WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dịch thuật là phản bội?

Từ lâu lắm rồi, lúc tôi còn đang theo học cấp trung học ở Hanoi, thì đã đọc được một câu tiếng Pháp: “Traduire, c’est trahir”, nghĩa là “Dịch thuật là Phản bội”.

Đại khái, tôi hiểu rằng đây là lời cảnh giác cho những dịch giả cần phải rất thận trọng mỗi khi chuyển dịch một bản văn, hay một cuốn sách nào từ nguyên tác sang một ngôn ngữ khác, để mà tránh được những sai sót khiến gây ra sự biến dạng trái ngược hẳn với chủ ý của tác giả nguyên thủy. Và do đó, về phần cá nhân mình, thì tôi luôn cố gắng làm việc hết sức chuyên cần nghiêm túc, mỗi khi phải đứng ra dịch thuật một bản văn nào từ tiếng Pháp, tiếng Anh ra Việt ngữ, hay ngược lại từ Việt ngữ sang Anh ngữ, Pháp ngữ. Nhất là đối các văn bản luật pháp, thì lại càng cần phải được dịch một cách chính xác trôi chảy, rõ nghĩa hơn.

Nhưng gần đây, thì tôi được biết đến một số bản dịch được xuất bản trong nước, mà vì lý do luôn có sự “nhậy cảm chính trị” sao đó, nên dịch giả và nhà xuất bản đã cố tình tự ý sửa đổi, cắt xén bớt đi nhiều đoạn văn trong bản nguyên tác, khiến gây cho người đọc hiểu lầm quan điểm đích thực và chính xác của tác giả.

Điển hình là bản dịch cuốn Hồi ký của ông Lý Quang Diệu, vị nguyên thủ tướng rất nổi tiếng của Singapore. Để bạn đọc có thể dễ dàng theo dõi câu chuyện, tôi xin đưa ra phóng ảnh mấy trang sách của cả hai cuốn nguyên tác bằng Anh ngữ và bản dịch Việt ngữ như sau đây: Xin xem hình 1, 2.

Nguyên tác của cuốn Hồi ký viết bằng tiếng Anh có nhan đề là : “From Third World to First – The Singapore Story: 1965 – 2000” – Lee Kuan Yew”, dài 729 trang, khổ chữ nhỏ được nhà xuất bản Harper Collins ở New York ấn hành năm 2000.

Và bản dịch sang Việt ngữ do hai tác giả Phạm Viêm Phương và Hùynh Văn Thanh thực hiện, do nhà Xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 2001. Bản dịch này có nhan đề tiếng Việt là : Hồi ký Lý Quang Diệu (1965-2000), dài 936 trang, cũng khổ chữ nhỏ. Bản dịch này không hề có ghi chú đó là “bản lược dịch” hay “bản phỏng dịch”, nên người đọc có thể coi như đây là “bản dịch tòan văn” (texte intégral như người Pháp thường nói).

Và sau đây là chuyện “tùy tiện cắt bỏ” trong bản dịch Việt ngữ :

1/ Chương 19 nhan đề : “Vietnam, Myanmar, and Cambodia : Coming to Terms with the Modern World” từ trang 309 đến trang 328 trong nguyên tác.

Thì như bạn đọc đã thấy trong hình 1 và 2, bản dịch đã cắt bỏ hẳn trên 3 trang đầu dài tới 2000 chữ của chương 19 này. Phần bị cắt bỏ khá dài này có thể tóm lược vào mấy ý chính như sau:

“ Năm 1977, một máy bay Dakota của Việt nam bị đánh cướp bay sang Singapore. Chúng tôi để cho bên Việt nam đem chiếc máy bay này về nước. Và chúng tôi đã truy tố kẻ cướp và xử phạt anh ta 14 năm tù. Nhưng chánh quyền Việt nam lại liên tục đe dọa, buộc chúng tôi phải trả người cướp về cho họ. Chúng tôi nhất quyết không thể nhượng bộ về chuyện này. Nói chung, thì sau khi chiến thắng  vào năm 1975, người cộng sản Việt nam đã tỏ ra kênh kiệu, ngoan cố. Họ cho mình là quan trọng, chẳng coi chúng tôi ra cái gì cả. Rõ ràng họ như là “một lọai người Phổ của Đông Nam Á” (Prussians of Southeast Asia)…

Năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng qua thăm Singapore. Ông này vẫn tỏ ra vẻ “cứng rắn như đinh sắt” (tough as nails). Ông đưa lý do là Singapore đã được lợi nhiều từ cuộc chiến tranh Việt nam, do đó mà bây giờ Singapore có nghĩa vụ phải đóng góp vào việc tái thiết Việt nam… Làm sao mà chúng tôi lại có thể chấp nhận được cái lối lập luận như thế của người lãnh đạo Việt nam cơ chứ? Tôi phải trả lời ông Đồng rằng chúng tôi sẵn sàng buôn bán giao thương với Việt nam, chứ không có chuyện viện trợ chi cả. Ông Đồng tỏ vẻ không bằng lòng. Và chúng tôi chia tay, lịch sự nhưng lạnh nhạt (We parted civil but cold).”

2 / Như thế đấy, bản dịch ra Việt ngữ đã tùy tiện cắt hết cả một phần đầu của chương 19 này dài đến trên 2000 chữ. Việc làm này của các dịch giả và nhà xuất bản, không những đã tỏ ra bất chấp coi thường công chúng độc giả người Việt nam chúng ta, mà còn là một sự phản bội đối với tác giả Lý Quang Diệu, nhân vật được giới lãnh đạo Việt nam trân trọng mời làm cố vấn cho chánh quyền, sau khi ông đã về nghỉ hưu, không còn giữ chức vụ thủ tướng của Singapore nữa.

3/ Mặt khác, để cho được công bằng, người viết cũng xin đưa ra một chứng từ đáng tin cậy của nhà văn Phạm Xuân Đài như sau. Nhà văn thuật lại đại khái rằng: Hồi ông bị giam giữ trong trại tù cải tạo ở ngoài Bắc, thì do tai nạn mà bị trẹo xương đầu gối, phải chống nạng mới di chuyển được. Vì thế, mà ông không phải đi lao động bên ngoài trại, chỉ ở quanh quẩn trong trại. Vào thời gian này, ông có dịp đọc rất nhiều bản dịch các tác phẩm văn học quốc tế từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, như tiếng Anh, Pháp, Trung hoa, Tây ban nha, Nga, Đức v.v… Ông nhận thấy tất cả các bản dịch này được thực hiện một cách rất trung thực, chu đáo, phơi bày hết sức rõ ràng được tinh hoa của tác phẩm nguyên gốc.

4/ Ấy thế, mà như đã ghi ra ở trên, khi động đến loại sách về chính trị thời sự, thì giới chức phụ trách về văn hóa ở Hanoi đã tỏ ra hết sức “dị ứng” (allergic) đối với các đề tài mà họ cho là “nhậy cảm” này (sensitive issues). Cho nên họ mới tự cho mình cái quyền cắt bỏ các đoạn văn trong Hồi ký của cựu thủ tướng Lý Quang Diệu như thế.

Nhân tiện, cũng nên nhắc lại là vừa mới đây bản dịch ra Việt ngữ cuốn sách nổi danh của tác giả Alexis de Tocqueville nhan đề “De la Démocratie en Amérique” xuất bản từ năm 1835, trước cả “Bản Tuyên ngôn Cộng sản” (Communist Manifesto) của Karl Marx công bố năm 1848. Thì cũng vì dị ứng chính trị sao đó, mà lại lấy nhan đề là “Nền Dân trị ở Hoa kỳ”, tránh dùng chữ vẫn thông dụng là “Nền Dân chủ”!

Là một dân tộc vốn tự hào đã có trên “4000 năm văn hiến”, mà lại để cho xảy ra cái tệ nạn bừa bãi, đến độ trâng tráo, vô liêm sỉ trong lãnh vực văn hóa như thế này, thì thật là không thể nào mà bày tỏ hết được nỗi xót xa tủi hổ của tầng lớp sĩ phu trí thức Việt nam được nữa vậy.

California, Tháng Ba 2011

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

8 Phản hồi cho “Dịch thuật là phản bội?”

  1. Tối Thui says:

    Chế độ csvn là chế độ: “Tần Thủy Hoàng Thời Hiện Đại” : Đau xót cho dân tộc Việt Nam.

  2. Trầm Tư says:

    Từ khi đất nước ta bị đảng họ Hồ lên làm “lãnh đạo”, cả một nền văn hóa, dân tộc và tổ quốc VN đã bị bọn này phản bội liên tục cho đến nay.

    Văn chương, nghệ thuật và tình tự cua dân tộc VN còn bị liệng vào sọt rác một cách không thuơng tiếc thì còn tâm địa nào để trân trọng những di sản văn hóa của bất kỳ một dân tộc nào khác?

  3. Nguyễn Mãi Quốc says:

    Trong đoạn 3 nói về nhà văn Phạm Xuân Đài, tôi xin góp ý như sau:

    1. Đang đi học tập ở ngoài Bắc, cho dù có được lao động “quanh quẩn trong trại”, cũng không thể nào có điều kiện đọc “rất nhiều bản dịch các tác phẩm văn học quốc tế từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, như tiếng Anh, Pháp, Trung hoa, Tây ban nha, Nga, Đức v.v…” Sách ở đâu ra mà đọc???? Ai cho phép tù cải tạo chính trị đọc sách dịch của ngoại quốc???

    2. Giả dụ là có “thật” đi chăng nữa, tôi cho rằng những cuốn sách dịch ấy phải do các nhà “ĐẠI Dịch Sĩ” ở ngoài Bắc dịch và xuất bản bởi nhà nước XHCN VN, chứ không thể do các nhà văn trong miền Nam dịch. Nếu là vậy, thì nhận xét của ông Phạm Xuân Đài, theo tôi, rất đáng ngờ. Tôi đã từng đọc ít sách dịch bởi các quý vị “ĐẠI Dịch Sĩ” ở ngoài Bắc dịch, và nhận thấy rất dở, kém và cách viết tên nhân vật, địa danh theo lối phát âm của VN rất là ngô nghê. Đại đa số những cuốn sách dịch của ngoài Bắc là do một nhóm người dịch chung với nhau, do đó thiếu sự đồng nhất. Thí dụ điển hình nhất là bộ Chiến Tranh và Hoà Bình do các nhà “ĐẠI Dịch Sĩ” ở ngoài Bắc dịch, đem so với bản của Nguyễn Hiến Lê, thì đúng là một trời một vực, làm sao mà có chuyện “tất cả các bản dịch này được thực hiện một cách rất trung thực, chu đáo, phơi bày hết sức rõ ràng được tinh hoa của tác phẩm nguyên gốc.” như ông Đài đã nhận xét!!!

    Theo nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn của chính nhà nước XHCN VN, thì văn học và dịch thuật của miền Bắc và ngay hiện tại, cũng cần phải có một thời gian dài mới làm được những gì mà các văn nghệ sĩ trong miền Nam đã làm từ 1954 đến 1975

    • Hải says:

      Có những trại cải tạo vẫn cho phạm nhân tiếp cận với sách báo.Có những tờ báo Nga bản tiếng Anh như Spunik..gì đó vẫn được đọc.

      • D.Nhật Lệ says:

        Hình như PXĐ.kể chuyện này qua 1 người tù “cải tạo” được đặc ân nào đó,chứ làm
        gì ai lại được đọc nhiều như ông,đã thế ông còn bảo nhiều ngoại ngữ khác thì rõ ràng
        trí nhớ ông này có vấn đề.Thực tế là VC.chỉ cho đọc những quyển đại loại như Ruồi
        Trâu,Tháp đã tôi thế đấy v.v.hay tác già ngoại quốc thiên tả (mà) thân cộng.Đáng nói
        là được dịch ra Việt ngữ mà ông ở tù thì lấy đâu ra nguyên tác để so sánh cơ chứ ?
        Sự khó hiểu trong lời kể của PXĐ.làm tôi không thể không đặt giả thuyết là do trí nhớ
        kém nên ông nhớ lẫn lộn thời gian ở tù và ra tù,ngoài việc nghe người khác kể lại.
        Thứ nữa là vì ông muốn tỏ ra mình công bình (?) nên cũng… bênh “láo” cho VC.sau khi đã chê nhiều ở những đoạn khác trong tác phẩm của ông.
        Chỉ trừ ra là nếu ông được ở tù loại “thượng hạng” và không chừng thấy ông là dân
        trí thức chế độ cũ thì VC.đã tạo điều kiện cho ông “học tập cải tạo” tốt (?).Tốt được
        hiểu là chế độ VC.ưu việt hơn hẳn chế độ cũ như họ ưu tiên cho ông thấy !

  4. nt says:

    Nhiều năm qua cháu đọc nhiều bài của bác và bài nầy bác dạy cho lũ “cắc kè” csvn biết thế nào
    là tự trọng và đừng bao giờ che giấu sự ngu xuẫn của chúng hãy tĩnh vậy trong cơn u mê mà chạy
    kịp với văn minh thế giới.

    Chúc bác nhiều sức khoẻ và chờ đọc những bài kế tiếp của bác.

  5. kenny says:

    Chuyen nay xua nhu trai dat…

    (BBT cắt vì không đánh dấu tiếng Việt)

  6. Mot Khuc Ruot says:

    ” Ông này vẫn tỏ ra vẻ “cứng rắn như đinh sắt” (tough as nails). Ông đưa lý do là Singapore đã được lợi nhiều từ cuộc chiến tranh Việt nam, do đó mà bây giờ Singapore có nghĩa vụ phải đóng góp vào việc tái thiết Việt nam… ”
    Đúng là hành động cũa một tên du côn đi tống tiền nước khác ….Hỡi những tên vẹm con , hãy xem hành động ” đĩnh cao trí tuệ ” cũa những thằng vẹm cha , vẹm Bác , vẹm chú cũa các ngươi làm xấu hổ , nhục nhã cho dân tộc VN . Đấy , tài năng cũa những tên vẹm là cái tài cũa một tên cướp trơ trẻn , vô liêm sĩ . Không biết tên Đồng này có bị điên hay không mà nói chuyện quái đản như vậy . Singapore ” được lợi nhiều ” là được lợi gì ??? Ủa , dân tộc VN anh hùng , đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh Pháp , Mỹ để rồi làm một tên du côn đi tống tiền một nước nhỏ chỉ bằng một thành phố VN nhằm ” việc tái thiết Việt nam ” hay sao ??? Thế thì , cái anh hùng đó là anh hùng gì ??? Phải chăng anh hùng cũa những thằng dốt , thằng ngu , thằng du côn vô lại ….Mang kiếp một tên ăn mày nhưng với bộ óc kiêu căng cũa một tên vô lại nên cứ tưởng mình là một tướng cướp oai hùng . Trông khi lão ta đi ăn mày , đi tống tiền các nước tư bản thì ở trong nước cái đảng phỉ cũa lão ta dùng súng dí vào đầu toàn thể dân tộc VN bắt phãi nghe , phải học những lời dối trá , bịp bợm như là : ” CNCS trên là thắng lợi …Bọn tư bản đang giẫy chết …Các nước như Đài Loan , Singapore , Nam Dương , Thái Lan …là tay sai , thuộc địa cũa bọn Mỹ , dân chúng bị đói khổ , bị bóc lột ….Các nước XHCN , Liên Xô giàu mạnh sẽ giúp chúng ta xây dựng một nước VN giàu mạnh gấp trăm , gấp ngàn lần hơn bọn Mỹ Ngụy … ” . Chính phủ Singapore phải nói là ngoại giao và lịch sự , nếu đổi lại là bọn vẹm , chắc chắn bọn chúng lên mặt hống hách , phách lối mà phán cho một câu : ” Ai biểu mày ngu hơn tao , ngu thì ráng mà chịu ….về nước mà ôm cái anh hùng ngốc cũa mày , về mà ôm cái chũ nghĩa bất chiến bất thắng , chũ nghĩa ưu việt , đĩnh cao trí tuệ loài người cũa bọn mày cho tao ” được lợi nhiều ” …” .
    Tóm lại , đất nước mà nằm trong tay những tên như tên Phạm Văn Đồng thì tránh sao khỏi thãm họa , vông nô , bất hạnh . Công hàm bán nước là một điều tất yếu phải xảy ra mà thôi . Buồn thay !!!! Nhìn Tây Đức , Nam Hàn , Đài Loan mà chua xót cho đất nước , dân tộc VN …

Leave a Reply to kenny