WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế nào là một xã hội tham nhũng?

Như thế có nghĩa tham nhũng luôn đi đối với quyền hành và cơ chế, nếu quyền hành và cơ chế đó là không lãnh mạnh. Quyền hành không lành mạnh là khi quyền hành được sử dụng phi pháp, sai trái bởi các đầu óc không lành mạnh, tức các ý thức tiêu cực, sự kém hiểu biết, kém năng lực, trình độ văn hóa thấp, không nhận thức được hết mọi ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa đạo đức, và ý nghĩa xã hội. Do vậy, mọi cá nhân tham nhũng thực chất đều là những kẻ bất xứng, những kẻ tồi bại, tệ hại nhất về mặt xã hội. Tất nhiên, những kẻ như thế thì nhất thiết không thể đảm đương được những chức vụ, nhất là những chức vụ cao hay quan trọng trong guồng máy công quyền, nên điều đó nếu nó thật sự vẫn xảy ra, là do lỗi của cơ chế, của pháp luật. Thực tế, nhiều người vẫn hiểu cơ chế và pháp luật như hai điều khác nhau, có khi không ăn nhập với nhau, nhưng thực chất cả hai chỉ là một. Bởi cơ chế đây là cơ chế điều hành chung, tức bản thân nó đã là pháp luật, đã tham dự vào hay là thành phần của pháp luật. Thế nhưng pháp luật là gì, pháp luật lại do những người nắm quyền quyết định trong chính cơ chế đó tạo nên, nên có nghĩa pháp luật không thể lành mạnh nếu cơ chế không lành mạnh hoặc ngược lại. Bởi vậy, cũng có thể nói chỉ có cơ chế dân chủ, tự do thật sự mới là cơ chế lành mạnh trong xã hội, bởi vì nó do chính người dân, hay toàn dân kiểm soát. Ngược lại, mọi cơ chế không lành mạnh trong xã hội chính là những cơ chế độc đoán, độc tài nào đó, bởi vì nó chỉ do cá nhân, một số các cá nhân, hay những tập hợp hoặc thành phần nào đó của xã hội kiểm soát mà không phải là toàn dân.

Tất nhiên không có cơ chế nào là tuyệt đối lý tưởng hoặc hoàn chỉnh trong xã hội. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là ý nghĩa nguyên lý hay nguyên tắc mà không phải chỉ là ý nghĩa thực tế. Một thực tế nào đó có thể tốt theo cách nhất thời, tạm bợ, không bền vững, không cơ bản, nhưng nếu nguyên lý là khách quan đúng, thì chắc chắn bao giờ cũng phải tốt đẹp, phải đúng, cho dung trong thực tế đôi khi có thể xảy ra những điều lệch lạc nhất thời, đặc thù nào đó. Ngay như nguyên tắc chọn người cũng vậy, sử dụng nguyên tắc đúng, vẫn có thể chọn người sai, đó là trách nhiệm hay ý nghĩa bản thân của chính cá nhân đó, còn nguyên tắc chọn người đúng, công bằng, khách quan, khoa học, chỉ luôn luôn vì công ích, thì bao giờ nguyên tắc này cũng hiệu quả, cũng tốt đẹp về chính mặt bản thân của nó. Đã từ lâu, trong một vài xã hội nào đó, người ta có nguyên tắc chọn người hồng hơn chuyên. Đó thật sự là sự nhầm lẫn hay có thể nói là tính chất tệ hại về mặt xã hội. Bởi vì thực tế xã hội tự nó là không có màu sắc, vì bất cứ màu nào cũng đều chỉ là chủ quan, thế mà anh muốn áp đặt màu hồng lên toàn xã hội, thực chất chính anh là chủ quan, cho dầu anh tự mệnh danh là chân lý khách quan, duy nhất, tuyệt đối đúng, hoặc lý tưởng gì gì đó chăng nữa, thì thực tế xã hội và lịch sử ngày này cho thấy nó hoàn toàn không đúng. Cho nên tính cách chuyên là ý nghĩa muôn đời của xã hội, bất kỳ xã hội nào, quốc gia nào, đất nước nào, thời đại nào cũng vậy. Chuyên tức là có trình độ, có nhận thức, có chuyên môn, có ý thức, có khả năng để phục vụ trong các ngành nghề, trong quản lý, trong bộ máy công quyền hay hành chánh của quốc gia, thì nó mới thật sự bổ ích và hiệu quả. Chuyên như vậy cần phải được đào tạo thuần túy thật chuyên, đó là tính chất công bằng, khách quan, mà mọi người đều phải có cơ hội tham dự. Đằng này chỉ đào tạo theo hồng, hoặc theo màu sắc nào đó, thì thật sự là bất công, là chủ quan, làm bế tắt mọi cơ hội thăng tiến và bình đẳng của tất cả mọi người, là coi thường xã hội, là phản xã hội, sẽ dẫn đến mọi sự nghịch lý, mọi giả tạo, kể cả những tính chất tiêu cực hay mọi hình thức quyền thần, con ông cháu cha nào đó.

Vậy nên, tham nhũng không phải là không có cách trị, nhưng thực chất trong ý thức có muốn trị hay không hoặc chỉ muốn sống chung với nó, có phương pháp trị hiệu quả hay không, có quyết chí đến cùng trị hay không, lại là chuyện khác. Thực chất, chỉ có những người nào tự trong ý thức hoàn toàn lành mạnh, không hề có chút tà ý tham nhũng nào mới có thể có khả năng hay mục đích trị tham nhũng. Tất nhiên họ phải cần có sức mạnh của ý thức, của ý chí riêng, cũng như cần phải có sức hậu thuẫn của xã hội. Không có những thứ đó, họ cũng chỉ hoàn toàn vô phương. Còn những kẻ có ý thức tham nhũng, có mục đích tham nhũng, hay thiếu ý chí hoặc lý tưởng trị tham nhũng mà lại hô hào trị tham nhũng thật ra đều là những kẻ giả dối, kiểu vừa ăn cướp vừa la làng, chỉ làm thật giả khó phân, làm nhiễu thêm xã hội mà không ích lợi gì. Cho nên, dân thấp cổ bé miệng thì lấy gì trị tham nhũng, chẳng qua chỉ có thể nuôi tham nhũng hay sống chung với tham nhũng. Còn những cán bộ cấp trung, cũng lấy gì mà trị tham nhũng, bởi vì chính họ cũng chỉ là sản phẩm hoặc phải chịu mọi sự khống chế của cấp cao hơn. Vậy trị tham nhũng với kết quả thật lòng chỉ có thể là những người, những tầng lớp cầm quyền cao nhất của một xã hội, một đất nước, một nhà nước, mà không thể ai vào đó khác. Tất nhiên, ngay cả họ muốn làm được việc, với quyết tâm thật sự, cũng phải dựa vào sự hẫu thuẫn, hỗ trợ nào đó, mà không thể nào đơn thương độc mã. Sức mạnh đó không gì ngoài năng quyền của báo chí và năng quyền dư luận cũng như sự kiểm tra, giám sát của toàn dân, nếu chúng được đích thực tôn trọng và được vận dụng đến. Bởi trị tham nhũng phải trị công khai, trị lén lút, âm thầm, kiểu xử lý nội bộ, thì không thể gọi là trị được. Có nghĩa trị tham nhũng giống như một lực lượng mafia hùng mạnh, có vòi bạch tuột cắm vào ở khắp nơi, cứ cho là như thế, hay giả định như vậy, cần phải có cả sách lược của quốc gia, có các giải pháp khoa học, hữu hiệu thực tế, mà không phải chỉ nói suông hoặc lý thuyết suông theo cách cảm tính, như kiểu vấn kế hay “dâng” kế sách của mọi người trong bàng dân thiên hạ được.

Nói tóm lại, trị tham nhũng, lành mạnh hóa xã hội, chính là điều kiện nhất thiết và cơ bản nhất để đưa đất nước, quốc gia tiến lên và phát triển. Bởi vì tham nhũng cũng giống như một đống bùn, trong đống bùn thì xe chỉ có thể mắc lầy, sa lún, chậm chạp, mà không thể nào tiến lên hay chạy nhanh cho được. Như vậy, chống tham nhũng cũng có nghĩa là yêu nước thật sự. Nhưng thế nào là yêu nước thật sự và yêu nước giả đò lại là chuyện khác. Bởi vì điều này thì chính mỗi người liên quan trong thâm tâm tự biết, nhiều lắm là những người có quan hệ trực tiếp về những mặt nào đó, hoặc có đủ mọi thông tin khách quan mới có thể biết, còn mọi người khác cũng hoàn toàn đành chịu. Do đó, yêu nước, yêu xã hội, yêu con người hay không chẳng qua chỉ là cái tâm của mỗi người, không thể chỉ là những lời nói suông, những khẩu hiệu rỗng tuếch, giả tạo, hay chỉ là những hình thức thể hiện thiếu trung thực, bề ngoài. Có nghĩa sự tự chuyển hướng của mỗi người cũng là sự chuyển hướng chung của cơ chế, của pháp luật, của xã hội. Đó trước hết là sự tự ý thức, tự giác, sự liên kết lành mạnh của tất cả mọi người. Bởi vì pháp luật lành mạnh không gì khác hơn do mọi công dân đích thật thật sự tạo nên, xã hội lành mạnh không gì hơn là mọi con người lành mạnh hay đa phần những con người lành mạnh tạo nên, đó chính là những công dân đích thực, cho dù họ ở địa vị, hoàn cảnh thế nào, là những người yêu nước, yêu xã hội thực sự, mà không phải chỉ là những ngôn ngữ bề ngoài, cộng thêm phải là một cơ chế nhà nước, cơ chế xã hội mang tính dân chủ đúng nghĩa, khách quan, và tất nhiên là hiệu quả thật sự.

Đà Lạt, một sáng sớm mùa Xuân Tân Mão

(21/02/2011)

© Võ Hưng Thanh

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Thế nào là một xã hội tham nhũng?”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    PHẢN HỒI ÔNG TRUNG KIÊN

    Tham nhũng là hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Thời nào cũng vậy và ở đâu cũng thế, nó đều là sai cả lý lẫn tình. Thế nguyên nhân tham nhũng là đâu. Do ý thức thấp kém, do lòng ích kỷ, do không có tinh thần xã hội. Cho nên nói đến tham những phải nói đến các nguyên do nào làm cho nó tồn tại, phát triển hay cơ sở để cho nó thao túng. Đồng thời tìm thấy nguyên do cũng tìm ra con để giải quyết. Nói khác đi ý nghĩa của tham những trước hết là vấn đề ý thức. Ý thức phần nào do cá tính, nhưng nhờ giáo dục và môi trường xã hội có thể cải thiện nó được. Thế thì cái nguyên do của tham nhũng phải nói trước hết do sự thiếu hiệu quả của giáo dục, do môi trường xã hội đồng lõa, và do cơ chế xã hội khiến nó lợi dụng dược. Có nghĩa một nền giáo dục lành mạnh, khoa học, hiệu quả, mang tính chất cao về truyền thống, một xã hội lành mạnh, chân thực, và một cơ chế thông thoáng, tức dân chủ tự do thật sự, đó chính là cái gốc quan trọng nhất để có thể giải quyết được bài toán tham nhũng hay trì trệ các mặt khác trong xã hội.
    Nên có thơ rằng :

    Thiên tư là tính trời sinh
    Ai nên tốt xấu chính mình biết ngay
    Nhưng thêm giáo dục mới hay
    Lại thêm xã hội mỗi ngày mới nên
    Chớ còn mọi cái tềnh hênh
    Càng thêm đắm đuối khó lên được bờ
    Ngóp ngoi ngóp nghếnh chơ vơ
    Mỗi người quẫy đạp có nhờ được ai
    Nên chi phải có người tài
    Đứng ra dẹp được hỏi ai bây giờ ?
    Hởi ai ai cũng đều ngơ
    Hỏi ai ai cũng chỉ ngờ lẫn nhau !
    Nên chi đời vẫn tào lao
    Cứ đành chịu trận chớ nào kêu chi !

    VHT

  2. Trung Kiên says:

    Đồng ý với tác giả Võ Hưng Thanh
    THAM NHŨNG thì ở đâu cũng có, chỉ khác nhau ở mức độ và nhà nước có quyết tâm bài trừ nó hay không mà thôi!
    Trong thời chiến thì ở miền Nam cũng vậy mà miền Bắc cũng thế, tham nhũng nhiều hay ít còn tùy theo hoàn cảnh,… CHỨ KHÔNG HẲN là …miền Bắc…(trích) “hoàn cảnh trăm bề đều thiếu, lại còn chiến tranh khốc liệt, cũng không thể có môi trường tham nhũng, hoặc đối tượng tham nhũng về mặt chủ thể ý thức và mặt đối tượng thu hưởng cũng rất khó hay có thể nói không thể nào xảy ra được” (hết trích)
    Có THAM NHŨNG cả đấy, nó chỉ (rất đồng ý với tác giả là)…không thể “xảy ra được một cách quy mô hoặc lộ liễu”… mà thôi!
    Nhưng ở Việt Nam hiện nay, dưới sự cai trị của CSVN thì…Cán bộ nhà nước lạm dụng quyền hành để ăn cả đường sá, nhai cả cọc sắt, nuốt cả ruộng đất, cướp luôn cả tài sản của nhân dân qua qui hoặch, người dân chỉ còn biết kêu oan cùng trời, làm đơn khiếu nại, thưa gởi thì cơ quan này đùn đẩy cho cơ quan kia, trên chỉ xuống dưới, dưới bảo lên trên, họ bao che cho nhau, vì thế mà trở thành THAM NHŨNG CÓ HỆ THỐNG!
    Người dân đã phải thốt lên rằng, ngày xưa “các mạng” nói là “Mỹ-Ngụy” kềm kẹp và bóc lột, thế nhưng dù sao thì thời đó nhân dân vẫn còn có thể thở tự do và sống được. Còn ngày nay thì nhà nước không “bóc” cũng chẳng “lột” mà NUỐT TUỐT LUỐT hết cả vỏ lẫn hột, nhân dân đói nhăn răng chỉ còn biết kêu trời, họ đang mong đợi sớm có một cuộc CÁCH MẠNG HOA LÀI để đòi lại CÔNG LÝ!

Phản hồi