Một Blog được mua với giá 315 triệu USD
LTS: Trong những năm gần đây, phong trào chơi Blog ở Việt Nam rất phát triển. Nhiều Blogger đã làm chức năng của báo chí và họ có lượng người đọc khiến nhiều tờ báo có ban bệ đàng hoàng, được đầu tư cơ bản phải ghen tỵ. Liệu một ngày nào đó, một blog nào đó ở Việt Nam có thể bán được với giá hàng trăm ngàn đô la không? Có thể lắm chứ. Một blog của nhà báo Mỹ gốc Hy Lạp vừa được chào mua với giá 315 triệu USD và chủ nhân của nó sẽ tiếp tục làm Tổng biên tập.
————————————–
Từ một trang blog cá nhân của Arianna Huffington, nhà báo Mỹ gốc Hy Lạp, Huffington Post trở thành tâm điểm của các tranh luận chính trị Hoa Kỳ, và nay được tập đoàn AOL mua lại với giá 315 triệu đô la.
Dự kiến việc chuyển giao quyền sở hữu sẽ hoàn tất vào tháng 3 hoặc 4/2011, tùy theo quyết định của giới chức Mỹ quản lý về các vụ mua bán trong ngành truyền thông.
Tuy thế, theo bà Arianna và người cùng sáng lập, Kenneth Lerer, blog Bấm Huffington Post sẽ vẫn tiếp tục việc đưa tin, từ tin đồn thổi trong giới danh nhân, văn nghệ sĩ, đến tin chính trị hành lang Washington.
Bà Arianna Huffington sẽ nắm luôn chức tổng biên tập của Huffington Post Media Group được lập ra với vốn của AOL.
Quan điểm nghiêng về phía tả của trang blog này cũng sẽ không đổi, theo lời các nhân vật chủ trương.
Các mục ẩm thực, nấu bếp, văn học cũng sẽ vẫn được tiếp tục.
Ra đời năm 2005, trang này đã có những khách mời ‘thứ dữ’ viết cho như Barack Obama, Hillary Clinton, Madonna.
Đây hiển nhiên là một trong các lý do vì sao trang blog, thường được người Mỹ gọi là HuffPo, trở nên thành công đáng ngạc nhiên.
Nhưng điều khiến blog này ăn khách còn là vì nó tạo dựng được một lượng đông đảo thân hữu trên mạng, kết nối và đóng góp ý kiến, quan điểm, bình luận.
Ước tính mỗi tháng HuffPo đăng tới 4 triệu lời bình luận khác nhau, trở thành ‘mỏ vàng’ cho ai muốn tìm hiểu không khí chính trị Mỹ.
Hiện trang này đã thu hút nhiều người đóng góp ở dạng blog kết nối, hoặc bài bằng video (vlog).
Ước tính trong vòng sáu năm qua, HuffPo đã có 25 triệu bạn đọc thường xuyên hàng tháng trên toàn cầu.
Nay, tập đoàn truyền thông AOL có tham vọng dùng HuffPo làm căn cứ để xây dựng dịch vụ ‘khổng lồ’ với số khách hàng họ muốn đạt được là 270 triệu người dùng một tháng.
The Observer tặng cho bà Arianna Huffington danh hiệu ‘blogger nhiều quyền lực nhất thế giới’
‘Đầy quyền lực’
Nhưng thành công của HuffPo không thể có nếu nó không phải là con đẻ của bà Arianna Huffington.
Được báo Anh, tờ The Observer tặng cho danh hiệu ‘blogger nhiều quyền lực nhất thế giới’, bà ra đời ở Hy Lạp, có tên là Arianna Stassinopoulos trong một gia đình bố là chủ báo.
Tốt nghiệp đại học Cambridge, bà sang Mỹ làm báo và lấy chồng là một chính trị gia.
Trang blog bà lập ra ban đầu chỉ mang tính cá nhân nhưng dần nổi tiếng từ dịp ông Barack Obama ra tranh cử tổng thống năm 2008.
Cách đưa tin và quan trọng hơn là cách tạo ra một mạng liên kết cho người cùng thế hệ, chia sẻ sở thích và quan tâm chính trị Mỹ khiến trang Huffington Post trở thành điểm đến không thể thiếu của chính giới Washington.
Nay, trang này đã phát triển thành một mạng lưới, với cú làm ăn mới nhất là chuyên trang về Brazil.
Đây là lần đầu tiên Huffington Post vươn ra nước ngoài dù rằng trang chính ở Mỹ đã có nhiều chuyên mục về các nước.
Chẳng hạn ngoài chủ đề Cuộc chiến Việt Nam thường xuyên được nhắc lại thì Huffington Post cũng có Bấm chuyên trang về Việt Nam.
Bài về vụ ông Bấm Christian Marchant bị xô đẩy ở Huế cho đến hôm 7/1 đã thu hút 468 bình luận.
Nhưng cách phát triển của trang blog này cũng không chỉ dựa vào chính trị.
Năm ngoái, Huffington Post liên kết với cây bút Nora Ephron ở Hollywood để ra chuyên mục tập trung vào chủ đề ly hôn.
Hiện cũng có những ý kiến e ngại về khả năng thành công của thương vụ mới này do AOL chủ trương.
Ông Steve Case, người đồng sáng lập AOL, nói trên trang Twitter của mình rằng vụ liên kết không thành với Time-Warner là điều cần chú ý.
Hồi 2000, tập đoàn AOL đã kết hợp với Time-Warner nhưng không đạt kết quả mong muốn và hai bên lại phải chia tay năm 2009.
Nguồn: BBC
MỤC ĐÍCH SỐNG CỦA NHÀ DOANH NGHIỆP VÀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ GIAI CẤP XÃ HỘI
Đời sống của con người luôn luôn phải dựa vào nền tảng vật chất, đó là lẽ khách quan, rõ ràng và tự nhiên. Con người cá nhân hay bản thân xã hội đều là những thực thể hiện thực, nếu không dựa vào nền tảng vật chất khách quan thì còn dựa vào cái gì. Đó chỉ là điều quá giản đơn, hiển nhiên, đến cả trẻ em cũng phải biết. Ý nghĩa trước tiên của vật chất là sự tồn tại của thân xác, cũng từ đó ý nghĩa thứ sinh là chỉ có những vật thể cụ thể mới có thể đáp ứng trực tiếp, tự nhiên cho các nhu cầu cần thiết của chính thân xác vật chất đó, nhằm bảo vệ, duy trì, kể cả nâng cao chính ý nghĩa và chất lượng của cuộc sống, chỉ là điều hoàn toàn tự nhiên, không có gì phải thắc mặc hay cần phải thảo luận. Thế nhưng trong cuộc đời, không bất kỳ cá nhân nào có thể tự mình cung ứng tất cả mọi nhu cầu tự nhiên, cần thiết cho chính mình. Đây là ý nghĩa chung của xã hội, vì không một cá nhân nào có thể tự tách ra khỏi xã hội để sống được hoàn toàn biệt lập theo ý mình. Ý nghĩa xã hội đã trở thành khách quan khi con người tách ra khỏi thế giới tự nhiên để có được cuộc sống nhân văn, tức đời sống văn minh và văn hóa.
Nói như vậy để thấy rằng mọi vật thể cần thiết đến được với con người đều là sản phẩm của xã hội, tức của rất nhiều người kết hợp làm ra, ấy là chưa nói đó cũng là kết quả của tất cả mọi người qua tiến trình phát triển chung của toàn bộ lịch sử, mà không phải chỉ do riêng biệt các cá nhân hay thậm chí những nhóm cá nhân cụ thể nhất định nào. Đấy, nguyên tắc cơ bản về xã hội là như vậy. Điều này không những đúng ngay trong những cộng đồng người đầu tiên, ngay từ thời thượng cổ, qua tất cả mọi thời đại, kể cả trong ngày nay và mãi mãi sau này. Nguyên tắc xã hội là nguyên tắc khách quan, tự nó đã có sẳn một cách tự nhiên, chẳng có gì ghê gớm hay cần phải làm ầm ỉ cả. Thế nhưng, nếu nguyên tắc xã hội là khách quan, nguyên tắc phát triển cũng vẫn là khách quan, tự nhiên, bởi vì nó gắn liền với yêu cầu và bản thân tự nhiên của nguyên tắc xã hội, cả hai không thể tách riêng, hay nói đúng ra bản thân cả hai cũng chỉ là một. Không thể một cá nhân riêng lẻ nào lại phát triển được đầy đủ cho mình. Ý nghĩa phát triển luôn luôn là ý nghĩa tự nhiên chung của toàn xã hội. Tuy con đường phát triển đó có khi là con đường zíc zắc, không phải bao giờ cũng trơn tru, có khi thoái hóa, thụt lùi, nhưng rồi kết quả phát triển chung vẫn luôn luôn tiến tới, ít ra là về tổng thể của xã hội loài người trên toàn mặt đất cho mãi đến ngày hôm nay. Chính nhu cầu của mỗi cá thể, sự nổ lực của mọi cá thể đã làm nên toàn bộ sự phát triển của cộng đồng và xã hội mà không là gì khác.
Vậy thì ai là người đầu tiên trực tiếp phát kiến ra những vật phẩm đầu tiên cung cấp cho nhu cầu chung của đời sống ? Đó là những cá nhân có sáng kiến, xuất phát do các ý tưởng sáng tạo đầu tiên hay chỉ do biết vận dụng từ những nhận thức tình cờ nơi thế giới sự vật, rồi mới phổ biến chung ra tất cả mọi người khác, mà không phải tất cả mọi cá thể ban đầu đều có những thành tựu như nhau. Thành tựu xã hội trước tiên đều do những sáng tạo hay sáng kiến của các cá nhân, sau đó được áp dụng mở rộng, nhân lên, trở thành đại trà ra, và chu trình mới cũng lại tiếp tục theo cách như thế, đó là ý nghĩa mối quan hệ tự nhiên giữa cá nhân và xã hội mà không thể nào khác. Mọi chất tinh hoa của nhân loại đầu tiên đều phát sinh từ các cá thể. Đây là nguyên tắc bình đẳng giữa tất cả mọi người. Nguyên tắc xã hội tất nhiên cũng phải luôn luôn đi theo với nguyên tắc bình đẳng. Nhưng nguyên tắc bình đẳng luôn luôn là nguyên tắc thực tế, nó không hề trừu tượng, khô khan, hay máy móc như nguyên tắc toán học. Có nghĩa nếu hiểu ý nghĩa xã hội không đúng, hiểu vai trò của ý nghĩa cá thể không đúng, hiểu mọi sự bình đẳng hay công bằng không đúng, không thực tế, cũng là phản lại ý nghĩa thực tế, khách quan của xã hội, phản lại các tính chất và giá trị tự nhiên của con người, nói chung lại cũng là phản xã hội, phản lịch sử và phản nhân văn, mà có thể có rất nhiều người không nhận thức ra được.
Thế nên ý nghĩa thực tế của nhà doanh nghiệp trong đời sống xã hội chỉ là nhằm đáp ứng trước nhất mọi yêu cầu vật chất cũng như mọi yêu cầu thực tiển cần thiết khác nhau trong xã hội mà không là gì khác. Họ chẳng khác thành phần các ong thợ trong một tổ ong. Hút mật hoa về xây tổ theo bản năng tự nhiên, theo các quy tắc tự nhiên đã có sẳn, đó là ý nghĩa duy nhất và cần thiết của họ, mà không thể nào khác đi được. Cứ thử tưởng tượng không có ong thợ, ý nghĩa của ong chúa cũng chỉ là vô ích, không còn công năng, mục đích, ý nghĩa, hay tác động gì. Nhưng đó mới chỉ là so sánh giản đơn, bởi xã hội loài người không phải chỉ là xã hội loài ong như có thể nhiều người quan niệm. Xã hội loài người là xã hội của những cá thể con người, khác hẳn với những cá thể loài vật, đó là xã hội nhân văn, tức có nhân tính, nhân cách, có văn hóa, văn minh, như mọi người đều biết, nên cũng không ai có thể suy nghĩ khác đi hay ngược lại. Ý nghĩa của doanh nhân là ý nghĩa của những con người. Đó là những con người năng nổ, có sáng kiến, có tài năng quản lý và kinh doanh, có sở thích về hoạt động, có năng khiếu nhạy bén, cảm nhận được các nhu cầu cần thiết, tự nhiên trước mắt của xã hội, biết cách vận dụng để làm ra những của cải mới, đáp ứng những yêu cầu mới của cộng đồng, mà không phải ai ai cũng có được, hay tất cả mọi người đều luôn luôn phù hợp. Năng khiếu kinh doanh, ý nghĩa kinh doanh, mục đích kinh doanh, các phương thức kinh doanh, đó chính là các tài riêng hay các tính cách riêng của giới kinh doanh, mà thật sự đó là một chức năng xã hội tự nhiên và cần thiết, nên cũng không thể nào phủ nhận, xem thường, hay thậm chí bỏ đi được, như ngay từ đầu đã nói. Con đường tơ lụa vốn có từ cả ngàn năm trước cho thấy nhu cầu giao lưu hàng hóa trong xã hội quan trọng và cần thiết như thế nào. Thế nhưng không phải tất cả mọi người ai cũng đều muốn làm giàu hay hoạt động kinh doanh. Đó là do mục tiêu, cá tính, sở thích, hoàn cảnh và điều kiện mỗi người. Thấy người khác giàu, mình lên án, cho là bất công, bóc lột, thực sự vốn chỉ là tâm lý đố kỵ, ganh ghét không chính đáng.
Bởi vậy, nếu coi doanh nhân là những con người chỉ biết chạy theo lợi nhuận, những thành phần tư sản mang tính bóc lột, coi là một kiểu trật tự, một ý nghĩa đặc trưng, hay tính chất đặc thù của xã hội tư hữu, của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, thật sự có phần nào nông cạn, phiến diện, trẻ con, và ấu trĩ. Quan niệm như thế là chỉ nhìn thấy cái riêng mà không nhìn thấy cái chung, chỉ thấy cái cá lẻ mà không thấy cái đại trà; thấy cái đặc thù mà không thấy cái bao quát, phổ biến; thấy cái phiến diện mà không thấy cái toàn diện; thấy cái vi mô mà không thấy cái vĩ mô; nói chung chỉ biểu lộ khuynh hướng đố kỵ, so bì, ích kỷ cá nhân, được che giấu dưới mỹ từ xã hội, mà không phải chính là khuynh hướng xã hội tự nhiên và đích thực. Ý nghĩa của khái niệm xã hội trá hình nhiều khi thật sự chỉ là tính cách của chủ nghĩa ích kỷ cá nhân được che đậy mà nhiều người có thể vì vô tình không nhận thức ra được. Thật sự, lợi nhuận đối với doanh nhân tuy là mục đích, nhưng về mặt xã hội, nó đích thực là công cụ không thể thiếu để kinh doanh, lên án lợi nhuận có nghĩa là không hiểu gì về các quy luật hay nguyên tắc kinh tế, đó thật sự là điều rỗng tuếch, vô lý và càn rỡ mà có nhiều người vì hời hợt, suy nghĩ nông cạn đã mắc phải. Khái niệm bóc lột cũng là ý niệm thổi phồng về tính đơn lẻ cần phải khắc phục, để làm thành ra một nguyên lý đại trà của xã hội, thật sự cũng là điều thiên lệch và quá đáng. Sự cố tình lên án xã hội tư sản trong khi nguyên lý tư hữu vốn là nguyên lý cố hữu, tự nhiên trong đời sống khách quan của muôn vật, đặc biệt là của yêu cầu sự sống, quả thật là phi thực tế, phản khoa học, và thật sự không khách quan. Hay nói chung lại, chính sự lầm lẫn hay đánh đồng giữa mục đích và phương tiện, là sai lầm cơ bản nhất của những quan niệm không xác đáng. Người ta không thấy rằng doanh nhân hay những người sản xuất gián tiếp, và các công nhân, nông dân, hay những người lao động sản xuất trực tiếp, nói chung lại cũng đều là những công cụ chung của toàn xã hội, của nhu cầu tồn tại và phát triển chung của tất cả mọi người, trong đó kể cả có bản thân chính họ.
Đó chính là sự kết hợp hay hỗ tương xã hội, lại được hiểu thành nguyên lý đấu tranh giai cấp, quả là điều phi lý và điên rồ mà chính một bộ phận nào đó của cả loài người đã từng mắc phải. Người ta tưởng rằng người nông dân có thể tự nguyện hợp tác một cách có ý thức để nhằm sản xuất lương thực đầy đủ cung cấp chung cho toàn xã hội. Người ta tưởng rằng người công nhân, hay giai cấp công nhân, tương tự như vậy, có thể hợp tác bình đẳng, có ý thức, để cùng sản xuất theo kế hoạch và sáng kiến ra mọi vật phẩm để cung cấp chung cho toàn xã hội, nhằm tránh bị bóc lột, tránh mọi khủng hoảng kinh tế và tránh mọi sự sản xuất thừa. Người ta nghĩ rằng không có tư hữu, không có tư sản thì con người mới thực sự thánh thiện, được giải phóng, không còn ích kỷ, không còn tư lợi, mới thật sự đi đến được xã hội không có người bóc lột người, quả là những sự tưởng tượng, nếu không nói là hoàn toàn hoang tưởng, không thực tế, phản thực tế và phi thực tế. Bởi như đã nói, nguyên lý xã hội là cơ chế máy móc chung, không phải ý chí riêng và chủ quan của mỗi cá nhân. Mỗi người có thể là một tu sĩ nếu riêng mình muốn, nhưng điều đó không thể và cũng không bao giờ xảy ra chung được cho toàn thể xã hội. Đó chỉ là một cảm thức vu vơ, hoàn toàn không có cơ sở thực tế, cũng như hoàn toàn nông cạn, hời hợt. Tính cách hiệu quả, tiện ích và tiết kiệm trong cơ chế hoạt động khách quan chung trong xã hội, luôn luôn là nguyên lý kỹ thuật cần thiết, thực tế, không thể nào coi nhẹ hay vượt qua được, bởi vì đó chính là ý nghĩa của cộng đồng, của xã hội, không phải và cũng không thể chỉ là ý chí hay ý muốn chủ quan riêng của mỗi cá nhân. Kể cả việc cho rằng để tránh những chu kỳ khủng hoảng kinh tế xã hội định kỳ, phải tổ chức xã hội theo kiểu hợp tác tự nguyện tập thể, quả thật chỉ là một suy nghĩ trẻ con, nông cạn vì các lý do như trên đã nói. Điều đó chẳng khác gì nói, để tránh con đường dài đầy mấp mô, khúc khuỷu, thà cứ đi vào con đường cụt và dừng lại vĩnh viễn ở đó nhằm bảo đảm được mọi sự an toàn. Chính sự nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích, cá nhân và xã hội, quy luật khách quan và sự phản quy luật hay ý chí chủ quan, nói chung là các khía cạnh phiến diện, hẹp hòi, nông cạn về mặt nhận thức, là đầu mối phát sinh hay nguyên nhân của những tệ nạn phản khoa học, phản thực tiển mà không là gì khác.
Sản xuất có nghĩa là tạo ra những vật phẩm mới. Những vật phẩm mới này có thể là những vật dụng cụ thể, hay những sản phẩm vật chất; nhưng đó cũng có thể là những dịch vụ hay các sản phẩm tinh thần như văn hóa, nghệ thuật, đều cũng là những tiện ích, những thức ăn tinh thần không thể thiếu của xã hội loài người. Nói chung mọi sản phẩm đều luôn luôn xuất hiện mới, tức qua sử dụng chúng đều hao mòn, tiêu hủy đi, luôn luôn phải cần cái mới để thay thế và đáp ứng những nhu cầu mới luôn luôn xuất hiện và phát triển đi lên. Kinh tế phát triển có nghĩa là xã hội phát triển cũng như ngược lại. Ý nghĩa kinh tế xã hội là ý nghĩa nền tảng và chính yếu nhất, ý nghĩa chính trị chỉ là ý nghĩa quản lý, điều phối bên ngoài, ý nghĩa bộ phận hay thành phần của hoạt động xã hội, hoàn toàn không phải là ý nghĩa căn cơ hay bản chất. Sự cường điệu hóa chính trị, coi chính trị là thống soái, thật sự là quan điểm phi xã hội, phản xã hội, thậm chí phản động về mặt lịch sử, cũng chỉ vì nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện. Ý nghĩa và mục đích của con người nói chung, của mỗi cá nhân nói riêng, là ý nghĩa của tinh thần, ý thức, ý nghĩa giá trị nhân văn trong nội tâm, không phải chỉ là ý nghĩa liên kết hay tổ chức xã hội thuần túy bề ngoài ở bên ngoài. Đầu óc sính tổ chức, sính cầm quyền, sính điều khiển, đó hoàn toàn là đầu óc cá nhân chủ nghĩa, đầu óc chủ quan, ích kỷ, đầu óc lũng đoạn xã hội, mà không ít người vẫn thường nhân danh đó là chủ nghĩa xã hội. Tính cách sính tổ chức, sính bề ngoài, sính trình diễn, thật sự chỉ mang tâm lý, ý thức ta đây, tâm lý muốn “lãnh đạo”, muốn biến xã hội và lịch sử trở thành sự nghiệp, thành tích, sản phẩm của chính mình. Đó cũng là một kiểu ý thức phong kiến, thích làm vua, muốn ăn trên ngồi trước người khác. Do đó nó cũng còn là tính cách phản con người, phản nhân văn, phản xã hội. Nhưng thật sự nó rất hết sức tế vi, dưới khá nhiều hình thức trá hình, nên rất ít người có thể hiểu ra hay nhận thấy rõ. Vì vậy, chính sự nhận thức, năng lực nhận thức luôn luôn là điều cốt lõi trong mọi lãnh vực, mọi khía cạnh của đời sống xã hội, không thể nào phủ nhận được. Có người cho đó là trình độ dân trí, mặt bằng dân trí, hoàn toàn chính xác, không sai. Bởi vì chính trên cơ sở mặt bằng này mà qua từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử, sự phát triển con người, xã hội của từng dân tộc, từng quốc gia, đất nước được xây dựng nên mà không thể điều gì khác.
Bởi thế, cơ chế kinh tế thị trường là cơ chế hoàn toàn tự nhiên, khách quan trong lịch sử cũng như thực tế xã hội, cho dù từng có thời kỳ nơi này hay nơi khác trên thế giới đã nổ lực phủ nhận điều đó. Kết quả chỉ là sự trì trệ và phản tác dụng, bởi vì thực tế nó phản quy luật khách quan, tự nhiên của xã hội, cho dầu có giả tạo cho đó là nguyên lý tối ưu, là quy luật tất yếu khách quan của lịch sử một cách hàm hồ, khiên cưỡng, giả dối, thì thật sự nó cũng chỉ có thể như thế. Ý nghĩa tại sao ? Bởi mọi người từ khởi thủy sinh ra đời là hoàn toàn bình đẳng, tự do, thế thì nguyên tắc thị trường cũng chính là nguyên lý dân chủ mà không thể nào khác. Mỗi người sinh ra đời lúc đầu hoàn toàn không khác biệt. Sự khác biệt duy nhất chỉ là giới tính. Điều đó nói rằng thiên nhiên có những quy luật, những giới hạn hay ranh giới tự nhiên mà chính loài người không bao giờ có thể vượt qua được. Các ý nghĩa đó luôn hoàn toàn cần thiết, chính đáng, bởi vì nó chính là nền tảng tối hậu, hoàn toàn khách quan, cần thiết, không giả tạo, nên thực chất cũng không thể vượt quá, phá bỏ, tránh né hay loại trừ. Những ý nghĩ như thế chỉ hoàn toàn phi lý và ngốc nghếch. Cho nên khi con người sinh ra đời, đầu tiên là hoàn toàn vô sản, cũng không hề có bất kỳ sự chênh lệch quá đáng nào. Thế nhưng khi mỗi người lớn lên, mọi sự phân biệt hay dị hóa là hoàn toàn tự nhiên, đó là do lịch sử bản thân mỗi cá nhân, kết quả do các hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên, mặt chủ quan cũng như mặt khách quan, của các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của xã hội cũng như của toàn thể lịch sử nói chung. Do đó, ý chí hay sự ham thích muốn xã hội quay lại mọi sự đồng đẳng hay vô sản lúc ban đầu, thực chất là ngớ ngẩn, phản tiến hóa, phản lịch sử, hoàn toàn phi lý và vô ích. Quan niệm như vậy là không hiểu ý nghĩa thực chất của cộng đồng, bởi xã hội là một sự kết hợp, không phải chỉ là sự quân phân, hay không mang mục đích bình quân. Ích lợi chung là ích lợi cho mọi người, không phải chỉ nhằm riêng ai. Cũng giống như biển là tổng thể các giọt nước, không phải là bài toán cộng riêng đối với từng giọt nước. Bởi vậy, ý nghĩa đúng đắn và thực chất của dân chủ vẫn chỉ là sự ủy quyền đại diện mà không phải sự đoạt quyền để lãnh đạo cho dù đó là một cá nhân hay một nhóm chuyên đoán nào.
Thị trường do vậy không phải chỉ mang ý nghĩa nơi trao đổi hàng hóa, vật chất, mà thật sự là nơi trao đỏi mọi yêu cầu xã hội của con người, kể cả tinh thần, tâm lý, ý thức cũng như tình cảm. Đó là nơi hội tụ, quy góp của muôn nơi, để trở thành nơi thu nhận, thụ hưởng cho muôn nơi. Thị trường nói đúng ra chỉ là môi trường trung gian cần thiết, tự nhiên của xã hội về tất cả mọi mặt. Thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường giao dịch … chẳng qua chỉ là những khía cạnh, những khu vực, những phân bố đặc thù riêng của môi trường xã hội phổ quát nói chung. Lên án lao động làm thuê, phản đối phân công lao động xã hội, kết tội nền kinh tế hàng hóa, chữi rủa tiền tệ, hằn mạnh vào tính đấu tranh giai cấp xã hội, đồ sâu vào khía cạnh bóc lột, phủ nhận quyền tư hữu chính đáng, đó là những nét hết sức đặc thù, thậm chí mang tính cách thật sự khác thường trong hệ thống quan niệm của lý thuyết Mác. Để phục vụ cho các ý tưởng đó, Mác chủ trương nền kinh tế hợp đồng lao động và phân phối sản phẩm theo kiểu trực tiếp, không cần qua cơ chế tự nhiên, hiệu quả, khách quan và năng động của thị trường, một nền kinh tế mà Mác quan niệm theo kiểu làm chủ tập thể, loại bỏ mọi trung gian tiền tệ, quả thật hết sức lãng mạn, phi thực tế và vô lý, cũng như về sau được Lênin áp dụng thành nền kinh tế tổ chức tập thể, công hữu hóa về mọi mặt, thường được gọi chung là chủ nghĩa Mác-Lênin. Tất cả những điều này thực tế đã được đưa vào thực hiện khi Liên bang Xô viết hay Liên xô cũ đã được thành lập năm 1917, sau đó mô hình này lan ra nhiều nước khác trên thế giới, cho mãi đến khi Liên xô và khối Đông Âu cũ hoàn toàn sụp đổ và tan ra, để thế giới bước vào nền kinh tế toàn cầu, tức nền kinh tế thị trường bao trùm khắp thế giới trong thực tế ngày nay. Hiện thời, ý nghĩa của nhà doanh nghiệp hay các tập đoàn doanh nghiệp không còn chỉ trong phạm vi địa phương, một quốc gia hay một lãnh thổ, mà còn tỏa rộng hoạt động ra khắp thế giới, cho dù mục đích và động cơ ban đầu của họ vẫn luôn luôn không thay đổi kể từ hàng ngàn năm qua của lịch sử, đó là kinh doanh và sản xuất, tạo ra mọi loại hàng hóa và dịch vụ cho toàn xã hội, mục đích gần, trực tiếp hay trước mắt là đi tìm lợi nhuận, nhưng ý nghĩa xa, gián tiếp, lâu dài, bao quát hay phổ biến, chính là góp mặt vào guồng máy sản xuất tự nhiên chung của toàn xã hội, góp phần của ý nghĩa sống, tính năng động, khuynh hướng và tài năng riêng của mình vào các yêu cầu của cộng đồng chung, tức là của đời sống chung nơi xã hội của loài người.
Rõ ràng, người công nhân hay giai cấp công nhân không thể nào tồn tại riêng rẽ một mình. Người nông dân và giai cấp nông dân cũng vậy. Tất cả đều chỉ tồn tại như một khâu trung gian, phải kết hợp cùng lúc với nhiều khâu, nhiều thành phần trung chuyển khác nhau, trong đó kể các thành phần hay giai cấp các nhà doanh nghiệp, các nhà sản xuất, phân phối, lưu thông sản phẩm hay thương mại nói chung. Bởi lẽ không thể nào sản xuất nếu không có lưu thông, phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Tạo ra hàng hóa tức tạo ra sự kết hợp từ rất nhiều yếu tố đã có sẳn trên thị trường. Hàng hóa là đối tượng đa dạng, phong phú đáp ứng cho mọi yêu cầu cần thiết của mọi người trong xã hội. Từ thỏa mãn vật chất con người mới có đủ điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu tinh thần, đó là ý nghĩa của các chủng loại hàng hóa. Hàng hóa càng đa dạng, thị trường càng đa dạng cũng như ngược lại. Yếu tố thị trường là trung gian thiết yếu cho mọi yêu cầu xã hội và cá nhân là như thế. Thị trường gắn liền với thương mại, với giao lưu hàng hóa một cách hiệu quả, đa dạng và sinh động nhất, và đó cũng là một mảng quan trọng trong việc giải quyết sinh kế, giải quyết cơ sở đời sống của rất nhiều người. Sản xuất nhằm đáp ứng cho yêu cầu thương mại cũng như ngược lại. Thế giới doanh nhân là sự phân công giữa cả hai khu vực, mục đích của họ là mang hàng hóa đến người tiêu dùng, đến toàn xã hội, qua đầu tư sản xuất cũng như lưu thông phân phối bằng chính cơ chế hay mọi khía cạnh hoạt động của thương mại. Đó chính là mạch máu kinh tế của toàn xã hội. Mạch máu càng chi ly, sự nuôi dưỡng da thịt xã hội càng phát huy hiệu quả, đó là nền tảng của đời sống, của phát triển văn minh, văn hóa nói chung cho toàn xã hội. Nên nền tảng vật chất, kinh tế chính là điều kiện cơ bản của ý thức, tinh thần, cũng như bản thân của ý thức, tinh thần, đồng thời cũng là nền tảng, yêu cầu của phát triển đời sống kinh tế, vật chất trong xã hội. Sự sở hữu các tài sản riêng thực chất chỉ là tính phân công quản lý của cải vật chất tự nhiên và tạm thời trong xã hội. Không có sở hữu nào luôn luôn bất biến, mà chúng luôn thay đổi, biến chuyển theo thời gian. Sự tiến bộ ở đây là sự tiến bộ đồng thời, song phương và hai chiều, nên trong đó không phải chỉ có yếu tố nào là duy nhất quyết định, hay đó không hề là con đường một chiều, đơn phương, như riêng một số người có thể cạn nghĩ. Chính Mác là một nhà duy vật tuyệt đối, nên đó cũng là một điều rất phiến diện. Vì ông ta cho rằng chính kinh tế, vật chất, là yếu tố duy nhất quyết định về mọi ý nghĩa của ý thức, tinh thần con người. Đó là điều mà ông quan niệm hạ tầng cơ sở mới quyết định tuyệt đối cho thượng tầng kiến trúc. Điều này thực chất cũng không gì hơn ngoài chính quan điểm tuyệt đối và hoàn toàn duy vật của ông. Đây cũng là một trong các yếu tố hết sức nghèo nàn, có phần thô lậu, và thật sự giản đơn trong lý thuyết của Mác, mà nhiều người không hiểu vì các lý do nào đó vẫn luôn cho là hết sức phong phú, sâu xa, hay tinh tế nhất.
Nói chung lại, học thuyết của Mác có quá nhiều nhược điểm có thể được chỉ ra một cách cụ thể :
1) Quan điểm triết học duy vật chẳng phải là quan điểm mang tính sáng giá lắm. Nó chỉ dẫn vào con đường cụt, làm bế tắt ý thức và ý nghĩa của đời sống cá nhân con người cũng như xã hội. Nó có thể đưa lại những phản hiệu quả, phản tác dụng mà kinh nghiệm bản thân mỗi người có thể từng biết đến. Thật sự điều này không phải bổ sung, giải phóng con người theo hướng nhân văn như Mác nghĩ, như kiểu ông nói con người phải biết xoay quanh chính mình, không xoay quanh mặt trời tôn giáo ảo tưởng vì đó là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, theo chiều hướng vô thần được ông xiển dương. Thật ra, quan điểm duy vật chỉ làm nghèo nàn, bế tắt ý nghĩa nhân văn, mà không phát huy, giúp ích gì được nó như Mác đã tưởng nghĩ. Đó là chưa nói quan điểm duy vật tự nó đã nghịch lý và mâu thuẫn với quan điểm biện chứng duy vật và biện chứng lịch sử mà Mác coi như cột trụ hay là hai xương sống cho lý thuyết của mình. Khái niệm biện chứng là khái niệm theo quan điểm triết học duy tâm của Hegel. Khi mang nó sang hệ thống duy vật, Mác nghĩ rằng đó là một sáng tạo có một không ai, nhưng không lại vô tình hay ngây thơ không nghĩ đến tính bế tắt, nghịch lý của nó về mặt lô-gích, mặt phán đoán về tư duy thuần túy mà nhiều người có thể dễ dàng nhận ra được. Vả chăng, ý nghĩa vật chất của thế giới là điều cụ thể, tự nhiên, không một ai muốn hay có thể phủ nhận được. Điều này chính nhà triết học duy tâm nổi tiếng Emmanuel Kant cũng không phủ nhận. Ngay cả Hegel cũng không hề phủ nhận tính “vật thể” của thế giới tự nhiên, khách quan. Bởi Kant đã từng nói tính cách cơ chế máy móc là tính cách chung của mọi hiện tượng vật chất. Điều này không những Descartes mà hầu hết mọi nhà triết học duy vật máy móc đều thừa nhận như thế. Cho nên hoặc là quan điểm duy vật của Mác thực chất chỉ là quan niệm duy vật máy móc được che đậy hoặc trá hình, mà ông ta luôn đính chính hoặc phản đối, hoặc chỉ là một quan điểm duy vật mơ hồ, không cụ thể, không mang ý nghĩa gì chính xác, xác đáng hay cần thiết cả. Ý nghĩa quan điểm duy vật của Mác thật sự chỉ là ý nghĩa vô thần, nó mang hơi hướng nguyên thủy của khuynh hướng chống lại tôn giáo của ông, còn đích thực không mang ý nghĩa tích cực gì về mặt nhân văn, tức mặt giá trị và ý nghĩa sống của con người, mà ngược lại nó chỉ đem đến điều tiêu cực, nông cạn, vô ích, phản hiệu quả và phản tác dụng. Bởi thực chất, mọi điều gì con người nắm bắt cụ thể được bằng giác quan, chưa hẳn đã là khía cạnh tồn tại duy nhất. Vả chăng quan điểm duy vật giản đơn chỉ là quan điểm tách rời với ý nghĩa của nhận thức luận trong tính cách toàn diện, hệ thống và bao quát nhất.
2) Quan điểm kinh tế xã hội chính trị của Mác có thể nói là quan điểm còn rất nhiều hời hợt, nông cạn. Ông chỉ quan tâm nhìn khía cạnh bề ngoài, khía cạnh tổ chức, khía cạnh giai cấp của con người và xã hội. Thật tình ông ít khi chú ý đến khía cạnh nội tâm, khía cạnh tiềm lực, khía cạnh tâm lý, ý thức của mỗi cá nhân. Tức ông chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh quyền lực xã hội, khía cạnh vật chất kinh tế, mà quên đi hay không biết đến chính yếu tố tinh thần, ý thức thật sự vẫn ngự trị bên trong mỗi người. Mác khởi thủy chỉ quan tâm đến khía cạnh con người bị vong thân, để rồi thực tế xã hội theo lý thuyết của ông được lập nên lại trở thành đúng nghĩa là một xã hội vong thân. Điều này có nghĩa xã hội tiền tư bản, tức nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở thời kỳ phôi thai, phần lớn các nhà tư bản, nhà doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận đơn thuần là chính, người công nhân làm thuê chủ yếu bán sức lao động đơn giản của mình là chính, xã hội đó được Mác coi là xã hội vong thân. Nhưng khi xã hội theo lý thuyết của ông thành lập nên, toàn thể con người trong đó đều trở thành công cụ cho một chính sách duy nhất, chính sách vô hình chung không còn ý thức, tình cảm tự nhiên của con người, chỉ còn là những mô thức rỗng tuếch hàng loạt, những sản phẩm của chỉ thị và mệnh lệnh khắc nghiệt vô ngôi của ý niệm tập thể, của sự tôn xưng thần tượng giả tạo, của sự thần thánh hóa đủ điều, con người vô hình chung trở thành nạn nhân dây chuyền và đồng loạt lẫn nhau, con người phần lớn chỉ nhằm đóng kịch và dựa lưng nhau để tồn tại theo cách vô danh, con người mất hết mọi ý thức và mọi quyền phản kháng, chỉ còn sự phản ứng theo dạng tiêu cực hàng loạt, với một thứ tư duy và ngôn ngữ đóng khung, sáo mòn theo công thức đồng loạt và yêu cầu từng giai đoạn rập khuôn chung, thực tại con người cá nhân và xã hội ấy đúng là sự vong thân tập thể một cách sâu xa, toàn diện, mà ngay khởi đầu chính bản thân Mác đã từng phản kháng. Bởi vì khi đưa ra lý thuyết của mình, ông quên mất các quy luật tâm lý cố hữu tự nhiên của con người. Chế độ kinh tế tập thể khiến các động lực tự nhiên của các cá nhân không còn nữa. Nền kinh tế tất nhiên phải rệu rã, trì trệ. Cũng giống như chiếc xe được lắp bằng các bánh vuông không thể tự chạy được nữa, người ta bắt buộc phải hè nhau đẩy hoặc khiêng đi. Bao nhiêu ý thức tiêu cực nảy sinh ra. Người ta lại phải khống chế bằng các khẩu hiệu bề ngoài hay bằng các kỹ luật bó buộc nghiệt ngã bằng nhiều cách khác nhau, nhiều mặt khác nhau, tạo nên tình trạng vong thân đại trà phổ biến chung trong toàn xã hội như đã nói. Sự vận hành trái nguyên lý tự nhiên của xã hội, nhưng vẫn được tự cho là quy luật tối ưu, điều đó phải chờ chính thực tế trả lời mà không bất kỳ ai được nói khác. Đó là điều phi lý nhất mà Mác đã bắt con người hay chính xã hội con người phải chịu. Đây không những là một khuyết điểm, mà còn chính là một lỗi phạm.
3) Mác quá tin tưởng vào cái được gọi là nguyên lý biện chứng của Hegel. Trong khi thực chất đây chỉ là một nguyên lý triết học tư biện hoàn toàn trừu tượng, không thể lấy bất kỳ cơ sở khách quan thực tế nào để chứng minh được một cách cụ thể, chắc chắn và toàn diện. Thế nhưng Mác đã khái quát hóa lên thành một quy luật lịch sử tất yếu, thành một niềm tin mang tính chất tôn giáo, nhưng lại được mệnh danh là quy luật tất yếu khách quan, để trên cơ sở đó Mác tuyên bố thẳng thừng yêu cầu của một nền chuyên chính độc tài vô sản, đưa đến các hệ lụy của những mô thức xã hội toàn trị như trên đã thấy rõ. Bởi nếu không có nguyên lý chuyên chính cũng không thể có sự lợi dụng quyền lực xã hội một cách dây chuyền mang tính hệ thống như kiểu từ Staline, qua Mao Trạch Đông, đến Khmer đỏ, đến chế độ cha truyền con nối theo cách Bắc Hàn ngày nay, hay kiểu anh truyền em nối theo kiểu Cuba hiện thời v.v… mà mọi người đều biết. Chính trên cơ sở thuyết biện chứng của Hegel, Mác tin chắc vào mô hình xã hội cộng sản hay xã hội vô sản trong tương lai, kiểu như giai đoạn phủ định của phủ định trong toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội, mà ông mệnh danh đó là chế độ cộng sản khoa học. Đây cũng là điều mà Lênin cho chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn cùng tột hay là đêm trước của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tất nhiên trên nền tảng chuyên chính và trên niềm tin tất yếu, mọi phương tiện đều trở nên tốt hoặc cần thiết để đạt đến mục tiêu lý tưởng. Đây là một thực tế mà nhiều bộ phận của xã hội loài người từng đã phải trải qua, không cần nhắc lại làm gì. Chỉ tiếc rằng mô hình lý tưởng của xã hội tương lai mà Mác phát họa ra, thật sự không có cơ sở khách quan khoa học, bởi vì nó đi đi ngược lại hoàn toàn các nguyên lý xã hội thực tế nơi con người. Tức tâm lý mỗi cá nhân ai cũng muốn được độc lập, tự do, cũng muốn được sáng tạo và tự lập, các kết quả mình làm ra ngoài mặt lợi ích chung cho toàn xã hội, sau khi mình qua đời thì truyền lại cho con cháu của mình như quyền thừa kế tự nhiên. Có nghĩa ước muốn tư hữu và ước muốn kế thừa là tâm lý chính đáng, tự nhiên, cũng như là động cơ thúc đẩy cần thiết, hiệu quả của mọi hoạt động nơi con người. Đi trái lại các nguyên lý này, hay tìm mọi cách để thủ tiêu nó đều hoàn toàn thất bại và phản hiệu quả. Cho nên một xã hội lý tưởng tương lai của Mác không còn thị trường, không còn tiền tệ, không còn sản xuất hàng hóa, không còn phân công lao động, tức hoàn toàn không còn tư hữu, không còn phân biệt giai cấp, chỉ có sự lao động kết hợp tự nguyện, tự ý thức và hoàn toàn tự do nơi tất cả mọi người, quả thật là một quan niệm không tưởng, hoàn toàn phi thực tế, phản hiện thực, thậm chí mang tính chất vô chính phủ, nên cũng không thể nào tồn tại được. Hi sinh hết mọi hiện thực cần thiết nhằm đuổi theo hay phụng sự cho một ảo ảnh phải chăng Mác cũng giống như hình ảnh một người khát bỏng họng đang đi theo một ảo giác trong sa mạc.
4) Cũng vì quá tin vào ý nghĩa biện chứng của lịch sử được rút ra từ quy luật biện chứng của Hegel, Mác cho rằng chính quan hệ sản xuất quyết định sự phát triển lịch sử của xã hội. Đây thật sự là quan điểm hết sức phiến diện, nông cạn và không có cơ sở thực tế, nhưng nó lại là cái xương sống trong quan điểm lý thuyết kinh tế xã hội của Mác. Thật ra, ý nghĩa chính của con người khi tạo lập, làm ra, tức sản xuất ra các đồ vật, vật phẩm tiêu dùng, chính là sự tác động lên thế giới khách quan, tự nhiên bằng bàn tay và khối óc của mình. Do đó, chính trí thông minh và công cụ lao động mang ý nghĩa quan trọng nhất. Chính trí thông minh tạo nên công cụ lao động, rồi công cụ lao động lại bổ sung, phát triển thêm trí thông minh, là một quá trình tương tác rất cần thiết và hiển nhiên. Do đó chính các yếu tố phát minh về khoa học kỹ thuật trong lịch sử là nền tảng cho sự phát triển lịch sử của loài người nói chung, mà không phải là quan hệ sản xuất hay quan hệ giai cấp như Mác quan niệm. Bởi mọi cá thể trong xã hội không ai có thể sống đơn lẻ, do đó đời sống kinh tế vật chất luôn luôn là sự hợp tác của nhiều người, nhiều thế hệ vẫn là việc tự nhiên. Sự giàu nghèo trong xã hội thật sự do rất nhiều nguyên nhân phức tạp mà không phải chỉ đơn giản quyết định do một yếu tố đặc thù nào đó. Nói chung có các nguyên nhân bên ngoài lẫn cả các nguyên nhân bên trong. Nguyên nhân bên ngoài như điều kiện tài nguyên khan hiếm. Nguyên nhân bên trong là ý nghĩa tâm lý của mỗi người. Tất nhiên xã hội không thể không có tổ chức, yếu tố chính quyền, yếu tố nhà nước, cho dầu dưới hình thức hay giai đoạn phát triển qua lịch sử như thế nào, vẫn tạo nên một thiểu số thành phần quan quyền ăn trên ngồi trước, có các thụ hưởng hay những lợi điểm kinh tế nhiều hơn các thành phần khác. Đây là ý nghĩa khách quan của lịch sử và thời nào cũng vậy, ở đâu cũng vậy. Nhưng lịch sử vẫn luôn biến chuyển, thời bộ lạc chuyển qua phong kiến, chuyển qua quân chủ, rồi đến thời đại dân chủ ngày nay. Nói chung mỗi thời kỳ đều có bước phát triển đi lên của toàn xã hội so với những thời kỳ trước đó. Ý nghĩa của khoa học kỹ thuật phát triển, của nền dân chủ xã hội tự do hiện đại, chính là thành tựu to lớn nhất không thể phủ nhận của phát triển lịch sử nhân loại, mặc dầu không phải nó không còn những bề trái hay nhiều mặt chưa hoàn thiện bởi những điều kiện khách quan, tự nhiên còn chưa giải quyết hết được của xã hội. Nhưng ý nghĩa chung nhất và phổ quát nhất tất phải như vậy. Bước phát triển công nghệ và khoa học kỹ thuật trong một năm ngày nay có khi bằng cả hàng trăm năm thời xưa cũ. Đây là động lực quan trọng nhất của tiến bộ xã hội mà không phải ý nghĩa của đấu tranh giai cấp nhìn trên quan điểm hạn hẹp, phiến diện, thiếu sót hay bóp méo quá đáng do chính Mác đã đưa ra.
5) Ý nghĩa của việc khỉ biến thành người. Đây là luận điểm mà chính Ăngghen đề cao nhất. Ông ta cho nhờ lao động, qua đó phát triển hai bàn tay mà khỉ hay người vượn biến thành người. Nền tảng của ý nghĩa này là quan điểm duy vật tuyệt đối. Tức cho con người chỉ là vật chất, là loài vật đi lên mà không có ý nghĩa hay giá trị gì khác. Thật ra không ai phủ nhận thuyết tiến hóa của Darwin, kể cả trong quan điểm sinh học phân tử ngày nay. Nhưng người ta nói chính Darwin đã rất xem thường Mác về quan điểm duy vật lịch sử. Nói kiểu Ăngghen thực chất là nói kiểu “trích đoạn” không đầu không đuôi. Mục đích của ý nghĩa đó thật sự rất nghèo nàn, thậm chí phản nhân văn. Bởi vì nguồn gốc của con người hoặc là do tiến hóa của đại vũ trụ, hoặc do nguyên nhân ngoại vũ trụ nào đó đưa lại mà đến nay vẫn chưa khẳng định hết được. Chỉ có điều nội tâm mỗi người vẫn cảm thấy mình là cái gì đó, vẫn cảm thấy ý nghĩa tinh thần của loài người như thế nào đó, hoàn toàn không chỉ là vật chất hay sinh vật bề ngoài. Chính quan điểm duy vật thô lậu, tầm thường này đi ngược, hay mâu thuẫn lại mọi ý tưởng xã hội hoặc nhân văn mà ý đồ của Mác muốn hướng đến. Thực tế hệ lụy của nó trong các xã hội mác xít chính là ý nghĩa tập thể theo kiểu bản năng đoàn bầy nguyên thủy, tôn thờ con vật đầu đàn, tôn thờ lãnh tụ, thần thánh hóa lãnh tụ một cách quá đáng, dị hợm, mà khắp thế giới mác xít cả suốt thế kỷ vừa qua ai cũng thấy rõ. Điều này ngày nay ở Bắc Hàn nó trở thành thật sự hết sức lố bịch mà không ai không rõ. Tính cách như vậy quả thật là tính cách coi thường nhân dân, coi thường con người, phản lại nhân văn, vì con người chỉ còn là công cụ cho hình thức tổ chức xã hội bề ngoài nào đó mà không còn là mục đích cho chính mình. Càng thần thánh hóa người khác quá đáng, có nghĩa mình càng bị hạ thấp, càng triệt tiêu mọi phẩm giá vốn có của mình đi, có phải chăng đó đúng là chính sách ngu dân mà những người có trách nhiệm tất phải chịu trách nhiệm. Giống như cả ngàn năm trước chính Lão tử cũng đã từng phê phán việc coi nhân dân y như chó rơm, chỉ cốt dùng để hiến tế. Nguyên văn ông nói trong cuốn Đạo Đức Kinh : “Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu” (聖人不仁,以百姓為芻狗). Chó rơm là loại hình thù con chó kết bằng rơm, mỗi khi cần cúng tế người ta mới đưa lên, o bế trên bàn thờ, đến khi cúng xong thì dốt hoặc vứt đi, vì chẳng còn mang ý nghĩa hay giá trị nào nữa. Thực chất trong những xã hội kiểu như thế đó, các bậc “thánh nhân” tức giới cầm quyền, chủ yếu phần lớn chỉ theo chủ nghĩa cá nhân, tức phải tựa lưng vào nhau để tự vệ, để bảo vệ quyền lợi cần thiết cho riêng mình, hầu như không hề có chính kiến riêng, hoặc không hề có mục đích hay tâm huyết xã hội riêng, nhưng ngôn ngữ bề ngoài thì vẫn chỉ luôn phải rập ràng giống hệt nhau, y theo một mực là chủ nghĩa xã hội, như một thứ ý niệm công thức trừu tượng nào đó, mà thật sự có khi tự bản thân chính họ cũng chưa xác định được cụ thể hay chính xác quả thật nó là thế nào.
Những tính chất hư cấu và ảo tưởng trong lý thuyết của Mác có rất nhiều, năm điểm nêu ra trên chẳng qua cũng chỉ là năm điểm khái quát hóa chung nhất, tiêu biểu nhất, nổi bật nhất, hay cũng quan trọng nhất. Có lẽ Mác đưa ra lý thuyết của mình hãy còn quá trẻ. Tính cách của ông ta chủ yếu như một người làm báo, một người tranh luận theo kiểu bút chiến, đầy tinh thần phấn kích nhất thời, đầy tính ham muốn áp đảo đối phương, tính chất lý luận trợ lực của một con người hoạt động thực tiển, chưa hoàn toàn có bề dày, độ sâu của một người làm tư duy khoa học. Tác phẩm chủ yếu của Mác khi ông đã lớn tuổi là bộ Tư bản luận. Tiếc rằng bộ sách này cũng kiểu đóng giầy theo ni, lý luận theo cách tiền chế, thậm chí ngay cả muốn gọt chân cho vừa giầy, nên hàm lượng khoa học kinh tế và xã hội thực chất không khách quan và đầy đủ lắm. Chính trong đề tựa của của bộ sách này Mác cũng nêu rõ ông muốn đối thoại hay tranh luận khoa học với tất cả mọi người. Chỉ tiếc rằng tuy ông nói vậy, nhưng nguyên tắc hay rào chắn tự bảo vệ của ông luôn cho rằng người nào trái quan điểm của ông đều chỉ là quan điểm của bọn phản động hay tư sản. Chính ý nghĩa cả vú lấp miệng em như vậy của Mác thật sự đã phá bỏ mọi tranh luận khoa học khách quan về sau đối với ông. Nhất là khi chính quyền chuyên chính của Liên bang Xô viết cũ được thành lập, dĩ nhiên lý luận thuần túy không thể đối chọi lại với quyền lực và vũ khí. Chỉ có điều Mác quên rằng giai cấp vô sản hay mỗi người vô sản thật sự vẫn chỉ là những con người. Mà đã là những con người luôn phải chịu các quy luật tự nhiên của con người như quy luật tâm lý, ý thức, quy luật nhận thức, tri thức, quy luật tình cảm và bản năng một cách tự nhiên. Thế nhưng họ được phong là giai cấp lãnh đạo toàn thể xã hội, không cần có bất kỳ sự chọn lựa tự nhiên cần thiết, khách quan nào như trong quy luật chọn lọc tự nhiên của sinh học, thậm chí họ được phong là giai cấp có sứ mạng lịch sử, có ý thức lịch sử một cách tự nhiên hay tiên thiên, quả thật sự là mê tín và huyền hoặc bởi vì nền tảng của điều đó không gì khác hơn là niềm tin siêu hình của Mác ở quy luật biện chứng mang đầy tính chất thần học của Hegel. Đó là chưa nói đến tính chất nghịch lý hay tự mâu thuẫn ngay từ cơ sở lý luận của Mác. Con người là tự nhiên, là vật chất, dù tiến hóa tới đâu, nền tảng vật chất, bản năng chỉ có thể bị ức chế lại đó những không thể mất đi hay tiêu diệt hẳn. Thế thì một giai cấp mang đầy tính lý tưởng, một xã hội tương lai mang đầy tính lý tưởng mà Mác quan niệm, làm thế nào có tính tuyệt đối hay bền vững, nếu không nói tự bản thân lý thuyết vốn chứa đầy tính nghịch lý, mâu thuẫn nội tại, hay không tuyệt đối khách quan. Phải chăng đó chỉ là kiểu lý luận theo cảm tính, theo tình cảm, theo cảm hứng hay theo điều hứng khởi bột phát, mà không hẳn đã sâu lắng, trầm tĩnh, và khách quan, tự nhiên. Lý luận theo cách này ca dao đã nói nhiều, không phải là luận điểm khoa học thật sự chuẩn xác hay có giá trị, nên cũng không cần bàn sâu thêm nữa.
Nên có lẽ khi chủ thuyết Mác đưa vào Việt Nam, có lẽ trình độ nhận thức nói chung của xã hội khi đó chưa cao, nhất là về mặt tư duy khoa học và triết học. Sự đào tạo, huấn luyện theo cách ngắn ngày, truyền miệng, theo kiểu ‘bồi dưỡng’ mang tính chất cảm tính, có tính cách khai thác các thực tại xã hội nào đó v.v… và v.v… có lẽ ngày nay đã trở nên xa xôi lắm rồi. Trong hoàn cảnh khi đó như thế, chắc hẳn không có bao nhiêu người có đủ khả năng tư duy, nhận thức để phê bình, nhận xét, hay thậm chí bẻ lại những lập luận hoặc suy lý của Mác. Khi ấy có lẽ ý nghĩa của niềm tin vào những con người cụ thể lẫn nhau vì các tình cảm hay cảm tình nào đó luôn quyết định quan niệm hay ý thức mỗi người về các vấn đề xã hội, lịch sử cụ thể mà không hẳn là các yếu tố ý thức hệ hay học thuyết xa vời, trừu tượng. Đó là một tồn tại của lịch sử mà chắc sau này các thế hệ tương lai cũng sẽ xở đến. Còn ngày nay trong ý nghĩa hội nhập và thời đại của truyền thông, tin học, trình độ trí thức của người Việt nam trong những bộ phận xã hội nào đó thực sự đã gia tăng hay nâng cao lên rất nhiều. Điển hình giống như năng lực của nhà toán học Ngô Bảo Châu có thể tự mình chứng minh được bổ đề cơ bản mà không phải nhiều nhà toán học trên thế giới đều có thể làm được. Đó là sự tiến hóa hoàn toàn tự nhiên và khách quan của lịch sử xã hội. Từ ngàn xưa năng lực tri thức của người Việt Nam không phải không có, nhưng do hoàn cảnh và điều kiện lịch sử khách quan, nó bị chuyển hướng theo nhiều cách khác nhau nên có vẻ như không giống với người phương Tây. Nhưng dù sao, trách nhiệm của bản thân Mác đối với các hệ lụy chung trên toàn thế giới về phần nhân loại cũng như về thân phận các dân tộc liên quan không phải không có. Người đưa ra lý thuyết nếu không thận trọng, nếu còn để những khía cạnh có thể bị lợi dụng được một cách khốc liệt, thì trách nhiệm đó quả thật rất lớn. Đó là điều mà người xưa nói làm thầy thuốc mà lầm chỉ giết chết một người, làm địa lý mà lầm chỉ phương hại đến một dòng họ, còn làm giáo dục hay lý thuyết mà lầm, có thể gây tác hại đến nhiều thế hệ hay cả muôn đời. Bởi vì cái gì về vật chất trong hiện tại rất có thể dễ sửa, nhưng cái gì về ý thức tinh thần, về ý nghĩa đời sống của con người đã từng xảy ra trong quá khứ thì muôn đời không thể nào còn khắc phục được nữa. Cái lẽ giản đơn như vậy để hôm nay phải nói về mục đích sống của nhà doanh nghiệp và ý nghĩa của vấn đề giai cấp xã hội nói chung. Tất nhiên những ý tưởng này không phải ngày nay tất cả mọi người đều dễ dàng đồng ý. Bởi có người vẫn còn say sưa với lý tưởng xã hội thuần túy hình thức bề ngoài, nên có thể kịch liệt phản đối là lẽ tự nhiên. Ngược lại, có những người còn cay cú với quá khứ, hoàn toàn không muốn hàn gắn hay hòa giải, chỉ coi mọi chứng minh chiều sâu và khoa học là hoàn toàn vô ích cũng như không cần thiết, hoàn toàn cũng là điều thật sự dễ hiểu. Bởi những người như vậy thật sự cũng chỉ kiểu như ăn miếng trả miếng, lấy cảm tính làm trung tâm, không muốn nghĩ xa xôi hay dài lâu gì cho con người, cho đất nước, cũng như cho xã hội.
Thật ra, ý nghĩa hay chức năng của nhà doanh nghiệp cũng như chính khái niệm về giai cấp xã hội dưới mắt nhìn hay theo quan điểm của Mác không phải đã thật sự đầy đủ, sâu sắc, hay hoàn toàn chính xác. Hình như thời của Mác hay ngay bản thân Mác, ý nghĩa của khái niệm cấu trúc nói chung hãy còn chưa được đào sâu, định hình trong nhận thức. Nói cho đúng ý niệm bản thể theo kiểu siêu hình vẫn còn tràn ngập trong Hegel và trong Mác. Nhưng Hegel duy tâm thì hãy còn hiểu được. Chí như Mác hoàn toàn duy vật, thì quan điểm về vật chất của Mác nhưng trên cơ sở bản thể cũng chỉ mang ý nghĩa trái cựa, huyền hoặc hay trá hình. Ngay như Lênin định nghĩa vật chất cũng hết sức mơ hồ, cả ý niệm về giai cấp cũng vậy. Điều này những người nào có nghiên cứu, tìm hiểu sâu về Lênin và Mác đều có thể thấy rõ. Nói chung, ý nghĩa cấu trúc là ý nghĩa hoàn toàn cụ thể và thực tế. Không một sự vật tồn tại nào trong thế giới khách quan lại không có cấu trúc. Từ các vi hạt cho đến các thiên hà hay đại vũ trụ cũng vậy. Nói chung vật chất hay mọi tồn tại hiện thực đều phải có cấu trúc, đó là ý nghĩa then chốt của vấn đề. Thế nên giữa vật chất và tính cấu trúc, chính yếu tố nào mới là ưu tiên hay quan trọng, đó là ý nghĩa hàng đầu cần phải xem xét. Vật chất mà không có cấu trúc thì không tồn tại. Cấu trúc mà không có vật chất lại chỉ trống rỗng. Thế thì hiểu vật chất theo nghĩa bản thể chỉ là điều thật sự nông cạn. Bởi vậy, trong suốt cả gần thế kỷ, người ta đều dạy cho học sinh và sinh viên trong nhà trường, cũng như mọi khóa đào tạo “triết học” nói chung, câu thiệu không thể thiếu, là “vật chất có trước hay ý thức có trước”. Đó là một cách giáo dục theo kiểu công thức, mang tính mê hoặc, làm bế tắt hay bít lối mọi khả năng trí tuệ, tư duy tự do của ý thức nhân văn nơi con người. Một ý nghĩa giáo dục phi khoa học, phản khoa học, thậm chí là nền tảng cho quan điểm ngu dân, lại nhân danh triết học, mà không ít những nhà “khoa bảng” vẫn hoàn toàn chấp nhận và truyền đạt cho mọi thế hệ sinh viên, quả là điều hết sức vu vơ và vớ vẫn. Họ hoàn toàn không biết tri thức luận và bản thể luận là gì, cũng như mối tương quan hay quan hệ giữa hai tính chất hoặc khu vực ra sao. Đó khởi thủy cũng do tính mù mờ hay áp đặt chủ quan trong quan điểm tư tưởng của Mác. Cho nên người ta có thể tự hỏi chính bản thân Mác thật sự là một đảng viên đảng cộng sản lúc bấy giờ, người thuần túy hoạt động đã từng thiết lập ra quốc tế một, quốc tế hai, là một nhà kinh tế học chuyên môn, một nhà xã hội học, lịch sử học chuyên môn, một nhà khoa học khách quan thật sự, hay một nhà triết học chuyên môn. Hay Mác đúng là người dùng lãnh vực này để nhằm xử lý hay vận dụng cho lãnh vực khác, như dùng triết học để giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội, dùng kinh tế xã hội để giải quyết các ý nghĩa của triết học, dùng chính trị để thực hiện triết học, dùng triết học để xơ cứng chính trị v.v… và v.v… Điều này những người nào có tư duy, có ý thức khoa học, có tinh ý, có chiều sâu và sự khách quan suy nghĩ đều hoàn toàn có thể thấy được.
Cho nên quan điểm giai cấp của Mác thực chất cũng không đi ra ngoài cơ sở như thế. Mác không thấy rằng ý nghĩa giai cấp trong xã hội là một thực tế khách quan, không ai muốn chủ quan nhằm tự xếp đặt được cả. Tất nhiên giai cấp trong mỗi thời đại không phải luôn cứng nhắc mà có thể thay đổi, biến chuyển trên cơ sở mỗi cá nhân. Nhất là qua những thời đại khác nhau, tính chất hay bản thân mỗi giai cấp cũng có thể phát triển, tiến hóa khác nhau, có giai cấp cũ mai một đi, có giai cấp mới lại nổi lên. Tuy thế Mác chỉ gom chung vào khái niệm lịch sử xã hội luôn luôn chỉ có hai giai cấp chính là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, chính là nhằm lồng vào trong cái khung biện chứng của Hegel mà không có gì khác. Bởi vậy Mác cũng từng đã nói một câu hết sức thô kệch, là từ trước đến nay người ta chỉ ngồi để lý giải triết học, nhưng vấn đề là phải thực hiện triết học. Một câu nói đầy tính cách hời hợt và ngụy biện, nhưng mới nghe qua rất nhiều người cảm thấy vô cùng hấp dẫn. Hời hợt vì triết học là những đối tượng của tư duy trừu tượng, làm sao mà hiện thực được trong bản thân thực tế. Hay thực hiện triết học chỉ có nghĩa là thực hiện bản thân chủ thuyết Mác, đây chẳng khác một quan điểm lắt léo, áp đặt hoặc chủ quan. Cho nên thực tế trong xã hội hiện đại ngày nay, ý nghĩa của khái niệm giai cấp không phải hoàn toàn máy móc, cứng nhắc, hay khắc nghiệt như những thời đại trước đây nữa, mà thực tế nó đã trở nên như những mối quan hệ nghề nghiệp, các quan hệ phân công nhất thời của xã hội, do vậy cũng hoàn toàn sinh động và kể cả được quyền chủ động tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cá nhân của mỗi con người. Tất nhiên ý nghĩa của vai trò nhà nước và xã hội là thật sự quan trọng. Tức ý nghĩa xã hội là một giá trị tự thân nhưng không phải hoàn toàn chỉ là một hình thức tổ chức chặt chẽ bề ngoài như Mác quan niệm. Xã hội thật sự cũng chỉ là công cụ, là phương tiện nhằm phục vụ, bảo đảm cho mục đích nhân văn của mỗi cá nhân con người, mà chính nó không phải là mục đích theo kiểu những quan niệm về chủ nghĩa xã hội một cách nông cạn, hời hợt, thô lậu và máy móc. Bởi chính những sự nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện là những điều gai góc nhất mà loài người đã phải luôn luôn trả giá.
Chẳng hạn như nhà doanh nghiệp, là yếu tố năng động, sáng tạo nhất trong đời sống kinh tế xã hội. Người nông dân hàng ngày nếu chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, hay người công dân chủ yếu chỉ chấp nhận làm thuê, họ không thể nào trở thành những doanh nhân được. Yếu tố thứ nhất chỉ biết vận dụng sức lao động của mình. Yếu tố thứ hai biết kết hợp sức lao động của mình cùng với nhiều người khác, nếu không nói là với toàn xã hội. Do vậy, doanh nhân là người mà cảm thức thị trường luôn luôn linh hoạt, nhạy bén. Họ luôn đánh hơi thấy ra được trước những người khác nhu cầu thị trường hay xã hội đang cần gì nhất tại thời điểm đó và tìm cách đáp ứng sao cho hiệu lực và kết quả nhất. Sự thành công của họ cũng chính là sự đóng góp hữu ích cho toàn xã hội hay ít ra cũng là những bộ phận xã hội nào đó nhất định. Tiền bạc họ thu vào cũng gần giống như sự trả công của xã hội. Bởi nếu họ không làm lợi ích cho xã hội, cho người khác, nhất thiết không bao giờ họ thu lại được điều gì, nhiều khi còn thất bại hay lỗ lã, đó cũng có nghĩa là sự hoang phí nào đó nhất định. Cho nên quy luật cạnh tranh của thị trường vẫn là tính tích cực, là thước đo, là thử thách năng lực và tính hiệu quả của doanh nhân. Tất nhiên mặt trái của xã hội hay của thị trường vẫn luôn luôn có, nên trong cuộc đời vẫn luôn luôn là sự đấu tranh giữa cái tích cực và cái tiêu cực, điều tốt và điều xấu, cái thiện và cái ác, ở đâu cũng vậy và bất kỳ lúc nào cũng vậy. Có nghĩa một xã hội hoàn toàn lý tưởng trong tương lai do Mác đưa ra chỉ có nghĩa là không tưởng. Một xã hội lành mạnh, tốt đẹp, thực tế chỉ là xã hội phải luôn luôn tìm cách mang lại mọi cơ hội thăng tiến cho mọi người, không phân biệt giai cấp, một cách bình đẳng và hiệu lực nhất. Đó chính là bài toán thực tế về quản lý cộng đồng mà bất kỳ người có năng lực, thiện chí, có ý thức và quan điểm xã hội bao giờ cũng phải hướng đến. Chính tinh hoa, tài năng tùy theo phương diện ở mỗi cá nhân là động lực của sự phát triển chung của xã hội mà không là gì khác. Tạo cơ hội thăng tiến cho mọi người cũng có nghĩa là tạo cơ hội cho sự phát triển chung của xã hội. Đơn vị cơ bản của xã hội là cá nhân và gia đình, không chỉ thuần túy là ý nghĩa giai cấp theo kiểu huyền thoại mà Mác đã đề xướng. Do vậy, chủ nghĩa Mác cũng giống như một bài toán hóc búa của xã hội, mà đã đến lúc cần phải được giải quyết. Bởi nếu không được giải quyết, thì nó cứ còn treo lại đó mãi. Loạt bài viết này, cũng giống như một sự giải mã có tính toàn diện, sâu xa, bao quát nhất, mà có thể đây chính là lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện. Ý nghĩa đó, thật sự cũng chỉ do các yếu tố cụ thể bởi hoàn cảnh lịch sử, xã hội khách quan nhất định, khiến nó còn bị bó buộc, không thể phát huy, hay chưa tìm được lối ra phù hợp, mà thực chất, vốn cũng chẳng có điều gì ghê gớm cả.
Cho nên nói chung lại, bài viết này(1) có thể hơi có phần nào đó chuyên sâu. Vì thế nó không chắc phù hợp với tất cả mọi người. Dầu thế nó vẫn còn hơn những tác phẩm đại cà sa viết về chủ đề này, chắc chắn không thể in ra được, mà cho dầu có in ra, cũng chưa chắc có ma nào thèm đọc. Bởi vậy, thực tế những bài viết có chút nào đó dài dòng nhưng bó buộc, vì cần thiết này, chỉ có thể chỉ mang ý ngh
Dài thiệt đó à nghen…
Sao cac Bloger cua ta ko tao. ra mot cai the? nhi? cho no’ OAI …chac chan’ la `danh gia’ hon cai the Nha Bao cua Dang? ta roi`
Trong khi đó, các Blogs và websites của nhóm “Nói thẳng, Nói Thật” về hiện trạng ở VN, cũng được đảng cướp mafia CSVN muốn “mua” bằng vài ngàn hay vài chục ngàn “truy cập cùng một lúc” do bọn hackers VN điều động!!! Dzậy mà loạ thay, hổng có ai muốn “bán”, “dọn nhà” thì dọn, chứ nhất định không “bán”, mặc cho bọn CHÓ tấn công cắn bậy!!!