Quân đội Ai Cập cam kết không chống người biểu tình
CAIRO –Tin AP: Quân đội Ai Cập cam kết không bắn vào người biểu tình trong một chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ của quân đội đối với tổng thống Hosni Mubarak có thể đang tan rã ngay trước một sự gia tăng quan trọng chống chính phủ- Một thúc đẩy một triệu người tràn ra đường phố vào ngày thứ Ba để đòi hỏi truất phế nhà lãnh đạo độc tài.
Hơn mười ngàn người đánh trống, chơi nhạc và hô vang các khẩu hiệu tại Quảng Trường Tahrir, nơi đã trở thành trung tâm của một tuần lễ biểu tình chống chính phủ đòi chấm dứt ba thập niên nắm quyền của ông Mubarak. Với lời kêu gọi thực hiện cuộc biểu tình một triệu người của ban tổ chức, tại quảng trường rộng lớn đó, ngày càng có cảm tưởng rằng cuộc nổi dậy đang tới gần điểm quyết định.
Một trong các câu khẩu hiệu thường được hô vang là “Hắn ta chỉ cần một cái đẩy!”, và một tờ truyền đơn được lưu truyền bởi một số người biểu tình có nội dung, đã tới lúc quân đội chọn lựa giữa Mubarak và nhân dân.
Cử chỉ mới nhất của ông Mubarak nhằm giải tỏa cuộc khủng hoảng đã thất bại. Đồng minh hàng đầu của ông, Hoa Kỳ, đã hoàn toàn bác bỏ việc loan báo tân chính phủ của ông trong ngày Thứ Hai, trong đó loại bỏ ông bộ trưởng nội vụ bị dân chúng hết sức căm ghét. Ông ta là người cầm đầu lực lượng cảnh sát và bị các người biểu tình chống chính phủ chỉ trích mạnh mẽ.
Lực lượng đối lập đòi hỏi hủy bỏ các hạn chế điều kiện ứng cử tổng thống để cho phép một sự tranh đua thực sự đối với đảng cầm quyền, cũng như là các biện pháp bảo đảm một cuộc bầu cử công bằng. Một cuộc bầu cử tổng thống theo kế hoạch sẽ được tổ chức vào tháng 9 này.
Tại thủ đô Washington, phát ngôn viên Robert Gibbs của Tòa Bạch Ốc đã bác bỏ việc bổ nhiệm tân chính phủ. Ông nói rằng tình hình Ai Cập hiện nay đòi hỏi phải hành động chức không phải chỉ định (tân chính phủ).
Một cách công khai, chính quyền Obama đã từ chối không thảo luận về tương lai của ông Mubarak. Nhưng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay một viên chức ngoại giao cao cấp hồi hưu, ông cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ai Cập, ông Frank Wisner, hiện nay đang ở Ai Cập và sẽ gặp gỡ với các viên chức Ai Cập để thúc đẩy họ thực hiện thay đổi kinh tế và chính trị rộng rãi, điều kiện mở đường cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Bản tuyên bố của quân đội công bố trên đài truyền hình quốc gia cho hay quân đội công nhận “tính chính đáng của các đòi hỏi của nhân dân”. Đó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy quân đội sẵn lòng để các cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp tục và ngay cả phát triển miễn là theo phương cách ôn hòa, ngay cho dù điều đó đưa tới sự xụp đổ của ông Mubarak.
Nếu vị tổng thống 82 tuổi này mất sự ủng hộ của quân đội thì đó có thể là một đòn quyết tử đánh vào sự cai trị của ông. Trong mấy ngày qua, chiến xa và binh sĩ đã bao vây Quảng Trường Tahrir, giữ cho các cuộc biểu tình chống chính phủ ở trong khu vực nhưng không làm gì để ngăn cản dân chúng vào tham gia biểu tình.
Phát ngôn viên quân đội, ông Ismail Etman cho hay quân đội “không và sẽ không dùng vũ lực để chống lại công chúng” và nhấn mạnh rằng “quyền tự do bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa được bảo đảm đối với tất cả mọi người.” Ông nói tiếp, tuy nhiên, các người biểu tình chống đối không nên có bất cứ hành động nào làm nguy hại an ninh quốc gia hay hư hại mọi tài sản (của dân chúng hay nhà nước).
Một lệnh giới nghiêm được áp dụng trong 4 ngày qua đã bị mọi người làm lơ. Các ngân hàng, trường học và thị trường chứng khoán tại thủ đô Cairo bị đóng cửa sang ngày thứ nhì, làm cho thiếu tiền mặt lưu hành. Hàng dài người xếp hàng trước các tiệm bánh trong khi các tiệm đang có làm thêm bánh.
Phi trường quốc tế Cairo là một cảnh tượng rối loạn khi hàng ngàn người nước ngoài đang tìm cách chạy trốn sự bạo động, và các quốc gia trên thế giới đang vội vã tìm mọi cách gửi máy bay tới để chở các công dân của họ ra khỏi Ai Cập.
AP phóng viên Sarah El Deeb, Lee Keath và Michael Weissenstein tại Cairo đóng góp vào bản báo cáo này.
Nguyễn Tường Tâm dịch từ nguyên bản tiếng Anh
© Đàn Chim Việt
Nhảm.
Xem những gì đang diễn biến thì việc nhà báo cho rằng quân đội không đàn áp biểu tình có nghĩa là quân đội không ủng hộ ông Mubarak là không chính xác. Sự hiện diện của quân đội trong thủ đô là để bảo đảm người biểu tình không thể làm gì xa hơn là biểu tình ngoài đường phố. Nếu người biểu tình tiến đến dinh tổng thống để xông vào mà bắt giết ông ta hay xông vào các tòa nhà của chính phủ thì sẽ bị quân đội cản lại. Nay với sự xuất hiện của hàng ngàn người ủng hộ ông Mubarak đánh nhau với người biểu tình cùng với việc ông Mubarak tuyên bố sẽ không ra tranh cử cho thấy chiến thuật của ông Mubarak là không công khai đàn áp nhưng dùng các biện pháp mềm dẻo hơn để những người biểu tình dần dần mất khí thế. Việc để cho biểu tình kéo dài làm cho người dân chán những người biểu tình và muốn trở lại đời sống bình thường để mở cửa tiệm mà làm ăn. Nhất là những người thấy việc ông Mubarak bằng lòng thôi cầm quyền là đã đủ, không cần phải biểu tình nữa. Những người biểu tình trước đây đòi ông Mubarak phải ra đi, nay ông Mubarak nói rằng ông sẽ ra đi thì những người biểu tình không còn lý do gì mà kéo dài biểu tình mãi. Điều mà ông Mubarak muốn có lẽ là hạ cánh an toàn như ông Suharto ở Indonesia đã làm.