Ngày của mẹ
Mẹ không có ngày sinh. Năm sinh cũng không. Về ngày mẹ ra đời, bà ngoại chỉ nói vỏn vẹn một câu, “cái năm đói thì mày biết ngồi“. Nên lúc muốn tăng thêm chút tuổi, mẹ bảo, sinh năm 1942. Lúc muốn trẻ hơn một ít, mẹ nói sinh năm 1944.
Mẹ chọn đại cho mình một ngày sinh. Là người chu đáo và có trí nhớ tuyệt vời, mẹ luôn nhớ sinh nhật của chồng, của các con, rồi tới của một đàn cháu. Mẹ luôn là người đầu tiên chúc mừng sinh nhật và nhắc nhở những người khác trong gia đình gửi lời chúc mừng. Nhưng sinh nhật mẹ, chồng con lại thường quên. Lý do, vì mấy bố con không ai chu đáo được như mẹ và có lẽ cũng vì, ai cũng biết đó là một ngày ‘rởm’. Có lần mẹ đã giận dỗi về chuyện này và bảo, “ai cũng có một ngày của mình, thì dù ‘rởm’ mấy bố con cũng phải chúc mừng mẹ chứ”.
Nhưng giờ đây, mẹ đã có một ngày thật sự của mình – ngày mà bố và chúng con sẽ hàng năm khóc cho mẹ. Đó là 14/8/2013, tức mùng 8 tháng 7 năm Quý Tỵ – ngày mẹ mất. Mẹ ra đi lúc 1 giờ đêm.
Từ khi mẹ ốm, các cuộc gọi mang số +84 đã trở thành nỗi khiếp sợ với đứa con xa nhà. Mỗi lần nhấc điện thoại là một lần tay chân con run rẩy. Nhưng rồi điều đau buồn ấy vẫn đến.
Mẹ đã chiến đấu rất ngoan cường với bệnh tật. Khi mổ mẹ ra, bác sĩ nói các khối u đã di căn đi khắp nơi, không thể can thiệp bằng phẫu thuật được nữa. Sự sống khi đó tưởng chỉ tính bằng ngày hay bằng tuần, nhưng mẹ đã ở lại với chúng con được thêm 7 tháng nữa. Đã có lúc, sau thời gian dài nhịn ăn, những khối u xẹp đi, căn bệnh ung thư tạm lui, mẹ đã vui cười, lạc quan trở lại và mong sớm khỏe để ra nước ngoài chơi với con cháu.
Những ngày mẹ bệnh cũng là những ngày con cái quây quần bên mẹ. Đó là dịp hiếm hoi để đứa ở Pháp, đứa ở Ba Lan cùng sum họp trong một cái Tết, cùng sống dưới một mái nhà. Đó cũng là những ngày chúng con được chứng kiến tình yêu vô bờ bến mà bố mẹ đã dành cho nhau qua gần nửa thế kỉ chung sống, chứng kiến bố đã chăm sóc mẹ tận tình chu đáo như thế nào, bố đã bế mẹ trên tay, đã bón cho mẹ từng thìa cháo. Đó là khoảng thời gian hiếm hoi để chúng con cùng bố mẹ ôn lại thời thơ ấu, xem lại những cuốn album, đọc lại những bài thơ mà bố mẹ đã làm tặng nhau thời trẻ và cả những năm tháng sau này.
Mẹ là giáo viên dậy văn. Mẹ nghỉ hưu sau 30 năm dậy học. Về hưu mẹ vẫn thỉnh thoảng viết văn, làm thơ. Những bài thơ hay tản văn của mẹ với bút danh “H. Thuận” xuất hiện đâu đó trên trang mạng của nhà văn Trần Nhương hay báo giấy Người Cao Tuổi.
Con cái mỗi đứa một nơi, đứa nào cũng thừa bận rộn và thiếu quan tâm; thơ văn của mẹ, có đứa đọc, đứa không. Chỉ đến khi mẹ sắp mất, văn thơ của mẹ được bố nhặt nhặn từ các trang mạng và báo để làm thành một cuốn kỉ niệm cho con cháu, những đứa con vô tâm của mẹ mới giật mình nhận ra, trong mấy năm cuối cùng của cuộc đời, mẹ đã viết tới 500 trang A-4!
Yêu văn thơ nên mẹ thường dùng thơ và ca dao ru các con từ lúc còn nằm nôi. Giữa khó khăn, nhọc nhằn của cuộc sống, ở cái thời chạy từng lon gạo, phân phối từng cây bút, từng tập giấy; mẹ vẫn viết nhật ký cho các con từ ngày chúng chào đời cho tới lúc chúng trưởng thành. Những cuốn nhật ký vàng theo thời gian vẫn nằm trên giá sách, trong phòng ngủ của bố mẹ và theo bố mẹ qua bao lần chuyển nhà. Mẹ muốn thơ ca vận vào các con, muốn có đứa nào đó trong số 3 cô con gái theo nghiệp chữ nghĩa.
Nhưng mẹ ơi, chính mấy cái chữ nghĩa nghiệt ngã ấy khiến con của mẹ giờ đây đang phải khóc cho mẹ từ xa. Chữ nghĩa khiến con gặp bao rắc rối với đời, khiến con phải vất vả ‘ăn đong’ từng chiếc visa để về thăm mẹ khi mẹ bệnh liệt giường.
Nhưng con biết, mẹ là người thông cảm cho con. Mẹ là người tha thứ cho con.
Con biết, vì khi đọc những gì mẹ viết, con hiểu mẹ cũng phản ứng trước những bất công của xã hội, cũng trăn trở khi những người nông dân bị mất đất, cũng xót xa cho những cầm bút phải vào tù. Con biết, vì khi ở bên chăm sóc mẹ, giữa những tiếng rên của bệnh tật, mẹ vẫn thương xót cho cô bé Phương Uyên khi nghe về bản án khắc nghiệt của cô ấy.
Và con còn biết, mẹ đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc cùng các nhân sĩ trí thức và những bạn trẻ yêu nước. Mẹ né tránh ống kính, mẹ không cho chụp hình vì không muốn làm khó thêm cho cô con gái vốn đã lắm chuyện của mình.
Trong gia đình, mẹ là người có quan điểm gần với con hơn cả. Mẹ phản đối con chuyện này chuyện kia vì không muốn cuộc đời con gái mẹ gặp thêm rắc rối, nhưng trong lòng có nhiều điều mẹ đồng ý với con.
Và mẹ tha thứ con, phải không mẹ yêu.
——————————————————-
Tin buồn: Vĩnh biệt nhà giáo Đoàn Thị Hồng Thuận trên Blog Nguyễn Xuân Diện và trang web Trần Nhương
Cũng ráng đẫy niềm đau ra nổi nhớ
Mà lệ lòng níu lại chẳng cho đi…
Hơi ấm Mẹ có cách gì gói lại?
Gởi qua đây sưỡi ấm đứa con này..
Vòng cơm áo , trắng tay vì chữ nghĩa
Nợ nước nhà , mõi cánh kẻ “ăn đong ”
Ôi sanh tử cố tình hay sơ Ý?
Để Mẹ Hiền ru mãi kiếp long đong !
Xọt tới xọt lui bấy lâu Đàn Chim Việt mà không chào chị Hồng lấy một tiếng…thiệt là Bất Kính !
Nay chị có đại tang mà không biết giúp được gì cho chị hay không thì lại càng vô dụng !
Diễn đàng mở ra… bao sự thật phơi bầy…VÔ CÙNG QUÝ , DÂN CHỦ TỰ DO…KHIẾN kiếp “ăn đong ” vốn nhọc nhằn lại càng thêm nhọc nhằn…
Người tốt thời nay ngày càng ít đi
Người tốt mà lại còn có khả năng hữu dụng giúp người chống Bất Công thời nay như chị thì lại càng hiếm
HY vọng có hữu duyên để san sẽ chung… gánh
Vạn Kính !
VIỆT NAM MẤT ĐI MỘT NHÀ GIÁO GƯƠNG MẨU
GIA ĐÌNH MẤT ĐI MỘT NGƯỜI MẸ NHÂN TỪ
THÀNH THẬT CHIA BUỒN CÙNG QUÝ GIA !
Gởi lời chia buồn đến chị cùng gia đình.
Tôi đã làm đám tang cho mẹ tôi tháng này năm ngoái nên tôi hiểu nỗi đau này.
Trần Hồng Tâm
Thăm em, Nhận tin trễ về sự qua đời của mẹ em. Anh chị chân thành chia buồn cùng em và gia đình. Sự mất mát nào cũng làm ta đau và nhất là mất Mẹ, mất Cha; vì vậy nói lời chia buồn để cho em đọc “cho có” và biết rằng anh chị đã biết tin.
Hãy an ủi: ít gì em cũng đã về bên Mẹ và đã có thời gian chăm sóc Bà, em nhé! Mẹ già của chị như chuối chín cây, không biết sẽ rụng lúc nào mà đường về thì đả bị bít lối.
Chân thành chia sẻ cùng em. Thân mến.
Trần Mạnh Hảo
Thành kính chia buồn với nhà báo Mạc Việt Hồng và PGS.TS.Mạc Văn Trang cùng gia đình về việc thân mẫu của chị và người vợ yêu quý của bác Trang đã đi về cõi Phật.
Không có nỗi buồn nào bằng nỗi buồn mất mẹ. Tôi đã chịu nỗi buồn này cách đây gần 20 năm nên rất hiểu nỗi đau đớn của chị Hồng lúc này.
Hãy bình tĩnh và đứng lên để làm tốt nghĩa vụ với gia đình và xã hội là một cách báo hiếu mẹ.
Chúng ta còn cả một đời để thấm đẫm nỗi đau của đứa con mồ côi không còn mẹ
Kính : TMH
sau 1975 phụ nữ vn nam không còn truyền thống giáo dục gia đình như trước,không cực đoan ta nhìn vào lớp phụ nữ sau 75 hư đón vô cùng,ăn chơi,bài bạc,ngoại tình đầy dẫy dậy con cái toàn là những hưỡng thụ,ích kỹ bản thân,nhìn con nít thời nay chúng nó không còn nét hồn nhiên vô tư.phụ nữ thời nay không thể đại diện cho tên gọi Mẹ việt nam,nghe xấu hổ quá
Thưa tác giả và các bạn,,
Điều tưởng là đơn giản, mà phần lớn khi ta lớn khôn và càng lúc càng lớn tuổi, ta lại thấy khó khăn thập bội. Xin thưa đó là, lại gần mẹ già mà thỏ thẻ: CON YÊU MẸ / I LOVE YOU SO MUCH !
Điều giản dị ấy, nếu đem so với việc làm ma chay nổi đình nổi đám sau khi mẹ mất, hay viết bài viết báo làm thơ thẩn … ca tụng mẹ lúc kô còn tại dương trần, nhất là xây một phần mẹ thực to, quả thực khác nhau một trời một vực, về thực tiễn lẫn ý nghĩa.
Một câu nói chỉ vài chữ nhưng thắm tình mẹ con, đủ để mẹ sướng hơn được bay lên trời, cho dụ cụ bà có làm bộ gắt gỏng hay mắng yêu vài câu, như : Mả bố nhà anh nhà chị, giờ mới nói được một câu nghe lọt tai tôi !
Thú thật năm nay tôi trên sáu bó và bà cụ trên chín bó, thế mà mình vẫn lọng cọng đến vụng về không thể thốt lên câu nói thiêng liêng yêu mẹ từ con tim đang thổn thức. Thay cho lời dịu dàng tôi lại thường thốt ra những lời gắt gỏng giật cục, mà thực lòng chính mình cũng rất đỗi ngạc nhiên tại sao mình lại thế nhỉ ! Thật kỳ cục đến khó hiểu.
Dường như muốn thốt lên lời yêu thương từ con tim chân chính mình phải tập luyện thật nhuần nhuyễn cho thành phản xạ từ lâu lắm thì phải. Chả khác gì người phương Tây, chẳng hạn như ở Mỹ, họ nói với nhau lu bù đến nhàm chán “I LOVE YOU” ! Vâng, cha mẹ nói với con như rứa, và con nói với cha mẹ cũng rứa, kể số chi trai gái khi phải lòng nhau …
Tương tự chữ CÁM ƠN / THANK YOU thành những từ ngữ sẵn sàng bật ra nơi cửa miệng, mỗi khi ai làm cho mình hài lòng, từ chuyện nhỏ đến việc lớn. Nhỏ như mở miệng khen nhau, bốc thơm nhau một câu, mở cửa xe hay cửa ra vào dùm ai, nhường đường đi … là sẽ nhận được lời cám ơn tức thì !
Tôi chủ quan cho rằng, bất cứ ai ghét sư ông hay thiền sư Nhất Hạnh đến đâu đi nữa, rồi ra cũng thừa nhận tiểu phẩm BÔNG HỒNG CÁI ÁO của ông là tuyệt phẩm (masterpiece).
Tương tự, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nó thành nhạc rất tuyệt vời , mặc dù ông này là kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma CS, một Vixi nằm vùng chính hiệu nai vàng !
Tôi thích nghe nhất bài này qua giọng hát nữ ca sĩ Hà Thanh của xứ Huế.
Rất tiếc tôi đành thay thế bằng giọng hát của nam danh ca Duy Khánh
http://www.youtube.com/watch?v=3jIF0XCMwjQ
Tân cỏ giao duyên có cô Thanh Ngoan, hát và ca thiệt ngọt ngào như mật rót tai
http://www.youtube.com/watch?v=2g2Rg1zrZFM
Bông Hồng Cài Áo
Tác giả: Nhạc Phạm Thế Mỹ,
thơ Thích Nhất Hạnh
Một bông Hồng cho em
Một bông Hồng cho anh
Và một bông Hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười
ngỡ đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm
Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối
Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời
Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?”
-Biết gì ? “Biết là, biết là con thương Mẹ không ?”
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi.
Phạm Thế Mỹ
wikipedia
Phạm Thế Mỹ sinh tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, là con thứ 11 của một gia đình trung lưu. Anh của ông là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà văn Phạm Hổ. Từ năm 1947 đến năm 1949, ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu V. Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Nắng lên xóm nghèo.
Sau hiệp định Geneve, ông được bố trí ở lại miền Nam. Năm 1959, ông học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ 1959 đến 1970 ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường trung học tư thục Bồ đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh… ở Đà Nẵng . Trong những năm 1965-1966, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam vì đấu tranh trong phong trào Phật giáo (thời gian này ông sáng tác bài nhạc bất hủ “Bông hồng cài áo”, lấy ý từ thơ Thích Nhất Hạnh). Ra tù, ông sáng tác các bài hát như “Hoa vẫn nở trên đường quê hương,” “Người về thành phố,” “Những người không chết”… được phổ biến trong phong trào học sinh – sinh viên Sài Gòn. Từ năm 1970 đến 1975, ông là trưởng phòng Văn-Mỹ-Nghệ của Viện Đại học Vạn Hạnh.
Sau năm 1975, ông công tác tại Phòng Văn hóa-Thông tin Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông bắt đầu sáng tác những bài hát nhạc đỏ như: “Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng” (Giải nhì Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh), “Thắm đượm duyên quê,” “Lêna Belicova”…
Sau khi nghỉ hưu, ông sống âm thầm, thiếu thốn tại một căn nhà nhỏ ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông mất vào lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 1 năm 2009, sau một thời gian dài bị bệnh, ở tuổi 79.
[hêt trích]
Dĩ nhiên ta không thể nào quên được bài LÒNG MẸ của nhạc sĩ Y VÂN nổi tiếng từ xưa đến nay.
Y Vân sáng tác nhiều bài hay nhưng theo tôi LÒNG MẸ là tuyệt phẩm (masterpiece) chẳng những của nhạc sĩ mà cả của làng tân nhạc Việt Nam.
Hương Lan vói giọng ca thật ngọt ngào trình bày tân cổ giao duyên rất hay bài này
http://www.youtube.com/watch?v=aTPvzlO-8dQ
LÒNG MẸ
nhạc sĩ Y Vân
Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối biển ngọt ngào,
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì ràọ
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêụ
[ Lyrics from: http://www.lyricenter.com ]
Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thụ
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ.
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thợ
Thương con thao thức bao đêm trường,
Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết baọ
Thương con khuya sớm bao tháng ngàỵ
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn.
Dù cho mưa gió không quản thân gầy Mẹ hiền.
Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.
Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm.
Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên.
IỊLòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xạ
Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe,
Lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng trẹ
Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ rụ
Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thợ
Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời cạ
Mẹ hiền sớm tối khuyên ngủ bao lời mặn mà.
Khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xạ
Thương con Mẹ hát câu êm đềm,
Run lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng đêm.
Bao năm nước mắt như suối nguồn.
Chảy vào tim con mái tóc chót đành đẫm sương.
Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâụ
Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâụ
Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầụ
Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêụ
Thành thật chia buồn cùng chị Mạc Việt Hồng. Mất mát nào cũng đau buồn. Mất Mẹ là sự mất mát lớn nhất trong đời mình. Mong chị bình an.
Lý Nhân Bản
Hoa Kỳ
Xin đuọc chia buồn với tác giả MVH,
Cũng xin đuọc chia buồn vói tác giả hpbong
Kính!
Xin được chia sẻ nỗi mất mát lớn lao nhứt của chị Mạc Việt Hồng.
“Nhưng mẹ ơi, chính mấy cái chữ nghĩa nghiệt ngã ấy khiến con của mẹ giờ đây đang phải khóc cho mẹ từ xa. Chữ nghĩa khiến con gặp bao rắc rối với đời, khiến con phải vất vả ‘ăn đong’ từng chiếc visa để về thăm mẹ khi mẹ bệnh liệt giường.”
Bao năm “xâm mình” nơi đây (ĐCV) – thế mà, khi đọc những giòng chữ trên của chị; bỗng dưng NHT ứa nước mắt.
Chị Mạc Việt Hồng ơi,
Mới nhận mail của caubay cho biết thân mẫu của chị vừa qua đời tại Hà Nội, rồi ghé vào đây thấy chị viết Ngày Của Mẹ. Tuy kể rất đơn sơ nhưng những ai đã mất mẹ thì dễ dàng thấm được nỗi đau nầy!
Mẹ tôi mất năm ngoái, cụ ở tuổi 88, nhưng suốt hành trình về chịu tang lòng tôi cũng tan nát! Nỗi đau của tôi lúc đó, và cho đến bây giờ, một năm sau, vẫn còn nguyên vẹn!
Mẹ mất rồi mình bỗng thấy bơ vơ như chẳng còn nơi nào để nương tựa!
Đồng cảm và xin chia sẻ nỗi đau với chị.
hpbông
(Mẹ mất rồi mình bỗng thấy bơ vơ như chẳng còn nơi nào để nương tựa! ) hpBông says.
Sao lạ vậy nhỉ? Bà Cụ mình mất cả một con giáp rồi, cũng tại VN, nhưng đến hôm nay mình vẫn có cái cảm giác đó. Mặc dù cũng tầm tuổi chị Hồng, hpbông chứ còn nhỏ dại gì đâu, lại con cháu đầy đàn, quây quần gần nhau, cuộc sống thì khá đầy đủ, chả thèm gì, ấy vậy mà nhiều lúc vẫn cảm thấy BƠ VƠ. Chắc phải có ông hay bà Tiến Sĩ Ruột Thịt Học hoặc Mother Học nhảy vào đây chỉ vẽ cho vài chiêu chăng? Cũng có thể là Quê Mẹ Học. Cám ơn hai chị.