WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vì sao Đặng Tiểu Bình đánh VN năm 1979?

Năm 1979, quân Trung Quốc đánh vào đến Lạng Sơn

Nhắc lại Chiến tranh Trung – Việt 32 năm về trước, một số nguồn sử liệu gần đây nhấn mạnh hơn đến vai trò riêng của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình trong cuộc tấn công Trung Quốc gọi là ‘phản kích tự vệ’.

Trong phần gửi cho BBC hôm 16/2 vừa qua, ông Dương Danh Dy, nhà ngoại giao Việt Nam từng làm việc tại Trung Quốc, có nói đến cách nhìn cuộc chiến từ hai phía.

Tuy nhiên, văn bản này còn cho biết thêm về vai trò quan trọng của ông Đặng Tiểu Bình trong quyết định đánh Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế có cả quan hệ với Washington và Moscow.

Nay BBC Tiếng Việt khai thác thêm các góc độ trong tài liệu này và so sánh với một số đánh giá đã nêu từ trước về cuộc chiến 1979, sự kiện vẫn chưa được thảo luận công khai ở cả Việt Nam và Trung Quốc.

‘Hoa Kỳ không tán thành’

Đặng Tiểu Bình được trích lời nói rằng ông đã tuyên bố dạy cho Việt Nam ‘một bài học’ trước đó, khi thăm Hoa Kỳ, mở đầu chiến lược kiên kết với chính quyền Carter, nhằm chống lại Moscow và các đồng minh, trong đó có Hà Nội.

Ông Đặng nói với các tướng lĩnh Quân Giải phóng rằng Hoa Kỳ không tán thành việc Bắc Kinh trừng phạt Hà Nội nhưng cũng giúp một ít tin tình báo.

Cuộc đưa quân sang Campuchia của Việt Nam khi đó cũng là chủ đề đáng được nhắc lại vì phía TQ cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để ‘dạy cho VN một bài học’ vì ‘xâm lăng Campuchia’, nước khi đó là đồng minh, và hiện nay cũng đang gần lại với Trung Quốc trong chiến lược Đông Nam Á của Bắc Kinh.

Trong bản dịch của học giả Dương Danh Dy đăng tại một số trang mạng cá nhân ở Việt Nam như nguyenxuandien.blog nhân kỷ niệm 32 năm Chiến tranh Biên giới,

Ông Đặng tiết lộ:

“Khi thăm Mỹ tôi nói cho Việt Nam bài học, nước Mỹ không tán thành. Chúng ta sử dụng hành động tương đối lớn sợ dẫn tới phản ứng lớn của Liên Xô, nước Mỹ một mặt phản đối chúng ta trừng phạt, nhưng mặt khác cũng thông báo cho chúng ta chút tình báo, nói quân đội Liên Xô về căn bản không động đậy, trên mấy ngàn cấy số biên giới (Trung Xô) chỉ có 54 sư đoàn không đầy đủ quân số,”

Có vẻ như chi tiết này khiến TQ tiến hành cuộc chiến họ gọi là ‘Đối Việt tự vệ phản kích chiến’ nhanh chóng và sau khi tàn phá sáu tỉnh biên giới của VN thì rút quân về:

“Ba phần tư binh lực Liên Xô bố trí tại châu Âu, nên muốn tấn công Trung Quốc qui mô lớn thì phải chuyển dời trọng điểm chiến lược, ít nhất phải điều 1 triệu quân từ châu Âu về, việc này không kịp vì thời gian hành động của chúng ta không dài.”

Trong bài nói chuyện đó, ông Đặng Tiểu Bình cũng gọi Việt Nam là ‘Cuba Phương Đông’, hàm ý nước này là ‘tay sai Liên Xô’, và gọi các lãnh đạo Hà Nội là ‘điên cuồng’.

Với giới trí thức bên ngoài, kể cả ở Phương Tây, cuộc chiến ngắn ngày nhưng dữ dội là một cột mốc quan trọng để đánh giá Trung Quốc trong quá trình tìm con đường mới, thoát khỏi thời kỳ tự cô lập của Mao Trạch Đông, và xác định vị trí trên trường quốc tế.

Vai trò quyết định

Trong một nghiên cứu hồi 2010, tác giả Trương Tiểu Minh từ U.S. Air War College, Hoa Kỳ cho rằng ông Đặng có vai trò cá nhân nổi bật trong quyết định đánh Việt Nam.

Theo ông, nhìn từ quan điểm của ban lãnh đạo TQ khi đó thì có ba yếu tố khiến bối cảnh xảy ra cuộc chiến trở nên khả thi.

Đó là quan hệ đặc biệt giữa Moscow và Hà Nội sau hiệp định 1978; vai trò thống trị của Việt Nam ở Đông Dương và quan hệ xấu đi nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Còn về nội bộ, theo TS Trương, chính việc thăng chức của ông Đặng Tiểu Bình, từ vị trí phó thủ tướng khi Mao chết năm 1976, lên chức vụ cao nhất, nắm Quân uỷ Trung ương tại Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là yếu tố quyết định cho việc đánh VN.

Trong bài dịch của học giả Dương Danh Dy, ông Đặng tỏ ra có quan điểm thù ghét Việt Nam một cách khác thường.

Trong phát biểu ngày 16/3/1979, ông được trích lời nói:

“Đồng thời khi kinh doanh chuyện chống đối Trung Quốc, Việt Nam đã đánh nhau nhiều năm, ngay lúc chúng ta tăng cưòng viện trợ cho chúng, có công sự đã xây bẩy năm, có cái đã được ba năm, chỗ nào cũng thấy công sự, tích trữ rất nhiều vật tư, rất nhiều vật tư là do chúng ta viện trợ, gạo, đạn, vũ khí, lần này lấy về một loạt, Việt Nam cậy có hiệp ước Xô Việt mới dám như thế.”

Một số nhà quan sát đã từng cho rằng ông Đặng phụ trách chuyện viện trợ của TQ cho Hà Nội thời chiến tranh Mỹ – Việt nên cảm thấy bị ‘phản bội’ bởi thái độ quay sang Liên Xô của nước Việt Nam cộng sản sau chiến tranh.

Vì thế, quyết định trừng phạt của ông được nói rõ:

“Nó cũng nghĩ là cậy hiệp ước này kéo Liên Xô xuống nuớc, cũng cậy có hiệp ước này cho rằng chúng ta không dám áp dụng trừng phạt qui mô tưong đối lớn. Ngay trước khi chúng ta ra quân mấy ngày nó còn dự đoán rằng chúng ta chỉ có hành động phạm vi nhỏ hai sư đoàn. Chúng ta hạ quyết tâm này đúng là đã tỉnh táo đánh giá phản ứng của phía bắc lớn đến đâu.”

Các nguồn tin của phía Việt Nam, chẳng hạn như lời kể của cựu đại tá Bùi Tín, cho rằng mâu thuẫn giữa ông Lê Duẩn và Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình lên cao trước khi xảy ra cuộc chiến năm 1979.

Một số giới tại Việt Nam tin rằng ban lãnh đạo Bắc Kinh không thực sự muốn hai miền Nam Bắc VN thống nhất dưới sự lãnh đạo của Hà Nội.

Ngoài ra, trong dư luận Việt Nam có niềm tin rằng Trung Quốc chỉ lợi dụng tình thế để kiếm lợi về địa chính trị và cả lãnh thổ, với bằng chứng là vụ đưa quân chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hòa.

Hệ quả lâu dài

Về vai trò của Mỹ, các bình luận cho tới nay phần nhiều đồng ý rằng chiến lược lôi kéo Trung Quốc để bao vây Liên Xô của cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinski là yếu tố cơ bản để Washington liên kết với Bắc Kinh trong vấn đề Đông Dương.

Điều này cũng được chính giáo sư Brzezinski, người gần đây lại một lần nữa kêu gọi chính quyền Obama xây đắp trở lại quan hệ với Trung Quốc, xác nhận trong nhiều bài viết và sách của ông.

Đổi lại, Trung Quốc được mở lối vào lại với Phương Tây để hiện đại hóa nền kinh tế nhờ các thí điểm về đầu tư tư bản và công nghệ.

Về phía Hoa Kỳ, chiến lược Brzezinski tạo liên minh không tên với Trung Quốc khiến Washington phá vỡ khối xã hội chủ nghĩa châu Á mà không phải tham chiến.

Chiến tranh Biên giới 1979 và cuộc chiến Việt Nam – Campuchia đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế này, xung đột quân sự nổ ra giữa các nước cùng ý thức hệ.

Kế hoạch Bốn Hiện Đại hóa của Trung Quốc cuối thập niên 1970, đầu 1980 có cả phần về quân sự.

Và dù thiệt hại nặng trong cuộc chiến biên giới, Quân Giải phóng Trung Quốc đã rút kinh nghiệm trong việc tổ chức và tiến đến hiện đại hóa.

Việc tăng cường quân bị theo mô hình dùng không quân, hải quân và tên lửa nhiều hơn bộ binh, lực lượng chịu nhiều thiệt hại năm 1979, khiến Trung Quốc ngày nay trở thành một cường quốc khu vực với tham vọng toàn cầu.

Còn với Việt Nam, ngoài thiệt hại nghiêm trọng về vật chất ở các tỉnh biên giới phía Bắc, xung đột vẫn kéo dài, gây chảy máu nền kinh tế.

Cuộc chiến và việc đóng quân lại Campuchia cũng khiến Hà Nội bị cô lập nhiều năm về chính trị và kinh tế.

Tới khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc 10 năm sau, cùng thời gian cách mạng dân chủ rung chuyển Đông Âu, ban lãnh đạo Việt Nam đã quay trở lại làm thân với Bắc Kinh qua cuộc gặp Thành Đô, tạo ra một loạt hệ luỵ mới cho quan hệ song phương tới ngày nay.

Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển dần dần được giải quyết nhưng hòa bình qua đường biên giới, giao thương tăng nhanh với phần lợi nghiêng về Trung Quốc, vẫn chưa thực sự đem lại hòa giải giữa hai nước.

Việc các trang mạng cá nhân và blog ở Việt Nam nhắc lại nhiều về cuộc chiến 1979 cho thấy giới trí thức e ngại Trung Quốc vẫn muốn lên tiếng, trong khi truyền thông chính thức không đả động gì đến chủ đề lịch sử này.

Nguồn: bbc

55 Phản hồi cho “Vì sao Đặng Tiểu Bình đánh VN năm 1979?”

  1. Tan says:

    Gửi 2 ông họ Tăng!

    TQ Đại hán hèn mạt nhất thế giới? Trả lời đi tên Tàu phù “sâu quảng bằng cái bát”(1) trả lời đi? Xin hỏi vua quan nhà ngươi bị đánh chạy như vịt ở VN mấy lần? Trả lời đúng ta cho mi gói ‘Pi don don, cái pi dòn dòn, cái pi ngọt ngọt đây!”

    Ta kể mi nghe, TQ nhà người là đồ ăn cháo dá bát, đồ phản bội mà ngày nay cả thế giới người ta đang rát cảnh giác, TQ bị cô lập, thành thế bị bao vây, TQ nhà người, ngươi có biết không?

    Ghi chú:

    (1) Sở dĩ có câu ‘ Tàu phù TQ “sâu quảng bằng cái bát” là thời quân ‘Tưởng giới Thạch vào VN tước khí giới Nhật theo phân công của Đồng Minh. Tướng TQ tên Lư Hán cho quân ra chợ TQ, rung chuông tập hợp những người TQ đang sắp chết đói thành một đao quân “ô hợp” sang VN. Chính cái đao quân này mang cái bệnh “sâu Quảng” vào VN ta (Chữ Quảng nghĩa là Quảng Đông, Quảng Tây TQ, “sâu” là tên l loại bệnh ung nhọt, cứ chảy máu đen ra quanh năm, rất khó chữa. Nhọt này hay ở ống chân.( Gọi là “sâu” vì lúc ấy chữa khó, người ta cứ nghĩ có 1 con sâu trong đó)

    (2) Một chuyện hài nữa là tại lễ đầu hàng Đồng Minh mà người đại diện cho Đồng Minh là đoàn quân ô hợp Tưởng giới Thạch. Tại quảng trường Ba Đình Hà Nội , một bên là lính Nhật xếp hàng với lưỡi lê súng ông rất nghiêm trang , còn bên kia là quân TàuTưởng- người được quyền tước khí giới). Thế mà khi viên tướng Nhật hô “Hạ vũ khí”! thì rất hài, quân Tàu Tưởng lại tưởng Nhật nó hô đánh, liền bỏ chạy toán loạn làm quân Nhật nó cười bò, tè cả ra quần!

    (3) xin kẻ thêm một chuyên có thật như đùa nữa: Trước khi tiến quân đánh đạo quân Quan Đông (1 triệu người), ở Mãn Châu Lý. Lúc đó Xitalin (LX) mới điện cho Mao Trạch Đông (cùng CS với nhau) để đề nghị CSTQ đánh phối hợp từ phía Nam lên, còn LX đánh từ phía Bắc xuống. Nhưng Mao lại từ chối viết điện trả lời là GPQTQ còn “bận chỉnh huấn” không tham gia được. Sau đó khi LX đánh Nhật xong thì CSTQ tiến quân đánh quân Tưởng Giới Thạch. Thật là khôn lỏi, hèn hạ vô cùng . Về sau Xitalin mới gọi Mao là tên “củ cải đỏ” (ở Châu Âu có loại củ cải chỉ đỏ ở ngoai vỏ thôi, còn bên trong thi ruột nó trắng như vôi). Không có Hồng quân LX thì TQ có giải phóng được đâu? Thế mà TQ dám đánh LX, chửi LX là bọn “xét lại hiện đại” (chửi cả Khorusop), trong khi đó, TQ cũng chửi VN là đồ “ăn cháo đá bát”. Ai phản bội ai?, ai ăn cháo đá bát? thì cứ xem bài của ông Vietnam ở đây thì rõ liền.

    (4) Cái giọng văn trong 1 số bài hoàn toàn không giống như những bài đàu tiên mà tên Tàu khựa Tăng Chinh Quy Viết. Gọng văn bài những này rất giống giọng của cậu em họ Tăng Trung Kiên, viết để cứu nguy cho tên anh họ Tàu khựa đây mà. ( 2tên chỉ là 1- 1 tên chỉ là 2) – Nói đúng tim đen của 2 tên họ Tăng rồi phải không?./.

    • Nghịch Lý Thường says:

      Ông Tân, ông viet, ông Phưong

      Ba ông thay nhau xả rác, kêu réo, khích bác hết người này đến kẻ kia ồn ào quá, nơi đây là chỗ để người lớn góp ý, trao đổi nhận định với nhau về đất nước và xã hội, chớ đâu phải là nơi để cho trẻ con hò hét, chọc ghẹo nhau!

      Nếu là người có chút hiểu biết và có lòng tự trọng thì phải hiểu rằng, các ông la hét, khích bác mà người ta không nên tiếng, không có nghĩa là người ta sợ các ông, mà có thể là người ta không thèm đôi co hay tranh cãi kiểu cù nhầy.

      Sorry, thấy những điều chói tai nghịch nhĩ nên tôi góp ý thế thôi.

      Các ông hãy tôn trọng BBT và nên hiểu rằng, họ tốn công tốn của lập ra DCV này để mọi người chúng ta có nơi bày tỏ ý kiến. Đừng lợi dụng lòng tốt của họ mà hùa nhau tung hứng, xả rác, miệt thị người khác, khó coi lắm!

      • Phương says:

        Thưa ông Nghịch Lý Thường!
        Đối với nhứng tên Tàu khựa thì nói thế chứ nói nữa cũng xứng đáng thôi. Còn mấy tên người có dòng máu VN nhưng quá ngu, chỉ vì căm thù CSVN mù quáng lại đi bênh vực một cách ngu xuẩn cho tên tàu khựa thì thử hỏi chúng có xứng đáng được bàn luận ý kiến hay không?

        Ông Ngịch Lí Thường hãy viết một bài phân tích tương tự như bài của ông VN hoặc những bài mà các học giả nước ngoài đánh gíá về VN đi! Cho dù ông có phản đối nhưng với lí lẽ có văn hóa, có logic thì xem ai dám coi thường ông được? Ông cứ thử đi, sẽ có nhưng bài đáp với ông rất lịch sự và logic. Nếu chúng tôi sai, sẵn sàng nhận không hề chối cãi, quanh co chày cối như 2cái ông họ Tăng kia đâu. Đối với tên Tàu khựạ Tăng Chính Qui và cậu em họ Tăng TK, lúc đầu chúng tôi cúng lịch sự gọi là bạn( ở nhiều trang trong diễn dàn của Đàn Chim Việt) hẳn hoi đấy chứ nhưng tại sao lại thế này, ông hãy đọc và tự lí giải./.

    • says:

      Tôi có hỏi mấy người già (ngoài 80 còn minh mẫn) ở Hà Nội, họ ác nhận những chuyện này có thật 100%. Quá hay!

  2. says:

    Gửi 2 ông họ Tăng!
    (Tôi xin copy lại đoạn này của nhóm ông Tân vì thấy quá hay)

    TQ Đại hán hèn mạt nhất thế giới. Trả lời đi tên Tàu phù “sâu quảng bằng cái bát”(1) trả lời đi? Xin hỏi vua quan nhà ngươi bị đánh chạy như vịt ở VN mấy lần? Trả lời đúng ta cho mi gói ‘Pi don don, cái pi dòn dòn, cái pi ngọt ngọt đây!”

    Ta kể mi nghe, TQ nhà người là đồ ăn cháo dá bát, đồ phản bội mà ngày nay cả thế giới người ta đang rát cảnh giác cô lập, thành thế bao vây, TQ nhà người, ngươi có biết không?

    Ghi chú:

    (1) Sở dĩ có câu ‘ Tàu phù TQ “sâu quảng bằng cái bát” là thời quân ‘Tưởng giới Thạch vào VN tước khí giới Nhật theo phân công của Đông Minh. Tướng TQ tên Lư Hán cho quân ra chợ TQ, rung chuông tập hợp những người TQ đang sắp chết đói thành một đao quân “ô hợp” sang VN. Chính cái đao quân này mang cái bệnh “sâu Quảng” vào VN ta (Chữ Quảng nghĩa là Quảng Đông, Quảng Tây TQ, “sâu” là tên l loại bệnh ung nhọt, cứ chảy máu đen ra quanh năm, rất khó chữa. Nhọt này hay ở ống chân.

    (2) Một chuyện hài nữa là tại lễ đầu hàng Đồng Minh mà người đại diện cho Đồng Minh là đoàn quân ô hợp Tưởng giới Thạch. Tại quảng trường Ba Đình Hà Nội , một bên là lính Nhật xếp hàng với lưỡi lê súng ông rất nghiêm trang , còn bên kia là quân TàuTưởng- người được quyền tước khí giới). Thế mà khi viên tướng Nhật hô ‘Hạ vũ khí”! thi rất hài, quân Tàu Tưởng lại tưởng Nhật nó hô đánh, liền bỏ chạy toán loạn làm quân Nhật nó cười bò, tè cả ra quần!

    (3) xin kẻ thêm một chuyên có thật như đùa nữa: Trước khi tiến quân đánh đạo quân Quan Đông (1 triệu người), ở Mãn Châu Lý. Lúc đó Xitalin (LX) mới điện cho Mao Trạch Đông (cùng CS với nhau) để đề nghị CSTQ đánh phối hợp từ phía Nam lên, còn LX đánh từ phía Bắc xuống. Nhưng Mao lại từ chối viết điện trả lời là GPQTQ còn “bận chỉnh huấn” không tham gia được. Sau đó khi LX đánh Nhật xong thì CSTQ tiến quân đánh quân Tưởng Giới Thạch. Thật là khôn lỏi, hèn hạ vô cùng . Về sau Xitalin mới gọi Mao là tên “củ cải đỏ” (ở Châu Âu có loại củ cải chỉ đỏ ở ngoài vỏ thôi, còn bên trong thi ruột nó trắng như vôi). Không có Hồng quân LX thì TQ có giải phóng được đâu? Thế mà TQ dám đánh LX, chửi LX là bọn “xét lại hiện đại” (chửi cả Khorusop), trong khi đó, TQ cũng chửi VN là đồ “ăn cháo đá bát”. Ai phản bội ai?, ai ăn cháo đá bát? thì cứ xem bài của ông Vietnam ở đây thì rõ liền.

    (4) Cái giọng văn trong 1 số bài, hoàn toàn không giống như những bài đầu tiên mà tên Tàu khựa Tăng Chinh Quy Viết. Gọng văn bài này rất giống giọng của cậu em họ Tăng Trung Kiên, viết để cứu nguy cho tên anh họ Tàu khựa đây mà. ( 2tên chỉ là 1- 1 tên chỉ là 2) – Nói đúng tim đen của 2 tên họ Tăng rồi phải không?./.

    Vũ bình luận: Những chuyện này tôi có hỏi vài người trên 80 tuổi(còn sáng suốt, minh mẫn) ở Hà nội, họ đều xác nhận là có thật 100% Thật quá hay, cái này chỉ có cậu em họ Tăng Trung Kiên may ra mới đáp thay cứu nguy cho thằng anh Họ Tăng Chính Qui được???

  3. Cư Sĩ: Thích Nhân Quả. says:

    Câu nói của Đặng Tiểu Bình vào năm 1979. Sẽ dạy cho VN một bài học là chính xác, cho đến khi Khối CS Liên Xô và Đông Âu sụp đổ không kịp ngáp vì kinh tế kiệt quệ sau 5 năm Nhân Dân họ phải nhịn ăn (Thắt lưng buột bụng), để viện trợ cho CSVN Anh Hùng đánh MẼO cứu đói cho Miền Bắc thắng lợi một cách Thần Thánh, thì quả đúng tất nhiên Việt Cọng thi đỗ cái bài học mắc bứu nầy và đã được Quan Thầy Trung cọng Cấp cái bằng “Tú Tài” cho đám Thổ khấu Hà Nội, để rồi trở nên “Tái tù” cho Quân Thổ Phỉ TC. Bọn Đầu sỏ VC chuyên sống vào ngón nghề luồn cúi ngoại bang, láo phét, lừa dối và trấn lột cướp bóc mồ hôi xương máu của Công Nhân và Nông Dân, trong chiến tranh bọn VC sống còn, nhờ núp dưới chéo áo của giới nầy thế nhưng sau 30/4/1975 người Dân đã “Tỏ tường rồi” nên việc trốn trớ thuế điều ắc phải có! Cho nên sau khi CSLX sụp đổ! VC như Chó mất chủ, nên dầu muốn hay không VC cũng phải cúi đầu thuần phục TC, cơ hội cuối cho 800 tờ báo lề phải sống còn mà tha hồ Ca ngợi: Đảng CSVN Quang Vinh Muốn Nằm!.

    • viet says:

      Mất VNCH thì Mỹ cay cú thế nào? Mất Khơ Me Đỏ (Pon pot) Thì TQ cay cú không khác gì Mỹ. NHưng người Mỹ thoáng hơn, họ có thể “dễ quên”, còn TQ “đại phong kiên cố hỷ” hàng nghìn năm, sẽ “cay cú muôn đời”. Không ai lai ngớ ngẩn đem những 10 vạn quân đi đánh nhau chỉ vì cái “mục tiêu không rõ ràng ngớ ngẩn” là “‘dạy cho một bài hoc” cả. Trên thế giới không ai ngu như vậy cả( không hề có tiền lệ) Nga đánh Grudia là để cứu chính quyền li khai “Nam Ossetia” và Nga đã thành công chứ làm gì có cái kiểu ‘dạy cho một bài học.. Mý đánh I Raq cũng là để lật đổ chính quyền độc tài Sadamhutsen chứ, (cũng giống TQ, Mỹ kiếm cớ che đậy bằng việc tố cáo IRaq có vũ khí giết người hàng loạt- sau có tìm thấy gì đâu. Mục tiêu lớn của Mỹ còn liên quan đến cả “Dầu lửa” nữa. Nhưng để khuất phục 1 dân tộc I Raq đạo hồi hình như Mỹ cũng thất bại. có câu nói: “chỉ đánh đổ được một chính quyền, một chế độ chứ không đánh đổ được cả một dân tộc” . (chỉ là cớ mà thôi.) .
      TQ làm lớn như vậy là phải có “mục tiêu lớn lao” chứ. “dạy cho một bài học” chỉ là cách nói”để che đậy” cái mục tiêu “đại chiên lược” đã thất bại hoàn toàn mà thôi. VN không rút quân ở CPC, và cuối cùng Khơ Me Đỏ diệt chủng bị VN cho đi đời nhà ma. TQ đã thất bại ở cái mục tiêu lớn ẩn đằng sau này. Đó là điều giải đáp hợp lí nhất! các vị tự suy ngẫm xem có phải thế không? Thế giới bây giờ đã biêt ai đúng ai sai rồi- Tòa án QT đang xét xử tội diệt chủng của KMĐ ở CPC kia kìa!

      Bạn Thích Nhân Quả cứ bình tâm mà suy ngẫm cho kỹ./.

      • Thích Nói Thật says:

        Câu nói của Đặng Tiểu Bình vào năm 1979: ‘Sẽ dạy cho VN một bài học’ xét về ngoại giao thì thật là xấc xược và ngạo mạn.

        Nhưng xét về mặt tình nghĩa hai đảng CS anh em, môi hở răng lạnh, TQ đã chi viện cho CSVN rất nhiều súng đạn và lương thực, từ trận ĐBP đến chiến tranh ở miền Nam, thảy thảy CSVN đều phải nhờ vào tay TQ, ( http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120503_china_vietnamwar_aid.shtml ) vì vậy, khi CSVN đánh Khơ Me Đỏ (Pon pot) là đàn em của họ thì TQ phẫn nộ, đòi dậy cho thằng em CSVN một bài học là điều dễ hiểu.

        Mỹ đã giúp đỡ, đào tạo Saddame Hussein và Bin laden, nhưng hai người này bội phản và đe doạ nền an ninh thế giới, vì vậy Mỹ không ‘dạy cho bài học’ mà tiêu diệt thẳng tay!

        Ông việt nói ‘Mất VNCH thì Mỹ cay cú thế nào? Mất Khơ Me Đỏ (Pon pot) Thì TQ cay cú không khác gì Mỹ‘ là không đúng.

        Phải hiểu rằng Mỹ chủ động bỏ VNCH để bắt tay với TQ, đấy là ‘nước cờ kinh tế’ gọi là ‘bỏ con tép bắt con kình ngư’. Còn về mặt chính trị thì ‘thí xa’ đoạt tướng, Mỹ bỏ rơi VNCH năm 1975 để âm thầm tiến sâu vào lòng địch, phá vỡ gọng kềm Trung-Xô, giật sập khối CS ở Đông Âu vào năm 1989-1990, và phá tan ‘thành trì CNCS’ ở Liên bang Xô-Viết 1991.

        Vững mạnh và kiên cố như Liên-Xô mà còn phải sụp đổ thì kẻ học lóm như CSVN sẽ kéo dài được bao lâu nữa nếu bị TQ bỏ rơi?

        Ông việt cứ bình tâm suy ngẫm, nhìn lại diễn biến lịch sử xem có đúng không?

      • nvtncs says:

        Ông ” Viet” viết:

        “Mất VNCH thì Mỹ cay cú thế nào?”

        Nam Việt Nam có phải của Mỹ đâu mà mất?

        Ăn nói như ông, suy nghĩ như ông thì dân Việt Nam, như ông nô lệ suốt lịch sử là đúng lý lắm.

      • viet says:

        Nói thế là phải hiểu Mỹ mất đi một đông minh chống CSVN (Lúc bấy giờ thôi, này thì lai bắt tay với CSVN mất rồi) mà Mỹ đã tốn bao tiền của bao xương máu và cố gắng hết súc mình mà vẫn không giữ được . Hỏi thế có cay cú không? Suy luận như bạn thì qua đơn giản và thiếu sâu sắc, bạn à! (TQ với ponpot(KMĐ) cũng zdậy!)./.

  4. Tan says:

    Hai tên họ Tăng, Hãy xem đây:

    Học giả Hongkong chỉ trích đường chữ U

    (VTC News) – Tạp chí “Khai Phóng” số tháng 7/2011 của Hồng Kông đăng bài của nhà bình luận chính trị Trần Phá Không cho rằng gần đây vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông thể hiện rõ xu hướng xấu đi. Theo tác giả, trên thực tế, trong vấn đề Biển Đông, bản thân Trung Quốc không có lập trường rõ ràng, tiền hậu bất nhất, gây tổn hại nghiêm trọng tới uy tín quốc tế của Trung Quốc.

    Thời Đặng Tiểu Bình, lập trường của Trung Quốc về Biển Đông là “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Khi làm Thủ tướng, tới thăm Đông Nam Á, Chu Dung Cơ cũng đưa ra lập trường tương tự. Năm 2002, Trung Quốc và các nước ASEAN ký “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cam kết “giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán hữu nghị bằng phương thức hòa bình”.

    Tuy nhiên, lập trường của Trung Quốc không ngừng thay đổi. Mấy năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu từ chối đàm phán đa phương, chuyển sang theo đuổi đàm phán song phương. Các nước bỗng chốc trở nên cảnh giác với Trung Quốc.

    Tháng 3/2010, Trung Quốc đột nhiên cao giọng tuyên bố chủ quyền Biển Đông lên quan tới “lợi ích cốt lõi” của mình. Dư luận các nước bùng lên. Sở dĩ Trung Quốc lớn tiếng là vì nước này tự kiêu với việc quốc lực được tăng cường, quân lực được mở rộng, muốn cho thế giới thấy “cơ bắp” của mình.

    Ngay sau đó, trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tổ chức vào tháng 7/2010, các nước ASEAN đã rầm rầm chất vấn, phê bình và chỉ trích chính sách Biển Đông của Trung Quốc. Các nước dự hội nghị như Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều ủng hộ lập trường của ASEAN, Trung Quốc rơi vào tình trạng bị cô lập chưa từng có, tự ví là “đã bị vây đánh”. Xem ra nỗ lực 10 năm ngoại giao châu Á của Trung Quốc đã bị hủy trong một ngày. Trung Quốc lập tức thay đổi giọng điệu, vứt bỏ cách nói “lợi ích cốt lõi” (liên quan tới chủ quyền Biển Đông), trở lại với cách biểu đạt lập trường mơ hồ.

    Tạm thời chưa nói tới sự đúng sai của các bên trong tranh chấp Biển Đông, câu hỏi đặt ra là liệu việc Trung Quốc vẽ đường phạm vi chủ quyền Biển Đông (đường chữ U) tới “cửa nhà” của các nước như Việt Nam, Philíppin, Malaixia và Brunây có hợp tới tình hình khách quan hay không?

    Học giả Việt Nam tại hội thảo Biển Đông ở Washington tháng 6 vừa qua.

    Đối chiếu với các quy định bằng văn bản rõ ràng liên quan tới việc “các nước có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý” trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển mà Trung Quốc ký từ năm 1982, Trung Quốc càng khó có thể bào chữa cho kiểu hoạch định này của mình. Trên thực tế, từ việc tự vạch (đường chữ U) cho tới cách nói về “lợi ích cốt lõi” đều là chuyện “mua dây buộc mình” của Trung Quốc.

    Chẳng trách tại hội thảo Vấn đề An ninh ở Biển Đông tổ chức ở Oasinhtơn gần đây, trong khi học giả Việt Nam giành được sự đồng tình của những người dự hội nghị vì đã làm sáng tỏ lập trường chủ quyền của Việt Nam một cách lôgíc và hùng biện trên cơ sở lập luận chứng cứ đầy đủ, học giả Trung Quốc khiến những người dự hội nghị cảm thấy “quá khiên cưỡng”, gây ấn tượng “không trung thực” bởi phát biểu vá víu, mơ hồ.

    Đuối lý, học giả Trung Quốc sau đó chỉ còn cách đánh bài đổ thừa cho là “chuẩn bị chưa đầy đủ”.

    Nguồn: Khai Phóng (Hồng Công)

  5. Trúc Bạch says:

    Tôi có nói với một thằng Tầu làm chung hãng rằng :

    - Quân Tầu của mày thật dã man khi tấn công sáu tỉnh miền bắc VN đã tàn sát người vô tội, và khi rút đi, chúng mày còn phá tan nát tất cả các cơ sở vật chất vô vã như nhà thương, trường học cùng nông cụ của nông dân …

    Nó nghên mặt lên trả lời :

    - Mày là người miền nam VN nên mày không biết rằng chúng tao đã viện trợ từng bao xi măng, từng hạt gạo, từng viên thuốc, từng miếng băng, thậm chí từng con trâu, từng cái liềm cho Hà nội …Nay bọn S.O.B Hà Nội phản lại chúng tao để ôm chân Liên Sô …thì chúng tao phải cho chúng nó một bài học, và chúng tao phải đập phá tất cả những gì mà chúng tao đã nhịn mồm nhịn miệng, trang bị cho chúng nó chứ !

    Nó lại hỏi tiếp :

    - Mày “viện trợ” cho con đào mày cái xe, nhưng nó lại dùng cái xe đó để đi với bồ trẻ thì mày có nên đập nát cái xe vốn dĩ là của mày không ? Chỉ có thằng ngu mới không hành động như chúng tao !

    Đau xót, nhưng ngẫm lại : “Âu cũng tại bác Hồ và đảng”, đã đi vay mà lại muốn quỵt (phản bội) nên những thằng đầu gấu phải vào tận nhà, bắt dân ta trả thôi !

    • Phương says:

      Giọng lưỡi của tên Trúc Bạch này lúc này đúng là giọng của một tên Tàu khựa chính cống? Nếu không phải thì hắn là một tên người VN nhưng mà “đầu đất” thật rồi. nói năng ba lăng nhăng.
      TQ,nó cho ta được một tý, Nhưng nó âm mưu cướp đất cướp đảo của ta (âm mưu của nó “bị lộ tảy” từ 1958, khi mà nó “tuyên bố về lãnh hải 12 hải lý” trong đó áp dụng cho cả Hoàng Sa lẫn trường sa”. Nó “thâm độc” thì mình cũng phải có “thủ đoạn” chứ?. Lúc ta yếu thì đành nhịn (quân tử trả thù mười năm chưa muộn). Nay chuẩn bị đã hòm hòm, sẵn sàng chờ TQ tặng VN ta thêm 1 trận “ĐBP trên Biển” nữa cho đủ bộ 3 sưu tập (về ĐBP). Nếu Trúc Bach nhà ngươi là người VN thì Đúng là tên “đầu đất” thật rồi!.
      đúng là tên đầu đấtTrúc Bạch quá ngu xi đần độn. Đọc kĩ bài của ông VN đi!hay là mi chính là một tên “Tàu khựa núp bóng người VN”, lẻn vào diễn đàn này?
      Đọc bài của ông VN không thấy ông Lê Duẩn hùng biện ra sao ở Trung Nam Hải à? Mao mấy lần “ứ họng” trước lập luận đanh thép của Lê Duẩn, Trúc Bạch không biết thật hay giả vờ không biết?

      Thằng Tàu nó nói:” Mày là người miền nam VN nên mày không biết rằng chúng tao đã viện trợ từng bao xi măng, từng hạt gạo, từng viên thuốc, từng miếng băng, thậm chí từng con trâu, từng cái liềm cho Hà nội …Nay bọn S.O.B Hà Nội phản lại chúng tao để ôm chân Liên Sô …thì chúng tao phải cho chúng nó một bài học, và chúng tao phải đập phá tất cả những gì mà chúng tao đã nhịn mồm nhịn miệng, trang bị cho chúng nó chứ !”

      Thế sao TRúc Bach không biết đường Trả lời : Thế LX có giúp chúng mày không? hàng loạt xe ô tô Vọt tiến thì giống hệt Gaz51, Giải phóng thì giống hệt Zil 164, Hoàng Hà giống hệt Zil157….máy bay TQ thì í trang Míc từ 17-19. lúc đó TQchúng mày có biết “sao chép” là gì đâu, LX nó giúp cho “cả công nghệ” đấy chứ. LX còn viện trợ cho TQ chúng mày còn nhiều hơn chúng mày cho chúng tao, mày không biết à?. Không những thế, LX nó còn bỏ xương máu để đánh tan 1triệu quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu để đất nước TQ chúng mày mới có như ngày hôm nay chứ!. Chúng mày không biết ơn thì thôi lại còn cũng đánh cả LX, chửi LX, vậy chúng mày cũng “phản bộị” với LX à?chúng mày cũng là kẻ “ăn cháo đá bát” à?.

      Chúng mày giúp chúng tao một tý nhưng lạị có âm mưu cướp đất, cuớp đảo của chúng tao, chúng tao biết từ những ngày đầù tiên (1958) về cái “lòng lang dạ sói” củả chúng mày. Vậy nên, chúng tao co dùng một vài “thủ đoạn” thì cũng là những “Tiểu sảo” như là “Đi với bụt thì mặc áo cà sa- Đi với ma thì mặc áo giấy” thế thôi! Hiểủ không? tên tàù phù chuyên bán lạc rang húng lìu kia!

      Nói như thế xem nó có “cứng lưỡi” ra không? Phải trả lời đốp vào mặt cái tên Tàu phù ấy như thế chứ! Tên đầu đất Trúc Bạch ngu quá làm xấu hổ cả dân VN ta. Về mà ở bên ấy với thằng anh họ Tăng đi!./.

  6. Tan says:

    Tăng Chính Quy và Tăng Trung Kiên xem ngươi Hoa cỦA các ông nói gì nhé: xem họ có cho là VN hèn, VN là tay sai của TQ không?

    Chiến thuật giữ Biển Đông của Việt Nam

    BBC-Cập nhật: 15:05 GMT – thứ hai, 16 tháng 1, 2012

    Quân đội Việt Nam đang tăng cường khả năng phòng thủ
    Thời gian qua, việc Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng đã làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà phân tích.
    Robert Karniol, một cây bút có uy tín về các đề tài quân sự Á châu, vừa có bài nhìn nhận ‘Việt Nam đang chuẩn bị để bảo vệ tốt hơn đòi hỏi chủ quyền của mình trên Biển Đông’.
    BBCVietnamese.com xin lược dịch và giới thiệu cùng quý vị.
    Nhà phân tích hiện ở Singapore cho rằng Việt Nam đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan.
    Theo nhận định của giới quan sát, cán cân quân sự qua eo biển nay đang nghiêng dần về phía Trung Quốc, và qua đó Bắc Kinh thúc đẩy các quyền lợi an ninh rộng lớn hơn là chỉ để đối phó với Đài Loan.
    Nói thẳng ra, thì tham vọng chiến lược của Trung Quốc là có đủ năng lực quân sự để đương đầu với bất cứ thách thức nào từ phía Hoa Kỳ.
    Để làm việc này, bên cạnh quá trình hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng hạt nhân, Trung Quốc phát triển một chiến thuật riêng để đối trọng với Hoa Kỳ. Chiến thuật này có tên là ‘sát thủ giản’ và đã được nhiều nhà phân tích phương Tây chú ý tìm hiểu.
    ‘Sát thủ giản’ có thể diễn giải một cách đơn giản là thay vì tăng cường chạy đua vũ trang, Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu công dụng và hiệu quả của vũ khí Mỹ, thí dụ qua việc phát triển các thiết bị chống vệ tinh.
    Trong hải quân, Trung Quốc ứng dụng ‘sát thủ giản’ bằng phương thức chống tiếp cận mà giới quân sự gọi là anti-access/area denial (A2/AD). Đó là thiết lập các vùng trên biển đặc biệt nhằm mục tiêu chống lại các cuộc tấn công của đối thủ. Với cách thức này, Trung Quốc có thể đối phó ngay trong trường hợp hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ được huy động tham gia xung đột nhằm bảo vệ Đài Loan.
    Giải phóng quân Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến DF-21D với tầm che phủ trên 1.500 km. Có loại tên lửa này trong tay, Trung Quốc có thể kìm chân bất cứ hoạt động hải quân nào của Hoa Kỳ hay một quốc gia nào khác trong khu vực.
    ‘Dĩ độc trị độc’
    Bên cạnh hỏa tiễn tầm xa, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển hệ thống phòng không nhằm phát hiện và tiêu diệt các loại chiến đấu cơ của địch. Tiếp đó là đội ngũ tàu ngầm đang ngày càng được đầu tư để đối phó với các đe dọa trên mặt biển.
    Giới chuyên gia được dẫn lời nhận định các nỗ lực nói trên đang giúp Trung Quốc tạo dựng các ‘khu vực chống tiếp cận’ càng ngày càng rộng, khiến quân đội Hoa Kỳ hoạt động càng lúc càng khó khăn.
    “Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội.”
    Phân tích gia Robert Karniol
    Theo ông Robert Karniol, Việt Nam đã phát hiện và ứng dụng chiến thuật của Trung Quốc.
    “Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội.”
    Nhà phân tích này cho rằng việc Hà Nội mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK và chiến hạm lớp Gepard của Nga chính là để tăng khả năng chống tiếp cận (A2/AD) với chủ trương không chạy theo số lượng mà chú ý tính năng.
    Loại chiến đấu cơ Su-30MK đời mới mà Việt Nam mua có gắn hỏa tiễn chống tàu chiến Kh-59MK với tầm bắn 115 km, trong khi chiến hạm Gepard có kèm tên lửa chống tàu chiến Kh-35E với tầm xa 130 km và có thể tấn công tàu trọng tải lớn tới 5.000 tấn.
    Hà Nội cũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, được trang bị thêm hỏa tiễn 3M-54 Klub chống tàu trên mặt biển với tầm bắn 300 km.
    Song song, Việt Nam cũng mua thêm một số hệ thống phòng thủ bờ biển của Israel, với tầm che phủ khoảng 150 km. Về phòng không thì có ba đài radar vi sóng hết sức tối tân Vera của Cộng hòa Czech. Được biết, Washington thoạt tiên chặn việc mua bán radar này, nhưng sau lại chấp thuận.
    Tất cả các sáng kiến trên, theo ông Karniol, là để bảo đảm Việt Nam không bị yếm thế trong trường hợp Trung Quốc muốn tìm cách độc chiếm Biển Đông.
    Theo đúng chiến thuật A2/AD của Bắc Kinh, Hà Nội có thể cản trở các hành động phiêu lưu của Bắc Kinh một cách tinh vi hơn.
    Phân tích gia quân sự từ Singapore cũng nhấn mạnh: chính các nhà hoạch định chính sách quân đội Việt Nam, với kinh nghiệm qua nhiều thập niên tác chiến, đã tự đưa ra được chiến thuật này.
    Bấm Trở về đầu trang
    Reply

  7. Tan says:

    Tăng chính quy:
    Hãy xem thêm vài bài xem người TQ có coi VN là tay sai của họ hay không và VN có tình nguyện làm tay sai chi TQ không?

    Nga Việt hợp tác- TQ lo lắng?

    Báo Trung Quốc: Nga mới là mối họa lớn của TQ tại Biển Đông
    Thứ năm, 18 Tháng 8 2011 13:02

    Bài trên Liên hợp tảo báo của Trung Quốc cho rằng Nga mới là mối họa lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Chính Nga là cường quốc bên ngoài đến Biển Đông sớm nhất chứ không phải Mỹ. Nga tích cực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí tại Biển Đông, ký nhiều hợp đồng bán vũ khí hiện đại, bao gồm tàu ngầm, máy bay, cho Việt Nam.
    Chú Gáu Nga và Rồng TQ
    Tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Clinton phát biểu nhấn mạnh các nước cần giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Sau đó, Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lần lượt có phát biểu tỏ đồng thuận và việc đó đã trở thành chính sách đã rồi của Mỹ đối với Biển Đông. Chính sách của Mỹ tất nhiên có lợi cho việc duy trì bảo vệ lợi ích đã rồi tại quần đảo Trường Sa của những kẻ nhanh chân đến trước, khiến những kẻ đến sau ở vào thế bị kìm kẹp, ngăn trở, đành bó tay hết cách, cũng lại phải hướng đến đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.
    Nga nhanh chân đến trước Mỹ: Trên thực tế, Mỹ cũng là kẻ đến sau tại Biển Đông. Ngoài các nước ASEAN thì kẻ nhanh chân đến trước tại Biển Đông lại là Nga chứ không phải Mỹ.
    Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Liên Xô cũ kết hợp với Việt Nam thành lập công ty góp vốn, cùng liên thủ khai thác mỏ Bạch Hổ ở Biển Đông, sản lượng khai thác chiếm một nửa tổng sản lượng dầu thô của Việt Nam; đến nay, đây vẫn là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam.
    Theo thống kê, đến nay Nga đã trở thành đối tác hợp tác nước ngoài lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Các công ty dầu mỏ phương Tây khác như Exxon Mobil, BP, TOTAL những năm gần đây mới góp vốn với Việt Nam khai thác dầu khí.
    Nga hợp tác với Việt Nam vừa có lợi ích an ninh vừa có lợi ích kinh tế, bởi Nga được chia sẻ lợi ích kinh tế to lớn tại Biển Đông, Nga đã trở thành chỗ dựa lớn nhất của cộng đồng kinh tế do Việt Nam liên kết với các cường quốc trên thế giới tạo nên trên vấn đề Biển Đông. Và như vậy dễ thấy rằng tại sao trong những năm gần đây Nga lại đồng ý bán cho Việt Nam những trang bị vũ khí đời mới lợi hại chuyên dùng cho xung đột tại Biển Đông với mức ưu đãi lớn hơn nhiều so với TQ.
    Gần dây, VN đặt mua của Nga những hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo 636, 13 máy bay chiến đấu Su-27, 20 máy bay Su-30 và nhiều tên lửa đối biển, radar…. Vũ khí mà Nga bán cho VN có tính năng tiên tiến hơn hẳn các vũ khí bán cho TQ trước đây, tỷ lệ giữa tính năng và giá cả cũng cao hơn. Cuối năm 2011, loạt máy bay chiến đấu Su sẽ hoàn tất giao hàng. Cuối năm 2013, ngoài các tàu ngầm lớp Kilo, những vũ khí đời mới lợi hại này sẽ bước đầu hình thành sức chiến đấu.
    6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo là “tuyệt chiêu” trong hải chiến Trường Sa và cũng được giao hàng lần lượt từ cuối năm 2011 và giao hết trong vòng 5 năm. Trong khi Nga đang chế tạo tàu ngầm thì VN đã đào tạo đồng bộ các sỹ quan làm việc trên những chiếc tàu ngầm đó, hiện Nga và Ấn Độ đang phụ trách việc đào tạo. Từ đó có thể thấy, các tàu ngầm mới và lợi hại này sẽ nhanh chóng hình thành sức chiến đấu và hoạt động khắp nơi thuộc vùng Biển Đông và biển phía Đông TQ, tạo ra sự đe dọa khá lớn đối với các nước láng giềng trong đó có TQ, nhằm đảm bảo an toàn cho việc khai thác các mỏ dầu của VN.
    Nói về lợi ích thực tế trong cấu trúc hiện nay ở Biển Đông, Mỹ là kẻ đến sau và không bằng Nga. Nếu nhìn vấn đề một cách cô lập thì việc Mỹ có mặt ở khu vực Biển Đông là không hề có lợi ích chiến lược to lớn về an ninh và kinh tế. Theo đánh giá, sở dĩ Mỹ ủng hộ ASEAN chống lại TQ trong vấn đề Biển Đông, xét ở góc độ chiến lược thì chủ yếu là để tránh xảy ra cục diện sau khi TQ trỗi dậy sẽ thách thức sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực CÁ – TBD, ra tay khi còn sớm để kiềm chế sức mạnh của TQ tiến xuống phía Nam. Còn việc đảm bảo cho máy bay quân sự, tàu thuyển của Mỹ tự do lưu thông giữa TBD, Ấn Độ Dương hay như việc giữ ổn định tình hình Biển Đông thì cũng chỉ là một cách nói.
    Cách tiếp cận của Nga ở tầm chiến lược khác xa so với Mỹ. Cách tiếp cận tầm chiến lược nêu trên của Mỹ đều thích hợp với Nga. Ngoài ra, Nga và VN còn có tình hữu nghị truyền thống, như năm 1979, trong chiến tranh biên giới Trung – Việt và “cuộc chiến lưỡng sơn” kéo dài 10 năm sau đó, Liên Xô cũ là cường quốc duy nhất ủng hộ VN chống TQ. Hơn nữa Nga lại là nước có lợi ích kinh tế thiết thực nhất tại Biển Đông. Biển Đông giống như một kho báu, bằng việc hợp tác lâu dài với VN, những khoản ngoại tệ khổng lồ mà Nga kiếm được từ đó dường như không bao giờ cạn.
    Ngoài ra, từ chính sách ngoại giao khác nhau của hai nước Nga, Mỹ đối với các nước quanh Biển Đông cũng có thể cảm nhận thấy Nga và Mỹ có lập trường khác nhau đối với vấn đề Biển Đông, từ đó có thể lần ra manh mối. Thái độ can thiệp của Mỹ là nhằm tăng cường trao đổi qua lại với ASEAN, NB và Australia, còn việc ủng hộ ASEAN thì vẫn xoay quanh đồng minh truyền thống là PLP, việc ủng hộ một số quốc gia khác như VN chủ yếu vẫn chỉ dừng lại trên bề mặt ngoại giao và đe dọa. Cùng trên vấn đề Biển Đông nhưng chính sách của Nga lại khác. Nga cũng ủng hộ gián tiếp các nước ASEAN nhưng dành viện trợ thực tế cho VN.
    Tóm lại, ngoài việc tăng cường hợp tác với VN về ngoại giao và kinh tế thì Nga còn nâng đỡ VN bằng hành động thực tế. Hiện nay, Nga ngoài mặt vẫn giữ thái độ tươi cười với TQ, trong ngoại giao thì “nói ý cay bằng lời ngọt”, trong hành động thì chỉ làm không nói. Nga giống như “con vịt đạp nước”, trên mặt nước thì dường như không có động tĩnh gì nhưng dưới nước lại giở võ chân.
    Đây cũng là nguyên nhân tại sao trong khi VN tăng cường “chuẩn bị đấu tranh quân sự” thì toàn bộ vũ khí cho hải chiến lại lấy từ Nga chứ không phải Mỹ và Mỹ lại chỉ gián tiếp ủng hộ VN về mặt đe dọa chiến lược. Đây là chỗ khác nhau cơ bản về mức độ ủng hộ của Mỹ và Nga cho VN trong tranh chấp ở Biển Đông.
    Theo diễn biến tình hình Biển Đông hiện nay, một khi VN và TQ xảy ra một trận hải chiến thì toàn bộ vũ khí sắc bén mà quân đội VN sử dụng để giết hại quân giải phóng TQ là của Nga chứ không phải của Mỹ./.
    Tác giả: Tiết Lý Thái – Nghiên cứu viên Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford
    Reply

  8. Phương says:

    Như thế này không phải VN đang chống TQ rất hiệu quá sao???

    Nga đang giúp Việt Nam ít bị tổn thương hơn trước sự hiếu chiến của Trung Quốc với hợp đồng khí đốt mới nhất. Hợp đồng này tạo thêm bàn đạp cho Nga tại Biển Đông và là sự hỗ trợ của Moscow đối với Việt Nam mà Bắc Kinh không hoan nghênh.

    Theo nhà phân tích địa chính trị Jen Alic, thỏa thuận ngày 6/4 giữa tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) có những nền tảng địa chính trị nhằm chống lại sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Thỏa thuận này đã cấp cho tập đoàn của Nga hai giấy phép khai thác các giếng khí đốt Mộc Tinh và Hải Thạch tại Biển Đông, ngoài khơi thềm lục địa của Việt Nam, và trao cho Gazprom 49% cổ phần của các giếng này, tương đương với 55,6 tỷ m3 khí đốt. Mặc dù các giếng khí đốt này nằm trong lãnh hải Việt Nam, nhưng thỏa thuận này đạt được khi các tranh chấp lãnh hải của Trung Quốc tại Biển Đông đang nóng lên và sự có mặt của Nga không phải là ngẫu nhiên. Thỏa thuận giữa Gazprom và PetroVietnam đạt được chỉ 1 tháng sau khi ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Nga. Các tuyên bố của giới quan chức Trung Quốc cho thấy sự quan ngại của họ và sự kết nối giữa liên doanh khí đốt trên với các tranh chấp lãnh thổ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói: “Trung Quốc hy vọng công ty của các nước nằm ngoài khu vực Biển Đông sẽ tôn trọng và ủng hộ nỗ lực của các bên liên quan trực tiếp trong việc giải quyết tranh chấp thông qua thương thuyết song phương”. Trung tâm của vấn đề là Biển Đông. Cách đây hơn 10 ngày, Trung Quốc và Philíppin đã rơi vào một bế tắc tại Biển Đông sau khi các tàu hải giám của Trung Quốc can thiệp để ngăn một tàu chiến Philíppin bắt giữ các ngư dân Trung Quốc gần khu vực bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) đang tranh chấp. Cả hai nước đều tuyên bố bãi đá ngầm Scarborough là một “bộ phận lãnh thổ không thể tách rời” của họ (khu vực này giàu tiềm năng khí đốt). Hiện có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo, bãi đá ngầm và rặng san hô tại Biển Đông là Trung Quốc, Philíppin, Việt Nam, Đài Loan, Malaixia và Brunây.
    Biển Đông cũng có tầm quan trọng chiến lược đối với Nga. Khi Mỹ đang tạo “bàn đạp” Biển Đông của họ từ Philíppin, Nga cũng làm điều tương tự thông qua Việt Nam, trong khi Trung Quốc rõ ràng coi các diễn biến đó là tiềm tàng cho một xung đột rộng hơn tại đây. Cho đến nay, Mỹ vẫn đang chọn giải pháp đứng ngoài tranh chấp Trung Quốc-Philíppin. Mặc dù Oasinhtơn đã ký một hiệp ước phòng thủ đa phương với Manila, nhưng các quan chức cho rằng hiệp ước này không rõ ràng và mập mờ trong việc liệu Mỹ có đến hỗ trợ Philíppin để bảo vệ tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông hay không, thậm chí trong trường hợp có xung đột công khai trong khu vực. Trong khi đó, trong vài thập kỷ qua, Nga đã cố gắng xây dựng lại những quan hệ thời Xôviết của họ với Việt Nam. Nga đã cho Việt Nam vay 8 tỷ USD để xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam. Hơn nữa, trong số công nghệ vũ khí hiện đại mà Nga xuất khẩu sang Việt Nam có một danh sách khiến Trung Quốc không hài lòng vì số vũ khí này đang giúp Việt Nam tăng cường đáng kể năng lực quốc phòng. Ngoài ra, Nga rõ ràng đang cam kết xây dựng một căn cứ tàu ngầm và một nhà máy đóng tàu tại Việt Nam. Diễn biến cuối cùng sẽ là việc Việt Nam đồng ý cho phép Nga mở lại một căn cứ quân sự thời Liên Xô tại Việt Nam. Nói tóm lại, Nga đang giúp Việt Nam ít bị tổn thương hơn trước sự xâm lược của Trung Quốc và hợp đồng khí đốt mới nhất – tạo bàn đạp tại Biển Đông đang tranh chấp – là sự bảo vệ (của Nga đối với Việt Nam) mà Bắc Kinh không hoan nghênh. Mỹ cũng đang thực hiện một số lợi ích tại Việt Nam. Hai nước vừa tuyên bố sẽ thực hiện các hoạt động trao đổi hải quân “phi chiến đấu” tại cảng Đà Nẵng trong 5 ngày để nhấn mạnh những quan hệ chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Việt Nam. Đó cũng là một thông điệp rõ ràng với Trung Quốc trong bối cảnh bế tắc hiện nay giữa nước này và Philíppin. Tuyên bố trên được đưa ra khi Mỹ và Philíppin cũng đang tiến hành một cuộc tập trận hải quân tương tự, dự kiến kéo dài trong 2 tuần.
    Theo “Oilprice” (ngày 21/4

  9. Phương says:

    Việt Nam đóng hàng loạt tàu tên lửa
    Cập nhật lúc :12:15 PM, 27/10/2010
    Việt Nam đã bắt tay vào đóng hàng loạt 10 tàu tên lửa lớp Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga trong khuôn khổ hợp đồng mua 12 tàu lớp này.
    Hai tàu đầu tiên đã được đóng tại Rybinsk và chuyển giao cho Việt Nam năm 2007-2008, Arms-Tass dẫn một nguồn tin tại Triển lãm Interpolytekh khai mạc tại Moskva ngày 26/10/2010 đưa tin.

    Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương (TsMKB) Almaz (cơ quan thiết kế Projetk 1241.8) chuyển giao. Phía Nga cũng phụ trách giám sát việc đóng tàu và tư vấn. Tất cả tàu tên lửa do Việt Nam đóng sẽ được trang bị thiết bị của cả Nga và nước ngoài.

    Trước đó, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật sự (FS VTS) của Nga Mikhail Dmitriev cho biết, Nga và Việt Nam đang có hiệp định đóng tàu tên lửa Nga theo giấy phép trị giá gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, trong những năm tới, Việt Nam sẽ nhận được 2 tàu tuần tra Gepard-3.9 đang đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.

    Ông M. Dmitriev nhấn mạnh, “Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự, nước này nằm trong số 10 nước hợp tác với Nga ở quy mô lớn nhất”

  10. Phương says:

    Ông Viet nói:

    Lời Bình: Ông ta còn quên nói rằng Hà Nội đã tìm ra cái “Gót chân Asin” của TQ là “eo biển Malaca”. chọc vào đó thì tên khổng lồ TQ ngã lăn kềnh ra ngay. Hàng ngày hàng loạt tàu lớn bé của TQ chở đầy hàng hóa, nguyên vật liệu xuất nhập khẩu đều qua đây (eo Malacca), việc cho những cái tàu này chìm là qúa dễ đối với VN (nếu TQ đánh VN trước) Làm vậy, chỉ cần 2 tháng là cái “Đại công trường làm hàng xuất khẩu” của nền KT TQ sẽ sập tiệm ngay. “Anh chàng khổng lồ” sẽ “kềnh kếnh cang” cho mà xem.! Nếu ai không tin điều nay thì hãy tìm xem bài “tường thuật cuộc đàm luận” của mấy học giả chuyên gia quân sự TQ trên ngay cái đài truyền hình Bắc Kinh thì sẽ rõ? Nếu vị nào lên tiếng thì tôi lại copy ra đây xem cho zvu

    Phương bình luân: Tên họ Tăng kia thử phản bác lại cái “got chan A Sin” của TQ nhà ngươi đi xem nào? TQ nhà ngươi mà dám đánh nhau với VN thì cái thành quả “Nền Kinh tế Thứ 2 thế giới” là “đi đờì nhà ma” cho mà xem. Lưu ý, nói nền KT thứ 2 thế giới là tính theo GDP, chứ tính theo đầu người thì TQ nhà người chỉ đứng thứ 100 thế giới mà thôi- (nói điều này với tên bán “lạc rang húng lìu” họ Tăng thì cũng bằng thừa, vì nó có hiểu gì đâu?)./.

Leave a Reply to