WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhật ký Anne Frank

TIỂU SỬ ANNE FRANK

Anne Frank. Ảnh: cnn

Anneliese Marie Frank sinh ngày 12 tháng 6 năm 1929 tại Frankfurt-on-Main, nước Đức, trong một gia đình Do Thái. Anne là con gái thứ hai của Otto Heinrich Frank và Edith Holländer. Otto Heinrich Frank đã từng là sĩ quan trong quân đội Đức vào thời kỳ Thế Chiến Thứ Nhất, nhưng khi Hitler lên nắm chính quyền và dùng sắc dân Do Thái làm dê tế thần, tức là một loại kẻ thù của nước Đức Quốc Xã, thì ông Otto đã quyết định mang gia đình qua thành phố Amsterdam, nước Hòa Lan năm 1933. Vào tháng 12 năm 1940, ông Otto buôn bán thực phẩm tại một tòa nhà cũ xây dựng vào thế kỷ 17, mang số 263 trên đường Prinsengracht. Các nhân viên làm việc với ông Otto đã coi ông là người công bằng và ân cần.
Đối với Anne Frank, các năm đầu sống tại thành phố Amsterdam là thời gian hạnh phúc. Trong miền ngoại ô vui tươi này, các người trong gia đình đều quên đi quá khứ Đức mà dần dần mang đặc tính Hòa Lan với chị Margot hơn Anne 3 tuổi, là một thiếu nữ thông minh và xinh đẹp, nhưng Anne nhậy cảm, duyên dáng và nói chuyện bộc trực hơn. Anne ưa thích phim ảnh, chuyện thần thoại Hy Lạp và các bạn bè.

Vào tháng 5 năm 1940, quân đội của Hitler tràn qua miền đất Hòa Lan trung lập. Gia đình Frank cũng như toàn thể sắc dân Do Thái trở thành nạn nhân của một hệ thống chính trị đàn áp và khủng bố. Đầu tiên, chế độ Quốc Xã cấm đoán các người Do Thái không được ký các hợp đồng thương mại, sau đó các cuốn sách do người Do Thái viết ra bị đốt bỏ, rồi tiếp theo là các đạo luật nghiêm trị các cuộc hôn nhân giữa người Do Thái và người Đức. Người Do Thái không được phép vào các thư viện, công viên, bờ biển, rạp chiếu bóng v.v. Tại Hòa Lan vào tháng 9/1941, chị Margot và Anne bị chuyển qua ngôi trường học gồm toàn học sinh Do Thái. Tới tháng 4 năm sau, mọi người Do Thái nhận được lệnh phải mang ngôi sao 6 cánh màu vàng trên y phục, họ không được phép dùng điện thoại, bị cấm đi xe đạp…
Vào 8 giờ sáng ngày 6 tháng 6 năm 1944, đài BBC loan tin quân đội Đồng Minh đổ bộ lên bờ biển Normandy. Hy vọng đã lóe lên trong căn phòng bí mật. Có thể đây là năm chiến thắng và giải phóng? Nếu như vậy, Anne mơ mộng trở lại trường học trong khóa học tới? Vài ngày sau, Anne kỷ niệm ngày sinh thứ 15.

Gia đình Anne Frank. Ảnh: holocaustresearchproject.blogspot.com

Thế nhưng khúc cuối bi đát đã tới vào buổi sáng ngày thứ Sáu, tức là ngày 4 tháng 8, sau khi các người ẩn núp đã trải qua 761 ngày dài lâu và đau khổ. ( Có tám người cùng sống trong một nơi giam hãm nhỏ xíu là Otto và Edith Frank, cha mẹ Anne, chị cả Margot, nha sĩ Fritz Pfeffer, ông bà Van Pels và con trai Peter của họ). Vào khoảng 10 giờ 30 sáng, một chiếc xe quân đội Đức ngừng lại trước tòa nhà số 263 đường Prinsengracht và các cảnh sát mặc thường phục với một cảnh sát mặc sắc phục dẫn đường chạy vào tòa nhà. Chúng chĩa súng vào Victor Kugler, bắt anh phải dẫn tới tủ sách giả và chúng ra lệnh cho anh mở lối vào. Một lúc sau, tám người Do Thái lẩn trốn đã bị bắt. Một xe tải bít bùng đã chở họ cùng với Kugler và Johannes Kleimann đi mất.

Tới xế chiều, hai người thư ký là cô Miep Gies và cô Bep Voskujl đã chờ đợi rồi mới dám vào căn phòng bí mật. Bọn Quốc Xã lục lọi khắp nơi. Trong cảnh hỗn độn này, Cô Miep thu lượm các tờ giấy rải rác trên sàn nhà. Cô đã kiếm được một thứ quý giá hơn cả tiền bạc và nữ trang, đó là tập nhật ký của Anne Frank.

Anne Frank. Ảnh: AP

Ngày 27 tháng 1 năm 1945, khi quân đội Xô Viết tràn quân qua trại tử thần Auschwitz thì ông Otto Frank đang nằm trong bệnh viện, nhờ vậy ông đã không bị đưa tới phòng hơi ngạt và được giải thoát. Ông Otto Frank là người duy nhất thuộc nhóm 8 người, còn sống sót từ các trại tử thần, sau đó trở về thành phố Amsterdam, Hòa Lan, rồi trong một lần thăm viếng nơi ở cũ, gặp lại cô Miep Gies, cô này đã trao cho ông một tập giấy viết tay và nói: “Đây là di sản của con gái ông”.
Một tháng sau, 8 người Do Thái lẩn trốn kể trên bị dồn vào toa xe lửa cuối cùng chở các tù nhân từ Hòa Lan tới trại tử thần Auschwitz. Đàn ông và đàn bà bị chia cách nhau, họ không bao giờ gặp lại nhau. Anne và Margot bị đưa tới trại Bergen-Belsen.

Carol Ann Lee. Ảnh: AP

Sự nghiên cứu chính xác của Carol Ann Lee từ những tài liệu, những nhân chứng, đã cho ta biết những gì xảy ra sau cuộc lùng bắt những người trốn trong xưởng đó. Sự bắt bớ, cái chết của Anne 15 tuổi và Margot 18 tuổi và Edith, mẹ các cô gái không còn trừu tượng nữa.
Những người thoát nạn từ Auschwitz, cũng gốc Hòa Lan, diễn tả lại nơi mẹ con Edith ở: Buổi sáng sớm lúc 3 giờ rưỡi bị đánh thức dậy để làm một việc hết sức vô lý, đó là xới đất để gom thành đống đất trộn với cỏ. Anne phải đi phân phối bánh mì cho bữa ăn tối. Margot và mẹ bị chọn để làm việc nơi một kho đạn dược Tchèque nhưng cả hai từ chối không bỏ Anne ở lại một mình, lúc đó Anne bị ghẻ lở. Nhưng sau đó mẹ con lại bị chia rẽ nhau: Anne và Margot bị gởi tới Bergen-Belsen thuộc về miền trung của nước Đức, tại nơi này, giống như 28,000 tù nhân khác, hai cô gái mắc bệnh thương hàn.. Những người bạn ở chung kể rằng những tháng cuối cùng của hai chị em, là nỗi đau khổ dai dẳng của họ. Trong một trong những căn nhà tồi tàn, quá đông đúc và hôi thối, Margot và Anne hấp hối. Hai người con gái chết vì bệnh thương hàn nơi một cái giường thê thảm nhất có thể có được, đặt sát cửa ra vào. Hai chị em gầy còm, hốc hác trông rất khủng khiếp. Da mọc đầy mụn mủ. Gương mặt không còn chút thịt nào, chỉ da bọc xương và họ lạnh kinh khủng. Margot chết trước.
Anne chăm sóc chị tới ngày chót và qua đời sau chị vào tháng 3 năm 1945, vài tuần lễ trước khi quân đội Anh tiến vào trại tử thần ngày 15/4/1945.
Năm 2001, Carol Ann Lee tác giả Mỹ đã in ra tiểu sử cuộc đời Anne Frank

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

1 Phản hồi cho “Nhật ký Anne Frank”

  1. Thanh says:

    Cam on DCV da cho dang bai nay rat hop thoi de cho moi nguoi, mot lan nua, duoc biet Phat xit Duc ky thi, doc ac, da man, mat het tinh nguoi nhu the nao. Cs vn cung y het nhu the nhung lai tinh vi hon rat nhieu khien nhieu nguoi mang ao tuong co the “hoa hop hoa giai” voi chung. Phai lat do Dang cong san Viet Nam mot cach khong khoan nhuong.

Phản hồi