WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ: Cảnh sát khám xét trái pháp luật bị truy tố

Tác giả: Michael Cabanatuan. Nguyễn Tường Tâm dịch từ bản tin của báo San Francisco Chronicle. Bài báo có tựa đề: “6 SF cops accused of illegal searches, perjury”

Lời người dịch: Cảnh Sát Mỹ khám xét không có trát tòa, không được sự đồng ý của người bị khám xét sẽ bị truy tố trọng tội (felony) và các vật chứng cho dù là phạm pháp như ma túy hay vũ khí v…v đều bị hủy bỏ. Đồng thời người bị khám xét không bị truy tố. Điều này trái hẳn trường hợp Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ bị khám xét trái luật. Các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam chúng ta thường nói tới kế hoạch kỹ thuật “đón đầu để bắt kịp các nước tiên tiến”, tại sao chúng ta không “đón đầu trong lãnh vực luật pháp” để bắt kịp các nước tôn trọng nhân quyền cao? Bài báo dưới đây giúp người đọc biết được thế nào là “công an, cảnh sát của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ” tại Hoa Kỳ.

———————————————————-
6 cảnh sát của thành phố San Francisco bị truy tố tội khám xét bất hợp pháp và man khai trước tòa.

Liz Hafalia / The Chronicle

Trong ảnh là vị Viện Trưởng Viện Bảo Vệ Công Chúng (Head of the public defender’s office) ông Jeff Adachi đang trình chiếu các cuốn videos có nội dung mâu thuẫn trực tiếp với các báo cáo của cảnh sát. Cuốn video quan sát (Surveillance video) của khách sạn Henry Hotel cho thấy rằng các sĩ quan cảnh sát phòng chống ma túy thuộc ty cảnh sát thành phố San Francisco đã báo cáo láo để biện minh cho việc lục soát nơi cư trú của dân chúng mà không có trát tòa hoặc sự đồng ý của người bị xét.

Trong bản tin ngày mùng 2/3 từ San Francisco, các viên chức thuộc Phòng Bảo Vệ Công Chúng thành phố San Francisco đã đưa ra một cuốn video mà họ nói là chứng tỏ rằng sáu sĩ quan cảnh sát chống ma túy đã nói láo trước tòa về việc khám xét bất hợp pháp hai căn hộ tại đường South of Market để dùng những vật họ tìm thấy làm bằng chứng tội phạm.

Một trong hai vụ đã bị bác bỏ bởi vị chánh án tòa Tối Cao thành phố San Francisco. Vụ thứ hai bị bãi bỏ một ngày sau đó bởi Văn Phòng Viện Kiểm Sát (District Attorney’s Office).

Ty cảnh sát và văn phòng Viện Kiểm Sát đang mở cuộc điều tra riêng rẽ về những cáo giác đối với các sĩ quan cảnh sát liên quan. Cuốn video được công bố tại một cuộc họp báo chiều Thứ Tư (mùng 2/3/2011). Các luật sư thuộc phòng bảo vệ công chúng yêu cầu một cuộc điều tra bổ túc, độc lập, có lẽ bởi Văn Phòng Bộ Trưởng Tư Pháp Tiểu Bang (the state Attorney General’s Office.)

Luật sư Jeff Adachi thuộc phòng Bảo Vệ Công Chúng nói rằng, “Man khai trước tòa là một trọng tội và nạp báo cáo gian lận cũng vậy,” Luật Sư Adachi nói rằng sẽ thích hợp hơn nếu để cho một cơ quan độc lập can thiệp vào nội vụ, vì Viện Trưởng Viện Kiểm Sát (District Attorney) ông George Gascon, mà văn phòng của ông sẽ quyết định liệu có truy tố tội hình sự đối với các sĩ quan cảnh sát liên hệ hay không, đã là trưởng ty cảnh sát khi nội vụ xảy ra. Luật sư Adachi nói tiếp, “Như thế rõ ràng tạo ra một sự mâu thuẫn quyền lợi”.

Trong một bản tuyên bố, Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Gascon nói rằng trước đó ông ta đã mở cuộc điều tra xem liệu các sĩ quan cảnh sát liên hệ có sai phạm hình sự nào không và liệu các vụ khác có thể bị ảnh hưởng hay không.

Bản tuyên bố đó viết tiếp, “Cảnh sát và các kiểm sát viên (prosecutors) cần phải tuân thủ luật pháp. Nếu chúng ta không tuân thủ luật pháp thì toàn thể hệ thống tư pháp tan rã.” Phát ngôn viên Troy Dangerfield của Ty Cảnh sát cho hay ty biết có các cuốn video đó nhưng ông ta không biết liệu sáu sĩ quan cảnh sát có còn công tác hay không. Ông mạnh mẽ bác bỏ cáo giác cho rằng ty cảnh sát San Francisco thường xuyên vi phạm các quyền hiến định bảo vệ người dân chống lại các khám xét bất hợp pháp.

Ông ta nói rằng, “Tôi có thể nói rõ rằng hầu hết các sĩ quan cảnh sát tại San Franciso đều luôn luôn công tác một cách chuyên nghiệp…Chúng tôi sẽ xem xét những gì đã xảy ra trong trường hợp này.” Cả hai cuộc khám xét bị đặt vấn đề đều xảy ra tại tầng thứ năm của khách sạn Henry Hotel, ở số 106 đường số 6. Một cuộc khám xét một căn buồng vào ngày 23/12 và cuộc khám xét kia tại căn buồng khác vào ngày mùng 5/1.

Các sĩ quan cảnh sát, không có lệnh tòa, đã khai trong bản báo cáo rằng họ đã tuân thủ các đòi hỏi của Hiến Pháp là được sự đồng ý của người bị khám xét trước khi họ bước  vào buồng để lục soát rồi sau đó bắt các người trong buồng về cáo giác trọng tội liên quan tới ma túy.

Theo văn phòng bảo vệ công chúng, các cuốn video bằng chứng thu được bởi máy thu hình quan sát (surveillance camera) gắn trên cao ở hành lang khách sạn đã cho thấy sự thật trái lại. Ông phó viện trưởng viện bảo vệ công chúng nói rằng, trong cả hai cuộc lục soát, các sĩ quan cảnh sát có một chìa khóa chính (a master key), và trong một vụ, các cảnh sát đã dùng chìa khóa đó để mau chóng mở cửa phòng để cho bốn sĩ quan cảnh sát có thể chạy ào vào. Trong vụ lục soát kia, người ta thấy một sĩ quan cảnh sát che máy thu hình trong khi đó các sĩ quan cảnh sát khác buộc người ngụ trong buồng phải mở cửa. Khi cuốn video thu hình trở lại thì một sĩ quan cảnh sát ào vào trong buồng.

Ông Bob Dunlap, quản trị viên đơn vị điều tra tội phạm của Văn phòng bảo vệ công chúng nói rằng Văn phòng đã yêu cầu xin cuốn video từ người chủ khách sạn và vị này đã tình nguyện trao cho văn phòng bảo vệ công chúng. Các luật sư bảo vệ công chúng đã trình chiếu cuốn video đầu tiên tại tòa án sau khi một sĩ quan cảnh sát khai làm chứng về sự trung thực của các báo cáo của cảnh sát. Chánh án Anne Bouliane đã bác bỏ vụ thứ nhì sau khi xem lại cuốn video.
E-mail Michael Cabanatuan at mcabanatuan@sfchronicle.com

Đọc thêm tại: Sfgate.com

12 Phản hồi cho “Mỹ: Cảnh sát khám xét trái pháp luật bị truy tố”

  1. noileo says:

    “Dịch” là phải dùng những từ ngữ tương đuơng của 2 ngôn ngữ. “Officer” hay “police officer” là tiếng thường dùng của anh ngữ, hình như tiếng Pháp cũng dùng “officer”, để chỉ một người & chức vụ mà tiếng Việt gọi là “cảnh sát viên”.

    Vậy thì hãy dùng “cảnh sát viên” để dịch “police officer”, sau đó, nếu muốn, có thể mở ngoặc diễn giải thêm về trình độ học vấn của cảnh sát viên Mỹ.

    “President ” sẽ phải đuọc dịch sang tiếng Việt là “Tổng thống” bất kể đó là “President” của Pháp hay Mỹ hay Lybia, bất kể “President” của Pháp & Mỹ… có thể có trình độ học vấn cao hơn hay thấp hơn trình độ học vấn của “President” Gadhafi của Lybia.

    “Writer” sẽ đuọc dịch là “người viết & tác giả”, bất kể “writer” ấy là người Anh & Pháp & Mỹ hay người… châu Phi, bất kể “writer” của Anh & Pháp & Mỹ… có thể có trình độ học vấn cao hơn hay thấp hơn trình độ học vấn của “writer” châu Phi.

    “Trong ảnh là vị Viện Trưởng Viện Bảo Vệ Công Chúng (Head of the public defender’s office) ông Jeff Adachi “ (bài chủ)

    Trong nguyên gốc tiếng Anh “Head of the public defender’s office” không hề có chữ nào có thể đuợc dịch sang tiếng Việt là “Viện & Viện trưởng”. Một dịch giả bình thường sẽ dịch “office” & “Head of the public defender’s office” sang tiếng Việt, bằng những từ ngữ tiéng Việt tương đương, là “văn phòng” & “trưởng văn phòng” chứ không dịch nổ ra là “Viện & Viện Trưởng”, bất kể trình độ học vấn của viên trưởng văn phòng này cao thấp tới mức nào!

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Xin có một số điều góp ý ở đây,

      Tôi đồng ý với bạn nên dịch “police officer” là cảnh sát viên , hay từ ngữ chung chung là nhân viên công lực. Nếu cần chú thích hay diển giải thêm cho rõ phẩm chất (đào tạo hay điều kiện đòi hỏi) của người cảnh sát Mỹ ra sao ?

      Thật ra dịch rất khó. Chẳng hạn bên quân đội Mỹ người thuộc cấp hay cấp dưới hay thưa cấp trên là SIR (yes, Sir), không có nghiã là NGÀI (như mấy người viết văn ở phiá CSVN hiểu lầm). Mà ta cần hiểu theo từ ngữ tương đương bên quân đội mình. Chẳng hạn bên CS thì là “thủ trưởng”, còn bên VNCH là “thượng cấp”. Chẳng hạn “xin trình thủ trưởng/ thượng cấp bla bla bla”
      Sir dùng bên ngành ngoại giao thì đúng là Ngài, như Ngài đại sứ, bô trưởng, thủ tướng …

      Cũng có từ ngữ là không có từ tương đương, như ông thủ tướng ở Công hòa liên bang Đức là gọi chancelier = chancellor chẳng hạn. Chỉ có cách dịch thoát ý chứ khó mà tìm ra chữ tương đương.
      Wikipedia: The Chancellor of Germany or Bundeskanzler (meaning “Federal Chancellor” in German), is the title for the head of government in Germany

      Cũng như tổ chức hệ thống giáo dục của Pháp khác với của Mỹ, nên không thể dịch ẩu cho là thạc sĩ = agrégé tương đương với Ph.D, và tiến sĩ = docteur ngang với M.D, v.v…

      Lắm khi tôi thấy viết một bài lại mau và dễ hơn dịch một bài sao cho đúng như một bài viết kiểu hành văn Việt Nam thuần túy.
      Chán nhất là mấy bài dịch ra tiếng Việt trên mạng BBC, dịch không thoát ý và thường dịch từng chữ (“mot-à-mot”) qua tiếng Việt và giữ nguyên cấu trúc tiếng nước ngoài khiến độc giả thấy kỳ cục và khó hiểu vô cùng.

      Chẳng hạn người Anh/ Mỹ dùng phủ định trong câu : “I don’t think you are right” ! Mình có thể dịch là, “tôi ko nghĩ là anh đúng”; nhưng tiếng Việt thường nói là, “tôi nghĩ anh sai rồi (không đúng)”.
      Người phương Tây hay có cấu trúc như “My wife/ may children and I went home, nhưng người Việt mình lại viết “tôi và vợ tôi/ các con tôi đi về nhà”, chứ mình ko viết kiểu họ là “vợ tôi/ các con tôi và tôi đi về nhà” …

      Tóm lại, đừng nghĩ dịch là dễ dàng đâu nhé. Phải giỏi hai ngôn ngữ lắm mới dịch thông suốt. Kiểu như bà Đoàn Thị Điểm đã thần tình chuyển từ Hán tự sang chữ Nôm tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn vậy.

      Thân ái,
      LMC

      • Lữ Út says:

        Xin lỗi BBT trước vì góp ý như thế này là lạc đề, nhưng cũng cần để tìm consensus về các dịch vài từ ngữ chuyên môn
        Chancellor là một chức vụ cổ ( ngang với tể tướng ) thời Đế Quốc Phổ, nếu nhất định phải dịch thì có thể dùng chữ Chưởng Quản. Mỹ cũng dùng chancellor cho chức chủ tịch hệ thống Viện đại học California ( University of California )hay chủ tịch hệ thống Viện đại học tiểu bang California ( State University of California ).
        Agrégé không đứng một mình mà phải là Professeur agrégé, Giáo sư thạc sỹ.Ở VN bây giờ có học vị Thạc sỹ như vậy là láu cá lắm. PhD không thể nào coi như tương đương với GSTS. PhD ở Mỹ thất nghiệp đi làm nail bán hàngsiêu thị thiếu gì.
        MD ở Mỹ doctor of medicine,học trình 8 năm tại sao không được coi như tiến sỹ?chưa kể muốn vào Y khoa Mỹ phải có điểm tốt nghiệp hệ cử nhân ít nhất là 3.75 cộng thêm điểm MCAT thật cao.

  2. Bac Pham says:

    Về phần này thì bác NTT sai rồi, đây là link cho biết thế nào để có thể đủ tiêu chuẩn để trở thành 1 người cảnh sát tại California. Chỉ khác là ở Mỹ này, khi được nhận, sau khóa huấn luyện người cảnh sát hiểu rất tõ luật pháp, và những gì họ phải làm, được làm khi mặc vào người bộ quần áo ấy.
    (BBT: Yêu cầu độc giả đừng dẫn link, vì chúng tôi không thể kiểm soát hết được)

    • Nguyễn tường Tâm says:

      Cám ơn Bác Phạm,
      Gửi bác và độc giả đoạn trích dịch dưới đây:
      Điều kiện để trở thành một nhân viên cảnh sát tại California
      (Requirements to Become a Police Officer in California)
      Viết bởi Shelley Moore, trợ bút (contributor) của trang mạng ehow.com
      Trở thành một nhân viên cảnh sát tại California có nghĩa là ngoài việc phải đáp ứng tất cả các đòi hỏi của tiểu bang còn phải đáp ứng các đòi hỏi của ty cảnh sát địa phương tuyển dụng mà tiêu chuẩn thường đặt cao hơn tiêu chuẩn tối thiểu của tiểu bang và những tiêu chuẩn của các ty cảnh sát thường khác nhau.
      Tiêu chuẩn tối thiểu tiểu bang đòi hỏi: 18 tuổi, tốt nghiệp trung học hay tương đương. Phải được học chương trình của “nhân viên thừa hành công lực” (basic law enforcement) tại một học viện (đại học) công hoặc tư nhưng được tiểu bang California chấp nhận.
      Trình độ văn hóa cao hơn: Nhiều ty cảnh sát đòi hỏi người nạp đơn phải có bằng đại học hai năm hay bằng cử nhân (4 năm). Đối với các chức vụ cao hơn thì điều kiện văn hóa có thể đòi hỏi cao hơn.

      Như Bác Phạm và quí độc giả thấy, trên giấy tờ thì đòi hỏi văn hóa của cảnh sát California chỉ ở mức hết cấp ba và một số lớp tại một trường đại học (tư hay công cũng được) về “nhân viên thừa hành công lực” thôi. Nhưng trong thực tế, liệu chỉ với từng đó “bửu bối” người nạp đơn có hy vọng nhận được việc không? Trong khi tiến sĩ thất nghiệp tại Mỹ nhiều lắm (nhất là tiến sĩ kinh tế và thạc sĩ MBA…). Cử nhân, kỹ sư v…v thì thất nghiệp “đầy đường”. Cứ vào các quán cà phê Việt Nam là thấy bao nhiêu cử nhân, kỹ sư gốc Việt, đã từng có công ăn việc làm ngon lành, hiện đang thất nghiệp.
      Trong thực tế cuộc sống như vừa nêu, thì để có thể xin được việc, người cảnh sát, theo tôi ghi nhận được, ít ra phải có bằng đại học 2 năm chuyên ngành. Nếu có bằng cử nhân 4 năm trong chuyên ngành thì “hơi chắc ăn hơn”. Chưa kể ở Mỹ này cuộc sống luôn thay đổi theo những thay đổi của khoa học v…v cho nên thường các người có công ăn việc làm cũng ghi tên đi học thêm để có thể theo kịp sự tiến triển của nghề. Sự khuyến khích việc học tại Mỹ nói chung là khá cao.
      Tại trường đại học công lập nơi tôi ở là Đại học công lập San Jose (San Jose State University) có chương trình “Over sixty program” dành cho mọi người dân từ 60 tuổi trở lên được ghi tên học miễn phí cho tới hết các lớp mà cao nhất là bằng thạc sĩ (Master). Nghĩa là cứ học hoài, nếu muốn, cho tới chết thì thôi mà chẳng phải trả đồng nào.
      Vài hàng “để biết người (Mỹ) mà nghĩ đến ta (VN)” và để ngậm ngùi thương cho gần 90 triệu đồng bào trong nước đang sống dưới một chế độ luôn luôn hô khẩu hiệu “vì nhân dân, lo cho nhân dân” nhưng trong mỗi việc hàng ngày thì đều hại dân, giết dân.
      Thân quí,

      • Bac Pham says:

        Thưa anh NTT,
        Xin được đồng ý với quan điểm của anh về sự so sánh giữa cảnh sát Mỹ và cảnh sát Việt. Đem điều này ra so sánh thì chẳng khác ta đang kể cho các em nhi đồng chuyện ma qủi (cảnh sát Việt) và tiên thánh (cảnh sát Mỹ). Không qúa lời, nhưng rõ ràng là như thế, ngoại trừ một số rất nhỏ cá biệt chẳng may đã lọt vào được ngành này bên Mỹ qua những kẽ hở của luật pháp. Tôi nêu lên vấn đề với anh, thực sự chỉ để tránh những kẻ xấu, thân tả, những thằng nằm vùng, dựa vào điểm sai trên để công kích và discredit những bài vở và đóng góp rất cần thiết mà anh đã đóng góp cho cộng đồng tự do chúng ta, và những người yêu dân chủ còn kẹt lại trong nước. Cám ơn anh đã không nghĩ tôi có ý tưởng xấu với anh khi viết cái comment bên trên. Kính.

  3. Bo_gia says:

    Hay de may nguoi cong an Congsan Viet Nam qua My lam canh sat chac chung se thay sao luat phap o My gi ma giong luat rung vay, xa hoi sao ma bat cong qua cho cong an qua, kham nha ma cung co giay cua toa, kham xet la quyen luc cua cong an la cua nhan dan, kham xet thi khong can biet chung bay la ai, khong duoc phep hoi, khong duoc phep len tieng, cu cam mon dung do ma thua lenh.
    Ho se dat ho la cha me, dan chung la con..va ho se noi cha me kham nha cua con cai, vay khong can hoi..het noi ngan het co!
    (BBT: Mời ông bà vào vpskeys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

  4. noileo says:

    “Trong ảnh là vị Viện Trưởng Viện Bảo Vệ Công Chúng (Head of the public defender’s office)”

    Nếu có thể, xin tác giả giải thích thêm, dường như “Phòng bảo vệ công chúng – the public defender’s office, thực ra là nơi cung cấp các luật sư (do chính quyền trả lương) cho nghi can nào không có tiền thuê muớn luật sư riêng làm cố vấn luật pháp & thay mặt cho mình truóc toà, ngôn ngữ bình dân gọi là luật sư “cãi thí”.

    Mặc dầu “cãi thí”, nhưng như bài viết này cho thấy, “luật sư cãi thí” đã tận tình bênh vực nghi can, dẫn đến sự viêc cảnh sát có thể bị truy tố ra toà vì khám xét sai thủ tục & khai gian

    Điều này trái nguọc với toà án kang-gu-ru của Việt cộng. Toà án kăng gu ru của nền tư pháp Việt cộng, aka “cộng hoà xã hội chủ nghĩa vn”, thường toa rập với công tố viên (kiểm sát viên?) của nhà cầm quyền và với một bên bị cáo & nguyên cáo có thế lực & tiền bạc, để ngăn cản phía bên cô thế & bên dân chúng, không cho họ thuê muớn luật sư, mà thí dụ gần đây nhất là vụ “cồn Dầu”, vụ các em học sinh tỉnh Bắc giang Việt vnam xã nghãi bị hiệu trương + bí thư cộng sản trường Tô dụ dỗ & cưỡng dâm xong vu cáo cho các em này tội “môi giời mua/bán dâm” nhung klhông cho các em học sinh này được có luật sư truớc phiên toà.

  5. vietnamquehuongtoi says:

    Luật pháp Mỹ sao mà văn minh, “quân tử”!; Luật pháp CS VN so mà Lạc hậu và “tiểu nhân” đến thế!!!
    Tôi có cảm giác tất cả những người trí thức “lịch sự” ở VN hiện tại đều bị “xếp xó” cả rồi. Đau lòng thay!!!!!!

  6. Bạn Tâm ơi,
    “Police officer” không phải là “sĩ quan cảnh sát” mà là “nhân viên cảnh sát” hay “cảnh sát viên” dù ngành cảnh sát Mỹ cũng có đeo lon lá.
    Ngành tình báo dân sự Mỹ không có lon lá “intelligence officer” cũng chỉ là “nhân viên tình báo” thôi.
    Tình thân

    • Nguyễn tường Tâm says:

      Cám ơn anh Hải đã góp ý.
      Nhưng chắc anh Hải cũng biết cảnh sát ở Mỹ phải học đại học 4 năm xong rồi ra tự nạp đơn xin việc ở thành phố nào cần. Cho nên dù cảnh sát Mỹ mang lon trung sĩ đi nữa nhưng trình độ họ cũng hơn sĩ quan công an Việt Nam hiện nay, chỉ học đại học có hai năm. Hay hơn sĩ quan cảnh sát của Việt Nam Cộng Hòa trước kia, chỉ học có 1 năm. Tôi nghĩ là không ít trường hợp không thể dịch theo tự điển mà phải dịch làm sao để độc giả nước ngoài hiểu được “thực chất” của từ ngữ thì dễ dàng cho người đọc cảm nhận hơn.
      Thân quí,

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Thưa tôi xin có ý kiến nhỏ,

        Nếu dịch “police officer” là sĩ quan cảnh sát, mà lại mang lon hạ sĩ quan, thì không ổn tí nào cả. Nếu tác giả muốn cho độc giả biết thêm về giá trị hay phẩm chất của người cảnh sát xứ Mỹ ra sao, thì cứ việc chú thích thêm cho rõ nghiã.

        Thời VNCH sau này cho nhân viên cảnh sát đeo lon giống như bên quân đội, nhưng trên thực tế thì uy quyền không bằng. Nói rõ hơn có những loại lon lá được đồng hóa (assimiler), như một anh bác sĩ VNCH khi ra trường được mang lon trung úy để được ăn lương như trung úy, nhưng quyền hạn dĩ nhiên ko giống như sĩ quan quân đội ở đơn vị tác chiến hay đơn vị khác (công binh, quân nhu chẳng hạn).

        Rồi lại có sự phân biệt rõ ràng trong từng ngành chuyên môn, nếu cần thì chú giải cho rõ nghiã những “uẩn khúc” bên trong. Chẳng như, hải quân đại úy khác với đại úy hải quân. Bên quân y, phân biệt rõ y sĩ (quân y) trưng tập là người lính trừ bị, với y sĩ (quân y) hiện dịch là đích danh con nhà nòi quân đội !

        Tóm lại tôi đồng ý với Chau Vinh Hai, nên dịch “police officer” là nhân viên công lực hay nhân viên cảnh sát . Kính, LMC

Phản hồi