WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ai Cập: Kết thúc để bắt đầu

Mới chiều tối qua, Tổng thống Hosni Mubarak đã làm hàng triệu người dân Ai Cập thất vọng khi cố níu kéo quyền lực bất chấp làn sóng biểu tình dữ dội của dân chúng từ hơn nửa tháng nay. Hàng trăm ngàn người dân trên quảng trường Tahrir đã la hét đả đảo Tổng thống (TT) và giơ giầy lên như một cử chỉ bày tỏ sự khinh bỉ.

Chưa đầy ngày sau, ông bất ngờ từ chức. Dân chúng Ai Cập vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc.

Trên các đường phố hàng ngàn người Ai Cập phất cao cờ tổ quốc, nhảy múa, ôm nhau cười và khóc: Đất nước Ai Cập đã được giải phóng!

Cuộc cách mạng không chỉ dành riêng cho nam giới. Ảnh Live.com

Một người đàn ông bật khóc. Ảnh Getty

Chấm dứt 30 năm độc tài

Thông báo từ chức của Mubarak được phó TT Ai Cập đưa ra vào chiều nay đã chấm dứt 30 năm cầm quyền của vị TT đã 82 tuổi và đang nhăm nhe dàn xếp để con trai mình nối dõi trong cuộc “bầu cử” dự tính diễn ra vào tháng 9 năm nay.

Nguyên nhân dẫn tới việc đổi ý bất ngờ của Mubarak được một số nhà bình luận thời sự quốc tế cho rằng đó là việc xuất hiện khả năng một cuộc đảo chính quân sự. Điều ấy cũng cho thấy rằng Mubarak không nhận được sự ủng hộ của quân đội. Mặt khác, đó là sức ép quốc tế. Mặc dù là đồng minh tin cậy của Mỹ trong những năm qua nhưng chính TT Obama đã gửi tới Mubarak một thông điệp dứt khoát trong việc ủng hộ dân chủ, thực thi ý nguyện của nhân dân Ai Cập và mong muốn Mubarak sớm rời bỏ quyền lực.

Mubarak bắt đầu nắm quyền từ năm 1981 sau khi TT đương nhiệm bị ám sát, ông từ vai trò phó Tổng thống đã nhẩy vào cái ghế quyền lực nhất của Ai Cập trong suốt một phần ba thế kỷ.

Những năm gần đây, kinh tế Ai Cập được cho là ‘khởi sắc’ với tỉ lệ tăng trưởng GDP khá cao, duy trì ở mức 5-6%, nhưng cách biệt giầu nghèo quá lớn. Thống kê mới đây cho biết, có tới 40% dân số Ai Cập sống ở mức nghèo khổ với thu nhập khoảng 2 đô la/ ngày.

Trái ngược với cuộc sống nghèo nàn của dân lao động là tài sản kếch xù của gia đình Mubarak và những tầng lớp đặc quyền đặc lợi khác. Theo những ước tính khác nhau được một số phương tiện truyền thông công bố, tài sản của gia đình Mubarak, thậm chí, có thể tới 70 tỉ USD, bao gồm nhiều tài khoản trong các nhà bank Thụy Sĩ, nhiều bất động sản lớn ở các trung tâm tài chính thế giới như New York, Los Angeles, Paris, London và các cung điện tráng lệ tại Ai Cập.

Bên cạnh đó, tình trạng tham nhũng, đục khoét công quỹ ở nước này đã ở mức báo động. Những mâu thuẫn xã hội đã như những ung nhọt và chỉ một tàn lửa bắn qua từ Tunisia đã thổi bùng lên cuộc cách mạng.

Việc làm dù muộn mằn của Mubarak hôm nay đã cứu vãn phần nào danh dự của ông ta và đền đáp xương máu của 300 người đã ngã xuống trong suốt gần 3 tuần lễ biểu tình. Nhưng chắc chắn, nhân dân Ai Cập sẽ ‘tính sổ’ với ông ta và gia đình trong một ngày gần đây để những gì cướp đoạt của nhân dân phải được trả lại.

Quân đội tạm nắm quyền

Việc ra đi của Mubarak đồng nghĩa với việc giải tán hoàn toàn chính phủ. Quân đội sẽ tạm nắm quyền qua Hội đồng quân sự đứng đầu là bộ trưởng Quốc phòng Mohammed Husejn Tantawi.

Quân đội Ai Cập ngay từ cuộc biểu tình đầu tiên của dân chúng đã giữ vai trò đứng trung lập, giữ gìn an ninh, trật tự, không nghiêng về bên nào. Động thái quyết định bắt đầu từ ngày hôm qua khi một sỹ quan quân đội cao cấp tới quảng trường Tihrir, trung tâm của các cuộc biểu tình và tuyên bố rằng quân đội sẽ đáp ứng tất cả các đòi hỏi của nhân dân.

Một thực tế nữa cũng diễn ra trong ngày hôm qua, thứ Năm, hội đồng tướng lĩnh cao cấp Ai Cập đã họp bàn cả ngày mà Tổng thống và phó Tổng thống đều không đươc mời tham dự. Cuộc họp của các tướng lĩnh cao cấp tiếp tục cho tới sáng nay. Như vậy, từ vai trò trung lập, quân đội Ai Cập đã bước sang cùng chiến tuyến với những người biểu tình và sau chỉ dấu này chưa đầy một ngày Mubarak đã buộc phải ra đi. Giới bình luận cũng không loại trừ khả năng, sau cuộc họp, các tướng lĩnh đã gửi tới Mubarak một thông điệp cứng rắn dẫn tới việc ‘dứt áo ra đi’ của TT. Có thể nói, đây là cuộc đảo chính quân sự không tiếng súng trước áp lực của nhân dân.

Nhưng, không phải không có những lo ngại. Bởi, thế giới đã chứng kiến nhiều chế độ độc tài quân phiệt. Ngay chiều nay khi những tin tức đầu tiên về việc quân đội nắm quyền, một nhà bình luận chính trị trên kênh TVN24 của Ba Lan đã công khai bày tỏ quan ngại, liệu rồi chế độ nhà binh này có kéo dài tới… 50 năm hay không?

Quan điểm lo ngại dựa trên một thực tế lịch sử đã xảy ra năm 1952 khi các tướng lĩnh quân sự làm một cuộc đảo chính nhà vua Ai Cập và lập ra một nhà nước Cộng Hòa mà kết cục để đất nước rơi vào một thể chế độc tài.

Tất nhiên ngay sau đó là những ý kiến bình luận khác cho rằng, với trình độ dân trí của Ai Cập như hiện nay, sự hiểu biết xã hội đã vượt xa mấy chục năm trước, cộng với sự trợ giúp quốc tế khó có thể tồn tại nổi một chế độ độc đoán khác.

Nhà hoạt động đối lập người Ai Cập từng đoạt giải Nobel Hòa bình, ElBaradei, tỏ ý tin tưởng ở lực lượng quân đội. Ông cho biết:  “Chúng tôi đã chờ đợi ngày này từ nhiều thập kỷ rồi, tất cả chúng tôi đều mong muốn hợp tác với quân đội để chuẩn bị cho một cuộc bầu cử công bằng”.

Không chỉ có nhân dân Ai Cập mà nhân loại tiến bộ đều đang trông chờ được chứng kiến một cuộc bầu cử dân chủ như thế.

Kết thúc để bắt đầu

Ngay sau sự ra đi không kèn không trống của Mubarak, nhiều nước đã lên tiếng chúc mừng thành công của cuộc cách mạng Ai Cập và hòa chung niềm vui với nhân dân của một đất nước 6000 năm lịch sử. TT Obama khen ngợi giới trẻ Ai Cập, những người đã làm nên sự thay đổi kỳ diệu mà không phải sử dụng tới bạo lực. Ông cũng khẳng định Mỹ muốn tiếp tục làm bạn với nhân dân Ai Cập như những năm qua.

Chủ tịch thượng viện châu Âu, Buzek cũng hy vọng vào quá trình chuyển đổi dân chủ hòa bình ở Ai Cập. Nguyên thủ các nước Đức, Pháp, Anh và bộ trưởng bộ Ngoại giao Nga cũng nhanh chóng bày tỏ sự vui mừng và hy vọng vào tương lai tươi sáng của một nền dân chủ.

Nhưng, ai cũng biết rằng, thành công của nhân dân Ai Cập cho tới nay mới là chấm dứt một chế độ độc tài. Từ đó để xây dựng một chế độ dân chủ hoàn thiện còn là một chặng đường dài nữa. Niềm vui ngày hôm nay của dân chúng trên quảng trường Tihrir mới chỉ là sự hân hoan khi đóng nắp chiếc quan tài cho chế độ Mubarak và từ ngày mai họ sẽ bắt đầu cho một công việc khác, không kém phần khó khăn là đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng của một xã hội dân chủ.

Thành công trong việc lật đổ một chế độ độc tài chưa có gì đảm bảo cho thành công trong việc xây dựng một xã hội dân chủ tiến bộ.

Hy vọng với khát vọng thay đổi lớn lao của toàn dân tộc cùng những kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, trong đó có Ba Lan, Ai Cập sẽ vững bước trong quá trình xây dựng một quốc gia dân chủ.

Và rồi một ngày nào đó, biết đâu làn gió mát lành từ cuộc cách mạng ở đất nước 80 triệu dân này sẽ thổi tới Việt Nam.

Có thể lắm chứ, tại sao không?

© Mạc Việt Hồng

© Đàn Chim Việt

—————————————————

Bài viết sử dụng một số tư liệu của TVN24.

13 Phản hồi cho “Ai Cập: Kết thúc để bắt đầu”

  1. NGUYEN QUOC VIET says:

    Cùng các Bạn đọc .
    Tình hình chính trị của đất nước Ai cập trong những ngày qua đã thu hút ít nhiều sự chú ý, của Thế giới , của không ít Bạn đọc trong cũng như ngoài nước . Có lẽ những biến chuyển thời sự nóng bỏng đang xảy ra từng ngày ở một xứ sở xa xôi cũng tạo đôi chút hy vọng ngấm ngầm cho một sự thay đổi chính trị ở Việt nam trong một tương lai không xa .Tuy nhiên theo thiển kiến của cá nhân tôi , thì sự ra đi của ông Mubarak và lần lượt sau đó là những người trong chính quyền của ông chưa có thể gọi là một niềm hy vọng cho một bắt đầu tốt đẹp hơn cho người dân , cho đất nước Ai cập . Người Mỹ chắc chắn đã không vắng mặt ( đằng sau hậu trường bỏ nhỏ ) trong những ngày qua . Ai cập dưới chính quyền Mubarak đã thường là một quốc gia tương đối thân thiện với thế giới Tây phương nói riêng , và nói chung với thế giới không Hồi giáo . Tình hình chính trị , kinh tế trong nước vào những ngày , tháng tới đây của Ai cập sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn đất nước này sẽ đi về đâu??? . Những nhóm người anh em Hồi giáo chắc chắn sẽ không ngồi yên đắng sau hậu trường trong những ngày này và những quốc gia có quốc giáo là Hồi giáo sẽ chắc chắn ( tích cực ) giật dây đằng sau màn che chính trị . Nhưng một cuộc đứng dậy, với sự tham gia của mọi tầng lớp người dân ,để đánh đuổi một chính quyền hiện hữu và quân đội chỉ làm bổn phận gìn giữ an ninh mà không đàn áp , can dự như ở Ai cập sẽ không xảy ra ở Việt nam, như chúng ta mong mỏi .Tôi biết chắc chắn là như vậy . Nếu có chăng thì phải có một sự đổi thay chính trị khổng lồ , toàn diện , tích cực về mọi mặt và trực tiếp đến từ phía Trung quốc , thì may ra… .Tôi cũng mơ ước điều này dù vẫn biết rằng đó chỉ là hư ảo .Vì một mơ ước dù là hão huyền còn hơn một thực tế tàn bạo mà mỗi người chúng ta phải sống từng ngày với nó … .Suy đi , nghĩ lại chỉ buồn . Nguyễ quốc việt . ( Sauerland ) . Germany

  2. kẻ lưu vong says:

    Lạc quan tiếu hay không khi nghĩ rằng “VN rồi sẽ như Ai cập”.Hãy nhìn lại vị trí của Ai cập,trình độ dân trí của họ, phải hỏi chừng nào “Trung quốc sẽ như Ai cập ?”,sau đó mới tới vế “VN rồi sẽ như Ai cập”.

  3. Dân tộc says:

    Việt nam rồi sẻ như Ai cập.
    Cộng sản biến đi !
    Chúng ta xuống đường thôi. Ngày hội của dân tộc đang đến rồi.
    Anh hùng Hà Vũ sẻ tự do.

  4. Trung says:

    Chừng nào quê hưong VN của chúng ta mới được như Ai cập? Khi nào người Vn chúng ta mới làm được như người Ai cập?

  5. Nhật Hồng says:

    Mình và gia đình đang sẳn sàng xuống đường đây.
    Qúa chán với chính quyền bịp bợm bán nước hiện nay rồi.
    Chỉ có tư bản đỏ và kẻ giàu được bảo vệ thôi.

  6. D.Nhật Lệ says:

    Đúng qúa nhận định của MVH.!
    Thành công trong việc lật đổ 1 chế độ độc tài chưa có gì bảo đảm cho thành công trong việc xây dựng
    một xã hội dân chủ tiến bộ.Tình hình Ai Cập vẫn còn tiềm tàng nhiều khả năng trái ngược hoặc có thể
    chuyển biến thuận lợi về hướng dân chủ tự do hay độc tài của thần quyền Hồi giáo.Đó là một nguy cơ
    còn đáng sợ hơn mọi thứ độc tài khác !

  7. butnua says:

    Lật đổ một cá nhân độc tài cho dù ngoan cố đến giờ phút cuối cùng.Murabak cũng phải ôm gói ra đi.
    Lật đổ một thể chế độc tài toàn trị tham nhũng,chúng cấu kết làm tay sai ngoại bang và không từ nan bất cứ thủ đoạn nào để sống còn.Đó là vấn đề nan giải cho dân tộc Việt Nam.Hãy nhắc đến chiến công hiển hách cuả tiền nhân chống giặc phương Bắc.Đừng sống với ảo giác cuộc chiến thắng thần thánh cuả những kẻ cỏng rắn cắn gà nhà.Mang chủ thuyết Ácxít Lêninít,maoịt về tàn phá đất nước dân tộc.Chúng ta hãy tin rằng nếu Ai cập,Tunisie thành công lật đổ những tên bạo chuá.Dân tộc Việt Nam sẽ triệt tiêu quân bán nước,lũ tư bản đỏ Cọng Sản hiện nay.Cho dù chúng đang chuẩn bị thay tên đổi họ.Cho dù chúng đang âm mưu “lai giống”(clone) cả giòng họ chúng để tiếp tục sống trên mồ hôi nước mắt cuả nhân dân,cuả những chiến sĩ đã hy sinh xương máu bảo vệ biển đảo Hoàng sa,Trường sa,bảo vệ từng tấc đất lảnh thổ phiá Bắc chống quân xâm lược Tàu,nhưng cuối cùng cả tập đoàn lảnh đạo Việt Cọng từ thời Hồ Chí Minh đã âm thầm bán đứng giang sơn cho đàn anh Trung Quốc để đổi lấy hai chử”anh(k)hùng” tiên phong chống các đế quốc sừng sỏ cho Trung Quốc và Liên Xô.Thúi như cứt.

    Các anh em chiến sỉ Quân đội mang tên ‘Nhân dân”hãy sáng suốt và thức tỉnh như quân đội Tunisie và Ai cập.Mong lắm thay.

  8. Thanh says:

    “Co the lam chu, tai sao khong?” Dung! Tai sao khong? Nguoi VN, nhat la gioi tre VN, hay ngang cao dau nhu nguoi dan va gioi tre Ai Cap. ‘Hold your heads high, you’re Vietnamese.”

  9. Minh Đức says:

    Sự phẫn nộ của người dân Tunisia làm cho tổng thống xứ này phải bỏ chạy được thế giới ghi nhận đó là sự nổi dậy đầu tiên của một quốc gia thuộc dân tộc Ả Rập và ngay sau đó có người đoán rằng có thể các quốc gia Ả Rập khác sẽ noi gương. Quả đúng như thế, ngay sau đó dân Ai Cập xuống đường. Trước khi dân tộc Ả Rập bị người Anh, Pháp qua cai trị thì họ sống dưới sự cai trị của vua chúa, cũng không được quyền biểu tình phản đối chính quyền. Năm 1979 dân Iran đã xuống đường biểu tình làm cho vua Iran phải bỏ chạy để rồi sau đó chính quyền rơi vào tay các giáo sĩ Hồi giáo cực đoan nhưng Iran tuy nằm trong khu vực Trung Đông nhưng lại không thuộc về dân tộc Ả Rập và người dân Iran không nói tiếng Ả Rập. Ngày nay, một số người dân Iran chán chính quyền Hồi Giáo nên họ nói rằng trước đây Iran có nền văn minh riêng là nền văn minh Ba Tư, Hồi Giáo chỉ mới đến Iran sau này thì không có quyền gì mà đòi độc quyền bắt người dân phải suy nghĩ theo các giáo sĩ Hồi Giáo.

  10. Lữ Út says:

    Bài diễn văn của Tổng Thống Obama về biến cố Egypt ngày hôm nay qúa hay, tôi mong ban biên tập ĐCV cho mọi người ở VN xem, nếu có thể dịch sang tiếng việt thì qúa lý tưởng.

Leave a Reply to Dân tộc