WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài nhận xét đối với bài viết “Luận Đề I” của tác giả Nguyễn Tùng Hiếu

Luận đề I – phần 1

Luận đề I – phần 2

tu ban luanNguyễn Tùng Hiếu là một đảng viên Cộng sản hiện đang ở Hà Nội. Bài viết của ông có nhan đề “Luận đề 1” vừa được công bố trên mạng mà hiện nhiều người đang đọc. Như thế cũng có nghĩa sẽ có thêm các “Luận đề” khác của ông, nhưng ở đây người viết bài này chỉ tập trung nhận xét về hai phần 1 và 2 của “Luận đề 1” này mà ông vừa công bố.

Bài viết này của ông Hiếu khá dài, cho thấy một tinh thần và mục đích nghiêm túc thật sự trong nghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ, lập luận và diễn đạt. Tất nhiên cái chính của tác giả là dựa nhiều vào các sự kiện và số liệu đầy tính cụ thể, xác thực. Cũng trong ý nghĩa đó, cách viết nhiều khi hơi ôm đồm, nặng nề, nếu người không chuyên sâu cũng hơi khó đọc hoặc kể cả khó hiểu. Tuy cách lý luận của tác giả ở đây chủ yếu dựa trên thực tiễn mà không phải chủ yếu dựa trên lý thuyết. Nhưng nói chung đây là một bài viết có một số ưu điểm và tích cực về mặt ý hướng, nội dung lẫn hình thức. Cũng chính trong ý nghĩa đó, người viết bài này cũng đã cố gắng đọc đầy đủ, thận trọng, cốt có thể đưa ra được một vài nhận xét cùng ý kiến khách quan, trung thực.

Tựu trung luận điểm cốt lõi và xuyên suốt trong bài viết ở đây của tác giả là chủ thuyết Mác Ăngghen gồm có hai phân khúc. Phân khúc đầu là phân khúc chủ trương cách mạng bạo lực, chuyên chính nhằm tận diệt xã hội tư bản (Tư bản luận cuốn I). Điều này tác giả cho là hoàn toàn sai và không thể chấp nhận được. Phân khúc hai là phân khúc của tư tưởng dân chủ xã hội, về cuối đời của Mác và Ănghen, chủ trương diễn tiến dung hòa, bác bỏ chuyên chính và bạo lực để chỉ tiến hành làm sự biến chuyển cho chủ nghĩa xã hội dân chủ ngay từ trong lòng xã hội tư bản. Điều này theo tác giả, đất nước Thụy Điển ngày nay đã và đang làm thành công, tác giả cho là hữu lý và hoàn toàn ủng hộ giải pháp đó.

Nói chung, Nguyễn Tùng Hiếu đứng trên quan điểm của một người CS hiện tại, trên lập trường quan điểm chủ thuyết Mác Ăngghen nhằm phê phán, đổi mới chủ thuyết Mác Ănghen, bác bỏ quan niệm bạo lực và chuyên chính ban đầu của cả Mác Ăngghen và Lênin, để chỉ còn giữ lại quan điểm chủ nghĩa xã hội dân chủ, cùng quan điểm diễn tiến hòa bình vào cuối đời của Mác, Ăngghen, mà tác giả coi như phương thuốc duy nhất ngày nay để đưa đất nước thoát ra tất cả mọi vế tắc và đi lên phát triển.

Những luận điểm cụ thể quan trọng nhất đã được ông Nguyễn Tùng Hiếu đưa ra như sau :

-         Đoàn kết giai cấp tư sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

-         Vượt qua phần sai lầm trong Tuyên ngôn đảng Cộng sản.

-         Ý thức hệ cứng nhắc chỉ có thể làm cản trở mọi sự giao lưu.

-         Vấn đề chủ yếu là phải đi vào con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.

-         Đã thấy được ra mầm mống chủ nghĩa xã hội không tưởng của Mác và Ăng-ghen.

-         Công nhân không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Bởi vì theo bản năng, công nhân vẫn thù địch máy móc mới, họ không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến.

-         Công ty cổ phần là diễn biến hoà bình trong nội bộ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

-         Khoa học kỹ thuật đã trở thành nguồn giá trị thặng dư độc lập; tự động hoá và trí năng hoá sản xuất đã ngày càng mở rộng trong các lĩnh vực sản xuất vật chất khiến lý luận của Mác về nhà tư bản bóc lột công nhân phải dần dần thu hẹp phạm vi hay cho đến hoàn toàn không còn tác dụng nữa.

-         Trong thời kỳ lịch sử nhất định, bản thân của tư hữu và bóc lột chỉ là biểu hiện cho việc xã hội phát triển và lịch sử tiến lên. Nên chỉ có dưới tiền đề lực lượng sản xuất phát triển cao, bóc lột mới có thể đi tới chỗ tiêu vong. Bóc lột là một hiện tượng lịch sử tương ứng theo với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

-         Chính giai cấp tư sản mà những người mác xít muốn đánh đổ lại là người thúc đẩy, tổ chức và lãnh đạo việc đưa thành quả nghiên cứu khoa học vào cho dây chuyền sản xuất. Nhà tư bản là người nắm vị trí chủ đạo trong xí nghiệp hiện đại, vừa đại diện quan hệ sản xuất tiên tiến, vừa đại diện lực lượng sản xuất tiên tiến.

-         Con đường đúng đắn để xoá bỏ nghèo nàn là phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, mà lực lượng này chỉ có thể phát triển được đầy đủ chính bên trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

-         Giai cấp tư sản mà những người cộng sản chống lại đã hơn 100 năm nay hoàn toàn không phải tội đồ và kẻ xấu trời sinh ra. Họ là bộ phận cần cù nhất, tài năng nhất, thông minh nhất, ưu tú nhất ở trong đẳng cấp thứ ba.

-         Giai cấp tư sản đã sáng tạo phương thức sản xuất tiên tiến nhất trong lịch sử loài người, là người tổ chức và lãnh đạo việc đại sản xuất cơ khí hoá, họ là người tích cực nhất đã chuyển hoá khoa học kỹ thuật thành lực lượng sản xuất, họ đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến.

-         Để giải phóng công nhân cùng khổ cần phải dùng thủ đoạn cách mạng bạo lực để tiêu diệt tư hữu hoá, tước đoạt giai cấp tư sản, tiêu diệt phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiêu diệt đại diện của lực lượng sản xuất tiên tiến, đưa tất cả các dân tộc, kể cả dân tộc dã man nhất tới cuộc sống văn minh. Đó là sai lầm căn bản của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, chính là phần chủ nghĩa xã hội không tưởng trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen thời kỳ đầu.

-         Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Mác và Ăng-ghen đề xướng đã trở thành một phong trào xã hội chủ nghĩa bạo lực, trương ngọn cờ giải phóng giai cấp công nhân để phá huỷ lực lượng sản xuất tiên tiến.

-         Cái gọi là “khoa học” là tính hữu hiệu của biện pháp, không phải tính hiện thực của mục tiêu, nên phần không tưởng trong mục tiêu của nó không có gì thay đổi, khiến “chủ nghĩa xã hội khoa học” trở thành “chủ nghĩa xã hội bạo lực”, khiến mấy thế hệ những con người cộng sản bao gồm cả Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông trở thành lầm đường lạc lối.

-         Cái chế độ công hữu và kinh tế kế hoạch chỉ làm cho xã hội mãi mãi nghèo nàn lạc hậu, mãi mãi là nền kinh tế tem phiếu. Tính ưu việt của chế độ quốc doanh chỉ là hư ảo, do các nhà lý luận nặn ra.

-         Là một học thuyết cứu thế, chủ nghĩa xã hội bạo lực, tuy được truyền bá đã hơn 100 năm, dọc ngang nửa thế kỷ, nhưng cuối cùng vẫn chẳng cải tạo được một ngóc ngách nào trên thế giới, và đã biến khỏi vũ đài lịch sử, cùng với sự tan rã của Liên Xô.

-         Giai cấp tư sản là đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, và chế độ tư hữu, dù bị hiểu lầm đến đâu, bị coi là yêu quái đến mức thế nào, cuối cùng đều vẫn được loài người chấp nhận. Nên giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, là một giai cấp không tiêu diệt nổi. “Tiêu diệt” rồi, cũng lại phải mời họ quay trở lại. Đó là bài học căn bản, mà thất bại của Phong trào cộng sản quốc tế đã để lại cho đời sau.

-         Chủ nghĩa xã hội dân chủ là sự lựa chọn của loài người trong thế kỷ 20. Nhà nước dân chủ, chính là hình thức xã hội duy nhất có thể được tổ chức theo nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Luôn có mối quan hệ không thể tách rời giữa chủ nghĩa xã hội và dân chủ.

-         Từ khi thành lập Hiệp hội công nhân quốc tế 1864, trong các văn kiện do Mác khởi thảo, khái niệm “chủ nghĩa cộng sản” đã bị thay thế bởi từ ngữ “chủ nghĩa xã hội”. Mác không còn cố chấp về cách mạng bạo lực, ông đã đề ra hai con đường cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa. Mác và Ăng-ghen đã thấy rõ hơn khả năng quá độ hoà bình đi lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự xuất hiện của thể chế ngân hàng mới, tích lũy tư bản không còn phải dựa vào các chủ xí nghiệp tự tập hợp vốn qua tiết kiệm và dự trữ nữa, mà lại dựa vào việc dự trữ của toàn xã hội. Thu hút vốn của xã hội để xây dựng xí nghiệp, nhờ thế mà các công ty cổ phần đã ra đời. Đấy là hạn chế lịch sử trong khi Mác viết “Tư bản luận” tập 1. Mác không phải học giả khư khư cứ bám lấy cái cũ, bảo vệ những luận đoán đã lỗi thời. Sau khi nghiên cứu công ty cổ phần, Mác đã đưa ngay ra kết luận mới: “Trong công ty cổ phần, chức năng đã tách khỏi quyền sở hữu tư bản, còn lao động cũng đã hoàn toàn tách khỏi quyền sở hữu tư liệu sản xuất và quyền sở hữu lao động thặng dư” (Tư bản luận, quyển 3). Quyển 3 “Tư bản luận” đã lật đổ chính kết luận của Quyển 1, không cần làm “nổ tung” cái “vỏ ngoài” của chủ nghĩa tư bản nữa. Trong “Lời nói đầu” cuốn “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, Ăng-ghen cũng đã suy ngẫm lại và sửa chữa lần cuối cùng toàn bộ hệ thống chủ nghĩa Mác: “Lịch sử chứng tỏ chúng ta đã từng mắc sai lầm, quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là một ảo tưởng. Thời đại thực thi việc tập kích đột ngột, thời đại của một thiểu số tự giác dẫn dắt quần chúng không tự giác tiến hành cách mạng quả đã qua rồi”. Không đầy 5 tháng sau khi đưa ra những ý kiến trên, thì Ăng-ghen qua đời.

-         Như vậy, trong tác phẩm của Mác và Ăng-ghen, có hai con đường xã hội chủ nghĩa: con đường chủ nghĩa xã hội bạo lực, và con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ. Tuyên ngôn Đảng cộng sản và Quyển 1 “Tư bản luận”, là căn cứ lý luận của chủ nghĩa xã hội bạo lực; Quyển 3 “Tư bản luận” và Lời nói đầu cuốn “Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp”, là cơ sở lý luận cho chủ nghĩa xã hội dân chủ. Mác và Ăng-ghen vào những năm cuối đời đã càng ngả sang con đường quá độ hoà bình. Nên coi cách mạng bạo lực là con đường chính thống duy nhất để thực hiện chủ nghĩa xã hội, là trái lại với bản ý của Mác và Ăng-ghen.

-         Lênin và người kế tục ông là Stalin, đã phát triển chủ nghĩa Blanqui, biến việc lãnh đạo một đất nước thành nền chuyên chính của giai cấp vô sản, lại biến nền chuyên chính của giai cấp vô sản thành nền chuyên chính của Đảng cộng sản, rồi biến chuyên chính của Đảng cộng sản thành chuyên chính của tập đoàn lãnh đạo, cuối cùng, biến chuyên chính của tập đoàn lãnh đạo thành sự độc tài của cá nhân lãnh tụ tối cao, đặt cơ sở cho thể chế lãnh đạo nhà nước xã hội chủ nghĩa bạo lực. Chính thể chế cực quyền này đã bóp nghẹt sức sống xã hội, cũng bóp nghẹt sức sống của đảng cầm quyền, dẫn đến sự suy thoái toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật.

-         Kautsky, người tiên phong của chủ nghĩa xã hội dân chủ, từng nói chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phát triển trong lòng chủ nghĩa tư bản, chức năng của chủ nghĩa tư bản phát huy càng tốt, càng dễ thiết lập chủ nghĩa xã hội. Như vậy, đã lật nhào lý luận cực tả trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”. Nên nay xem ra phải cần khôi phục danh dự cho chủ nghĩa xét lại, chẳng những họ “xét lại” chủ nghĩa xã hội, mà họ còn “xét lại” cả chủ nghĩa tư bản.

-         Những người dân chủ xã hội cho rằng xã hội tư bản chủ nghĩa áp bức, bóc lột công nhân như Manchester ở Anh, từ thập kỷ 30 thế kỷ 19 đến thập kỷ 20 của thế kỷ 20, là “chủ nghĩa tư bản dã man“. Từ thập kỷ 30 thế kỷ 20, qua nỗ lực của các đảng dân chủ xã hội, chủ nghĩa tư bản đã không ngừng cải lương, khiến “các phần quan trọng trong cương lĩnh của xã hội chủ nghĩa đều được thực thi”.

-         Lấy danh nghĩa “bảo vệ thành quả cách mạng” để chống lại diễn biến này thì cái họ muốn “bảo vệ”, không phải là phúc lợi của nhân dân, mà là đặc quyền của quan chức.

-         Chủ nghĩa xã hội dân chủ đã tập hợp lại những ưu điểm của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, đồng thời loại trừ các khuyết tật của mỗi bên, quan tâm cả sự công bằng và hiệu suất; là biện pháp, chính sách, và con đường có hiệu quả, đã được đời sống thực tế chứng minh. Con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ, là con đường hoà bình, lý tính, xây dựng; không xuất khẩu cách mạng, không áp đặt cho người khác, không có mũi nhọn phê phán; chỉ có sức hấp dẫn nêu gương, không làm hại lợi ích của bất cứ giai cấp, tầng lớp nào, không đe doạ an ninh của bất cứ quốc gia nào. Cơ sở lý luận của Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển là đa nguyên; nhưng chủ yếu là chủ nghĩa Mác, với cơ sở giai cấp rộng rãi, mà chủ yếu là giai cấp công nhân. Đảng Dân chủ Xã hội hiện nay, và mãi mãi, là chính đảng phản đối chủ nghĩa tư bản, mãi mãi là người phản đối nhà tư bản thống trị đời sống kinh tế, chính trị” (Cương lĩnh Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển do Đại hội Đảng thông qua 6-11-2001).

-               Từ bỏ những giáo điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lênin, Stalin, đến Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh – những lý luận đã mấy chục năm đưa VN vào con đường sai lầm, đem lại sự nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ định công cuộc cải cách – mở cửa. Từ nay, không nên đưa tên bất cứ ai vào tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, để loại bỏ đi di chứng và ảnh hưởng của tệ sùng bái cá nhân, thiết lập quyền phát ngôn của phái cải cách. Đổi tên ĐCSVN thành Đảng Dân chủ Xã hội, để kế tục cội nguồn lịch sử của Đảng Dân chủ Xã hội, do Mác và Ăngghen sáng lập.

Những lược trích chính yếu, quan trọng như trên trong bài viết tuy có hơi dài dòng nhưng lại cần thiết để cho những đảng viên khác hay mọi người quan tâm đều có thể đọc được một cách nổi bật. Dĩ nhiên tác giả Nguyễn Tùng Hiếu vẫn luôn đứng trên quan điểm đảng viên và trên cơ sở chủ nghĩa Mác Ăngghen để viết. Tuy vậy cách viết và cách suy nghĩ của ông đã có phần độc lập mặc dầu vẫn trên cơ sở tập hợp tài liệu và nghiên cứu trên chính các tài liệu đó. Có điều bài viết của ông Hiếu vẫn chỉ mới đứng trên quan điểm thực tiễn xã hội và lịch sử, mà không đề cập gì đến khía cạnh tư duy triết học và khoa học khách quan của chính học thuyết Mác.

Thật ra cũng có một số vấn đề triết học và khoa học khách quan chưa được ổn lắm trong quan điểm của học thuyết Mác, chẳng hạn như quan điểm biện chứng luận của Hegel đã được Mác áp dụng một cách vội vã, khiên cưỡng vào quan niệm chính trị xã hội và kinh tế học mà Quyển I Tư bản luận đã thể hiện và ông Hiếu cũng có kết luận và nhận xét. Do đó tính liên quan giữa nền tảng triết học còn mơ hồ nào đó với mặt khoa học và thực tế đời sống có lẽ cũng là điều mà ông Hiếu cũng cần nghiên cứu bao quát và đưa ra những luận đề thêm sâu sắc.

Tóm lại, các luận điểm từ kết quả nghiên cứu mà ông Hiếu đưa ra như trên đây thật khó phủ nhận được đối với nhiều người nghiêm túc. Thế nhưng có vấn đề về trách nhiệm của Mác cũng như Ăngghen là gì nếu xét trong giai đoạn hay thời kỳ đầu của hệ tư tưởng. Tất nhiên theo như kết luận của ông Hiếu, vào thời gian cuối đời, cả Mác và Ăngghen đều từ bỏ tư tưởng bạo lực, tư tưởng tiêu diệt xã hội tư bản chủ nghĩa để chuyển sang tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ. Ông Hiếu cũng nói cái sai lầm là xuất phát từ Lênin, nhưng kể từ đó đến nay chủ nghĩa Mác luôn vẫn được gắn với chủ nghĩa Lênin, thế thì ở đây trách nhiệm của chính Mác trong thời kỳ đầu lại là gì.

Còn riêng về cơ sở lý luận của Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển, thì dó chỉ là tinh thần và mục đích nhân bản khách quan tự nhiên, chí ít cũng là ý hướng về sau, tức là về cuối đời của Mác, hay là nguyên học thuyết Mác. Điều này quả nhiên chính ông Hiếu vẫn chưa thoát hay thật sự vẫn còn nhiều khiên cưỡng, gượng ép và lúng túng. Nói chung, ý nghĩa của chủ nghĩa Mác gồm có ba bộ phận là triết học, kinh tế chính trị học và cả khoa học. Cái được Mác gọi là khoa học thật sự chỉ là niềm tin tuyệt đối vào chính biện chứng luận mà Mác vẫn hiểu là chân lý khách quan tuyệt đối của lịch sử thực tiễn. Đây cũng gọi được là phần khoa học và triết học của Mác khi ông đem vào thực tế để trình bày trong Tư bản luận Quyển I. Song cũng chính trên ý nghĩa đó mà khía cạnh chính trị xã hội lẫn khoa học kinh tế khách quan do Mác đưa ra có phần nào bị thui chột vì nó chỉ được đóng khung hay đặt nền tảng trên niềm tin mơ hồ và đầy tính chất siêu hình như thế. Đó cũng chính là điều cắt chân cho vừa giầy (chiếc giầy biện chứng luận của Hegel) mà Mác đã mắc phải khi trước tác ra bộ Tư bản luận Quyển I. Thế nhưng toàn bộ hệ tư tưởng chính yếu của Mác lại chủ yếu nằm ở đây mà không phải ở những nơi nào khác.

(16/8/2013)

© Võ Hưng Thanh

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

6 Phản hồi cho “Vài nhận xét đối với bài viết “Luận Đề I” của tác giả Nguyễn Tùng Hiếu”

  1. Bằng Hữu says:

    “Nguyễn Tùng Hiếu là một đảng viên Cộng sản hiện đang ở Hà Nội.”" Bài viết này của ông Hiếu khá dài, cho thấy một tinh thần và mục đích nghiêm túc thật sự trong nghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ, lập luận và diễn đạt.(…)Nhưng nói chung đây là một bài viết có một số ưu điểm và tích cực về mặt ý hướng, nội dung lẫn hình thức.” (trích VHT)
    Thật ra, ông VHT không cần phải phân tích dông dài. Vì ông Nguyễn Tùng Hiếu không phải là tác giả của bài tiểu luận này. Toàn bộ bài tiểu luận là sự cóp nhặt, sao chép từ Lời nói đầu và Lời kết của cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” của Tân Tử Lăng (bản dịch của TTXVN phát hành năm 2009). NTH chỉ có công xóa bỏ những vết tích liên quan đến Trung Quốc, thay một số chữ để người ta tưởng đó là tác phẩm của người Viêt Nam, rồi đăng lên để đánh lừa thiên hạ.
    Cho nên, nếu muốn phê bình, đối thoại thì ông VHT nên trao đổi thằng với tác giả (đại tá hưu trí Tân Tử Lăng ở TQ), chứ không phải với Nguyễn Tùng Hiếu (?) nào đó.

    • Suối Ngàn says:

      BẰNG HỮU

      Quả bằng hữu ở đâu cũng có
      Miễn là người công lý công tâm
      Hoan hô ý nghĩa thông tin
      Nội dung quả quí cả trăm vạn lần

      NON NGÀN
      (23/8/13)

    • Cán bộ hưu trí says:

      Tôi đã thử so sánh cuốn “Mao Trạch Đông …” với Luận đề I và thấy quả thật tác giả Nguyễn Tùng Hiếu đã chép nguyên văn nhiều đoạn nói về chủ nghĩa xã hội dân chủ trong cuộn sách này, chỉ sửa chữa để trở thành một tác phẩm của người Việt Nam. Tuy nhiên, một số đoạn vẫn còn lưu dấu tích của bài gốc, để lộ ra mâu thuẫn:
      - “Tháng 11-2002, Đại hội ĐCS đề ra Đảng phải đại diện cho yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho phương hướng tiến lên của văn hoá tiên tiến và đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân Việt Nam.” Ở VN, không có Đại hội Đảng nào diễn ra vào tháng 11-2002. Nhưng Đại hội Đảng lần thứ 16 của ĐCS TQ thì diễn ra đúng vào tháng 11- 2002;
      - “Trong “Báo cáo y tế thế giới năm 2000”, tính công bằng trong phân phối tài chính khám chữa bệnh của VN đứng gần chót trong số 191 nước. Chỉ có chi phí quản lý hành chính của Việt Nam là “đuổi kịp Anh, vượt Mỹ”: tăng 88 lần trong 25 năm từ. 1975 đến 2003.” Từ 1975 đến 2003 phải là 28 năm chứ sao lại 25 năm. Trong bản gốc : “từ 1978 đến 2003” (28 năm).
      - (Biện Hồng Đăng: “Phương lược vận doanh tư bản”, Nhà xuất bản Cải cách, bản in 1997, trang 227). Ở VN làm gì có Nhà xuất bản nào mang tên Cải cách, và làm gì có tác phẩm nào đặt tên nghe kỳ lạ như thế?
      - “Tổng thống Rumani Iliescu từng là đảng viên Đảng Cộng sản, nay là Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Rumani. Tháng 8-2003 khi sang thăm Trung Quốc, trả lời phỏng vấn riêng của tạp chí “Hoàn Cầu”…”. Sao tự dưng một đảng viên CS VN lại nêu ví dụ về việc Tổng thống Rumani đến thăm và phát biểu với một tờ báo của TQ?
      Nhiều chỗ khác nữa, NTH khi “Việt Nam hóa” một tác phẩm của người TQ lại không xoá được dấu tích của TQ.

  2. BUILAN says:

    “…Tóm lại, các luận điểm từ kết quả nghiên cứu mà ông Hiếu đưa ra như trên đây thật khó phủ nhận được đối với nhiều người nghiêm túc. Thế nhưng có vấn đề về trách nhiệm của Mác cũng như Ăngghen là gì nếu xét trong giai đoạn hay thời kỳ đầu của hệ tư tưởng. Tất nhiên theo như kết luận của ông Hiếu, vào thời gian cuối đời, cả Mác và Ăngghen đều từ bỏ tư tưởng bạo lực, tư tưởng tiêu diệt xã hội tư bản chủ nghĩa để chuyển sang tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ. Ông Hiếu cũng nói cái sai lầm là xuất phát từ Lênin, nhưng kể từ đó đến nay chủ nghĩa Mác luôn vẫn được gắn với chủ nghĩa Lênin, thế thì ở đây trách nhiệm của chính Mác trong thời kỳ đầu lại là gì.

    Tôi chào anh ! Anh VHT .
    Mừng thây những lòi chí tình cuả tôi không đến nỗi vô dụng !

    Ngưói ta đem caí SAI, ÁC phủ trùm lên đát nườc – dân tôc trên 80 năm !!!
    Nay vẫn còn là CHŨ ĐẠO thì trách chi số phận cuả Việt Nam không như ngày hôm nay!!

    HỎI AI , ???
    Rồi sẽ về đâu !!
    TRÍ THỨC- SĨ PHU cứ tiếp tục BIẾT SỢ (như từng SỢ suốt 80 năm ) để ĐƯỢC SỐNG ??
    May thay tôi chỉ là bần dân – hèn mọn .mang danh là CCCĐ (1) khác với cccđ (10) Trong khả năng cuả mình – góp một vài tiếng chửi cho thoả lòng bà con !

    “HCM Chình Mi, chính HẮN, NÓ… là nguyên nhân cuả mọi nguyên nhân ! ”

  3. Mac xit says:

    Sách về mác xít ở miến nam trước 1975 tiếng Việt thì ít thôi nhưng bằng tiếng Pháp thì cũng không hiếm lắm, nhiều người biết tiếng Pháp nhưng cũng ít ai đọc cái mớ lý thuyết rắc rối, hủ lậu, kém văn minh này, chỉ trừ một số sinh viên ban triết tại Đại học văn khoa Saigon hồi đó có đọc để làm luận văn thi cử…
    Chúng tôi co’ biết tiếng Pháp và cũng có thấy sach Mác xít ở thư viện hồi trước 75 tại Saigon nhưng chẳng bao giờ muốn rờ tới.

    • VIỄN PHƯƠNG says:

      MẶT VÀ TRÁI

      Bởi dị ứng khác gì con đà điểu
      Thòi hai chân không muốn nhìn trời
      Rồi thì nước cũng tới nơi
      Phải đành thòi hết quả đời khó tin

      VIỄN KHÁCH
      (19/8/13)

Leave a Reply to Mac xit