WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đạo Thiền của Tàu có phải là đạo Phật Đại thừa không?

tranghat

Cho tới nay đa số những người theo đạo Phật ở Việt Nam vẫn coi Thiền và đạo Phật là một : tu Thiền là tu Phật. Sở dĩ như vậy là vì Phật giáo Việt Nam bị ảnh hưởng sâu đậm của Thiền Đạo đến từ Trung Quốc, xuất phát từ đời Tống. Nhiều người còn tin theo Tàu, muốn quan trọng hóa đạo Thiền của mình, cho ” Thiền” là tên gọi tắt của Thiền na, phiên âm chữ Hán của tiếng Phạn Dhyana, do chính đức Phật đặt ra khi còn sinh tiền. Theo huyền thoại của Tàu, chính tổ sư thứ 28 cùa Dhyana tên là Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) người Ấn Độ , đem qua Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ VI, được coi là tổ sư thứ nhất của Thiền Trung Quốc và cũng vì Bồ đề Đạt ma là một nhà sư thuộc phái Đại thừa, Thiền được coi là một tông phái Đại thừa.
Trong bài viết này, tôi xin chứng minh:

1° Thiền mang đặc thái hoàn toàn Trung Quốc không đến từ Ấn Độ. Giữa Thiền Trung Quốc và Dhyana có một khoảng cách rất lớn về thời gian. Bồ Đề Đạt Ma chỉ là một truyền thuyết. Cứ cho là Dhyana có từ thời Phật giáo Nguyên thủy thì Thiền không thể là một tôn phái của Phật giáo Đại thừa được, vì Đại thừa chỉ hiện hữu từ thế kỷ thứ Nhất sau Công nguyên, cách Dhyana tới 600 năm.

2° Phật giáo Trung Quốc thời Tùy – Đường thế kỷ thứ VI-VII đã bị vua Đường Vũ Tông (840-846) triệt tiêu vì trở thành quá lớn mạnh có thể lấn áp Khổng giáo, nền tảng của chế độ Trung ương tập quyền. Có thể suy luận là trước khi bị bức hại, đạo Phật ở Trung Quốc không khác gì đạo Phật ở các nước Đông Nam Á cùng thời trong đời sống xã hội và trong cách tu hành. Đạo Phật ở những nước này là đạo Phật Tiểu thừa nay được đổi tên là đạo Phật Nguyên thủy (Theravada).

3° Có rất nhiều điểm tương đồng giữa Thiền và Lão giáo, không những về những ý niệm mà còn về cách hành trì. Trái lại những ý niệm của Thiền hoàn toàn xa lạ với những ý niệm trong Đại thừa, nhất là Đại thừa Trung Quốc.

1° Thiền không xuất xứ từ Ấn Độ

Trước hết tôi xin chứng minh Thiền là tiếng Hán thuần túy. Thiền với Dhyana không cùng một nghĩa:

Theo Từ điển Hán Việt Đào Duy Anh, Thiền (đọc theo âm Hán là Cha’n) là một danh từ nhưng cũng là một tính từ có nghĩa là yên lặng, thanh tịnh, tính lự. Phật giáo Trung Quốc lấy thanh tịnh làm gốc nên với thời gian chữ Thiền trong ngôn ngữ được coi là đồng nghĩa với chữ Phật trong những từ ngữ như thiền gia, thiền môn, thiền đường, cửa Thiền, đạo Thiền…

Nghĩa tiếng Phạn của Dhyana là : phương pháp tập trung tư tưởng, làm lắng đọng tư tưởng. Dhyana chỉ là một trong những phương pháp luyện thân và luyện tinh thần được gọi chung là Hayayoga. Những phương pháp này có từ thời Vệ Đà kinh, được nhiều tôn giáo thoát thai từ Vệ Đà giáo sử dụng như đạo Bà La Môn, đạo Phật nguyên thủy và các chi phái của Ấn Độ giáo sau này. Không thể lẫn lộn Dhyana, một phương pháp luyện tinh thần với Thiền được hiểu như là mặt hành trì của Phật giáo Đại thừa Trung Quốc được.

Chỉ cần tính theo niên đại sẽ thấy Thiền không thể là Dhyana vì Dhyana có trước đạo Phật cả mấy trăm năm và trước Đại thừa ít nhất là 2000 năm : Đại Thừa chỉ bắt đầu xuất hiện thời đầu Công Nguyên, sau đạo Phật Nguyên thủy tới 400-500 năm.
Những phương pháp Hayayoga thông thường là : Làm những động tác uốn nắn thân thể để luyện thân. Trầm tư, tập trung tư tưởng vào một tĩnh vật như một bức tượng, một bức tranh, một mantra… hay vào một cách thở để luyện tâm. Thân với tâm không thể tách rời nhau được. Ở Thái Lan, hai phương pháp hay được những người theo đạo Phật nguyên thủy thực hành là Samatha, và Vipassana, chú trọng vào cách thở và nội quan (introspection). Hiện nay ở phương Tây hai phương pháp này bắt đầu được phổ biến cùng với những phương pháp Yoga khác và với Zen (thiền Nhật Bản). Ở Việt Nam có một vài trung tâm Vipassana (gọi là Nội quán, Minh sát tuệ) được các nhà sư Phật giáo nguyên thủy qua truyền dạy. Đối với phương Tây, những phương pháp này chỉ có mục đích luyện thân, luyện tâm và luyện tinh thần không có tính cách một đạo giáo.

Nhưng cái vô lý nhất là muốn đề cao Thiền giáo, người đời đã đưa ra rất nhiều huyền thoại về Bồ Đề Đạt Ma khi cho ông là sư tổ thứ 28 của Dhyana đã đem Dhyana qua Trung Quốc và trở thành sư tổ thứ nhất của Thiền Trung Quốc. Thử nhắc lại một vài huyền thoại:

Bồ Đề Đạt Ma, hoàng tử thứ 3 con vua một nước Tây Nam Ấn Độ là môn đệ chính của Bát Nhã Độ, sư tổ thứ 27 của Dhyana. Khi còn trẻ ông muốn đi giáo hóa Trung Quốc nhưng sư tổ bắt phải đợi khi ngài viên tịch, lên thay thế ngài rồi mới được đi. 60 năm sau, Bát Nhã Độ viên tịch, Bồ Đề Đạt Ma, sau khi trở thành sư tổ thứ 28 của Thiền Ấn Độ trở về cung giáo hóa hoàng tộc một thời gian rồi mới lấy thuyền đi Trung Quốc. Phải ngót 3 năm thuyền mới cặp bến Quảng Châu (năm 520) dưới thời vua Võ đế nhà Lương. Ở Quảng Châu vài ngày để hội kiến vua Võ đế. Không ưng ý khi bàn về đạo lý, Bồ Đề Đạt Ma bỏ nhà Lương, vượt Trường giang đến nước Ngụy, dừng lại ở chùa Thiếu Lâm tỉnh Hà Nam. Chùa này được xây dựng năm thứ 20 nhà Bắc Ngụy (497). Ở chùa, Bồ Đề Đạt Ma không thuyết pháp mà chỉ ngồi xây mặt vào vách tường im lặng, không nhắm mắt ngủ trong 9 năm liền, nên được người đời gọi là “thầy Bà La Môn ngồi nhìn vách” (Bích quán Bà La Môn). Tương truyền là khi thể theo lời cầu khẩn của các môn đệ ngài không nhìn tường nữa và bắt đầu giảng thiền. Nhưng chỉ đúng 3 ngày sau, năm thứ 2 Đạo Thông nhà Lương (529), ngài viên tịch.

Một truyền thuyết khác lại nói Bồ đề Đạt Ma sinh năm 440, tới Trung Hoa dưới triều đại Lưu Tống (420-479), mất ỏ gần Trường An năm 528. Nếu căn cứ vào truyền thuyết này thì Bồ đề Đạt Ma không thể đợi 60 năm để trở thành sư tổ Thiền Ấn độ rồi mới đi tới Trung Hoa năm 520 được vì khi đó Bồ Đề Đạt Ma đã ít nhất 80 tuổi và nhà Lưu Tống không còn nữa vì đã sụp đổ từ năm 479.

Một khi loại bỏ những điều huyễn hoặc trên thì phải đi tới suy luận là Bồ Đề Đạt Ma chỉ là một nhân vật được gắn vào để thêm hương thêm hoa cho Thiền, và Thiền là một sản phẩm thuần túy Trung Quốc. Vậy ai là người sáng lập ra Thiền ? Huệ Khả (487-593, thọ 106 tuổi!), được coi là sư tổ thứ Hai của Thiền hay Huệ Năng (638-713), sư tổ thứ Sáu? Sau Huệ Khả còn có Tăng Xán (?- 606), Đạo Tín (580-651), Hoằng Nhẫn (601-674), không được ai nói đến ? Lí do nào khiến sau Huệ Năng không còn ai kế nghiệp?

2° Đạo Phật trở lên quá lớn mạnh có thể lấn áp Khổng giáo nên đã bị triệt tiêu dưới thời vua Đường Vũ Tông

Trong thời kỳ Lục Quốc trước khi nhà Tùy (581-618) ra đời, Phật giáo đã rất phổ biến ở Trung Quốc. Nhưng phải nói thời kỳ đầu nhà Đường (618-907) là thời đại hoàng kim của Phật giáo, nhất là dưới triều vua Đường Thái Tông (626-649) khi Trần Huyền Trang được phép đi Ấn Độ thỉnh kinh. Cũng trong thời kỳ này, ngoài đạo Phật nhà vua còn cho phép nhiều đạo khác tới Trung Quốc hoạt động nên ở kinh đô Tràng An có sự hiện diện của các giáo sĩ Bà La Môn, những người theo các đạo ở Tây Á như đạo Do Thái, đạo cổ Ba Tư Zoroastraisme (Bái Hỏa) và đặc biệt là Ki Tô giáo khi các giáo sĩ nestoriens (một giáo phái Ki Tô giáo) từ Ba Tư tới giảng đạo. Có thể vì vậy mà có truyền thuyết Bồ Đề Đạt Ma là người Ba Tư, là giáo sĩ Bà La Môn v.v..

Khi Võ Tắc Thiên (684-705) đoạt ngôi nhà Đường, Phật giáo ủng hộ Võ Hậu nên rất được sủng ái. Có lẽ vì vậy mà khi nhà Đường được tái lập lại, Phật giáo bị triều đình hắt hủi. Nhưng trong lịch sử thế giới, chưa bao giờ có một đạo bị đàn áp mãnh liệt và trong một thời gian ngắn như đạo Phật dưới triều đại vua Đường Vũ Tông (840-846) : 4600 ngôi chùa lớn bị phá bỏ hay biến thành công thự, 40 ngàn chỗ thờ tự và nơi tu hành của mấy trăm ngàn tăng ni bị thiêu hủy hay bị bỏ hoang. Cả thẩy 260 ngàn sư sãi nam nữ bị đuổi khỏi nơi tu hành và bị bắt phải hoàn tục. Có thể suy luận là đạo Phật thời kỳ đầu nhà Đường trước khi bị đàn áp, sinh hoạt không khác gì đạo Phật ở các nước Đông Nam Á trong cách tổ chức các tăng đoàn, các tu viện, trong cách phổ biến kinh kệ, giáo lí Phật giáo, giáo dục con trẻ và trong sự phụ thuộc vào người dân về kinh tế, lương thực hàng ngày (các tăng sĩ đi khất thực như thời đức Phật). Các chùa chiền và các tu viện thời đó tất nhiên phải nằm ở những nơi đô hội đông người tụ tập có nền kinh tế phát triển vì đặt cơ sở trên thương nghiệp chứ không phải nông nghiệp. Giữa tăng ni và người dân có cuộc sống quyện lẫn với nhau nằm ngoài sự kiểm sát của chính quyền khiến ảnh hưởng của đạo Phật – không những về đời sống tinh thần mà còn về tư duy – trên mọi tầng lớp dân chúng mỗi ngày một lớn làm đảo lộn tôn ti trật tự và đạo đức Khổng giáo với những ý niệm sau khi chết con người phải đầu thai kiếp khác tùy theo nghiệp chướng, không thể chấp nhân được với tục thờ cúng tổ tiên. Đó là lí do đạo Phật bị đàn áp chứ không phải vì vua Vũ Tông theo đạo Lão bức hại đạo Phật. Chế độ Trung ương tập quyền có từ đời Tần Thủy Hoàng là một chế độ thế tục và toàn trị không bao giờ chấp nhận bất cứ một quyền lực nào khác mà mình không chi phối được, dù chỉ là quyền hành về tinh thần. Với số lượng gần 300 ngàn tăng ni, bằng 1% dân số tộc Hán thời ấy (chừng khoảng 30 triệu người), những tăng đoàn Phật giáo còn lớn mạnh hơn Giáo hội Công giáo ở Âu châu và Cận đông cùng thời và số người theo đạo Phật chắc cũng chiếm khoảng 95% dân số như ở các nước theo đạo Phật ở Đông Nam Á hiện thời. Giáo hội Công giáo đã chi phối chính trị và tư duy Âu châu hơn một ngàn năm. Nếu không có cuộc đàn áp của vua Đường Vũ Tông, có thể Phật giáo cũng đã trở thành một thứ giáo hội Công giáo ở Trung Quốc .
Lẽ tất nhiên cũng như Khổng giáo Nguyên thủy dưới thời Tần Thủy Hoàng, khi mọi chỗ thờ phụng đã bị phá hết, tăng ni bị đuổi hết, kinh kệ bị đốt hết thì còn đâu những kinh kệ gọi là của Huyền Trang đem từ Ấn Độ về dịch. Chắc chắn là những kinh kệ chữ Hán gọi là của đạo Phật sau này, cũng giống như Tứ thư Ngũ kinh được viết lại dưới triều Hán Vũ Đế, đều đã được viết lại dưới các triều đại Tống, Minh hay trễ hơn nữa.

3° Có rất nhiều điểm tương đồng giữa Thiền và Lão giáo, không những về những ý niệm mà còn về cách hành trì, nên có thể nói sau cuộc đàn áp Phật giáo của vua Đường Vũ Tông Thiền xa rời đạo Phật, mất ý nghĩa của một đạo để trở thành một phần của Tam giáo

Khi nói về Thiền, các nhà Thiền học đều đưa ra bốn tông chỉ của Thiền là:

Bất lập văn tự ( Không viết chữ nghĩa kinh kệ )
Giáo ngoại biệt truyền ( Truyền riêng ngoài đạo)
Trực chỉ nhân tâm ( Đi thẳng vào tâm con người )
Kiến tính thành Phật ( Thấy tính thành Phật )

Bốn tông chỉ này rất ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều hàm ý và rất đối nhau như trong ngôn ngữ Hán nên khó có thể nói là của Bồ Đề Đạt Ma đặt ra. Là người Ấn Độ, cho dù rất thâm hiểu chữ Hán, cũng không thể đặt ra những câu đối nhau chan chát như vậy được.

Nghĩa nôm na của bốn tông chỉ này là:

Thiền không bị ràng buộc vào chữ nghĩa, giáo điều, kinh kệ, Thiền là im lặng, không dùng ngôn ngữ, không viết kinh kệ.
Thiền tự truyền riêng, không dựa vào giáo lý ( Phật).

Người tu Thiền lấy tâm mình làm đường đi tới (Phật).

Qua tâm mình sẽ thấy được Phật tính, tức là thấy Phật và trở thành Phật.

Câu hỏi cần được đặt là những tông chỉ này, ai là người đã đặt ra và trong hoàn cảnh nào?

Như đã nói trên, chắc chắn không phải là Bồ Đề Đạt Ma. Trong cuốn Đốn Ngộ chỉ đạo yếu vị thiền sư trứ danh Mã Tổ Đạo Nhất (709-788) còn coi “Bồ đề” chỉ là một danh từ giả lập.

Nếu Bồ Đề Đạt Ma chỉ là một “danh từ giả lập” không phải là người thật thì người đưa ra bốn tông chỉ phải là một trong những vị sư tổ từ Huệ Khả cho tới Huệ Năng (638-713).

Nhưng nếu Huệ Khả là người đưa ra 4 tông chỉ để sáng lập Thiền thì sao lại có truyền thuyết nói Nam Tuyền Phổ Nguyện (749-836) sinh sau Huệ Khả 262 năm là người đã đặt ra bốn tông chỉ để dung hòa Thiền với Lão giáo và Khổng giáo? Và tại sao Mã tổ Đạo Nhất, sinh sau Huệ Khả 222 năm là thày của Nam Tuyền Phổ Nguyện, người làm ra cuốn “Đốn Ngộ Chỉ đạo yếu” đưa ra thuyết Đốn ngộ, lí thuyết cốt lõi của Thiền, lại không đặt ra 4 Tông chỉ mà phải để cho học trò của mình làm? Làm sao những cốt lõi của Thiền như thuyết Đốn ngộ, Bốn Tông chỉ, lại ra đời trễ ít nhất là 200 năm sau Thiền?

Huệ Năng là sư tổ cuối cùng của Thiền, vậy Thiền của Mã Tổ Đạo Nguyên và của Nam Tuyền Phổ Nguyện là Thiền nào?

Trái lại có thể giải thích vì sao sau Huệ Năng không còn sư tổ nữa:

Để tránh bị đàn áp, các thiền sư kế nghiệp Huệ năng đều phải giấu tên, ẩn mình.

Huệ Năng muốn Thiền theo con đường của Lão giáo để mỗi hành giả được tự do hành trì theo cách của mình, nên sau mình không chỉ định ai kế nghiệp nữa.

Nhưng cũng vì Thiền được in rập trong khuôn của Lão giáo từ những tông chỉ đến cách hành trì nên có thể coi là Thiền của Trung Quốc mỗi ngày một tách xa khỏi Phật giáo:

1° Trong 4 tông chỉ của Thiền, chỉ có tông chỉ thứ 4 là có chữ Phật (với nghĩa Phật tính trong “Kiến tính thành Phật”). Chỉ cần thay “Phật” bằng “Đạo” là có thể coi 4 tông chỉ này là của Lão giáo.

2° Đạo nào cũng phải được truyền qua kinh kệ. Đạo Phật lại là đạo có nhiều kinh kệ nhất. Thiền không thể là một tông phái của đạo Phật vì chỉ truyền miệng không qua kinh kệ ( Giáo ngoại biệt truyền ).

3° Người hành trì Thiền là những cá nhân biệt lập, không sống tập đoàn, sống tản mát ở khắp mọi nơi, luôn luôn di chuyển như các đạo sĩ Lão giáo hay tu tại gia để có thể vẫn tiếp tục thờ cúng cha mẹ cho tròn chữ hiếu theo đúng tôn chỉ của Khổng giáo. Người tu đạo Phật phải xuất gia sống trong một cộng đồng. Tu riêng rẽ biệt lập như vậy không phải là tu Phật.

Những tông chỉ của Thiền chứng tỏ Thiền chỉ là một nền triết học, một lối tu thân, một lối sống tương tự Lão giáo:
Triết lý của Lão giáo (tiếng Hán gọi là Đạo giáo, Giáo lí về Đạo) là triết lý về Đạo. Đạo (viết hoa) không có nghĩa là một đạo mà có nghĩa là Nguồn gốc sinh ra vạn vật như Brahman của Vệ Đà giáo, Trời của các đạo Thiên Chúa. Sống (sinh), Chết (tử) chỉ là những biểu hiện của Đạo. Sinh tử – tử sinh, dính liền với nhau như trong vòng luân hồi của Phật giáo. Nhưng quan niệm của Lão về Sinh tử lại hoàn toàn khác với đạo Phật ở chỗ “Sinh” là điểm tuyệt đối cần phải đi đến : Sinh là Đạo. Sở dĩ những đạo sĩ (Lão giáo) đi tìm thuốc trường sinh là vì con người cũng như vạn vật chỉ là một phần của Đạo (Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật) nên nhờ thuốc trường sinh sẽ nhập lại với Đạo để trở về với cuộc sống bất tử.
Mục đích Tu của Thiền là đi tìm Phật tính có sẵn trong mỗi con người. Tu Thiền dẫn hành giả đạt được sự thống nhất với Phật tính tức là với cái Tuyệt đối, chứng ngộ được sự đồng nhất của thế giới hiện hữu và Bản tính (cũng là Phật tính) và đạt được Giải thoát, tức là Niết Bàn, nơi an trú vĩnh hằng của Phật tính.

Khó mà không nghĩ là khái niệm Phật tính của Thiền được tạo ra từ khái niệm Đạo của Lão giáo : Phật tính cũng như Đạo, đã nằm sẵn trong mỗi chúng sinh, cũng như trong vạn vật, trong thiên nhiên. Bởi vậy người tu Thiền cũng như các đạo sĩ, thường tránh những chốn phồn hoa đô thị, tìm những nơi xa lánh, những thắng cảnh gần thiên nhiên, để dưỡng tâm tu tập.
Đối với Lão giáo, sống (tu) theo Đạo là làm cho cuộc sống trở thành “tối ưu”. Muốn sống tối ưu phải Vô vi, với nghĩa không phải là không làm gì, mà không làm gì thái quá, phải làm theo tự nhiên để hòa nhập với Tự nhiên (Thiên nhiên). Không làm gì để thỏa lòng ham muốn (tham ái), dù là ham muốn làm việc thiện, ham muốn đạt được Đạo: “Ai không ham muốn (dục) thì kiếm được Đạo. Ai ham muốn thì chỉ thấy được cái nhỏ nhặt”.

Hành giả Thiền cũng có lối sống như vậy: Muốn thoát khỏi luân hồi, đạt Niết Bàn, thì phải quên cả 2, Niết Bàn và luân hồi : Vì khi ham muốn thoát khỏi luân hồi thì sẽ vướng luân hồi . Ham muốn đạt Niết Bàn thì không thấy Niết Bàn nữa.
Các hiền triết Lão giáo cũng là những người cười nhạo văn tự. Một người dân quê mùa, không biết chữ nghĩa, dễ dàng đạt Đạo hơn một nho gia đầy chữ nghĩa hay một thày tu đầy kinh kệ. Tông chỉ “Bất lập văn tự” của Thiền có lẽ được gợi ý từ các nhà hiền hiền triết này.
Nếu những tông chỉ của Thiền gần Lão giáo bao nhiêu thì thuyết Đốn ngộ cũng làm Thiền xa Phật giáo bấy nhiêu:

Theo thuyết Đốn ngộ, bất cứ ai, người hành Thiền cũng như người không hành Thiền, đều có thể chứng ngộ ngay tức khắc qua cái tâm của mình (trực chỉ nhân tâm), Phật tính đã nằm sẵn trong mình và được giác ngộ, giải thoát. Nói theo thiền sư Thích Nhất Hạnh trong cuốn Living Buddha : “Phật ở trong ta, Chúa ở trong ta”.

Chứng ngộ ngay tức khắc không có nghĩa là bất thình lình, như những người Ki Tô giáo được ” Ơn Trên “. Đốn ngộ của Thiền có nghĩa là có thể được giải thoát (đạt Niết Bàn) ngay từ đời sống này (kiếp này) khi qua tâm mình thấy được Phật tính. Thấy Phật tính tức là đã giác ngộ và trở thành Phật (kiến tính thành Phật). Tất nhiên là người đốn ngộ không phải qua nhiều kiếp, không phải qua vòng luân hồi, không phụ thuộc vào cái gọi là Nghiệp.

Theo đúng giáo lý đạo Phật, mọi chúng sinh đều phải qua nhiều kiếp, phải tùy thuộc những nghiệp xấu, tốt, từ kiếp trước đã in dấu vết trong tâm thức người tạo nghiệp, tác động lên sự tái sinh và lưu con người trong vòng luân hồi. Nói tóm lại Phật còn phải trải qua mấy ngàn kiếp mới Ngộ, thì người thường làm sao mà ngộ nhanh chóng được?

Với thuyết Đốn ngộ, Thiền lại càng không thể là một tông phái của Đại thừa được: Theo Đại thừa những vị Bồ Tát trải qua nhiều kiếp đã tựu Phật Quả nhưng nguyện không nhập Niết Bàn, nghĩa là không muốn thành Phật khi mọi chúng sinh chưa giác ngộ. Các vị Bồ Tát vẫn chỉ là những vị Phật tương lai, vẫn luẩn quẩn dưới thế để cứu độ chúng sinh. Suy luận như vậy thì chỉ có đức Phật Thích Ca Mầu Ni là vị Bồ Tát duy nhất đã “bỏ cuộc” để nhập Niết Bàn ! Và làm sao một hành giả Thiền có thể đi đường tắt “kiến tính thành Phật” ngay từ giờ được ? Đạo Phật Nguyên thủy với khái niệm A La Hán – tự ngã có thể nhờ tu hành theo đúng Phật pháp trở thành một vị A La Hán, trở về hòa nhập với Đại Ngã (Bản Ngã, Brahman, Chân Như) – có vẻ gần vớii ý niệm tự giải thoát của Thiền hơn. Thật ra Phật giáo Đại thừa chỉ là Phật giáo Trung Quốc. Quốc tế hiện nay chỉ công nhận Phật giáo Nguyên thủy ( Tiểu thừa ngày trước ) thôi.

Kết luận

Công nghiệp của Tần Thủy Hoàng, không phải đã thống nhất Trung Quốc mà là đã đặt ra thể chế Trung ương Tập quyền toàn trị có một không hai trong lịch sử thế giới. Để áp đặt chế độ Pháp trị chống lại tư tưởng nhân trị của Khổng giáo Nguyên thủy, Tần Thủy Hoàng là người đã phát động cuộc Cách mạng Văn hóa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc khi ra lệnh đốt hết kinh sách của Khổng Tử. Đường Vũ Tông chỉ là người bắt chước Tần Thủy Hoàng làm cuộc Cách Mạng Văn hóa thứ 2 khi triệt tiêu đạo Phật vì đạo này trở nên quá lớn mạnh có thể áp đảo Khổng giáo, được Hán Vũ Đế cho viết lại để dùng làm công cụ phục vụ thể chế Trung ương Tập quyền vẫn được tiếp tục từ thời Tần Thủy Hoàng. Thiền cũng như các tông phái Đại thừa khác của Trung Quốc được khôi phục lại sau thời Đường Vũ Tông cũng không khác gì Khổng giáo được tái lập lại : lấy một vài ý niệm của đạo Phật đã bị Lão hóa để nhân danh Phật giáo góp phần tạo ra cái gọi là Tam giáo trong đó Khổng giáo vẫn là cốt lõi, Lão giáo, Phật giáo chỉ là những van xì hơi trong cái nồi Khổng giáo. Chỉ cần so sánh với đạo Phật ở các nước Đông Nam Á là đủ thấy Thiền đã làm sai lạc những ý niệm chính truyền của đạo Phật, khiến Phật giáo ở Trung Quốc không còn là một đạo nữa mà trở thành những trường phái triết học Phật giáo chỉ quy tụ được một số người bàn về những khái niệm quá cao xa như Vô thường, Vô ngã, Bồ tát tính, Phật tính… Đạo Phật ( nay gọi là Nguyên thủy ) ở những nước ngoài văn hóa Trung Quốc như Thái Lan, Myanma, Sri Lanka… vẫn còn chịu ảnh hưởng của Ấn độ giáo, dản dị hơn nên tụ tập được 90-95% dân số. Người dân chỉ cần tin tưởng là làm điều tốt ở kiếp này thì kiếp sau tốt hơn và theo đúng giáo lý, nghi lễ thì mau lên được Niết Bàn – được hiểu là chốn Cực lạc – trở về với Phật, với đấng Chân Như (Brahman).

Đó cũng là lí do sự vắng mặt của Thiền ở những nước này. Là sản phẩm thuần túy của Trung Quốc, Thiền chỉ có mặt ở những nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc như Nhật Bản, Cao Ly, Việt Nam.

Có cái khác giữa Nhật Bản và Việt Nam là đời nhà Tống, khi người Nhật qua Trung Quốc đem Thiền về, thì biến Thiền thành Zen mang sắc thái hoàn toàn Nhật bản để phục vụ cuộc sống, đưa ra một lối sống, một cách suy tư chứ không như những nhà sư tu thiền (Tàu) ích kỷ, sống xa lánh cuộc đời, chiếm hữu những nơi danh lam thắng cảnh. Nhờ tạo ra một triết lý, một cách tập luyện tinh thần, nên Zen được cả thế giới biết đến cũng như Yoga của Ấn Độ, chứ có ai còn biết Cha’n (thiền Tàu) là gì ngoài võ Thiếu Lâm trên màn bạc?

Còn Hàn quốc thì đạo Phật vẫn không chịu chuyển mình ra khỏi quỹ đạo của Thiền Tàu nên mỗi ngày một yếu thế, bị Kitô giáo lấn át, trở thành thiểu số, chỉ còn hơn 10 triệu người theo.

Việt Nam muốn thoát Trung thì phải thoát khỏi cái Tam giáo của Tàu. Và muốn chấn hưng đạo Phật, thì phải trở laị với đạo Phật Nguyên thủy của các nước Đông Nam Á, chứ không thể cứ tiếp tục đạo Phật Quốc doanh hay đạo Phật kiểu Chùa Bái Đình được.

© Phong Uyên

© Đàn Chim Việt

20 Phản hồi cho “Đạo Thiền của Tàu có phải là đạo Phật Đại thừa không?”

  1. Tư Xe ôm says:

    Và muốn chấn hưng đạo Phật, thì không thể cứ tiếp tục đạo Phật Quốc doanh hay đạo Phật kiểu Chùa Bái Đình được. Đúng.

    Và muốn chấn hưng đạo Phật phải trở lại với đạo Phật Nguyên thủy của các nước Đông Nam Á. Sai, bởi qua bài viết tác giả hầu như chưa hiểu hết ( hay cố tình né tránh ) về Thiền tông của Trung hoa.

    Việt Nam muốn thoát Trung thì phải thoát khỏi cái Tam giáo của Tàu. Sai, bởi chỉ cần, Việt Nam muốn thoát Trung thì phải thoát khỏi cái Khổng giáo của Tàu mà thôi. Tàu cọng đã hao hơi tốn sức phù phép ông Khổng để thay thế Mao là điều chứng minh. Lão, Phật giáo đã không định hình tố chất Tàu cọng hiện nay, vậy cho nên thoát Tàu cọng không bao hàm phải thoát khỏi Lão, Phật giáo Trung Hoa.

    Chống thực dân Pháp không bao hàm chống luôn cả tôn giáo mà đa số người Pháp kính tín.

  2. Tô huy Cơ says:

    Thiền chỉ là một trong các cách để tu đạo Phật , không có cái gọi là ” đạo thiền ” lại càng không có cái gọi là ” đạo thiền của tầu ” !. Người viết bài này bị sở tri chướng nặng cần vào bệnh viện tâm thần !. Tộc Hán thuộc loại man tộc kẻ sĩ như Khổng Khâu , Lão Đam có tư tưởng cũng chỉ nhằm giúp bọn man rợ duy trì quyền hành và chiến tranh ăn cướp !. Nhờ có Đạt Ma mà phần nào được khai hóa – thức tỉnh tâm linh -! ( mà giờ đây lớp trẻ đang tìm cách thoát khỏi cái gọi là ” đạo Khổng ” ). Người Việt bỏ lỡ cơ hội duy nhất ” thoát tầu ” khi người Pháp đến khai hóa ! chỉ vì các ” trí thức ” kiểu Phong Uyên này ! cs còn ngắc ngoải dài dài !.

  3. phohien says:

    Nam mô A Di Đà Phật. Xin quý vị đọc lời nhắc nhở của Tiểu đồng để tĩnh tâm lại. Đức Phật dạy tránh xa hý luận. Chúng ta là phàm phu thì càng phải tránh suy luận, phỏng đoán dựa theo cái trí ngu.

    “Vui thay, chúng ta sống,
    Không hận, giữa hận thù!
    Giữa những người thù hận,
    Ta sống, không hận thù!”

    Pháp Cú

Phản hồi