WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thử tìm nguyên nhân căn bệnh vô cảm

Vô cảm

Vô cảm

Khi một người bị bại não không phục hồi được, bệnh nhân mất hẳn ý thức đối với môi trường chung quanh nhưng vẫn sống nếu được tiếp thức ăn và chăm sóc vệ sinh đúng mức, người ta gọi đó là sống đời sống thực vật. Trong nhiều trường hợp, người bệnh sống lâu đến vài chục năm do tình thương yêu và sự chăm sóc bền bỉ của người thân. Một số người cao tuổi sau khi trải qua căn bệnh hiểm nghèo như tim mạch, tai biến não… cũng có thể rơi vào đời sống thực vật trước khi người thân hay bác sĩ quyết định chấm dứt sự trợ sinh để họ ra đi vĩnh viễn.

Một bà mẹ có thể kiên trì chăm sóc đứa con bại não hằng chục năm với tình yêu thương không đổi, nhưng đối với người lớn tuổi, đời sống thực vật quả là quãng đời bất hạnh. Tình cảm gia đình sẽ dần phai nhạt khi họ mất khả năng giao tiếp với chung quanh mà trước đó họ đã từng có.

Sự bất hạnh lớn nhất của con người có thể không phải là cái chết hoàn toàn mà là chính là cái chết đầu tiên của tri giác. Điều nầy cho thấy giá trị cao nhất của con người là tri giác, là cảm xúc với môi trường chung quanh chứ không phải giá trị tồn tại của chính bản thân họ.

Gần đây người ta nói về một căn bệnh thời thượng, căn bệnh vô cảm. Gặp người hoạn nạn không giúp đỡ, thấy chuyện sai trái không bất bình, nghe điều nghịch lý không phẫn nộ. Sự tê liệt phản ứng như thế gọi là vô cảm. Gọi là bệnh bởi vì nó có thể lây lan như một căn bệnh, nhưng gọi là hiện tượng hay một trạng thái tâm lý có lẽ đúng hơn, vì nó hoàn toàn nằm trong phạm vi tâm thức nơi xảy ra những hoạt động cao cấp nhất.

Khi clip bé gái 2 tuổi ở Trung quốc bị xe cán đưa lên mạng. Sự vô tâm của 12 người qua đường làm thế giới kinh ngạc. Người Tàu lâu nay tai tiếng về sản xuất hàng gian hàng giả, bất chấp đạo đức kinh doanh. Việc nầy có thể do hệ thống luật lệ và quản lý kém của chế độ cộng sản. Nhưng việc người Tàu coi sinh mạng con người rẻ hơn con vật thì chúng ta thực sự kinh hoàng, không tưởng tượng nỗi.

Điểm chung là vô cảm xảy ra nhiều trong xã hội Việt Nam và Trung Quốc. Vô cảm chắc không thiếu ở hai nướcCuba và Bắc Hàn nhưng nhờ đóng kín cửa nên thế giới chưa biết mà thôi. Trong một số bài viết trên internet, bệnh vô cảm được dẫn chứng và phân tích. Người ta kêu gọi sự trở lại với những chuẩn mực đạo đức, quan tâm đến người chung quanh và từ bỏ lối sống ích kỷ chạy theo đồng tiền. Thậm chí có người còn kêu gọi “học tập theo gương bác Hồ” để sống tốt đẹp hơn. Tác giả các bài viết ấy có tấm lòng nhưng chưa có nhận xét thẳng thắn để tìm nguyên nhân của một vấn đề tưởng đã rõ ràng trong thời kỳ chủ nghĩa cộng sản tàn lụi.

Chính vì học tập Bác mà chúng ta phải khổ sở đến hôm nay. Tấm gương Hồ Chí Minh phải chăng là tấm gương đạo đức giả. Đàng sau giọng nói ôn tồn là con người tham vọng, đóng kịch giỏi và nham hiểm. Dưới cái nhìn nhân tướng học, Hồ Chí Minh có lưỡng quyền cao, mắt sâu, tai vễnh nên khó là người phúc hậu. Những phát giác gần đây chứng tỏ ông là người tàn nhẫn, không phải là người đạo đức.

Cùng với Hồ Chí Minh, nhà thơ Tố Hữu nổi tiếng với những câu thơ mới nghe rất kêu:

Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau

Nhưng khi cần tàn sát trong cải cách ruộng đất, nhà thơ xuống tay rùng rợn:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng mau tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin… bất diệt

Những lãnh tụ cộng sản như thế không đáng học mà đáng lên án một cách không khoan nhượng. Nếu họ chưa bị đưa ra tòa án quốc tế thì chúng ta phải dùng dư luận để chuẩn bị cho một bản án tương xứng ở tương lai.

Vô cảm được nói tới khi kinh tế đổi mới, không có nghĩa vô cảm là căn bệnh của kinh tế đổi mới. Các nước tự do lâu đời không bị như chúng ta. Phải chẳng đây là căn bệnh xã hội mang tính đặc thù của chế độ: Sự thâu tóm quyền lực làm tê liệt sức phản kháng vốn cần thiết giúp xã hội không đi lệch hướng. Một xã hội lành mạnh phải đầy đủ các yếu tố như báo chí tự do, nghiệp đoàn độc lập, hội đoàn tự nguyện, các tổ chức tôn giáo độc lập là những yếu tố thúc đẩy sự phát triễn lành mạnh xã hội. Kềm chế và khuynh đảo các tổ chức nầy, xã hội sẽ hổn mang, mất phương hướng và cái xấu đã lấn át cái tốt.

Vô cảm không phải là bản năng tự nhiên mà là phản xạ có điều kiện phát xuất từ những hoàn cảnh nhất định trong cuộc sống. Một người cha thường xuyên đánh đập con cái, hàng xóm đến can ngăn sau đó báo lên công an. Công an làm qua loa cho xong chuyện rồi đâu lại vào đó. Người cha hung bạo tiếp tục bạo hành, hàng xóm dần dần không để ý tới nữa. Như vậy, thái độ vô cảm của hàng xóm ở đây không xuất phát từ người dân. Hệ thống pháp luật và những quan chức CS chịu trách nhiệm thi hành pháp luật mới là kẻ thủ phạm.

Vô cảm cũng xuất phát từ phản xạ tự vệ. Những câu chuyện cảnh giác trên báo không giúp giảm bớt tội phạm mà ngược lạ ngày càng tăng. Một phụ nữ tội nghiệp đứng bên đường van lơn cứu giúp. Bạn dám dừng xe lại hỏi chuyện không? Coi chừng sập bẫy lừa đảo mất cả tiền bạc lẫn xe cộ!  Bạn phải cảnh giác bởi vì chung quanh bạn kẻ xấu nhiều quá. Lừa đảo, giật dọc, móc túi, cướp của giết người là những vấn nạn ở Việt Nam ai cũng sợ hãi. Mấy chục năm qua báo công an cảnh giác, nhưng ngành công an không làm cho tội phạm giảm đi. Lặp đi lặp lại, những chuyên mục như thế trở thành chuyên mục rao bán tội ác không hơn không kém. Không biết có nước nào ngành đại diện pháp luật (công an, cảnh sát) lại ra báo như ở Việt Nam?

Trên bình diện quốc gia, chúng ta còn có một tình cảm tập thể cao quí đó là tình yêu nước. Mùa hè năm 2011 khi thanh niên, sinh viên xuống đường biểu tình chống Trung Quốc thì hàng ngàn người qua lại vẫn thờ ơ. Một tấm bảng ghi: Đất nước lâm nguy, xin đừng vô cảm. Chúng ta đã trở nên vô cảm hay bộ máy đàn áp và khủng bố làm chúng ta vô cảm?

Vô cảm cũng là cách tự vệ để tồn tại trong một xã hội bất ổn. Người ngay thẳng phải chấp nhận khom lưng khi đối diện với các cơ quan nhà nước. Phụ huynh cố gắng dạy con em trung thực nhưng không thể tách chúng ra khỏi xã hội đầy dẫy dối trá. Hậu quả là  biến nhiều thế hệ trở nên chai lì vô cảm, không riêng ở Việt Nam mà khắp thế giới. Những nước Đông Âu sau khi thoát khỏi họa cộng sản vẫn mất nhiều thời gian để xóa bỏ tàn tích, đặc biệt tàn tích trên con người.

Khi mới qua Mỹ, tôi cứ tưởng người phương Tây lạnh nhạt nhưng hóa ra mình bé cái lầm. Gặp một tai nạn trên đường, người ta không dừng lại nhìn theo kiểu tò mò rỗi việc. Nhưng nếu là người đầu tiên chứng kiến tai nạn, họ sẽ chạy đến ngay cho đến khi các nhân viên đáp ứng y tế đến. Sự sẳn lòng làm nhân chứng cho một tai nạn giao thông cũng chứng tỏ sự tôn trọng tính minh bạch và lẽ công bằng. Người Việt đến Mỹ thời gian đầu hẳn không quên những chân tình của người bảo trợ. Sự hào phóng ấy không xuất phát từ lòng thương hại nhất thời mà xuất phát từ một nền văn hóa mang đậm tính nhân bản.

Nhưng người Việt qua đây chia thành nhiều đợt. Những người ra đi 75 hoặc thuyền nhân, HO thập niên 80-90 với bàn tay trắng vì phải bỏ lại tất cả, đồng thời cũng bỏ lại cơn ác mộng chế độ XHCN. Số ra đi sau nầy có thể may mắn hơn vì có tài sản, có điều kiện đầu tư, kinh doanh. Dù đi trước hay hay sau, người Việt vẫn gặp khó khăn trong việc hội nhập hoàn toàn vào nền văn hóa mới. Cái đẹp của văn hóa Tây phương không dễ học vì nó chìm khuất sâu kín, ngược với cái xấu lộ liễu dễ thấy dễ bắt chước.

Lối sống tôn trọng người chung quanh ở các nước phát triển có những ràng buộc pháp lý để mọi người thi hành. Thành phố nơi tôi ở có qui định về vĩa hè như sau: Lối đi bộ dọc theo đường trước nhà là thuộc về thành phố, cây cối, vỉa hè thuộc thành phố. Nhưng nếu ai đó té ngã do vấp phải cây mục hay vỉa hè nhấp nhô, chủ nhà có thể bị kiện. Lý do chủ nhà là người phải phát hiện mối nguy hiểm để báo thành phố sửa chữa. Luật pháp cũng qui tội đối với người thấy chết không cứu khi mình có thể làm được. Tất nhiên những trường hợp tế nhị như thế không nhiều, nhưng cho thấy luật pháp chi tiết, nhằm giúp những người sống chung trong cộng đồng có trách nhiệm với nhau hơn.

Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội để phát huy tính nhân bản vốn có trong dân gian. Một xã hội tốt đẹp phải song hành với một hệ thống chính quyền tốt đẹp, trong đó sự trung thực là tiêu chí hàng đầu. Chúng ta vừa qua khỏi chiến tranh lại bị độc tài và gian dối kềm hãm. Hãy nói đến chuyện kéo ngã cái tập đoàn chuyên chế nầy trước, rồi mới nói chuyện sửa đổi thói quen xấu do đảng cộng sản và chủ nghĩa cộng sản gây ra.

© Trần Quang Hạ

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Thử tìm nguyên nhân căn bệnh vô cảm”

  1. quandannambo says:

    bọn thực dân máu lạnh ngồi ở ba đình
    đả
    biến xả hội Việt Nam
    thành
    một cái trại chăn nuôi khổng lồ
    *
    một ”xả hôi vô cảm”
    *
    bọn chúng dùng súng đạn dùi cui và gông cùm
    để
    khủng bố cho người dân phải sợ hải
    *
    khi nổi sợ hải đả dâng cao
    thì
    bọn chúng tiến hành chính sách tẩy nảo
    biến
    người Việt Nam trở thành gia súc
    *
    chiến lược
    tẩy nảo người Việt Nam
    do
    việt cộng tiến hành
    đả
    thành công tốt đẹp
    vượt qua cả sự mong đợi
    của bọn chúng *

  2. Hồ Bác Cụ says:

    Nhân tác giả đề cập đến một trong những nguyên nhân đưa đến căn bệnh vô cảm hiện nay chính là do “Học tập theo gương bác Hù”, xin được góp đoạn sau đăng tải trên internet:
    ………………..
    Có một điều rất đáng tiếc là các nhà sử học khi tìm hiểu về HCM đã bỏ qua một thứ tư liệu rất chính gốc, rất bộc lộ, rất chân thực, do chính đương sự là tác giả. Đó là ý nghĩa của những biệt hiệu hay những tên giả mà chính HCM đã tự đặt cho mình, qua từng giai đoạn mưu tìm đường hoạt động, lúc thiếu thời, khao khát tìm cách tiến thân, tìm đường hoạt động chính trị. Có những cái tên theo tiếng nước ngoài khá ngộ nghĩnh. Nhưng, đáng chú ý là từ khi tự đổi tên là Tất Thành (1911), với khát vọng khiêm tốn là sẽ thành đạt, rồi cho tới sau này thì bỏ hẳn họ Nguyễn, để thay đổi, lấy lại họ gốc là họ Hồ, và chọn cái tên cực kỳ kiêu sa, coi mình là bậc Chí Minh (1945). Nói chung, với cả trăm tên giả thường là rất tiêu biểu tâm thức như thế, đã phản ảnh một cách chân thực những bước chuyển biến trong đấu óc của « ông cụ ». Mỗi lần thay tên, đổi họ là một bước có ý nghiã trong hành trình vươn lên, đi tới để trở thành lãnh tụ. Đấy là quá trình diễn biến của sự hình thành một cuồng vọng. Phải phân tách cặn kẽ từng cái biệt danh ấy như là một dấu hiệu tâm lý chính trị, từ lúc chỉ mong có cơ hội thành đạt, cho tới lúc quyết tâm, bằng mọi giá, mọi cách, để đạt tới tột đỉnh của quyền lực như là một ông vua (Vương), là một người yêu nước chân chính (Ái Quốc), là một lãnh tụ thông minh bậc nhất trong thiên hạ (Chí Minh). Thật ra, trong xã hội phong kiến, những danh hiệu ấy chỉ có thể do người đời phong tặng cho những nhân vật lịch sử được người đời sau công nhận là xuất sắc, xứng đáng mang những danh hiệu ấy. Nhưng, đây lại do chính đương sự ngay trong hiện tại đầy vấp váp, đã tự mình tặng cho mình.. Một nhà túc nho, một người trí thức có đầu óc tình táo, có liêm sỉ, một bộ não minh triết thì không bao giờ dám tự ý xưng mình như thế. Thật khó giải thích, một kẻ tự coi mình như là « ông vua », là bậc « quân tử » siêu phàm , mà lại có hoài bảo làm môt nhà cách mạng, một chiến sĩ vô sản, cộng sản. Sự công khai tự tôn vinh mình lên một cách quá trớn như thế cũng không phải là thái độ của một bậc chí nhân, chí thánh. Đấy chỉ là những biểu hiệu của một thứ sở cuồng lộ liễu, lỗ mãng, một thứ bệnh tâm thần đam mê đến mất thăng bằng về mặt lý trí, liêm sỉ, đạo lý. Khi tự xưng tụng mình một cách thượng đỉnh, tối cao như thế thì chỉ có thể là vì đã quá khao khát danh vọng.

    Ngoài ra, còn có thể tìm hiểu nội tâm, chí hướng của nhân vật lịch sử này qua một công trình phân tích mang tính phân tâm học của từng chữ, từng câu mang nặng một khát vọng, trong hai tập sách tuyên truyền « Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch » và « Vừa đi vừa kể chuyện » để thấy rõ từng bước chuyển biến tâm lý, từ lúc chỉ mong được nhận vào trường thuộc địa của « mẫu quốc Pháp » với hy vọng được ra làm quan, cho tới lúc quyết tâm trở thành một lãnh tụ cách mạng. Nhờ những phát tiết lỗ mãng của cuồng vọng như thế, mà HCM đã tạo ra một thời chính trị vô cùng phức tạp, điên đảo. Một thời mà mọi người đều thấy rằng phải đạp lên lương tri, đạo lý để « cướp quyền », để thành công, để chiến thắng. Thời ấy là thời làm chính trị thì phải biết « mặc áo cà-sa », phải biết đột nhập vào hàng ngũ đối phương, nghĩa là phải biết đánh lừa mọi người. Những lời kể chuyện ấy đều là những thú nhận của một tâm thức, tuy là độc đáo, nhưng không mấy cao cả. Đấy chỉ là bí quyết hành động, trong một đại bi hài kịch của lịch sử. Thành ra qua những cái tên mang mặc cảm tự sùng bái mình như thế, chúng ta có thể hiểu lãnh tụ có đầu óc, có tâm trí, có đạo lý như thế nào. Napoléon, Hitler cũng đều đã là những lãnh tụ có tâm thức tự cao tự đại, nhưng không gian trá đến mức quá tệ hư thế. Bởi họ còn thua bác Hồ ở chỗ không biết tự ngồi viết sách để tự đề cao chính mình. Thật tình, một người hết lòng vì nước vì dân, một chính danh quân tử, một trí thức lương thiện, thì không thể tự khoe mình, tự viết sách để ca tụng mình một cách ngông cuồng lộ liễu như vậy. Lịch sử đã mang dấu ấn của một tham vọng, một mưu trí tột đỉnh tự tôn.

    Thực tế mà nói, HCM biết rằng trình độ tư tưởng, lý luận cách mạng, thì mình không làm sao so được với những Trần Phú, Lê hồng Phong, Hà huy Tập, Nguyễn văn Cừ, là những người được đào tạo chính quy, ngay cả với Trường Chinh cũng vậy. Thế nên phải tìm cách chế ngự các đối thủ ấy. Phải cố nêu gương, phong cách sống cao thượng, thanh đạm của một chân nhân để tỏ ra mình là nhà cách mạng chân chính. Vì một lẽ giản dị là đời sống và hành tung đa dạng, đa phương, muôn mặt, muôn vẻ rất ly kỳ, đầy bí mật của HCM, lúc xuất quỷ, lúc nhập thần, như thế nên không ai sánh được. Guồng máy tuyên truyền cách mạng dạy dân phải sống và làm việc theo gương bác Hồ. Nhưng, làm sao một người bình thường có thể sống với tung tích không rõ rệt, gốc gác đầy bí ẩn, với nhiều tên, họ lung tung, với đường lối hành động muôn mặt như bác Hồ được??? Phải có cái đầu cực kỳ mưu trí mới có khả năng dựng nên những huyền thoại của cuộc đời đầy phiêu bạt, nay đây, mai đó, với cả trăm cái tên giả khác nhau, làm nhiều nghề vinh nhục khác nhau. Hành trình gập ghềnh, khúc khuỷu của bác Hồ thì khó ai có thể đi theo. Từ một chú bé học chữ nho ở trong làng, từ một cậu học trò nghèo sống vất vả ở Huế, từ một ông thầy giáo quèn ở Phan thiết, từ một anh bồi hầu hạ quan tây trên tàu thủy, từ một anh thợ chụp ảnh dạo ở Paris, từ một kẻ mượn danh một nhóm aí quốc « An nam » viết báo, viết kiến nghị gởi hội nghị quốc tế, từ một đảng viên đảng xã hội Pháp, nay bỗng xuất hiện ở Nga, mai lại là một cán bộ ở bên Tàu, nay bị Đệ Tam Quốc Tế loại trừ vì có đầu óc « quốc gia chủ nghĩa hẹp hòi », mai lại thấy chạy về ẩn náu ở Trung quốc, ở Xiêm, rồi sau lại thấy xuất hiện trở lại ở Liên Xô, nhưng chỉ được chầu rìa bên lề đại hội kỳ 5 của Đệ Tam Quốc Tế, chứ không được làm thành viên của đoàn đại biểu chính thức của phong trào cộng sản Đông Dương. Rồi sau lại thấy bác xuất hiện với bộ áo cà sa ở Xiêm, rồi trong quân phục giải phóng quân Trung Quốc khi được nhận vào làm việc trong « bát lộ quân » của đảng cộng sản Trung Quốc, có lúc thì sống như một dân Hán tộc ở Liễu Châu, ở Quế Lâm, Thượng Hải, Trùng Khánh, Côn Minh. Sau biết bao nhiêu truân chuyên, rồi bỗng bác nổi bật như một nhà chính trị, một lãnh tụ cách mạng. Một con người đa năng, muôn mặt, muôn ý hướng phức tạp như thế, ai mà làm theo, noi theo tấm gương ấy được????

    Từ kinh nghiệm cực kỳ cơ hội đó, cực kỳ muôn mặt đó, người dân rút ra bài học rằng, muốn sống, muốn thành công như bác Hồ thì phải biết sống muôn mặt, vừa đạo đức vừa thủ đoạn, để thành đạt. Đấy là lối đạo đức cách mạng thực tiễn, xu hướng ấy nay vẫn còn rất phổ biến và rất phát triển trong chế độ xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường.

  3. Thanh Binh says:

    Một bài viết tuyệt vời.Rất cám ơn

  4. quang phan says:

    “Những bậc thiên hạ đệ nhất vô cảm”:

    Hồ Chí Minh: Đừng nói là phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh, đánh cho đến khi thắng lợi hoàn toàn .

    Hồ Chí Minh (trả lời cho Daniel Guérin, đảng viên Ðảng Xã Hội Pháp): Tất cả những ai không theo đường lối tôi vạch ra, đều sẽ bị tiêu diệt.

    Tổng bí thư đảng CSVN Lê Duẩn: Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa .

  5. TTLân says:

    Bệnh ‘thờ ơ’
    Làm sao cho khỏi bệnh ‘thờ ơ’ ?
    Mắt sáng nhưng xem vẫn lú mờ…
    Tai nghe thì rõ, giả vờ điếc,
    Dù vô số tội, vẫn ngây thơ…

    Làm sao cho khỏi bệnh ‘làm ngơ’ ?
    Nước mất đến chân vẫn đứng chờ,
    Hèn thân, yên phận không cần biết,
    Ai tù, ai chết, cũng tĩnh bơ !

    Làm sao cho khỏi bệnh ‘mặt trơ’ ?
    Dân có lầm than, vẫn hững hờ,
    Nước mà có mất, nào luyến tiếc,
    Miễn sao núi của, được vét vơ !

    Làm sao cho khỏi bệnh ‘nhởn nhơ’ ?
    Phè phỡn ăn chơi, chẳng giả vờ…
    Xuống đường là chuyện ai rỗi việc,
    Thằng hèn nó mắc bận ‘thờ ơ’ !

    L’Indifférence
    Comment guérir l’Indifférence ?
    Devant autant de souffrance…
    Peut-on être Homme et sans cœur ?
    Devant le peuple qui se meurt !
    Comment guérir l’Indifférence ?
    L’impardonnable arrogance…
    Peut-on être Homme et sans âme ?
    Devant le pire des infâmes !
    Comment guérir l’Indifférence ?
    La bêtise et l’ignorance…
    Comment l’homme d’aujourd’hui
    Regarde la misère d’autrui !
    TTLan 26/08/11

    Là où la modération est une erreur, l’indifférence est un crime.
    [Georg Christoph Lichtenberg, Extrait de Le miroir de l'âme]
    Khi sự ôn hòa là một lỗi lầm, sự thờ ơ trở thành trọng tội.

Phản hồi