WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xuất hiện quan điểm về thời hậu Mubarak

Tác giả: Lee Keath, Nguyễn Tường Tâm chuyển ngữ từ bản tin của hãng thông tấn AP

CAIRO –Một cuộc tập trung mới trong ngày thứ Sáu với gần một trăm ngàn người chống chính phủ tại thủ đô Cairo và các hoạt động ngoại giao hậu trường của chính phủ Hoa Kỳ Obama đã đặt thêm áp lực lên tổng thống Ai cập Hosni Mubarak đòi ông phải mau chóng ra đi và cho phép một chính phủ lâm thời tức khắc đi trên tiến trình dân chủ.

Một đường phố ở Egypt

Hai ngày xung đột loạn đả giữa những người chống và ủng hộ chính phủ làm thiệt mạng 11 người trong tuần này dường như đã thúc đẩy Hoa Kỳ đi tới kết luận rằng một Ai Cập với ông Mubarak cầm quyền có khả năng bất ổn hơn là nếu không có ông ta.

Tổng thống Hoa Kỳ Obama nói rằng các cuộc thảo luận bắt đầu tại Ai Cập bàn việc trao chính quyền và ông kêu gọi “một thời gian chuyển tiếp bắt đầu bây giờ.”

Tổng thống Obama nói tại thủ đô Washington rằng, “Chúng tôi muốn thấy thời điểm xáo trộn này trở thành một thời điểm của cơ hội,” mặc dù ông không rõ ràng kêu gọi ông Mubarak từ chức ngay tức khắc.

Tuy nhiên các viên chức Hoa kỳ cho hay chính quyền Hoa Kỳ đã đánh giá rằng ông Mubarak phải ra đi sớm nếu cuộc khủng hoảng kết thúc một cách ôn hòa.

Mubarak trong cuộc gặp Obama trước kia

Một viên chức Hoa Kỳ giấu tên cho hay theo một đề nghị của Hoa Kỳ, ông Mubarak sẽ từ chức và trao quyền cho một chính phủ lâm thời được quân đội hỗ trợ lãnh đạo bởi phó tổng thống Omar Suleiman mới được tổng thống Mubarak đề cử. Chính phủ này sẽ chuẩn bị một cuộc bầu cử tự do và công bằng trong năm nay.

Điều đó phù hợp với các đòi hỏi của những người chống chính phủ. Nhưng một khác biệt quan trọng là thời biểu. Ông Mohamed ElBaradei, khôi nguyên giải Nobel, một trong các nhà lãnh đạo của những người chống đối chỉ trích kế hoạch của chính phủ muốn cải cách hiến pháp trong vòng năm tháng và tổ chức bầu cử tổng thống vào tháng 9 và nói rằng như thế quá vội vã. Ông ElBaradei nói, phải cần nguyên một năm để chính phủ chuyển tiếp nới lỏng một cách hữu hiệu sự độc quyền chính trị đã ăn sâu bám rễ của đảng cầm quyền trước khi có thể tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ thực sự. Đảng cầm quyền đã xiết chặt mọi đối thủ bằng bầu cử gian lận, bằng các luật lệ bầu cử có lợi cho họ, kiểm soát mọi mặt, ban bố luật tình trạng khẩn cấp và kiểm soát truyền thông.

Nói về thời biểu của chính phủ chuyển tiếp ông ElBaradei nói, “ Người dân không có ngu…Đó không phải là mong muốn thực sự để đi tới cải tổ.” Ông nói rằng Mubarak phải “nghe rõ ràng tiếng nói từ người dân và ra đi trong danh dự.”

Ông Suleiman và Thủ Tướng Ahmed Shafiq hứa hẹn sẽ không có hành động nào chống lại những cuộc biểu tình chống đối. Lệnh giới nghiêm được áp dụng một tuần qua đã được nới lỏng ngày thứ Sáu, có hiệu lực từ 7 giờ tối tới 6 giờ sáng.

Các đụng độ tại Quảng Trường Tahrir đã khiến số tử vong kể từ ngày 25 tháng 1 lên tới 109 người. Trong số đó có một phóng viên của một nhật báo của chính quyền bị bắn sẻ vào cuối tuần qua trong khi đang thu hình các cuộc đụng độ từ ban-công nhà ông ta và thiệt mạng vào ngày thứ Sáu. Đó là nhà báo đầu tiên thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng này.

Không giống những cuộc chống đối mấy ngày trước, bầu không khí ngày thứ Sáu tại Quảng Trường Tahrir có vẻ thoải mái. Nhiều người mang tới bánh mới làm, nước uống và trái cây, và nhiều người xếp hàng dài quanh những chiếc bàn phân phát nước trà. Các nhân vật nổi tiếng trong giới điện ảnh và truyền hình Ai Cập cũng tham gia tuần hành, trong đó có Sherihan, một người đẹp điện ảnh từ thập niên 1980 tới đầu thập niên 1990.

Vào buổi sáng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hussein Tanawi viếng thăm quảng trường, đó là nhân vật cao cấp nhất của chính phủ làm như vậy. Ông xem xét các vị trí đóng quân ở đó và đi lẫn vào với những người biểu tình, cố thuyết phục họ rằng hầu hết các đòi hỏi của họ đã được đáp ứng và họ nên về nhà.

Ông Amr Moussa, lãnh tụ tổ chức Liên Đoàn Ả Rập (Arab League) cũng tới quảng trường dường như để thăm dò việc tranh cử vào chức vụ tổng thống. Phái đoàn của ông được những người chào đón hô to, “Chúng tôi muốn ông làm tổng thống, chúng tôi  muốn ông làm tổng thống!” Ông Moussa trước kia là bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ Mubarak, có tiếng là một chính trị gia lão thành, được ca ngợi bởi những lời lẽ cứng rắn chống Israel.

Trong một dấu hiệu cho thấy quân đội, lực lượng mạnh mẽ nhất Ai Cập, ủng hộ biểu tình, các binh sĩ tại cửa ra vào quảng trường Tahrir kiểm soát chứng minh nhân dân để ngăn chặn cảnh sát mặc thường phục và những thành viên đảng cầm quyền. Chính những người biểu tình cũng lập một vòng kiển soát khác bên trong khu vực đã được quân đội ngăn chặn.

Mặc dù có những kêu gọi ông Mubarak ra đi ngay tức khắc, Thủ tướng Shafiq đã nói với đài truyền hình Al-Arabiya rằng điều đó “không thể được.” Ông ta nói, “Việc ông Mubarak ở lại làm tổng thống là một nguồn an ninh cho quốc gia.”

Trong cố gắng đưa ra một sự chuyển tiếp với ông Mubarak vẫn còn tại vị, Phó Tổng thống Suleiman đã đề nghị thảo luận với tất cả mọi lực lượng chính trị về việc thay đổi hiến pháp để bảo đảm một cuộc bầu cử tự do. Ông Mubarak đã cho biết ông sẽ không ra tái tranh cử tổng thống.

Phó tổng thống Suleiman nói rằng đã mời các nhà lãnh đạo chống chính phủ kể cả kẻ thù hàng đầu của chính quyền là tổ chức Huynh đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood). Điều đó quan trọng, cho thấy nhóm quá khích bị ngăn cấm này có thể được phép đóng vai trò chính trị công khai trong thời hậu Mubarak.

Các nhận định của ông ElBaradei phản ảnh quan điểm của hầu hết những người chống đối rằng trừ khi ông Mubarak ra đi và một chính phủ chuyển tiếp bao gồm nhiều thành phần được hình thành, chế độ này sẽ cố giới hạn cải cách để duy trì việc nắm quyền. Những người chống đối cho rằng chính phủ của thủ tướng Shafiq không có tính chính đáng, vì được ông Mubarak chỉ định ngay sau khi các cuộc biểu tình chống đối bùng nổ ra.

Phó tổng thống Suleiman đã nói về việc thay đổi hiến pháp để bảo đảm việc tổ chức công bằng các cuộc bầu cử và nới lỏng các giới hạn qui định ai có thể tranh cử tổng thống và áp đặt một giới hạn về nhiệm kỳ cho chức vụ tổng thống.

Trong khi đó ông ElBaradei và những người lãnh đạo biểu tình khác đòi hỏi hơn thế nữa. Họ muốn chấm dứt việc áp dụng luật khẩn cấp là đạo luật ban cho lực lượng an ninh một quyền lực gần như vô hạn và đòi hỏi tự do nhiều hơn để thành lập các tổ chức chính trị. Hiện nay muốn thành lập một đảng mới cần phải có sự chấp thuận của đảng cầm quyền của ông Mubarak. Kết quả là, các đảng đối lập hiện hữu hầu như chỉ là cái vỏ bề ngoài chứ không có được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng hay các tổ chức.

Theo bản tin mới nhất sáng ngày 5/2 của phóng viên  SARAH EL DEEB, Associated Press các binh sĩ Ai Cập bố trí ở vòng ngoài quảng trường Tahrir đã cố giải tỏa một vài con đường, di chuyển các xác xe hơi bị đốt cháy đen và các gạch ngói, di sản của các cuộc xung đột lớn trên đường phố trước đó trong tuần.

Các nhà lãnh đạo đối lập cho hay cuộc chống đối sẽ không chấm dứt cho tới khi ông Mubarak rời chức vụ. Trong một cố gắng rõ ràng nhằm tự củng cố, các nhà lãnh đạo chống đối cho hay các cuộc tập trung chính tại Quảng Trường Tahrir sẽ diễn ra vào hai ngày thứ Ba và thứ Sáu trong tuần.

Các người chống đối thề sẽ tiếp tục tập trung cho tới khi ông Mubarak ra đi, và họ dường như tràn ngập cảm nghĩ chiến thắng và gia tăng quyết tâm sau khi đã đẩy lui các phần tử bạo động ủng hộ chế độ tấn công Quảng Trường Tahrir vào ngày thứ Tư, tạo ra 48 tiếng đồng hồ đầy bạo động và rối loạn, trong đó những phần tử ủng hộ ông Mubarak, một số cưỡi ngựa và lạc đà, đã ném gạch đá, gậy sắt và bom săng và bắn hàng loạt súng tự động.

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Xuất hiện quan điểm về thời hậu Mubarak”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Ai Cập đang đứng trên bờ vực của khủng hoảng rất đáng báo động.Nhóm Huynh đệ Hồi giáo chưa gì đã tự lộ mặt nạ công khai lợi dụng tình hình đòi tự do dân chủ để xây dựng một nhà nước Hồi giáo,tức là sẽ áp dụng những luật lệ HG.khắc nghiệt ra đời từ thời trung cổ.
    Trong qúa khứ,dân chúng nước này từng trải qua chế độ xã hội chủ nghĩa dưới thời Nasser và thời gian mấy năm nay đều xảy ra các vụ khủng bố du khách Tây phương.Vừa ít nhiều chịu ảnh hưởng CS.vừa Hồi giáo cực đoan,do đó mức độ chống Mỹ được nhân lên gấp mấy lần dưới sự tác động của Muslim Brotherhood (Huynh đệ HG.) nói trên.Tình hình thế giới sẽ đi đến những xung đột không thể dự đoán trước được và không chừng sẽ khó tránh một cuộc chiến khởi đầu từ lò lửa TrungĐông.
    Nếu Ai Cập trở thành Iran thứ 2 thì Do Thái có nguy cơ bị tận diệt như Iran từng phát biểu công khai
    và để sống còn,Do Thái chỉ có con đường đánh phủ đầu.Trong tình hình như thế,chiến tranh sẽ bùng
    nổ không phải giới hạn trong vùng Trung Đông mà có thể lan rộng đến mức toàn cầu chăng ?

  2. Change Nation says:

    Đất nước này; các cuộc biểu tình này,và con đường ra đi của T.T Mubarak phải bỏ nước ra đi…
    để lại những đống rác to lớn khắp nơi tạ công trường Libertial Square, và kinh tế thâm thủng…khiến cho Hoa-kỳ có nhiều việc phải làm,và cũng là giải quyết được nạn thất nghiệp tại Mỹ.
    Nhìn cảnh của Ai-Cập; nhớ lạ́i VNCH…. sau khi T.T NDD bị bức tử xong; thì Mỹ đổ quân vào VN ào ạc; và thay thế ông này; hết ông kia chỉ trong vòng một vài tháng; rồi một vài tháng…
    Không biết tình trạng ày; nó có phải là màn cũ sọan lại ?

Phản hồi