WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc có là một Egypt Á Châu không?

Shanghai (AP News)

Nếu được thì đó là một phúc lợi lớn cho toàn thế giới. Theo tôi, câu trả lời là không.

Trước hết, cái gọi là Cách Mạng 25 tháng 01 tại Egypt là không hoàn toàn thật. Cần hiểu rằng tại Egypt, thực lực chính trị và kinh tế nằm trong tay quân đội. Mubarak đã nhiều lần thất bại trong việc thuyết phục phe quân nhân san sẻ quyền hành, chẳng hạn như việc cho người dân Egypt quyền làm chủ một số thương vụ và sinh hoạt trong một thương trường tự do thay vì một nền kinh tế trập trung. Sự quyết tâm thực hiện những cải tổ này của Mubarak với sự đồng lòng của người con của ông đã làm phật lòng phe quân nhân. Cuối cùng, để bảo vệ đặc quyền phe nhóm, quân đội đã quyết định hạ bệ gia đình Mubarak. Đây là lý do thầm kín đằng sau biến động 25 tháng 01. Cái lý do để quân đội không giải tán biểu tình theo lệnh của Mubarak nghe thật xuôi tai: “Quân đội không bắn vào quần chúng”.

Thứ đến, Egypt và Trung Quốc khác nhau xa. Biến động tại Egypt là để mật bảo vệ quyền lợi của phe quân nhân. Đây chỉ là một đặc quyền phe nhóm. Cuộc cách mạng tại Trung Quốc đã âm thầm diễn ra từ những năm của thập niên 80. Sự cắt đứt mối liên lạc song phương gắn bó giữa Việt Nam và Trung Quốc đầu thập niên 80 do chính Việt Nam chủ xướng để chọn con đường thân Liên Xô, là một hồi chuông chát chúa thức tỉnh các nhà lãnh đạo Trung Quốc: Muốn chống lại Liên Xô, Trung Quốc phải mạnh hơn về cả chính trị, kinh tế lẫn binh bị. Đây là động lực vũ bão đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng ý thức hệ âm thầm, vô tiền khoáng hậu để chuyển mình vươn lên trên trường thế giới. Cuộc cách mạng âm thầm đó phải thực hiện cho bằng được lý tưởng của dân tộc Trung Quốc.

Cái lý tưởng đó là: Làm cho Trung Quốc vĩ đại  và đưa Trung Quốc lên hàng đại cường chinh phục thế giới. Thủ đắc một dân số đông nhất thế giới, vừa thông minh vừa cần cù lam lũ, TQ, chỉ cần một đường hướng  lãnh đạo đúng thực thi bởi những nhà lãnh đạo thành tâm phục vụ đất nước, là có thể tiến mạnh và tiến nhanh ngay. Cuộc cách mạng âm thầm đó đã đề ra một điểm cuối cùng là tước đoạt vai trò lãnh đạo thế giới của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Và chúng ta đã thấy rõ những gì đang xảy ra.

Chính quyền và quân đội TQ, đồng lòng và quyết tâm đeo đuổi lý tưởng vĩ đại này, sẽ làm bất cứ cái gì (kể cả việc sát hại hàng trăm ngàn sinh mạng) để bảo vệ cái lý tưởng họ ấp ủ và con đường thực hiện cái lý tưởng đó. Việc thực hiện cái lý tưởng vĩ đại này có thể mất hằng bốn năm chục năm hay hơn nữa. Vì vậy, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp nhau  phải liên kết  đồng lòng. Cái nhu cầu người lãnh đạo phải chọn người đúng để kế vị mình trở nên thiết yếu cho mục đích chung. Các nguyên tắc dân chủ không thể áp dụng trong trường hợp này. Vào giai đoạn mà cuộc cách mạng âm thầm hãy còn trong trứng nước, chúng ta đã chứng kiến được sự quyết tâm qua việc đàn áp đẫm máu do chính quân đội ra tay tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Đương nhiên, cái lý tưởng vĩ đại đó là giấc mơ của dân tộc Trung Quốc. Ngày nay, khi tôi viết bài báo này, mọi sự đã tiến triển tốt đẹp cho Trung Quốc.

Giấc mơ của dân tộc Trung Quốc có thể đã nằm trong tầm tay của họ. Càng  được giáo huấn  đúng đắn và càng sống một đời thanh thoảng hơn vế mặt kinh tế, người dân Trung Quốc càng hiểu rõ hơn cái lý tưởng vĩ đại mà cấp lãng đạo họ đề ra. Dĩ nhiên, người dân Trung Quốc sẽ bảo vệ cái lý tưởng vĩ đại đó. Xã hội Trung Quốc ngày càng ổn định hơn. Theo ước tính, nay đã có gần 300 triệu thanh niên trẻ thuộc giai cấp trung lưu. Khối người này là thành phần ưu tú sẽ bảo vệ chế độ chứ không phải quấy phá chế độ (như những bình bút thiển nghĩ). Chúng ta phải đứng trên bình diện người Trung Quốc để cảm nhận một cách thâm thúy ý nghĩa của những ngữ từ “danh dự tổ quốc”,  “niềm tự tin” mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn nhắc nhở con dân họ. Thêm vào đó, tôi muốn nói đến ngữ từ “độc lập kinh tế”, ngữ từ mà, vì sự tế nhị của nó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn nhắc đến một cách công khai. Chắc chắn, trong xã hội Trung Quốc, những thành phần trí thức am hiểu tường tận cái lý tưởng chung của dân tộc họ. Điều này hợp lý và một cuộc cách mạng nửa vời kiểu Egypt không thể xảy ra tại Trung Quốc.

Trước đây, tôi đã tiên liệu cuộc tắm máu 1989 tại Thiên An Môn. Trong giai đoạn này, tôi không tin rằng một xáo trộn xã hội có thể thành công tại Trung Quốc. Các biến động lẻ tẻ sẽ bị dẹp yên dễ dàng.

Các biến động tại Tunisia và tại Egypt không ảnh hưởng tai hại đến Trung Quốc và Việt Nam; nhưng sẽ gây nhiều tại hại cho các nước trong vùng Trung Đông và có thể cả Bắc Phi. Trên bình diện tổng quát, các biến động trong vùng làm thương tổn sách lược ngoại giao của Hoa Kỳ và tai hại đến những nỗ lực chống khủng bố mà Hoa Kỳ đang đeo đu. Theo tôi, sự tiếp tục hỗ các cao trào biến động đang lan rộng trong vùng sẽ làm lợi cho phe khủng bố. Israel (Do Thái) sẽ là nước lãnh nhận hậu quả tai hại nhiều nhất. Tôi hy vọng Israel sẽ không là một Việt Nam ở Trung Đông. Trong một bài viết năm 2008, tôi có ghi một câu: nếu trúng cử, Obama sẽ làm những tai hại không sửa chữa được cho Hoa Kỳ. Một số những tai hại đó có thể đã dần dần thấy được.

AP News

© Phạm Quang Minh

© Đàn Chim Việt
______________________________________________________________

Could China be the next Egypt?

Such a change in China would benefit the world; but in my point of view, the answer is NO.

First, the so-called Jan-25 revolution in Egypt is a fake revolution. In Egypt, political and economic powers are in the hands of the military leaders. Mubarak had unsuccessfully convinced the military leaders to give up some of their powers; such as giving Egyptians the right to own businesses and to do business as in a free market. Mubarak and his son’s determination to start this reform upset military leaders who, consequently, ultimately, wanted to oust them. This was the hidden reason behind the upheaval in Egypt. The pretext that military leaders used for not supporting  Mubarak was “We do not shoot at our people,” which sounds real good.

Secondly, Egypt and China are completely different. Egypt’s revolution was to protect military power, a special interest. China’s revolution already quietly started in the 80s. The break of  diplomatic relations between China and Vietnam in early 80s was a wake-up call to the Chinese leaders: To counter Soviet Union, China must be politically, economically and militarily stronger. That was the protagonist of China’s quiet, unprecedented ideological transformation. China’s revolution serves a great cause for the Chinese: make China great and make China the dominant country of the world. Having the largest number of hardworking people with plenty of brains in them, China only needs a leadership going toward the right direction from real patriotic leaders. That revolution aims at helping China win over the world’s leadership held by the United States of America.

Chinese military leaders and its government leaders, boldly and steadfastly embracing this great cause, will do whatever it takes to protect the course they, together, have been pursuing and the cause they have envisioned. Realizing such a course to achieve such an idealistic cause easily takes three to four or five decades. That’s why the top leader must select the leader to succeed him; a democratic process can’t apply here. The extremely violent crush by military leaders,  of the 1989 Tiananmen Square protest, at the time when the evolution was just started, showed the world how determined the military leaders were to pursue the great cause. Of course, this great cause is a dream of the Chinese people. So far, everything is going right.

The dream is in sight. The more Chinese people get properly educated and better economically, the more they understand the great cause, and the more stable the society will be. The new 300 million midle-class youngsters form a good bloc to safeguard the regime. We must comprehend the terms “national dignity” and “self-confidence” promoted by Chinese leaders in a profound way. To this profound way, I would add “independent economy”, the term, because of its subtlety, Chinese leaders intend not to mention publicly. Chinese intellectuals who usually place ideals before practical  considerations, understand “the way”. This is rational and an Egypt-style revolution is unlikely. I foresaw the violent crush in 1989. I see no successful protest in China in the near future. Any protest will be suppressed easily.

With the events in Tunisia and Egypt, I do not see serious troubles for China or Vieätnam. I see troubles for countries in the region. Overall, troubles in the region harm the US foreign policy and hurt efforts to suppress terrorism. Supporting protests that are spreading in countries of the Middle-East region, is promoting terrorism. Israel becomes the most vulnerable country. I hope Israel will not be a Middle-East Vietnam. In an article written in 2008, I included a statement that stated, if elected, Obama, as president, would cause irreparable damages to the United States. Some of those damages are starting to be visible.

© Phạm-Quang-Minh
© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Trung Quốc có là một Egypt Á Châu không?”

  1. Nam says:

    Gửi tác giả bài viết,

    Đem tinh thần dân tộc ra rồi gán ghép cho các tay cầm quyền ở Tàu và VN một cách võ đoán, dường như tác giả đứng trên góc độ của các tay bạo chúa cai trị đất nước để viết bài theo đơn đặt hàng của ai đó.

    Một chánh quyền có thể biểu hiện bên ngoài rất hùng mạnh và tinh quái nhưng đồng thời cũng dìm sâu dân tộc nó trong một chế độ cai trị khắc nghiệt , tước đoạt quyền tự do chính trị của nhân dân .

    Lập lờ , gian lận trong cách lập luận đánh đồng quyền lợi của bộ máy cai tri bạo chúa và quyền con người là thủ thuật thường gặp ở các tay bồi bút và mị dân.

    Mọi chế độ trong thời hiện tại phải lấy “ổn định chính trị” như là nền tảng để phục vụ cho quyền con người- quyền thiên nhiên chứ không ngược lại.

    Nếu “ổn định chính trị” bị đe dọa thì cần phải được hy sinh chính nó để cứu lấy cái quyền tự do chính trị củ nhân dân, cái mà đả nối kết con người từ buổi đầu để làm thành một quốc gia.

  2. vietnamquehuongtoi says:

    Tôi không biết ô. Minh tác giả bài viết này là ai. Nhưng theo tôi nghĩ nhưng ý kiến của ô. còn phiến diện quá! Tôi không muốn nói lý lẻ. Nhưng ô. là người đân sống trong nước CS như TQ,VN ô. không thấy tí nào là bị áp bức thì ô. đúng là người vô cảm./.

  3. Trung hoàng says:

    Về mặt điạ chính trị thì Trung Quốc luôn là mối nguy cơ trước mắt cuả Việt Nam, khi mà sự phát triển kinh tế sẽ đẩy mạnh việc tăng cường quốc phòng không ngừng cuả Trung Quốc, Việt Nam chắc chắn sẽ phải bị đặt vào tầm ngắm trước tiên cuả người khổng lồ phương Bắc. Tranh chấp Ðiếu Ngư với Nhật Bản và hổ trợ ngầm sau lưng Bắc Triều Tiên, chỉ là chiêu che đậy để đánh lạc hướng thế giới, hướng mở rộng theo mưu đồ bành trướng thế lực, luôn momg muốn uy hiếp trong vùng chính là khu vực Biển Ðông Nam Á.

    Hẳn nhiên Trung Quốc có những yếu tố khác biệt với Ai Cập, nhưng hai nước cũng không phải không có những điểm giống nhau. Ðiểm giống nhau dể thấy nhất đó chính là nền chính trị độc tài, quyền tự chủ thực sự cuả người dân hoàn toàn bị tước đoạt. Hơn nưã, sự quá chênh lệch giàu nghèo giưả tầng lớp thống trị lảnh đạo với tầng lớp dân bị trị, vì độc quyền toàn trị là môi trường rất thuận lợi cho tham nhũng phát sinh theo nhiều cách. Dể thấy nhất là Việt Nam, một nước độc tài toàn trị độc đảng CS như Trung Quốc, tập đoàn TƯ BẢN ÐỎ là danh gọi họp lý nhất cho giới lảnh đạo độc tài trong các nước nầy.

    Bưng bít che đậy thông tin đại chúng thái quá ắt sẽ phải bị có tác dụng ngược lại, điểm giống nhau đó trong các thể chế độc tài toàn trị luôn là con dao hai lưỡi, đến một lúc nào đó mũi dao sẽ quay ngược lại đâm thũng xuyên thấu tử huyệt cuả kẻ độc tài, một tử huyệt không thể nào bảo vệ với thời gian trong thời đại thông tin toàn cầu hiện nay. Tức nước vỡ bờ là điều không thể không xảy ra, bưng bít che đậy chẳng qua chỉ cầm hơi để tồn tại không hơn không kém, ngày tàn cuả bao kẻ độc tài toàn trị trên thế giới nầy, luôn sẽ phải bị kết thúc khó tránh khỏi cho được. Kẻ biết dừng lại đúng lúc, chuyển hoá theo nhịp sống cuả thế giới là điều khôn ngoan nhất đối với tầng lớp lảnh đạo cầm quyền độc tài toàn trị nầy.

    Nếu có sự khác biệt giưả Ai Cập và Trung Quốc, dể thấy nhất chính là cách đối xử với người dân cuả mình qua phản ứng giới quân đội Ai Cập, họ không bắn vào người dân biểu tình mà trong tay không một tấc sắt để đề kháng. Trong khi qua hình ảnh một Thiên An Môn Trung Quốc, vẫn còn mãi nổi ám ảnh kinh hoàng cuả toàn thể nhơn loại trên thế giới. Nó được tái diễn lại trên đất nước Libya ngày hôm nay, khi Gaddifhi đã sử dụng phi cơ oanh tạc vào chính người dân cuả mình. Obama cũng như ngoại trưởng Hoa Kỳ đã cho những kẻ bắn giết người dân trong nước theo những cách thức như vậy, thì không còn một tư cách gì để có thể gọi là chính quyền lảnh đạo trong nước đó nưã.

    Hương hoa lài và tiếng rống sư tử Châu Phi, sẽ theo con đường tơ luạ để đến Trung Quốc, con đường nối kết mạng toàn cầu đã không còn biên giới bến bờ nào có thể ngăn cách được. Cho rằng nó sẽ không tác động mạnh đến Trung Quốc thì đó là sự chủ quan thái quá, những nổi lo sợ đổi chiều thực sự đã xảy đến ở chính đất nước Trung Quốc, ngăn chận không cho nó loang toả cuả nhà cầm quyền đã cho mọi người they được phần nào sự lo sợ hợp lý đó cuả giới lảnh đạo Bắc Kinh.

    Bởi vì, những cuộc biểu tình đòi hỏi dân chủ, thoắt biến sẽ trở thành cuộc tranh thủ tự trị cuả các sắc dân khác trên đất nước Trung Quốc, Tạng Hồi Mông Mãn là nổi lo lắng không dứt cuả chính lảnh đạo Trung Quốc hiện nay. Mở rộng dân chủ hay bóp nghẹt nó, Trung Quốc cũng luôn sẽ phải gặp cái nguy cơ phân tán ra thành những nước nhỏ tự trị, nó hoàn toàn rất họp lý đối với sự mong muốn đáng trân trọng ủng hộ cuả nhơn loại đối với các sắc dân nầy.

    Chính sự hình thành một Trung Quốc ngày hôm nay, hoàn toàn dưạ vào bạo lực chiếm đoạt bằng sức mạnh, đúng theo sách lược tóm thâu lục quốc cuả bạo chuá Tần Thuỷ Hoàng Ðế trước kia. Lý bạo phát bạo tàn là chuyện khó tránh khỏi. Cho dù Tần Chính có cho xây Vạn Lý Trường Thành để ngưà rợ Hung Nô, nhưng chính người dân bên trong lật đổ triều đại hung tàn cuả kẻ bạo chuá nầy. Lịch sử đó, ngày hôm nay sẽ phải bị lập lại, dành cho nhà cầm quyền độc tài toàn trị Bắc Kinh với một Thiên An Môn mới ngày mai.

    Hẳn nhiên Hoa Kỳ sẽ không bao giờ đối mặt đương đầu thực sự với Trung Quốc, thế mèo vờn chuột cho chuột bầm dập lục phủ ngũ tạng bên trong, để đến một lúc nào đó cho con ếch phình to, cố sức như con bò và rồi nổ tung tan xác. Mà có cho nó là con rắn độc cách mấy đi nưã, chỉ nên cắt đứt cái đầu nó thôi, thì chẳng có gì là phải đáng sợ cả.

    Trong khi Việt Nam thì cũng có không ít người muốn đập chuột trên chính cái bàn thờ nhà mình, chưa biết có đập trúng cái đầu con chuột không, nhưng chắc chắn là cái bàn thờ trong nhà phải bị tan tác vì cú đập chuột đó. Người dân Việt trong nước chúng tôi hiểu rất rõ cách thức đập chuột trên bàn thờ đó cuả “kẻ khách lạ“.

    Xin trân trọng.

  4. iBi says:

    Bài viết theo cảm tính, mà thật là cảm tính chủ quan. Góc nhìn của người viết méo mó quá trời; không đủ lý luận để thuyết phục, thiếu dẫn chứng minh bạch và khoa học; suy diễn tùy tiện v.v.. i.e.: căn cứ vào đâu mà luận rằng xã hội TQ ngày nay hài hoà, thông minh, có tinh thần dân tộc cao ngất trời vậy ? Một mình Obama sao có đủ can đảm làm những việc sai trái dữ thần đến không sửa được vậy; không ai thấy sai để can Obama sao ?

  5. Thanh says:

    Doc bai nay thay bi quan qua! Nhung ma “Que sera, sera. What ever will be, will be. The future’s not ours to see. What will be, will be”.

Leave a Reply to vietnamquehuongtoi