WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

36h trước cuộc tranh luận đầu tiên: Mong gì? Chờ gì?

Clinton, Trump pick up big wins

“Cả hai đều muốn hạ đối thủ đo ván, nhưng chắc điều này chưa xảy ra ngày ở vòng đầu đâu”, ông Dwayne Smith, hồi năm 2000 từng giúp Phó Tổng Thống Dân Chủ Al Gore sửa soạn những cuộc tranh luận với ứng cử viên Cộng Hòa George W. Bush nói. Lý do? “Bà Hillary Clinton của đảng Dân Chủ có kinh nghiệm tranh luận, ông Donald Trump của đảng Cộng Hòa rất mồm mép, thành ra tôi không nghĩ vòng đầu sẽ quyết định cuộc tranh cử tổng thống 2016”.

Khi số báo này đến tay quý độc giả, có lẽ tin quan trọng nhất của ngày Chủ Nhật đầu tuần là tin liên quan đến cuộc tranh luận đầu tiên giữa bà Clinton và ông Trump, sẽ diễn ra tối thứ Hai tại New York. Tin từ 2 Ủy Ban Tranh Cử cho hay cả bà Dân Chủ lẫn ông Cộng Hòa tập dượt ráo riết, cùng ban tham mưu đặt ra cả ngàn câu hỏi và tự trả lời, cho đến khi có được câu trả lời ưng ý nhất. Vẫn theo lời ông Dwayne Smith, bên cạnh ban tham mưu “là những ông bà thày chuyên dậy hùng biện”, giữ trách nhiệm “hướng dẫn bà Clinton cũng như ông Trump biết chỗ nào phải lên giọng, chỗ nào phải xuống giọng, chỗ nào phải vung tay để tỏ vẻ cương quyết, kể cả khi lắc đầu cũng phải lắc thế nào để mọi người thấy được thế mạnh của mình, thế yếu của đối thủ”. Nói cách khác, “nhất cử nhất động cũng phải chuyển tải thông điệp đến cử tri”.

Từ giữa tuần trước, cánh ông Trump cho hay không chỉ tập dượt, “ông Trump còn phải ngồi xem những cuốn video ghi lại những cuộc tranh luận từ khi bà Clinton ra tranh cử thượng nghị sĩ, đến những cuốn ghi lại những cuộc tranh luận giữa bà với ứng cử viên Barack Obama, và các buổi điều trần trước Quốc Hội Liên Bang trong thời gian bà làm ngoại trưởng”. Không những thế, tờ The New York Times đưa tin cho biết dàn tham mưu của ông Trump “còn lập hẳn một danh sách ghi điểm yếu của bà Clinton”, dặn dò kỹ “khi thấy đối thủ có điệu bộ như thế này, nói những lời như thế này… là biết bà ta đang lâm vào thế bí”.

Đương nhiên, cánh bà Clinton cũng ráo riết tập dượt chờ ngày ra quân. Nghe đâu dưới sự hướng dẫn của 2 nhân vật nổi tiếng về hùng biện của đảng Dân Chủ là bà Karen Dunn và ông Ron Klain, bà Clitnon được dặn dò “phài đánh thật mạnh ngay từ phút đầu tiên, không cho đối phương cơ hội ngồi thở”. Xin nói thêm: bà Karen Dunn là bà thày hùng biện của Tổng Thống Barack Obama, ông Ron Klain là ông thày hùng biện của Phó Tổng Thống Biden, 4 năm trước đây cả hai thành công khi giúp liên danh Obama-Biden thắng các cuộc tranh luận với liên danh Cộng Hòa Romney-Ryan.

Dù có thày giỏi, “nhưng điều đó không có nghĩa bà Clinton đang chiếm thế thượng phong”, ông Mike Stevenson của Viện Nghiên Cứu Chính Sách nói với cử tọa trong cuộc thảo luận về bầu cử mới tổ chức cách đây vài tuần ở thủ đô Washington D.C. “Bà Clinton có nhiều kinh nghiệm tranh luận, từng vượt qua nhiều sóng gió chính trị, nhưng đừng quên những điều ông Trump nói ra vẫn ăn khách”.

Ông Stevenson nhắc lại trong những cuộc tranh luận ở vòng sơ bộ Cộng Hòa, “ông Trump chẳng nói gì đến chính sách, chỉ nói sẽ xây bức tường thật đẹp ngăn chia biên giới (với Mexico), ông hứa sẽ bắt tất cả 11 triệu người cư trú không có giấy tờ và đẩy họ về nguyên quán, mắng nhiếc những chính trị gia cùng đảng”, những điều đó “sai về mặt chính sách đối ngoại, không thể thực hiện được về mặt thực tế, lại làm mất sĩ diện của đảng, nhưng mọi người đứng dậy vỗ tay hoan hô ông ta, và đó là điều sẽ xảy ra trong cuộc tranh luận”. Nếu đúng như ông Stevenson dự đoán, “bà Clinton sẽ phải vất vả chống đỡ, phải giải thích cho cử tri thấy ông Trump sai ở chỗ nào, nhưng điều quan trọng nhất là cử tri có nghe lời bà Clinton hay không?”.

Với nhà quan sát độc lập Mark Twinning, “ít nhiều, bà Clinton có lợi thế vì là người từng trải qua những cuộc tranh luận chính trị, do đó, bà có thể dùng lợi thế này để thành công bằng cách chọc giận, khiến ông Trump nổi nóng”. Ông Twinning nói điều này vì mới thứ Năm vừa rồi, tin từ phía Ông Trump cho hay ông tỷ phú được dàn tham mưu dặn dò “đừng nổi nóng, phải thật bình tĩnh” đối phó với một người già dặn kinh nghiệm như bà Clinton.

Nhưng “sửa soạn là một chuyện, cả ông Trump lẫn bà Clinton cần phài thu hút được phiếu của cử tri”, một nhân vật thân với gia đình Clinton nói. Nhân vật không cho nêu tên này bảo thêm hiện giờ, đa số cử tri Hoa Kỳ không hài lòng với người đại diện đảng Dân Chủ lẫn người đại diện cho đảng Cộng Hòa, “nên câu hỏi cần đặt ra là sau cuộc tranh luận, người thắng có thu hút được niềm tin của cử tri hay không, có thúc đẩy cử tri đi bỏ phiếu vào ngày mùng 8 tháng Mười Một tới đây hay không?”. Nhân vật này bảo thêm “theo tình hình hiện tại, cuộc bầu cử tổng thống năm nay có thể đi vào lịch sử vì là cuộc bầu cử có ít người đi bầu nhất” kèm theo thắc mắc “sẽ có bao nhiêu người ngồi trước TV xem cuộc tranh luận?”.

Riêng với ông Jeff Weaver, điều bà Clinton phải làm cho bằng được là “thu hút lá phiếu của thành phần cử tri trẻ và khối cử tri độc lập”. Trả lời phỏng vấn của đài NPR và tờ POLITICO, nhân vật từng điều khiển ban vận động cho Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders tin rằng cuộc tranh luận vào tối Thứ Hai tới đây “là cơ hội để bà Clinton lôi kéo tập thể từng ủng hộ ông Sanders”. Tập thể này “đến giờ vẫn chưa ủng hộ bà Clinton, nếu mất họ, bà Clinton sẽ tạo cơ hội cho ông Trump chiến thắng”.

© Đàn Chim Việt

8 Phản hồi cho “36h trước cuộc tranh luận đầu tiên: Mong gì? Chờ gì?”

  1. hn says:

    Nguyễn Văn says:

    Một ông già tranh với một bà già đòi làm tổng thống mà không ai chiếm được niềm tin trên 50% của cử tri.
    (hết trích)

    Đàn bà mà đòi làm Tổng thống siêu cường thì thối không chịu được, bà con bịt mũi chạy chối chết, chẳng lẽ bà muốn dân Mỹ bịt mũi hết sao?

  2. Thái An says:

    Lời lẽ thẳng thừng giúp Trump giành điểm sau cuộc đấu với Clinton
    Phong cách tranh luận giống như chương trình truyền hình thực tế đã giúp ông Trump giành được cảm tình của nhiều người Mỹ.
    Clinton dồn Trump vào thế bí như thế nào / Những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đối đầu Trump – Clinton
    loi-le-thang-thung-giup-trump-gianh-diem-sau-cuoc-dau-voi-clinton
    Ông Trump và bà Clinton trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên. Ảnh: Ringer
    Sau cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trong cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống Mỹ, các quan sát viên đều nhất trí rằng bà Clinton đã tỏ ra điềm tĩnh, kỷ luật hơn, viện dẫn các số liệu, dữ liệu thực tế tốt hơn, có tầm nhìn về chính sách sáng sủa hơn, nhưng thứ mà bà không thể đọ được với ông Trump chính là cách ăn nói thẳng thừng, bất cần và nền tảng xuất thân của mình, theo Fox News.

    Một loạt khảo sát trực tuyến do CNBC, Time, Beitbart, Fox News, Drudge Report thực hiện cho thấy sự “đảo chiều”, khi đông đảo người được hỏi cho rằng ông Trump đã giành được lợi thế trong cuộc tranh luận.

    Theo các chuyên gia, các cuộc khảo sát trực tuyến này không phải là những số liệu khoa học đáng tin cậy, bởi một người có thể tham gia khảo sát nhiều lần. Tuy nhiên, đây là những công cụ rất hiệu quả để thăm dò mức độ quan tâm, nhiệt tình của cử tri với ứng viên, bởi vậy các nhà phân tích đánh giá rằng ông Trump đã thể hiện đủ tốt trong cuộc tranh luận để có thể kích thích cử tri tham gia khảo sát và ủng hộ ông.

    Chuyên gia Stuart Tarlow đến từ tổ chức tư vấn American Thinker cho rằng khoảnh khắc đẹp nhất của ông Trump trong cuộc tranh luận là lúc ông phân biệt mình với bà Clinton dựa trên hoàn cảnh xuất thân. Ông mô tả đối thủ của mình là một “chính trị gia điển hình”, người biết làm thế nào để đưa ra những tuyên bố, những lời hứa hẹn nghe lọt tai nhất, nhưng lại không bao giờ biến những lời hứa thành hiện thực.

    Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng kỹ năng tranh luận, tài ăn nói không phải là yếu tố quyết định thắng thua trong các sự kiện như thế này. Sứ mệnh của bà Clinton trong cuộc tranh luận là phải tỏ ra hiểu biết về thực tế, còn mục tiêu của ông Trump chỉ đơn giản là chứng tỏ mình có khả năng thực hiện vai trò của một người điều hành cao nhất.

    Theo bình luận viên Tim Stanley của Telegraph, dù không có tài ăn nói của một chính trị gia lão luyện, ông Trump lại rất quen với vai trò “ông chủ” trong các show truyền hình thực tế mà ông đã thực hiện.

    loi-le-thang-thung-giup-trump-gianh-diem-sau-cuoc-dau-voi-clinton-1
    Kết quả khảo sát trực tuyến do CNBC thực hiện cho thấy 67% người được hỏi cho rằng ông Trump giành thắng lợi trong cuộc tranh luận. Ảnh: CNBC
    Chuyên gia này cho rằng nền chính trị Mỹ hiện nay không phải là một sàn đấu nơi các chính trị gia tranh luận về các ý tưởng trước mặt các khán giả trung lập để họ đưa ra lựa chọn. Các cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai ứng viên ngày càng giống một show truyền hình thực tế hơn, nơi khán giả chú ý hơn tới các kịch tính, chứ không phải là những luận điểm, chứng cứ được đưa ra.

    Trump từng đóng vai trò ông chủ trong chương trình truyền hình thực tế The Apprentice (Người tập sự), và đây là vai trò mà tỷ phú này sinh ra để đảm đương trong đời thực. Tỷ phú đã làm được điều đó tốt hơn bất cứ ứng viên nào khác trong các cuộc tranh luận giai đoạn bầu cử sơ bộ.

    Nói thẳng vấn đề

    Bình luận viên Ramesh Ponnuru nhận định ông Trump có cách truyền đạt thông điệp đến người xem tốt hơn bà Clinton, bởi thông điệp của ông đơn giản hơn rất nhiều. Ông tuyên bố người Mỹ cần thêm trật tự và luật pháp, trong khi bà Clinton cố diễn giải rằng họ cần phải tôn trọng cảnh sát ngay cả khi cải cách lực lượng này. Trump khẳng định các đồng minh đang lợi dụng nước Mỹ, còn bà Clinton lại nói về giá trị của các đồng minh mà không đáp trả trực tiếp luận điệu đó.

    Trump nói rằng bà Clinton đã làm chính trị quá lâu, và bà thừa nhận điều đó. Ngay cả với những vấn đề mà hai người có quan điểm gần giống nhau, chẳng hạn như tăng cường luật thương mại, phản đối các hiệp định tự do thương mại, trong khi ông Trump đưa ra những tuyên bố đơn giản, thẳng thừng, bà Clinton lại gây cảm giác như đang cố chiều lòng tất cả các bên, Ponnuru nói.

    Trong cuộc tranh luận, bà Clinton đã tung ra những cú đòn hiểm vào đúng thời điểm, tấn công vào hồ sơ thuế, quá khứ kinh doanh và những lời xúc phạm phụ nữ của ông. Ông Trump không có tài ứng biến, xoay xở như một chính trị gia. Ông đáp lại bằng những chiến thuật mà ông thường dùng trong các chương trình truyền hình thực tế, như ngắt lời, át lời, quấy nhiễu đối thủ, và có lúc ông phải co cụm để phòng thủ.

    Rõ ràng chiến lược của bà Clinton trong cuộc tranh luận là tự để ông Trump bộc lộ hết bản thân, để ông sa đà vào những chủ đề không quan trọng và bỏ qua những vấn đề nóng. Bà đứng đó mỉm cười, như thể đang giữ thế thượng phong và không chấp nhặt những lời cáo buộc của đối thủ.

    Thế nhưng cách truy vấn thẳng thừng của ông Trump cũng có lúc phát huy hiệu quả, đó là khi bà Clinton phạm sai lầm và đáp trả cáo buộc của ông về vấn đề phân biệt chủng tộc. Bà nói về tầm quan trọng của mối quan hệ tốt đẹp giữa các chủng tộc, về việc xử lý những vụ nổ súng của cảnh sát vào người da màu. Đây chỉ là vấn đề được một số ít người quan tâm, trong khi nỗi lo lắng của đa số cử tri Mỹ chính là những mối đe dọa với mạng sống và tài sản của họ trong các cuộc bạo loạn sau những vụ nổ súng đó.

    loi-le-thang-thung-giup-trump-gianh-diem-sau-cuoc-dau-voi-clinton-2
    Trump luôn tung ra những lời lẽ thẳng thừng, trực diện trong cuộc tranh luận. Ảnh: CNN
    Bình luận viên Dan Roberts của Guardian cho rằng ông Trump chỉ giữ được sự bình tĩnh trong thời gian đầu của cuộc tranh luận. Khi bị đối thủ dồn ép, ông tỏ ra mất bình tĩnh, và liên tục sa vào những chiếc bẫy mà bà Clinton giăng ra. Khi bà Clinton nói rằng ông có hành vi trốn thuế, Trump dường như đã tự hại mình khi nói rằng “Thế mới là khôn ngoan”.

    Dù vậy, kết quả các cuộc khảo sát trực tuyến cho thấy rất nhiều người dân Mỹ vẫn cho rằng ông Trump đang hướng về họ, nói lên những nỗi quan tâm trực tiếp của họ bằng những lời thẳng thắn, không phải là những lời hứa hão mang tính chính trị.

    Tuy nhiên, Tarlow cũng lưu ý rằng việc giành được cảm tình của dân chúng thông qua phong cách “truyền hình thực tế” trong các cuộc tranh luận như vậy khó có thể đảm bảo rằng ông Trump sẽ thắng trong cuộc bầu cử. Với việc đối đầu với bà Clinton như một đối thủ trong chương trình truyền hình thực tế hơn là một cuộc đua tranh ghế tổng thống, ông lại vô tình cho mọi người thấy rằng bà Clinton lại là người đáng tin cậy hơn để họ giao phó mã hạt nhân.

    “Đã có lúc ông ấy hét lên rằng ‘Tôi có khả năng kiềm chế rất tốt’. Nhưng tôi không nghĩ rằng những người hét lên trong cuộc tranh luận trực tiếp như vậy lại có khả năng kiềm chế cao, và họ khó có thể vào được trong Phòng Bầu dục”, Tarlow nhấn mạnh.

  3. kimkiến says:

    Cuộc thăm dò sau khi 2 UCV DC và CH tranh luận….bà Clinton trên 52% và Ông Trump được 38%.
    Bình luận cho biết trong tranh luạn đầu tiên ,Trump đã có nhiều củ chỉ ,gương mặt biệu lộ một nhân cách không thể là TT đúng đầu một cường quốc:
    1/Kỳthi phái nử
    2/kỳ thi dân da màu
    3/khong đóng thuế và cả những năm về trước lấy lý do chày cối là chính phủ lấy tiền thuế đẻ chi cho người nghèo di dân…
    4/phản đói người TN nhập cư nước Mỹ
    5/bôi bác các đồng minh và có vẻ coi thường họ (thiếu yếu tố ngoại giao trầm trọng ) như Nhật ,Nam hàn ,phi …
    6/Ủng hộ và khuyến khich Putin vào đánh phá (hackers) các trang web của Mỹ
    7/Ủng hộ Tàu Cộng và các chế độ độc tài
    8/*Né tránh trả lời vào câu hỏi của ngừời điều khiển chương trình
    9//Không có đủ kiến thức về các nước ban và thù
    10/Các vị cựu TT Mỹ và các viên cức cao cấp đãng CH sẻ bỏ phiếu cho UCV Dân chủ.
    Các nhà kinh doanh ũng hộ bà Clinton ,”rót” tiền cho bà Clinton mà Ông Trum ám chỉ là già và xấu
    Trong lúc đó những kẻ bênh vục Ông Trump chỉ co một diều đó là Ông ta thành công trên lãnh vực thương mãi còn về chính trị thì qua cuộc tranh luận chính thức so vói các diển thuyết v/đ tranh của trước dây không khác mấy, Ông Trump vẩn ít hiểu biết về chính trị ngoai giao.kinh nghiệm không có trong lúc bà Clinton đã là nhà chính trị có kinh nghiêm.
    Ngoài ra người ta lo ngại Trump sẻ làm mất bạn thêm thù (Nga khiêu khích Mỹ ở trên không ở vung Bắc Hải và ở Trung Đong ,câm chân Mỹ đẻ TC phát tiển ở Biễn Đông ,,,TC cũng đụng độ khiêu khich Mỹ vung Biển Đông .Máy bay và tàu chiến TC “ kênh “ “xì-po” Mỹ )(theo báo )
    (kk)

  4. Anh Hai Mx says:

    Cậu này nhận định bậy. Trong cuộc tranh luận công khai này thì bảng ghi điểm đã ghi rõ ông Trump được 62 % sự ủng hộ trong khi bà Clinton chỉ có 38 %. Thật là quen thói nhận xét kiểu Việt nam nói xằng không bao gờ chịu trách nhiệm.

    • phamminh says:

      Kiểu VN nói xằng không bao giờ chịu trách nhiệm Vậy you là người gì? Mx=Mexican?

      Bảng ghi điểm chỗ nào post lên cho mọi người xem với.

      Những kết quả thăm dò này thì sao? (chỉ là kết quả thăm dò trên internet chứ chẳng có bảng nào ghi điểm cả)

      CNN là cơ quan truyền thông đầu tiên đưa ra thăm dò ý kiến một giờ sau khi cuộc tranh luận chấm dứt, nói rằng bà Clinton thắng (62%) ông Trump (27%).

      Những thăm dò khác cho những kết luận trái ngược nhau.

      Public Policy Polling: Clinton 52% – Trump 40%. Time: Trump 55% – Clinton 45%. Fortune: Trump 53% – Clinton 47%. NBC/Atlanta: Clinton 77% – Trump 23%.

      Nguồn: pv/NV

  5. độc giả says:

    Căn cứ vào hồ sơ lý lịch, thì Donal Trump là một saleman thứ thiệt, giỏi tài rao hàng made in China + nổi tiếng năm thê bảy thiếp + và có đâu chừng chục ngoài em xếp hàng sơ cua, mà có khả năng đưa nước Mỹ mạnh trở lại ư?
    Are you seriously? You must be joking!

  6. Nguyễn Văn says:

    Một ông già tranh với một bà già đòi làm tổng thống mà không ai chiếm được niềm tin trên 50% của cử tri. Nếu theo dõi vào những cuộc tranh luận để chọn ai thì e rằng rồi cũng lại sẽ thất vọng vì ai cũng nói tốt nói hay về mình, nhưng nếu nhìn vào hành động của mỗi người trong quá khứ thì rõ ràng chẳng ông bà nào xứng đáng vì cả hai nói láo cũng rất giỏi và che đậy cũng rất tài, lại còn không biết ngượng hay biết xấu hổ.
    Nhưng dân chúng Mỹ không còn cơ hội khác mà phải chọn một trong hai người mà không biết có ai làm được cơm cháo gì cho đất nước… và thế giới? Bầu cho ai thì rõ ràng cũng không phải là nguyện vọng của đa số vì phần đông ghét ông này mà bầu cho bà kia và ngược lại. Đã có một ông cựu tổng thống phản đảng bầu cho bà Clinton. Thật không xứng đáng, chỉ gây thêm chia rẽ nội bộ và hố ngăn cách lại càng sâu thêm. Ngon như ông Ted Cruz, vì quyền lợi chung của đảng ông chọn bầu cho ông Trump. Vậy mới xứng là tay chơi cao dù… đã thất bại. Đành rằng anh có quyền chọn bất cứ ai, nhưng chọn người như ông cựu tổng thống thì cũng nên ra khỏi đảng. Bố như vậy thì các con cháu sau này còn làm được chuyện gì?
    Ông hay bà nào được chọn thì cũng phải đối đầu với khó khăn trước mắt là sự chia rẽ trắng đen ngày càng tăng mà không biết nguyên do sâu xa có phải vì Mỹ đang có một tổng thống da đen? Hy vọng sau cuộc bầu cử này nạn kỳ thị bắn biết nhau giữa trắng đen sẽ không còn.

    Nhưng còn đối ngoại? Ai làm tổng thống mà làm cho kẻ thù nước Mỹ lo sợ? Có hai cái khác nhau của hai ứng cử viên. Bà Clinton ra ứng cử không phải để làm cho nước Mỹ sẽ tốt hơn nhưng vì tham vọng, nó khác với ông Trump muốn làm tổng thống vì muốn đưa nước Mỹ mạnh trở lại. Vậy cũng đủ để chọn dù có ghét hoặc chưa thích.

    nv

    • phamminh says:

      Bạn viết còm này thật không giống NV mà tôi thường đọc trên DCV lâu nay.

      Ông cựu TT bầu cho người khác đảng lý do ông ta nhận định ông Trump không xứng đáng để làm một TT. Bầu cho bà Clinton không có nghĩa là ông ta phản đảng CH mà chỉ vì ông ta đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi của đảng.

      Ông Ted Cruz bầu cho ông Trump có thể vì ông nhận định ông Trump xứng đáng hơn bà Clinton. Không có gì đáng nói. Nhưng nếu ông ta thấy Trump kém hơn bà Clinton mà vì bảo vệ đảng nên cứ phải bầu cho ông Trump. Vậy ông ta vì đảng hơn vì đất nước (giống như đảng CS) thì có gì hay mà khen?

      Chiêu bài vận động của bà Clinton là: Cùng nhau làm cho nước Mỹ mạnh hơn . Có nghĩa là nước Mỹ đã mạnh rồi nhưng cần mạnh hơn nữa.

      Của ông Trump: Nước Mỹ yếu (ý là vì 2 nhiệm kỳ của DC) nay ông làm cho mạnh trở lại.

      Tuy nhận định có khác nhau về hiện tình đất nước (tích cự vs tiêu cực) nhưng cũng chỉ là nhận định và chiêu bài, dựa vào đâu để nói tin người này, không tin người kia có thể thực hiện?

      Ai tham gia vào tổ chức chính trị mà không có tham vọng? Không có tham vọng chính trị thì tham gia vào các hội đoàn từ thiện, tổ chức bất vụ lợi v.v… Để thành một TT không lẽ chúng ta tin vào khả năng của những kẻ cơ hội, thời thế tạo anh hùng hay có tiền bỏ ra chơi nổi lấy tiếng?

      PM

Leave a Reply to Anh Hai Mx