa con vài tháng tuổi của họ được người dẫn đường giấu trong cốp xe chở qua biên giới nên sống sót. Cháu bé sau đó được một gia đình nhận nuôi.

Nhưng bi kịch không chỉ tới với những người đã mất, nó còn đeo bám theo số phận của nhiều di dân. Khi rơi vào một môi trường ‘vô chính phủ’, phụ nữ biến thành những con mồi trong tay những kẻ dắt mỗi, dẫn đường. Nhiều người trở thành nô lệ tình dục, bị bán sang tay, rơi vào nhà thổ hoặc tới được quốc gia thứ 3 với cái bụng chửa lùm lùm. Nhưng thông thường nhất, họ bị lạm dụng bởi những kẻ dẫn dắt và cả những di dân nam giới (cùng và khác chủng tộc) trên suốt chặng đường ăn chực nằm chờ, có khi kéo dài nhiều tháng, thậm chí 1 năm trước khi tới được miền đất hứa.

Nhưng cũng có những người nếm trải đủ thứ cơ cực trong hành trình vượt biên, có ‘lịch sử’ dăm bẩy lần vượt rừng nhưng vẫn không thể thoát nổi và phải chịu cảnh trục xuất trở về Việt Nam mang theo món nợ do vay mượn cầm cố trước lúc ra đi.

Chính trị và kinh tế – 2 trong 1

Thảm kịch thuyền nhân mấy thập niên trước là nỗi đau của nhân loại, nhưng bù lại, những người vượt thoát được đón tiếp chu đáo, được giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần. Họ được coi là những người tị nạn chính trị. Chế độ cộng sản ngày nay vẫn còn đó, nhưng những người ra đi, tuyệt đại đa số, bị cho là vì lý do kinh tế.

Việc phân loại người di cư và câu hỏi về lý do họ bỏ nước ra đi không ít lần đã gây tranh cãi và là chủ đề dễ động chạm về quyền con người. Đa số các quốc gia ngày nay, trong đó có Ba Lan, ít thừa nhận tị nạn chính trị, trừ một số trường hợp những người hoạt động có tên tuổi. Lý do, có thể vì mối quan hệ tế nhị với Việt Nam, một đất nước đang phát triển với những tiềm lực kinh tế nhất định; cũng có thể vì những chính sách đãi ngộ kèm theo với di dân chính trị mà không phải nước nào cũng có đủ điều kiện đáp ứng…

Trên thực tế, khó có sự tách bạch rõ rệt giữa kinh tế và chính trị. Giống như nhiều sản phẩm mang tính thời đại khác, ở đây tồn tại một công thức “2 trong 1″. Những nạn nhân trực tiếp của hệ thống chính trị theo cách hiểu như tù nhân lương tâm, người bị quản chế, bắt bớ, bạc đãi, kỳ thị tôn giáo… không (lộ diện) nhiều trong số di dân, ít nhất là với khu vực đông Âu; nhưng thay vào đó là những nạn nhân gián tiếp và vô thức của một chế độ hà khắc. Nhiều người ra đi vì lý do kinh tế kèm theo sự ngột ngạt về môi trường xã hội trong nước. Họ không hẳn ý thức về chính trị, nhưng muốn tìm một nơi an lành hơn cho bản thân và nhất là cho tương lai của con cái. Họ than vãn về chế độ bên những bàn tiệc, trong lúc trà dư tửu hậu, hay khi ‘chém gió’ với bạn bè.

Rõ ràng, dù thể chế ngày nay đã dễ thở hơn phần nào so với mấy chục năm trước kia, chính trị vẫn là một phần khá lớn nguyên nhân của làn sóng di dân không ngừng nghỉ từ Việt Nam.

Khi “tổ quốc bằng Tây”?

Vậy khi nào làn sóng di cư này dừng lại?

Vào thập niên 70s, 80s của thế kỉ trước, những sinh viên Việt Nam trốn ở lại đông Âu sau khi tốt nghiệp – ngôn ngữ khi đó gọi là ‘lưu vong’, ‘tuột xích’ – thường bị các ‘chú sứ’ truy lùng ráo riết hoặc ít nhất cũng gây khó dễ trong việc cấp đổi hộ chiếu. Họ bị gọi về nước. Và việc ở lại, có những lúc, từng bị coi như tội phản quốc. Giới sinh viên khi đó lưu truyền mấy câu thơ:

“Tổ quốc cũng như tổ cò
Có đói có khổ mới mò sang đây
Bao giờ Tổ quốc bằng Tây
Đếch cần giấy gọi ta đây cũng về”

 

Ước mơ “Tổ quốc bằng Tây” để trở về hay để khỏi ra đi, trải qua mấy chục năm, có lẽ vẫn còn xa vời vợi. Theo tính toán được công bố gần đây, thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam phải mất ít ra nửa thế kỉ nữa mới đuổi kịp một vài nước trong khu vực và có thể phải mất chừng 150 năm mới bằng Singapore.

Đó là về mặt kinh tế. Về chính trị mà nói – khỏi sánh với Tây cho thêm phiền phức – thể chế độc đảng của Việt Nam hiện nay tụt hậu so với chính các quốc gia vốn được coi là ‘chậm tiến’ trong khu vực như Capuchia hay Miến Điện. Cuộc bầu cử đa đảng ở Campuchia còn nhiều chuyện phải bàn, nhưng ít nhất đó cũng là những bước tiến cần thiết để có một xã hội thực sự dân chủ. Miến Điện ngày càng cởi mở với sự tham gia của đảng đối lập vào quốc hội, cho phép xuất bản báo chí tư nhân và thả hàng loạt tù chính trị.

Chỉ có cải thiện về kinh tế và thay đổi tận gốc về chính trị, làn sóng di cư của người Việt mới có thể giảm đi hoặc ngừng lại. Và lúc đó, những trang đau buồn trong lịch sử di dân Việt Nam mới thực sự được khép lại.

© Đàn Chim Việt

15 Phản hồi cho “Bao giờ người Việt ngừng ra đi?”

  1. quandannambo says:

    quân đoàn ” bộ đội người rơm” này
    do
    đảng và nhà nước cử đi
    để xây dựng
    nền ” kinh tế thị trường định hướng xả hội chủ nghỉa ”
    cho nước úc*

  2. Hai ngoai says:

    Hồi sau 1975 có vượt biên đã đành mà cho tới bây giờ đã gần 40 năm qua mà vẫn còn vượt biên giới thì thật lạ lùng , vậy mà nhiều người trong nước vẫn khoe bây giờ VN giầu nứt đố đổ vách: xe hơi triệu đô, biệt thự các đại gia y như lâu đài bên châu Âu…..Sài gòn, Hà nội bây giờ sướng lắm, sướng hơn ở ngoại quốc !!! nghĩ cũng khổ, trông những hình ảnh dân tỵ nạn vượt biên thật thê thảm

    “Tổ quốc cũng như tổ cò
    Có đói có khổ mới mò sang đây
    Bao giờ Tổ quốc bằng Tây
    Đếch cần giấy gọi ta đây cũng về”

    Bốn câu thơ trên do từ một bài thơ có từ thời chiến tranh 1946-54, những người lính Quốc gia trả lời Việt Minh khi họ kêu gọi các anh ngụy binh trở về với tổ quốc

    “Đấy tổ quốc thì đây cũng tổ cò
    Đói cơm rách áo phải mò đến đây
    Bao giờ đấy đuổi được thằng Tây,
    Đằng ấy chẳng gọi thì đây cũng về”

  3. TovanLai says:

    “Tổ quốc cũng như tổ cò
    Có đói có khổ mới mò sang đây
    Bao giờ Tổ quốc bằng Tây
    Đếch cần giấy gọi ta đây cũng về”
    Có lẽ, nếu người Việt phải đi tị nạn ở Phi Châu, sống như mọi, thì có lẽ đất nước đã được tự do từ lâu rồi. Khổ nỗi, được đi tị nạn ở Âu Mỹ nơi có bơ sữa hơi bị nhiều, cho nên ngày về giải phóng đất nước còn cao xa chăng? Tại sao cứ phải cắm cổ đi tìm cái chết trên đường trốn chậy ra nước ngoài tìm cái sống cho mình và gia đình mình, trước sau cũng chết, Tại sao lại không dám đứng lên lật đổ cái lũ người rừng đang lãnh đạo và đầy đọa người Việt Nam? Hay là bây giờ người Việt Nam trong nước hèn, vô tâm, vô cảm, ích kỷ chỉ lo cho bộ lông của mình, còn sống chết mặc ai hay vô tâm trước họa mất nước về tay Trung quốc?. Thật không hiểu – dẹp được cái đảng ăn hại đó thì đâu còn ai phải đi nữa, ngừng đi, mà chỉ có về thôi. Buồn nghê.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      hehehehhee bạn hỡi

      Nếu dẹp bỏ bon nó dễ như dẹp sạch chuồng heo, thì cần íu gì mà ngôn với luận mãi tới giờ chớ.

      Biết bao chiến sĩ dân chủ đã ngã xuống và đi âm thầm vào lòng đất mẹ, cũng như đã và đang chịu cảnh tù tội trong ngục tối, mà mấy ai biết được.

      Những gì chúng ta biết được ngoài này, theo thiển ý chỉ là cái đỉnh, chiếm khoảng 10 % diện tích của tàng băng sơn (iceberg) đang còn chìm khuất dưới mặt nước biển đến 90%.

      Sẽ có một ngày đẹp trời nào đó, tảng băng sơn khổng lồ dân chủ này sẽ nhận chìm con tàu to CS thật bất ngờ, như nó từng làm chìm lìm con tàu vĩ đại Titanic vào lòng đai dương, mà lúc đó ai cũng tưởng Titanic sẽ là con tàu không bao giờ chìm nhờ kỹ thuật đóng tàu tân kỳ với vỏ ngoài hai lớp.

      CS còn lâu mới thọ được một thế kỷ. Trong khi trong Việt sự ta thấy có nhiều triều đại (dynasty) kéo dài cả mấy trăm năm lận.
      Hiện giờ CS đang lún sình ở nhiều lãnh vực và lần này thi chỉ có trời mới cứu bọn nó. Rất tiếc bọn nó vô thần, và nếu có tin thì chỉ tin vào đám đồng cô bóng cậu nhảm nhí thôi.
      Ngắn gọn, chúng nó đang tự đào hố chôn chính nó.
      Thằng tổng bí Trọng đang loay hoay chống tham nhũng, trong khi vẫn không sao đánh knock-out thằng chúa trùm tham nhũng là Dzũng condom, đại diện cho nhóm lợi ích

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư y trị :-) !

  4. luongdan says:

    Có mấy ai muốn bỏ quê hương, ở đó có biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui, từ tuổi còn thơ đến khi lìa đời. Chế độ cứ nói rằng bỏ nước vượt biên là do kinh tế khó khăn. Nhưng quên mất rằng vì sao đất nước triền miên nghèo đói. Chung qui cũng vì đường lối cai trị của những kẻ cầm quyền chứ không phải vì một lý do nào khác.

    • Người góp ý says:

      Hầu hết các cấp lãnh đạo chóp bu ĐCSVN ăn xài theo kiểu tư bản nên mới có danh từ “tư bản đỏ” lại thêm tham nhũng nhưng cai trị nhân dân theo kiểu chuyên chính vô sản nên mới ra nông nỗi.

  5. Cheating says:

    Sao người Việt bây giờ bỏ nước ra đi toàn là dân Bắc kỳ không nhể ? Sao họ lại phải ra đi chớ ,vì miếng ăn mà đành lòng bỏ lại Giang Sơn à , sao không nhìn lại quá khứ lịch sử coi , thế hệ ông , cha , anh nối tiếp nhau gục ngã nơi sa trường trong 2 cuộc chiến để làm gì ? Để rồi bây giờ tìm cách trốn chui ra đi vì sao vậy , sao không hảnh diện với thành tích đánh đuổi đế quốc ngụy quân ngụy quyền của mình đi , ở lại xây dựng đất nước ngàn lần tươi đẹp như Bác nói đó . Quê Hương Nghệ An quê bác dân ở đó không thích bác nửa sao mà chạy đi tùm lum kiếm ăn !

    Lẻ ra là phải biết thức tỉnh , vùng lên giành lại chính quyền về tay mình để xây lại đất nước giàu mạnh làm chủ vận mệnh gia đình làng xã dân tộc đất nước , chứ chạy đi kiếm ăn làm gì !

    Mình đâu có giống hoàn cảnh của dân chế độ vnch đâu , họ ra đi là lẻ bắt buộc và đương nhiên

    Trái lại dân bắc kỳ mình là kẻ chiến thắng phải ngẩng cao đầu chứ , hy sinh trong hai cuộc chiến rất to lớn không kể chiến trường phía bắc năm 1979 với TQ và biên giới Tây Nam chinh phạt Campuchia

    Hy sinh nhiều đâm ra vô ích người đời cho là cực ngu nửa , thành quả của hy sinh mất mát đó được trao đổi lại bằng gì ? Dân Bắc ta phải đi lao động để trả nợ , oái ăm nhỉ , nay con cháu ta lại lủ lượt trốn khỏi mảnh đất mà tổ tiên bao đời hy sinh để đi kiếm ăn , thật là nhục nhã .

    Hảy biết thức tỉnh và nuôi căm hờn để dành lại những ân sủng cuộc sống ấm no mà tổ tiên ta hằng ấp ủ qua bao nhiêu thế hệ và đả hy sinh vì nó !

    Hảy nhận diện kẻ thù đang ở trong ta và sẵn sàng ra tay trừ khử nó , nếu không là mất cơ hội là chúng ta sẻ mất tất cã !!! .

  6. Người góp ý says:

    Câu kết của MVH rất đúng ,dân Việt sẽ tiếp tục ra đi không phân biệt giàu hay nghèo,ít học hay trí thức khi ĐCS còn cai trị .Con cái các cấp lãnh đạo ở VN cũng ra đi dưới nhiều dạng ( du học các cấp từ tiểu học tới đại học , mua hôn nhân…) vì họ sống trong chăn nên biết rận như thế nào nên tìm cách ra đi sớm ngày nào tốt ngày ấy.Dân cũng nhìn thấy nên thế chấp nhà cửa ,ruộng vườn hy vọng ra nước ngoài đổi đời,kể cả các đảng viên hiện thời cũng chuẩn bị cơ ngơi ở các nước Âu Mỹ,việc dân việc nước nay coi như bỏ ngỏ ,tầng lớp lãnh đạo mới lên lo thu vén cho bản thân và gia đình mặc dù ngoài miệng luôn luôn nói VN giàu , rừng vàng biển bạc… để mị dân.Nước mất cũng không có gì là lạ.

  7. DâM TiêN says:

    Cái sự ra đi không dìa này, phải có lý do…dễ hiểu thôi.

    Nếu không vì miếng ăn, thì cũng vì ghét thằng Cộng phỉ…

    Nhưng ấy a, nói cho vui vẻ mà tin tưởng, này này… một
    khi nghe tin Cộng Phỉ…tan hàng , thì đố bà con thử đoán
    coi nào; đồng hương ta có kéo nhau về bến xưa không à?

    Vậy có niềm tin rằng :

    Chim ơi, đôi cánh ngàn xưa
    Xin một lần hỏi: sáng chưa, quê mình ?
    Cho người qua bến phiêu linh
    Tìm về trong một bình minh khải hoàn

    ……(Trích Thơ Ý-Yên)

  8. danluan13 says:

    Cám ơn bài viết của chị Mạc Việt Hồng.

    Ngày nay, Người Việt bỏ nước ra đi có lẽ phần đông là vì kinh tế. Nhưng kinh tế có phát triển và đời sống người dân có đủ cơm no áo ấm thì là do chính trị có thoáng, có cởi mở, hay thực có tự do dân chủ. Vậy chung quy cũng là do nền chính trị của chế độ cộng sản độc đảng độc tài toàn trị.

    Chế độ cộng sản độc đảng toàn trị là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Những bà mẹ già mất nhà mất đất ngày qua ngày đi đòi công lý? Những thiếu nữ trẻ vì sao phải bán thân phục vụ giai cấp thống trị hay chấp nhận làm dâu xứ người? Những thanh niên trẻ giường cột quốc gia tại sao không được làm chủ chính bản thân mình mà phải làm lao công cho nước khác? Những cụ già cả một đời hy sinh, mong thế hệ con cháu có cuộc sống tốt hơn thấy gì khi con cháu đi làm nô lệ?
    Dân tộc và đất nước lầm than bởi chính người cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam là nguyên nhân của mọi tiêu cực xã hội; chỉ khi không còn cộng sản thì dân tộc mới mong hồi sinh.

    Không phân biệt mọi dị biệt, cầu chúc tất cả mọi người dân Việt ra đi tìm được cuộc sống mới tốt đẹp.

    kbc

  9. lethan says:

    Vì sao nên nỗi ? Nếu không có sự tiếp tay của những “danh tướng” như Trần Độ thì bè lũ bọn Việt cộng làm sao đoạt được chính quyền để giờ đây gây tai hoạ này !

  10. Hương says:

    Bao giờ người Việt Nam ngừng ra đi? Chế độ cộng sản làm cho người Việt Nam, nam và nử đều phải đi ở đợ khắp nơi, Campuchea, Thái Lan, Đài Loan, Nam Hàn, Mã Lai…khắp vùng Á Châu và Ả Rập để bị người ta bỏ đói, đánh đập, nắm đầu, giật tóc, hãm hiếp! Thân phận, phẩm giá của người Việt Nam chưa bao giờ rẻ rúng quá đổi như dưới chế độ cộng sản. Không ra đi, ở lại để chờ Tàu cộng nó đái vào nhà mình, chờ nó vào nhà mình hãm hiếp con cháu của mình ngay trước mặt mình hay sao? Hay còn chờ đau khổ, nhục nhả nào hơn nữa?

    • Builan says:

      Hà nội says:
      09/08/2013 at 03:25

      ‘Tôi ở trong nước thấy người dân nay đã tự do nhiều !
      Xưa đâu có được nhảy đồng giờ được công khai, lễ chùa, đi nhà thờ …rất đông vui tấp nập không hề có cầm đoán.
      Nhìn chung còn một số nghị định hơi chặt chẽ của nhà nước nhưng không đến mức như các đồng chí sống ở hải ngoại chém gió trên diến đàn.
      Thực ra cũng có một vài tổ chức tôn giáo nhóm nhỏ dựa vào nhân quyền để làm những điều sằng bậy , gây rối ren về mặt xã hội , chẳng làm gì tốt cho người khác chỉ vì mục đích phá bĩnh của nhóm mình nên kêu la thảm thiết thế thôi.

      _ Tôi noí với Hà nội
      Bằng lòng vơí thân phân con NỢN thì “đi đâu loanh quanh cho đời moĩ mệt”
      Cú việc ỦN ĨN ăn nằm, Ông chủ chăn nuôi mỗi ngày cho một máng cám là đủ rồi – Tới muà đông tình còn cho phối LỌC nữa thì là thấy cả “Thiên đường mù” !

      ĐÂU CÓ BIẾT RẰNG
      Chuyện đến sẽ PHAỈ đến ! Ông chủ chăn cho xuất chuồng ! giao cho thằng ĐỒ TỂ BắcKinh (Tàu Cộng) THỌC HUYẾT, CHỌC TIẾT !!! Thế là xong một đời Ha nội !

      Ai không cam chiụ thân phận nàm nợn như Ha noi _ Muốn sống LÀM NGƯỜI CHO RA CÁI GIỐNG NGƯỜI.. Muốn ĐI, ĐI dược thì cứ việc đi ! caĩ cọ làm chi cho mệt !

Leave a Reply to lethan