WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lê Công Định: Chiến thắng dang dở

‘Đại thắng 30/4′ vẫn còn dang dở ngay cả khi nhìn từ góc độ của chính bên thắng cuộc.

Cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975 của quân đội Bắc Việt xét về phương diện quân sự là một chiến dịch xuất sắc. Khởi đầu bằng mặt trận Ban Mê Thuộc, quân tấn công đã điểm đúng yếu huyệt làm rung chuyển cả tuyến phòng thủ của Quân Đoàn 2 quân phòng thủ. Sự sụp đổ lan tỏa dần ra toàn khu vực Tây Nguyên, sau đó toàn miền Nam, một cách chóng vánh.

Tuy được ca ngợi là “đại thắng” trong nhiều lời tung hô từ suốt 39 năm qua, chiến thắng đó vẫn còn dang dở ngay cả khi nhìn từ góc độ của chính bên thắng cuộc, bởi những lẽ sau đây:

Thứ nhất, lý thuyết về “chiến tranh nhân dân” luôn phác họa hình ảnh cuộc tổng tiến công từ bên ngoài của quân đội chủ lực gắn liền với sự nổi dậy của quần chúng nhân dân khắp nơi bên trong. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Việt đương thời và sau này đều mô tả cảnh lầm than với tiếng kêu rên xiết của người dân sống trong vòng kềm kẹp của chính quyền Sài Gòn.

Do vậy, cùng với đoàn quân mang sứ mệnh “giải phóng”, quần chúng hẳn sẽ đồng loạt vùng lên lật đổ ách áp bức của “ngụy quyền”. Nổi dậy luôn là khâu mấu chốt của “chiến tranh nhân dân” và thường được thổi phồng để làm nhẹ đi yếu tố quân sự lạnh lùng của súng đạn và giết chóc mà đoàn quân cách mạng thường mang đến những nơi họ muốn “giải phóng”.

Tác giả viết "Ngày 30/4/1975 chưa thật sự xứng đáng gọi là ngày “toàn thắng” và “non sông thu về một mối” được"

Tác giả viết “Ngày 30/4/1975 chưa thật sự xứng đáng gọi là ngày “toàn thắng” và “non sông thu về một mối” được”

Luật sư Lê Công Định nói “chiến thắng bằng quân sự đã khiến bao nhiêu năm hòa bình đã trôi qua song lòng người vẫn tiếp tục ly tán”

Thực tế của cuộc chiến tranh tiếc thay hoàn toàn khác với lý thuyết đó. Quần chúng ở miền Nam đã không nổi dậy, mà thay vào đó là di tản mỗi khi quân Bắc Việt tấn công. Người miền Nam vẫn gọi nôm na hình ảnh ấy là “chạy giặc”. Trong các trận đánh Mậu Thân năm 1968, Mùa hè đỏ lửa năm 1972 và trận cuối cùng năm 1975, khi quân Bắc Việt di chuyển đến đâu, dân chúng vội vàng tháo chạy tán loạn khỏi nơi đó.

‘Lòng người vẫn ly tán’

Riêng cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975, lúc Ban Mê Thuộc thất thủ, dân ở Tây Nguyên tháo chạy về Nam bộ, rồi sau đó khi Quân đoàn 1 quân đội Sài Gòn bị xóa sổ, đến lượt dân Đà Nẵng và Nha Trang bằng hai đường thủy bộ bỏ chạy vào Sài Gòn. Cuối cùng, từ Sài Gòn và khu vực Đông Tây Nam bộ, dân chúng lên tàu chạy ra Biển Đông lánh nạn, khởi đầu sự kiện vượt biên có một không hai trong lịch sử nhân loại. Mọi tầng lớp dân cư Nam phần khi ấy đều hiện diện trong dòng người tản cư vì chiến cuộc.

Chiến thắng bằng quân sự, chứ không phải bởi lòng dân đối chọi với chính quyền Sài Gòn, đã khiến bao nhiêu năm hòa bình tuy đã trôi qua song lòng người vẫn tiếp tục ly tán, khiến những lời kêu gọi hòa giải và hòa hợp dân tộc càng trở nên nhạt nhẽo, chướng tai. Một chiến thắng như vậy quả nhiên còn dang dở.

Thứ hai, ngọn cờ “giải phóng dân tộc” luôn được phía Bắc Việt giương cao trong suốt cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc, mà mục tiêu cuối cùng là đánh đuổi giặc ngoại xâm. Bên xâm lược được xác định là “Đế quốc Mỹ”, bởi lẽ ban đầu họ đã viện trợ tài lực cho chính quyền Sài Gòn để phát triển kinh tế và xây dựng quân đội, sau đó họ mang quân vào miền Nam đánh nhau trực tiếp với quân Bắc Việt.

Nếu hành động viện trợ vũ khí và mang quân vào một phần lãnh thổ Việt Nam bị xem là xâm lược như trường hợp Hoa Kỳ, thì sự kiện Liên Sô, Trung Quốc và cả Bắc Triều Tiên cũng đồng thời viện trợ và mang quân vào miền Bắc cùng cách thức như vậy có nên được xem là xâm lược hay không? Tiếc rằng bộ máy tuyên truyền Bắc Việt dường như đã thiếu sót gọi tên những kẻ xâm lược này, mà thay vào đó ban cho họ một danh xưng mỹ miều là “quân tình nguyện” đến từ các nước anh em.

Tạm chấp nhận lập luận của bên thắng cuộc để đánh giá một sự kiện khác có phần quan trọng hơn. Đó là, từ năm 1973, sau Hiệp định Paris, quân đội Mỹ đã hoàn toàn rút khỏi miền Nam Việt Nam. Bóng dáng “quân xâm lược” lúc đó đã không còn. Vậy lẽ ra ngọn cờ “giải phóng dân tộc” từ năm 1974 phải chuyển đích ngắm đến một kẻ xâm lược khác đầy dã tâm là Trung Quốc với việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, thay vì nhắm vào chính quyền Sài Gòn.

Sức mạnh vũ bão và bách chiến bách thắng của đoàn quân “giải phóng” khi ấy lẽ nào chỉ chú trọng quét qua vùng lãnh thổ của một chính quyền tuy trái ý thức hệ nhưng cùng là đồng bào Việt Nam, mà không tập trung vào việc đánh đuổi quân xâm lược Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ thiêng liêng của cha ông chúng ta? Đội quân dũng mãnh đang hừng hực khí thế tiến công như vậy lẽ nào lại khiếp sợ và tránh né kẻ thù, trừ phi đã có một toan tính chính trị nào khác mà không ai hiểu?

Như vậy, có thể nói, ngày 30/4/1975 chưa thật sự xứng đáng gọi là ngày “toàn thắng” và “non sông thu về một mối” được. Tổn thất xương máu không biết bao nhiêu mà quân xâm lược vẫn còn đó trên mảnh đất của tổ tiên, thì chiến thắng ấy quả nhiên còn dang dở.

Ngày trước, còn bé và ngu ngơ, tôi rất thích bài hát “Tiến về Sài Gòn” của cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước bởi giai điệu hùng tráng của nó. Một đoạn trong bài đó tôi luôn nhớ là: “Tiến về Sài Gòn, trận cuối là trận này!” Bây giờ ngẫm lại, lời đó trên thực tế hoàn toàn sai. Trận cuối chưa phải là trận đánh mùa xuân 1975, mà hãy còn ở phía trước.

Nguồn: BBC

6 Phản hồi cho “Lê Công Định: Chiến thắng dang dở”

  1. thanh loan says:

    Rất ngưởng mộ Lê công Định! Tôi là một người dân miền Nam việt nam đã già!

  2. tt says:

    Không biết sau vụ Formosa ký giả Huy Đức có sửa lại tựa đề của cuốn sách mà ông đã viết là ” Bên Thắng Cuộc” thành ” Bên Tay Sai Cho Tàu” hay ” Bên Bị Đầu Độc” không?

  3. Tim says:

    Lê Công định viết thật hay, nhiều ý mới lạ và chính xác, đáng được mời làm Bộ Trưởng bộ Tư Pháp trong nội các của Vn Lưu Vong.

    • Tudo.com says:

      Lê Công Định không muốn làm việc ở hải ngoại mà muốn làm bộ trưởng tư pháp tại VN sau khi chế độ chxhcnvn sụp đỗ. Để ông ta có thể truy tố đảng CSVN, đứng đầu là Hồ chí Minh về tội bán nước cho Tàu và tội diệt chủng dân tộc VN.

      Tuỳ theo chức vụ, cấp bậc, tội trạng mà hội đồng tư pháp VN dân chủ tự do sẽ xử lý.

      Riêng dư luận viên Tim sẽ được đưa đi cải tạo hai năm, nếu vẫn còn ngoan cố không chịu học hỏi để trở thành người VN mới, công dân tốt cho một VN mới thì sẽ được giao cho Tonydo. . .bắn bõ, vì tonydo thích. . .bắn!

  4. Quang Phan says:

    Trước tháng Tư năm 75, toàn bộ sức mạnh cúa Quân Đội Nhân Dân VN là tuỳ thuộc vào quân đội và cố vấn của các quan thày Trung- Xô và Đông Âu cho nên mới có thể cầm cự đến năm 75 chờ cơ hội Việt Nam Cộng Hoà mất quân viện nên mới chiếm được miền Nam.

    Sau năm 75, không còn quân đội và cố vấn các nước ngoài giúp đỡ, Quân Đội Nhân Dân VN lộ nguyên hình là bại binh, tồi tướng . Năm 1988, bị Kampuchea đánh cho bò lê bò càng cút chạy về nước. Hàng trăm ngàn bộ đội chết và bị thương . Năm 1984, choảng nhau với quan thày Trung quốc thì bị mất Lão Sơn . Năm 1988 ở Gạc Ma, đứng làm bia thịt cho súng phòng không Trung quốc thoải mái nhả đạn. Sang đến năm 2014, bị tàu Trung quốc đái cả lên đầu lên mặt. Và hiện tại thì toàn thể cái Quân Đội Nhân Dân VN hoàn toàn bất lực để cho bọn đế quốc Tàu cộng tung hoành biển Đông . Tàu lạ, tàu lạ, tàu nạ, tàu nạ…

  5. ĐẠI NGÀN says:

    MỘT VẾT HẰN TRÊN LƯNG DÂN TỘC

    Vết hằn trên lưng dân tộc này bắt đầu có từ ngày 19/8/1945 cho mãi đến 30/4/1975 trở thành đỉnh điểm sâu nhất. Thế nhưng dân tộc mang trên lưng vết hằn đó lại không thấy đó là điều đau xót mà chỉ thấy đó như một niềm vinh quang giả dối. Đó là điều chứng tỏ sự non nớt, nông cạn, hay chính sự thơ ngây vô ý thức của cả một dân tộc. Điều đó tất phải có những lý do của nó. Bởi nói dân tộc là nói chung, nhưng thực chất là một thiểu số trong dân tộc quyết định điều đó. Nhưng nói sự non nớt, nông cạn hay ngây thơ đó cũng chỉ nói về một giai đoạn lịch sử nhất định, đó không phải bản chất chung của dân tộc Việt Nam.

    Thực tế thời điểm thời điểm quân phát xít Nhật trao trả nền độc lập ban đầu cho vương triều Bảo Đại qua chính phủ Trần Trọng Kim là một thời điểm rất tế nhị và may mắn. Nếu vận dụng được tốt đất nước sẽ đi lên, nếu không biết vận dụng, đất nước sẽ tan tác vì chiến tranh. Chính yếu tố sau đã xảy ra là như thế. Đó là lịch sử khách quan, phải nghiên cứu, tìm hiểu thật sự chân xác theo khoa học lịch sử. Ngược lại mọi sự xuyên tạc, bưng bít nào đó đều có tội với toàn dân và lịch sử đất nước.

    Phát xít Nhật hai năm trước đó đã cưỡng đoạt nền độc lập của Việt Nam từ tay thực dân Pháp nắm giữ suốt 80 năm. Nên nếu không có sự bại trận của phát xít Nhật trước quân Đồng Minh, chưa chắc gì Nhật đã trao trả nền độc lập lạ cho ta, vì trước đó quân Nhật đã hất cẳng quân Pháp chiếm đóng nước ta. Nhưng cũng vào thời điểm đó, chủ nghĩa cộng sản mác xít vốn đã đang phát triển ngấm ngầm rầm rộ ở nhiều nơi trên thế giới, ngay cả ở Việt Nam và Trung Quốc, theo gương nước nước Cộng sản đầu tiên đã được lập nên là đất nước Liên Xô khi ấy.

    Đó chính là yếu tố ông Hồ Chí Minh xuất hiện, lãnh đạo lực lượng Việt Minh lúc đầu non yếu, cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim bằng mọi phương chước, cuối cùng thành lập ra được nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức sau này là toàn Miền Bắc cho tới kết thúc chiến tranh tại Điện Biên Phủ năm 1954. Đàng sau Pháp tất nhiên đã có Mỹ giúp như là một chiến lược của tranh chấp về chủ nghĩa trên toàn cầu. Trong nước đã có sự manh nha chiến tranh ý thức hệ quốc cộng ngay từ đầu. Đây là cuộc chiến tranh phức tạp, không phải chỉ đơn giản theo kiểu tuyên truyền chính trị xuyên tạc hay kiểu một chiều nào đó.

    Nhưng sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, hiệp định quốc tế đình chiến các bên chia đôi đất nước, Mỹ đã nhảy vào giúp đỡ thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam như một tiền đồn chống chủ nghĩa cộng sản mác xít quốc tế, ban đầu do ông Ngô Đình Diệm đứng đầu, đến khi ông Diệm bị đảo chính, cuối cùng gần sát nách năm 1975, khi chiến tranh khốc liệt nhất, chuyển sang do ông Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu. Miền Bắc tất nhiên không thể chịu đựng nỗi sự can thiệp của Mỹ, nên bằng mọi cách phải chiến thắng Miên Nam, cả bằng tâm lý chiến, cả bằng nội ứng, mà các phong trào khuynh tả và phản chiến ở Miền Nam vào gần cuối chiến tranh là điều dễ nhận ra nhất. Sự triệt hạ Miền Nam bằng mọi cách, kể cả không để yên cho phát triển và xây dựng, để cuối cùng Miền Bắc chiến thắng, đó là sự thật lịch sử khách quan không thể nào phủ nhận được.

    Như vậy Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do các ông Nguyễn Hữu Thọ và Huỳnh Tấn Phát cầm đầu, thực chất chỉ là trái đệm tạm thời do Miền Bắc tổ chức ra nằm triệt hạ Miền Nam theo đúng cách, nhờ các phần từ khuynh tả, cầu hóa, thành phần thứ ba tiếp tay cổ vũ, và cuối cùng sự thất bại, sụp đổ, tan rã của Miền Nam vào ngày 30/4/1975 chỉ là điều đương nhiên như thế. Chính phủ cuối cùng của Miền Nam của các ông Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu thực chất chỉ là vệc lấp liếm và bù nhìn của các thế lực khác nhau đang thử tháu cáy ván bài cuối cùng lúc đó, chẳng có gì là đúng nghĩa, vinh quang hay vinh dự cả. Thực chất về mặt quốc tế Mỹ đã ngầm thỏa thuận, đánh đổi với Liên Xô và Trung Quốc để quân mình được rút êm, để Miền Bắc thắng Miền Nam, và cuối cùng tạo hoàn cảnh cho toàn khối các nước cộng sản mác xít trước kia trên thế giới phải hoàn toàn sụp đổ.

    Chỉ có điều tức cười là sau khi Miền Bắc chiến thắng Miền Nam để thống nhất đất nước theo đương lối chủ nghĩa cộng sản mác xít, cũng như trước đó đã thực hiện đường lối đó suốt 20 năm ở toàn Miền Bắc, đều hoàn toàn thất bại, kinh tế kiệt quệ, phá sản, và sau khi Liên Xô sụp đổ và tan rã, bắt buộc phải theo gương Trung Quốc trong chính sách đổi mới kinh tế nhưng vẫn cố gắng kiên trì về mọi đường lối chính trị y như cũ. Điều đó hoàn toàn trái với nước Đức và các nước Đông Âu cũ, họ cũng thống nhất và giành lại độc lập cho đất nước nhưng theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại. Như vậy Miền Bắc thắng Miền Nam nhưng chủ nghĩa cộng sản mác xít lại đã hoàn toàn thất bại là như thế. Cái sai là cái sai ở chủ nghĩa, không phải cái sai ở việc thống nhất đất nước, cái sai là cái sai ở chiến tranh, không phải cái sai ở việc lập lại hòa bình. Cuối cùng cái sai là cái sai bị du vào phe nhóm quốc tế mà không phải cái sai tranh thủ cho độc lập dân tộc.

    Vậy quay lại ngay từ đầu đã nói, cái tế nhị là ở thời điểm năm 1945 mà không gì khác. Đã có biết bao nước lúc đó Âu cũng như Á, sau khi thoát được ách thống trị của thực dân, phát xít, họ vẫn giành lại được nền độc lập quốc gia trong chế độ tự do dân chủ hoặc chế độ đại nghị kiểu quân chủ lập hiến mà không hề rơi vào sự phiêu lưu ý thức hệ nào cả. Không rơi vào quan điểm ý thức hệ, cũng không rơi vào mọi phương thức chính trị lạ lùng mà đặc biệt là mọi sự tuyên truyền mù quáng một chiều theo kiểu tuyệt đối coi thường khách quan và công chúng để nhằm cưỡng đoạt công chúng. Đó là điều mà cho đến ngày bất cứ nước nào còn theo chủ nghĩa cộng sản mác xít cũng không bao giờ từ bỏ. Nên điều tệ hại nhất của mọi đất nước nào rơi vào quan điểm ý thức hệ kiểu mác xít, là nhất thiết phải đương đầu với chiến tranh, vì đó là nguyên tắc về đấu tranh giai cấp mà Mác đã khẳng định, sự thất bại về kinh tế xã hội mọi mặt, vì cơ chế kinh tế tập thể, bao cấp, đặc biệt là mọi sự tuyên truyền bất chấp khách quan sự thật, vì đó là phương thức của nền độc tài chuyên chính vô sản mà học thuyết Mác ngay từ đầu đã dùng làm nền tảng duy nhất muôn đời của bản thân nó.

    THƯỢNG NGÀN
    (02/5/16)

Phản hồi