WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Độc tài khôn, độc tài ngu. Kế sách nào của các nhà độc tài cộng sản Việt Nam?

Một người bạn ở San Diego tối hôm thứ Hai nói với tôi rằng, chế độ Kadafi ở Libya có lẽ khó hoặc không sụp đổ nhanh như ở Tunesia hay Ai Cập, bởi vì hơn 42 năm cầm quyền, Kadafi đã kiểm nghiệm thành công sự gan lỳ và ý chí quyết liệt bám giữ quyền lực bằng bàn tay sắt.

Nhà độc tài 42 năm cai trị Libya. Ảnh TVN24

Tôi cá độ với anh ta một chầu phở và càphê ở Cali khi có dịp qua chơi, rằng Kadafi sẽ biến khỏi lâu đài quyền lực rất nhanh thôi, cùng lắm là hết tuần này.

Khi bài viết của tôi đến với bạn đọc, tôi còn vài ngày nữa để kiểm chứng suy đoán của mình. Tuy nhiên, đúng sai chính xác không quan trọng lắm. Quan trọng là những ngày tàn của Kadafi chắc chắn đang kết thúc.

Diễn biến của khu vực Trung Đông dồn dập xảy ra, và vì chênh lệch giờ giấc, sáng sớm ngủ dậy ở miền Đông của Hoa Kỳ (miền Tây còn chậm hơn), bật TV lên xem hoặc lướt vào Internet, mọi sự có thể đã hoàn toàn khác! Có thể dụi mắt kinh ngạc nhìn thấy lịch sử đã qua trang mới. Điều này làm tôi mất ngủ cả đêm qua. Thức giấc liên tục. Đến mức ông bạn ở bên Washington DC của RFA chuyên tới sở làm vào lúc 4, 5 giờ sáng, chắc thấy tôi Online nên gửi email hỏi sao “ông chưa đi ngủ à?”!

Sau sự ra đi của các nhà độc tài, các nhà phê bình thường phán xét mức độ tội ác trong thời gian trị vì, sự thiệt hại, cũng như hậu quả mà họ đã gây ra cho quốc gia đó và thế giới. Nhưng cũng có cả những nhận định về sự khôn ngoan, ngu xuẩn, thậm chí cả mặt tích cực của họ.

Nhà độc tài của Đức quốc xã III Adolf Hitler gắn liền với Auschwitz, Holocaust và Đệ nhị Thế chiến, một con người đã gây ra thảm kịch diệt chủng kinh hoàng cho cả nhân loại. Thế nhưng trong năm 2004 đạo diễn người Đức Oliver Hirschbiegel đã cho sản xuất bộ phim “Der Untergang” (Downfall). Trước khi ra mắt khán giả Đức, bộ phim này được xem là gây tranh cãi nhất qua mọi thời gian. Không những thế, “Der Untergang” còn là một trong các ứng cử tranh Giải Oscar phim hay nhất cho thể loại không nói tiếng Anh. Chi phí cho phim 14 triệu đôla nhưng đã thu hút 100 ngàn người người xem trong ngày đầu tiên, và trong tuần lễ đầu tiên đã thu vào 4,3 triệu đôla.

Trong phim “Der Untergang” tác giả đã cố gắng tìm ra tính người trong con quái vật Hitler. Ví dụ, Hitler biểu lộ sự âu yếu với trẻ em Đức, có mối tình hết mực với nữ thư ký Eva Braun… Thái độ này đã tạo ra cuộc tranh luận nóng bỏng trên các phương tiện truyền thông Đức. Các nhà phê bình lo ngại ảnh hưởng của nó lên các tổ chức dân tộc chủ nghĩa quá khích và chủ nghĩa phát xít mới.

Cùng thời với Hitler có nhà độc tài cộng sản Xô Viết Joseph Stalin.

Lấy lý tưởng đấu tranh giai cấp làm phương pháp, Stalin đã công khai thanh trừng nội bộ, củng cố quyền lực tối thượng. Một chính sách khủng bố diễn ra ngay trong đảng và nhà nước. Các ước tính khác nhau cho thấy có từ vài triệu đến vài chục triệu người đã bị giết chết, thủ tiêu; hàng triệu người khác bị đày ải trong các trại Gulag. Stalin đã ký kết thoả thuận Ribbentrop-Molotov, cho phép Đức phát động cuộc xâm lược vũ trang chống lại Ba Lan, do đó góp phần vào sự bùng nổ của Thế chiến II.

Phản bội lại ký kết trên, Hitler đã cho quân đánh chiếm Nga vào năm 1941, nhưng bị đại bại và Staline đã lãnh đạo Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô, đuổi và tiêu diệt quân Hitler tới tận sào huyệt Berlin.

Công lao của Stalin trong chiến thắng này là nguyên do mà cho đến ngày nay một bộ phận người Nga (khoảng 10%) vẫn có những ghi nhận tích cực về ông, dù chính phủ Nga hiện thời đã chính thức thừa nhận tội ác của chủ nghĩa Stalin.

Nhà độc tài Kadafi bên nhà độc tài Cs Ba Lan Jaruzelski, Warsaw, Ba Lan 1983 - Ảnh: Gazeta Wyborcza

Wojciech Jaruzelski là người đứng đầu chế độ cộng sản cuối cùng của Ba Lan.

Năm 1989, trước xu thế không thể đảo ngược và áp lực đòi dân chủ tự do mạnh như bão tố của gần 10 triệu người tập hợp trong phong trào “Đoàn Kết”, ông Wojciech Jaruzelski đã đồng ý ngồi vào bàn thương lượng với phe đối lập, chấp nhận bầu cử tự do 100% số ghế Thượng viện, nhưng chỉ cao nhất 35% cho số ghế quốc hội, phần còn lại ông phòng hờ nếu thua cuộc phe cộng sản vẫn còn đa số.

Những người cộng sản Ba Lan đã bị thua thật, thua đau, bị “nockout” thảm hại: tất cả 35% số ghế quốc hội và 100% số ghế Thượng viện dân chúng bầu hết cho phe đối lập. Một chính phủ không cộng sản đầu tiên ra đời. Công thức điều hành được chia: Thủ tướng của các anh (đối lập), tổng thống của chúng tôi (cộng sản). Do đó ông Jaruzelski nghiễm nhiên trở thành Tổng thống chuyển tiếp của nước Ba Lan mới.

Cuối tháng 1/1990, Đại hội lần thứ 11 đại diện cho gần 1,4 triệu đảng viên Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan (tức đảng cộng sản) họp và tuyên bố giải tán đảng cộng sản. Cuối năm, trong cuộc chạy đua giành chức tổng thống dân cử, Thủ lĩnh Công đoàn Đoàn kết Lech Walesa đã đánh bại Jaruzelski. Ông Jaruzelski chấm dứt con đường chính trị, về “vui thú điền viên” tại biệt thự riêng ở Warsaw với đầy đủ mọi ưu đãi và tiêu chuẩn vật chất dành cho một cựu tổng thống (ngoại trừ lương hưu trí của hàm đại tướng cộng sản bị cắt giảm theo đạo luật mới sau này).

Có một bi kịch là suốt hơn 20 năm nay, cứ đến ngày 13 tháng 12, các cuộc biểu tình vẫn diễn ra đều đặn trước nhà ông Jaruzelski. Một bên là đám đông tưởng nhớ nạn nhân của lệnh thiết quân luật đàn áp đối lập do ông ban hành trong ngày 13/12/1981, với biểu ngữ  đại loại như “Tên cộng sản giết người!”; bên kia là đám đông khác, không kém phần ầm ĩ hô lớn “Ngài Tổng thống, chúng tôi bên cạnh ngài!”.

Mới đây, Tổng thống Ba Lan B. Komorowski đã mời ông Jaruzelski tham dự phiên họp của Hội đồng Tư vấn (một định chế do Hiến pháp quy định bao gồm Tổng thống đương nhiệm, chủ tịch tất cả các đảng phái trong quốc hội hiện hành, các cựu Tổng thống và các cựu Thủ tướng).

Sau hơn 20 năm xây dựng và hoàn thiện dân chủ, trong các cuộc thăm dò dư luận xã hội ông W. Jaruzelski vẫn giành được sự ủng hộ cao, có lúc gần 50%. Đây là con số lớn trong một nước hơn 38 triệu dân.

Với thực tế trên, mặc dù trước các đánh giá gây nhiều tranh cãi, tích cực và tiêu cực xung đột nhau sâu sắc, ông W. Jaruzelski đã được nhiều nhà quan sát chính trị cho là một nhà độc tài thức thời, khôn ngoan.

Xem ra tướng W. Jaruzelski đã làm theo một trong những lời khuyên của William J. Dobson, tác giả bài viết của “Washington Post”, được “Tuanvietnam” dịch và đăng hôm 25/01/2011, trong đó dẫn lời của “một trong những thủ lĩnh sinh viên, người đã tham gia cuộc lật đổ của Slobodan Milosevic của Serbia vào năm 2000”, rằng “các nhà độc tài giỏi thực sự là có thể thoả hiệp bất cứ lúc nào”.

Ngày hôm nay, nhân dân yêu chuộng tự do và dân chủ trên toàn thế giới nói chung và người Việt nói riêng, vui mừng trước sự sụp đổ của hai thể chế độc tài ở Tunisia và Ai Cập. Đồng thời mọi người cũng đang hồi hộp theo dõi dòng các sự kiện dầu sôi, lửa bỏng tiếp theo ở các quốc gia Ả Rập khác như Algieria, Yemen, Jordan, Barhain, Syria, … và đặc biệt tại Libya.

Ngày 22/2, trong một cuộc họp khẩn cấp, Saif al-Islam Gaddafi, con trai của Muammar Kadafi thông báo đã có 300 người bị chết, trong đó có 242 thường dân và 58 binh lính.

Thấy khó giành được ưu thế trên mặt đất, Kadafi đã ra lệnh cho máy bay quân sự ném bom, nhả đạn vào người biểu tình, tuyên bố đanh thép sẽ tử thủ tại Tripoli và với những ai chống đối sẽ bị trừng phạt bằng cái chết.

150 ngàn binh lính, cảnh sát và lính đánh thuê là nền móng của chế độ Kadafi. Một nửa trong số này là quân tinh nhuệ. Nếu không tiếp tục duy trì quyền kiểm soát được lực lượng này, Kadafi sẽ mất quyền lực.

Tuy nhiên, dù quân đội tinh nhuệ, cảnh sát và lính đánh thuê hùng hậu, nhưng khi đã dã man, vô đạo nổ súng vào dân thường, thì họ không đủ mạnh nữa.

Tàn ác cỡ Hitler cũng không quay ngược súng bắn vào nhân dân của mình. Trong ngày hôm nay, Thủ tướng Đức, bà Angiela Merkel nói rằng “Kadafi đã tuyên bố chiến tranh với chính dân tộc mình”.

Miền Đông Libya dường như tuột khỏi tầm kiểm soát của Kadafi, trong khi ngày càng tăng lên số binh lính ngả về phe đối lập. Lệnh xử bắn ngay lập tức lính đào ngũ không giúp được Kadafi bao nhiêu.

Truyền hình Al-Jazeera loan tin Ngoại trưởng Libya kêu gọi quân đội đứng về phía đối lập. Các giáo sĩ chuyển thông điệp tới tín hữu chống lại Kadafi và coi đây là trách nhiệm của người Hồi giáo. Hai máy bay phản lực hạ cánh xuống Malta xin tỵ nạn chính trị vì từ chối ném bom xuống quần chúng. Hàng loạt các đại sứ của Libya ở nước ngoài từ chức phản đối cuộc tắm máu của Kadafi. Liên đoàn các nước Ả Rập họp bất thường loại bỏ Libya tham dự và đòi hỏi Kadafi “chấp nhận khát vọng của dân tộc Libya” và “phải bảo vệ an toàn cho nhân dân”. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn cấp…

Hosni Mubarak trong tình thế nguy cập đã lên truyền hình xoa dịu, cam kết không ra tranh cử vào tháng 9, tiến cử Phó Tổng thống và uỷ quyền cho ông ta thương lượng với các lược lượng phản kháng và quân đội. Quan trọng nhất là Mubarak đã không dùng quân đội chống lại nhân dân. Việc điều động xe tăng tới quảng trường Tahrir chỉ cốt đe doạ. Hình ảnh người cha đặt em bé ngồi trên xe tăng hay cặp uyên ương trong bộ đồ cưới chụp hình bên xe tăng sẽ đi vào lịch sử như những hình ảnh tuyệt đẹp của cuộc xuống đường bất bạo động và tình cảm giữa người lính với nhân dân.

Có khoảng 100 người tử vong, hàng trăm người bị thương, trong hơn ba thập kỷ cầm quyền cái ác mà Mubarak đưa lại cho nhân dân Ai Cập nhiều hơn cái thiện, nhưng sự ra đi của Mubarak dù sao cũng khôn ngoan hơn Kadafi nhiều.

Một ngày nào đó, khi tính sổ với Mubarak, tôi nghĩ rằng, ngoài việc kể tội bóp nghẹt tự do dân chủ, vơ vét làm giàu riêng, có lẽ người ta sẽ công bằng nhìn nhận rằng, thích hay không thích, trong hai thập niên qua Mubarak đã đẩy nền kinh tế Ai Cập tăng trưởng liên tục và cải thiện được đời sống cho rất nhiều người. Bài của bình luận gia Ba Lan Wiktor Jarzynski “Ai Cập dạy chúng ta rằng chủ nghĩa tư bản là còn quá ít” do tôi dịch, đăng trên RFA ngày 21/02/ 2011 chứng minh điều này.

Còn Kadafi! Cho máy bay dội bom chính thủ đô của mình, bắn thẳng vào chính nhân dân của mình, những người mà không có họ ông ta đã không có cơ hội để ngồi trên ngai vàng suốt 42 năm.

Về số phận của Muammar Kadafi tôi cho rằng, nếu không giống như Saddam Hussein của Iraq, Slobodan Milosevic của Serbia, thì rất có thể là màn kịch dành cho Ceausescu của Romania trong năm 1989 sẽ tái diễn.

Và lúc ấy chúng ta sẽ thấy lời khuyên của William J. Dobson, cũng trong bài đã dẫn trên tờ “Tuanvietnam”, rằng, “trong giờ khắc xế tàn, lựa chọn cho một chế độ là rút lui hoặc phản ứng. Thật không may, đối với những chế độ tồn tại theo xu thế cứng rắn, bài học vào giờ phút cuối của Ben Ali có lẽ nên trông cậy vào những chiếc xe tăng hơn là đàm phán”.

Kadafi đã và đang làm theo William J. Dobson nhưng tôi tin sẽ thất bại. Cho dù ông ta không những sử dụng xe tăng như Đặng Tiểu Bình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 mà còn sử dụng cả máy bay ném bom nữa.

Kế sách tương lai nào cho các nhà độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam một khi cuộc cách mạng đường phố xảy ra ở Việt Nam? Jaruzelski, Ceausescu, Mubarak hay Kadafi?

Ngày 22 tháng 2 năm 2011

© 2011 Lê Diễn Đức

6 Phản hồi cho “Độc tài khôn, độc tài ngu. Kế sách nào của các nhà độc tài cộng sản Việt Nam?”

  1. Lê Thiện Ý says:

    “Cùng tắc biến…” Đại bộ phận dân Việt đã quá khổ, nhất là vào thời “bão giá”hiện nay. Do điều hành kinh tế yếu kém đầy ngu xuẩn, Hà Nội buộc phải chính thức cho tăng giá xăng, điện, nhiều lần phá giá tiền đồng khiến vật giá đồng loạt tăng vọt. Bần cùng dễ làm người ta nỗi loạn, và nguyên cớ để nỗi loạn đang sờ sờ trước mắt : đảng cs ! PHẢI DẸP BỎ GUỒNG MÁY ĐỘC TÀI THAM NHŨNG ĐẦY BẤT CÔNG PHI LÝ, THAY BẦNG CHẾ ĐỘ CÔNG BẰNG, CỞI MỞ, CÓ NĂNG LỰC, CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI DÂN HƠN !
    Bụng đói, đầu gối phải …bò xuống đường, đòi quyền sống. Có thể họ bị đàn áp khốc liệt bước đầu như Thiên-An-Môn hay Gadafi “tuyên chiến với dân tộc mình”; nhưng THỜI ĐÃ HẾT ,THẾ ĐÃ TẬN; thà BỊ BẮN CHẾT NGAY HƠN KÉO DÀI ĐÓI KHỔ CHO CHÍNH MÌNH, GIA ĐÌNH MÌNH.
    Thế giới không để yên cho họ tự tung tự tác mãi đâu !

  2. Nguyen Giao says:

    Theo thiển ý, những tên CS cầm quyền ở Hà Nội sẽ hành xử như Kadafi, và được/bị kết thúc như Ceausescụ.

    Câu hỏi hệ trọng hơn là: Bao nhiêu người, và ai VN sẽ chết khi hàng trăm ngàn xuống đường buộc chế độ phải chấm dứt?

    Nguyễn Giao
    San Diego, Hoa Kỳ

  3. Thanh Lam says:

    Những người lính đánh thuê Châu Phi sẽ buông súng trước nhất, cũng có thể Kadafi sẽ xử dụng máy bay oanh tạc trước khi đi đến đường cùng. Cách tự sát đáng nguyền ruả và khinh bỉ cuả thế giới ngày nay. Tham lam quyền lực luôn là cái hố sâu không đáy, nó luôn đem đến cho nhơn loại đau thương và thù hận không dứt.

    Kịch bản dân chủ hoá Việt Nam, hẳn nhiên sẽ phải có một số không ít tình tiết khác hẳn ở Bắc Phi và Trung Ðông, nhất là yếu tố địa chính trị cuả Việt Nam, sự tranh chấp ở Biển Ðông Á với nước khổng lồ Trung Quốc, trong tư thế đồng đảng và là đàn em ÐCSTQ, những thể chế độc tài toàn trị độc đảng CS còn lại trên thế giới hôm nay. Một tư thế mà sự tranh chấp nếu có, cho dù trên mặt chính trị quốc tế thoả hiệp hay giải quyết bằng quân sự, điều bất lợi và thua thiệt luôn nghiêng về phiá ÐCSVN. Sự tồn tại thể chế CS độc đảng tại Việt Nam, nó luôn luôn đồng nghiã với một chấp nhận là phải nhân nhượng thua thiệt trước Trung Quốc.

    Hiệu ứng Hoa Lài sẽ có tác động đến Trung Quốc và Việt Nam, không thể tránh khỏi sự trổi dậy ít hay nhiều cuả người dân, khi mà họ đã phải sống quá lâu trong một thể chế chà đạp QUYỀN LÀM NGƯỜI, đánh mất quyền tự chủ cuả chính họ. Nhà cầm quyềnTrung Quốc đã có những sự ngăn chận người dân truy cập từ đầu, trong khi nhà cầm quyền Việt Nam tuy cho phổ biến có “định hướng”, nhưng lại có những cuộc diễn tập “chống bạo loạn” như một màn kịch, đánh vào tâm lý người dân Việt trong ngoài. một màn kịch mang tính tuyên truyền phô trương thanh thế, nhiều hơn là thao luyện ứng phó kịp thời trước mọi tình huống có thể xảy ra.

    Nếu cho rằng tuyệt đại đa số người dân Việt trong nước không muốn có dân chủ thì ắt hẳn quá chủ quan, nhưng nghĩ rằng họ sẽ nổi dậy để tranh đấu cho dân chủ thì có phần nào ảo tưởng. Hơn ai hết, người dân Việt trong nước, trong đó có cả ÐVCS về hưu lẫn tại chức, đều hiểu rõ hiểm hoạ Trung Quốc lúc nào cũng ở trước mắt mọi người. Tự chuyển hoá dân chủ như thế nào đó, để có thể giảm thiểu tối đa, nguy cơ mượn cớ hay nhân tiện lấn sang biển đảo hơn nưã cuả người bạn láng giềng phương Bắc. Dân chủ cho dân tộc Việt Nam, nhưng phải được giử gìn toàn vẹn lảnh thổ và lảnh hải là điều phải được cẩn trọng suy xét kỷ lưởng. Lợi bất cập hại là điều người dân Việt trong ngoài cần phải hiểu thật rõ.

    Xin trân trọng.

  4. Minh Quân says:

    Tin mới nhât lại thêm một nhà đấu tranh cho dân chủ nữa bị chế độ cộng sản bắt giữ đó là ông Nguyễn Đan Quế.Bọn cộng sản tự nhận chính quyền hiện nay là chính quyền nhân dân và cho rằng ông Nguyễn Đan Quế và Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là phỉ báng và âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Hỡi toàn thể nhân dân Việt Nam Chính quyền hiện nay có phải của nhân dân không hay là chính quyền của một nhóm cầm đầu cộng sản, một chính quyền mà công an “Chỉ biết còn đảng còn mình”, một chính quyền tham lam vô độ làm cạn kiệt tài nguyên đẩy con em mình đi làm thuê cho nước ngoài. Môt chính quyền như vậy có xứng đáng là chính quyền nhân dân không. Không nhân dân Việt Nam quyết không thể làm nô lệ cho bọn cộng sản tham tàn. Hãy vùng lên làm cuộc cách mạnh Hoa Sen, hãy giũ sạch bùn đen. Ceausescu là tấm gương cho bọn cầm đầu CS.

  5. truong to linh says:

    10 xe tăng không thắng nổi 1 nhà báo đuợc nói lên Sự Thật, 100 xe tăng không thể thắng nổi 1 bài báo chân chính vì nhân dân. mong các bạn nỗ lực góp sức góp lực cho phong trào đòi đuợc tự do dân chủ và công bằng xh.khi ngừoi dân đã vùng lên mọi thành trì kiên cố đệu bị sụp đổ ,chỉ là những thành trì xây bằng giấy.

  6. Minh Đức says:

    Trong những lúc rối ren vì bị dân chúng phản đối, nội bộ phe cầm quyền thường sinh ra nhiều ý kiến và trong nhiều trường hợp người lãnh đạo đi xuống vì áp lực của những người trong phe mình. Sự từ chức của Mubarak tại Ai Cập giống sự từ chức của Indonesia, nghĩa là những người lãnh đạo quân đội từng nghe lệnh họ muốn họ xuống để chấm dứt rối loạn. Causescu bị chính thủ hạ của mình bắn cũng để chấm dứt rối loạn. Đảng CS Nga bị chính đảng viên của mình giải tán đảng cũng là một sự chấm dứt chế độ phát xuất từ nội bộ phe cầm quyền.

Phản hồi