WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nước Đức trở thành luơng tâm của châu Âu ra sao

Jacek Pawlicki, Newsweek – Lê Diễn Đức dịch

budapeszet-imigranci-przed-dworcem

Những người tị nạn trước nhà ga ở Budapest hô lớn “Nước Đức cứu chúng tôi” – Ảnh: Newsweek

Ai có thể nghĩ rằng, khi đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất châu Âu, nước Đức sẽ trở thành lương tâm của Liên minh châu Âu. Đất nước với một lịch sử khó khăn ít khi can dự vào việc cứu độ thế giới, giờ đây có thể cứu châu Âu ra khỏi thảm họa.

Cách thức mà Đức đã cố gắng để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp – nói một cách tế nhị – đã không tạo ra những người ủng hộ Berlin. Tại châu Âu, người ta nói về sự kiêu ngạo của nước Đức mà Angela Merkel, làm ngơ những thực tế và bối cảnh văn hóa của các nước của miền Nam Châu Âu, đã áp dụng mô hình khổ hạnh tới mức bóp nghẹt nền dân chủ Hy Lạp và giải phóng sự bất bình liên quan tới hội nhập. Từ một đồng nghiệp người Ý, một phóng viên của một tờ báo lớn, vài năm trước tôi nghe lời phàn nàn về “Kulturkampf” (cuộc chiến văn hoá) của  Đức xấu xa”. – Nhưng mà đâu phải tất cả mọi người đều có thể giống nhau – ông nói.

Nếu như cuộc khủng hoảng Hy Lạp chắc chắn ảnh hưởng tới tài sản của nước Đức, thì khủng hoảng về người tị nạn là một thách thức lớn và cũng là cơ hội tuyệt vời đối với bà Merkel. Như đến nay đang được tận dụng. Đó là, người Đức đã gánh trên vai – cho đến nay toàn bộ gánh nặng – nhằm đối phó với làn sóng di dân, quyết định cấp tị nạn cho tất cả những người tị nạn từ Syria. Nước Đức đang thúc đẩy các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU) thống nhất về một hệ thống hạn ngạch cho việc phân phối tiếp nhận người tị nạn và cải cách chính sách tị nạn thảm khốc. Tất nhiên Berlin không làm như vậy vô vị lợi – càng sớm, nếu Liên minh Châu Âu có một chính sách chung về tị nạn và di dân – sẽ càng tốt. Cuối cùng, sự kiên nhẫn của đồng hương bà thủ tướng cạn kiệt. Năm nay họ sẽ nhận 800.000 người xin tỵ nạn, tức là xấp xỉ 1 phần trăm dân số, nhưng nếu năm 2016 sẽ đến với giả định 1-2 triệu người, tình hình khó có thể kiểm soát được, và  làn sóng bất bình xã hội sẽ xua đuổi bà Merkel.

Kulturkampf, hoặc cuộc chiến văn hóa, là từ bị cấm trong nền chính trị Đức, và ở Ba Lan, nó mang ý nghĩa xấu vì lịch sử của sự Đức hoá. Cuối cùng mỗi người Ba Lan ở tuổi của tôi có thể hát rằng “Đức sẽ không nhổ vào mặt chúng tôi và Đức hóa con em chúng ta”. Hôm nay, người Đức đã không nhổ vào mặt của bất kỳ ai, và mặc dù không thiếu các nhà bình luận lập luận rằng vẫn còn tiếp tục sự “Đức hoá”, mà Liên minh châu Âu, với sự lãnh đạo của Đức ở châu Âu đã đạt được một chiều hướng mới.

Bằng sự già cỗi của giai đoạn lịch sử thế kỷ XIX, nhờ chính sách thắt lưng buộc bụng mà trong EU nó đã đạt được ý nghĩa mới có chủ ý – những gì đang xảy ra trên bờ Oder và Rhine chính là một loại “kulturpamf” nhưng trong một ý nghĩa tích cực. Đó là, tại Đức một tờ báo lá cải với số lượng phát hành hàng triệu bản thay vì cay đắng và kích động bài ngoại (việc thường làm của báo lá cải), đang vận động sáng kiến xã hội to lớn tỏ tình đoàn kết với những người tị nạn. Đó là, ở Đức côn đồ thay vì ném chuối vào sân bóng, họ căng trên khán đài các biểu ngữ với khẩu hiệu “Xin chào những người tị nạn”. Các quan chức nhà thờ Đức nói về sự cần thiết phải đoàn kết với những người tị nạn bất kể đức tin của họ, và các chính trị gia Đức đưa người tị nạn về nhà của họ. Các thị trưởng của các thị trấn Đức mời người tị nạn từ Eritreans hay từ Syria, chưa kể đến xã hội của Đức đang ở vào thời điểm thử thách nặng nề – đã vượt qua kỳ thi với điểm 5. Tất cả mọi người ở châu Âu nên cư xử như người Đức hôm nay đang cư xử – tử tế và nhân đạo. Có lẽ nhận định của tôi sẽ khó nghe với nhiều nhà bình luận cánh hữu, nhưng tôi nói rằng, – Tôi muốn hôm nay xã hội Ba Lan, Lan và giới chức nhà thờ và giới chính trị Ba Lan, cũng cư xử như thế.

Nước Đức miền đất hứa cho những người tị nạn

Sự cắt nghĩa đơn giản nhất là: Nước Đức vẫn mang một cảm giác tội lỗi, và do đó có xu hướng đúng đắn đến đau đớn về mặt chính trị – cuối cùng những phần tử phát xít mới của Đông Đức cũ đang làm khá tốt và trong cả nước họ đã đốt cháy 200 trung tâm cho người tị nạn. Nhưng đây chỉ là một phần của sự thật. Khi tôi nghe những người tị nạn đứng trước nhà ga Keleti ở Budapest với niềm hy vọng la lớn “Nước Đức, nước Đức”, khi tôi xem những tấm áp phích mà họ viết với các lỗi chinh tả “Nước Đức, cứu chúng tôi”, tôi nghĩ rằng, lịch sử đã đi đến vòng tròn đầy bất thường. Nước Đức ngày nay là đất hứa cho những người nghèo và bị áp bức – cũng giống như Hoa Kỳ. Một đất nước mà trong thế kỷ XX đã tạo ra hai cuộc chiến tranh bi thảm và diệt chủng, đã rút ra được từ lịch sử bài học để không chỉ làm giảm đi những gì đã xảy ra, mà còn chứng minh bằng những hành động chứng tỏ một lần nữa sẽ không xảy ra.

“Châu Âu cần giúp đỡ người tị nạn, có nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta có thể làm được, cuối cùng chúng ta đang sống ở châu Âu trong những quốc gia giàu có,” – Aydan Özoğuz người chịu trách nhiệm về vấn đề tị nạn trong Chính phủ của bà Merkel, cho biết gần đây trong một cuộc phỏng vấn với CNN, rằng Chính phủ của bà Angela Merkel sẽ chịu trách nhiệm về người tị nạn, di dân và hội nhập. Tự thân Aydan Özoğuz là một ví dụ của sự hội nhập thành công – cha mẹ cô đã đến Đức vào năm 1958 từ Thổ Nhĩ Kỳ, để thực hiện ước mơ của họ ở đây – đó là mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Con gái của họ, người nói tới trên đây – mơ ước một sự nghiệp chính trị và đang là một thành viên của SPD cô đang trên đường thực hiện ước mơ của mình. Merkel uỷ thác cho cô trách nhiệm và nhiệm vụ khó khăn. Cuối cùng, bà Merkel một vài năm trước đây đã thừa nhận rằng chính sách đa văn hóa – một multi culti  – đã thất bại.

Vấn đề là không có ai ở châu Âu ngày hôm nay có sáng kiến tốt cho sự hội nhập của người nhập cư. Người Đức cũng không. Tôi càng khâm phục chính phủ ở Berlin mở cánh cửa rộng trước người tị nạn. Có lẽ Đức một ngày nào đó sẽ hối tiếc. Tôi chúc họ thực hiện thành công thí nghiệm này. Vì lợi ích của Châu Âu.

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức

———————————————————-

Bài được dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan, đăng trên tuần báo Newsweek, phiên bản tiếng Ba Lan, tại link: http://opinie.newsweek.pl/uchodzcy-niemcy-nielegalni-imigranci,artykuly,369771,1.html

 

 

37 Phản hồi cho “Nước Đức trở thành luơng tâm của châu Âu ra sao”

  1. Nguyễn Kim Nên says:

    @UncleFox

    Angela Merkel chứ không phải Markel nhé bác Fox.

    Trước hết bà Merkel không phải người tị nạn. Bà là dân Đông Đức. Sau này là dân Đức.

    Thứ 2 là theo thí dụ (mặc dù sai bét) của bác Fox, thì đuổi bà Merkel đi đâu? Nguyên quán của bà là nước Đức mà? (LOL!). Đuổi bà về Đức thì có dư 1 chỗ nào đâu cho người tị nạn mới? (LOL!)

    Thứ 3 là bà thủ tướng Đức đâu có làm gì sai với hiến chương UNHCR? Trong tình hình khẩn cấp, người nhập cư quá nhiều, quá hỗn loạn thì bà thủ tướng phải ra lịnh ngăn chặn bớt làn sóng người này tràn vào nước Đức vô trật tự. Dù cho thu nhận người tị nạn thì cũng phải kiểm soát được tình hình chứ. Đâu phải ai cũng chạy vào rồi ở lại được. Phải có phần kiểm tra sức khỏe, lý lịch, gia đình. Phải có phỏng vấn từng người chứ. Và cho dù thu nhận người tị nạn thì cũng có giới hạn chứ đâu phải nhận toàn bộ hàng triệu người được.

    Bác Fox không nên ví dụ 1 cách gượng ép như thế. Bà Merkel là 1 người rất có nguyên tắc và luôn hành xử 1 cách nhân đạo.

    (LOL = Laugh out loud = Cười ha hả, cười hê hê)

    • UncleFox says:

      Cảm ơn anh Nguyễn Kim Nên đã sửa lỗi tôi viết sai tên bà Merkel . Va` tôi sẽ không tranh cãi với anh nữa, bởi vì anh đã hiểu sai ý tôi quá xa . Càng cãi sẽ càng ngộ nhận, nhỡ khi cái luật Joe Ngew gì đó của anh ban ra thì tôi và hai con Tiểu Hồ -Tiểu Káo chắc phải bị trục xuất về hang Pác Bó lại quá .

      Anh cứ tha hồ mà NỒN (LOL, đọc theo giọng Bắc kỳ ngọng của tôi)), đừng “bức xúc” nữa nhé !

  2. Nguyễn Văn says:

    Chúng ta đang bàn luận về vấn đề tỵ nạn nhưng chủ quan theo quan điểm người dân thường hoặc là người đã từng tỵ nạn cộng sản trước kia mà không đứng trên quan điểm của một người lãnh đạo đất nước ngoài lương tâm và đạo đức còn phải luôn đặt quyền lợi quốc gia là trên hết. Đó cũng là lý do tại sao có nhiều nước không chịu nhận hoặc nhận giới hạn tùy theo áp lực của quốc tế; và nhận làm sao cũng là tùy khả năng kinh tế của mỗi nước để không làm xáo trộn đời sống bình thường người dân bản xứ và an ninh đất nước họ. Thế giới không thể làm ngơ mà phải có biện pháp giải quyết, nhưng cả trăm ngàn người trong một ngày chạy sang một nước mà họ phải gánh chịu thì quả là một gánh nặng to lớn, ngay cả Mỹ hào phóng mà cũng chỉ nhận khoàng 10,000 người trong tài khóa 2016.

    nv

    • Nguyễn Kim Nên says:

      Đúng vậy, tôi nói ở đây theo quan điểm của những người đã từng là tị nạn. Nhưng điều đó cũng không có mâu thuẫn gì với việc tôi ủng hộ sự cẩn thận của các chính phủ Âu châu hiện tại. Thu nhận người tị nạn đòi hỏi phải có sự chọn lọc, phân loại, phỏng vấn, kiểm tra, theo dõi. Và quota cũng phải có giới hạn nào đó chớ làm sao thu nhận toàn bộ được.

      Tuy nhiên 1 vấn đề đạo đức căn bản ở đây là người cựu tị nạn thì đừng lên tiếng bài bác, dè bỉu, chống đối những người đang chịu đựng những khốn khổ mà chính mình và gia đình đã từng chịu đựng và đã từng được sự giúp đỡ quá nhiều của thế giới. Nếu người bản xứ ở Mỹ, Âu châu, Canada,… biết được thái độ chống người tị nạn hiện tại của 1 số người cựu tị nạn VN thì tôi nghĩ rằng họ sẽ bịt mũi lại khi nhìn thấy những người đó !!

      • Nguyễn Văn says:

        Với lương tâm, đạo đức, và lòng nhân đạo tôi tin thế giới sẽ không bỏ rơi người tỵ nạn mà sẽ tìm cách giải quyết.
        Tôi đồng ý nhận định của bạn nhưng không nghĩ người Việt tỵ nạn cộng sản VN chống người tỵ nạn Syria như bạn nói mà chỉ chống và lo sợ bọn khủng bố trà trộn. Nhìn những gì bọn người khủng bố đã và đang làm chống nhân loại có lẽ bạn cũng hiểu, như kiểu khủng bố Sep 11, 2001 mà cuối thế kỷ trước không ai thấy hoặc nghĩ tới; mức độ, mục đích, ý nghĩa, và hậu quả hoàn toàn khác cộng sản.

        nv

  3. Nguyễn Kim Nên says:

    Bác Tiên Ngu cười như thế là vì chưa biết đấy. Ở các xứ dân chủ pháp luật thì muốn “đuổi” chỉ cần ra luật thôi.

    Chẳng hạn 1 dân biểu có tên Joe Ngew trong hạ nghị viện xứ Mỹ hay Đức, Anh,… đưa ra dự luật “Trục xuất về nguyên quán những người công dân có gốc tị nạn”. Trong đó có điều khỏan :”Công dân nào từng là người tị nạn, sau đó bị chứng minh là có những hành vi hay phát biểu chống lại những nguyên tắc trong công ước Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR) , thì sẽ bị trả về nguyên quán”. Dự luật này sẽ được đưa ra thảo luận trong hạ nghị viện nước đó. Sau đó, hạ viện sẽ biểu quyết để thông qua hay bác bỏ luật. Nếu đạt đủ tỉ lệ quy định thì nó có thể trở thành luật (sau khi được thượng viện phê chuẩn). Khi đã được thông qua thành luật, có lẽ tên gọi của nó sẽ là Luật Joe-Ngew.

    Khi đó thì những kẻ vi phạm luật Joe-Ngew sẽ bị “đuổi” về cố hương. Có gì mà không được?

    Điều cần để ý ở đây là khi dân biểu Joe Ngew trình dự luật này, các dân biểu chống lại sẽ chất vấn “thế nào là có hành vi hay phát biểu phản lại công ước UNHCR?”. Khi đó Joe Ngew và những người bênh luật này sẽ dùng các ví dụ cụ thể là các phát biểu chống, ghét người tị nạn mà người ta thâu thập được từ sách, báo, internet, radio,… để làm cơ sở cho luật. Tùy theo mức độ bách hại, đau khổ mà người tị nạn phải gánh chịu theo sau những phát biểu hay hành vi của những người cựu tị nạn mà các dân biểu sẽ “bức xúc” mà vote “yes” hay cười hehe mà vote “no” cho dự luật Joe-Ngew.

    Trong khi chưa có luật Joe-Ngew thì tôi chỉ biết bức xúc mà buồn nôn cho những quý ông/bà đã từng được cứu vớt trên những con tàu ọp ẹp, được đem vào các trại tị nạn, nuôi nấng no đủ, học Anh ngữ, học văn hóa, học nghề,… rồi leo lên máy bay bay qua các xứ tự do văn minh… để rồi bây giờ thiếu lương tâm và trí tuệ đến mức chê bai, dè bỉu những người mắc cơn khổ nạn giống như mình hồi trước. Cũng như các bác có bức xúc không khi có những đứa theo đạo Hồi nhập cư qua Anh qua Pháp,… sống đời tự do. Nhưng thời gian sau vác súng khủng bố những người vô tội vì muốn ai cũng theo đạo Hồi?

    • Nguyễn Kim Nên thằng ngu nhất hành tinh says:

      Chưa thấy ai ngu như thằng Nguyễn Kim Nên khi phản hồi “Ở các xứ dân chủ pháp luật thì muốn “đuổi” chỉ cần ra luật thôi”.

      Cần phải “tống thằng này vào bệnh viện tâm thần hoặc nhốt nó vào chuồng trâu” chứ để nó sống nhơn nhơn trong xã hội, thỉnh thoảng “nôn những câu thối không thể ngửi được”!

      Ắn gì mà ngu quá vậy Nguyễn Kim Nên?

  4. HauTran says:

    Tôi không biết nói sao cho đúng nhưng người tị nạn vào nước khác nhiều quá cùng một lúc, không như người Việt mình ngày xưa thì đem theo bao nhiêu là rắc rối cho nước tiếp nhận:
    1. Bọn khủng bố IS sẽ trà trộn vào dòng người đó để gây rắc rối về sau.
    2. Gánh nặng kinh tế cho nước đó về y tế, giáo dục, xã hội . . . một thời gian nhất định.
    3. Sự khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng, nhất là tập quán sống . . . sẽ tạo nên sự kỳ thị từ đó dẫn đến nhiều rắc rối khác.

    Nếu tôi là nước tiếp nhận tôi sẽ hạn chế số lượng người nhập cư.

    • Nguyễn Kim Nên says:

      Vậy thì tôi xin hỏi ông HauTran:

      1. Ngày xưa các nước phương Tây cũng có lo ngại gián điệp cộng sản trà trộ vào giòng người Vietnam vượt biển tìm tự do. Thế nhưng họ có cứu vớt và tiếp nhận người vượt biên Vietnam không? Rồi có tên gián điệp VC nào làm rụng cái lông chân nào của các nước phương Tây không?

      2. Hàng triệu người tị nạn VN đổ vào Bắc Mỹ, Âu châu, Úc, Nhật,… trong vòng 15 năm. Những người đó có là gánh nặng kinh tế cho các nước đó về y tế, giáo dục, xã hội . . . một thời gian nhất định không? Các nước Tây phương đã làm thế nào để trả lời câu hỏi đó?

      3. Hàng triệu người tị nạn từ VN từ sau 1975 đến 1990 có đem lại sự khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng, nhất là tập quán sống . . . và tạo nên sự kỳ thị từ đó dẫn đến nhiều rắc rối khác không? Điều đó có ngăn cản các nước phương Tây ngày xưa giúp đỡ người Việt tị nạn không? Rồi người Việt có đóng góp thêm văn hóa chả giò, phở, rau xanh,… Phật giáo, sự phấn đấu ham học, ham làm cho các xã hội Tây phương không?

  5. Minh Đức says:

    Trong khi Liên Hiệp Quốc đòi hỏi các nước hội viên phải nhận người tị nạn, thì các nước Ả Rập Hồi Giáo lại không dám nhận nhiều dân tị nạn từ Syria. Saudi Arabia đã nhận vài trăm ngàn người nay không dám nhận nữa vì sợ “Hồi Giáo nằm vùng” chui vào dân tị nạn, lọt vào nước Saudi Arabia rồi gây chiến tranh để trả thù cho việc Saudi Arabia đã hỗ trợ cho phe chống chính quyền ở Syria.

    Nước Slovakia tuyên bố thẳng ra là họ không nhận người tị nạn Hồi Giáo mà chỉ nhận người tị nạn Thiên Chúa Giáo mà thôi. Họ thấy người Hồi Giáo không chịu hội nhập vào xã hội mà họ đến sống và gây ra các vấn đề về an ninh.

    Mỹ và Canada không nhanh chóng hưởng ứng việc nhận người tị nạn cũng vì lý do tương tự nhưng chính quyền không tuyên bố công khai vì làm như vậy, dân Hồi Giáo đang sống trong nước họ sẽ cảm thấy bị kỳ thị và sẽ sinh ra hậu quả xấu cho xã hội. Canada nhận rất ít, chỉ chừng 3000 người và việc xét đơn họ làm rất là chậm chạp, lâu lắc. Họ lấy lý do là phải kiểm soát lại quá khứ của người tị nạn để bảo đảm là họ không nhận những kẻ khủng bố vào nước. Trước đây, Canada đã vô tình nhận một số kẻ khủng bố đã từng ở trong Al Qeada vào. Những kẻ này giả vờ nằm im một thời gian rồi khi được lệnh thì ra hoạt động.

    Nếu các nước không muốn nhận người tị nạn là vì chính người Hồi Giáo đã gây ra như thế. Vì có những kẻ Hồi Giáo không chịu hội nhập, bài bác văn hóa nước khác và dùng bạo lực để phá hoại, giết chóc người nước khác.

  6. Nguyễn Kim Nên says:

    Theo tôi thì cách giải quyết tốt nhất là đuổi về nước cũ tất cả những tên tị nạn láo, phản bội các nguyên tắc nhân đạo. Bất kỳ chúng là người nước nào. Lấy được 1 ít chỗ cho những người tị nạn chiến tranh từ Syria.

    • TTT says:

      Hoàn toàn đồng ý với ông Nguyễn Kim Nên. Ủng hộ ý kiến của ông hết lòng.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Nghe em Nên…bức xúc, anh Ngu cười muốn bể…bọng.

      Cứ nàm như nà ta đang ở Nga hay ở VN thời Cộng…láo. Muốn đánh nà đánh, muốn đuổi nà…đuổi…

      Vậy em về VN hay qua Nga ở đi, cho nó thoã mãn cái …bạo ngược.

      Nàm sao định nghĩa được thế nào nà phãn bội nại nguyên tắc nhân đạo? Chụp mũ đại mẹ nó như cộng sản đối với dân ngu à?

    • UncleFox says:

      Chính phủ của bà Markel đã ra lệnh cảnh sát ngăn chặn các chuyến xe hoả chở người tỵ nạn đổ vào nước Đức . Ngọn lửa “lương tâm” nước Đức (và Âu châu) mới bùng lên đã vội vàng dập tắt .

      Bà Angela Markel là nguoi Đông Đức, “ty, nạn” sang phía Tây sau ngày bức tường Bá Linh sụp đổ . Theo lời đề nghị của Nguyễn Kim Nên thì bà Markel phải bị tống cổ về quê cũ để nhường một chỗ cho người tỵ nạn Syria . Mong rằng sau khi về quê, về vườn bà sẽ nhờ ông Nguyễn Kim Nên dạy cho một bài học về lòng “nhân đạo” !

Phản hồi