WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Russia Grozny – nước Nga nguy hiểm

nga

Thời trẻ con, nếu ai chơi trò nguy hiểm như ném đá, cầm dao đâm, thường bị để ý và không có bạn. Họ bị loại khỏi cuộc chơi, không cách này hay cách khác.

Chiếm Crimea, mang quân áp sát biên giới Ukraine, sẵn sàng chiếm đóng, thách đố với EU, Mỹ và thế giới còn lại, nước Nga của Putin đang trở thành mối nguy toàn cầu. Russia Grozny – nước Nga dưới thời Putin nguy hiểm không còn là viễn kiến.
Ivan Grozny – Ivan Bạo chúa

Du khách thăm Quảng trường Đỏ sẽ thấy Nhà thờ Saint Basil (người Việt gọi là nhà thờ củ hành) sừng sững, một biểu tượng của đế chế Sa hoàng kéo dài 300 năm. Vị vua Nga đầu tiên trong lịch sử có tên là Ivan Grozny (Ива́н Гро́зный​ – Ivan Bạo chúa) bởi tính cách thất thường và tàn nhẫn, có thú vui ném vật nuôi trong nhà qua cửa sổ cung điện, giết người như ngóe, một lần cãi nhau, ông lấy gậy đánh chết cả con trai của mình.

Nhà thờ Saint Basil được dựng lên theo lệnh của Ivan Grozny để kỷ niệm Nga chiếm được Kazan từ Mông cổ. Đó là một công trình hùng vĩ về nghệ thuật và kiến trúc. Nhìn vẻ đẹp ấy, Bạo chúa Ivan ra lệnh đâm mù mắt tất cả kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng để không còn ai có thể xây được một kiệt tác tương tự thứ 2.

Lên ngôi Sa hoàng và cầm quyền suốt 53 năm (1547 đến 1584), Ivan Bạo chúa đã chinh phục Kazan, Astrakhan miền đông bắc Nga rồi quay xuống Crimee, ngược về Siberia, lấn chiếm lãnh thổ các nước xung quanh và tạo nên nước Nga rộng lớn ngày nay.

Đế chế Sa hoàng tồn tại 174 năm (1547-1721) cho đến khi Pier Đại đế (Пётр Великий) đổi từ Sa hoàng thành Hoàng đế.

Có chuyện vui kể rằng, nếu đi hỏa xa từ Moscow về Peterburg, thấy con đường thẳng tắp, nhưng có một đoạn vòng nho nhỏ mà không hiểu tại sao. Peter đại đế thấy các công trình sư vẽ ngoằn ngoèo, ông cáu, lấy thước kẻ một đường, nối hai thành phố, nhưng cái móng tay vướng nên hơi vòng ra một chút. Quân dưới quyền thấy vô lý, nhưng do sợ ,vẫn làm đường ray theo vòng cung của cái móng tay.

Hoàng đế tồn tại đến 1917 thì bị Lê Nin và những người Bolsheviks lật đổ.

Hung thần Gruzia trên đất CCCP
Sự sụp đổ của Hoàng tộc Romanov (1917) là cơ hội cho nước Nga mở rộng thành CCCP – Liên Xô (1922), bao gồm các nước Trung Á, phía tây có Ukraine, Belorussia, Gruzia, Estonia, Litva, tổng cộng tới 15 nước cộng hòa.

Sau khi Lê Nin mất (1924), Stalin lên cầm quyền, dù ông là người Gruzia. Dưới ngọn cờ đỏ cộng sản, búa liềm, nhưng thực tế vẫn là một đế chế Nga mang nặng tư tưởng nước lớn và chủ nghĩa dân tộc đại Nga.

Hành xử không khác với Bạo chúa, Stalin đã gây bao tội ác, giết rất nhiều người chống đối, thật khó mà thống kê đế chế của ông đã giết mấy chục triệu người.

Tham vọng của nước Nga không dừng ở 15 nước cộng hòa mang tên CCCP, Stalin còn lấn sân sang Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Hungary, một nửa nước Đức, Bulgaria, biến thành chư hầu của người Nga. Nhớ những năm 1960-1980, người Nga vênh váo đi lại trên khắp Đông Âu và cả ở Hà Nội.

Gọi Stalin là hung thần của CCCP mang tên nước Nga cũng không sai.

Putin mafia cũng nguy hiểm không kém

Sau 73 năm tồn tại, vì hệ thống chính trị mang đặc tính đàn áp, kinh tế tập trung quan liêu, trì trệ, không phù hợp với thực tế, đế chế Nga cộng sản mang danh CCCP đã biến khỏi mặt đất. Những nước dưới trướng đã đổi cờ, theo phương tây, và 14 nước cộng hòa còn lại đòi độc lập, đường ai nấy đi.

Năm 1991, nước Nga trở lại gần đúng với danh giới mà Ivan Bạo chúa đã tạo nên cách đó hơn 400 năm.

Bắt đầu là Elsin và sau là Putin, cả hai cùng cố đưa nước Nga trở lại vị thế quốc tế của CCCP, mà Putin từng than “Mất Liên xô là một thất bại về địa chính trị kinh hoàng trong thế kỷ 20”. Người Nga đi lại ở Vũng Tầu đã nhẹ gót giầy hơn, và ở Đông Âu thì Ivan khó còn cửa làm ăn.

Cứ tưởng rằng cuộc đảo chính năm 1991 sẽ giúp nước Nga trở thành một quốc gia dân chủ thực sự, vì người dân đã chán ngán thời Liên Xô nghèo đói và bao cấp.

Tiếc thay, lẽ ra phải thay đổi theo hướng văn minh, dân chủ, Putin đã chọn cách mà Ivan Grozny đã làm cách đây hơn 400 năm. Đó là cố tạo ra một nước Nga mà cả dân trong nước sợ hãi và thế giới nghiêng mình kính nể bởi có hai thứ bảo bối: dầu hỏa và khí đốt.

Không ném chó mèo qua cửa sổ ở điện Kremli như Ivan hay sai KGB giết người như ngóe như Stalin, Putin chọn cách thầm lặng và nguy hiểm hơn. Vẫn cho đối lập hoạt động, miễn là không ảnh hưởng tới nền chính trị độc tôn. Nếu ai tỏ ra nguy hiểm, sẽ bị ghép vào tội trốn thuế, hay bỗng nhiên biến mất.

Chấp chính đúng vào lúc giá dầu thế giới lên cao do chiến tranh Iraq và Afganistan, Putin của người Nga thu lợi lớn từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, nên tiền nhiều như đất. Nước Nga mạnh lên vì tài nguyên thiên nhiên, không phải vì chất xám.

Những oligarch giầu có nổi lên do cuộc tư nhân hóa vội vã, bán tống tháo tài sản nhà nước của Elsin, rồi nhiều kẻ bỗng có quyền, tự nhiên có tiền bởi sở hữu trời cho một khu mỏ ở Siberia.

Muốn chứng tỏ cho thế giới sức mạnh cơ bắp, Putin bỏ 60 tỷ đô la cho Sochi chỉ để cho thế giới biết, Ivan Grozny xây được Saint Basil thì ông cũng có Sochi Winter hoành tráng, muốn làm “mù mắt” cả thế giới về sự xa hoa của Sa hoàng kiêm hoàng đế Nga thời hội nhập.

Lẳng lặng chiếm Crimea trước mũi phương Tây, mưu đồ chia đôi Ukraine và làm bất ổn phần còn lại, Putin còn con bài Moldova, Balan, Tiệp và các nước lân cận. Với lính bịt mặt, lý do bảo vệ kiều dân, người Nga Ivan Grozny sẵn sàng đi xa hơn.

Vĩ thanh

Như một sự trùng hợp kỳ lạ, tuần tới có ngày kỷ niệm Ivan Bạo chúa qua đời cách đây 430 năm, khi ông đang chơi cờ với người cố vấn của mình là Bogdan Belsky (28-3-1584).

Từ ngày bạo chúa băng hà, nước Nga tiếp tục sinh ra những Ivan Grozny khác, chưa kể những hung thần ở các nước mà chính quốc gia này dung dưỡng.

Từ đế chế Sa hoàng tàn bạo, chuyển sang cộng sản của Stalin không kém hung ác, nước Nga dưới thời Putin có thêm đức tính mafia. Từ thủ tướng thành tổng thống, rồi thủ tướng, rồi lại tổng thống, Putin Grozny đang ôm ghế của Ivan hung thần trong bóng tối đặc chất mafia.

Thời nay, Putin vẽ đường hỏa xa đi Crimea, nếu nhầm quệt bút chỉ vào móng tay thì quân dưới quyền cũng làm theo như thời Pier Đại đế. Ngày xưa, muốn làm gì người Nga phải hỏi Ivan Bạo chúa, ngày nay, họ tham vấn Putin mafia.

Các đế chế Nga không bỏ qua được một tính từ: Гро́зный – nguy hiểm. Russia Grozny – đó không phải là con đường vinh quanh cho người Nga ở phía trước. Bởi những gì thuộc về grozny thường bị để ý và loại trừ khỏi cuộc chơi, một thứ luật đơn giản mà bất kỳ đứa bé nào cũng hiểu.

20-3-2014

Blog Hiệu Minh

12 Phản hồi cho “Russia Grozny – nước Nga nguy hiểm”

  1. Hoàng says:

    BBC tiếng Việt: Nga đã thắng phương Tây?
    TS Đoàn Xuân Lộc gửi cho BBC từ Anh quốc

    Động thái của ông Putin ở Crimea và Ukraine gây ra những phản ứng trái chiều.
    Một bài bình luận có tựa đề ‘Bấm Trận pháp Putin’ của Đặng Vương Hạnh trên báo Tiền Phong hôm 20/03 nhận định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin ‘đã thắng trong trận chiến Crimea’.
    Bài viết cho rằng ‘có thể phương Tây đã tạm “dẫn bàn” bằng việc lật đổ ông Viktor Yanukovych, nhưng sau “cú giật mình”, ông Putin đã nhanh chóng giành lại thế chủ động và vượt lên trong ván cờ địa chính trị’.

    Cũng theo tác giả, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang ‘bối rối, bị động’, cố gắng ‘gỡ gạc thể diện’ sau kết quả ‘không có gì bất ngờ’ của cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea và đang ‘đau đầu trước nan đề kỳ thủ Putin’ vì không biết ông có ‘tung ra những nước cờ nào nữa trong “hiệp hai” cuộc đấu’.
    Bằng những nhận định đó, xem ra Đặng Vương Hạnh cũng cảm thấy phấn khởi trước ‘chiến thắng’ này của
    ‘Bị động’ do đâu?
    Không ai có thể phủ nhận Nga đã dễ dàng chiếm được Crimea. Chủ biên thời sự quốc tế của BBC John Simpson gọi việc Nga thôn tính vùng tự trị thuộc chủ quyền của Ukraine này là một ‘cuộc xâm lăng êm thấm nhất của thời hiện đại’.
    Được coi là ‘êm thấm’ vì – ngoại trừ tới lúc các tay súng thân Nga tấn công một căn cứ quân sự của quân đội Ukraine ở Simferopol làm một người chết và một người khác bị thương – cuộc xâm lược đã diễn ra và kết thúc nhanh gọn, không có đổ máu, thương vong.
    “Thậm chí khi bị khiêu khích, binh lính Ukraine vẫn giữ bình tĩnh. Khi thấy phía Nga và những dân quân thân Nga có những hành động gây hấn, họ đã chấp nhận rút lui để tránh xung đột”
    Nga đã giành ‘chiến thắng’ dễ dàng vì ngày từ đầu quân đội nước này không phải chiến đấu với bất cứ ai trong ‘trận chiến Crimea’. Họ thản nhiên tiến vào Crimea mà không gặp sự phản kháng quân sự nào từ Ukraine và các nước phương Tây.
    Thậm chí khi bị khiêu khích, binh lính Ukraine vẫn giữ bình tĩnh. Khi thấy phía Nga và những dân quân thân Nga có những hành động gây hấn, họ đã chấp nhận rút lui để tránh xung đột.
    Hơn ai hết, giới nắm quyền mới ở Kiev biết rằng dùng vũ lực để chống lại sự xâm chiếm của Nga sẽ dẫn đến xung đột vũ trang giữa hai nước và trong một cuộc chiến như thế Ukraine sẽ thất bại nặng nề.
    Mỹ và đặc biệt các nước EU cũng không thể – và càng không muốn – dùng biện pháp quân sự để ngăn chặn việc Nga xâm chiếm Crimea vì nếu làm vậy, căng thẳng giữa Nga và phương Tây sẽ leo thang và có thể dẫn đến xung đột vũ trang.
    Và nếu một cuộc chiến như vậy xẩy ra, không chỉ châu Âu mà cả thế giới sẽ rơi vào bất ổn, nếu không muốn nói là phải đối diện thảm họa.
    Nga và Mỹ, Anh và Pháp – ba trong số những quốc gia quyết liệt lên án hành động của Nga – là bốn trong tám quốc gia chính thức có vũ khí hạt nhân.
    Giới lãnh đạo phương Tây biết rõ chẳng ai được lợi gì nếu Chiến tranh Lạnh thứ hai hay Thế chiến ‘nóng’ thứ ba bùng nổ.
    Về phần mình, đã từng bị hai đại chiến tàn phá, các nước châu Âu sẵn sàng làm tất cả và tìm bằng mọi cách để tránh một cuộc chiến tương tự.
    Lãnh đạo EU càng không muốn đánh mất sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng mà họ phải bỏ bao nhiêu công sức gây dựng từ sau Thế chiến thứ hai.
    Vì vậy, dù không thể chấp nhận việc Nga xâm chiếm Crimea đến giờ Mỹ và EU vẫn chủ yếu dùng các kênh ngoại giao và trừng phạt kinh tế để buộc Moscow suy nghĩ và xem lại hành động của mình.
    Đây là lý do chính yếu giải thích tại sao Mỹ và EU ‘bị động’ trước Nga.
    Nắm bắt được sự ‘bị động’ này, ông Putin đã cho quân vào Crimea và Nga đã giành được một chiến thắng quá dễ dàng trong ‘trận chiến Crimea’.
    Đó cũng là một sự khác biệt lớn giữa ông Putin và giới lãnh đạo phương Tây.
    Trong khi Tổng thống Nga sẵn sàng dùng biện pháp cứng rắn và dám bất chấp mọi hậu quả để đạt được mục đích, tham vọng của mình tại Crimea và Ukraine, giới lãnh đạo Mỹ và EU không thể dùng những hình thức đó để giải quyết cuộc khủng hoảng Crimea/Ukraine.
    Nói cách khác, ông Putin và những người ủng hộ vẫn còn mang não trạng của homo sovieticus (con người Xô Viết) – coi mình hơn người nhưng lại thích bạo lực, phi luật pháp.
    Và khi phải đối diện với một người như vậy – đặc biệt khi người ấy có vũ khí (hạt nhân) nguy hiểm – chuyện các nước phương Tây ‘bối rối’, ‘bị động’ và ‘đau đầu trước nan đề Putin’ ít hay nhiều có thể hiểu được.
    Một đối tượng khác mà Mỹ và các nước phương Tây luôn cảm thấy ‘đau đầu’ cũng vì những lý do tương tự là chế độ Bình Nhưỡng ở Bắc Hàn.
    Ai thắng, ai thua?
    Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Putin hoàn toàn thắng – và phương Tây hoàn toàn thua – ‘trong trận chiến Crimea’.
    Đến giờ ông Putin gần như chắc chắn có được Crimea nhưng ông và Nga cũng đang mất nhiều thứ khác. Một trong số đó là việc ông Putin và Nga bị cộng đồng quốc tế khinh thường, cô lập.
    Chẳng hạn, hôm 15/03, 13 nước trong số 15 thành viên của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (LHQ) đã tán thành một nghị quyết lên án cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea.
    Chỉ một mình Nga trơ trọi, cô đơn ‘giơ tay’ phủ quyết vì Trung Quốc – được coi là đồng minh của Nga trong vấn đề Crimea/Ukraine và thường cùng với Moscow phủ quyết các dự thảo liên quan đến các vấn đề quốc tế tại LHQ do các nước phương Tây khởi xướng – đã bỏ phiếu trắng.
    “Ai cũng biết việc phương Tây trừng phạt kinh tế Nga sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên. Tuy vậy như chính tác giả của ‘Trận pháp Putin’ thừa nhận Nga chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn thất hơn vì trong khi chuyện đó làm Nga ‘vỡ đầu’ thì phương Tây chỉ ‘mẻ trán’”
    Các nước thuộc khối G7 cũng không muốn họp với Nga trong khuôn khổ G8 – một diễn đàn được bảy nước công nghiệp phát triển mở rộng vào năm 1998 để đón nhận Nga.
    Không chỉ bị cộng đồng quốc tế cô lập, ông Putin cũng bị một số người dân Nga chỉ trích.
    Cũng vào ngày 15/03 tại Moscow có hai cuộc biểu tình liên quan đến việc Nga can thiệp vào Ukraine. Trong khi có khoảng 50.000 người xuống đường phản đối hành động của Nga ở Ukraine, cuộc biểu tình ủng hộ trưng cầu dân ý ở Crimea chỉ quy tụ khoảng 15.000 người.
    Bài viết của Đặng Vương Hạnh cho rằng ‘Nga đã sẵn sàng chơi đòn cân não với phương Tây’ và nếu trừng phạt kinh tế làm Nga ‘vỡ đầu’ thì nó cũng làm phương Tây ‘mẻ trán’.
    Ai cũng biết việc phương Tây trừng phạt kinh tế Nga sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên. Tuy vậy như chính tác giả của ‘Trận pháp Putin’ thừa nhận Nga chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn thất hơn vì trong khi chuyện đó làm Nga ‘vỡ đầu’ thì phương Tây chỉ ‘mẻ trán’.
    Đó cũng là lý do tại sao trong những ngày qua Mỹ và EU đưa ra nhiều hình thức trừng phạt với Nga và sẵn sàng chấp nhận chịu ‘mẻ trán’ để làm Nga ‘vỡ đầu’.
    Vũ khí lớn nhất mà Nga dùng để chèn ép Ukraine và để ông Putin thách thức Mỹ và EU là khí đốt. Nhưng tiền từ xuất khẩu khí đốt sang EU – chiếm đến 15% GDP của Nga – cũng là một nguồn sống của nền kinh tế nước này.
    Trong khi EU là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga, Nga chỉ là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU.
    Sự trừng phạt kinh tế của phương Tây còn có thể làm mức tăng trưởng kinh tế của Nga vốn đang giảm – chỉ 1.3% năm 2013 so với năm 2012 và là nước có tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong số các quốc gia đang nổi – càng giảm trong năm 2014.
    Cuộc họp khối G8
    Điều đó cũng có nghĩa là hy vọng biến nước Nga thành một cường quốc kinh tế của ông Putin bị tan biến.
    Trong thời gian qua cũng có ý kiến cho rằng căng thẳng giữa Nga và phương Tây sẽ dẫn đến một Chiến tranh Lạnh khác. Nhưng nếu điều đó diễn ra, Nga luôn yếu thế hơn phương Tây và cũng giống như Liên Xô trước đây, cuối cùng Nga cũng thất bại.
    Về kinh tế, dù đứng thứ tám trên thế giới về GDP (với hơn 2000 tỷ USD vào năm 2012, theo chỉ số GDP của Ngân hàng thế giới), GDP của Nga chỉ bằng 17% của năm nền kinh tế lớn của EU (Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha) và 12.4% GDP của Mỹ.
    Mức độ ảnh hưởng của Nga cũng không còn mạnh như Liên Xô trước đây vì ba trong số 15 nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết và sáu trong tám nước thuộc khối Warszawa giờ là thành viên của EU.
    Và trên hết, dùng sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế để có được Crimea, ông Putin lại đang từ từ đánh mất Ukraine.
    Trong khi tại Moscow ông ký các sắc lệnh hoàn tất thủ tục sáp nhập Crimea vào Nga và cho bắn pháo hoa ăn mừng ‘chiến tích’ mới thu được, ở Brussels lãnh đạo EU đã ký thỏa thuận thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Ukraine.
    Việc Ukraine tiến gần EU là một điều ông Putin hoàn toàn không muốn và ông đã từng dùng mọi cách để ngăn ngừa điều đó.
    Có nên vui mừng?
    Đối với Mỹ và các nước EU, việc chọn các kênh ngoại giao và trừng phạt kinh tế – thay vì dùng vũ lực để đối phó với Nga – chắc chắn làm ông Putin và những người ủng hộ ông cho rằng phương Tây yếu thế.
    Nhưng có thể nói đó giải pháp tốt nhất – hay ít ra ít thiệt hại nhất – cho Ukraine, châu Âu, các nước phương Tây và có thể cả thế giới lúc này. Vì dùng vũ lực để đáp trả vũ lực trong trường hợp này chỉ gây nên bất ổn, xung đột, chiến tranh.
    “Càng ngạc nhiên khi tác giả muốn Nga giúp Trung Quốc ‘hoàn thiện chiến lược “chống tiếp cận”, đánh thẳng vào chiến lược “xoay trục” châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ’. Được biết Việt Nam là một trong các nước khu vực ủng hộ chiến lược ‘xoay trục’ của Mỹ”
    Vì vậy, không nên quá vui mừng trước ‘chiến thắng’ của ông Putin và sự ‘bị động’, ‘bối rối’ của các nước phương Tây trong ‘trận chiến Crimea’.
    Trong bài viết của mình, ông Hạnh còn nhận định rằng ‘ông Putin có nhiều sự lựa chọn để đánh vào các lợi ích của Mỹ’ vì theo ông Nga có thể sẽ ‘cung cấp nhiều vũ khí hơn cho chính quyền Syria, hâm nóng thùng thuốc súng Trung Đông’.
    Hơn nữa, ông cũng cho rằng Nga có thể ‘hợp tác với Trung Quốc sản xuất vũ khí siêu thanh tấn công toàn cầu, cung cấp các loại vũ khí công nghệ cao và giúp nước này hoàn thiện chiến lược “chống tiếp cận”, đánh thẳng vào chiến lược “xoay trục” châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ’.
    Nếu là một người yêu chuộng hòa bình, muốn thế giới ổn định chắc không ai lại cảm thấy thích thú khi biết ‘thùng thuốc súng tại Trung Đông’ được ‘hâm nóng’ vì điều đó càng làm cho khu vực này vốn đã nhiều bất ổn lại càng thêm xung đột.
    Hơn nữa, khi một số nước tại Đông Á, trong đó có Việt Nam, đang quan ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc và những động thái mạnh bạo của Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, chắc chỉ có những người như tác giả của ‘Trận pháp Putin’ muốn Trung Quốc có thêm ‘các loại vũ khí công nghệ cao’.
    Càng ngạc nhiên khi tác giả muốn Nga giúp Trung Quốc ‘hoàn thiện chiến lược “chống tiếp cận”, đánh thẳng vào chiến lược “xoay trục” châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ’. Được biết Việt Nam là một trong các nước khu vực ủng hộ chiến lược ‘xoay trục’ của Mỹ.
    Putin và EU
    Có thể Đặng Vương Hạnh ủng hộ hành động của ông Putin ở Crimea và chê phương Tây (một phần) vì không thích các cuộc biểu tình ở Ukraine dẫn đến việc ông Yanukovych bị lật đổ và cho rằng phương Tây đứng đằng sau làn sóng biểu tình đó.
    Nhưng đến giờ nhiều người đã biết ông Yanukovych là một Tổng thống bất tài, tham nhũng và chính ông bỏ Kiev chạy sang Nga kêu gọi Moscow can thiệp vào Ukraine. Tại sao lại đi ủng hộ những lãnh đạo như Yanukovych?
    Ai cũng hiểu có nhiều người Nga tại Crimea và miền Đông Ukraine nói chung và ai cũng biết Nga có căn cứ quân sự tại Ukraine và nhiều lợi ích khác ở Ukraine. Nhưng không thể viện cớ bảo vệ người Nga và bất chấp luật pháp quốc tế để xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia khác.
    Vẫn biết rằng ít hay nhiều các nước phương Tây góp phần gây nên cuộc khủng hoảng hiện tại ở Crimea/Ukraine. Nhưng những quốc gia – như Việt Nam – có nên vui mừng trước việc một nước láng giềng lớn mạnh dùng vũ lực và các thủ đoạn khác nhau hay viện cớ bảo vệ kiều bào của mình để đưa quân vào và thôn tính lãnh thổ của mình như Nga đang làm với Ukraine?

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Tôi thưa thật một điều ,các cụ cứ xem thường đối phương, đánh giá quá thấp, cho nên bị tháu cáy thua bét đít mà vẫn ngoan cố biện hộ linh tinh.

      Cứ xem Putin một thằng láu lính, cai trị Nga và chư hầu bằng bàn tay sắt, cho nên y đã lũng đoạn chính trường Nga trong bấy lâu nay và nay lại trở thành NGƯỜI HÙNG có công lấy lại bán đảo Crimea về Nga, nên được dân Nga, quốc hội Nga và cả ông cựu tổng thống Liên Xô cũ Gorbachev gián tiếp ủng hộ, đủ biết tay này bản lãnh vào hàng thượng thừa.

      Chuyện tham nhũng trong tổ chức Thế vận hội mùa Đông Sochi 2014 hàng mấy chục tỉ đồng, thế mà Putin vẫn vững như bàn thạch, lại còn nổi danh hơn nhờ đoàn Nga dẫn đấu số huy chương ở những ngày chót cùng. Các lãnh đạo thế giới, chỉ trừ Obama, đều đến tham dự hôm khai mạc. Rồi lúc xảy ra sự cố Ukraine vẫn có nước gửi phái đoàn đến Sochi tham dự thế vận dành riêng cho người khuyết tật !

      Chuyện trừng phạt kinh tế thực ra chưa biết mèo nào cắn mỉu nào, nhưng rõ ràng có sự bất đồng ý kiến trong việc thi hành. Chẳng hạn bộ trưởng ngoại giao HL không tin tưởng lắm vào việc cấm vận, và khuyến cáo nên tìm biện pháp ngoại giao.

      Tương lai xa chưa biết ra sao, nhưng một điều chắc chắn nhất, Ukraine mất đứt bán đảo Crimea và gần hết hạm đội hải quân của mình ở vùng này. Cũng như không khéo Ukraine sẽ biến thành một liên bang, với vùng miền Đông thân Nga và mìên Tây thân EU và Mỹ, theo như ý đồ của Putin, để làm suy yếu chính quyền trung ương của Ukraine ở Kiev.

      Tóm lại, liều thuốc chống Nga quá mạnh, đâm ra gây phản ứng phụ (side-effects) nhiều hơn là tác dụng trị liệu (therapeutic effect)

      Kết, phe cách mạng Da cam còn non trẻ, chưa đủ sức chơi sức chịu với tay cáo già Putin. EU và Mỹ già giái non hột, nên Putin bắt thóp tố xả lảng nên thắng to hiện nay.

      Dự đoán (Prognosis) :

      Đánh xì phé chính trị hay quân sự, bên nào trường vốn bên đó thắng cuộc. Đám độc tài thường nhất quán trong hành động, bởi kẻ nào chống đối bị thủ tiêu ngay, ngược hẳn lại với phía dân chủ, tôn trọng sự khác biệt.
      Đám độc tài kiểu CS, Quốc xã ,, lại sở trường việc tuyên truyền mị dân, để khai thác tối đa mỏ vàng ròng là lòng yêu nước của dân; cũng như chúng sẵn sàng dám chơi bạo, chơi xấu đấm dưới rốn, cắn trộm, bóp dế dựt tóc cắn xé đối phương.
      Kết cuộc nhờ cố đấm ăn sôi bọn Nga sẽ thắng trong ván bài ở Ukraine. Thực ra sống chết gì Nga cũng phải giữ Ukraine và các chư hầu cũ trong qũi đạo của mình, để gây thanh thế, và làm lá chắn bao quanh mình. Vả chăng ở đây Nga chiếm thế thượng phong ở nhiều phương diện, để thua là mất mặt anh hào ngay !

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

      • vb says:

        Hễ Lão Ngoan Đồng hay Lại Mạnh Kường có ý kiến là y như rằng tôi phải…chú ý để rồi lại…lấy làm lạ!

        Rượu vào thì nhời mới ra, nhưng xứ Hoà(Hà) Lan có là nơi sản sinh ra Cognac hay Whisky như Pháp với Scotland đâu? Hay là ông cựu y sĩ pha alcohol vào nước biển (chả là nước chảy vào xứ…Thấp mà) để dùng dần? hehehe!

      • Lại Mạnh Cường says:

        Lại Mạnh Cường says:
        20/03/2014 at 04:01

        Chính trị của phương Tây rất thực dụng (realpolitik), có lợi mới làm, không thì bỏ, nếu cần bỏ của chạy lấy người như ở ta vậy. Hiếm trường hợp tham lam, cố níu kéo để thua đau, như thời thực dân Pháp.

        Gruzia và Ukraine, cũng như một số chư hầu cũ của Liên Xô cũ (Bạch Nga …), hay Afghanistan, Iran, Iraq, Syria, Bắc Hàn, Việt Nam, Tây Tạng … hoặc ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, hết thảy theo tôi chỉ là những con tốt bị dí qua sông trên ván cờ thế giới. Tôi muốn thưa thẳng là, các ông lớn trên thế giới đã bày cuộc cờ người, để thử lửa nhau, nhằm dành nhau các mối lợi trên nhiều lãnh vực, từ chính trị đến kinh tế tài chính, văn hóa, quân sự, ngoại giao …
        Thời kỳ gọi là Chiến tranh Lạnh hai khối CS và tư bản dành nhau rất căng thẳng trên các mặt trận đó. LX đã từng vận động và rù quến các nước bé và yếu ở Phi châu, Châu Mỹ La tinh .. theo mình, để bỏ phiếu tán thành công nhận Hồ Chí Minh là danh nhân thế giới thông qua UNESCO, bởi trong cơ chế đó mọi nước đếu thật sự bình đẳng, có một phiếu bầu như nhau. Mỹ tức giận tảy chay UNESCO để làm áp lực mạnh, do Mỹ là nước tài trợ nhiều nhất cho UNESCO. Chính vì thế mà các âm mưu của phe CS đã bất thành, khi muốn lũng đoạn ở UNESCO.

        Đó là lý do mà tôi khuyên Ukraine nói riêng và các nước nhỏ khác, như Việt Nam, do tình hình địa lý chính trị, nằm cạnh các nước lớn với lòng tham không đáy, kiểu như Nga và Tàu, nên ĐI DÂY trong lúc này !
        Ukraine hay Việt Nam ngả qua phương Tây, cụ thể là Mỹ hay EU hoặc cả hai, sẽ bị Nga hay Tàu chen vào phá thối ngay tức thì. Bởi nếu Ukraine hay VN dân chủ hoá trước, sẽ trở thành cai gai đâm vào mắt Nga và Tàu, khiến hai nước này thêm nhiều bất ổn. Chưa kể nếu như lại cho phép Mỹ đặt hỏa tiễn gọi là tạo vòng đai phòng thủ chĩa vào Nga và Tàu.
        Hãy hồi tưởng lại căng thẳng giữa LX và Mỹ hồi thập niên 60, khi Cuba cho phép Moscow đặt hỏa tiễn gắn đầu đạn hạch tâm nhắm vào Mỹ, khiến Kennedy nhảy nhổm lên và sẵn sàng phong toả Cuba, làm cả thế giới lo ngại sẽ có Thế chiến Ba !
        Thời Chiến tranh Lạnh, Hòa Lan ngả theo Mỹ, nhưng nhất quyết không cho quân Mỹ trú đóng và đặt hỏa tiễn Pershing trên đất mình, cho đến mãi về sau này.
        Cứ xem căng thẳng tưởng giết nhau được, nhưng LX với Mỹ vẫn có những tiếp xúc ở nhiều mặt và ở nhiều cấp độ, chứ không phải là tối ngày biểu tình chửi nhau và tuyệt giao 101 %.
        Xem thể để thấy, cần uyển chuyển (flexible) trong tư duy và hành động, đừng giáo điều cứng nhắc do duy ý chí, như bọn CS mà phản tiến bộ, không theo kịp trào lưu tiến hoá nhân loại

        Sự nhiệt thành và vội vã do bởi lạc quan tếu, cho nên chính quyền cách mạng Da cam Ukraine đã đi nước cờ sai, sau khi tống khứ được anh chàng tổng thống thân Nga và cũng là vua tham nhũng Yanukovych. Điều này chẳng khác gì CSVN đã không tiêu hóa nổi cái gọi là Chiến thắng Vĩ đại Xuân 1975, để làm mích lòng Mỹ và lại ngả theo LX làm đau lòng Tàu cộng, hệ quả ra sao không cần bàn thêm nữa.
        Giả như CSVN nhân cơ hội đó thật sự hòa giải hòa hợp dân tộc, vuốt ve Mỹ cho đừng để bị mất mặt quá sau khi thua đau, thì tình thế lại khác vào cuối thập niên 70. Sẽ không có cảnh chấn động thuyền nhân VN, chiến tranh biên giới v.v…
        Tương tự sau khi đuổi được tên hề tay sai của Moscow đi, chính quyền cách mạng và dân Ukraine ĐỪNG có những động thái khinh xuất, coi thường Nga, làm chạm tự ái và mất mặt Putin, lúc đó đang hiu hiu tự đắc sau thành công tổ chức Thế vận mùa Đông Sochin 2014, thì có lẽ cục diện sẽ khác đi rất nhiều. Chính bà cựu thủ tướng Tymoschenko cũng lớn tiếng cảnh báo là công cuộc cách mạng vẫn còn phải tiếp tục, bởi thù trong giặc ngoài (Phe dân chủ VN chẳng những chống CS Ta mà cả CS Tàu và bọn Tàu rất lợi hại; chưa kể các thế lực phản động ngoại quốc khác vẫn sẵn sàng ủng hộ CS Ta, thí dụ như bọn Nga vốn là lái súng chính của CS Ta xưa nay …)
        Thực ra phe thân EU và Mỹ vẫn còn non trẻ, chưa thực sự rút tỉa được kinh nghiệm ở lần mất quyền lực lúc trước, khi bà thủ tướng Tymoschenko nhất quyết làm găng với Moscow trong cuộc tranh cãi triền miên nhiều thập niên về khai thác khí đốt và nợ nần với Nga trong các năm 2007-2008, khiến Nga lại cúp toàn bộ khí đốt lần thứ hai (2009), làm chính quyền phía cách mạng Da cam suy yếu, để rơi quyền lực trở lại tay tổng thống thân Nga Yanukovych (2010), là kẻ đã từng bị hạ bệ trong Cách mạng Da cam mấy năm trước đó.
        Có nhiệt tình cách mạng chỉ mới là điều ắt có, nhưng chưa đủ nếu như không ưu thời mẫn thế, khiến cho đất nước và dân tộc lầm than, khiến cách mạng lên bờ xuống ruộng dài dài.

        LMCường

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Thưa bà con,

        Như đã thưa, phía đối lập thân EU và Mỹ đã không khéo hành xử trong khi hạ bệ tổng thống tham nhũng thân Nga Yanukovych, nên để Putin lợi dụng tình thế lộn xộn đưa quân vào chiếm bán đảo Krim.
        Có lẽ đã nhận thức được tầm mức tai hại trên, khi đã để cho đám cực hữu gọi là Right sector trà trộn vào phe mình trong biểu tình phản kháng chính quyền thân Nga ở quảng trường Độc Lập, gây ra những cuộc đụng độ nháng lửa giữa cảnh sát dã chiến với người biểu tình, gây chết người thật nhiều và tạo nên khủng hoảng chính trị, qua đó nhóm Nga kiều ở Ukraine lo ngại tìm cách can thiệp với sự hổ trợ từ Moscow, khiến có sư ly khai của Krim như đã biết.

        Mới đây đám Right Sector còn đe doạ sẽ lập đảng chính trị, khiến chính quyền tân lập Kiev thập phần bối rối. Họ nhận ra nguy cơ “kiêu binh” của đám Right sector, cậy có công lớn trong cuộc biểu tình chống Nga ở Euromaiden, nên tìm cách triệt hạ ngay đám này từ trong trứng nước.
        Hệ quả thủ lãnh của nhóm này đã bị bắn chết hôm qua trong một cuộc chạm súng với cảnh sát, vài giờ sau khi có sự tíêp xúc giữa quan chức Nga và Ukraine, theo tin của BBC tiếng Anh như sau

        [trích]
        A Ukrainian ultra-nationalist leader has been shot dead in what officials describe as a special forces operation.
        Oleksandr Muzychko, better known as Sashko Bily, died in a shoot-out with police in a cafe in Rivne in western Ukraine, the interior ministry said. He was a leader of Right Sector, a far-right group which was prominent in the recent anti-government protests.

        The shooting of Muzychko happened just hours after Russian Foreign Minister Sergei Lavrov had held talks with his Ukrainian counterpart Andriy Deshchytsia – their first meeting since Russia’s move into Crimea triggered a diplomatic crisis.
        [hết trích]

        BBC Việt ngữ còn đưa một tin động trời là quốc hội Nga gửi một lá thư chính thức đề nghị các lân bang như Ba Lan, Hung và Lỗ (Romania) cùng nhau xẻ thịt Ukraine. Tôi cho đây chỉ là một đòn gió, tạo áp lực lên chính giới Ukraine, buộc phải ngồi vào bàn hội nghị với Nga để chấp nhận những yêu sách từ phía Nga đưa ra.
        Thật đúng là “thân lừa ưa nặng”, đã dại dột không lượng sức mình cho nên bị Nga “hồi mã thương” một cú thật nặng. Điều này chả khác gì CS ta sau khi chiếm được miền Nam đã hung hăng con bọ gậy, khiến Mỹ và cả Tàu cộng nổi nóng chơi sát ván, khiến cả nước khổ trăm bề vào những năm cuối thập niên 70.

        [trích]

        Bộ Ngoại giao Ba Lan xác nhận rằng họ nhận được một lá thư chính thức từ Viện Duma Quốc gia Nga đề nghị ‘chia nhau’ lãnh thổ Ukraine giữa bốn nước.

        Thư có chữ ký của Phó Chủ tịch Duma, ông Vladimir Zhirinovsky gửi đến Ba Lan, Hungary và Romania đề nghị họ cùng Nga xóa biên giới hiện nay của Ukraine để chia nhau các vùng Đông và Tây của nước này.

        Đài truyền hình quốc gia Ba Lan TVP1 tối 23/1 đã chạy tin nói rằng lá thư của ông Vladimir Zhirinovsky đề nghị “cho Ba Lan” năm tỉnh phía Đông của Ukraine gồm Volyn, Lviv, Ternopil, Ivano-Frankivsk và Rivne.

        Còn Hungary và Romania thì được đề nghị “nhận luôn” hai tỉnh Zakarpattya và Chernivtsi của Ukraine.

        Lá thư nói chỉ nên để vùng miền Trung Ukraine là một quốc gia, còn phía Đông sẽ “được Nga nhận về”.

        Bộ Ngoại giao Ba Lan hôm nay 24/3 xác nhận nội dung thư là “bất bình thường”.

        Phía Ba Lan cho hay họ sẽ vẫn đáp lời quan chức Duma Nga một cách lịch sự qua thư tín nhưng không đề cập đến nội dung thư của ông Vladimir Zhirinovskiy.

        Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Marcin Wojciechowski nói “không ai có thể xem xét một cách nghiêm túc nội dung lá thư”, theo báo Ba Lan.

        [hết trích]

        Sẽ bình loạn tiếp khi có tin mới thêm về tình hình diễn tiến ở Ukraine.

        Lão Ngoan Đồng
        Tổ sư Y trị :-) !

  2. Huỳnh says:

    Hoa Kỳ mua Alaska từ đế quốc Nga vào ngày 30 tháng 3 năm 1867. Khu vực Alaska trải qua một vài thay đổi về mặt hành chính trước khi được tổ chức thành một vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 5 năm 1912. Alaska được công nhận là bang thứ 49 của Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 1 năm 1959.

    Thế còn bang Texas và bang New Mexico, Mỹ làm cách nào để chiếm được bang Texas và bang New Mexico từ tay nước Mexico nhỉ? Cách làm của Mỹ để có được bang Texas và bang New Mexico hình như còn tệ hại hơn Nga lấy lại Crimea.

    • vb says:

      Nói như chú em Huỳnh thì…vô tận!
      Nghĩa là phải tính từ khi có con người trên trái đất, xem ai, nhóm người nào, bộ tộc nào chiếm vùng nào và …cuối cùng sẽ phải lên án tất cả vì tội tiêu diệt nhau và chiếm đất của nhau v.v…Việt Nam, chẳng hạn, tội nặng lắm, tiêu diệt một dân tộc có một nền văn minh đáng nể, có lịch sử, có dân, có đất : xứ Champa(Chàm), hoặc thôn tính vùng Thủy Chân Lạp cuả xứ Chân Lạp. Sao Huỳnh không lên tiếng bênh vực Khờ Me Krom đang đòi đất Sóc Trăng, Vĩnh Bình…, nơi có nhiều đồng bào Khơ Me đang sinh sống?
      Vấn đề là không nên lật lại những trang sử khi còn thủa ‘hồng hoang” hay khi thế giới còn thiếu văn minh, hoặc khi luật pháp quốc tế chưa được mọi nước công nhận.
      Hay gác lại những chuyên cũ để nhìn vào hiện tại:
      Tháng 12/1994, ba cường quốc Nga, Mỹ, Anh cùng ký một “Thoả Thuận” tại Budapest, Hungary với nội dung là họ cam kết bảo đảm an ninh cho Ukrain (lẫn Belarus, Kazakhtan) để đổi lại Ukrain phải giao nộp kho vũ khí hạt nhân cho …Nga. Nội dung có 6 điểm, mà 3 điểm quan trọng là, Nga, Mỹ, Anh:
      * Phải tôn trọng ĐỘC LẬP và CHỦ QUYỀN của Ukrain trong RANH GIỚI LÃNH THỔ HIỆN HÀNH(1994).
      *Không hăm doạ hay XỬ DỤNG VŨ LỰC CHỐNG UKRAIN.
      *Không gây áp lực kinh tế để chi phối, khuynh đảo chính trị Ukrain.

      Từ khi đó đến nay, Nga đã dùng dầu hoả, khí đốt để áp lực, đe doạ Ukrain. Đúng không? Vừa mới đây lại dùng vũ lực chiếm Crimea cuả Ukrain, như vậy Nga có tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ cuả Ukrain mà chính Nga đã ký kết không?

      • Builan says:

        Không biết ông HUỲNH dã sáng mắt sáng lòng , tâm, trí … ra chưa, chứ còn tôi thì nhờ đọc vb mà môĩ ngày một thêm sáng ! Đơn giản biết mình dốt nát ngu si nên tôi cố lắng nghe , biết phận biệt phaỉ traí….. không dám LIỀU như bọn ‘điếc không sợ tiếng NỔ ”
        Cảm ơn và kính chào vb cùng quý sư huynh !!

      • Hùng says:

        Builan nâng bi và thổi ống đu đủ cho vb dữ vậy ta, vb ‘bồi dưỡng” cho anh bao nhiêu vây? Hay Builan chính là vb đang thủ dâm, tự sướng?

  3. Dân Đánh Cá , Phan-Thiêt. says:

    Đúng là chính trị trẽ con.

  4. Hồ chủ tịt says:

    Nước Nga thời Sô viết vì chạy đua vũ trang với Mỹ đến chỗ gần sập tiệm bankruptcy may mà nhờ Gorbachov bỏ cuộc, từ bỏ “Đói rách chủ nghĩa” để sang “Làm giầu chủ nghĩa”
    Thập niên 90 Nga không còn là siêu cường vì bị Tây phương coi rẻ nên nay Putin vội nhẩy ra múa may cho vui
    Năm 1949 nhờ ăn cắp bí mật của Mỹ Nga làm được bom nguyên tử.. và sau đó tiếp tục cho gián điệp ăn cắp tài liệu quốc phòng Mỹ để sản xuất vũ khí nguyên tử, nhưng nay vũ khí nguyên tử của Nga đã lỗi thời khoảng 20 năm, tầu chiến của Nga tại Hắc Hải đã quá cũ kỹ, bản tin VOA cho biết chỉ cần Hải quân Ý cũng đủ đè bẹp Hải quân Nga tại đây
    Người Nga thuộc giống Slave, giống này thua kém Anglo Saxon, bi Hitler khinh rẻ, bị Đức giết hại rất nhiều hồi thế chiến

  5. nguenha says:

    Bài viết ngắn gọn-hay.Nói lên được bản chat của chế độ độc tài phong kien và CS. Lúc xưa Đại đế Ivan đâm thủng mắt KTS, để không còn xây Nhà thờ lần 2. Ngày nay chỉ còn cách “bỏ bao bố’ những thằng CS, thì may ra thế giới mới được yên lành. Chuyện nầy không phải là không có. Thuở TT Nam dương Soharto lật đổ Sokarno (thân cộng). Ông đả dung “diệu kế’ bỏ-bao-bố hơn triệu Đảng viên CS. Nhờ thế mà Nam Dương yên ổn và phát triển đến ngày nay.Tương tự như thế Mả-Lai tiêu diet du kích CS bang cách “lùa” chúng và cô lập trong cánh rừng ,rồi tiêu diet. CS,như cụ Phan khôi nói đó là loài Cỏ-chó đẻ ! chỉ có tiêu diet chứ không cảm hóa được.Điều nầy Boris Yelsin đả xác nhận.!

Phản hồi