WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện bình thường

Một ngày như mọi ngày, một buổi sáng bình thường như bao ngày khác…

Tôi vào mạng Internet để coi tin tức, báo chí và tiện thể đọc email của bạn bè. Lật qua vài trang báo, mấy bữa nay báo nào cũng có tin về vụ công an bắt giam luật sư Lê Công Định. Nào là “luật sư Lê Công Định bị bắt giam”, rồi “tại sao Lê Công Định bị bắt”…, thôi thì đủ mọi tựa đề hoa lá! Cũng phải thôi! Luật sư Định có ít nhất là hai bằng Đại Học Luật của hai quốc gia văn minh hàng đầu thế giới là Pháp và Mỹ, thông thạo Pháp Ngữ, Anh Ngữ, giàu có, vợ đẹp (hoa hậu Ngọc Khánh)…,tóm lại là một người rất nổi tiếng về nhiều mặt!

Nhưng tôi tưởng mình lầm khi mở những trang báo quốc doanh Việt Nam, họ đều chạy hàng tít trên trang nhất về việc luật sư Lê Công Định đã nhận tội chống phá nhà nước, và xin nhà nước CSVN khoan hồng. Một số báo còn Scane cả một đoạn thú tội của Lê Công Định và xin khoan hồng, có kèm theo chữ ký hẳn hoi…

Tôi hoàn toàn nhận ra sự thật, khi đọc một vài trang tin có vẻ khiêm tốn của các trang Web phi CS nói sơ qua về tin xấu đó. Thực sự tôi không có điều gì bất ngờ khi đọc tin này. Nhưng tôi tin rằng, có nhiều người hâm mộ luật sư Định đã bị sốc!

Chuyện bình thường! Có gì đâu nhỉ! Có hai trường hợp có thể xảy ra:

Thứ nhất, đây là trò giả mạo – Điều này hoàn toàn có thể xảy ra trên một đất nước mà : Không – có – điều- gì- là- không- thể- xảy- ra! Tôi cũng rất cầu mong sự thật là như vậy!

Thứ hai, nếu đây là sự thật? Tôi không biết gì về Tướng Pháp, nhưng qua hình ảnh của luật sư Định trên các báo thì tôi có cảm nhận rằng đây hoàn toàn là một cậu công tử bột con nhà giàu.
Cậu công tử này thông minh, học giỏi, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống: Giàu có, vợ đẹp, con khôn, có nhiều cơ hội thăng tiến vv… Luật sư Định là người yêu nước? Đúng! Tôi hoàn toàn nhất trí! Luật sư Định yêu dân chủ? Đúng! Tôi không hề phản bác! Những điều ấy đều có cơ sở để chứng minh qua các hoạt động của luật sư như đứng ra làm luật sư bào chữa cho các vị luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân hay nhà báo tự do Điếu Cày vv…

Nhưng trong vị trí của một nhà đấu tranh, dấn thân đi làm cách mạng, thì chỉ với tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực chuyên ngành là chưa đủ hành trang cho một người đấu tranh đúng nghĩa! Người đấu tranh, trước hết phải có lòng dũng cảm. Là một luật sư trong nước, luật sư Lê Công Định là người quá hiểu những khó khăn, nguy hiểm mà mình có thể sẽ phải đối mặt khi đã dấn thân. Đó là có thể sẽ khuynh gia bại sản trước đòn khủng bố về kinh tế của công an. Có thể sẽ bị bắt bớ đánh đập, giam cầm, tù đày nhiều năm giống như bác sỹ Nguyễn Đan Quế, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn… Hay nhẹ hơn thì có thể bị giam lỏng, khống chế gần như hoàn toàn, như các trường hợp hiện nay của các nhà dân chủ như kỹ sư Đỗ Nam Hải, nhà báo
Nguyễn Khắc Toàn, cựu trung tá Trần Anh Kim vv…

Sự dũng cảm ở đây tôi muốn nói, không chỉ là không sợ chết (tức là có thể bị ám sát, thủ tiêu, đầu độc), mà còn là sự dũng cảm dám chấp nhận trở nên nghèo túng do bị bao vây kinh tế, đuổi việc, phá hoại công việc kinh doanh, làm ăn. Sự dũng cảm ở đây, đó là trước hết sẽ bị theo dõi hàng ngày, sách nhiễu thẩm vấn liên tục, thần kinh luôn luôn căng thẳng. Mà Stress do áp lực tâm lý tạo ra, chính là kẻ thù giấu mặt, nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, áp huyết, tiểu đường…, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Hơn nữa, không ít những nhà tranh đấu đã phải hy sinh hạnh phúc gia đình (một phần hoặc tất cả) để dấn thân vào con đường tranh đấu của mình…

Trên thế giới, những tấm gương như Mahatma Gandhi, Lech Wałesa, M. Khusali Jack đều là những tấm gương anh hùng, quên mình, họ đều phải trải qua tù đày, bắt bớ, đôi khi phải lẩn trốn, ẩn náu. Người Việt hay nói vui là đã phải trải qua “lửa, nước và ống đồng” thì mới mong có ngày thành công. Thậm chí, đối với Mahatma Gandhi, ông còn tính toán trước là ngày nào, và ông sẽ làm gì thì quân Anh sẽ bắt ông, để biến cơ hội đó thành cơ hôi tuyên truyền cho kế hoạch phản kháng của ông. Và các thống kê cho thấy, tất cả những người kể trên đều là những người vô sản (không có tài sản gì ngoài tư trang cá nhân). Những ai còn lấn bấn về riêng tư thì đều giảm dũng khí đấu tranh, đó là điều không tránh khỏi!

Một suy nghĩ hết sức cảm tính, nhiều người mắc phải, có thể được cho là lạc hậu, và không thực tế đó là : Nhiều người cứ thích tôn vinh những nhà đấu tranh là trí thức, thậm chí gắn thêm mác tiến sỹ, nhà khoa học, rồi chức danh này khác, nhiều khi không có thật. Làm cho nhiều người bị gán ghép đó cũng trở nên lúng túng, tiến thoái lưỡng nan!

Tại sao các nhà đấu tranh cứ phải đều là luật sư, bác sỹ, tiến sỹ mà không phải là những công dân bình thường, thậm chí là nông dân? Lech Wałesa cũng chỉ là một anh thợ điện bình thường 37 tuổi tại một xưởng đóng tàu, sau này đã trở thành vị chủ tịch đầu tiên của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan, sau cách mạng đã trúng cử tổng thống Ba Lan. M. Khusali Jack cũng chỉ là một công nhân bình thường ở bến cảng Elizabeth của Nam Phi, chính chàng thanh niên 27 tuổi này đã bằng những cuộc vận động đấu tranh bất bạo động của mình tạo áp lực để ông Nenson Mandela được tha tù. Và chính M. Khusali Jack đã dạy ông Nenson Mandela – Một người chủ trương đấu tranh bạo động (ông ta bị xử tù chung thân cũng vì làm chiến tranh du kích), cách đấu tranh bất bạo
động.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, biết bao những vị anh hùng “áo vải, cờ vàng” đã làm nên những chiến công hiển hách, mà ngày nay sử sách còn ghi như Triệu Ân, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi vv… Bản thân ông Hồ Chí Minh cũng chỉ có tấm bằng tiểu học. Hỏi rằng, có phải chúng ta quên lịch sử hay không tôn trọng lịch sử?

Vậy nếu có ai đó đặt lên vai một người như luật sư Lê Công Định, một trọng trách và vị trí đấu tranh quá nặng nề ngoài khả năng của người này, thì đó là một sai lầm. Luật sư Định có thể trở thành vĩ đại khi khí phách hiên ngang, đàng hoàng chấp nhận tù đày, hy sinh hạnh phúc gia đình, hy sinh sự sang giàu và có thể còn sẵn sàng hy sinh cả tính mạng mình cho sự nghiệp dân chủ hóa đất nước nữa…, ông hoàn toàn có thể trở thành tổng thống nước Việt Nam tự do dân chủ trong tương lai. Nhưng nếu thông tin về luật sư Định đã đầu hàng, nhận tội (khi mình không có tội) và hạ mình xin hưởng khoan hồng là đúng, thì sự mất mát uy tín của công cuộc đấu tranh chung là vô cùng lớn! Vì ông là người nổi tiếng, không những được dư luận trong
nước quan tâm ủng hộ, mà còn được nhiều nước trên thế giới lên tiếng bênh vực…

Chúng ta hoàn toàn thông cảm cho luật sư Định, nếu ông đã thực sự đầu hàng một cách nhanh chóng, có thể nói là qúa-  chóng- vánh đến như vậy. Là vì ông có quyền sợ hãi, sợ hãi, đó là bản năng vốn có của con người…

Rất nhiều nhà tranh đấu trong nước đã hiên ngang đáp trả đanh thép trước những đòn roi cũng như cạm bẫy của công an, và dõng dạc kết luận trước tòa án của CSVN là họ không có tội. Có thể kể ra những người như nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, công dân Lê Thanh Tùng, các cô Lư Thị Thu Duyên, Hồ Thị Bích Khương, Vũ Thanh Phương vv… Và đặc biệt, phải kể đến linh mục Nguyễn Văn Lý đã đạp đổ cả vành móng ngựa, hô “đả đảo cộng sản” và lớn tiếng quát hỏi quan tòa: “Ta có tội gì?”…

Chiến thắng đã nằm trong tay của những con người hiên ngang ấy, dù hiện nay họ vẫn đang bị tù đày, hoặc chấp nhận cuộc sống rất cơ cực vì bị khủng bố gắt gao. Nhưng chắc chắn, sự hưng thịnh của đất nước sẽ thuộc về tất cả những con người như họ!

Một người đấu tranh có quyền rút lui, khi không đủ sức bước tiếp. Không ai lên án họ, vì đây là cuộc đấu tranh tình nguyện. Nhưng họ cần phải làm sao để việc đó không ảnh hưởng đến uy tín của phong trào và danh dự của những người khác, đặc biệt là không thể chấp nhận tuyên bố đầu hàng. Hoặc nghiêm trọng hơn là quay đầu lại làm tay sai cho công an để đánh phá phong trào và bôi bẩn danh dự cá nhân các anh em khác.

Việc luật sư Lê Công Định thú tội (nếu đúng) thực ra là một việc làm tự hại mình mà thôi. Là một luật sư, ông ta phải biết một điều sơ đẳng rằng: Nhận tội, chính là chấp nhận bản án hợp pháp (?) dành cho mình, vì đó là căn cứ cuối cùng, cùng với nhân chứng, vật chứng để tòa án kết tội. Tình tiết được cho là thành khẩn khai báo này, chỉ được xem xét giảm nhẹ một phần nào đó trong khung hình phạt mà thôi.

Chúng ta cũng rất mong muốn rằng, ngày CSVN mở phiên tòa xét xử luật sư Lê Công Định sẽ là ngày ông phản cung, ông sẽ biến phiên tòa đó thành một vũ đài đấu tranh, quảng bá cho sự tự do và dân chủ, công bằng…

Tôi vẫn không tin rằng luật sư Lê Công Định đã thực sự đầu hàng!

Nếu đó vẫn là sự thật thì nó cũng chỉ là một câu chuyện hết sức… bình thường!

Bài do tác giả  gửi tới

Phản hồi