Những biến chuyển chính trị nhẹ nhàng của Đảng CSVN
Subtle shifts in party politics
http://web1.iseas.edu.sg/?p=2246
Institute of Southeast Asian Studies
Tác giả: David Koh
Tạ Dzu chuyển ngữ
Đại hội Đảng CSVN lần thứ 11 diễn ra từ 12 đến 19 tháng giêng năm 2011. Ở hệ thống chính trị mà những thay đổi mạnh mẽ trong một thời gian ngắn thường không được trông đợi, người ta lại chú ý đển tình trạng nhẹ nhàng hơn tựa như “cát lở ven sông“, cuối cùng có thể dẫn đến những đổi thay bối cảnh chính trị dài hạn. Với cái nhìn như vậy, một vài sự việc nổi lên tại Đại hội 11 rất đáng được lưu ý.
Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích để biết những gì khó có khả năng thay đổi vào giữa nhiệm kỳ. Đầu tiên, lãnh đạo Đảng Cộng sản vẫn là nhân tố chính quyết định ai sẽ được bổ nhiệm và bầu vào để cầm đầu các cơ quan quyền lực chính trị. Điều này đã được thể hiện tại Đại hội Đảng. Bộ Chính trị thực hiện quyết định lựa chọn các nhà lãnh đạo mới. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 14 (đầu tháng giêng năm 2011) của đại hội 10 đã thông qua những chọn lựa này và Ban Chấp hành Trung ương mới được Đại hội 11 biểu quyết. Bộ Chính trị bầu ông Nguyễn Phú Trọng vào vị trí lãnh đạo cao nhất là Tổng Bí thư, các chức vụ khác được dư luận biết đến một cách khá rộng rãi là ai sẽ nắm giữ các vị trí Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội. Ba vị trí này đang chờ cuộc bầu cử Quốc hội thông qua sẽ được tổ chức vào giữa tháng Năm năm 2011. Những chuẩn bị cho cuộc bầu cử này đang được tiến hành.
Điều thứ hai “không thay đổi” là vai trò của đảng cộng sản trong việc hoạch định hướng đi chiến lược cho đất nước. Phải mất hai năm cho quá trình soạn thảo bản dự thảo Đại hội hướng dẫn các chính sách nhà nước. Bản dự thảo trình bày quan điểm đồng thuận của hàng loạt những quan chức chính phủ, học giả, nhà ngoại giao và doanh nhân. Trong quá trình này, Bộ Chính trị đã thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua quyền bổ nhiệm các lãnh đạo dự trù sẽ là chủ chốt cũng như soạn thảo các tài liệu. Chẳng hạn, trước hết, sự thiêng liêng của Điều 4 Hiến pháp được coi là bất khả xâm phạm. Hiến pháp còn viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân và của cả dân tộc, hành động theo chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Bằng cách này, không có đảng chính trị thay thế nào có thể hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Tuy nằm dưới chế độ độc đoán và bị kiểm soát gắt gao, đã có những trào lưu thực sự muốn hướng tới dân chủ hóa và có những yếu tố mang khả năng kiến tạo thay đổi bên ngoài Bộ Chính trị, cho dù là cố ý hay do áp lực của các sự kiện [xã hội].
Cả năm trước đây và ngay trước thềm Đại hội Đảng, đã có nhiều cuộc thảo luận ghi đậm nét trên các phương tiện truyền thông về cuộc bầu cử trực tiếp chức vụ Tổng Bí thư. Điều này không xảy ra, nhưng một số quan chức cao cấp của đảng được phỏng vấn bởi báo chí nghĩ rằng đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi nó trở thành thực tế trong tương lai. Tuy nhiên, những tranh luận hiện tại đã là trái ngược với quá khứ. Trong quá khứ, Tổng Bí thư cùng các trợ lý thân cận quyết định mọi vấn đề. Hiện tại, việc lựa chọn các nhà lãnh đạo hàng đầu được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín trong Bộ Chính trị và Trung ương đảng, có nghĩa là các ứng viên cần phải giành sự chiến thắng từ phiếu bầu của các đồng viện trong Bộ Chính trị và Uỷ ban Trung ương gần 200 người. Bốn đại hội cuối cùng kể từ Đại hội Đảng lần 8 vào năm 1996 không thể dự đoán chắc chắn tên tuổi đối với các vị trí hàng đầu cho đến giờ thứ mười một trước đại hội. Đây cũng là trường hợp năm 2011, sự quyết định chọn lựa các lãnh đạo chóp bu tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 14 (trong phiên họp trước cuộc họp cuối) chỉ xảy ra ba tuần trước Đại hội Đảng.
Và rồi có những chỉnh sửa từ ngữ quan trọng trong bản dự thảo Tuyên ngôn đại hội. Tại Đại hội 10, theo đề nghị của Bộ Chính trị mô tả trong bản dự thảo thì bản chất của hệ thống kinh tế là “quyền công hữu các tư liệu sản xuất”. Cụm từ đã gây nhiều phản ứng của giới trí thức: nhà nước có thể nào quốc hữu hóa phần mềm vi tính, hoặc vốn được tạo ra bởi người nước ngoài? Ai muốn đầu tư vào Việt Nam nếu nguy cơ bị quốc hữu hóa nằm ngay trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản “lãnh đạo Nhà nước và xã hội”?
Hệ quả là khi thảo luận về Tuyên Ngôn để được thông qua, các đại biểu nghi ngờ tính hợp lý của cụm từ và trên 65% bầu chọn để tìm một câu mang trung tính hơn hầu tránh hình ảnh công hữu. Tổng Bí thư mới, Nguyễn Phú Trọng, người hỗ trợ cho việc bảo lưu các tư tưởng truyền thống được hỏi đã nghĩ gì về quyết định của đại hội. Ông nói rằng Đại hội là cơ quan có thẩm quyền cuối cùng về vấn đề này và bất cứ điều gì Đại hội quyết định, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị sẽ tuân theo. Sau khi bỏ phiếu thông qua, cả đại hội thở phào nhẹ nhõm.
Trở lại cuộc bầu cử, ngoài các ứng cử viên được chính thức đề nghị để bầu vào Uỷ ban Trung ương khóa kế tiếp, đoàn đại biểu Đại hội cũng được phép đề cử ứng viên đại biểu nhiều hơn và cá nhân đại biểu có thể tự ứng cử mà không cần thông qua đoàn đại biểu tỉnh. Có một trường hợp tự ứng cử, đồng thời số lượng các ứng viên bổ sung được đại biểu tỉnh đề cử đạt kỷ lục, cao hơn 15%. Tuy nhiên, cuối cùng thì đại đa số những người được bầu là ứng viên do đề nghị của Uỷ ban Trung ương khóa trước. Nhưng, mặt khác theo một nguồn tin, mười bộ trưởng chính phủ từng là thành viên của Uỷ ban Trung ương cũ không được tái cử, mặc dù họ cũng được Uỷ ban Trung ương khóa trước đề cử. Nói cách khác, những gì viết sẵn trên văn bản có nhiều khả năng bị thay đổi hơn trước.
Cho đến nay, một sự kiện không được nêu lên nhiều bởi các phương tiện truyền thông là sự rút lui của ông Hồ Đức Việt, người đứng đầu Ủy ban Tổ chức Trung ương. Sự tái tranh cử vào Bộ Chính trị của ông đã bị xét nét và chỉ trích nghiêm trọng vì một nhiệm kỳ mờ nhạt mà ông không xóa được rào cản này. Tại Đại hội 11, ông đã bị mất ghế trong Bộ Chính trị cũng như tại Ban Chấp hành Trung ương, đó là xử lý hiếm khi xảy ra đối với một lãnh đạo cao cấp. Trong khi đó, cho đến khoảng giữa năm 2010, chỉ sáu tháng trước Đại hội Đảng toàn quốc, Hồ Đức Việt được xem như một ứng viên cho các vị trí Tổng Bí thư hay Chủ tịch Quốc hội.
Tổng kết lại về tình hình chính trị của Đại hội Đảng, dưới vỏ bọc kiểm soát độc đoán là một lõi mềm. Trong lõi này, cạnh tranh chức vụ và ảnh hưởng đã được cho phép nhưng với một giới hạn để bảo vệ các lãnh đạo đảng chóp bu bởi những thách thức xuất phát từ bên ngoài Bộ Chính trị. Hiện tại, các thành viên Uỷ ban Trung ương, thậm chí của Bộ Chính trị không còn miễn nhiễm với sự thất cử. Trong tương lai, có lẽ họ phải làm việc chăm chỉ nghiêm túc hơn nữa để giành được sự ủng hộ của các đồng viện ở Bộ Chính trị cũng như trong Trung ương đảng.
Bản tiếng Việt: Tạ Dzu
© Đàn Chim Việt
Trich”Nếu chỉ chú ý nhiều vào cá nhân thành phần lảnh đạo, mà không có sự theo dõi toàn diện những phương hướng chuyển biến cuả nhà nước Việt Nam, e rằng chỉ có thể rờ được cái đuôi cuả con voi mà thôi. Sự chuyển hoá chính trị chậm và chắc chắn, đó là ý mong muốn cuả hầu hết các đảng viên ÐCSVN đang cầm quyền hiện nay”
Cai dang cuop nay toan lu “dau trau, mat ngua, khong tim, khong oc” lam gi co mong muon nay no.
Mong muon duy nhat cua lu nay la sau khi cuop chinh quyen la tah ho vo vet, ban dat, ban bien, tai nguyen dat nuoc, moc tui nhan dan de lam giau cho lu chung no. Tham chi ca cai viec phan dong lam thai thu cho bon Tau cong, chung cung khong tu ma
con lua Thanh lam nay da qua suc ngo ngan de tin vao nhung gi chung noi!
tu khi co dang cuop nay , dac biet khi lu khi rung tu hang Pac bo tuon ve dong bang cuop cua giet nguoi 30/4/75 chung cang lo ro ban chat thu du : VO^, VO?, VET, VE^`
Nhung ngay tan cua chung dang den dan. khong lau nua dau!
Thoi dai dan chu dang den
Nếu chỉ chú ý nhiều vào cá nhân thành phần lảnh đạo, mà không có sự theo dõi toàn diện những phương hướng chuyển biến cuả nhà nước Việt Nam, e rằng chỉ có thể rờ được cái đuôi cuả con voi mà thôi. Sự chuyển hoá chính trị chậm và chắc chắn, đó là ý mong muốn cuả hầu hết các đảng viên ÐCSVN đang cầm quyền hiện nay.
Dưạ vào nguy cơ Trung Quốc lúc nào cũng đe doạ Việt Nam, nhất là lảnh hải cũng như các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà trước mắt là áp lực đáng lưu tâm lúc nào cũng nặng nề trên quần đảo Bạch Long Vỹ. Ðiểm ỷ giốc không thể thiếu, cho một sách lược mở rộng Biển Hoa Nam cuả Trung Quốc. Nó như một tảng đá chắn lối hướng mở rộng toàn quyền kiểm soát khu vực, nên lúc nào Trung Quốc cũng muốn lấn đoạt khi mà họ có cơ hội thuận tiện. Hẳn nhiên, toàn dân Việt trong ngoài ai ai cũng có thể nhìn thấy được, cái ý đồ sâu xa đó cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh hiện nay.
Ðưa các trí thức trẻ về tận các xã xa xôi kém phát triển, nắm chức vụ Phó Chủ Tịch Xã điều hành các mặt chính trị kinh tế và xã hội. Cho thấy ÐCSVN sẽ có sự chuyển hoá từ dưới lên trên, xây dựng nền móng cho một chuyển biến trong trật tự và ôn hoà, đó cũng là một bước đi trước cho đêm chuyển hoá ắt phải đến. Bởi vì tuổi trẻ sẽ có được nhiều ý thức cấp tiến hơn, nhiệt huyết dấn thân với ý chí thách thức chính mình cuả người thanh niên, sẽ góp phần chuyển biến tích cực cho nền dân chủ thực sự cho tương lai đất nước và dân tộc Việt Nam. Nền móng hạ tầng có vững chắc, thượng tầng kiến trúc mới được tạo dựng đúng theo ý mong muốn cuả người dân Việt. Xu hướng phát triển thời đại, tuổi trẻ là tố chất xúc tác hữu hiệu, đưa đến sự thành tựu nhanh nhất để tiến đến một nền dân chủ trong sáng.
Ðối với PTDCVN, đưa trí thức trẻ về các xã xa xôi kém phát triển, không ít thì nhiều, ánh sáng dân chủ cũng theo các bước chân đó đến các vùng sâu vùng xa cuả đất nước, nâng cao dân trí luôn là mục tiêu hàng đầu cho trào lưu dân chủ muốn mở rộng. Nó cũng là một chỉ dấu đáng suy nghiệm, nhiều hơn là cứ chỉ một hướng đả phá suông. Tuỳ theo cơ thế mà chuyển hoá là con đường nhanh và khôn ngoan nhất cuả PTDCVN, lợi bất cập hại là điều cần nên rất thận trọng, trong giai đoạn ngăn chận sự trổi dậy quá mạnh mẻ cuả người khổng lồ láng giềng. Sự cảnh giác không ngừng cuả toàn dân Việt trong ngoài, đó là việc luôn luôn phải có được trong mọi hành động và ý thức.
Ðể tránh tiếng SƯ TỬ HỐNG kinh hoàng cuả Châu Phi, ÐCSVN ắt hẳn là phải có đối sách ứng hợp với bối cảnh chính trị riêng biệt cuả chính mình, bối cảnh luôn bị đe doạ từ người láng giềng khổng lồ hung hãn. Chuyển hoá đột phá từ trên xuống một cách bất ngờ, lổ hỏng quyền lực bên trong tất nhiên là sẽ phải có, liệu người láng giềng khổng lồ có bỏ lỡ cái cơ hội thuận lợi đến với họ không, chắc chắn là sẽ không bỏ qua chuyện “đục nước béo cò” ngàn năm một thưở đó. Không thể xem trọng lợi ích cho một giai tầng nào đó, làm phương hại đến quyền lợi to lớn cuả cả dân tộc và đất nước Việt Nam. Hẳn nhiên, không thể nào chấp nhận được sự tồn tại nền độc tài toàn trị độc đảng như hiện nay, PTDCVN luôn sẽ là sự đấu tranh ôn hoà trường kỳ, nhưng không bao giờ khoan nhượng mọi hình thức độc tài độc đảng toàn trị.
Trên mặt nào đó, đưa số lượng đông đảo trí thức trẻ về các xã, như một hình thức lọc lại máu cho mẹ Việt Nam, loại dần các tố chất tạp trong giòng máu nguyên sơ cuả thân thể, những tạp chất từ lâu bám víu vào hình hài đó để diệt lần diệt mòn sinh khí dân tộc. Sự thanh lọc không thể thiếu trước đêm chuyển hoá, chuẩn bị cho cuộc hồi sinh hướng về tương lai cho một Việt Nam tự chủ, hoà đồng thực sự với các nước trên toàn thế giới, mà trong đó người dân Trung Quốc luôn là bạn láng giềng tương thân tương thuận với dân Việt trong mọi hoàn cảnh. Bá quyền bành trướng chính là nhà cầm quyền độc tài Bắc Kinh, người dân Trung Quốc cũng chỉ là bị kềm kẹp che đậy từ chính quyền, tự do dân chủ cũng vẫn luôn là ước muốn cao cả cuả người dân Trung Quốc.
Những hạt giống tốt, gieo xuống mảnh đất cằn cổi ít nhiều cũng phải có nhiều trăn trỡ cuả nó, nhất là một mảnh đất đã có quá nhiều mầm cỏ dại. Tệ tham nhũng là những mầm cỏ dại rất dai dẳng và mạnh mẻ bám víu vào mảnh đất nầy, muốn tận diệt nó thật sạch sẽ trên đồng ruộng Việt Nam, không thể trong một ngày một giờ mà thành tựu được như ý mong muốn. Thuốc diệt cỏ là điều không thể thiếu, nhưng cần phải bứng tận gốc rễ loài cỏ dại thì cây luá mới tăng trưởng đúng mức cuả nó được, bởi vì loài cỏ dại gốc rễ sẽ hút rất nhanh và mạnh các loại phân cần thiết cho cây luá phát triển vững chắc. Ðó là điều mà nhà cầm quyền VN hiện nay phải hiểu rõ hơn ai hết, chính tham nhũng bòn rút công lợi sẽ làm suy kiệt tiềm năng tiềm lực dân tộc và đất nước Việt Nam.
Ðộc tài độc đảng toàn trị là môi trường rất thuận lợi, để sinh sôi nẩy nở loài cỏ dại tham nhũng đáng sợ nầy, nhất là lúc đầu thì mắt thường khó phân biệt cây luá và cây cỏ dại, chỉ có người nông dân sống với đồng ruộng, mới có thể nhận ra loài cỏ dại rất giống với cây luá nầy. Câu nói “nhìn gà hoá cuốc” cuả người xưa để cảnh báo lúc nào cũng phải cẩn trọng ngó trước xem sau, không vì tư ý làm mờ mắt chính mình. Hơn nưã, bất kỳ với giống luá thuần thành như thế nào chăng nưã, nó cũng luôn bị lẫn lộn một số ít lai giống trong đó, chưa kể đến trên mảnh ruộng gieo cấy, đã có sẵn hạt giống luá lộn nằm ở trong đất từ bao đời. Sự tuyệt đối theo đòi hỏi, hẳn nhiên sẽ không bao giờ như ý mong muốn được. Lai tạo giống lại là hướng hoàn chỉnh để tăng sức đề kháng, để thích ứng thời đại ô nhiễm toàn diện như hiện nay, một đường hướng trung hoà cần phải có ngỏ mong được tồn tại là điều hệ trọng đáng suy nghiệm.
Hương hoa lài nồng ấm trên sa mạc Châu Phi, mang đến mùi hương thanh khiết nhẹ nhàng trên đồng ruộng Việt Nam, hoà mùi hương luá mới thoang thoảng nhẹ nhàng trước cơn gió mới giao muà sắp đến. Ngọn gió giao muà tự chuyển hoá, hoà cùng tiết trời không ngừng biến dịch không cùng không tận, theo một chu kỳ bất biến vỉnh hằng mênh mông cao rộng tận hư không.
Xin trân trọng.
Ông Thanh Lam,
Chắc là ông đã đọc quá nhiều tiểu thuyết thời tiền chiến của Nhất Linh, Khái Hưng…nên có đôi điều lãng mạng hoá con đường dân chủ hóa Việt nam.
Đọc ý kiến của ông, người ta cứ mơ mơ màng màng như chính CSVN đang cùng đại đa số con dân Việt đang vận động cho một nền dân chủ đa nguyên bằng cách đưa những đảng viên CS về làm phó ở những nơi xa xôi heỏ lánh, để gây đựng Phong Trào Dân Chủ Việt Nam (PTDCVN) từ cơ sở hạ tầng. Rồi ông lại nghéo tay trái một caí là đàn anh Trung cộng đang dòm ngó nhằm “nước đục thả câu” để hù doạ chính những người muốn dân chủ hoá VN tiến nhanh hơn sự cài cắm PTDCVN của chính đảng độc tài sắt máu CSVN.
Một lối tuyên truyền thật khéo léo, thật mượt mà như những bài ca con cá của năm 1945, ông Hồ đã lường gặt các đảng phái quốc dân để đưọc sự ủng hộ của nhân dân toàn quốc, rồi sau đó đi đêm với Pháp ký hoà ước 1946, rước Pháp vào đô hộ Việt nam lần thứ hai 1946-1954, để mượn bàn tay Pháp triệt hạ hết các đảng phái quốc dân. Ông quả đúng là một hậu duệ của Hồ chí Minh gian manh xảo quyệt, và sẵn sàng tán tận lượng tâm để giết hại chính đồng bào ruột thịt của mình.
Thời buổi ngày nay, phép thuật lừa đảo mà ông học từ ông Hồ không còn mầu nhiệm nữa. Ngay cả kẻ hèn như tôi đây cái thấy cái bài ca con cá của ông, huống chi toàn dân Việt nam. Độc tài CSVN hoặc là chấp nhân cuộc chơi dân chủ công bình, hoặc là bị đào thải bởi tiếng sư tử rống” một khát vọng dân chủ của toàn dân dù là hương lài hay hương lúa miệt vườn thì cũng một mục đích duy nhất là đa đảng để phát triển, canh tân sứ sở, bảo vệ toàn vẹn bờ cõi giang sơn Việt nam.
“…Ðưa các trí thức trẻ về tận các xã xa xôi kém phát triển, nắm chức vụ Phó Chủ Tịch Xã điều hành các mặt chính trị kinh tế và xã hội. Cho thấy ÐCSVN sẽ có sự chuyển hoá từ dưới lên trên, xây dựng nền móng cho một chuyển biến trong trật tự và ôn hoà, đó cũng là một bước đi trước cho đêm chuyển hoá ắt phải đến…”
Đây là điều nhìn vô thì thấy rất tốt, nhưng những trí thức trẻ này có phải là con em của các cán bộ đảng viên điạ phương không và bằng cấp của những người là là thực lực học hỏi hay toàn là những bằng đểu, bằng giả, bằng mua?