WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vấn đề giai cấp và chủ nghĩa xã hội

congnhan panoTrừ những người mang tính chất cơ hội, thời cơ hay chỉ vì quyền lợi riêng tư, những người gọi là cộng sản có lý tưởng và mục đích thật sự từ xưa đến nay không ngoài việc kiên định và đeo đuổi luôn luôn ý nghĩa về giai cấp và về chủ nghĩa xã hội. Nên đó đã trở thành vấn đề mấu chốt mà ngày nay cần phải thảo luận nghiêm túc, đầy đủ, sâu sắc, để nhằm làm sáng tỏ hết mọi mặt khách quan và thực tế của nó, hầu đi đến những kết thúc giải quyết tốt đẹp, về mặt nhận thức, lý luận, cũng như về mặt thực tiễn đời sống và xã hội nói chung trong hiện thực.

Hai ý niệm này thật ra đã được Mác đưa ra từ cuối thế kỷ 19 ở phương Tây mà ngày nay mọi người đều biết. Giai cấp chủ yếu ở đây là giai cấp công nhân, chủ nghĩa xã hội ở đây là thời kỳ đầu để bước lên cộng sản chủ nghĩa như là giai đoạn tột cùng trên toàn thế giới. Nguyên nhân và kết thúc đó theo Mác chỉ do bản chất đấu tranh giai cấp trong lịch sử của xã hội và cuối cùng bằng sự kết thúc của đấu tranh giai cấp trong xã hội không còn giai cấp.

Mác tin vào tính tất yếu phải diễn ra của lịch sử xã hội loài người như một điều tiên định (determinism) bởi vì ông dựa trên niềm tin đối với biện chứng luận (dialectics) của Hegel coi như một chân lý khách quan tuyệt đối, và ông cho đó là cơ sở khoa học đúng đắn, xác thực trong nội dung đấu tranh giai cấp của lịch sử xã hội. Chỉ có điều quan điểm biện chứng luận của Hegel có nền tảng duy tâm, trong khi Mác chuyển nó sang nền tảng thuần túy duy vật, đó chính là lỗ hổng đầu tiên trong hệ thống lý luận của Mác.

Thật ra chúng ta có thể thấy được trong đời sống xã hội con người không thể không có hai giai cấp nông dân và công nhân. Đó là nền tảng khai thác tài nguyên nông nghiệp và tài nguyên công nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho toàn xã hội. Tất nhiên ngay cả hai giai cấp đó cũng không thể loại đi một, hay cũng không thể không có các giai cấp khác mà tự hai giai cấp này lại có thể tồn tại hay hoạt động hữu hiệu và kết quả được. Cơ chế xã hội nói chung lại là cơ chế phân công lao động toàn diện. Sự phân công này phụ thuộc vào vô số các nhân tố rất đặc thù, sinh động, kể cả ngẫu nhiên, không thể chỉ theo kiểu lô-gích hoàn toàn chủ quan, chủ động hoặc hoàn toàn máy móc được.

Nói cách khác, mọi sự vật trên thế gian không có sự vật nào lại không có cấu trúc. Từ hạt nhân nguyên tử đến thiên hà vũ trụ, hay ngay cả trong óc não, và tư duy, ngôn ngữ của con người cũng vậy. Như vậy quan niệm một xã hội không còn giai cấp, tất cả đều hòa chung vào một thật sự là hoàn toàn ảo tưởng, phi lý, sai thực tế thậm chí hoàn toàn tệ hại. Cái ảo giác về đấu tranh giai cấp của Mác, ngoài sự mê tín vào biện chứng luận của Hegel, thì thật sự kết quả cuối cùng của nó là như vậy.

Nói cụ thể ra, giai cấp công nhân sở dĩ tồn tại là vì có nhà máy, có phát triển công kỹ nghệ, có đầu tư của giới kinh doanh trong guồng máy kinh tế, và kể cả cuối cùng có thị trường tiêu thụ hàng hóa sản phẩm làm ra. Mác cho rằng tất cả điều đó là phi lý, cho nên ông quan niệm phải dẹp thị trường, dẹp hàng hóa, dẹp tiền tệ, dẹp tư hữu, để cuối cùng công nhân chỉ hợp tác với nhau hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, sản phẩm làm ra theo kế hoạch, và được phân phối cùng nhau theo kế hoạch. Xã hội chủ nghĩa là giai đoạn đầu khi sản phẩm chưa có nhiều, phải làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Sản phẩm giai đoạn sau đã quá dư thừa, phong phú, nên sẽ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Đó là giai đoạn cộng sản cao nhất và cuối cùng.

Rõ ràng ngày nay nhìn lại điều ấy mọi người đều thấy phi lý, ảo tưởng. Bởi vì Mác vô tình quên đi quán tính tâm lý tự nhiên hay mang tính chai lỳ của con người, quyên đi tính ích kỷ như là bản năng bẩm sinh, quyên đi chất trí tuệ của khoa học kỹ thuật, quyên đi nguyên tắc phân công xã hội luôn đổi mới và luôn phức tạp, quên đi yếu tố tài nguyên thiên nhiên trong kinh tế, đánh giá sai lầm các quy luật và sản phẩm hay định chế lịch sử xã hội đã có mà trong tiến hóa nhiều ngàn năm thế giới loài người mới có được.

Đấy ý nghĩa giai cấp và ý nghĩa chủ nghĩa xã hội mà có thể rất nhiều người cộng sản thành tâm kiên định thực chất nó là như thế. Người ta chỉ nhìn vào hiện tượng bên ngoài mà không nhìn vào bản chất chiều sâu của nhiều vấn đề con người và xã hội. Chẳng hạn tiền tệ, hàng hóa, thị trường đều là những tiện ích hết sức cơ bản, hiệu lực và tối cần thiết mà chính lịch sử loài người từng phát kiến ra được. Nó giải phóng cho con người và cho xã hội về rất nhiều mặt. Ngay cả tư hữu cũng chỉ là một định chế tiện ích khách quan, như một quy tắc tự nhiên của mọi loài sinh vật không thể nào phủ nhận. Vậy mà Mác đòi dẹp bỏ đi toàn thể những cái đó, thật sự là nông cạn, nông nổi cũng như phi lý. Lấy cái đấu tranh phi thực để thay thế cho các sự kiện xảy ra thực tế, đó chính là một lầm lỗi hết sức lớn lao và đáng trách của Mác.

Đúng ra Mác không phải là một nhà kinh tế học đúng nghĩa, không phải là một nhà xã hội học sâu sắc, cũng không phải là một nhà khoa học toàn diện. Ông ta chỉ là một nhà ý thức hệ theo kiểu viễn mơ, tùy tiện và ngẫu hứng, nên ông không rõ về các quy định khách quan của kinh tế, như quy luật thị trường, quy luật sản xuất, quy luật tái phân phối lợi nhuận, quy luật phân công khách quan của xã hội v.v… và v.v… Nên cái được ông tự nhận là khoa học chỉ là niềm tin vô điều kiện vào biện chứng luận của Hegel, hay vận dụng các thành quả khoa học đương thời nhưng hoàn toàn phiến diện, chưa bao quát, chưa sâu xa hoặc đầy đủ. Nhưng chính cái ông tự nhận là khoa học về học thuyết của mình lại đã hấp dẫn ghê gớm mọi người, tạo nên niềm tin đó như một chân lý khách quan tất yếu, một đỉnh cao của trí tuệ toàn thể loài người.

Nhưng sự sùng bái quá đáng về Mác, sự khuôn đúc mọi điều Mác nói, như thế trong thực tế đã đi ngược lại nơi mọi kết quả của cuộc sống. Chứng tỏ rõ ràng Lênin đã bao lần cứu vãn bằng biện pháp tân kinh tế, nhưng cuối cùng Liên Xô cũng phải tan rã và sụp đổ. Ngày nay thực tế trên thế giới chỉ còn lại duy bốn quốc gia cộng sản, còn duy trì quan niệm và tư tưởng của Mác, nhưng chỉ trên ngôn ngữ hay trong tư tưởng, còn thực sự đều đã chuyển về kinh tế thị trường khách quan và hội nhập toàn cầu theo điều kiện thực tế nhất định.

Như vậy thực tế học thuyết Mác đã huyễn hoặc về giai cấp lẫn huyễn hoặc về cả khái niệm chủ nghĩa xã hội. Giai cấp chỉ là sự phạm trù hóa theo nhận thức, sự đồng nhất hóa tự nhiên về một tập hợp người đang đảm nhận một mặt sản xuất kinh tế nhất định trong xã hội nào mà không phải cái gì thần bí hay tiên quyết cả. Giai cấp hình thành nên do từ hoàn cảnh mỗi lúc của mọi cá nhân, chẳng có gì cứng nhắc, máy móc hay hoàn toàn bó buộc cả. Ý nghĩa khái niệm xã hội cũng vậy, chỉ là phúc lợi chung mọi mặt cho toàn thể mọi người, không ai được đi ngược lại, nhưng không phải những công thức tổ chức hình thức hay máy móc giả tạo nào đó về xã hội mới được cho là chủ nghĩa xã hội. Đó chỉ là cái vỏ mà không phải cái ruột. Chỉ theo vỏ mà bỏ ruột đó chính là điều hết sức nghịch lý và vô cùng phi lý mà chính học thuyết Mác ngay từ đầu đã từng mang lại.

Nên nói tóm lại, ý nghĩa của xã hội không ngoài ý nghĩa của tổ chức nhà nước và ý nghĩa sinh hoạt thực tế đời sống của tất cả mọi người. Chủ nghĩa xã hội vốn đã có ngay từ quá khứ lịch sử, được củng cố ngay trong hiện tại và nâng cao lên hơn trong tương lai mà không phải chỉ có tương lai mới có. Đây chính là điều mà nhiều nước Bắc Âu hay nhiều nước tiên tiến ngày nay đã và đang dần dần tiếp tục thực hiện. Có nghĩa chủ nghĩa xã hội là phải nhằm hướng đến cá nhân hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc, xã hội hạnh phúc một cách tự nhiên, khách quan tùy theo điều kiện cho phép trong thực tế mà không là gì khác. Đó mới chính là cái ruột, cái giá trị thật, xác đáng, mà không phải cái vỏ, cái khẩu hiệu giả tạo hay kêu vang bên ngoài nào cả. Kết cục như thế nó chỉ mãi mãi là bảo thủ, giả dối, làm cho con người và xã hội đều trở thành vong thân, tức đánh mất bản thân toàn diện do phải sống mãi trong nỗi sợ hãi, bởi vì nền chuyên chính toàn trị, khiến cho không an toàn, không hạnh phúc, mà chính Mác ngay từ lúc đầu đã từng quan tâm và phát biểu một cách quả rất chí tình.

Như thế ý nghĩa, vai trò và giá trị của nhà nước chính là một guồng máy chuyên nghiệp, có năng lực điều hòa phúc lợi chung cho xã hội một cách hiệu quả, tích cực nhất, tức điều hòa quyền lợi các giai cấp sao cho khoa học, hữu lý, hiệu lực, kết quả nhất mà không là gì khác. Một nhà nước chỉ kêu réo, huênh hoang về giai cấp mà thật sự đi ngược lại chính quyền lợi của các đối tượng đó mới thật sự là giả dối và đáng trách nhất. Nên nói chung lại, bài toán ngày nay của toàn xã hội chính là bài toán về dân chủ tự do đúng nghĩa, bài toán về khoa học kỹ thuật trên mọi khía cạnh, khu vực, một cách hoàn toàn hữu hiệu, thực tế, mà không thể chỉ là kiểu ý thức hệ viễn mơ thậm chí điên loạn như Mác trước đây non hai thế kỷ đã từng thêu dệt một cách phi thực tế, có phần nào tệ hại và thậm chí chỉ là vô ích.

© Võ Hưng Thanh

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Vấn đề giai cấp và chủ nghĩa xã hội”

  1. Unemployment says:

    Bọn cầm quyền ba đình thật đúng là một lủ vong thân mất nết, sao tụi nó không vào Trang mạng này để học hỏi chỉ giáo của các chuyên gia chuyên môn về lý thuyết CS như tác giả VHT của nhiều bài viết bổ ích trong này , mà lại tự ý làm xằng bậy chỉ hại dân hại nước !

    • Bóc Lột says:

      Lý do mà bọn Ba đình, Bắc kinh, Havana, Bình Nhưỡng không học hỏi :

      Theo Tư Bản ( với nền dân Chủ hiện tại ) bóc lột phải Bóc ra rồi Lột theo luật lệ văn minh trước khi hốt của thiên hạ làm của mình.

      Còn tiếp tục đốt nhang cúng Chủ nghĩa CS và vái các Tượng Ác Dâm như Hồ, Mao ..v..v…thì chỉ cần Bóc không cần Lột gì cả là thuộc về họ rồi. Hơn nữa, các Lãnh Tụ CS. . .B. .Ó. .C dể dàng hơn bọn Tư Bản nhiều, không phải sao ?

Leave a Reply to Unemployment