WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiêu Dao Bảo Cự: nhạc Trịnh chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh

Ông Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự trước năm 1975 là sinh viên tranh đấu ở Huế rồi đi dạy học. Gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1974, có một thời làm Phó Tổng biên tập báo Langbian, sau bị khai trừ và quản chế một thời gian vì đòi hỏi tự do, dân chủ cho Việt Nam. Ba cuốn sách của ông đã được xuất bản ở hải ngoại: Nửa đời nhìn lại (1993), Mảnh trời xanh trên thung lũng (2007) và Tiếng chim báo bão (2009). Ông hiện sống ở Đà Lạt, Việt Nam.

1. Thưa ông, là người tham gia phong trào sinh viên tranh đấu trong thập niên 1960 và 70 tại miền Nam Việt Nam, theo ông nhạc Trịnh Công Sơn có những ảnh hưởng gì đến phong trào?

- Phong trào tranh đấu của sinh viên tại miền Nam diễn ra từ 1963 đến 1975, có lúc cao trào, có lúc thoái trào. Tôi chủ yếu tham gia thời sinh viên từ 1963 đến 1967 tại Đại học Huế. Sau đó ra trường, tôi đi dạy học ở những tỉnh lẻ, xa các trung tâm tranh đấu của sinh viên ở Sài Gòn, Huế, Đà Lạt. Tuy nhiên vì vẫn tiếp tục hoạt động với thanh niên học sinh, có bạn bè ở các trường đại học, chịu tác động của phong trào sinh viên tranh đấu nên tôi không bị tách rời khỏi phong trào chung nhưng về sau không có điều kiện theo dõi sát phong trào ở các trung tâm. Do đó nhận xét của tôi có thể bị hạn chế.

Thời kỳ 1963-67, sinh viên tranh đấu chưa có bài hát riêng. Chúng tôi hát những bài hát nào có chút hơi hướng liên quan đến lý tưởng, tâm trạng của mình. Tôi còn nhớ đài hiệu của đài phát thanh tranh đấu ở Huế năm 1966 do tôi phụ trách là mấy câu trong bài “Mẹ Việt Nam” của Phạm Duy. Chúng tôi còn hát các bài khác nữa của Phạm Duy như Tâm ca hay của những nhạc sĩ khác có nội dung về tình tự, truyền thống dân tộc.

Sau này khi có Ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn, sinh viên tranh đấu cũng hát nhiều. Nhưng tôi nghĩ “nhạc phản chiến” của Trịnh Công Sơn không có ảnh hưởng trực tiếp đến sự dấn thân, các cuộc xuống đường hay bạo động của sinh viên. Nhạc Trịnh Công Sơn chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh và mơ ước hoà bình. Một số nhạc sĩ khác cũng góp phần vào điều đó như Phạm Thế Mỹ, Nguyễn Đức Quang v.v… Những điều này làm cho người ta yêu thương hơn, buồn đau hơn về số phận đất nước, có thể từ đó khơi nguồn cho tình thần trách nhiệm, ý thức đấu tranh.

2. Như thế nhạc đấu tranh của sinh viên là loại nhạc nào?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nhạc phong trào, hay còn gọi là “nhạc tranh đấu” là những bài ca chính thức của phong trào sinh viên phần lớn do những nhạc sĩ sinh viên sáng tác. Đó là âm nhạc “hát trên đường tranh đấu”, “hát cho đồng bào tôi nghe”, “hát cùng đồng bào”. Đây mới chính là âm nhạc đấu tranh, hát trong những đêm không ngủ, những buổi sinh hoạt, lúc xuống đường, lúc ở trong lao tù.

Đó là “Hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào…”, “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”. Đó là “Dậy mà đi, dậy mà đi, ai chiến thắng không hề chiến bại…” hay “Xuống đường, xuống đường, đập tan mọi xích xiềng…” Đó là “Chốn lao tù là nơi ta rèn tâm chí, đây cũng là chiến trường mà ta không cần vũ khí…”

Trong các cao trào về sau này, nhạc Trịnh Công Sơn không còn ảnh hưởng và được sử dụng nhiều mà phong trào sinh viên tranh đấu đã có âm nhạc của riêng mình, đó là “nhạc tranh đấu”, “tranh đấu ca” mang tính thôi thúc, hào hùng, dữ dội, quyết liệt hơn những lời thở than buồn bã.

Xin được mở ngoặc nói thêm là những “nhạc sĩ sinh viên tranh đấu” này và những sinh viên đã hào hùng hát những bài ca của họ ngày nào, sau năm 1975 có người trở thành “quan cách mạng”, có người bị coi là “ngụy”, rất ít ai cất lên lời hát tranh đấu năm xưa, khi hoàn cảnh yêu cầu phản kháng có những điều còn tồi tệ hơn trước 1975. Tôi đã công khai đặt vấn đề này trong bài “Đọc thơ Đông Trình, suy nghĩ về văn nghệ, chính trị và sám hối”, viết năm 1993 và công bố trên báo Đối Thoại ở Mỹ, sau này trên mạng talawas.org và mới in lại trong tác phẩm Tiếng chim báo bão [Nhà xuất bản Tiếng Quê hương. Hoa Kỳ 2009]. Mãi gần đây mới có một số “sinh viên tranh đấu” ngày trước ký tên vào Kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác bô-xít ở Tây nguyên hay lên tiếng về tình hình đất nước, tiêu biểu là Lê Hiếu Đằng. Đây vẫn còn là một câu hỏi, một vấn nạn đặt ra cho những người yêu nước, những người phản kháng “tranh đấu” ngày nào. Dĩ nhiên trong một bối cảnh khác, với ý nghĩa và phương thức khác.

3. Tuy không là nhạc của phong trào, những bài hát nào của Trịnh Công Sơn đã được sinh viên hát nhiều nhất trong các sinh hoạt?

- Đó là những bài hát trong tập Ca khúc da vàng mà phổ biến nhất là bài “Gia tài của mẹ”.

4. Có người cho rằng nhạc của Trịnh Công Sơn mang tính ru ngủ thành phần thanh niên và làm nản lòng chiến đấu của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Ý kiến của ông thế nào?

- Tôi không nghĩ như thế. Vì như đã nói trên, nhạc Trịnh Công Sơn chủ yếu khơi dậy tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh, ước mơ hoà bình. Nhiều người lính của Việt Nam Cộng Hòa thích nghe, hát nhạc Trịnh Công Sơn. Ngay cả người lính miền Bắc cũng vậy, tuy một số rất ít có cơ hội. Vì những điều trên họ có thể chiến đấu hăng say hơn, hay muốn đào ngũ, tùy tâm trạng và hoàn cảnh riêng từng người. Tuy nhiên tôi không thể xác quyết điều này mà xin dành nhận định cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa.

5. Ông dạy học trong những năm 1970, học sinh của ông có nhiều em yêu thích nhạc Trịnh không?

- Thời gian đầu tôi mới ra trường, học sinh đệ nhị cấp, tức cấp 3 bây giờ, chỉ kém thầy vài tuổi, chúng tôi thường cùng đi uống café nghe nhạc hay hát hò. Nhạc Trịnh là một trong những dòng nhạc mà chúng tôi cùng yêu thích.

6. Thời gian từ 1970 đến 1975 ở miền Nam nhiều người biết đến những lời ca của Trịnh Công Sơn:

Một ngàn năm nô lệ giặc tàu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
gia tài của mẹ là nước Việt buồn…

Ông nghĩ gì hay có lí giải về những ca từ trên?

- Thời trẻ tôi và các bạn thân thường lên án thế hệ đàn anh đã để lại cho chúng tôi một gia tài rách nát với vô vàn vấn nạn. Có lẽ lớp trẻ bây giờ cũng vậy. Lời ca của Trịnh Công Sơn trong bài “Gia tài của mẹ” diễn tả đúng nhận thức của tôi vào thời điểm đó và ngay cả bây giờ.

Chuyện “nô lệ giặc tàu”, “đô hộ giặc tây” hầu như mọi người đều đồng ý nhưng người ta nghĩ khác nhau về chuyện “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Bởi có hai phe, hai miền tham dự chiến tranh và bên nào cũng cho mình là chính nghĩa.

Người ta có thể có mọi thứ nhân danh, đặt ra nhiều tên gọi, nhưng dù là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh giải phóng, chiến tranh tự vệ, chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược hay chống cộng sản độc tài tàn bạo thì trong cuộc chiến lâu dài đó hai bên đều nhận viện trợ, súng đạn của ngoại bang để bắn giết nhau. Trong cuộc chiến đó, người Việt chết nhiều nhất, người Việt giết nhau nhiều nhất, nên dù lý giải cách nào cuộc chiến tranh này cũng mang yếu tố nội chiến.

Tiếc thay đến nay 36 năm đã trôi qua từ ngày cuộc chiến chấm dứt, phần lớn những người tham dự của hai phe vẫn không thay đổi quan điểm của mình và cuộc nội chiến dường như vẫn còn tiếp tục dưới một dạng khác, tuy không còn súng đạn nhưng hao tổn không ít tiềm lực của dân tộc trên con đường xây lại nước non mình.

7. Trưa ngày 30.04.1975 sau khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, trên đài phát thanh Sài Gòn Trịnh Công Sơn đã hát ca khúc “Nối vòng tay lớn” của ông:

Mặt đất bao la, anh em ta về
gặp nhau mừng như bão cát
quay cuồng trời rộng bàn tay ta nắm
nối tròn một vòng Việt Nam…

Lúc đó ông đang ở đâu? Ông có nghe được những lời ca trên qua sóng phát thanh và cảm nhận của ông thế nào vào thời điểm đó?

- Thời điểm đó tôi đang ở Bảo Lộc và không được nghe Trịnh Công Sơn hát trên đài phát thanh Sài Gòn. Tuy nhiên tôi có thể nói cảm nhận của mình bây giờ.

Thống nhất đất nước là nguyện vọng lâu đời của người Việt Nam sau nhiều lần qua phân tranh trong lịch sử. Không ai không muốn đất nước thống nhất nhưng có người muốn thống nhất theo kiểu Đông-Tây Đức, có người muốn theo kiểu Việt Nam. Có lẽ không ai muốn đất nước chia cắt lâu dài như Nam-Bắc Triều Tiên, khi gặp lại nhau, anh em-bà con-bè bạn không còn nhận ra nhau hay không còn cơ hội nào để gặp nhau nữa và sự khác biệt, thù hận giữa hai miền đất nước kéo dài chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt. Cho nên ngoài những ý nghĩa mà người ta bất đồng về ngày 30.04.75 là ngày quốc hận hay ngày giải phóng, có lẽ không ít người đồng ý rằng, dù sao đi nữa, ngày đó cũng là một dấu mốc lớn trong lịch sử Việt Nam vì đó là ngày thống nhất đất nước. Dĩ nhiên sau ngày thống nhất này đất nước như thế nào là một vấn đề khác liên quan đến đường lối chính sách, tài năng, bản lĩnh của những người cầm quyền, nhưng không thể phủ nhận ý nghĩa tích cực của việc thống nhất. Nếu sau 30.04.75 mà Việt Nam thực sự có hoà giải hoà hợp, đại đoàn kết dân tộc, vươn lên hùng cường như nước Nhật sau Thế chiến 2 thì thống nhất quả là hạnh phúc lớn của dân tộc. Tiếc thay lịch sử không có chữ “nếu” này nên bi kịch vẫn còn tiếp diễn.

Bài hát “Nối vòng tay lớn” nói lên khát vọng thống nhất đất nước một cách hình tượng, với cảm xúc, niềm vui dâng tràn. Đây không phải là tình cảm riêng tư, cá biệt mà là của cả dân tộc. Bài hát này ngay hiện nay chúng ta vẫn có thể hát với niềm rung động trong những ngày anh-em-tụ-hội. Tuy nhiên khi Trịnh Công Sơn hát bài này trên đài phát thanh Sài Gòn ngày 30.04.75 có nhiều phản ứng khác nhau nơi người nghe. Có người ngây ngất hạnh phúc, có người nghe như sét nổ bên tai. Điều ấy tất nhiên vì lúc đó có thắng-bại, tử-sinh, vinh-nhục khi cuộc chiến ngã ngũ với kẻ thắng người bại. Tuy nhiên không phải mọi người của mỗi bên đều nghĩ như nhau. Có người phía chiến bại vẫn vui với tiếng hát, có người hơn 30 năm sau vẫn uất hận khi hồi tưởng. Đây cũng là một khía cạnh bi kịch của nội chiến.
Có điều xin nói thêm. Gần đây tôi mới được nghe lời phát biểu của Trịnh Công Sơn trong dịp này qua thông tin trên mạng. Tôi hơi giật mình vì thấy Trịnh Công Sơn phát biểu rất “cách mạng”, giọng điệu rất “tuyên truyền” khi kêu gọi trí thức văn nghệ sĩ đừng bỏ nước ra đi mà hãy trình diện chính quyền cách mạng. Giá Trịnh Công Sơn đừng phát biểu gì thì hay hơn.

8. Trịnh Công Sơn nhìn quê hương và con người Việt Nam như thế này qua những ca từ của ông:

Người nô lệ da vàng ngủ quên
ngủ quên trong căn nhà nhỏ
đèn thắp thì mờ
ngủ quên, quên đã bao năm
ngủ quên không thấy quê hương…
Bao nhiêu năm còn nô lệ
anh em ta nhận vũ khí
quê ta bãi hoang chiến trường
diệt nhau như thú
Trôi bao nhiêu dòng máu đỏ
bao yêu thương lùi trong quá khứ
ôi giấc mơ thanh bình còn quá xa…
Hãy mở mắt ra nhìn quanh đây
những ai còn là Việt Nam triệu người đã chết
Hãy mở mắt ra lật xác quân thù
triệu người Việt Nam trên đó…

Trịnh Công Sơn nhìn quê hương Việt Nam, dân hai miền Nam Bắc như thế. Nhưng sao lại có những người cho rằng cho rằng ông bênh vực hay đứng về phiá cộng sản?

- Ca từ trên chỉ là cách diễn đạt dài hơn câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Nói như thế, hai bên của cuộc chiến tranh quốc-cộng trước đây đều không hài lòng. Tuy nhiên khi đứng ở miền Nam mà hô hào phản chiến, người ta hiểu là chống Mỹ và chống Mỹ có nghĩa là bênh vực hay đứng về phía cộng sản. Những người phản chiến thực sự không nghĩ như vậy vì họ chỉ phản đối cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt mà đất nước phải gánh chịu trong cuộc tương tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc.

Có thể có người cho rằng Trịnh Công Sơn bênh vực hay đứng về phía cộng sản là do ông có bạn bè thân theo cộng sản, có xu hướng thiên tả, ngày 30.04 hát trên đài phát thanh Sài Gòn và sau 75 ở lại trong nước, dần dần được coi trọng, quan hệ với nhiều “văn nghệ sĩ cách mạng” và làm một số bài hát có nội dung ca ngợi chế độ mới.

9. Trước năm 1975, Trịnh Công Sơn đã viết:

Ðêm nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui
hãy bước ra đây nhìn phố ngập người
Ðêm nay hòa bình không nụ cười trên môi
nhìn quanh em không ai còn lại
không ai còn lại
ru đỡ tình người cho có đôi..

Trịnh Công Sơn như đã tiên đoán về một ngày hoà bình đến trên quê hương buồn như thế. Nhìn lại những năm chiến tranh, người Việt ai chẳng mơ ước hoà bình. Theo ông hoà bình có đã đến với quê hương?

- Người ta thường hiểu hoà bình là không có chiến tranh, như thế Việt Nam đã có hoà bình từ sau 1975. Tuy nhiên hoà bình còn có nghĩa là không có xung đột dưới mọi hình thức và bình an trong tâm hồn. Theo nghĩa đó, Việt Nam vẫn chưa có hoà bình. Những xung đột ngày càng mạnh thêm giữa người cai trị và người bị trị, giữa người có lợi ích và những người trắng tay. Và nặng nề nhất là cuộc đối đầu quốc-cộng giữa chính quyền trong nước và người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại vẫn còn tiếp diễn, nổi bật là cuộc chiến ngôn từ trên mạng thể hiện còn dữ dội hơn thời chiến ngày trước và mọi âm mưu thủ đoạn đối phó lẫn nhau vẫn đang tiếp diễn.

10. Sau năm 1975 Trịnh Công Sơn có dịp sinh hoạt với văn nghệ sĩ Lâm Đồng. Ông có tham gia sinh hoạt văn nghệ lúc đó và có còn nhớ về cuộc gặp gỡ này?

- Khoảng năm 1988, tôi đang làm việc ở Hội Văn nghệ Lâm Đồng tại Đà Lạt, Trịnh Công Sơn có đến thăm hội đúng vào lúc có đám cưới của Bùi Minh Quốc, chủ tịch hội, tổ chức ở ngay trụ sở cơ quan. Dịp đó có nhiều văn nghệ sĩ ở Lâm Đồng và từ các nơi khác về dự. Trong dịp này Trịnh Công Sơn không thể hiện gì đặc biệt vì đây là một cuộc vui chung. Ấn tượng nhớ lâu lại là về Trần Mạnh Hảo, ngà ngà say “độc chiếm diễn đàn” để đọc thơ và “nói phét”. Anh chàng thi sĩ này quả là thông minh và mồm mép.

Trịnh Công Sơn lên Đà Lạt lần đó theo lời mời của Hội Phụ nữ Lâm Đồng, trực tiếp do chị Cao Thị Quế Hương, phó chủ tịch hội mời. Chị Quế Hương là cựu sinh viên Sài Gòn, nổi tiếng trong phong trào tranh đấu vì từng bị bắt giam và có người yêu là Nguyễn Ngọc Phương bị đánh chết trong tù. Trong dịp này Trịnh Công Sơn đã sáng tác bài “Tình khúc Ơ-bai” viết về các cô gái dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng.

11. Nhận xét của riêng ông về con người Trịnh Công Sơn?

- Nhận xét về một con người rất khó khi ta chưa hiểu hết về họ, nhất là với một tài năng nổi tiếng. Ý kiến riêng sau đây không nhằm ngợi ca, phê phán hay phản bác, biện minh cho điều gì, chỉ là ý kiến riêng trong chừng mực hiểu biết của mình.

Trịnh Công Sơn trước hết và sau cùng chỉ là một nghệ sĩ, một nhạc sĩ tài hoa, một “người ca thơ”, “gã du ca” đã làm say mê nhiều thế hệ. Trong cuộc chiến tranh và cuộc sống sau này, Trịnh Công Sơn chỉ là một con người nhỏ bé trước các thế lực chi phối đất nước và xã hội. Ông bày tỏ nhận thức, nỗi niềm của mình qua tác phẩm âm nhạc, được đông đảo công chúng chấp nhận nhưng các chính quyền và một số người không hài lòng. Là một nghệ sĩ gắn bó với dân tộc và đất nước, trong chiến tranh ông đã công khai bày tỏ chính kiến qua tác phẩm, dù đúng hay sai đối với ai đó, nhưng đây là quyền, trách nhiệm và thôi thúc nội tâm của một người công dân-nghệ sĩ.

Trước và sau 75, Trịnh Công Sơn đôi lúc có sự nương nhờ vào một số người có thế lực trong bộ máy cầm quyền cũng như sáng tác một số bài có phần mang tính ngợi ca. Ông nương nhờ để tồn tại nhưng không trở thành “gia nô”. Ông ngợi ca nhưng không là “bồi bút”. Điều đó do bản chất nghệ sĩ, tài năng và nhân cách của ông. Như “Cho một người vừa nằm xuống” viết về Đại tá Không quân Việt Nam Cộng hoà Lưu Kim Cương tử trận, ông không ca ngợi chiến tích hay lên án kẻ thù mà nói về nỗi chết và phận người. “Huyền thoại Mẹ” sau 75 là hình ảnh, sự hi sinh và tình cảm của những người mẹ muôn thuở trong chiến tranh.

Trịnh Công Sơn không phải là người làm chính trị, chiến sĩ cách mạng hay kẻ cầm quyền để “biểu diễn lập trường” hay dấn thân tranh đấu. Người ta không thể đòi hỏi nhiều hơn nơi ông. Ông chỉ là một nghệ sĩ trong cuộc đời, một cuộc đời Việt Nam đầy máu lửa và bi kịch. Mãi mãi người ta sẽ nhớ về Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ tài năng viết về chiến tranh, tình yêu và thân phận, sẽ ngân nga nhạc điệu đơn giản nhưng tài hoa, sẽ lắng nghe và rung động với ca từ có sức cuốn hút ma lực trong tác phẩm của ông để sống nhân hậu, hòa bình, yêu đời, yêu người hơn.

Liên tưởng đến một trường hợp khác, có lẽ hậu thế không ai phê phán thái độ chính trị của Nguyễn Du, một “hàng thần lơ láo” dưới triều Nguyễn, khi vào chầu không bao giờ phát biểu một điều gì, khi chết không buồn trăn trối. Người Việt vẫn không ngừng ngợi ca “Truyện Kiều” là tài hoa kết tinh ngôn ngữ thi ca dân tộc và thông cảm với tiếng thở dài của ông gởi cho người đời sau:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như.

12. Riêng với ông, nhạc Trịnh đã để lại những ấn tượng gì là sâu đậm nhất?

- Không biết từ bao giờ người ta dùng từ “nhạc Trịnh” để nói về âm nhạc của Trịnh Công Sơn và hầu như nó được nhiều người chấp nhận. Điều đó có nghĩa là âm nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành một dòng chảy riêng trong nền âm nhạc Việt Nam. Bên cạnh nhạc tiền chiến, nhạc kháng chiến, nhạc tranh đấu, nhạc đỏ, nhạc vàng, nhạc sến… có nhạc Trịnh. Đó là sự thừa nhận và vinh danh của công chúng dành cho thiên tài âm nhạc này mà chưa nhạc sĩ nào, dù rất tài năng như Phạm Duy hay Văn Cao cũng không có được.

Nhạc Trịnh có đến hơn 600 ca khúc với những giai điệu và đặc điểm ca từ rất riêng không lẫn với ai khác. Đối với riêng tôi, có nhiều bài đã trở thành những bài hát chuyên chở tâm hồn mình và tâm hồn của cả một thế hệ. Tôi đã nghe và hát rất nhiều lần những bài ca đó trong từng cơn xúc động lặng lẽ hay sôi trào của tâm cảnh. Đôi khi không cần hiểu thấu đáo ca từ, chỉ là cảm nhận rất sâu xa, dịu dàng và đau đớn những gì thuộc về tình yêu và phận người, trong thời chiến tranh cũng như trong cuộc làm người đẹp đẽ, mong manh và đầy bi kịch.

13. Những lời ca viết về thân phận quê hương của Trịnh Công Sơn thì gây tranh cãi, nhưng nhiều người yêu thích tình ca họ Trịnh. Có một hay vài bài tình ca nào của Trịnh Công Sơn mà ông yêu thích? Tại sao?

- Tình ca Trịnh Công Sơn là những niềm riêng nhưng lại rất phổ quát ở những người biết yêu thương, giận hờn, nhớ nhung, đau khổ, cô đơn, phiền muộn, nghĩa là trải qua vô vàn cung bậc của cuộc tình người. Có khi “Chiều Chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu, tôi xin năm ngón tay em thiên thần, trên vùng ăn năn, qua cơn hờn dỗi, tôi xin năm ngón tay em đưa vào cô đơn”. Không ai khác, chính là ta nằm đó lắng nghe chính mình. Có khi như trong cơn mê, cảm nhận “Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại, cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây. Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa”. Rồi những khi đắm chìm trong suy niệm “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Hay âm thầm tự hỏi “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp trong tôi”. Và còn nhiều những rung động tinh tế khác của tâm hồn.

Những lúc đó, trong đêm khuya hay ngày vắng, một mình lại cất lên tiếng hát, hay dạo một khúc ghi-ta thánh thót, nghe đời hoang vu, thấy mình cô độc nhưng vẫn yêu đời, yêu người trong cuộc hành trình về nơi vô tận.

14. Ngày 01.04.2011 là kỉ niệm 10 năm ngày Trịnh Công Sơn mất, ông có dự định tham dự chương trình tưởng niệm nào không?

Tôi đang ở Sài Gòn. Trong những ngày này, nhiều nơi trong cả nước chuẩn bị cho những sinh hoạt kỷ niệm 10 năm ngày mất Trịnh Công Sơn. Nhiều tổ chức, ban nhạc, ca sĩ, phòng trà, quán café tổ chức các chương trình, live show, ra đĩa, ra sách kỷ niệm. Riêng tại Sài Gòn, sinh hoạt quy mô nhất vẫn là ở hội quán Hội Ngộ, làng du lịch Bình Quới ở quận Bình Thạnh. Đây là nơi hàng năm đều tổ chức chương trình nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Năm nay đêm nhạc có chủ đề “Trịnh Công Sơn – người ca thơ” sẽ diễn ra vào đêm 4-4.

Mấy năm trước đã có một lần tôi tham dự đêm tưởng niệm Trịnh Công Sơn ở đây, phải mất một giờ để gởi xe và một giờ để lấy xe ra sau khi tan cuộc vì người tham dự quá đông, đi như trẩy hội và con đường độc đạo đi vào khá chật hẹp. Năm nay nếu không có gì trở ngại, tôi cũng đi tham dự để xem có gì thực sự mới trong sinh hoạt này.

© Bùi văn Phú – TDBC

Nguồn: Damau.org

135 Phản hồi cho “Tiêu Dao Bảo Cự: nhạc Trịnh chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh”

  1. nvtncs says:

    Trả lời ông Igazsag, phần hai.

    Ngày 30/04/1975 là ngày đầu tiên của một chuỗi 36×365 ngày ô nhục cho nước Việt Nam, và còn nhiều ngày nữa.

  2. nvtncs says:

    Igazsag says:
    07/04/2011 at 17:09

    Sắp đến ngày 30/04 nên đáng bỏ thời gian bàn lại về ý của ông KLV: “Tôi (KLV ) nghĩ ngày 30/4 là ngày ô nhục cho nhân dân VN trong con mắt của các nhà phân tích chính trị trên thế giới.”

    Có đúng là các nhà phân tích chính trị trên THẾ GIỚI đánh giá: 30/4 là NGÀY Ô NHỤC cho nhân dân VN không?!
    —————————————-

    Trả lời ông Igazsag:

    Ngày 30/04/1975 là một ngày ô nhục. Vì sao?

    - Ngày ô nhục cho Hoa Kỳ, đã cắt viện trợ cho đồng minh, để Việt Nam Cộng Hòa phải thất thủ.

    - Ô nhục cho tướng VNCH bỏ quân chạy trước.

    -Ô nhục cho đảng CSVN mở đầu sự trả thù dân miền Nam một cách vô lý vì chiến tranh do chính đảng CSVN khởi đầu, xâm chiếm miền Nam. CSVN, bảo:
    “Mày, tao cho đi tù, vợ mày, tao chơi, nhà mày, tao ở, con mày, tao đuổi ra trường.”

    Ô nhục vì sau 36 thái bình, thống nhất, dưới sự cai trị của đảng CSVN, phụ nữ VN phải cởi truồng cho chồng tương lai ngọai quốc xem, phải đem thân lên bán trên Ebay. Ông Igazsag có thấy ô nhục không?

    Trong 3 sự ô nhục, sự ô nhục nào khốn nạn nhất?

    Ô nhục tồi tệ nhất là ô nhục của cách cư xử, dưới trình độ súc vật, của CSVN.

    Ô nhục xấp xỉ ngang hàng là ô nhục của Hoa Kỳ, một nước mang tiếng văn minh mà ăn ở thiếu trung thủy, thiếu trách nhiệm với những điều mình cam kết với đồng minh của mình.

    Ô nhục tương đối nhẹ nhất là ô nhục của một số tướng bỏ chạy. Vì sao? Trong địa vị những tướng đó, rất nhiều người cũng bỏ chạy, vì sợ̣, không biết CSVN sẽ trả thù ra sao.

    Bây giờ tôi nói thẳng với cái ông Igazsag: Đáng lẽ vạch lá tìm sâu, chỉ trích người khác, ông cho biết ý kiến ông về vụ bỏ tù ông CHHV?

    Ông nghĩ gì về vụ TT PVĐồng nhượng biển, đảo cho TQ, ông Hồ ký cho Tây vào VN, ông Hồ xin học trường thụôc địaTây, về 4 cái tốt, 16 chữ vàng?

    Ông nghĩ gì về CCRĐ?

    Ông rất giỏi chỉ trích người khác. Nay ông hãy đứng thẳng lên, can đảm, rõ ràng, đừng lý luận vòng vo, trả lời những câu hỏi trên.
    Đừng úp úp, mở mở nưã.

  3. Nguyễn Mãi Quốc says:

    1/ Trích TDBC: “……Tuy nhiên khi đứng ở miền Nam mà hô hào phản chiến, người ta hiểu là chống Mỹ và chống Mỹ có nghĩa là bênh vực hay đứng về phía cộng sản. Những người phản chiến thực sự không nghĩ như vậy vì họ chỉ phản đối cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt …..”

    Rõ ràng TDBC chỉ là một tên hèn nhát, đã làm sai mà không có can đảm của một trí thức để nhận lỗi. Chính TDBC đã từng liên lạc với bọn CS Bắc Việt, trốn vào bưng, sau này vào đảng CSVN, mà lại còn dẻo mồm bảo là “không đứng về phía cộng sản”

    2/ Trích TDBC: “….Thời trẻ tôi và các bạn thân thường lên án thế hệ đàn anh đã để lại cho chúng tôi một gia tài rách nát với vô vàn vấn nạn….”

    Ông TDBC ơi, đất nước VN bây giờ so với trước 1975, lúc nào “…rách nát với vô vàn vấn nạn….” hơn lúc nào???? Mảnh dư đồ có còn nguyên vẹn nữa hay không???? Và những ai đã góp phần làm nên chuyện làm cho quốc gia VN thêm “rách nát” này, hỡi những nhà tu hành, trí thức, văn nghệ sĩ thiên tả của miền Nam trước 1975??? Giờ này thì quý vị đang ở đâu, làm gì? Chúng tôi, những người trẻ hơn quý vị đã từng bị dẫn dụ làm theo cái “lý tưởng tuổi trẻ” do quý vị vẽ ra, rồi sau đó, có những người vẫn tiếp tục làm theo, còn quý vị thì lại biến mất và im lặng, hay chỉ nói những lời thoái thác trách nhiệm như ông TDBC đây!!!! Nghĩ cũng đúng thôi, những tên “chồn lùi” mà không hèn, thì sẽ là một nghịch lý, thưa ông TDBC.

    • Trọng says:

      Đúng là ông TDBC mở mồm nói điều gì thì lỗ tai mình phải nghe được. Trước 30/4/1975, Nam VN là nước phát triển nhất ĐNÁ,Hàn Quốc còn đứng sau. Nếu rách nát như ông ấy nói thì đâu có câu nói của Dương Thu Hương khi bà vào miền Nam trong thời điểm 30/4/1975.
      “Rác nát và vô vàn vấn nạn ” chính là ông TDBC đang diễn tả xác thực cái hiện tình VNCS hiện nay.

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Tiếc thay đến nay 36 năm đã trôi qua từ ngày cuộc chiến chấm dứt, phần lớn những người tham dự của hai phe vẫn không thay đổi quan điểm của mình và cuộc nội chiến dường như vẫn còn tiếp tục dưới một dạng khác, tuy không còn súng đạn nhưng hao tổn không ít tiềm lực của dân tộc trên con đường xây lại nước non mình.”

    Quan điểm khác nhau là do nhìn vấn đề dưới các khía cạnh khác nhau. Việc khác quan điểm không bao giờ chấm dứt được. Dù là tại nước không mới qua một cuộc nội chiến vẫn có sự khác quan điểm về kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo. Sự khác nhau về quan điểm làm hao mòn tiềm lực hay không là tùy theo cách thức giải quyết vấn đề khác quan điểm. Các nước dân chủ đa đảng là các nước chấp nhận khác quan điểm và có những cơ cấu, luật lệ để giảm thiểu nhừng cái hại do khác quan điểm, và khai thác cái lợi do khác quan điểm, chẳng hạn như đối lập chính trị, ganh đua giữa các đảng để giành phiếu của dân… Một chế độ dân chủ không khéo tổ chức thì sẽ để cho các đảng chống đối lẫn nhau, không đạt được quyết định cần phải có. Nhưng một chế độ độc đảng cũng sẽ làm cho những người khác quan điểm tẩy chay việc độc quyền của một nhóm người nhất định bắt mọi người phải theo quan điểm của mình và làm phí phạm tiềm lực quốc gia.

  5. VIỆT ANH says:

    Trong mắt ngừơi dân hiện nay, người ta chỉ nghỉ đến Cha Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định ,Nguyễn Văn Đài, Trần Khải Thanh Thủy v.v… những trí thức biết nói lên tiếng nói của người dân. Một LS CHHV anh hùng biết bênh vực người cô thế,chứ chả ai đi nhớ gì những cái gã NGU, ti toe đấu tranh dùm …thằng TRUNG CỘNG ! Cái hậu quả của đất nước ngày hôm nay thì bọn chúng …lơ như không có ! công kênh bốc thơm lẫn nhau ! Đúng ra TRUNG CỘNG cũng rất nên lấy tên gã đặt tên đường lắm đấy !
    Giới trẻ hôm nay, theo đóm ăn tàn, ngày giỗ MAI CÔ mà khóc như …cha chết ! thì đến nhạc tên Trịnh, a dua cho là mốt thời thượng thì cứ rùm beng lên, có gì lạ !! Mà không ngờ trúng kế bọn ĐỎ, tinh thần ủy mị thì làm gì nhớ đến giặc TRUNG QUỐC !!

  6. Igazsag says:

    Sắp đến ngày 30/04 nên đáng bỏ thời gian bàn lại về ý của ông KLV: “Tôi (KLV ) nghĩ ngày 30/4 là ngày ô nhục cho nhân dân VN trong con mắt của các nhà phân tích chính trị trên thế giới.”

    Có đúng là các nhà phân tích chính trị trên THẾ GIỚI đánh giá: 30/4 là NGÀY Ô NHỤC cho nhân dân VN không?!

    Tôi thử tìm câu trả lời từ các nguồn online tiếng Anh, vì hầu như bất cứ ý kiến, ý tưởng gì, nếu tồn tại thì đều có thể tìm thấy trên online; nguồn tiếng Anh không phải là tất cả, nhưng có thể tạm coi là đủ đảm bảo tính “THẾ GIỚI”.

    Như vậy ý cần tìm là: “30/4 là NGÀY Ô NHỤC cho nhân dân VN”.

    Tôi dùng các từ khóa: 04-30-1975, ignominious day, ignominious event, falling of Saigon, Vietnam. (Không dùng quote để được nhiều kết quả hơn)

    Không có bất cứ kết quả nào ám chỉ sự “Ô NHỤC cho nhân dân VN” cả.

    Vậy có thể TẠM kết luận: Các nhà phân tích chính trị trên thế giới KHÔNG NGHĨ như ông KLV và vài người khác trên forum này.

    Hy vọng kết quả trên có ý nghĩa tham khảo cho những ai quan tâm.
    Nếu ai tìm được kết quả khác, xin báo cho mọi người cùng biết.

    —————————-
    Vài kết quả tìm kiếm cho: 04-30-1975, ignominious day, ignominious event, falling of Saigon, Vietnam.

    1- It ended on April 30, 1975, with ignominious defeat for the United States . …
    2- April 30, 1975, when the war came to an ignominious
    3- May 5, 2005 … This week marks the 30th anniversary of America’s ignominious withdrawal from Vietnam in helicopters from the roof of the American Embassy in Saigon.
    4- this ignominious past in a different light, especially the war which was …
    ….. last helicopter fluttered off a Saigon rooftoop roof on April 30, 1975, … of the U.S.’s ignominious retreat from Vietnam-but to the American military …

    • Tiên Ngu says:

      Thưa,

      Nếu tôi là một anh làm cò mồi cho csVN, tôi cũng sẽ…lí luận, tìm kế để cãi cho bằng được, ngày 30 tháng tư 1975 là ngày…thống nhất đất nước, không phải là ngày ô nhục cho dân tộc Việt Nam.

      Khi cần, tôi cũng sẽ chứng minh được rằng Mỹ, là một…con đĩa hai vòi, một vòi chúng hút máu dân Mỹ, còn voi kia thì thả đi vòng vòng, xâm lược, hút máu các dân tộc khác…
      Và tôi sẽ tìm tài liệu Âu Mỹ, chứng minh anh Hồ chí Minh là…vĩ nhân, là…cha già dân tộc (măc dù tôi biết tõng, anh ta chỉ mới có học lớp 7, khi ra đời…tìm đường cứu nước…)

      Ậy, cái thế nó phải như vậy, tôi mới xí gạt được dân ngu, các em mới lớn ngây thơ, mà tìm..cơ sở cho đảng Việt Cộng. Từ đó đảng sẽ cho tôi…lên đời, tha hồ…giựt le lối xóm. Lên từ từ hoặc lên cái…rẹt, tuỳ theo khả năng khéo gạt người, khéo nịnh các anh VC có quyền sinh sát lớn…

      Thực ra thì câu chuyện như một em gái nhà quê VN, vì nghèo quá, ba mẹ em lại nghe theo lời dụ dổ của cò mồi mà phải…kết duyên với một anh nông dân…Hàn quốc, vừa xấu đau xấu đớn, vừa tâm thần; người dân bình thường Hàn quốc, hay Đài Loan, Singapore, nhìn vào câu chuyện, họ không hề biết rằng, cái số của em gái này, từ nay sẽ…đen như mõm chó. Họ chỉ biết ngày đó, tháng đó, em gái…kết duyên, lên xe hoa mà…hưỡng xuân dài. Nằm mộng họ cũng không tài nào đoán được, thật ra là em lên xe hoa vào…địa ngục!

      Cho nên, phải nằm trong chăn, mới biết chăn có rận…

      Âu Mỹ nhiều khi chúng cũng…đểu, làm bộ khen Việt Cộng tới bến để kiếm…rẽ, nhân công rẽ, gái chơi rẽ, chổ xã rác rẽ…

      Nhưng cả thế giới đều biết, Âu Mỹ lên án cộng sãn là tội ác kinh khũng nhất đối với nhân loại!
      ( Có đài tưỡng niệm nạn nhân của cs, khắp thế giới…)

    • Igazsag says:

      Thưa ông NGU,

      - Trong comment trên không có bất cứ ý kiến cá nhân nào của tôi.

      - Người Mĩ thường nói: “Show me.”; người Việt nói: “Nói có sách, mách có chứng”. Tôi chỉ đi tìm và đưa ra chứng cứ trả lời cho MỘT CÂU HỎI CỤ THỂ.

      - Và đây là điều quan trọng nhất: Tôi chỉ tìm hiểu xem NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Thế giới) có nói “30/4 là NGÀY Ô NHỤC cho nhân dân VN không?!”
      Tôi không bàn đến ý kiến của những người Việt nam như ông. Và nếu điều này làm ông không vui thì xin bổ xung thêm như sau:

      “Tạm thời chưa tìm thấy bất cứ người nước ngoài nào nói 30/4 là NGÀY Ô NHỤC cho nhân dân VN, nhưng có một số người Việt nam lại khẳng điịnh điều đó là đúng. Một trong những người đó là ông NGU.”

      (Thêm: Ông Ngu cũng mắc lỗi viết lan man, lạc đề. Tôi chỉ đi tìm xem “Có ai nói …”, thế mà ông NGU lại bình loạn về những điều không liên quan. Nếu gặp phải bác Phạm Quang Tuấn – “vua fallacy” thì chắc ông NGUsẽ bị bác Tuấn vặt sạch tóc.
      Rất nhiều khả năng ông Ngu chẳng biết bác Phạm Quang Tuấn là ai.)

      -

      • Tiên Ngu says:

        Thưa,

        Thực ra thì ông…ngu cũng không có viết ra một chử nào chụp mũ đại rằng thì là, ai thế này, người khác thế kia. Ông…ngu chỉ mang chính mình ra, mần ví du. Nếu ông ngu là thế, ông ngu sẽ nàm thế …

        Không nên…giật mình…

        Giả như mà ông…ngu ra thân làm cò mồi cho csVN để kiếm cơm, ông ngu cũng sẽ…chối bai bãi.

        Tiếc có cái, diễn đàn quốc tế, chả có ai ngu như…ông ngu này cả…

      • Igazsag says:

        Thưa ông NGU,

        Tôi đã viết ra những gì tôi tìm được trên online để TẠM lý giải giả định của ông/bà “ke luu vong”.

        Ông đã viết ra ý của ông.

        Người đọc thì có cái để đọc (nếu không thấy nhàm chán).

        Thế là đủ.
        Hy vọng ông đồng ý.

      • Tiên Ngu says:

        Thưa,

        Báo công an VC cũng lên tiếng dạy bảo…dân ngu, y hệt vậy…
        Từ trước đến nay, anh cò mồi VC nào cũng hay chê rề ý kiến của…phãn động dân ngu, là nhàm chán cả…

        Chỉ có ý kiến của mấy ảnh nà…num bờ oanh! Đáng cho bà con học hữi, ý quên học…hõi..

        Thôi cứ nhất định ngày 30 tháng tư sắp tới là ngày…hồ hỡi độc nập của cò mồi Vc đi. Cả thế giới này ca ngợi nà ta…độc nập, đánh bại đế quốc Mỹ, chỉ có thua…Trung Cộng tí xíu thôi…

        Ối giời ơi, sao mà ta…tự sướng thế…

        Khoái tỉ nhe.

      • HẢI SƠN says:

        Ngày 30/4/1975 là ngày của VN mà ông đi tìm ý kiến ở …NGƯỜI NƯỚC NGÒAI !!?? Vậy ông tìm người ngòai hành tinh mà hỏi ý kiến có hơn không ???
        Sau 30/4/1975 chúng ta được gì và mất gì ? Ô nhục hay vinh quang nó nằm ở NƠI ĐÓ !
        – Ông tự hỏi VNCS đang ĐƯỢC gì sau 36 năm giải phóng ??? Vậy Ông hãy trả lời là VN ĐƯỢC gì ?? Và MẤT gì sau 36 năm giải phóng ???
        – Cái tượng hình nhất là mất HS-TS !! Tại sao lại dời cột mốc biên giới ?? và 1 lọat nữa là mất rừng, mất biển, mất lãnh hải, tài nguyên !!! Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc hiện nằm ở đâu ??? – Cái gọi là chiền thắng sao lại phải mất đất tổ tiên hở ông ??? Có cần phải dài dòng văn tự không ??? Chính xác nó là ngày Ô NHỤC của TÒAN DÂN VN chứ không riêng gì của người Việt Hải ngọai mà các ông thường hay xuyên tạc !!

  7. Igazsag says:

    Thưa ông Kiên,

    1- Tôi đưa ra 2 câu hỏi gợi ý thay hai câu trả lời thì bị ông … (thế nào, nếu không nhớ xin ông đọc lại);
    Ông nvtncs, người đồng ý không những với 2 câu hỏi đó mà còn THÊM vô số câu hỏi khác và phê phán cụ thể … (thế nào, nếu không nhớ xin ông đọc lại).
    Ông cảm ơn ông nvtncs. Ông trách tôi là làm tim ông nhức nhối, là “hoạnh hoẹ, và lòng vòng”.

    Như vậy không là “phân biệt đối xử” thì là gì?

    (Cá nhân tôi cũng đồng ý với lý lẽ của ông nvtncs. Tôi chỉ phản đối cái cách phân biệt của ông.)

    2- Ông từng nói trên forum này, “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”
    Vậy nếu không đưa ra những câu hỏi TẠI SAO, tại sao cs thắng, tại sao VNCH thua, … thì làm sao có thể thắng lại được trong tương lai khi có cơ hội?

    Chỉ với hai câu hỏi đơn giản vậy mà ông đã cho là “giống như những chiếc gai nhọn đâm vào tim làm cho chúng tôi thêm nhức nhối!!!” thì trong 36 năm qua đã bao lần ông “nát tim” vì những tác phẩm về chiến tranh VN mổ xẻ tận cùng cái lý do TẠI SAO THUA của VNCH?
    Không phải người VNCH nào cũng như ông. Ông nvtncs là một ví dụ. Ông ấy nhìn thẳng vào nguyên nhân và phê phán, và tim ông ấy … vẫn OK.

    Vậy khi phát biểu ông hãy dùng danh nghĩa cá nhân ông, đừng dùng danh nghĩa “chúng tôi”.

    3- Ông nói “Có lẽ bác nvtncs muốn làm cho “ông bạn” Igazsag thoả lòng…nên nhận phần lỗi về mình là VNCH và nhân dân miền Nam?”

    Tại sao ông nvtncs phải nói thỏa lòng tôi?
    Và thế nào là “nhận phần lỗi về mình là VNCH và nhân dân miền Nam”?

    Chẳng hiểu tại sao ông nói vậy?

    Còn câu “bị csvn và đám tay sai lạm dụng!” của ông tôi thấy hơi giống câu “em” Phương Nga thường “hót”: “ … bị các thế lực thù nghịch lợi dụng”.
    Ông nói vậy thấy mắc cười lắm. Ông nvtncs chỉ nói một phần rất nhỏ sao với những gì hàng nghìn người đã viết về cái sự TẠI SAO THUA; đâu có gì đặc biệt để cs lợi dụng.

    Cảm ơn lời chúc của ông ở cuối thư, nhưng tôi cần điều khác hơn: Sự khách quan của ông.

    • tu le says:

      Xem Iga viết thì những ngườ sống o83 miền Nam biết ngay la SL quân miền Bắc dẫ chứng sai hòan tòan,SL đó chỉ đúng khi chưa xảy ra chiến tranh trước năm 63,tức là năm lật đổ TT Diệm o MN,trước 75 MB dốc tòan lực cho chiến tranh,miền Bắc gần như sống trong thời kỳ đồ đá đạm bạc,trai tráng từ 17t đã đi lính,quân số 1,3 triệu,đa số là lính chiến đấu,sản xuất gần như chỉ phục vụ quốc phòng,ai cũng đội mũ cối,trong luc số quân MN,vừa xây dựng vừa chiến đấu chỉ có vài trăm ngàn,nếu o kể LLMN là bao gồm cả quân chính,xây dựng địa phương,nếu ai ra miền Bắc ngay sau 75,sẻ thấy MB gần như o có gì thay đổi so với thời Pháp thuộc trước 54,lạc hậu và quê mùa,co lẻ bạn Igo sinh sau đẻ muộn chỉ nghe và đọc,ngay bây giờ ở miền Nam,ta vẫn thấy các người nha quê MB vẫn tha hương kiếm sống vì ngòai quê quá cưc.Khi chiến tranh,CSMB làm tất cả để chiếm MN,MB đươc viện trợ dồi dài từ khối XHCN,lúc đó chưa tan rã,thường vũ khí tối tân,leo thang do mB có trước ,thì Mỹ mới viện trợ cho MN,như hỏa tiễn Sam7;8;B41 thì MN mới chạy theo trang bị như M72,Tết Mậu Thân MB có AK47,lính địa phương quân MN còn dùng carbin MI,M2 !.MN (nếu cuộc chiến kéo dài 5 năm nữa thì MB o thể thắng nổi do XHCN tan rã)MN thì quá ngây thơ,sống vì tình dân tộc anh em MB là chính,cả tin và chỉ tự vệ,chú hòan tòan o biết lòng dạ lang thú của MB,như anh em trong nhà.Như vậy Igo chỉ sống vào tuyên truyền của CS(mà cơ quan độc đảng,độc luận trong tay nên nghe sai là phải),chỉ một số ít trí thức MN bị lừa theo CS ,nhưng đa số chống đối chế độ MN lúc đó là ví CN tự do,như Nam Hàn bây giờ,nhưng CSMB lợi dụng để nói là họ chống chủ nghĩa tư bản,ngay cả đám nhạc sĩ như TCS,nên đám sinh sau đẻ muộn thấy chế độ ta o ai nói gì thì cứ tuởng là tốt(có tự do ngôn luận đâu manói,muốn bị chụp mũ ở tù hả)ở MN,anh o ưa là nói o ai bắt bớ anh,mà nếu anh nói đúng thì báo chí là tư nhân cũng bênh anh,cả thế giới cũng biết,chứ bây giờ anh có ngon công khai như CHHV không,anh nói nhưng o ai biết,nên mất tích o ai biết,chứ bây giờ mà như MN thì cả trăm nghệ sĩ sẻ nói.MN ngòai đánh đấm,còn xây dựng xã hội,nhiều người MB sau 75 vào Nam thì té ngửa vì họ cứ tưởng MN bị đô hộ như MB thời Pháp thuộc,nhưng cuộc sống người dân còn sướng hơn TT Phạm Văn Đồng lúc đó,họ biết nhầm,nhưng mũi súng sau lưng ai dám nói(chỉ có nhà văn Dương Thu Hương là đảng viên nay bị mời định cư ở Pháp).Igo nen đọc hết tư liệu,sách vở MN trứoc 75(một số đã bị CSMB tiêu hủy,nhằm che mắt cho dễ tuyên truyền,một số được thuyền nhân vượt biên đem đi được).Biết thì nói o biết thì dụa cột mà nghe như ông bà ta đã nói.,làm nhà nghiên cứu thì nên đọc cả 2 bên(nhưng MB cơ quan ngôn luận o phải do tư nhân nên o tin đươc) ,Nếu anh hay sao ngta bỏ chạy hềt,bây giờ con cái cán bộ còn khóai đi Mỹ nữa.TCS và một số trí thức MN chỉ là người yêu nước bị CSMB lợi dụng,họ nhầm,nhưng sau đó họ biết thì cũng chịu thôi,có cơ quan ngôn luận nào trong nước dám nói,chỉ là bọn hèn nhác trước gông cùm CS,hãy xem bài về bác sĩ Dương Quỳnh Hoa thì rõ,cả ô tướng Phạm Xuân Ẩn ký giả SG cũ cũng vậy thôi,ném lao thì phải theo lao,qua Mỹ thì o ai nhận,mà phản lại CSMB thì bị bịt mồm thủ tiêu,CSMB như một con cáo ranh ma,lợi dụng ‘cứu cánh biện minh cho phương tiện’ được việc thì trở đòn.Nếu người MN mà thât tâm ghét MB thì sau 75 o ở lại nhiều để mong chung sức đóng góp xây dựng,kể cả các ông tướng lĩnh,bo65 trưởng MN,tất cả đều nhầm,kể cả anh nữa.,mà này có ai dám sống ở VN mà phê bình CS o nhỉ,chứ anh qua Mỹ,hay ở MN trước 75 thì vô tư

  8. nvtncs says:

    “Igazsag says:
    06/04/2011 at 13:38

    Đã 36 năm rồi, lại chỉ trao đổi trên online thôi mà ông Kiên vẫn chơi kiểu “người mình” và “không phải người mình”.”
    ————————————————

    Đã 36 năm rồi, mà ghế TBT BCT, bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng CA bao giờ cũng trong tay người Bắc.

    NMTriết ba hoa chích choè, VVKiệt chẳng qua là bấy nhiêu bình phong.

    Chức tước, nhiệm vụ, tiền bạc, quyền hành, nhà cửa, khách sạn, sân gôn, ngay cả ở Sàigòn, ngay cả những chức nhỏ nhặt như chiêu đãi viên hàng không VN toàn ở trong tay người Bắc.

    Người dân đen miền Nam, sau 36 năm, vẫn là công dân hạng nhì vô sản trên đất của chính họ.

    Ngay cả giữa người Bắc với nhau cũng còn chia rẽ: người trong đảng, người ngoài đảng.

    Xã hội vẫn thất sự “hồng hơn chuyên”, vì bè đảng mà làm quan lớn chứ không phải vì tài năng, thì làm sao thống nhất được lòng dân, làm sao đất nước tiến triển, mở mang!
    Thời phong kiến, muốn được bổ làm quan còn phải thi hương, thi hội, chứ bây giờ chỉ vào đảng, chờ thời lên quan, nếu con ông Mạnh thì lên còn nhanh nữa, rồi bỏ tiền mua bằng TS giả.

    Tây còn không lừa được, sao lừa được người VN thế kỷ XXI?

    Tây gọi sự cai trị miền Nam của đảng CSVN, là “AUTO-COLONISATION”, người việt ĐÔ HỘ người việt, và gọi cuộc Chiến tranh 54-75 là “DÉTOURNEMENT DU PATRIOTISME”, dịch đen là CHUYỂN ĐỔI HƯỚNG LÒNG YÊU NƯỚC, và nghĩa thật là lợi dụng lòng yêu nước của dân Bắc để chiếm miền Nam.

    • Igazsag says:

      Thưa ông nvtncs,

      Ông phạm NGUYÊN TẮC viết, trích dẫn và phản hồi.

      Hoặc ông đừng trích dẫn gì cả, chỉ viết ý kiến cá nhân của ông; như vậy là hay nhất.
      Nếu ông trích lời để phản hồi thì ông nên chỉ tập trung vào ý trong lời trích, cụ thể là nội dung “TRAO ĐỔI TRÊN ONLINE”.

      Nhưng ông đã trích lời tôi, sau đó lại “bình” về đề tài ở QUÁ XA, QUÁ LỚN, và QUÁ RỘNG. Như vậy là phạm vào NGUYÊN TẮC VIẾT.

      Còn những gì ông viết về cs VN đều đúng cả, chỉ không được sống động và phong phú như thực tế đang tồn tại ở Việt nam vì ông (hình như) không sống ở đó.

      Góp ý trên là thiện chí của tôi đối với ông, hy vọng ông không lấy đó làm lý do để bực mình.

      • nvtncs says:

        Thưa ông,

        Cám ơn ông đã bỏ thời giờ chỉ trích lời bàn của tôi.

        Riêng về cá nhân tôi, tôi không gọi ông là “người mình” hay “không phải người mình”. Làm như vậy là chụp mũ ông.

        Và bây giờ chúng ta hãy tạm dẹp sang một bên, cá nhân không quan trọng cho lắm, của ông và tôi.

        Tôi xin tạm định nghiã chữ “người mình”, trên phương diện người dân.

        Ngày xưa, “người mình” của riêng tôi, là người dân Việt Nam sống nam vỹ tuyến thữ 17 trước năm 1975, chống cuộc xâm lăng của đảng CSVN.

        Sau này, tôi nghĩ rằng những bà mẹ của hơn một triệu bộ đội chết ở miền Nam cũng không phải là người thắng trận và những bà mẹ đó cũng sẵn sàng đổi cái thắng trận đó, những huy chương nhà nước CSVN ban cho, lấy đời sống của con họ.

        Bây giờ, tôi cảm thấy rằng những người như bác Tô Hải, chị Công Nhân, linh mục NVLý, ông Vũ, vv… cũng lả “người mình”.

        Nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tiêu Dao Bảo Cự và Thích Nhất Hạnh, hiện còn sống, thì không bao giờ là “người mình”.

        Và trong tất cả những “người mình”, nhóm người miền Nam của chúng tôi vẫn là người khổ sở nhất, thiệt thòi nhất, trong sự mất mát tinh thần và vật chất.

        Mong ông cũng là “người mình” trong công cuộc tranh đấu, theo tầm năng của mỗi người, cho một xã hội công bình hơn, tự do hơn.

      • Igazsag says:

        Thưa ông nvtncs,

        Tôi hơi bị lúng túng với MẠCH SUY NGHĨ CỦA ông, nhưng đó là lãnh vực của bác Phạm Quang Tuấn (Tuấn fallacy), nên tôi không có ý kiến gì thêm nữa.

        Cảm ơn ông đã đọc và trả lời.

  9. Minh Đức says:

    Đoạn dưới đây trích trong bài Cho Quê Hương Mỉm Cười, trong tập bài hát Ta Phải Thấy Mặt Trời của Trịnh Công Sơn, xuất bản năm 1969:

    Trên thân em đã có vết bầm
    Trên da anh thịt xương tra tấn
    Trên thân chị nhục nhằn đau thương
    Xin nuôi thêm dòng máu quật cường
    Triệu bàn tay chúng ta đấm tan trên mặt tôi đòi
    Trong tim con người lòng tin làm khí giới
    Ta hiên ngang bên thú mặt người
    Một bầy thú tay sai cho người ngoài

    Bọn tôi đòi, thú mặt người, bầy thú làm tay sai cho người ngoài là tiếng Trịnh Công Sơn dùng để gọi những người đang cầm quyền tại miền Nam, những người chống cộng. Nghe chẳng có vẻ phản chiến chút nào. Trịnh Công Sơn viết những bài ca này sau 1968, lúc trốn tránh ở Huế, viết xong thì đem vào Sài Gòn lén in và đưa cho các cán bộ CS nằm vùng tại Sài Gòn để họ dùng hát trong các buổi sinh hoạt của học sinh, sinh viên do các cán bộ này tổ chức .

    • nvtncs says:

      Nhờ anh Minh ,tôi được biết thêm một chút về ông TCS.
      Tôi kính nể lời lẽ khách quan, không có tính cách phê bình của anh.
      Anh để SỰ THẬT nói là đủ.

    • Cắc kè says:

      Bài thơ này nó phản ảnh đúng tâm trạng người dân Vn hiện nay !! Cái bọn có mặt thú mà tâm cũng dã thú chỉ biết làm tôi mọi cho TÀU, ngược lại chúng chỉ biết trộm cướp, hà hiếp dân lành.Nấm đấm thay vì nã vào bọn giặc TÀU cướp nước, ngược lại chúng chỉ nã vào đầu dân đen ! VINH QUANG , ANH HÙNG ở chổ đó !!!
      Tên trí thức hèn sợ chết, giải phóng rồi một thời bị chà đạp công cán. Về sau có chút máu mặt thì vần thơ chỉ dành ca ngợi mụ ca sởi bồng, bống ơi gì đấy !!! đặt 1 số bài hát vô duyên vô dùng !!! Thứ chỉ đáng nhổ tọet !!!

      • Quốc Anh says:

        Bài hát của TCS như con dao hai lưỡi! Trước 1975 thì chĩa vào VNCH, nhưng chỉ là bóng gió. Rồi sau đó, từ 1976 cho đến nay, thì xỉa thẳng vào mặt CSVN!
        Ta hiên ngang bên thú mặt người
        Một bầy thú tay sai cho người ngoài

        Riêng cá nhân TCS thì “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”! Sống trong sự bao bọc của VNCH để sáng tác và chưởi đổng, nhưng sau 1975 thì lại ca tụng “bầy thú tay sai” cho Tầu cộng! Do vậy, TCS thuộc loại trí thức chồn lùi!

  10. Tiên Ngu says:

    Thưa ông Bão Cự, ông bảo rằng:

    “…dù sao đi nữa, ngày đó cũng là một dấu mốc lớn trong lịch sử Việt Nam vì đó là ngày thống nhất đất nước…”

    Và ai cũng phải công nhận điều này…

    Theo tôi, một người Việt tự do, thì đó không phải là ngày đất nước thống nhất. Mà đó là ngày tai hoạ bắt đầu giáng xuống cho người dân miền Nam tự do. Một nữa nước tự do còn lại, đi luôn vào cùm cộng sản!

    Ngoại trừ Hán gian tế, có người Việt nào muốn nước VN…thống nhất 1000 năm dưới tay giặc Tàu?
    Ngoại trừ Việt gian, có người Việt nào muốn thống nhất 100 năm dưới tay giặc Pháp?

    Người dân Việt tự do, cũng chẳng có người nào muốn đất nước của mình thống nhất dưới bàn tay của giặc Cộng cả!

    Bằng vào lương tâm mà nhận ra sự thật,
    Giặc Tàu, giặc Pháp, khi đô hộ VN, người VN có nhục, nhưng sự thật là còn 100 ngàn lần dể thở hơn dưới thời bị giặc Cộng cai trị…

    Tình đồng bào dưới thời Tàu, Pháp luôn thắm thiết, đùm bọc; không đến nỗi phải lừa nhau, tố nhau mà dành sống. Phụ nử VN cũng chẳng bị mang đi bán vòng quanh thế giới, bị lừa làm nô lệ tình dục chỉ vì cái tội…quá nghèo dưới sự “thống nhất” của giặc Cộng.

    Cũng chẳng có người nào liều mạng, vuợt bên sang xứ khác để tị nạn Tàu Tây…

    Giặc Tàu, Giặc Tây không có tịch thu tài sãn một cách trắng trợn, đồng loạt như giặc Cộng đã làm. Và về mức độ tàn sát, giết dân tập thể, thì giặc gì cũng phải…chào thua giặc Cộng. (Xin đừng có…mồm mép như ” thiền sư” Nhất Hạnh, giặc Mỹ tàn sát 300 ngàn dân lành vô tội ở Bến Tre, để..so sánh, đồng hoá…)

    Ông đã từng tham gia, đi theo giặc Cộng, xin hãy thật thà tí xíu, hãy gọi Việt Cộng là giặc, như giặc Nùng, giặc Hồ quí Ly của những năm xưa…

    Bởi, nếu họ là…nhà nước chính thống vì dân, chẳng có cái nhà nước nào lại hành xữ với người dân như họ đã làm trong quá khứ, và ngay cả hiện tại.

    Chẳng có một cuộc trưng cầu dân ý, đầu phiếu công bằng nào, chứng minh được nhà cầm quyền csVN, từ quá khứ đến hiện tại, là do người dân chính thức bầu ra…

    Giặc Cộng chỉ ép buộc người dân, tự nhận họ là đại diện của nước VN…

    Giặc Cộng huênh hoang…thống nhất, nhưng người dân đi đâu, cũng phải…giấy phép đi đường, tạm vằng, tạm trú. Quyền tự do cư trú, là một con số zerro to tướng, nếu chẳng quen biết, thủ tục đầu tiên. Thống nhất thật sự, làm gì có chuyện đó?

    Về mặt địa lý, VN hiện nay cũng chưa được gọi là…thống nhất.
    Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, vịnh Bắc Bộ…, còn nằm trong tay Tàu Cộng.

    Trước khi về…nhìn lại tổ tiên, xin ông hãy can đãm nói thật thêm tí nữa…

    Cộng sãn là tội ác đối với nhân loại, nếu không vì chúng bị tan rã cả hệ thống trên toàn thế giới, Việt Cộng sẽ chẳng bao giời cỡi mở được tí nào đâu. Dù ngày nay họ có hoá phép mà….tình tự dân tộc, cũng chẳng cách chi làm cho người dân VN nhận lầm ra họ cả…

    • BÌNH says:

      Hoan hô bác Tiên …dễ thương , bài quá hay !
      Dân miền Nam không ai mong có cái ngày thống nhất ấy. Thống nhất cái nỗi gì mà mất đảo , mất biển .Nếu ông nói câu này vào năm 1975 thì còn gạt được dân …ít học ! nhưng bây giờ là 2011,khi mà HS -TS , biên giới, lãnh hải, tài nguyên đã được … ký bán ! Ông nói sao cho lỗ tai ông nghe được ! Tôi không hiểu 2 chử ” phản tỉnh ” của ông !

Leave a Reply to Nguyễn Mãi Quốc