WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc chiến 1979 và Hoàng Sa

TQ đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới của VN vào 17/1979

Ngày 7-2-1979, tại Tokyo, khi ngầm thông báo với báo chí một chiến dịch “trừng phạt” Việt Nam, Đặng Tiểu Bình giải thích: “Hiệp ước mà Việt Nam và Liên Xô ký kết có tính chất đồng minh quân sự. Việt Nam đã mở cuộc xâm nhập vũ trang vào Campuchia và đang khiêu khích ở biên giới Trung Quốc”. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh mà Đặng Tiểu Bình thực hiện 10 ngày sau không đơn giản chỉ là những gì được nói ra trong lời tuyên bố ấy.

Hiệp ước mà ông Đặng đề cập là Hiệp ước hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên Xô, ký ngày 3-11-1978. Hiệp ước này được ký kết sau khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã rất trầm trọng: Trung Quốc yêu cầu Việt Nam đóng cửa 3 Tổng lãnh sự quán (6-6-1978) và cắt toàn bộ viện trợ (7-1978). Ngày 29-1-1979, khi hội đàm ở Mỹ, Đặng Tiểu Bình nhắc tới Campuchia, Afganistan với Tổng thống Jimmy Carter và cảnh báo “nguy cơ phản ứng dây chuyền”. J. Carter “đồng ý với Đặng cách nhìn nhận” ấy. Tuyên bố chung, hai ngày sau đó (1-3), nhấn mạnh, “Trung-Mỹ chống lại bất kỳ quốc gia hoặc tập đoàn quốc gia nào mưu kế bá quyền”. Đặng đã thành công khi sử dụng liên minh Việt-Xô để gieo rắc hoài nghi, khiến Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc đánh Việt Nam, bên trong, Đặng không hề đánh giá cao “liên minh” ấy.

Trong hội nghị do Quân ủy Trung ương Trung Quốc triệu tập, bàn “chủ trương” đánh Việt Nam, không ít tướng lĩnh đã cảnh báo nguy cơ bị Liên Xô tấn công. Khi ấy, trên biên giới Trung- Xô, Liên Xô bố trí tới 50 sư đoàn chủ lực. Đặng Tiểu Bình nhận định: “Liên Xô không thể không xét tới nhiều nhân tố quốc tế nên khả năng [vì Việt Nam mà] can thiệp vào Trung Quốc là rất ít”. Trên thực tế, một tuần sau khi Trung Quốc đánh Việt Nam, không thấy Liên Xô “ra tay”, Trung Quốc đã đánh tiếp sang thị xã Lạng Sơn, và chỉ rút khi trên hướng này Quân đoàn II xuất hiện.

Tại thời điểm Đặng tuyên bố với báo chí, 7-2-1979, quân đội Việt Nam có mặt ở Phnom Penh vừa tròn một tháng, nên “yếu tố Campuchia” có vẻ như rất dễ thuyết phục. Nhưng, theo cuốn sách 10 năm Chiến tranh Trung Việt của NXB Đại học Tứ Xuyên, công bố năm 1993, ngay trong Hội nghị Quân ủy Trung ương, từ 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đã quyết định đánh Việt Nam. Trong ngày 9-12-1978, Quyết định này đã được “tuyệt mật” chuyển tới tay Tướng Hứa Thế Hữu (Tướng Hữu cùng với Dương Đắc Chí là hai tướng chỉ huy cuộc chiến tranh 17-2). Trong khi mãi tới ngày 25-12-1978, quân đội Việt Nam mới bắt đầu mở chiến dịch đánh sang Phnom Penh.

Khi Khmer Đỏ chưa nắm được chính quyền, đang “ăn nhờ, ở đậu” gần Trung ương Cục (Việt Nam), Pol Pot, Yeng Sary đã “đi lại” với Bắc Kinh. Năm 1970, Lon Nol lật đổ Sihanouk, Pol Pot đã rất cay cú khi Sihanouk được đưa về Hà Nội. Pol Pot nhận ra, họ không phải là lực lượng duy nhất mà Việt Nam ủng hộ ở đất nước nhỏ bé này. Cho dù sau đó “lá bài” Sihanouk cũng được “nuôi” ở Bắc Kinh như một ông hoàng, người Trung Quốc đã khéo léo nhen nhúm hiềm khích Việt Nam cho Pol Pot. Chính vì thế mà ngay trong năm 1975, Khmer Đỏ đã phản bội Việt Nam, bắn giết ở Phú Quốc, ở Thổ Chu và từ năm 1977 đánh sang An Giang, Tây Ninh, có khi vào sâu hơn 10 km. Tuy nhiên, cho dù có bị “mất mặt” khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn bị Việt Nam đánh đổ ở Phnom Penh, liệu, Trung Quốc có phải là một “đàn anh” trung thành với lân bang đến mức hy sinh mình như vậy?

Người Hoa và vấn đề “nạn kiều” cũng đóng một vai trò nhất định. Thật khó lý giải vì sao cuộc “cải tạo tư sản công thương nghiệp”, đụng tới hàng trăm nghìn người Hoa, lại được Việt Nam tiến hành năm 1978, khi mà mối quan hệ với Trung Quốc đang hết sức căng, nếu như không đề cập đến câu chuyện sau đây, câu chuyện mà sách vở chưa bao giờ nói đến. Bí thư Thành ủy TP HCM vào thời điểm 1975, ông Võ Văn Kiệt, kể: “Sau ngày 30-4, ở khu vực Chợ Lớn có một chi bộ có vũ trang thuộc bộ phận hải ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chi bộ này xuất hiện bí mật từ trước 30-4 và khi đó họ đòi được công khai hoạt động”. Để một lực lượng Trung Quốc có vũ trang ở Chợ Lớn thì cũng không khác chi “đặt mồi lửa dưới đống củi”, Việt Nam buộc phải “giải giáp” họ. Bắc Kinh rất khó chịu về vụ “giải giáp” này. Nhưng, cho dù có bao nhiêu người Hoa đã phải ra đi trong năm 1978 thì “nạn kiều” vẫn là một “lá bài” mà Trung Quốc cũng chủ động “chơi” chứ không hẳn là nguyên nhân khiến cho Đặng Tiểu Bình đưa quân sang Việt Nam xâm lược.

Tác giả của 10 năm Chiến tranh Trung Việt còn chỉ ra một vấn đề rất có thể cũng là nguyên nhân: Năm 1978, Đặng Tiểu Bình vừa khôi phục lại quyền lãnh đạo quân đội, “Ông có ý thức nhạy bén… thông qua cuộc chiến tranh, vừa thăm dò được sự trung thành [của quân đội], vừa làm cho các nhà lãnh đạo [Trung Quốc] khác nhận rõ những mặt phải cải cách quân đội”. Đại tá Hà Tám, chỉ huy Trung đoàn 12 anh hùng đánh Trung Quốc tháng 2-1979, cho biết: “Mặc dù pháo theo cùng của Trung Quốc bắn khá chính xác, nhưng, bộ binh thì chủ yếu dùng ‘biển người’; chỉ huy của Trung Quốc lúc ấy ra trận mà vẫn có người che ô, quân thì chờ kèn kêu mới xông trận”. Sau ngày 17-2, Trung Quốc đã gấp rút cải cách quân đội, và họ đã “thử nghiệm” lại trên Biên giới Việt Nam vào ngày 28-4-1984 bằng một chiến dịch với phương thức chiến tranh hoàn toàn mới.

Đặng Tiểu Bình nói: “Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán”. Cuộc chiến tranh được huy động khi mà Trung Quốc đang vô cùng lạc hậu sau các cuộc cách mạng “da thịt tàn nhau” không chỉ nhắm đến một mục tiêu. Bằng cách kể lể kiểu chương hồi, cuốn sách mà Trung Quốc cho công bố, 10 năm Chiến tranh Trung Việt, đã để lộ một ý đồ thâm sâu của Đặng, đó là vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bày tỏ thái độ khá kiên định về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, quần đảo mà từ lâu Trung Quốc đã rắp tâm thôn tính.

Tháng 6-1975, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa. Ngày 24-9-1975, khi gặp Đặng Tiểu Bình ở Bắc Kinh, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã “yêu cầu Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình đàm phán về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa”. Tháng 4-1977, trên đường đi Liên Xô ghé qua Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã gửi đến Trung Quốc thông điệp của Việt Nam về hai quần đảo ấy. Tuy nhiên, trước sau Trung Quốc đều một mực “yêu cầu Việt Nam trở lại lập trường trước năm 1974”. “Lập trường trước năm 1974”, theo cuốn sách 10 năm Chiến tranh Trung Việt là “Tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958”. Cuốn sách nói là Đặng Tiểu Bình đã rất “khó chịu” với Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, Đặng nói: “Vấn đề này không cần thiết phải đàm phán… [đó] là lãnh thổ Trung Quốc”.

Có lẽ, năm 1979, Đặng Tiểu Bình nghĩ là có thể đè bẹp ý chí của người Việt Nam trong vấn đề đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa nên đã phát động chiến tranh. Và, các yếu tố như Liên Xô, Campuchia được Đặng vận dụng tối đa để cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Điều cay đắng là, lẽ ra Đặng đã không thể cô lập Việt Nam để gây đổ máu của dân ta như thế nếu như sau 1975, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khối ASEAN ngay và đặc biệt, bình thường ngoại giao với Mỹ. Năm 1977, khi Mỹ chìa tay ra cho Việt Nam, theo Tổng thống Jimmy Carter, “vấn đề bồi thường chiến tranh đã gây khó khăn”. Rồi, trong khi Việt Nam đang loay hoay thì Đặng Tiểu Bình đã khai thác yếu tố này ngay, để thiết lập được quan hệ ngoại giao với Mỹ và đặt Việt Nam vào tình huống bị bao vây, cấm vận. Tất nhiên, “ý thức hệ” đóng một vài trò quan trọng trong quyết định “nhất biên đảo” với Liên Xô; năm ấy, báo Nhân dân vẫn chỉ trích Đặng về chủ thuyết “mèo trắng, mèo đen” và ngày nay, chúng ta vẫn cần phải quan tâm tới bài học ấy.

Tôi công bố bài viết này không chỉ vì sắp đến ngày 17-2 mà còn vì, muốn lưu ý, “người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán”, không nên đặt cuộc chiến tranh 17-2 ra ngoài âm mưu Biển Đông. Bản Giốc, Tục Lãm… giờ đã xong; nhưng, Hoàng Sa, Trường Sa thì vẫn đó.

Tác giả Huy Đức. Nguồn: VietSudies.info

9 Phản hồi cho “Cuộc chiến 1979 và Hoàng Sa”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ TỪ MỘT XÃ HỘI NÔNG DÂN

    Một số xã hội phương Đông như Trung hoa, Hàn Quốc, Việt Nam vốn có điều kiện lịch sử xuất phát từ xã hội nông dân.
    Xã hội nông dân vốn gắn điều kiện sinh hoạt và đời sống với hoàn cảnh tự nhiên. Kỹ thuật trồng lúa nước nói chung là kỹ thuật đơn giản. Các ngành nghệ hoạt động khác như lâm ngư nghiệp, thủ công nghiệp, phần lớn cũng dựa vào kinh nghiệm ngàn đời, những công cụ thô sơ, mức năng xuất và hiệu quả trong sản xuất nói chung đặt nền tảng trên tài khéo.
    Cơ bản của xã hội nông dân vẫn nông thôn là chính, ý nghĩa của văn hóa phần lớn là truyền thống, kinh nghiệm và cảm tính, ít có tinh thần trừu tượng, khái quát, suy lý hoặc lập luận chi ly như kiểu tập quán phương Tây.
    Ngay như nước Nga cũ trước thời Lênin, chủ yếu cũng là xã hội nông dân, sự phát triển công nghiệp kỹ thuật và khoa học mọi mặt cũng còn ở mức hạn chế nào đó hơn so với các nước Tây Âu.
    Trong những xã hội nông dân như thế, nền tảng tinh thần vẫn là hệ thống ý thức hệ xưa cũ vốn đã có. Ở một số các nước phương Á Châu hay Đông nam Á nói trên, cơ bản nhất vẫn là tư tưởng đạo Khổng và Phật giáo. Còn như ở Nga, đó là Cơ đốc giáo chính thống. Với đạo Khổng, hay học thuyết Khổng tử, nền tảng chính vẫn là các quan niệm về “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, còn như ở Nga, Cơ đốc giáo thì vốn đặt cơ sở trên tinh thần nhân ái của Jesus mà giáo lý Thiên chúa giáo vẫn xem là nền móng.
    Nhưng tất cả những điều đó đã đổi thay khi Lênin làm cuộc cách mạng vô sản ở Nga, và khi cuộc cách mạng đó đã lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt nhất là những nước ở Châu Á hay vùng Đông nam Á như trên kia đã nói.
    Cuộc cách mạng vô sản này tất nhiên đặt nền tảng trên lý thuyết Mác, chủ yếu tin vào quy luật vận động biện chứng khách quan của lịch sử, tin tưởng vào phương thức giải quyết cách mạng xã hội bằng quan điểm vô sản, đồng thời sử dụng biện pháp được cho là hiệu quả nhất là biện pháp đấu tranh giai cấp.
    Tất cả niềm tin, ý hướng và biện pháp như thế rõ ràng rất xa lạ và không gắn gì với cơ bản của xã hội nông dân như trên đã phân tích. Bởi thế muốn giải quyết sự khác biệt hay mâu thuẫn đó, giải pháp và phương thức chính đó chính là biện pháp tuyên truyền. Cho nên tuyên truyền chính trị trở thành như động lực chủ yếu của cách mạng. Điều này ngay từ xuất phát điểm của nó chính bản thân của Mác cũng đã nói tới. Ông ta cho lý luận là công cụ hay lợi khí của cách mạng.
    Có nghĩa những người đầu tiên hướng theo chủ thuyết Mác tất nhiên là những người xuất phát từ xã hội nông dân, rồi những người kế tục của họ cũng là những người xuất phát từ xã hội nông dân và cứ tiếp tục như thế. Và muốn thực hiện điều này một cách hiệu quả và thành công nhất, tất yếu phải đả phá, triệt hạ các ý hệ cũ, mà chủ yếu là lý thuyết Khổng tử, hay quan điểm tôn giáo, như chính Mao Trạch Đông đã làm, cũng như ngay từ đầu Mác đã cho đó là ý thức hệ tư sản và tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng.
    Nhưng tư tưởng nông dân chủ yếu vẫn là ý thức nền tảng của con người, tức là tư tưởng hữu sản. Đó vẫn là ý thức và quy luật chủ yếu của tâm lý tự nhiên của con người nói chung, và quả thật điều này vốn đi ngược lại chủ thuyết và đường lối của Mác. Song để nhằm giải quyết sự mâu thuẩn, nghịch lý cơ bản như thế, Mác ngay từ đầu đã chủ trương một xã hội chuyên chính. Bởi chỉ có chuyên chính mới giải quyết được bản chất tâm lý tự nhiên của con người, cho dù đó chính là điều nghịch lý.
    Từ những phân tích thuần túy đơn giản như trên, ngày nay nhìn lại quá trình lịch sử của những nước liên quan tất nhiên mọi người đều đã thấy rõ.
    Xã hội xô viết của Liên xô cũ ngày nay rõ ràng sau bao nổ lực tuyên truyền và xây dựng, đã không tồn tại nữa, kéo theo sự sụp đổ của cả khối Đông Âu XHCN trước đây. Ngay những nước Châu Á và Đông nam Á châu như Trung Quốc, Việt Nam cũng đã phần lớn, hay hoàn toàn thay đổi. Đó là ý hướng của sự đổi mới hay trước kia được gọi là quan điểm hoặc chủ nghĩa xét lại.
    Khi học thuyết Mác ra đời, đã không ngừng nổ ra bao cuộc tranh luận học thuật, triết học, khoa học từ các nước phương Tây.
    Khi học thuyết Mác được đưa vào thực tế ở Liên xô và các nước khác nhiều nơi trên thế giới, đã không ngừng có những cuộc tranh luận về lý thuyết cũng như đấu tranh bằng hành động ngay trong lòng lịch thực tế của những xã hội đó.
    Đã từng một thời có nhiều người hùng tuyên dương về một học thuyết bách chiến bách thắng, là chân lý tuyệt đối đúng, là lương tâm của thời đại, song đó thực chất cũng chỉ trên nền tảng tuyên truyền. Cũng có nhiều cuộc đấu tranh thực tế trong lịch sử ở nhiều nước khác nhau, nhưng thực chất tối hậu cũng chỉ để nhằm thực hiện cho bằng được chủ thuyết Mác, bởi thực tế đối với nhiều người nó vốn được coi như là lý tưởng xã hội cao nhất.
    Nhưng nói chung lại, học thuyết Mác là học thuyết phát sinh từ xã hội phương Tây, khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mới đi lên trong ý nghĩa và điều kiện của một xã hội giao thời. Quan điểm chủ yếu của Mác là quan điểm suy lý. Chủ yếu Mác dựa vào triết lý biện chứng luận của Hegel, là một quan điểm triết học tư biện và chưa hề được kiểm chứng tuyệt đối gì về phương diện khoa học khách quan. Ngoài cơ sở này ra, Mác còn chủ trương chuyên chính là một điều đi ngược hoàn toàn lại ý nghĩa của khoa học xã hội, nhất là Mác không hề quan tâm tới tâm lý tự nhiên của con người, nhưng chỉ ham lý luận theo kiểu tư duy tư biện. Đây chính là những lổ hổng rất sâu, rất nền tảng và rất lớn trong chủ thuyết của Mác, nên ngày nay chính thực tế thế giới đã cho thấy rằng nó hoàn toàn xa thực tế hay hoàn toàn không đúng. Điều gì được Mác từng quan niệm là ý thức giai cấp, thật ra chỉ là huyễn tưởng. Đó thực chất chỉ là do Mác đã quá say sưa với lý thuyết biện chứng của Hegel. Một chuyện đem râu ông nọ cắm cằm bà kia như nhiều lần đã nói.
    Đành rằng phải công nhận thiện chí và ý thức nhân bản của Mác, song vấn đề không phải thiện chí hay ý thức là đủ, mà chủ yếu chính là ý nghĩa thực tế xã hội và ý nghĩa khoa học khách quan, chính xác thực sự. Cái thiện chí không bù lại được cái khách quan và cái sáng suốt chính là điều này.
    Ngày nay thế giới đã đi vào chỗ toàn cầu hóa, khoa học kỹ thuật đã phát triển vượt bực, đó là cơ may và triển vọng khách quan tự nhiên của nhân loại, điều mà ở thời mình chính Mác không ngờ tới, chỉ vì do tính chủ quan của chính ông. Cho nên, nói khác đi, sự đóng góp của Mác vào phát triển của lịch sử nhân loại không phải ở mặt tích cực mà chính là ở mặt tiêu cực. Có nghĩa một sự đóng góp lớn lao nhưng không phải ở mặt chính diện mà là ở mặt phản diện.
    Những xã hội nông dân đi vào học thuyết Mác, tất yếu chỉ bằng con đường tuyên truyền như trên kia đã nói. Sự tuyền truyền được khởi đầu từ nguồn cảm hứng mang tính tự phát của một số ít người, dần dần nó chuyển qua nhiều thế hệ như một qui trình quán tính và cứ như thế cho đến mãi ngày nay.
    Nhưng than ôi, ý nghĩa không phải là sự tuyên truyền mà là tính khách quan, khoa học. Khi có trình độ tri thức, khi có ý thức thực chất, cá nhân và xã hội tự nó chuyển biến, không cần gì phải tuyên truyền. Nên mọi sự tuyên truyền cũng giống như trái giú sớm, không luôn luôn là điều tối hảo về mặt chất lượng, mà ngược lại nhiều và thường khi lại còn rất sống sượng.
    Nên nói chung lại, bài toán ngày nay thực tế trong mọi xã hội là bài toán thực chất, thực tế, khoa học, khách quan, chính xác, có ý nghĩa và giá trị xác đáng, mà không thể chỉ là sự tuyên truyền. Mọi sự tuyên truyền tự nó chỉ là ấu trĩ, không chân chính, thậm chí đi ngược lại chính các ý nghĩa cùng giá trị của con người.
    Xuất phát điểm chủ yếu của tâm lý nông dân phần lớn là cảm tính, niềm tin, tình cảm, và cần có chỗ dựa tinh thần nào đó. Cũng chính vì thế phải chăng đây cũng là cách thức được áp dụng để tuyền truyền cho xã hội nông dân mà nhiều nơi trên thế giới đã cho thấy trong quá khứ, và cuối cùng cái vòng luẩn quẩn cứ vẫn theo đó mà luôn luôn tiếp diễn.
    Khoa học hóa xã hội nông dân, tri thức hóa xã hội nông dân, khách quan hóa xã hội nông dân, hiện đại hóa xã hội nông dân, đó là con đường hiệu quả nhất và nhanh nhất để đi lên và phát triển. Tiếc rằng phần lớn nhiều người đều không thấy điều đó. Chính vì thế mà người ta vẫn một mực cứ áp dụng theo đường lối tuyên truyền chủ thuyết, đó là điều hoàn toàn không thực tế, không khách quan và phi khoa học.
    Sự tuyên tuyền tiếp tục nuôi sự tuyên truyền, đó là vết mòn quán tính, hầu như không còn lối thoát. Người ta không thể giải phóng người khác nếu không tự giải phóng được chính mình. Đó là chân lý đơn giản, chẳng có gì cao siêu cả.
    Sự thông tin khoa học hoàn toàn khác với tuyên truyền chính trị. Thông tin khoa học là cốt lõi của xã hội hiện đại, vì nó khách quan, chính xác, và nhu cầu của mọi xã hội tiên tiến. Trong khi đó tuyên truyền chính trị theo kiểu tuyên truyền lý thuyết vẫn chỉ là thói quen tuyền truyền trong kiểu cách xã hội nông dân. Bởi nó không có cơ sở khoa học, không cần khách quan khoa học, mà chủ yếu hướng đến niềm tin, hướng đến sự mơ mộng, đặc biệt hướng đến các thần tượng phi tự nhiên.
    Chắc nước Nga ngày nay là một nước theo khuynh hướng hiện đại, không còn áp dụng các biện pháp tuyền truyền trước kia trong thời Liên xô cũ, tuyên truyền kiểu xã hội nông dân. Thế những ở nhiều nơi khác người ta vẫn còn luyến tiếc một giấc mơ vàng son quá khứ và vẫn chưa trút bỏ được hết chính các quán tính tệ hại đã từng nhuốm phải của mình.
    Nói khác đi, vấn đề xã hội vẫn chỉ là vấn đề của các cá nhân con người. Nếu những người đứng đầu của một xã hội, có vai trò và ý thức điều chỉnh xã hội, hay ít ra cũng là số đông trong xã hội đều là những người có ý thức nhân bản, có nhận thức khoa học, có ý hướng thực tế, có trình độ tri thức, xã hội đó có cơ sở phát triển. Còn ngược lại, do ở trình độ, nhận thức, ý thức, ý chí, hay do số đông mà trong ý hướng ngược lại, xã hội vẫn chỉ chuyển động luôn luôn theo vết mòn quán tính.
    Vết mòn này ngay từ thời nhà Nguyễn ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 vốn đã có rồi. Mọi sự phát triển lịch sử theo sự nhận thực khách quan, đó là sự phát triển theo thực chất. Còn ngược lại mọi sự phát triển lịch sử chỉ thông qua sự tuyên truyền, nhất là sự tuyên truyền theo những kiểu xã hội nông dân, thì phần lớn hay đều hoàn toàn là không có thực chất.
    Mọi sự phát triển có thực chất, đó là ý nghĩa và giá trị khách quan cần nên mong đợi. Trong khi đó, những sự phát triển không thực chất, chỉ đặt trên sự tuyên tuyền, thậm chí sự khống chế, thật sự cũng đều giả tạo và không đi theo thực chất của ý nghĩa giá trị.
    Khoa học cuộc đời hay khoa học chính trị thật sự chỉ là yêu cầu hoàn toàn đơn giản và hoàn toàn chính đáng. Chỉ tiếc rằng những tuyên truyền chính trị hay tuyên truyền lý thuyết lại nhiều khi không khách quan và không theo chiều hướng hay có ý hướng như thế. Song nói cho cùng, âu đó cũng chỉ là quán tính của xã hội nông dân ngàn đời còn rơi rớt lại, cho dù những công cụ đó có nằm trong tay của bất cứ ai, hoặc bất cứ tập thể hay tầng lớp xã hội nào.

    Cảm nghĩ đầu năm mới
    02/01/2011
    VÕ HƯNG THANH

  2. NHỮNG NGƯỜI ĐI SĂN - INTERNATIONAL says:

    DÂN VIỆT ta phải vất vả , kiên cường CHỐNG CÁC CƯỜNG QUỐC TÂY XÂM LƯỢC và TÀU BÀNH TRƯỚNG ,
    …thì nay – còn sót thêm … MẤY CON CHÓ DẠI -HOANG ở đây đang cắn càn .

  3. PHONG DIEN says:

    Quá khứ là quá khứ, giờ đây Tàu làm một việc làm có ý nghĩa là đánh bọn VC sau đó trao lại quyền cho dân tộc VN như tổng thống Obama làm cho dân Tunisia và Ai Cập. chỉ có con đường ấy mới tạo một khối thịnh vượng chung, tô điểm thêm một trang sử mới, là hợp tác trong tinh thần hòa bình và giúp đở lẫn nhau.
    Dung1 la mot thang Viet Gian. Tay Tang cho thay do. Tui no chiem o luon den nay. Nguyen Hien dich thi la Viet gian tay sai cho lu banh truong moi noi nhu tren

  4. Lê Thiện Ý says:

    “Nước xa không cứu được lưả gần”. Lê-Duẫn sai lầm chiến lược khi bắt tay với Liên Sô, lơ là, lợt lạt với TQ. Bắc Kinh cho csvn là kẻ “ăn cháo đá bát, vong ân bội nghiã”, đã phát động chiến dịch quy mô chống VN.
    Sai lầm cuả đảng csvn đã khiến hàng trăm ngàn con dân Việt phải chịu thương vong, mất đất ở các vùng biên giới phiá Bắc, tài sản, công trình bị tiêu huỷ nghiêm trọng. Và hậu quả là, trước việc các nước trong hệ thống xhcn ở trời Tây sụp đổ hàng loạt – muốn sống còn – scvn đành chấp nhận “ĐẦU HÀNG” BK VÔ ĐIỀU KIỆN; CHỈ MONG ĐƯỢC TIẾP TỤC ĐÈ ĐẦU CỞI CỔ NHÂN DÂN !
    Hành vi BUÔN DÂN – BÁN NƯỚC ĐÓ PHẢi BỊ LỊCH SỬ PHÁN XÉT, NHÂN DÂN TRỪNG TRỊ !

  5. Tạ Tuyên says:

    Tàu Cộng và Việt Cộng đều học chung một sách đó là gian manh, độc ác, ăn cháo đá bát,…tuy rằng bề ngòai chúng nói anh em XHCN, sông liền sông, nuí liền nuí nhưng hở ra là chúng giết liền, chiếm đất, chiếm biển liền.

  6. Mot Khuc Ruot says:

    Bọn lãnh tụ CS như Lê Duẫn , Lê Đức Thọ , Đỗ Mười ….là những tên gần như vô học , ngu si , dốt nát , chỉ được cái tài lưu manh , tráo trở , gian xảo , độc ác , lừa bịp . Với những cái tài đó , bọn chúng được sự hổ trợ tối đa cũa quốc tế CS , cũa bọn phản chiến , cũa những quốc gia ganh tị ganh ghét với Mỹ tại Châu Âu như Pháp , Thụy Điễn ….nên bọn chúng đã chiếm được miền Nam bất chấp đất nước tan hoang , nghèo khổ , hàng triệu thanh niên chết phơi thây không mồ không mã , hàng triệu đứa trẻ mất cha , vợ mất chồng , mẹ mất con . Vì dốt nát ngu xuẫn nên bọn chúng tin tưởng bọn chúng là tài giỏi , là vô địch ….cái dốt nát ngu xuẫn càng phồng to gấp hai , gấp ba khi bọn chúng được các quốc gia bất lương ca tụng . Cũng vì ngu dốt nên khi ký được hiệp định liên minh với Liên Xô càng làm cho bọn chúng kiêu căng ….Bọn chúng quên rằng : Trung Quốc không phải là Hoa Kỳ , TQ đánh VN ở Châu Âu không ai xuống đường chống TQ , quốc tế CS thì đành ngậm bồ hòn vì xấu hổ , anh hai Liên Xô thì rét Hoa Kỳ , chiến tranh thế giới lần thứ 3 thì LX như tự sát , mất hết và quan trọng nhất TQ cũng là một quốc gia CS , là thầy cũa bọn cóc nhái CSVN , cũng lưu manh , tráo trở , tàn bạo như bọn CSVN , hãy nghe Mao tuyên bố : sẵn sàng hy sinh một nữa dân số TQ , tức 500 triệu con người . Rốt cuộc con Rắn TQ dễ dàng nuốt chủng con cóc VN như hiện nay . Cái tai họa lớn nhất cho con người chính là sự ngu dốt …dân VN hãy học kỹ bài học đó để có thễ làm Người .

  7. Thanh Phan says:

    Kính gừỉ ban biên tập

    Xin xem lai nguồn. Vietstudies.info không có bài này.

  8. Anh Hung says:

    Nguyễn Hiền viết:”Quá khứ là quá khứ, giờ đây Tàu làm một việc làm có ý nghĩa là đánh bọn VC sau đó trao lại quyền cho dân tộc VN như tổng thống Obama làm cho dân Tunisia và Ai Cập. chỉ có con đường ấy mới tạo một khối thịnh vượng chung, tô điểm thêm một trang sử mới, là hợp tác trong tinh thần hòa bình và giúp đở lẫn nhau.” Trời ạ, sao lẫn lộn Hoa Kỳ với Trung Cộng? Nên nhớ Hoa Kỳ theo thể chế dân chủ (có thể nói là thể chế dân chủ nhất thế giới), còn Trung Cộng theo thể chế Cộng sản toàn trị “kiểu TQ” kết hợp với chủ nghĩa dân tộc nước lớn, cái chủ nghĩa dân tộc “đại Hán” đã tiến hành nhiều cuộc xâm lược và đô hộ nước Việt nam 1000 năm. Hoa Kỳ giúp nhân dân các nước có chế độ độc tài làm cuộc cách mạng để thiết lập nền dân chủ, nhân quyền, tự do như Hoa Kỳ và vì an ninh cho nước Mỹ. Trung Cộng chỉ giúp cho chế độ CS VN tồn tại để buộc đất nước Việt nam phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước TQ. Nguyễn Hiền sao ngây thơ quá vậy. Đời nào Cáo lại bắt Chuột để bảo vệ Gà?

  9. VC là tên lưu manh, ăn cháo đá bát, phản bội tình đồng chí, đó là bản chất cố hữu đã sống trong tim trong óc những người VC, khó làm thay đổi tính tình đã được giáo dục bởi lý thuyết côn đồ là lấy bạo lực để giành chính quyền. Bằng chứng đại tá Trần Anh Kim và tướng Trần Độ, VC đã bỏ tù ông Kim còn tuyên bố một cách trơ trẻn là bản án đã được giảm vì ông có công với cách mạng. Sau đó chúng phản bội Tàu ra mặt, vì thế Đặng tiểu Bình cho chúng một bài học để sống ở đời và chúng kinh sợ suốt đời, không dám làm mưa làm gió như sau 75.

    Người Hoa ở VN, sống từ khi VN mở nước, họ là người VN hoàn toàn, không biết tiếng Tàu, thế mà VC vì tức giận Bắc Kinh rồi chúng làm khổ người hoa một cách lộ liễu. VC chơi trò giận cá chém thớt, không làm gì được Tàu, chúng đem người Hoa làm thí điểm, thẳng tay ăn cướp, đuổi sang biên giới như đàn chó mà chúng cho là phản bội tổ quốc trong khi chính VC là tên bán đất dâng đảo cho Tàu để sống đới bá vương trên xương máu của người dân. VC đã gây ra bao nhiêu cảnh chia ly đầy nước mắt chồng Tàu vợ Việt, Chồng Việt vợ Tàu. VC chơi trò bán bải, lấy vàng rồi đuổi người Hoa cho có hợp pháp, có những vụ bán bải không do công an bán mà do một số cán bộ cấp nhỏ, nên nhiều người Hoa mua bải bằng vàng nhưng khi bắt đầu ra khơi thì bị công an bắt và đưa đi học tập, nhiều người Hoa vì không chịu nỗi sống cơ cực trong trại cải tạo nên phải chết một cách tức tưởi.

    Khi tôi đề cập đến nạn kiều thì nhiều tên VC ngứa ngáy bảo tôi là hoa kiều, điều đó sai sự thật. Tôi là người VN chính cống, nhưng tôi chỉ nói lẽ phải công bằng cho những người Hoa bị VC cướp của sau 75 một cách trắng trợn. Tôi chứng kiến cuộc cướp bóc này một cách bi thảm, VC lột hết tất cả chỉ cho người Hoa một bộ quần áo che thân và sau đó tống lên xe đưa ra biên giới đẩy về Tàu. Giờ đây đuổi xong người Hoa, chúng quay sang đuổi người Việt, chúng tiếp tục cướp đất, cướp ruộng vườn bán cho bọn tư bản bóc lột. Theo tin báo chí, ông bố Michael Jackson, một ca sĩ tài ba quá cố nước Mỹ đang bỏ tiền xây khách sạn và nơi ăn chơi happyland, chắc chắn bao nhiêu người dân sẽ trở thành kẻ vô gia cứ bất hợp pháp, nhà cửa của dân sẽ bị VC cướp bóc để bán làm chốn ăn chơi .Ông già Jackson xây dựng kiểu này là một việc làm thiếu đức, chỉ biết làm giàu trên xương máu người cùng khổ VN. Khi Michael mất ông rất khổ đau, tại sao ông không khổ đau với những người thiếu may mắn mất nhà, mất cửa. Vì tiền ông trở thành vô cảm sao?

    Sau trận chiến 79, Tàu bừng tỉnh con mắt và hiện đại hóa quân đội và kinh tế. Thấy rằng con quỷ VC là con quỷ sống, đủ mưu chước để làm khổ Tàu và nếu Tàu tiếp tục nghe lời ngon ngọt của chúng ,sẽ sa vào cuộc phiêu lưu đầy cạm bẩy không lối thoát. Nhưng VC tiếp tục chơi món đồ xưa là đu dây giữa hai cường quốc mà Tàu vẫn lú chưa nhận ra ai là kẻ thù chính và cứ nghe theo cô đỉ VC, tiếp tục chửi Mỹ một cách không biết thẹn. Nhớ rằng trận chiến 79, Mỹ đứng ngoài cuộc và ngầm chấp nhận để Trung Hoa cho VC một bài học. Trong khi đó Nga không vận suốt ngày đêm để cho chế độ VC có đủ súng ống chống lại Tàu, Cuba thì đề nghị VC gởi chí nguyện quân. Tàu đến nay sao chưa thức tỉnh còn mơ cô gái già mỹ miều VC, đêm ngày vẫn còn mơ tình đồng chí không biết trẻn, chưa ra tay cho VC thêm một bài học.

    Nhân dân VC chúng tôi thấy VC là tên bất trị, hết thuốc chửa chỉ còn cách là cầu nguyện phật chúa xin cho có một người đầy khả năng dạy dổ đứa con hư hỏng của mẹ VN. VC là tên bất hiếu, thứ chửi cha mắng mẹ, không biết kính trên nhường dưới, là thứ bất hảo. Chúng chỉ biết lấy chủ nghĩa đô la làm cứu cánh vì thế bao người dân mất đất, mất nhà mất cửa trắng tay, cho nên Tàu có lòng nghĩa hiệp thì ra tay cứui độ những người khón khổ VN, bắt bọn phôn động VC về Tàu trị tội, làm được điều ấy Tàu sẽ có phước đức vô lượng, nhân nhân VN sẽ nhớ ơn muôn đời. Tàu đừng chơi trò tiểu nhân giận cá chém thớt như VC, bắt những người dân đánh cá trên biển để làm tội, hành động ấy là thiếu văn minh và sẽ bị lên án. Người đánh cá là người nghèo khổ, sống đời sống cơ cực bị VC đàn áp và họ không biết đâu là biên giới, là nhà. Họ chỉ nghe VC tuyên truyền 16 chữ vàng rồi ra khơi kiếm sống và được giáo dục từ nhỏ khi còn mẫu giáo: bên kia biên giới là nhà, bên nay biên giới cũng là anh em, tưởng rằng Tàu Việt không có biên giới, ngay bây giờ vẫn có những người ngu đòi cầm súng làm nghĩa vụ quân sự cho VC. Tàu phải hiểu cái khổ của con người mà học cách đối xử, đừng làm càng như VC như bắt người đánh cá rồi vu cho họ là đánh cá bất hợp pháp, chuyện đó không nên làm, vì vô hậu. Sống ở đời phải biết nhân biết quả, đừng nên vơ đủa cả nắm.

    Quá khứ là quá khứ, giờ đây Tàu làm một việc làm có ý nghĩa là đánh bọn VC sau đó trao lại quyền cho dân tộc VN như tổng thống Obama làm cho dân Tunisia và Ai Cập. chỉ có con đường ấy mới tạo một khối thịnh vượng chung, tô điểm thêm một trang sử mới, là hợp tác trong tinh thần hòa bình và giúp đở lẫn nhau.

Leave a Reply to Nguyễn Hiền