WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cách mạng -Bạo động hay bất bạo động?

Cách mạng hay cách mạng xã hội theo nghĩa rộng, được hiểu như là một sự thay đổi sâu rộng trong xã hội nhằm biến cái cơ cấu cũ đã lỗi thời thành một cơ cấu mới tiến bộ và phù hợp hơn, trong một thời gian tương đối ngắn. Đó chính là những biến đổi mang tính chất cơ bản và trọng yếu trong bản chất của thượng tầng xã hội chứ không phải là những cải cách nhỏ mang tính thứ yếu trong một vài lĩnh vực cụ thể nào đó, càng không phải là những đổi chác chính trị nhắm đến mục tiêu thay người lãnh đạo quốc gia của một nhóm người nhỏ (đảo chính).

Theo nghĩa hẹp, cách mạng chính là một biến cố chính trị lớn, thường được gọi là cách mạng chính trị. Cuộc cách mạng chính trị này sẽ dẫn đến những thay đổi toàn diện từ trật tự xã hội, chế độ chính trị của quốc gia đến tầng lớp những người lãnh đạo. Những cuộc cách mạng chính trị thường bắt đầu bằng những cuộc đấu tranh của đa số quần chúng nhằm lật đổ chế độ chính trị hiện thời để tạo điều kiện xây dựng một chế độ chính trị mới tiến bộ hơn.

1/ Tính chất bạo lực:

Dường như khi nói đến cách mạng chúng ta luôn liên tưởng ngay đến bạo lực. Những ai từng ngồi trong nhà trường xã hội chủ nghĩa đều thấm nhuần quan điểm rằng : bạo lực cách mạng là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu của việc giành chính quyền. Nhiều người phủ nhận Marx, cho rằng ông này cổ súy bạo lực. Nhưng Marx đã đúng trong nhận thức về lịch sử chính trị đối với những giai đoạn trước khi chúng ta tạo dựng được những Nhà nước Hiến pháp trị. Nhìn lại lịch sử, chúng ta không thể phủ nhận rằng hầu như bất cứ một cuộc thay đổi chế độ chính trị nào cũng đẫm máu. Ngay cả  việc tạo dựng một định chế chính trị tiến bộ như sự hình thành Nghị viện Anh cùng với sự ra đời của bản Đại Hiến chương Tự do vào thế kỷ 13 ở Anh quốc  cũng chỉ đạt thành qua cuộc đấu tranh mang đầy bạo lực giữa một bên là triều đình phong kiến Anh quốc (đại diện lúc đó là vua John, sau đó là vua Henry III) với một bên là các lãnh chúa phong kiến lãnh đạo quần chúng. Sau này, vào thế kỷ 17, để thành lập được một thế chế quân chủ lập hiến ở Anh với quyền lực nhà vua bị Nghị viện kiểm soát và kiềm chế cũng phải trải qua cuộc Nội chiến và cuộc “Cách mạng Vinh quang” (Glorious Revolution) đẫm máu. Cuộc cách mạng Pháp- một chuyển biến chính trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử nước Pháp, với sự ra đời của Hiến pháp 1791, xóa bỏ chế độ phong kiến không còn phù hợp với nguyện vọng người dân và tình hình kinh tế xã hội Pháp lúc bấy giờ, đã diễn biến trong một quá trình thậm chí còn  phức tạp và đẫm máu hơn nữa. Còn rất nhiều minh chứng khác, đến nỗi không chỉ có Marx, hầu như tất cả chúng ta khi nghĩa đến cách mạng đều nghĩ ngay đến những phong trào khởi nghĩa, những cuộc chém giết lớn giữa một phe đại diện cho quần chúng và nhà cầm quyền đương thời.

Thật vậy, nhân loại đã phải trả những cái giá rất đắt, những tổn thương nhân mạng to lớn để đi từ những trang sử cổ đại đến thời hiện đại, để vượt qua thời kỳ của chế độ nộ lệ, rồi chế độ phong kiến mới có thể xây dựng được những Nhà nước dân chủ tiến bộ ( tuy sự tiến bộ này phải trải qua một thời gian nhất định để đạt được diện mạo như ngày hôm nay). Nhưng Marx đã mắc một sai lầm to lớn khi ông cho rằng nhân loại cần phải tiếp tục lật đổ, xóa bỏ những nhà nước dân chủ tư sản (theo cách gọi của ông) bằng những cuộc “cách mạng vô sản” với “bạo lực cách mạng”. Thực tế cho thấy vào cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20 chủ nghĩa cộng sản đã mê hoặc  những quốc gia nghèo đói, trình độ dân trí thấp, nền công nghiệp hầu như không có, chủ nghĩa tư bản chưa có đủ điều kiện để phát triển, để mà “làm cách mạng”. Họ luôn hô hào xóa bỏ chủ nghĩa tư bản nhưng quả thực, nhiều nhất họ cũng chỉ xóa bỏ được chế độ phong kiến, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của tình hình xã hội đương thời đang chất chứa những quả bom bất mãn chỉ chờ thời cơ là phát nổ. Chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn không “làm cách mạng” được ở những xứ sở có truyền thống pháp trị và tự do. Chúng ta có thể thấy cách mạng chính trị, tức sự thay đổi chế độ chính trị không thể xảy ra ở những nơi người dân có thể dùng lá phiếu để thay đổi chính phủ. Trong các thể chế dân chủ tự do chỉ có khủng hoảng chính phủ chứ hoàn toàn không hề có khủng hoảng chế độ. Vậy nơi nào có sự chuyên quyền nơi đó có cách mạng, mức độ chuyên quyền càng cao thì khả năng xảy ra sự phản kháng bằng bạo lực càng lớn.

2/ Một lý thuyết đấu tranh mới:

Đầu thế kỷ 20, thế giới chứng kiến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ từ tay Thực dân Anh  với hình thức đấu tranh bất bạo động đầy ngoạn mục dưới sự lãnh đạo của Mahatma Gandhi. Từ đây, chúng ta có một phương thức đấu tranh giành chính quyền mới, làm thay đổi nhận thức đấu tranh của những nhà cách mạng thời hiện đại. Cách đây hai năm, tôi đã đọc “Từ độc tài đến Dân chủ” của Gene Sharp. Trong tác phẩm này, ông đã phân tích khá toàn diện và cụ thể việc tổ chức và tiến trình của một cuộc cách mạng bất bạo động. Như một bài đã viết cách đây khá lâu, là một Phật tử, tôi cho rằng đây là phương pháp đấu tranh đầy nhân bản và mang lại nhiều niềm hi vọng cho các dân tộc đang sống dưới các ách độc tài, tạo cơ hội cho quần chúng “tay không tất sắt” có thể đoàn kết sức mạnh chống lại những chính quyền độc tài vũ trang hùng mạnh.

Gần đây, đối với những người đang cổ vũ cho phương pháp đấu tranh “bất hại” này, niềm tin và lý luận của họ lại một lẫn nữa được khẳng định khi có thêm những minh chứng hùng hồn cho việc thực hành một cuộc đấu tranh bất bạo động của quần chúng với sự sụp đổ của hai thể chế độc tài ở Tunisia và  Ai Cập. Dù không phải là không có thương vong, nhưng người dân hai nước này đã thành công bằng các cuộc xuống đường không vũ trang để phản đối và cuối cùng là lật đổ được hai nhà độc tài Ben Ali và Mubarak. Nhưng quay sang Libya, tình hình có vẻ ngược lại và phức tạp hơn nhiều. Phong trào chống chính phủ đã trở thành cuộc nổi dậy vũ trang kéo dài cho đến hôm nay vẫn chưa ngả ngũ. Có ai trong chúng ta đã tự hỏi vì sao có sự khác nhau ấy ? Cùng là các quốc gia thuộc thế giới Ả Rập, nền công nghiệp dầu khí là trụ cột kinh tế quốc gia, sống dưới chế độ độc tài, đang rơi vào tình trạng khó khăn về kinh tế, thiếu thốn lương thực, công ăn việc làm của người dân không được  bảo đảm…., nhưng cuộc phản kháng của người dân Libya chống chính quyền đã diễn ra theo một kịch bản khác hắn với Tunisia và Ai Cập. Phải chăng chính những người lãnh đạo và  những người tham gia đấu tranh không thể tự quyết định được phương pháp và chiều hướng đấu tranh? Đây thực sự là một câu hỏi khó.

3/ Những yếu tố chi phối tính chất cuộc đấu tranh:

Trong  trình độ tri thức hạn chế của mình, người viết cho rằng ở đây chắc hẳn phải có những yếu tố khách quan vô cùng quan trọng chi phối con đường đấu tranh của người dân chống lại độc tài, những điều mà những nhà đấu tranh không thể can thiệp bằng ý chí chủ quan (ý chí chủ quan thể hiện qua trình độ tổ chức đấu tranh và ý thức chính trị của những người tham gia đấu tranh).

Trở lại với Libya, chúng ta thấy Gadhafi là nhà độc tài sắt máu và ngoan cố hơn hắn Ben Ali và Mubarak;  trong một thời gian dài chế độ của Gadhafi là một chế độ khủng  bố, còn bản thân Gadhafi bị Tổng thống Reagan gọi là “con chó dại…”. Đó chính là yếu tố đầu tiên tôi muốn nói đến- bản chất và mức độ độc đoán, tham quyền cố vị của nhà độc tài hay nói chung là chế độ độc tài sẽ chi phối nổ lực, thời gian và chiều hướng đấu tranh của chúng ta. Tiếp đến là sức mạnh nội tại của chế độ : chế độ độc tài càng mạnh, sự đoàn kết nội bộ của họ càng cao thì khả năng ra đi của họ khi có một cuộc phản đối bất bạo động của người dân càng thấp.

Tiếp theo chúng ta xét đến mối liên kết của chế độ độc tài đó với các thế lực bên ngoài, cụ thể hơn là việc chế độ độc tài đó có quan hệ mật thiết về ngoại giao với ai, phụ thuộc chính trị vào  cường quốc nào. Nếu “đàn anh” ngoại giao của họ là một nước có thể chế chính trị tiến bộ, có ý thức hệ phóng khoáng thì khả năng nhượng bộ tăng lên và khả năng đàn áp bằng vũ trang giảm xuống, so với việc “đàn anh” của họ là một nước có chế độ chính trị cực đoan và độc tài hà khắc. Chúng ta có thể thấy Mubarak là vị tổng thống độc tài nhưng được người Mỹ ủng hộ, vì thế sự ra đi của ông khỏi chiếc ghế quyền lực có vẻ êm thấm hơn so với trường hợp ông là “đàn em” của một chế độ tàn bạo như Trung cộng chẳng hạn.

Điều tiếp theo cần được xem xét là mức độ phẫn uất của lòng dân; mức độ căm phẫn này lại được quyết định bởi mức độ bất công xã hội, hố ngăn cách giàu nghèo, tình trạng tội tệ của nền luật pháp, mức độ bóp nghẹt các quyền tự do, số lượng những hành động làm tổn hại quốc gia và dân tộc của chính quyền, mức độ tổn thương của lòng dân…. Sự phẫn uất do những yếu tố nói trên gây ra và nung nấu trong lòng dân càng lâu dài và càng lớn thì nguy cơ bạo động càng gia tăng. Bởi sự căm giận của lòng người như một quả bom, nó càng lớn thì mức độ công phá và thiệt hại càng lớn. Và cuối cùng điều phải kể đến là cục diện chính trị quốc tế. Nếu xu hướng tự do dân chủ trên thế giới ngày càng vững mạnh, các chế độ độc tài ngày càng yếu và ít đi, một số các cường quốc bất hảo rơi vào khủng hoảng thì các chế độ độc tài sẽ phải xem xét lại sự thiệt hơn giữa một bên là ra đi trong bình yên và một bên là tiếp tục ngoan cố để trở thành tội đồ của cả dân tộc.

4/Trở lại tình hình Việt Nam:

Xét về tình hình Việt Nam, tôi thiển nghĩ Việt Nam  giống Trung cộng nhiều hơn so với các quốc gia  Ả Rập kể trên. Vậy nên khi đánh giá tình hình tôi hi vọng những người đấu tranh dân chủ của chúng ta hãy so sánh tình hình nước ta với Trung Quốc để nhận ra những bất lợi và thuận lợi, chứ không phải là so sánh với những nơi cách mạng vừa thắng lợi ở Bắc Phi . Việt Nam và Trung Quốc tuy khác nhau về diện tích lãnh thổ và quy mô chính quyền nhưng lại có nhiều điểm tương đồng như : chế độ chính trị, ý thức hệ của giai tầng lãnh đạo, cách thức và mức độ siết chặt các quyền tự do, bản chất nền kinh tế, tình trạng bất công xã hội …Có thể nói Việt Nam là mô hình thu nhỏ của Trung Quốc. Thêm vào đó, ta nhận thấy ở đây một sự phụ thuộc về chính trị và sự tồn vong mang tính liên đới giữa Việt cộng và Trung cộng.

Tất nhiên cuộc cách mạng hoa lài đã mang lại cho chúng ta niềm cảm hứng và hi vong to lớn về một thế giới không độc tài, về tiền đồ dân chủ tự do của Việt Nam, bởi chúng ta đã cảm nhận sâu sắc rằng sức mạnh của ý chí và sự đoàn kết chống độc tài của người dân Bắc Phi một lần nữa đã minh định khao khát tự do của nhân loại là không gì cản nổi.

Theo một số nhà quan sát thời cuộc, thì chưa thể có một cuộc cách mạng như thế ở Việt Nam vì sự quan tâm chính trị của người dân chưa cao, và sự thiếu vắng một lực lượng đối lập mạnh, cùng với một trình độ tổ chức cần thiết. Điều đó đúng, thế nhưng đó là mới chỉ xét mặt chủ quan mà chưa để tâm đến tình hình khách quan, đó là sự tùy thuộc và ảnh hưởng  lẫn nhau rất nhiều ở mọi quốc gia trong thời đại Toàn cầu hóa này. Khi nào Trung Quốc rúng động vì sự nổi dậy của người dân thì đó cũng là lúc cho chúng ta hy vọng một cuộc “đổi đời” trong tầm tay. Đây không phải là sự bắt chước, rập khuôn mà là sự suy xét mối tương quan tồn tại và tình hình thực tế khách quan giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thiết nghĩ, sự phát hiện đúng thời cơ và hành động đúng thời điểm là một yếu tố cực kỳ quan trọng cho mỗi thắng lợi. Và việc một cuộc cách mạng tương tự (ở Việt Nam) sẽ xảy ra trong bạo động hay bất bạo tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan nằm ngoài ý chí của tất cả chúng ta.

Trên đây chỉ là những ý kiến gợi mở  và chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót không thể tránh khỏi. Bài viết chỉ nhằm trình bày quan điểm và những ưu tư của cá nhân tôi. Chúng tôi – thế hệ 8x, vẫn còn quá trẻ để có một tầm nhìn mang tính chiến lược về con đường dân chủ hóa Việt Nam. Thế nên, chúng tôi trông cậy rất nhiều vào những bậc trưởng thượng- những người sẽ vạch  ra con đường và dẫn dắt chúng tôi, để từ đó chúng tôi có cơ hôi đóng góp sức mình cho đất nước và biết được mình sẽ phải làm những gì. Bởi nếu những người đi trước nhầm đường thì cả dân tộc sẽ khốn đốn và những người trẻ chúng tôi sẽ gặp thảm họa.

Tam Kỳ ngày 13 tháng 3 năm 2011

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

34 Phản hồi cho “Cách mạng -Bạo động hay bất bạo động?”

  1. Chúng ta không đơn độc says:

    Cựu TT Mỹ G. Bush đã từng nói với những nhà đấu tranh dân chủ Việt nam: ” Chính phủ và nhân dân Mỹ luôn luôn đứng về phía các bạn.” Tình hình Lybia là một bằng chứng cho câu nói nổi tiếng ấy.
    Dân tộc VN bây giờ chỉ còn cần có các người con dũng cảm, gan dạ đứng lên lật đổ bạo quyền CS là cuộc đấu tranh tự do dân chủ cho dân tộc VN tức khắc sẽ thành công.

  2. trithuc _thanh thi says:

    Phai cong nhan bai viet cua Thuc Vy cuc ky sau sac, 1 cai nhin nhãn quan ve mặt chiến thuật và chiến lược o độ tuổi như thế. các ý kiến đóng góp cực kỳ thấu đáo và tường tận,chúc bạn sức khỏe và bo sung nhieu ý kiến đóng góp cho phong trào dân chủ , vượt qua mọi khó khăn mà chính quyền công sản sẽ áp bức và đe dọa các blogger.

  3. Trung Kiên says:

    Cách Mạng “Bất bạo động hay bạo động” còn tùy thuộc cách ứng xử của nhà cầm quyền! Cách Mạng ở Tunisia và Ai Cập diễn ra ôn hoà, ở Libya lúc đầu cũng thế nhưng Gaddafi đã ra tay đàn áp bằng súng đạn, bạo lực từ đó phát sinh, nay LHQ đã phải nhúng tay vào!

    Ở Việt Nam cũng sẽ thế thôi, nếu có bạo động thì cũng chỉ do bạo quyền csvn, còn nhân dân thì luôn luôn đấu tranh ôn hoà qua các cuộc biểu tình khiếu kiện tập thể!

    Bất cứ một cuộc Cách Mạng nào cũng phải được “khơi đầu” và dẫn dắt bởi một lực lượng trí thức, khổ nỗi ở Việt Nam ta, “trí thức XHCN” thì rất nhiều, nhưng nặng về bằng cấp, còn tri thức và lòng yêu nước thì cần phải xét nghiệm lại!

    Tôi đồng ý với nhận định của bác dinhtan;…”Cái khó hiện nay nay là ở chỗ đa số Trí thức trẻ hay già ở ta đã thuộc lòng “mặc kệ nó”,không phải là tất cả Trí thức. Cũng còn Người nhưng quá ít!!! “!

    Những người trí thức như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sợn, LM Nguyên Văn Lý, LS Cù Huy Hà Vũ…đơn lẻ nên bị bạo quyền bẻ gẫy! Dẫu vậy tôi vẫn tin rằng, sớm hay muộn gì thì Cách Mạng cũng sẽ (phải) đến với nhân dân VN!

    Nếu những nhà đấu tranh Dân Chủ VN liên kết và hợp tác chặt chẽ được với những người cùng lý tưởng của Trung Hoa, thì thành công càng lớn, vì một khi Cách Mạng cùng nhau đua nở thì bạo quyền csvn và TQ đều phải tự đối phó, họ không thể cứu giúp nhau được!

  4. thanhthuyen says:

    Trong những cuộc tranh chấp bây giờ ít ai nghĩ đến việc dùng bạo lực,nhưng không phải vì vậy mà ta loại bỏ nó,hãy tính đến thêm nếu cần phải dùng bạo lực khi bị đàn áp tới bước cùng vì trong trò chính trị không ai lường hết sự thay đổi của nó,.Chúng ta cũng muốn đi theo con đường của Gandhi nhưng phải nhìn nhận lại là mình có đủ tài như ông không? để lèo lái và hướng dẫn mọi người đi tìm công lý theo hướng của mình? Bạo lực cũng có cái thế của nó khi dân chúng quá phẫn nộ như thời nạn đói 1945 Nhật chiếm đóng VN,nhưng sau đó ai nhẩy ra giành phần lãnh đạo đất nước?.
    Không thể so sánh VN với Tunisia,Ai cập,Libya vì mỗi nước có quyền lợi và ảnh hưởng với quốc tế khác nhau chưa kể nội bộ với nhau như trong nước VN đối với nhau và đối với V.K hài ngoại,( hình như tôi thấy số đông vẫn tạm bằng lòng với cuộc sống) chưa kể đến bóng ma Trung quốc kề cận .
    Cuộc cách mạng sẽ xảy ra nhanh nếu chúng ta có cơ hội tốt bằng không,chúng ta sẽ chờ đợi những diễn biến trong xã hội và trong lúc này có thể CS cũng có những thay đổi chiêu sách để ứng phó với những người đòi quyền dân chủ,đa đảng.Mong rằng mọi ngưới sẽ nắm bắt mọi thời cơ uyển chuyển theo nó để đạt được thắng lợi cho mình và ít thiệt hại.

  5. dinhtan says:

    Cô HTVy còn nhỏ tuổi,nhưng đúng là “tài” (tài thật không dỏm).Tôi hàng Cha chú nhưng phục,phục cái nhìn khách quan và nhận định tỉnh táo thực tế.Đọc của Cháu Vy nhiều bài rồi,và tôi chỉ mới biết tới chừng nửa năm nay.Ở trong Nước và có cái đầu “tốt”,tấm lòng “nhân hậu” quan tâm tới Tổ Quốc và Đồng bào mới nhìn thấy được vấn đề,tôi cũng ở trong nước,chưa rời khỏi một giây nào.
    Cái khó hiện nay nay là ở chỗ đa số Trí thức trẻ hay già ở ta đã thuộc lòng “mặc kệ nó”,không phải là tất cả Trí thức.Cũng còn Người nhưng quá ít!!! Dân chúng bất mãn thì có nhiều,nhưng cũng “mặc kệ nó” phó thác cho số phận!!!! Giới Sinh viên học sinh,những người cao hơn thì cứ là tiền (đành rằng có tiền mới sống) đô la càng tốt!!! Nhậu,chơi,rồi kiếm tiền….!!!! miễn sao đừng động đến “chính trị” ( hai chữ phạm húy ) là tốt,làm bất kỳ cách nào để có tiền!!! Xung quanh tôi có hàng ngàn gia đình,nhưng hỏi đến BS Quế,Trần Anh Kim,Đỗ Nam Hải…..Trần khải Thanh Thủy,LM lý….họ có nhớ chăng là mấy “tên lật đổ chính quyền” đã nói trên truyền hình!!!??? thế thôi cả số nhà có máy tính và có học chứ không phải dốt!!!! Phải nói là tôi chán thật!!! Tôi chỉ hy vọng là số Đồng Bào ở nửa Miền Trung ra Bắc,tôi chưa ra tới đó nên không rõ.Chỉ biết và tham khảo trên tin tức.Dân Miền Nam thì chịu chết!!!! Hồi xưa sáng ỉa không ra thì cũng kêu Ông Thiệu ra chửi!!! Bây giờ câm họng hết rồi!!! Nhưng tôi thiên về hướng ” chính chúng ta” ở trong Nước.Chờ…chờ mãi biết bao giờ???Nhưng điều cần nhất là “có chủ soái”,lẻ tẻ mạnh ai nấy làm thì ngó bộ khó???Còn Tàu thì theo tôi dứt khoát Dân Tàu sẽ “xóa sổ”.,không xa.. Vài lời.Xin cám ơn tất cả và Cám ơn Cháu VY.

    • thanhthuyen says:

      Đúng như DinhTan nói,có chủ soái vẫn hay hơn đó là vấn đề lớn.Còn muốn thay đổi mà không chủ soái thì phải chờ 1 cơ hội tốt hơn nhiều.”và nếu thành công chắc sau đó sẽ lộn xộn lắm”
      Tôi không cầu bại hay chỉ trích ai nhưng đứng lên đòi hỏi lẻ tẻ như hiện nay chẳng khác ngày xưa kháng chiến chống Pháp củng từng nhóm rồi cũng hi sinh oanh liệt cho đến khi Nhật đánh bại Pháp gây ra đói khổ cho dân Việt,tới đường cùng mọi người mới nổi lên cướp kho gạo giành chính quyền.

  6. Jane Hoang says:

    Con xin cảm ơn bác. Nhưng con không thấy( hay chưa thể thấy) có cái gì giống nhau giữa Đông Âu thủa đó và Việt Nam bây giờ.

    Kính
    JH

  7. Linhnguyen says:

    QUỐC NỘI NỔI DẬY TỰ CỨU

    HAY NẰM YÊN TỰ SÁT

    Những tháng cuối năm 2010, nhất là sau vỡ nợ của Vinashin, tình trạng Kinh tế Việt Nam cho thấy sự tụt dốc rõ rệt. Trong khung cảnh tụt dốc Kinh tế ấy, với lạm phát lên cao, vật gía tăng phi mã, đồng tiền phá giá, khả năng tín dụng bị quốc tế đánh thụt điểm, dự trữ ngoại hối chỉ còn mức lượng không đủ cho nhập cảng hai tháng, chúng tôi quyết định viết loạt bài Chủ đềTRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH.

    Muốn DỨT BỎ được Cơ chế hiện hành, thì quần chúng phải NỔI DẬY làm đột biến, nghĩa là làm Cách Mạng. Việc NỔI DẬY này là trách nhiệm của QUỐC NỘI chứ không phải là việc nhập cảng vào từ HẢI NGOẠI

    Minh định một số quan niệm

    Chúng tôi thấy cần minh định một số quan niệm chủ chốt trong loạt bài Chủ đề này để độc giả dễ hiểu hoặc tối thiểu không hiểu lầm chúng tôi khi viết về cuộc NỔI DẬY ở Việt Nam.

    Cuộc NỔI DẬY ở Việt Nam là một việc CẦN THIẾT phải làm từ lâu rồi nếu chúng ta muốn đất nước phát triển. Đã từ hơn 4 năm nay, chúng tôi đã viết về sự CẦN THIẾT này chứ không phải chỉ bây giờ mới viết. Khi quyết định viết Chủ đề TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH, chúng tôi đã viết trước khi có cuộc Cách Mạng Hoa Nhài tại Tunisie và những cuộc Nổi Dậy tại Bắc Phi và Trung Đông. Không phải thấy người ta làm Cách Mạng Hoa Nhài, rồi mình mới sốn sang làm Cách Mạng Hoa Sen, Hoa Súng… cho Việt Nam.

    Ngày nay, một số Vị mới đặt ra vấn đề xem cuộc NỔI DẬY ở Việt Nam đã CHÍN MÙI hay chưa. Tôi e ngại rằng cứ ngồi xét khía cạnh CHÍN MÙI, mà không hành động gì cả, thì cuộc NỔI DẬY ở Việt Nam sẽ phải RỮA MÙI và tàn lụi không hợp thời cơ quốc tế nữa. Thực vậy, người ta thường nói rằng rất ít những bậc Trí thức Khoa bảng trở thành Triệu phú hay Tỉ phú. Lý do là những bậc Trí thức Khoa bảng ngồi đắn đo nhiều quá, đọc từ thời Aristote, Platon… tìm hiểu về Tiền bạc để đến khi bắt đầu làm kiếm tiền, thì người khác hớt hết “Affaires” của mình rồi.

    TRÁCH NHIỆM nổi dậy là QUỐC NỘI. Thực vậy, CSVN đè đầu bóp cổ cướp bóc là đè đầu trên những người ở Quốc nội. Người Việt Hải ngoại, cho dù có mang lòng yêu nước đi nữa, thì cũng không bị đau đơn bằng những người ở Quốc nội. Chúng tôi mong QUỐC NỘI thương lấy chính thân phận mình và tự cứu mình, chứ đừng quá tin ở lòng thương đến cứu từ phía người Việt tại nước ngoài hay từ những Chính quyền ngoại quốc. Vì vậy, chúng tôi xin nói “QUỐC NỘI NỔI DẬY TỰ CỨU HAY NẰM YÊN TỰ SÁT”.

    Năm 2001, khi nhập cuộc đấu tranh cho Linh mục NGUYỄN VĂN LÝ và Tự do Tôn giáo, chúng tôi viết thúc đẩy việc Giáo dân Công Giáo nổi dậy làm mạnh, thì một Linh mục từ Roma mắng xéo rằng “Đừng xúi trẻ ăn cứt gà!”. Chúng tôi trả lời rất rõ rệt rằng chúng tôi không xúi ai ăn cứt gà cả mà chỉ thấy CSVN gùm cổ người ta, dí vào bãi cứt gà và bắt ăn, nên chúng tôi hô hào phải cưỡng lại đừng ăn. Còn nếu nhục nhã tuân lời CSVN thì cứ việc ăn, chứ không ai xúi gì cả.

    Ngày nay, qua bài viết mới đây, Ông NGUYỄN MINH CẦN biểu lộ sự tức bực rằng người Việt Hải ngoại kêu gọi Quốc Nội NỔI DẬY như đẩy giới trẻ vào chỗ chết, giống như hình ảnh xúi trẻ ăn cứt gà. Chúng tôi nghĩ người Việt Hải ngoại muốn nhắc nhở cho Quốc nội rằng hãy NỔI DẬY đứng thẳng người lên TỰ CỨU MÌNH, còn nếu cứ gục đầu nhục nhã dưới gót giầy CSVN, thì dần dần nhục quá mà CẮN LƯỠI TỰ TỬ.

    (copy bài của GS TS Nguyễn phúc Liên trên diển đàn Ba cây trúc)

    • Rober Trần says:

      @Linhnguyen:

      Mình cũng ở hải ngoại như bạn, nghe bạn hô hào quốc nội mà giống như xúi dục trẻ con…ăn cứt gà! Bạn làm như thể VN là của Quốc nội, chứ chả phải của người việt hải ngoại! Cứ ngồi đó mà uống bia trong phòng lạnh để chờ sau khi cách mạng ở quốc nội thành công thì về VN để tận hưởng cái kế sách cao kiến của mình nghen!

      • Hoàng Hà says:

        @ Rober Trần
        Cuộc đấu tranh cho Dân Chủ Việt Nam cần sự tiếp tay của tất cả mọi người, nhưng quốc nội đóng vai trò chính, hải ngoại chỉ là phụ! Một đứa trẻ tự nó phải cố gắng đứng lên tập đi, nếu cứ nằm một chỗ và chờ người khác nâng lên đặt xuống thì đến già cũng sẽ chẳng biết đi!
        Còn nói như bạn, “hô hào quốc nội mà giống như xúi dục trẻ con ăn cứt gà” thì CSVN sẽ mừng huýnh vì có thêm được một cái loa!
        Có cuộc đấu tranh nào mà không đổ máu, cho dù là bất bạo động?
        Lãnh thổ và lãnh hải đã bị CSVN chia cắt cho TQ, ngư dân VN bị TQ bắt bớ hăm dọa vòi tiền, CA Việt Nam thẳng tay đánh chết dân, man rợ quá! Bạn muốn để cho CSVN đè đầu cưỡi cổ dân tộc VN mãi sao?

      • Rober Trần says:

        @Hoàng Hà:
        Trong bài viết của bạn Linhnguyen và cmt của Hoàng Hà tôi thấy: người dân Quốc Nội họ không quá ngu đến mức mà không nghĩ ra được những gì các bạn “hô hào” đâu.
        Giờ này các bạn & tôi đều đang ở Mỹ mà chỉ hô hào ” như zầy” thôi thì tôi e không ai nghe theo đâu! Ban đừng cho là tất cả dân Quốc Nội họ đều hèn hết nghen vì nếu chúng ta cũng dũng cảm như những gì chúng ta hô hào Quốc nội thì chúng ta không cần phải lặn lội qua Mỹ làm gì mà lẽ ra chúng ta đã ở lại với người dân quốc nội để cùng nhau ” nổi dậy” rồi!
        Người dân Quốc nội cần những thủ lĩnh dám dấn thân chứ không cần những kẽ như chúng ta đang yên thân trên đất Mỹ rồi cứ hô hào như thế! Tôi hỏi thật, các bạn có dũng cảm cùng tôi về VN để đổ máu không?

  8. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ: “Chúng tôi – thế hệ 8x, vẫn còn quá trẻ để có một tầm nhìn mang tính chiến lược về con đường dân chủ hóa Việt Nam. Thế nên, chúng tôi trông cậy rất nhiều vào những bậc trưởng thượng.

    Huỳnh Thục Vy là một tài năng mới nhưng khá khiêm tốn!

    Thiển nghĩ, để đối kháng lại với độc tài TQ và csvn, những nhà dân chủ Việt Nam và Trung quốc cũng nên bắt tay và liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ tương nhau trong công cuộc đấu tranh vì lý tưởng chung là DÂN CHỦ – TỰ DO!

    Lợi điểm của cả nguời Trung Hoa và Việt Nam là có nhiều người sống ở nước ngoài, họ chính là hậu phương mạnh mẽ!

  9. nt says:

    Thế cờ của Bắc Kinh vây chặc quân cờ Hà Nội. “Bất khả cục kịt, bất khả nhép nhép”, Hà Nội có
    muốn tự mình giải nước cờ nầy hay là để toàn dân làm việc nầy cho họ.

    Bravo, Huỳnh Thục Vy!!!!

  10. boy tom says:

    Cãm phục người trẻ the he 8x Thục Vy phân tích vấn đề rất tinh tế, khoa học và logic.
    Nhìn chung chung thì khi Trung Cộng bị “tsunami” từ toàn dân bất mản chế độ đồng lòng đứng dậy giựt sập thì đàn em VC cũng ngáp ngáp và tiêu tùng.
    Tuy nhiên người dân Việt không nên ngồi chờ sung rụng vì không ai thương mình bằng chính mình cả.
    Người dân Việt đang bị áp bức , đang bị bóc lột phải tự ý thức họa diệt vong để cùng nhau vươn lên trên sự sợ hãi , giãm bớt tính cầu an, ích kỹ đoàn kết thành nhiều khối nhỏ cùng nhau đứng lên.
    Mỗi cuối tuần người dân oan, người dân “cùng khổ, khốn nạn vì bị tham nhũng” hãy cùng âm thầm ra đường tụ họp bất bạo động các nơi công cộng , Công An sẽ tìm cách dọn dẹp trật tự và nhờ thế dân chúng phân tán mõng lực lượng Công an , tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc biểu tình bất bạo động quy mô của giới trẻ và tầng lớp trí thức yêu nước cùng vươn lên.
    “Người dân còn khom lưng thì Cộng sản còn cởi trên đầu trên cổ”
    Ttòan dân cùng đứng lên thì Cộng gian sẽ xụp đổ”

Phản hồi