WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới

Simon Johnson
Phạm Nguyên Trường dịch

Các báo cáo về cái chết của sức mạnh Mỹ thường bị phóng đại rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là đã vượt qua Mỹ; hiện nay, Liên Xô đã không còn. Trong những năm 1980, Nhật Bản đã được coi là sắp sửa vượt mặt Mỹ; hiện nay, sau hơn hai thập kỷ trì trệ, không có ai nghĩ đến kịch bản này một cách nghiêm túc nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được coi là có khả năng đưa châu Âu lên vị trí nổi bật hơn; hiện nay, các nền kinh tế châu Âu thường xuyên trở thành đầu đề của báo chí thế giới, nhưng không phải theo khía cạnh tốt.

Eocnom_1367027551
Bây giờ đến lượt Trung Quốc. Cho đến gần đây, nhiều người cho rằng Trung Quốc đã sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới, đấy là nói nếu nước này chưa thực sự giữ vai trò như thế. Hôm nay, những nghi ngờ về triển vọng trong dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang làm náo động thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (trong đó có cả thị trường Mỹ).

Những vấn đề của Trung Quốc và chính sách kinh tế của nước này, trong đó có biện pháp quản lý tỷ giá hối đoái, cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Nhưng Trung Quốc không lãnh đạo thế giới và cũng sẽ không làm được chuyện đó trong tương lai gần. Vẫn chi có Mỹ mới đủ khả năng lãnh đạo thế giới – tin hay không thì cũng thế.

Trung Quốc, như một siêu cường thế giới được xem xét một cách nghiêm túc nhất trong tác phẩm thuộc hàng sest-seller Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance (tạm dịch: Nhật thực: Sống dưới cái bóng của nền kinh tế Trung Quốc) của Arvind Subramanian, xuất bản năm 2011. (Tác giả hiện là cố vấn trưởng về kinh tế ở Bộ Tài chính Ấn Độ, và tôi là đồng nghiệp và đôi khi các đồng tác giả với ông ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.)

Người ta hy vọng rằng chính phủ Ấn Độ sẽ chú ý đến báo cáo của Subramanian về cách thức Trung Quốc tăng trưởng thông qua xuất khẩu hàng hóa chế tạo và cải thiện năng suất lao động trong những lĩnh vực liên quan. Trung Quốc đã hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu – sản xuất tất cả hàng hóa cho các công ty khác – trên quy mô mà trước đây không ai có thể tưởng tượng được và các nhà quản lý Trung Quốc đã học được những biện pháp để làm ra sản phẩm tốt hơn.

Nhưng những kinh nghiệm khác của Trung Quốc thì không được tốt như thế. Trong những năm 2000, Trung Quốc có những khoản thặng dư tài khoản vãng lai rất lớn và đã tích lũy được khoản dự trữ ngoại tệ cực kỳ lớn – trong đó, những khoản nợ của kho bạc Mỹ đã là mấy ngàn tỷ USD. Mặc dù trên giấy thì đây là khoản tiền làm người ta choáng váng, nhưng khoản dự trữ lớn như thế thực chất là vô dụng. Nếu Trung Quốc bán tài sản của họ ở Mỹ, đồng USD sẽ yếu đi và các công ty Mỹ sẽ dễ xuất khẩu và dễ cạnh tranh với hàng nhập khẩu hơn.

Nhưng những lo lắng của người Mỹ về việc đang bị người ta qua mặt thì không phải là mới. Cuối những năm 1980, nhiều người đã tỏ ra lo lắng khi một công ty Nhật Bản mua New York City’s Rockefeller Center. Nhìn lại, đó là một trong những sự kiện lớn nhưng không gây ra bất kỳ hậu quả nào của thế kỷ XX. Tương tự như vậy, người Mỹ rất có thể sẽ nhìn lại khoản tiền mà chính phủ Mỹ nợ Trung Quốc và chỉ đơn giản là nhún vai.

Vấn đề lớn hơn là chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Trong một thời gian dài, Trung Quốc ngăn không để đồng nhân dân tệ bị định giá quá cao – và đây là chính sách tốt, như công trình nghiên cứu của Subramanian khẳng định. Nhưng trong những năm 2000, Trung Quốc đã đi quá xa. Vì những lý do đó vẫn còn đang được tranh luận, đồng nhân dân tệ bị đánh giá quá thấp; kim ngạch xuất khẩu lớn hơn hẳn nhập khẩu và thặng dư tài khoản vãng lai đạt hơn 10% GDP. Đáng lẽ để cho đồng nhân dân tệ được đánh giá cao hơn, giảm dần sự phụ thuộc vào xuất khẩu, các nhà chức trách Trung Quốc lại thích tích lũy dự trữ ngoại hối (những khoản nợ của Kho bạc Mỹ).

Bây giờ Trung Quốc phải tìm biện pháp duy trì tăng trưởng trong khi nhu cầu của thế giới giảm. Quay lại tỷ giá hối đoái được định giá thấp một cách đáng kể gần như chắc chắn sẽ kích hoạt phản ứng của quốc tế, trong đó có phản ứng của quốc hội Mỹ. Nhưng đột ngột chuyển sang tăng trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là việc không dễ dàng. Trung Quốc sẽ không sụp đổ (đây không phải là Liên Xô) và nước này cũng khó có khả năng rơi vào tình trạng trì trệ theo kiểu Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc đang già đi nhanh chóng – và có thể trở thành già nua trước khi trở nên giàu có.

Thập niên nào cũng có những người dự đoán sự cáo chung của quyền lực Mỹ. Và có một số lý do để lo ngại – đặc biệt là khi một số chính khách Mỹ không thừa nhận bản chất của vai trò toàn cầu của Mỹ. Ví dụ, 70 năm trước đây, Mỹ đã dựng lên hệ thống thương mại và tiền tệ của thế giới, nhưng bây giờ các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội không chịu hỗ trợ cho những thay đổi ở IMF – trong đó có những cải cách nhạy cảm mà hầu như tất cả các nước khác đều ủng hộ.

Tuy nhiên, Mỹ hiện đang thúc đẩy tự do thương mại hơn nữa giữa các nước khu vực Thái Bình Dương và giảm đáng kể những rào cản thương mại với châu Âu. Nếu Mỹ có những quy tắc đúng – ủng hộ những công dân bình thường, chứ không phải là ủng hộ những tập đoàn tự tung tự tác – những sáng kiến trong lĩnh vực thương mại của nước này sẽ tạo ra những đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn cầu và sự thịnh vượng của chính mình.

Tương tự như vậy, trong lĩnh vực chính sách tiền tệ, vấn đề lớn đối với thế giới trong những năm tới là khi nào thì Cục dự trữ liên bang (FED) sẽ tăng lãi suất và tăng bao nhiêu. Khi các quan chức trong lĩnh vực tiền tệ tập trung về dự hội nghị Jackson Hole hàng năm, họ sẽ xem xét rất nhiều nhân tố có liên quan của nền kinh tế thế giới. Nhưng Ủy ban thị trường mở liên bang (Federal Open Market Committee), tức là cơ quan đưa ra chính sách, sẽ thay đổi lãi suất dựa gần như hoàn toàn vào cách hiểu của họ về tình hình kinh tế Mỹ. Một lần nữa, những nước khác trên thế giới sẽ phản ứng với biện pháp mà Mỹ đưa ra.

———————————————————

Simon Johnson, một cựu kinh tế trưởng của IMF, giáo sư tại MIT Sloan, cộng tác viên cao cấp ở Peterson Institute for International Economics, và đồng sáng lập blog The Baseline Scenario hàng đầu về kinh tế học. Ông là đồng tác giả, cùng James Kwak, cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.

Nguồn: project-syndicate.org

Bản tiếng Việt: Blog Phạm Nguyên Trường

248 Phản hồi cho “Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới”

  1. TÂM LÝ TIN NGA HAY TIN MỸ ?

    Đọc những phản hồi có lẽ của những người tư mien Bắc hiện nay, hay những người từ mien Bắc nay đang định cư ở khắp các nước ngoài thể hiện ra, cho thấy họ hoàn toàn chỉ thị hiếu thích Nga cũng như hoàn toàn chỉ có thị hiếu bài Mỹ.

    Cái đó là hoàn toàn hiển nhiên. Bởi vì được thừa hưởng một nền tuyên truyền bóp méo suốt gần một thế kỷ thâm thù đế quốc Mỹ thì làm sao có được cái nhìn khách quan, trung thực. độc lập, vô tư hoặc chính chắn được.

    Chẳng hạn ngay cả việc Nga đang hậu thuẫn những người ly khai ở Ukraina để cố chiếm lấy bản đảo Krỉmea, hay Trung Quốc đã chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam và hiện đang tiếp tục xây lấn ra các vùng đào Trường Sa của Việt Nam thì không bất kỳ lý do gì có thể bảo họ là tốt được. Trong khi đó quả thật từ trước đây nay chưa thấy Mỹ đang có hành động nào kiểu giống như thế ở các nước khác bên ngoài Mỹ, điều đó cũng cho thấy chí it Mỹ chưa đến nỗi tệ lậu kiểu đó mãi cho đến nay.

    Bởi vậy nếu là người Việt Nam chân chính hiện nay, dù ở trong nước hay nước ngoài, cũng nên bỏ đi hay triệt tiêu đi cái tâm lý “phe ta” vốn đã ăn sâu vào xương tủy sau bao nhiều năm kiểu tuyên truyền hoàn toàn một chiều như thế. Bởi vì kiểu này là kiểu ăn bã hạ cấp, tầm thường, không xứng đáng là người dân độc tập hay người dân của một nước độc lập.

    Tâm lý bài Mỹ nói cho cùng là do thành kiến ý thức hệ và thành kiến quốc gia thiển cận. Thành kiến ý thức hệ là tư tưởng mác xít cộng sản, bởi vì Mác đã kêu Mỹ là đế quốc ngay từ đầu, phải tiêu diet nó hay nó phải tự tiêu diet, thế thì chẳng có người có tư tưởng mác xít cộng sản nào mà không ghét Mỹ, nhưng đó chỉ là tâm lý ăn theo, tâm lý về hùa, không xứng đáng là những con người thông minh, đúng đắn và độc lập.

    Các phong trào khuynh tả trước kia ở châu Âu, nhất là Pháp, hay cả ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cũng chỉ có thế. Đó là thứ tâm lý về hùa, tâm lý thời cơ, tâm lý lợi dụng, tâm lý đố kỵ hay thủ lợi mà thật ra không phải tâm lý hay ý thức thật sự tự chủ hay hoàn toàn khách quan, nghiêm túc và đúng đắn.

    Tất nhiên giới tư bản Mỹ không phải bao giờ cũng tốt. Bởi nguyên tắc tư bản tài phiệt thì luôn luôn để lợi nhuận lên hàng đầu. Nhưng cái hay của Mỹ không phải ở đây mà chính là ở chỗ các đảng chính trị của họ không bao giờ là đảng độc tài, chính phủ họ được bầu cử tự do mà có, nhân dân Mỹ phần lớn đều vô tư, Mỹ là nước khoa học kỹ thuật hàng đầu của thế giới hiện nay, Mỹ là nước có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học xã hội cao nhất, phong phú nhất cũng như chuyên sâu và hiệu quả nhất. Đấy cái ưu việt chung nhất của Mỹ chính là ở đó. Không thể vì vài sai lầm, khuyết điểm, hay nhược điểm nào đó của xã hội Mỹ mà vơ đũa cả nắm Mỹ theo kiểu phỉ nhổ một chiều kiểu sen đầm quốc tế, kểu tên đế quốc đầu sỏ trong cách tuyên truyền chính trị theo lối hoàn to

    • DẶM NGÀN says:

      vơ đũa cả nắm Mỹ theo kiểu phỉ nhổ một chiều kiểu sen đầm quốc tế, kểu tên đế quốc đầu sỏ trong cách tuyên truyền chính trị theo lối hoàn toàn hạ cấp và thủ đoạn được.

      Đành rằng Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Nhật để kết thúc thế chiến thứ hai. Nhưng dù tàn bạo, những đó chẳng qua chỉ chẳng đặng đừng. Nhưng sau chiến tranh thứ hai kết thúc, họ không chiếm đóng Nhật làm thuộc địa như kiểu Pháp trước kia, hay không chiếm đóng Đức, trái lại đều trợ giúp nước Nhật và nước Đức đều gượng dậy sau chiến tranh và tiến lên thành các cường quốc ngang hàng với Mỹ cả. Thử hỏi trong trường hợp Liên Xô và Trung Quốc, nếu trong tình huống tương tự thì có làm được như thế không. Và từ sau thế chiến thứ hai trở đi, mọi nước Á Phi khác đều được Mỹ viện trợ nhiều mặt để giải phóng, để đi lên phát triển mà vẫn không hề lệ thuộc Mỹ kiểu chư hầu hay nộ lệ hoặc đàn em nào cả. Mỹ luôn tôn trọng các quốc gia độc lập, không can thiệp vào nội bộ các nước, đó cũng là một chính sách hay của Mỹ, trừ phi nước đó chuyên thọc sườn Mỹ như Cuba trước kia cũng vậy. Nay Cuba bỏ thói thọc sườn thì Mỹ lại bình thường hóa thế thôi.

      Cho nên xã hội thế giới cũng như xã hội trong nước hay trong làng nói chung. Nghĩa là bao giờ cũng cần có những con người tự trọng, độc lập, khách quan, đúng đắn, trung thực và tự do. Cách mạng kiểu đá cá lăn dưa như Mác dựng nên để chúp phủ đầu “đế quốc” một cách không khách quan, theo kiểu bè nhóm, kiểu thiên lệch hay ác ý một cách phàm phu tục tử, cuối cùng chỉ quy lại tự hại chính mình, bởi vì đạo lý của người đời trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại sẽ không bao giờ chấp nhận mọi kiểu ăn xổi ở thì, mọi kiểu thiếu trung thực hoặc chỉ tầm thường xoảng xỉnh theo cách như thế được.

      PHƯƠNG NGÀN
      (02/10/15)

  2. Image says:

    Nga đã ‘bịt mắt’ Mỹ trong chuyện Syria?
    Jon Sopel
    Chủ biên vùng Bắc Mỹ, BBC
    2 giờ trước
    Chia sẻ
    Image copyrightepa
    Lẽ ra không ai nên ngạc nhiên về những gì Nga làm.
    Họ đã luôn tỏ rõ sự ủng hộ đối với Tổng thống Syria, ông Assad. Khó có thể coi việc Nga đã đưa vũ khí vào trong lãnh thổ Syria là một bí mật gì ghê gớm.
    Liệu có phải là có cái gì đó cực kỳ khác thường, nếu không nói là cẩu thả, trong cách người Mỹ tìm hiểu về các kế hoạch của Nga hay không?
    Câu chuyện bắt đầu từ một cú điện thoại từ một nhà ngoại giao Nga cho người tương nhiệm ở Baghdad để nói rằng “Chúng tôi có vài điều thú vị để nói với ông”.
    Sau đó, một tướng ba sao của Nga rời khỏi tòa nhà Đại sứ quán Nga và gõ cửa một tòa nhà thuộc Mỹ, yêu cầu được gặp tùy viên quân sự Hoa Kỳ.
    Ông nói với viên chức quân sự Mỹ rằng việc ném bom sẽ bắt đầu trong vòng một giờ đồng hồ, cho nên Mỹ nên rời khỏi không phận Syria ngay thì hơn và hãy di chuyển các tài sản của Mỹ đi. Sáu mươi phút sau, việc ném bom diễn ra.
    Image copyrightAFP
    Image caption
    Việc ném bom một số nơi ở Syria được Nga nhanh chóng triển khai ngay sau khi được Thượng viện Nga chuẩn thuận
    Có phải Nga đang tìm cách phá hủy IS/Isis/Isil, hay đang tìm cách vực Tổng thống Assad lên?
    Mục tiêu mà Nga nhắm vào cho tới nay là các nơi không hề có sự hiện diện của IS.
    Nói cách khác, các nhóm phiến quân khác không phải là IS, bất kỳ nhóm nào, đối đầu với Tổng thống Assad đều đang là mục tiêu tấn công.
    Một lần nữa, ông Vladimir Putin tỏ ra chơi cao tay hơn Nhà Trắng.
    Một quan chức ngoại giao Hoa Kỳ hôm trước có nói với tôi rằng khi ông Obama rời khỏi nhiệm sở, ông ấy sẽ được vỗ tay tán thưởng về cách đã đàm phán và cuối cùng đạt được thỏa thuận về vấn đề Iran, nhưng đồng thời cũng bị chê trách về việc đã dao động và mờ nhạt trong chính sách đối với Syria.
    Ông Putin muốn bảo vệ cảng nước sâu duy nhất của Nga tại Đông Địa Trung Hải và sẽ làm bất cứ điều gì cần làm để đạt được điều đó.
    Như vậy, nay có vẻ như chính quyền Mỹ sẽ phải lựa chọn – liệu sẽ chấp nhận đối đầu với Nga, hay sẽ chấp nhận việc ông Assad chẳng rời đi đâu hết?
    Quả là những lựa chọn không dễ dàng.
    Cuối cùng người ta thấy OBama như một đứa trẻ bị Nga làm trò luôn luôn bất ngờ trước việc làm của Putin. Ví dụ chuyện Crum, biển Đen, chuyện Ucraina và nay là chuyện Syria.

    • Tien ngu says:

      Rồi, trước bị bịt mắt, sau sẽ…đui luôn…

      Mỹ phen này dưới sự lãnh đạo của O ba má sẽ…tiêu tán thòn.

      Cò mồi Cộng láo xưa nay phân…giãi là chưa có cái gì…trật.

      Nga xưa nay cái gì cũng…giõi hơn Mỹ, từ kỹ thuật, phát minh, sáng chế, cho đến chính trị, kinh tế, giáo dục, xã hội…
      Ngay cả chuyện…nhân đạo, Mỹ cũng không bằng. Dân tị nạn bất kỳ cái gì, cũng đều tìm đường chạy qua, nhờ Nga cứu vớt.
      Dân tứ xứ đổ vào, xin…quốc tịch Nga nhiều quá, Nga phải lên list, chia đều số người được nhận hàng năm vào Nga cho từng quốc gia nghèo trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam ta…

      Nay, Mỹ bị trúng đòn…bịt mắt, thua Nga lần nữa là cái chắc…

  3. Nga trở lại mạnh mẽ tại Syria, Mỹ “phá sản” trong chính sách chống IS.
    Việc Tổng thống Nga Putin ủng hộ mạnh mẽ chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đi đôi với hành động quân sự đang phơi bày rõ thất bại của Washington trong chính sách chống IS.
    Thực tế nghiệt ngã
    Theo US News, thời gian qua kế hoạch của Mỹ tại Syria ngày một bộc lộ sự kém hiệu quả, khiến sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế giảm sút, còn Washington giờ có ít lựa chọn cũng như ảnh hưởng đối với những nước có tiếng nói quan trọng trong khu vực.

    Lực lượng IS vẫn không ngừng lớn mạnh sau hơn 1 năm bị Mỹ và liên quân không kích (Ảnh: AP)
    Trong khi đó Mátxcơva đã phái tới một căn cứ không quân mới tại Syria một lượng chiến đấu cơ ngày một đông đảo, cùng nhiều khí tài quân sự uy lực, để hậu thuẫn đồng minh lâu nay.
    Trước các chính khách khắp thế giới hiện diện tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ở New York, Tổng thống Nga Vladimir Putin còn khiến Washington ngỡ ngàng khi khẳng định đã đạt được thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Syria, Iran và cả Iraq, quốc gia lâu nay được xem như đồng minh của Mỹ.

    Đây là một phần trong số một loạt những bước đi quyết đoán và bí mật của Tổng thống Putin, khiến ông Obama phải đối diện với cái mà giới quan sát đang gọi là sự thật nghiệt ngã: Chiến lược của Mỹ đã đến lúc phải thay đổi.

    Sự tăng cường hiện diện quân sự chiến lược của Nga tại Syria, để hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Bashar Assad, diễn ra ngay trong những ngày Liên Hợp Quốc chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Đây là nơi nhiều cường quốc quy tụ để nghe phát biểu của ông Obama hồi năm ngoái, khi người đứng đầu Nhà Trắng kêu gọi thế giới ủng hộ Mỹ các nỗ lực đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), và vận động người Hồi giáo toàn thế giới chối bỏ tư tưởng của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan.

    Đến nay, IS đã đánh mất một phần lãnh thổ, nhưng chưa có dấu hiệu suy yếu tại những thành trì truyền thống. Những tân binh vẫn tiếp tục đổ như “thác lũ” về tham gia cái họ gọi là jihad, trong khi tiền từ những tổ chức ủng hộ IS vẫn đổ về cùng với những nguồn thu nội tại của nhóm này.

    Trong bản báo cáo điều tra của lưỡng viện Quốc hội Mỹ vừa được công bố ngày thứ Ba, nhóm đặc trách do Ủy ban an ninh nội địa, Hạ viện phụ trách khẳng định: “Bất chấp các nỗ lực hỗn hợp để ngăn chặn dòng chảy đó, chúng ta đã thất bại lớn trong việc ngăn chặn người Mỹ ra nước ngoài đầu quân cho các nhóm jihad”.

    Báo cáo khẳng định, chỉ trong 9 tháng vừa qua, 7000 phần tử nước ngoài đã gia nhập các nhóm Hồi giáo cực đoan tại Syria và Iraq, trong số này có hơn 250 người Mỹ.
    “Chính sách của Mỹ phải thay đổi”
    Dù tỏ ra cứng rắn trong phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong một phát biểu hôm thứ Ba, ông Obama có vẻ đã phải chuyển giọng.
    Dù muốn hay không, Mỹ sẽ phải bắt tay Nga trong cuộc chiến chống IS (Ảnh: EPA)
    Dù muốn hay không, Mỹ sẽ phải bắt tay Nga trong cuộc chiến chống IS (Ảnh: EPA)
    “Chúng ta đang đối mặt với một thử thách ghê gớm. Chúng ta phải có cái nhìn rõ ràng về thực tế rằng đây là công việc rất khó khăn. Việc này không thể được giải quyết trong một sớm một chiều, bởi đây không chỉ là một chiến dịch quân sự mà chúng ta tham gia”, ông Obama nói, và cho biết thêm rằng đang có “những thay đổi sâu sắc” diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi.
    Tuyên bố này có phần khác những phát biểu trước đó của Obama tại một hội nghị thượng đỉnh được tổ chức vội vã ở Washington hồi tháng 2, khi ông ca ngợi liên minh mà Mỹ đã giúp thiết lập để tiến hành các vụ không kích nhắm vào IS.
    Quả thực, nhiều nhà quan sát đang tỏ ra hoài nghi, liệu những tuyên bố hùng hồn là đủ để dẫn dắt bất kỳ liên minh khu vực nào, nhất là sau khi có thông tin nhiều nhà hoạch định chiến tranh đã bóp méo thông tin tình báo về sức mạnh của IS.
    Hôm 10/9, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter đã phải yêu cầu lãnh đạo các cơ quan tình báo cung cấp “thông tin không tô vẽ”, sau khi tờ The Daily Beast đăng tải hôm 9/9 rằng hơn 50 nhà phân tích tình báo của Bộ chỉ huy trung tâm quân đội Mỹ khiếu nại việc thông tin tình báo về IS bị chỉnh sửa, để giúp chiến dịch tấn công nhóm khủng bố này được “bật đèn xanh”.

    “Chúng ta không có bất kỳ đòn bẩy nào tại Syria”, Gordon Adams, một chuyên gia khu vực Trung Đông, cố vấn của cựu Tổng thống Bill Clinton khẳng định. “Chúng ta đang vận hành một chính sách mà không có gì rõ ràng. Chính sách của Mỹ phải thay đổi”, vị giáo sư Đại học Mỹ nói.

    Nga đã điều nhiều chiến đấu cơ tới bảo vệ một căn cứ tại Syria (Ảnh: Wiki)
    Nga đã điều nhiều chiến đấu cơ tới bảo vệ một căn cứ tại Syria (Ảnh: Wiki)
    Ai sẽ đánh bại IS?

    Kế hoạch trị giá 500 triệu USD của Mỹ nhằm huấn luyện 5400 binh sỹ đối lập tại Syria trước cuối năm 2015 đến nay đã thất bại hoàn toàn. Trong một thông cáo ngày 29/9, người phát ngôn Lầu Năm Góc Peter Cook xác nhận: “trong lúc rà soát lại chương trình này, chúng tôi đã tạm dừng việc di chuyển các tân binh từ Syria”.
    Washington vẫn chưa, và có khả năng sẽ không thể và không nên triển khai binh sỹ đến Syria tham chiến trên bộ, nhưng vẫn phải đối đầu với những lực lượng cực đoan có tổ chức như Jabhat al-Nusrah và các phẩn tử al-Qaeda khác trong khu vực.
    Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ và Ảrập xê út đang ngày càng tỏ ra hoài nghi trước sự quan tâm của Mỹ đối với khu vực, nhất là trong hoạt động hỗ trợ quân sự trực tiếp cho một nhóm những chiến binh người Kurd bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là phần tử khủng bố. Iran, một nước có tiếng nói lớn khác trong khu vực, đương nhiên không lắng nghe Washington.

    Những thực tế trên có khả năng là nguyên nhân buộc ông Obama phải có một thừa nhận khác trong ngày thứ Ba, rằng “chúng ta đã sẵn sàng phối hợp với tất cả các nước, bao gồm Nga và Iran để tìm một cơ chế chính trị”, cho quá trình chuyển tiếp tại Syria.

    “Ngài Tổng thống và ngoại trưởng Kerry đang nỗ lực hết sức có thể để tiếp tục duy trì một vai trò yếu bất thường”, ông Adams nhận định. “Cho dù người ta có không muốn thừa nhận đến đâu, Vladimir Putin đã giành được thế thượng phong”.

    Tuy vậy, ảnh hưởng từ việc Nga tăng cường hiện diện tại Syria, cũng như sự ủng hộ Mátxcơva dành cho ông Assad tới đâu đến nay vẫn chưa rõ ràng.

    “Chúng ta đơn giản là không thể biết cho tới khi được thấy sự tham gia thực sự của người Nga cũng như những rủi ro họ sẵn sàng chấp nhận”, Anthony Cordesman, một cố vấn an ninh quốc gia của Quốc hội Mỹ, bộ ngoại giao và Lầu Năm góc cho biết. “Vấn đề với bất kỳ tình huống nào còn ở chỗ cho dù ý định hiện tại ra sao, luôn có nguy cơ xảy ra leo thang”.
    Hiện chính quyền của ông Assad chỉ còn kiểm soát khoảng 1/4 lãnh thổ sau hơn 4 năm nội chiến. Các khu vực của người Kurd tại miền bắc đã phải chiến đấu với quân chính phủ để tồn tại, còn các chiến binh đối lập lại không đoàn kết trong khi IS không hề có dấu hiệu sẵn sàng đàm phán. Ông Assad có thể giành thêm quyền kiểm soát với sự hậu thuẫn của Nga, nhưng khó lòng một lần nữa thực sự làm chủ toàn bộ Syria.
    Dù vậy đến nay, với những động thái của mình, Nga đã gặt hái những thành công lớn, Cordesman nhận định. “Họ đã cho mọi người trong khu vực thấy rằng Nga đang khẳng định mình, và sẵn sàng bảo vệ căn cứ của mình. Họ đang thực sự đối phó với Mỹ một cách trực diện”.
    Nghe theo Mỹ mùa quang đến nay Đức đã nhận thaayss phải liên kết với Nga và Iran, Irac và ông Assad để tấn công IS không còn con đường nào khác, còn Pháp thì đang lượng lự, các quốc gia khác thì phớt lờ không muốn ra mặt chống nhưng mặc Mỹ làm gì thì làm, con Thổ Nhĩ Kỳ nay cũng đồng ý với Nga về phối hợp chống IS. Như vậy Mỹ bơ vơ một mình một chợ. Đó là thất bại làm gì còn vai trò lãnh đạo thế giới nữa. Đã hết thời rồi .

    • Tien Ngu says:

      Thiệt nà…hồ hỡi, phấn khỡi…

      Dân Syria…mừng rơn. Phen này thế nào cũng được Nga…giãi phóng. hết còn phải chạy qua Nga, ý quên, chạy qua các nước e u xin tị nạn nữa.

      Để cho thằng Mỹ nó vào xâm lược, nói dóc là ….giãi phóng, dân Syria phải…chạy chết mẹ, chết chìm, chết mất xác, thiệt….thãm.

      Chúc mừng dân Syria…

  4. Ông OBama hình như càng về cuối nhiệm kỳ bị quẫn trí làm toàn những chuyện đầy mâu thuẫn. Khi đi đào tạo lực lượng ly khai Syria thì lại chọn phải bọn cực đoan khiến chúng mang cả vũ khí trang bị và chiến thuật được đào tạo than gia vào tổ chức khủng bố. Khi hà hơi tiếp viện tiền và vũ khí cho chính phủ đảo chính UCraina thì họ tham nhũng tiền cũng mất hầu như hết. Cuối cùng cả hai mặt trận này đều thua Nga. Giờ chỉ còn một mặt trận biển Đông và Hoa đông với Trung quốc không biết ông ta có làm nên trò trống gì chống Trung quốc hay không? Tôi tin là ông ta lại thua thôi vì quân đội Mỹ giờ kém chất đủ mọi phương diện.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Obama chắc chắn là không giỏi bằng cò mồi Cộng láo…

      Bầu tổng thống Mỹ phen này anh Ngu xin đề cử…em.

      Có cò mồi Cộng láo đỉnh cai trí tuệ, kiến thức trùm…từ Nga sang Mỹ, sang cả Trung Đông, là dân Mỹ sẽ…hép bi.

      Cái nghề cò mồi cho Cộng láo, nó cũng…danh giá, nhưng mần tổng thống Mỹ coi bộ kiếm tiền…khá hơn.

      Anh Ngu đề nghị em nên ứng cử, thay thế Obama, đã…già, hết nhanh nhẹn, lẩm ca lẩm cầm…

    • HN says:

      khí giới Mỹ kém chất lượng vì Mỹ nó không thích đánh nhau nó chỉ lo làm giầu, Nga Tầu phù thì lo đánh nhau đói chết mẹ, chúng sang Mỹ xin ký mấy cái thỏa ước kinh tế để kiếm tí bơ thừa sữa cặn của đế quốc

  5. Minh Đức says:

    Nước Mỹ không có lãnh tụ kiệt xuất, không có định hướng theo một chủ nghĩa nào nhất định. Nhưng những nước đuổi theo Mỹ đã bị hụt đà vì phạm phải sai lầm. Khi Nhật đang lên, có người nói là Nhật sẽ gặp vấn đề vì luật lệ kinh tế của Nhật quá rắc rối. Sau này, khi Nhật bị suy thoái, tìm cách cải tổ nhưng việc cải tổ rất khó khăn vì luật lệ quá rắc rối, gỡ bỏ chỗ này sẽ làm chỗ kia sụp đổ. Nga dồn hết sức vào quân sự nhưng bị quị ngã vì kinh tế khi giá dầu xuống thấp. Cái sai lầm của Nga là đã dồn hết vào một mặt, bỏ bê các mặt khác.

    Trung Quốc đang tập trung tiền bạc trong tay trở thành một tài phiệt ghê gớm trên thế giới. Nhưng lại lộ ra khuyết điểm là nhà nước nắm quá nhiều tiền đang phung phí tiền bạc còn dân thì nghèo, thị trường nội địa yếu. Mỹ không định hướng theo chủ nghĩa nào cả giống như là Lệnh Hồ Xung, dùng Vô Chiêu thắng Hữu Chiêu. Mỹ quan sát xem nếu Trung Quốc sơ hở về chỗ nào thì thọc vào chỗ đó. Chẳng hạn, Trung quốc đang lúng túng về vấn đề tiền tệ thì làm áp lực khiến cho Trung Quốc phải thả nổi đồng nhân dân tệ. Sau khi Nhật thả nổi đồng yen, thì xuất cảng của Nhật không còn mạnh như trước nữa. Về cá nhân ông Obama thì kiến thức cũng có giới hạn. Nhưng Mỹ còn biết bao nhiêu là nhà kinh tế quan sát nền kinh tế Trung Quốc và đưa ra những lời bàn. Những quyết định của chính quyền Mỹ đâu phải là do họ hoàn toàn nghĩ ra mà họ cũng đọc sách, xem tin tức, nghe nhiều người bàn luận. Sự cai trị của Mỹ có sự đóng góp của tập thể còn hơn các nước CS theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Bài viết trên cũng chỉ là một trong những lời bàn.

    • tonydo says:

      Hay!! Ông / Bà Minh Đức quả thông minh!
      Trích:
      (Nước Mỹ không có lãnh tụ kiệt xuất, không có định hướng theo một chủ nghĩa nào nhất định. Nhưng những nước đuổi theo Mỹ đã bị hụt đà vì phạm phải sai lầm.)
      Trích tiếp:
      (Những quyết định của chính quyền Mỹ đâu phải là do họ hoàn toàn nghĩ ra mà họ cũng đọc sách, xem tin tức, nghe nhiều người bàn luận. Sự cai trị của Mỹ có sự đóng góp của tập thể còn hơn các nước CS theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo.)

      Nhận xét hết sức khách quan, trung thực.
      Thanks đàn anh / chị.

      • Lại Mạnh Cường says:

        Tôi không “phản đối” Minh Đức, nhưng thấy có vài “lợn cợn” cần lý giải thêm:

        1/
        DÂN MỸ nói riêng, dân các nước dân chủ tiến bộ phương Tây nói chung, “kiệt xuất” khiến chính giới và các lãnh đạo trong mọi lãnh vực phải … kiệt xuất theo !
        Cứ xem Bill Clinton, Bush con, Obama mới bước vào Nhà Trắng còn trẻ trung, với mái tóc xanh, nhưng sang nhiệm kỳ hai già đi thấy rõ: da mặt nhăn nheo, tóc muối tiêu, ăn nói thận trọng và chững chạc hẳn ra …

        2/
        Tonton Mỹ chỉ có tối đa tám năm tung hoành trong chính trường để tạo nên tiếng thơm và ấn tượng đời sau. Cho nên họ phải cố hết sức phục vụ lúc cầm quyền, cố không để sơ sảy nhỏ, chứ đừng nói tai tiếng lớn nào.
        Trước đó họ phải tranh giành thật kịch liệt trong đảng (Dân chủ hay Cộng hòa) để dành quyền ứng cử tonton. Sau đó phải đănh bại đối thủ đảng đối lập.

        Khi lui khỏi chính trường, họ vẫn còn hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi va được bảo vệ kỹ càng. Chính vì thế họ không cần phải lo “tích lũy tài sản” trong lúc tại chức; cũng như không lo phải “đào tẩu” khi về hưu; vui vẻ về hưu theo luật định, kô cần bắt vít ngồi lâu trên quyền lực … như ở các xứ đôc tài, kém văn minh, trong đó có Việt Nam.

        3/
        Các nước dân chủ tự do thật sự thì chính quyền đúng là DO DÂN, CỦA DÂN !
        Nghĩa là cái gì lợi cho dân cho nước thì OK. Đồng thời dân muốn gì thì phải thể theo nguyện vọng của dân, không nhân danh đảng hay lý tưởng nào hết để buộc dân phải thắt lưng buộc bụng”, thâm chí hy sinh tánh mạng …

        Thí dụ chính phủ Mỹ thấy cần “be bờ từ xa” lúc phong trào CS dâng lên cao độ vào thập niên 50, nên thinktank Mỹ đẻ ra cái gọi là “Thuyết Domino”, nhằm danh chánh ngôn thuận can thiệp ở Đông Dương và Đông Nam Ă lẫn cả Viễn Đông.
        Nhưng khi sa lầy khiến phong trào phản chiến ở hậu phương lan rộng, bèn tìm cách đi đêm với Tàu cộng, bỏ của chayh lăy người ở Đông Dương, tạo ra cái gọi là “Mặc cảm Việt Nam” (The Vietnam Syndrome) cho đến tận hôm nay. Nhưng đó là ý nguyện của đa phần dân Mỹ lúc đó đã chán ngán chiến tranh, nêu cao motto “make love not war”, tức muốn rút tòan bộ quân cán chính khỏi đó, không muốn hy sinh thêm tiền của, tính mạng người Mỹ nữa.
        Sau khi thua trận, giới chức quân sự, chính trị … lẫn các học giả Mỹ đã nghiêm chỉnh liên tục hội thảo lớn nhỏ, để phân tích rút kinh nghiệm dài dài trong nhiều thập niên qua.

        Ngắn gọn, người phương Tây rất thực tiễn, với họ duy nhất chỉ có LỢI NHUẬN là trên hết. Bởi thế chính giới phương Tây chỉ tuân thủ theo nguyên tắc REALPOLITIK, tức chính trị DUY THỰC hay DUY LỢI.
        Có lợi mới làm, không hay hết lợi là rút lui, cho dù đôi khi phải bỏ của chạy lấy người.

        Dẫn chứng là Mỹ được tiếng là quốc gia chống tối đa Cộng Sản, lẫn độc tài, khủng bố bla bla bla, nhưng vẫn chơi với các chính quyền ấy, chỉ vì quyền lợi về kinh tế, ngoại giao etc etc (CSVN là chúa trùm khủng bố và độc tài khét tiếng; còn Mỹ tứng hạ sinh ra trùm khủng bố Osama Bin Laden cũng như đám Mudjahadin …).
        Và họ vẫn tiếp nhận tị nạn CS và dissident Việt vào Mỹ. Nhìn sơ thấy thật mâu thuẫn, nhưng dưới góc cạnh thực dụng thì chả mâu thuẫn tí nào hết. Nếu cần Mỹ có ngay một lực lượng chống CSVN lành nghề ngay trên đất Mỹ để sử dụng bất cứ lúc nào và vào mục tiêu hay mục đích nào đó có lơi cho họ.

      • tonydo says:

        Đồng ý với đàn anh Lại Mạnh Cường về cái vụ chủ nghĩa “Thực Dụng” của Hoa Kỳ Quốc.
        Ngày nay có rất nhiều người từ Hà Nội, tức là những người sống và lớn lên dưới mái trường XHCN cho con em du học ở Mỹ.

        Đi qua, đi lại nhiều lần thăm con, thăm cái, tiện thể tìm hiểu thêm về nước Mỹ. Không ít người nói giống nhau:

        “Chúng tôi chẳng hiểu Hoa Kỳ là Cộng Sản hay Tư Bản”
        “Những gì chúng tôi biết qua sách vở, nhà trường, internet..v.v.so với những gì chúng tôi trải nghiệm thực tế, nó cứ khang khác sao đó. Thêm một lần vào Mỹ là một lần thấy nước này nó khác đi một chút”
        “Đây là một quốc gia đáng sống, nhưng rất khó hiểu”
        Kính đàn anh!

      • UncleFox says:

        Thử hỏi Lão Lên Đồng và Tô-ny Đỏ xem quốc gia nào là không theo “chủ nghĩa thực dụng” hay “chủ nghĩa duy lợi” ? (chắc chỉ trừ nước Việt Nam xã nghĩa thôi . Bởi vì xưa bác Hồ, bác Giáp với mộng làm “quan Kách Mạng” nên Nga, Tầu bảo gì cũng gật . Còn nay thì các lãnh đạo ta theo “chủ nghĩa Đô-la” nên bất cứ việc gì, từ buôn dân cho đến bán nước … hễ thứ gì có Đô-la bỏ túi riêng thì các ngài chẳng ngại theo “chủ nghĩa duy hại”, mặc cho số phận Dân Tộc, Tổ Quốc ra sao cũng mặc …

        Người Mỹ dù “duy lợi” nhưng có dám dùng những thủ đoạn tàn độc nhất để thủ đắc tài nguyên, mối lợi … chèn ép, chơi bẩn, xâm lấn, xâm lược vv… như Nga, Tầu đang làm không ?
        “Thằng” Mỹ chơi với các nước nhược tiểu, mười phần ăn sáu -bảy, chừa lại ba-bốn cho “khổ chủ” . Có khi chả ăn được tí gì, lại còn phải bù vào . Thử hỏi trên thế giới, lúc bình thường cũng như thiên tai, có nước nào mở rộng vòng tay (cũng như hầu bao) như thằng Sen Đầm không ?

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Bác Phốc có phần chậm tiêu, không hiểu rõ các lý giải của tôi về những khác biệt căn bản giữa chính quyền CS như Tàu, Ta, Bắc Hàn .., với chính quyền tư bản phương Tây, vốn nằm ở các điểm chính yếu sau:

        1/
        Chính quyền tư bản đúng là CỦA DÂN. DO DÂN, VÌ DÂN, tức cực kỳ dân chủ, chỉ biết phục vụ dân nước mình thôi. Khi thấy thiệt hại đến quyền lợi xứ họ và dân họ thì trước sau gì họ cũng buông, dẫu là phải bội ước để bỏ của chạy lấy người.
        Miệng hô ủng hộ nhân quyền, nhưng thực ra dùng làm “nhân bánh” để tấn công đối phương nhằm thủ lợi về mình.
        Tất cả nằm gọn trong một chữ REALPOLITIK, duy thực hay duy lợi mà thôi !

        2/
        Chính quyền độc tài, kiểu như CS thì ngược lại, chỉ vì quyền lợi của đảng CS hay cá nhân, phe nhóm mà thôi.
        Chúng sẵn sàng hy sinh quyền lợi tối thượng của dân của nước, thậm chí đồng chí của chúng, để ngồi vững ngồi lâu trên quyền lực.
        Bản chất CS là “đấu đá” tưng bừng trong nội bộ, nhằm thể hiện tính “mâu thuẫn để tiến bộ” mà chúng từng đề cao (chẳng hạn trong chủ trương “đấu tranh giai cấp”)
        Thêm vào đó là bản chất “mãi quốc cầu vinh”, chuyên làm tay sai cho ngoại bang đã thể hiện rõ nhất trong thời gian qua về phía CSVN

        Thôi tôi nói ít bác Phốc ráng hiểu nhiều, kẻo càng nói bác càng thêm rối trí, điên đầu.

  6. Thật là hổ thẹn và đâu khổ cho tổng thống Mỹ bị Putin tố cáo là kẻ xuất khẩu bạo lực. Ông tổng thống OBama bị lu mờ và trở thành đứa trẻ trước một Putin khổng lồ:
    Putin khiến Obama lu mờ ngay trên đất Mỹ?
    Cập nhật lúc: 13h46″ | 29/09/2015
    Lần đầu tiên xuất hiện tại Liên Hợp Quốc trong một thập kỷ, Tổng thống quyền lực của Nga – ông Vladimir Putin dường như đã làm lu mờ người đồng cấp Mỹ Barack Obama khi thu hút sự chú ý lớn của dư luận thế giới.
    Ảnh minh họa
    Tổng thống Putin (bên trái) và người đồng cấp Obama
    Tờ CNN của Mỹ cho rằng, Nhà lãnh đạo Nga đang thực hiện “một cuộc đảo chính” nhằm vào vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ, và tìm cách giành quyền kiểm soát liên minh chống IS từ tay Mỹ.
    Ông Putin không phải là nhà lãnh đạo duy nhất thách thức Mỹ bằng cách làm lu mờ Tổng thống Obama tại cuộc họp toàn cầu – một cuộc họp mà Tổng thống Mỹ thường là người ở vị trí nổi bật nhất, thu hút sự chú ý nhất.
    Những bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc cũng đã đẩy Nhà lãnh đạo của siêu cường Mỹ vào tình thế phải bảo vệ không chỉ di sản chính sách đối ngoại của cá nhân, mà còn cả quan niệm tổng thể, toàn diện về một trật tự thế giới dựa trên 7 thập kỷ Mỹ ở vị trí lãnh đạo các nước.
    Ngày của một loạt bài diễn văn được thực hiện bởi nguyên thủ các nước tại Liên Hợp Quốc, trong đó có bài phát biểu của Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi, đã cho thấy rõ những thách thức đa cực đối với sức mạnh Mỹ, khi các đế chế ngủ quên đang tìm cách trỗi dậy trở lại và Mỹ đối mặt với thách thức quân sự trải dài từ khu vực Đông Âu sang khắp Trung Đông và đến Châu Á.
    Tổng thống Obama đang thực hiện chính sách khuyến khích các nước khác tham gia giải quyết mối đe dọa trong khu vực của họ, ví dụ như lôi kéo Ả-rập Xê-út và Jordan vào liên minh chống nhóm khủng bố khét tiếng mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận này đồng nghĩa với việc các lực lượng khác liên quan đến vấn đề này như Iran và hiện giờ là Nga ở Syria, có thể không nhất thiết phải đồng ý với cách kết thúc cuộc chơi theo hướng mà Mỹ mong muốn.
    Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc của mình, Nhà lãnh đạo Mỹ đã đưa ra những lập luận đầy đủ nhất để bảo vệ cho các chính sách của ông này – cụ thể nhấn mạnh đến việc ưu tiên con đường ngoại giao thay vì dùng vũ lực. Tuy nhiên, ông Obama dường như khó bảo vệ lý lẽ của mình trước những lời chỉ trích cho rằng các chính sách của ông đã khuyến khích kẻ thù, đối thủ của Mỹ trở nên táo bạo hơn.
    Người thách thức ông Obama nhất trong ngày hôm qua chính là Tổng thống Nga Putin. Ông chủ điện Kremlin được cho là đang tìm kiếm sự khởi đầu ở Ukraine và Syria . Đây là những nơi mà ông Putin tin là Tổng thống Mỹ sẽ không chống lại. Ông Putin gần đây được cho là đã ra lệnh tăng cường sự hiện diện quân sự ở Syria , rõ ràng là để hỗ trợ, hậu thuẫn cho đồng minh lâu năm của Nga – chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
    Vừa mới tham gia sâu vào Syria, Tổng thống Putin đã tỏ ra có ưu thế hơn người đồng cấp Mỹ khi thỏa thuận thành công với Iran, Syria và Iraq để lập ra một liên minh tình báo chống IS hồi cuối tuần vừa rồi. Diễn biến này khiến giới chức Mỹ không tránh khỏi lo ngại về viễn cảnh họ sẽ mất “quyền chỉ huy” liên minh chống IS vào tay Nga. Điều đó đồng nghĩa với việc vị trí lãnh đạo thế giới của Mỹ bị lung lay và sự nổi lên của Nga được ghi nhận..
    Nga chỉ trích sự can thiệp của Mỹ
    Thông điệp được Tổng thống Nga Putin đưa ra tại Liên Hợp Quốc ngày hôm qua rất đơn giản: Sự can thiệp của Mỹ và chính sách đơn phương của Mỹ đã gây phản tác dụng ở Trung Đông và giờ là lúc thực hiện một điều gì đó mới mẻ.
    Bài phát biểu của ông Putin đã gây ra một ấn tượng rất lớn ở các thủ đô của Châu Âu rằng, mục đích ở Syria của ông này không chỉ là giúp củng cố khả năng kiểm soát đất nước của chính quyền Tổng thống Assad mà còn là để ngăn chặn ảnh hưởng và sức mạnh của Mỹ ở Trung Đông.
    Ông Putin đã đưa ra ví dụ cụ thể về sự can thiệp của Mỹ và Libya . Theo ông chủ điện Kremlin, sự can thiệp đó đã gây ra một khoảng trống quyền lực và mở ra cơ hội “cho lực lượng khủng bố, cực đoan” điền vào chỗ trống đó”. “Các bạn có nhận ra việc các bạn đã làm gì hay chưa?”, ông Putin đặt câu hỏi.
    Tổng thống Nga kêu gọi tiến hành một hội nghị cấp bộ trưởng và sau đó đưa ra một nghị quyết của Liên Hợp Quốc để định hướng lại chiến lược chống IS.
    Ông Putin đang trên con đường tìm cách thiết lập một liên minh chống IS lớn hơn liên minh do Mỹ dẫn dắt. Hướng đi của Nhà lãnh đạo Nga khác với người đồng cấp Mỹ Obama. Theo đó, Nga muốn liên minh của mình liên kết với chính quyền Syria để chiến đấu chống lại IS. Trong khi đó, Mỹ lại không muốn sát cánh với chính quyền Assad. Nếu Tổng thống Putin thành công trên con đường của mình thì rõ ràng điều đó làm sứt mẻ ít nhiều vị thế lãnh đạo thế giới của nước Mỹ.

    • Tien Ngu says:

      cẩn thận nghe em….

      láo riết rồi bị…tâm thần, độc thoại tự sướng, lãm nhãm cù cưa.

      Em Putin mặt ngựa hồi này…xuôi cò, định lấy cái chuyện gia nhập lực lương chống IS làm quà xin tha tào. Dân Nga mà đói quá, họ sẽ bớt…ngu, là Putin sẽ thấy ông bà ông vãi.

      Nghe cò mồi hát bơm hoài mà bắt…chửi cha nó. Tụi Nga tụi Tàu từ xưa đến nay, chẳng có phát minh được cái gì có ích cho nhân loại cả, chỉ xúi dục dân ngu chơi trò chiến tranh, dành…sướng cho riêng bản thân và gia đình của lũ cầm quyền, còn thì đa phần là…bo bo. móc bọc, ráng chịu.

      Không hiểu cái lũ cò mồi, ngày nay còn bám theo nói dóc cho…mặt ngựa chi nữa.? Tàu Cộng nuốt sống đất đai biển đảo của VN, chúng lại không một lời nhắc nhở….

    • HN says:

      Trâm Anh ơi
      Thằng Tầu phù nó qua nó đánh tan xác bây giờ đó con ạ

    • noileo says:

      Trung cộng thì xâm lăng lấn chiếm biển đảo lãnh thổ VN, Nga thì, từ thời Nga cọng vẫn ủng hộ lập trường (phi pháp) của Trung cộng về Hoàng sa & Truòng sa.

      Việt cộng “yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa” thì suốt ngày & suốt đêm noi gương Hồ chí Minh bưng bô Tàu đội đĩa Nga

  7. Nhất Tâm says:

    OBama bị lên án và lu mờ trước Putin đầy tính kiên quyết, thẳng thắn. Bì dễn văn của tổng thống Putin được cả thế giới ca ngợi và vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Mời các bạn đọc bài báo này :
    Ông Putin: Xuất khẩu cách mạng dân chủ mang tới bạo lực, bần cùng và thảm họa xã hội © Sputnik/ Mihail Metzel
    CHÍNH TRỊ
    01:06 29.09.2015(cập nhật 16:38 29.09.2015) URL rút ngắn
    91380210
    Ngày thứ Hai 28 tháng Chín, Tổng thống Nga đã phát biểu tại New York trong kỳ họp lần chẵn thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

    Ông Putin ghi nhận vai trò cao cả của Liên Hợp Quốc trong sự nghiệp duy trì ổn định trên thế giới. Trong đó, Tổng thống Nga thấy “điều cực kỳ nguy hại” là có một số thế lực đang cố gắng “phá hoại” uy tín và tính hợp pháp của tổ chức thế giới, khăng khăng cho rằng Liên Hợp Quốc đã hoàn thành chức năng lịch sử của mình. Ông Putin nhận định, giống như bất kỳ tổ chức nào khác, Liên Hợp Quốc cần phát triển để đáp ứng tốt hơn với những thách thức của thời đại.

    Ông Putin chỉ ra mối nguy hiểm lớn của việc xuất khẩu ý tưởng bạo lực, trong bài phát biểu của mình, ông đề cập đến cái gọi là “cách mạng dân chủ”.

    “Việc xuất khẩu cách mạng dân chủ đang tiếp diễn. Hãy nhìn vào châu Phi hay Trung Đông. Tại đó người ta muốn biến đổi. Thay vì sự toàn thắng của dân chủ và tiến bộ, đã nhận được bạo lực, nghèo đói và thảm họa xã hội. Những muốn hỏi các nhà tổ chức ra tất cả những thứ này: Các vị có hiểu đã gây nên cái gì hay chăng?”.
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Charlie Rose cho mạng truyền hình CBS và PBS
    Bài phát biểu của ông Putin đã làm nức lòng mọi phái đoàn tại Liên Hợp quốc. Theo quan điểm của ông Putin, nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” bị cấm ở Nga đang đe dọa không chỉ những nước riêng biệt mà đe dọa cả toàn thế giới. Theo lời Tổng thống, những ai lên án chủ nghĩa khủng bố quốc tế lại thường nhắm mắt làm ngơ trước các kênh tài trợ cho chiến binh như ma túy, bán dầu mỏ bất hợp pháp.
    “Chúng tôi cho rằng bất kỳ toan tính bợ đỡ chủ nghĩa khủng bố, mà hơn nữa là vũ trang cho chúng, đều không chỉ là phi pháp, mà còn là mối nguy hỏa hoạn”, — Tổng thống Nga nhận xét. Ông Putin lưu ý rằng hiện nay Nga dành sự giúp đỡ quân sự-kỹ thuật “cho Iraq và Syria và những nước khác đang tiến hành đấu tranh chống khủng bố”.
    Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống LB Nga đề xuất thành lập liên minh quốc tế rộng rãi chống khủng bố, tương tự như liên minh chống phát-xit Hitler trước đây. “Liên minh quốc tế như vậy có thể chống lại tất cả những kẻ như bọn Quốc xã, gieo rắc cái ác và lòng căm thù nhân loại. Chúng tôi đề nghị thảo luận về khả năng phối hợp tất cả các lực lượng chống khủng bố. Đương nhiên, mọi thứ phải tuân thủ nguyên tắc của Liên Hợp Quốc”, — ông Putin khẳng định. Để giải quyết một cách triệt để vấn đề người tị nạn, chỉ có thể nhờ vào phục hồi quốc gia ở chính nơi nó đã bị hủy hoại và bằng con đường giúp đỡ, — Tổng thống Putin tuyên bố.
    Từ diễn đàn Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi tôn trọng các nước khác nhau, không áp đặt ràng buộc bằng mô hình độc nhất cho sự phát triển.
    “Tất cả chúng ta đều khác nhau và cần phải tôn trọng thực tế đó, — nhà lãnh đạo Nga kêu gọi —. Không ai có nghĩa vụ phải tuân theo một mô hình phát triển độc đoán mà ai đó luôn cho là duy nhất đúng”.
    Theo lời ông Putin, “trong đó cũng có cái gọi là tính hợp pháp của chính quyền Nhà nước”. “Không thể chơi đùa và dùng thủ đoạn với từ ngữ, — ông nói —. Trong luật pháp quốc tế, trong công việc quốc tế, mỗi khái niệm đều cần phải minh bạch, rõ ràng, phải có cách cắt nghĩa thống nhất và tiêu chí biểu đạt hiểu biết thống nhất”.
    Ông Vladimir Putin kêu gọi đấu tranh chống biến đổi khí hậu, tìm kiếm những lối tiếp cận mới mẻ đột phá; đó là thách đố quy mô toàn hành tinh, nhưng nhân loại đủ sức tiến hành cuộc đấu tranh này.
    Bài phát biểu của ông Putin đã làm cho ông OBama bị lu mờ và bị lên án.

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à,

      Putin lên đời hay Obama xuống dốc thì…kệ con bà tụi nó. Chừng nào cái chuyện này nó giúp cho VN lấy lại được Hoàng Sa, Trường Sa, chận được Tàu Cộng chiếm cả biển đông của VN, lúc ấy hay…chổng khu bơm.

      Đàng này, cứ lì ra, ngậm ống đu đủ, thổi đít Putin hoài,. là sao?

      Rác ngập lụt cả Hồ chí Minh, Hà Nội, đường phố thành song, sao hổng…hát?

      Khoe ….đỉnh cao trí tuệ, hát chuyện lâm vố bơm Putin không thì…thấy mẹ rồi?

  8. Mỹ Việt says:

    Mỹ luôn là quốc gia mạnh, tuy nhien thời obama quả thực vai vế yếu đi trông thấy, nhưng như vậy cũng tốt, gần với giá trị thực của Mỹ hơn, và vì vậy nó cũng dễ chơi hơn đối với các nước nhỏ, nước yếu như Việt Nam!

    • Tudo.com says:

      @Mỹ Việt:. . . .”gần với giá trị thực của Mỹ hơn, và vì vậy nó cũng dễ chơi hơn đối với các nước nhỏ, nước yếu như Việt Nam!”

      Kẻ “thua” như Mỹ lấy tư cách gì mà dễ chơi. . . .khó chơi?

      Làm gì có chuyện. . .yếu. . .như Việt Nam ?

      Ngày xưa VN chỉ đâm thuê chém mướn cho Nga- Tàu thôi mà còn thắng Mỹ – “ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô”. (lời tổng bí thư csVN Lê Duẩn)

      Huống chi bây giờ nhà nước VN lấy đất dân oan bán cho Tàu, cho nước ngoài xây sân Golf. Rồi cho Đài Loan, Đại Hàn vào đầu tư “cô dâu” bắt họ cởi truồng mò lựa như lựa gà lựa heo, xuất khẩu lao động “nằm ngữa” nô lệ lao động, trồng cần sa, trộm cắp. . . .thu về hằng tỉ tỉ đô la, thế mà. . .yếu à !?

  9. qdnb says:

    Mẹ kiếp các con Dư lợn viên phản phúc, thằng Tầu phù nó sắp sang Việt Nam để đào mả thằng Hồ chí Minh vứt xuống chồ mà không hay biết gì vẫn cứ lên giọng trịch thượng như cha người ta

  10. HN says:

    Nghiên Cứu Mật says:
    27/09/2015 at 11:42
    Theo một nghiên cứu mật thì đảng CSVN có khoảng bốn triệu (4.000.000) đảng viên, nhưng chỉ có khoảng bốn mươi ngàn (40.000) người là mong Mỹ mạnh tay can thiệp để Trung cộng chùn bước trong tham vọng làm chủ Biển Đông – Có nghĩa là có đến 99% đảng viên đảng CSVN lại mong muốn Mỹ vĩnh viễn “cút” khỏi Biển Đông đúng như ý chí của đảng CSVN ngay từ khi được thành lập bởi lãnh tụ Hồ Chí Minh .
    Trong khi đó – theo một cuộc thăm dò khác ở trong nước – cứ một trăm (100) người Việt Nam thì có đến chín mươi lăm (95) người mong Mỹ dùng sức manh quân sự để ngăn chặn tham vọng bành trướng của TC tại Biển Đông , và hầu hết đều mong Mỹ sử dụng Cam Ranh làm căn cứ hải quân của Mỹ ở Đông Nam Á thay vì Subic Bay ở Philippines .
    Việc các đảng viên đảng CSVN tin tưởng vào sức mạnh quân sự của Trung Quốc và căm thù Mỹ là do từ Ý Thức Hệ CS vốn đã được giáo dục ngay từ khi bước vào trường Mẫu giáo cho đến khi được kết nạp và thề trung thành với lý tưởng CS .
    (hết trích)
    Người dân thì mong Mỹ trở lại vì ghét bọn Tầu đỏ như chó ghẻ, đảng viên khoảng 90% mong Mỹ trở lại để còn kiếm tí bơ thừa sữa cặn, lũ đảng viên chuyên nghề ăn cắp của dân chỉ mong có đô la Mỹ để ăn xài, chơi gái, mua xe xịn
    Sống với bọn Tầu đỏ thì chỉ có nước bốc cứt ăn

    • TIẾU NGÀN says:

      CON SỐ

      Ôi tin con số làm gì
      Nó như số đếm có chi mà gờm
      Con người tựa cái bù loong
      Gom vào một rỗ cũng còn it thay

      Hiện giờ cộng sản loay hoay
      Xưa trên trăm nước bây giờ còn đâu
      Chỉ còn bốn nước bạt màu
      Lại chừng nửa đỏ nửa xanh lạ kỳ

      Nhớ thời tin Mác lâm li
      Bây giờ đã vậy còn gì mà tin
      Chẳng qua ráng sống im lìm
      Nên dầu bốn triệu cũng toàn vậy thôi

      Bởi do từng lở leo rồi
      Nay trên lưng cọp dễ thời xuống sao
      Xuống thì phải bị nó vồ
      Đành ỳ ra đó làm sao thì làm

      Cũng vì đời vốn đa đoan
      Một người lý tưởng chín người lý do
      Lý do tất phải bao trò
      Khiến người lý tưởng lần dò mà đi

      Nay còn tin Mác được gì
      Mà toàn thực tế nhiều khi tức cười
      Trở thành cơ hội mười mươi
      Chỉ vì sau trước con người vậy thôi

      TẾU NGÀN
      (29/9/15)

Leave a Reply to DẶM NGÀN