Những nét đặc sắc của cuộc nổi dậy thắng lợi ở Tunisia
Cuộc nổi dậy đầu năm 2011 thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại của nhân dân Tunisia đang có tiếng vang sâu rộng trên toàn thế giới.
Đây là một sự kiện tất yếu, lại hoàn toàn bất ngờ, không một ai dự đoán trước.
Một thắng lợi lịch sử vì không những viên tổng thống độc đoán, tham nhũng gia đình trị bị hạ bệ, phải bỏ chạy ra nước ngoài, mà toàn bộ chính quyền độc đảng cũ của Ben Ali cũng bị hạ bệ, 200 viên chức cao cấp tay chân của Ben Ali bị truy nã về những tội tham nhũng, đàn áp.
Có tin viên tướng Công an Ali Senati đã về hưu cũng bị bắt giữ về những tội tham nhũng, đàn áp đẫm máu do hắn gây ra.
Nguyên Bộ trưởng nội vụ Abdallah Kallal cũng bị bắt giữ vì bị tố cáo từng tham gia tra tấn, hành hạ các nhà dân chủ, các nhà báo đối lập, chờ ngày ra tòa.
Chính phủ lâm thời ban bố tự do truyền thông và báo chí, hàng loạt báo mới xuất hiện trong một tuần nay, được xã hội tìm mua hết sạch mỗi buổi sang. Theo điều tra của báo Đức, nhân dân thủ đô Tunis trở nên dân nghiện đọc báo số một của thế giới. Đài truyền thanh tư nhân mới mẻ Mosaique FM phát đi 4 buổi mỗi ngày mấy ngày đầu, nay buộc phải phát suốt ngày và đêm, cứ 3 giờ lại có bản tin mới. Tunisia bị xếp ở hàng cuối về tự do báo chí, mấy ngày nay nhảy lên hàng đầu, theo xếp hạng của RSF (Reporter sans frontières). Đây cũng là thắng lợi lịch sử nữa.
Một ý nghĩa lịch sử quan trọng khác là lần đầu tiên một nước Ả-rập và Hồi giáo lảm cách mạng hòa bình, ôn hòa, không bạo động, lật đổ một chính quyền độc đoán – độc đảng – tham nhũng – cảnh sát trị, để 60 ngày nữa tổng tuyển cử tự do bầu ra quốc hội dân chủ đa nguyên đa đảng đầu tiên, mở đầu kỷ nguyên mới cho đất nước.
Một đất nước nhỏ với hơn 10 triệu dân đang nêu một tấm gương sáng lôi cuốn nhân dân các nước láng giềng theo kinh nghiệm của mình để đòi lại tự do và nhân quyền. Nhân dân Yemen cựa mình; nhân dân Algeria nổi giận; nhân dân Libya bất bình; Vương quốc Oman và Vương quốc Jordanie lo sợ; nhân dân Ai Cập phẫn nộ xuống đường hảng ngàn, hàng vạn người buộc tổng thống Mubarak phải cải tổ chính phủ…, tất cả đều do sự kiện Tunisia tác động, làm cho bộ mặt các nước Ả-rập thay đổi theo dây chuyền, sớm hay muộn tùy theo so sánh lực lượng trong từng nước. Mọi sự không còn như trước. Đây lả cú hích lịch sử mang tên kiểu cách Tunisia, kiểu mẫu Tunisia – la mode Tunisienne, le style Tunisien – được các nhà chính trị, nhà lịch sử, nhà thời sự quốc tế nghiên cứu, mổ xẻ, nhận định.
Rải rác trên các báo Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc… có những bài phóng sự, ghi nhanh, ảnh thời sự nóng hổi từ Tunis gửi ra thế giới.
Báo chí trong nước ta, theo “gương” báo Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, đến nay vẫn im lặng, không cần nói đến những gì xảy ra ở Tunisia hơn 1 tháng nay, theo định hướng xã hội chủ nghĩa về truyền thông. May thay, có mạng Anh Ba Sàm, mạng Bauxite.vn… quan tâm đưa tin phong phú, khách quan, kịp thời.
Một nét đặc sắc của cao trào nổi dậy ở Tunisia là vai trò của internet, của Face-book, của phone cầm tay, trong tay sinh viên, học sinh, nhà kinh doanh vừa và nhỏ. Họ liên kết với nhau thành từng nhóm, theo từng quận, khu phố, định hướng cho quần chúng tự phát, nêu lên các yêu cầu, các khẩu hiệu chính, các con đường tuần hành, các địa điểm tập trung bất ngờ, linh hoạt. Mỗi tối lại rút kinh nghiệm nhanh, gọn, trên internet, qua “chat” với nhau, quyết định kế hoạch hành động cho ngày hôm sau.
Quân đội Tunisia được huy động dần, nhưng nói chung đứng trung lập, vả có bộ phận ngả theo nhân dân. Chỉ có vài đơn vị chống nổi dậy chuyên đàn áp có nổ súng lác đác 2 buổi rồi chuồn sạch trước khí thế của quần chúng. Nhiều nơi khi bị cảnh sát đàn áp, nhân dân ùa nhau vào lánh nạn trong các doanh trại quân đội.
Trong doanh trại họ cùng nhau hát những bài ca dân tộc, yêu nước, giải khát, ăn uống cùng nhau.
Nhiều cha mẹ, anh chị em binh lính tham gia.
Nhân dân chủ động phân hóa quân đội với cảnh sát, ca ngợi quân đội là lực lượng yêu nước, có sứ mạng bảo vệ dân, gọi quân đội là chúng ta, phía ta, gọi cảnh sát là chúng nó, phía chúng nó, phía kẻ thù hại dân, đàn áp dân, nổ súng vào dân tay không, giết dân.
Khi xe tăng quân đội xuất hiện, nữ thanh niên, nữ sinh viên mang biểu ngữ “quân đội bảo vệ cuộc sống của dân”, ôm bó hoa ra trước mũi súng, còn quàng vòng hoa nhài lên cổ người lái xe tăng, leo lên chụp ảnh kỷ niệm. Xe tăng quay cả về doanh trại.
Một nét đặc sắc nữa là lực lượng nổi dậy biết phân hóa giữa sĩ quan và lính cảnh sát, an ninh. Họ chĩa mũi nhọn vào bọn tướng, đại tá, trung tá cảnh sát, tranh thủ sỹ quan cấp dưới, nhất là cấp úy và binh lính.
Nhiều truyền đơn gửi riêng cho lực lượng cảnh sát chỉ rõ những việc làm bất nhân, tham nhũng của tướng và sỹ quan cấp cao, cuộc sống nghèo khó, vất vả đầy khó khăn của binh lính và gia đình, kêu gọi anh em thuơng yêu nhân dân, bảo vệ nhân dân, chống bất công xã hội. Một nhóm sinh viên văn khoa, luật khoa, khoa truyền thông – báo chí, kinh tế – tài chính Đại học Quốc gia Tunis lập ra tổ đặc nhiệm sưu tầm về thu nhập, chi tiêu, tài khoản tăng giảm của 6 viên tướng cảnh sát- an ninh và của các bộ trưởng bị tố cáo về tài sản bất minh, lập thành hồ sơ pháp lý, một phần gửi cho các phóng viên quốc tế, và công bố trên một số truyền đơn.
Kết quả rất cụ thể. Bọn tướng cảnh sát an ninh mất uy thế, danh dự, không dám vác mặt ra đường, vào các nhà hàng. Lính cảnh sát tham gia hàng ngũ biểu tình ngày càng nhiều. Trong những ngày cuối 15, 16/1, hàng trăm lính cảnh sát lập thành hàng ngũ biểu tình riêng, giương cao biểu ngữ đòi tăng lương, tăng phụ cấp, đòi được phân nhà ở cho gia đình, gắn bó máu thịt với nhân dân…
Tunisia là một dân tộc trẻ. Tuổi trung bình của dân cư là 27. Thanh niên Tunisia có truyền thống ham học. Nền đại học Tunisia được xếp vào hàng đầu lục địa này.
Có thể nói cuộc Cách mạng Hoa Nhài mang sâu đậm dấu ấn của tuổi trẻ, của trí thức, mang nhiệt huyết của tuổi hoa niên, gắn bó với thời đại dân chủ quốc tế, tận dụng thành tựu kỹ thuật truyền thông hiện đại nhất – computer-internet-Facebook-cellphone – một cách phổ biến, linh hoạt, có hiệu quả cao, lại biết tranh thủ, phân hóa, cô lập thế lực đàn áp một cách cụ thể thông minh.
Bài học lớn cuối cùng của cuộc cách mạng Hoa Nhài là: một chế độ độc đảng độc đoán dù hung hãn, bóp nghẹt báo chí, dù giữ độc quyền truyền thông, tham nhũng tập thể, làm giàu bất minh, chia chác đặc lợi theo phe nhóm lợi ích riêng, khi bị nhân dân nhận rõ mặt, vẫy gọi nhau xuống đường ngày càng đông đảo, thì thắng lợi của nhân dân là chắc chắn.
Blog Bùi Tín, VOA
Tác giả BT sống ở Pháp thì biết Pháp có câu”Comparaison n’est pas raison”(So sánh không nghĩa là hợp lý),mà giữa tình hình các ông độc tài”rằn ri” Ả ~Rạp(Ben Ali và Moubarak đều là tướng cướp quyền của dân sự.rồi cới áo rằn ri làm TT trong 20,30 năm,lâu hơn các tướng tá miền Nam VN trước 1975!),và các nhà độc tài đảng trị VN chỉ làm 2 nhiệm kỳ(10 năm),rồi nghỉ hưu làm”Thái thương hoàng” (như M.A quỷ!),thì thấy VN khôn hơn nhiều,vì họ nắm đầu(vì TBT là Quân ủy),và nhốt
“bộ đội cụ Hồ)trong chuồng lính,không cho xổng chuồng ra làm đảo chính,hay”chỉnh lý”lẫn nhau như thời VNCH!
Ngay sau vụ nổi dậy”hụt”tại Tiền An Môn bên Tầu,các”rằn ri”đỏ ở VN cũng không dám động đậy,thì bây giờ họ cũng không dám theo gương những”rằn ti”Ả Rạp đâu!Phải đi tìm gương khác vậy!?
Kính bác Bùi Tín và chị MVH ! Chuyện gì đến chắc chắn sẽ phải đến cho một Việt-Nam Mới Dân Chủ Tự Do. Nhân dân VN đã phải oằn mình chịu đựng quá mức với muôn vàn cay đắng trong nỗi sợ hãi do lực lượng Công An VN nhiều như đỉa & nhà tù được xây nhiều hơn các bệnh viện của ĐCSVN tạo ra để hãm hại người yêu nước và đàn áp toàn diện. Công An và nhà tù đã được ĐCSVN dùng làm thứ vũ khí giết người yêu nước ,đối lập ôn hòa trong suốt chiều dài lịch sử cận đại kể từ khi HCM và bè lũ tay sai cướp công ĐỘC LẬP 1945.Sự thắng lợi của Tunisia và các diễn biến đang dồn dập nổ ra tại xứ Ả-rập & các nước trong vùng đã vô tình biếu tặng,cho không ĐCSVN một món quà vô giá. Công An và nhà tù không thể là thứ vũ khí mạnh để bảo vệ ĐCSVN như họ vẫn tự hào trong mọi cuộc đàn áp Dân Chủ & Tự Do nữa.Hãy nhìn các biến động tại TUNISIA,Ả RẬP để khẳng định điều vừa nêu.Trong suốt thời gian kể từ khi có biến cố tại TUNISIA cho đến ngày hôm nay,câu hỏi được đặt ra: liệu ĐCSVN đã CẢM NHẬN được những sợ hãi,âu lo của những tên tội phạm mà số phận ĐCSVN sẽ gần như tương tự đồng minh độc tài tại TUNISIA, Ả RẬP ??? Đừng để nước đến đầu gối mới nhảy của các vị NPT,TTS,NTD,LHA cùng đồng bọn trong bộ chính trị vừa được “PHONG THÁNH” taị ĐH XI. Đặc biệt là lực lượng CA và Cơ Động. Biến cố Thiên An Môn mãi mãi là một sự Ô NHỤC của ĐCSTQ. Không môt chế độ độc tài nào trên thế giới có thể tồn tại &ổn định khi lòng dân đã MẤT NIỀM TIN với CHẾ ĐỘ ĐỘC ĐẢNG tại VN Cựu chủ tịch quôc hội NGUYỄN VĂN AN đã thẳng thắn nêu rõ sự độc đảng đẻ ra một bầy quan tham : VUA TẬP THỂ. Điều 4 trong HPVN đã đẻ ra rất nhiều Vua. Trong mọi sinh hoạt của dân đều bị các Vua từ trung ương xuống tới địa phương bóc lột tận xương tủy khi có thể .. .Các cuộc tụ họp đông người biểu tình khiếu kiện đòi đất đi tìm công lý từ thủ đô Hà Nội vào tận Sài Gòn và những biến động khác tại nhiều địa phương đã là những dấu hiệu bắt đầu của TUNISIA,AI CẬP….ngay.tại VN. Sự uất hận do bất công và lòng căm phẫn trong dân tại VN dành cho ĐCSVN đã & đang cháy một cách âm ỉ tựa các núi lửa sắp thức dậy,và chỉ chờ một chấn động nhỏ có liên kết để tiễn đưa ĐCSVN và lăng tẩm HCM đi vào thùng rác của lịch sử Việt. Kính chúc bác Bùi Tín và chị MVH luôn mạnh khỏe, lạc quan để người Việt năm châu có được những bài viết đầy tính đấu tranh cho một VIỆT NAM MỚI- DÂN CHỦ- TỰ DO. Kính, Đạo Nhân
Cám ơn Bác Bùi Tín vì Bác chịu khó đút kết tin tức các nơi viết bài đưa tin khá chính xác.
Người dân Tuninia sống dưới chế độ độc tài, độc đảng, công an trị giống xứ mình quá. Họ khổ gần chêt. . . . trong khi đó người dân mình thì có cảm giác ” sướng gần chết ” nên chờ thời. . . . . . chờ thời cho đến khi gần sấp hết thở mới chịu ” dậy mà đi ”
Tôi mong ngày hết sợ đến với khối quần chúng ” sướng gần chết ” trong đó có tôi để cho tôi cơ hội đóng góp và đền ơn đất nước.
Những bài viết của Anh rất hay và thiết thực.Súc tích , dễ hiểu,chân thực và hưng phấn hợp với nhiều đối tượng đặc biệt cũng cố lòng tin cho người đọc và có thêm những bài học kinh nghiệm khi tình huống xảy ra.Mong Anh có nhiều bài viết chú trọng nhiều đối tượng học sinh sinh viên hơn.Chúc Anh nhiều sức khỏe để cống hiến nhiều hơn cho nhân dân Việt Nam.
Gio da xoay chieu, su thay doi tat yeu dang den gan.
Hoi dong bao, hay dung len danh lay tu do-chinh nghia va cuoc song cho minh!
Anh Ba Dung va cac “dong chi CSVN” dang vua an Tet vua run.
“Mèo kêu BÁ TÁNH lao xao,
Ðến chừng rồng rắn máu đào chỉnh ghê.
Con ngưạ lại đá con dê,
Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao.
Khỉ kia cũng bị xáo xào,
Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng.”
Ngày nào đó mà dân Việt nổi dậy thì cái mả của Hồ Chí Minh và những bọn như Lê Duẫn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Tố Hữu,… sẽ bị nhân dân miền Bắc cày xới lên để trả thù những vụ Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Cướp nhà cướp đất,…