Tiêu Dao Bảo Cự: nhạc Trịnh chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh
Tiêu Dao Bảo Cự trước năm 1975 là sinh viên tranh đấu ở Huế rồi đi dạy học. Gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1974, có một thời làm Phó Tổng biên tập báo Langbian, sau bị khai trừ và quản chế một thời gian vì đòi hỏi tự do, dân chủ cho Việt Nam. Ba cuốn sách của ông đã được xuất bản ở hải ngoại: Nửa đời nhìn lại (1993), Mảnh trời xanh trên thung lũng (2007) và Tiếng chim báo bão (2009). Ông hiện sống ở Đà Lạt, Việt Nam.
1. Thưa ông, là người tham gia phong trào sinh viên tranh đấu trong thập niên 1960 và 70 tại miền Nam Việt Nam, theo ông nhạc Trịnh Công Sơn có những ảnh hưởng gì đến phong trào?
- Phong trào tranh đấu của sinh viên tại miền Nam diễn ra từ 1963 đến 1975, có lúc cao trào, có lúc thoái trào. Tôi chủ yếu tham gia thời sinh viên từ 1963 đến 1967 tại Đại học Huế. Sau đó ra trường, tôi đi dạy học ở những tỉnh lẻ, xa các trung tâm tranh đấu của sinh viên ở Sài Gòn, Huế, Đà Lạt. Tuy nhiên vì vẫn tiếp tục hoạt động với thanh niên học sinh, có bạn bè ở các trường đại học, chịu tác động của phong trào sinh viên tranh đấu nên tôi không bị tách rời khỏi phong trào chung nhưng về sau không có điều kiện theo dõi sát phong trào ở các trung tâm. Do đó nhận xét của tôi có thể bị hạn chế.
Thời kỳ 1963-67, sinh viên tranh đấu chưa có bài hát riêng. Chúng tôi hát những bài hát nào có chút hơi hướng liên quan đến lý tưởng, tâm trạng của mình. Tôi còn nhớ đài hiệu của đài phát thanh tranh đấu ở Huế năm 1966 do tôi phụ trách là mấy câu trong bài “Mẹ Việt Nam” của Phạm Duy. Chúng tôi còn hát các bài khác nữa của Phạm Duy như Tâm ca hay của những nhạc sĩ khác có nội dung về tình tự, truyền thống dân tộc.
Sau này khi có Ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn, sinh viên tranh đấu cũng hát nhiều. Nhưng tôi nghĩ “nhạc phản chiến” của Trịnh Công Sơn không có ảnh hưởng trực tiếp đến sự dấn thân, các cuộc xuống đường hay bạo động của sinh viên. Nhạc Trịnh Công Sơn chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh và mơ ước hoà bình. Một số nhạc sĩ khác cũng góp phần vào điều đó như Phạm Thế Mỹ, Nguyễn Đức Quang v.v… Những điều này làm cho người ta yêu thương hơn, buồn đau hơn về số phận đất nước, có thể từ đó khơi nguồn cho tình thần trách nhiệm, ý thức đấu tranh.
2. Như thế nhạc đấu tranh của sinh viên là loại nhạc nào?
Nhạc phong trào, hay còn gọi là “nhạc tranh đấu” là những bài ca chính thức của phong trào sinh viên phần lớn do những nhạc sĩ sinh viên sáng tác. Đó là âm nhạc “hát trên đường tranh đấu”, “hát cho đồng bào tôi nghe”, “hát cùng đồng bào”. Đây mới chính là âm nhạc đấu tranh, hát trong những đêm không ngủ, những buổi sinh hoạt, lúc xuống đường, lúc ở trong lao tù.
Đó là “Hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào…”, “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”. Đó là “Dậy mà đi, dậy mà đi, ai chiến thắng không hề chiến bại…” hay “Xuống đường, xuống đường, đập tan mọi xích xiềng…” Đó là “Chốn lao tù là nơi ta rèn tâm chí, đây cũng là chiến trường mà ta không cần vũ khí…”
Trong các cao trào về sau này, nhạc Trịnh Công Sơn không còn ảnh hưởng và được sử dụng nhiều mà phong trào sinh viên tranh đấu đã có âm nhạc của riêng mình, đó là “nhạc tranh đấu”, “tranh đấu ca” mang tính thôi thúc, hào hùng, dữ dội, quyết liệt hơn những lời thở than buồn bã.
Xin được mở ngoặc nói thêm là những “nhạc sĩ sinh viên tranh đấu” này và những sinh viên đã hào hùng hát những bài ca của họ ngày nào, sau năm 1975 có người trở thành “quan cách mạng”, có người bị coi là “ngụy”, rất ít ai cất lên lời hát tranh đấu năm xưa, khi hoàn cảnh yêu cầu phản kháng có những điều còn tồi tệ hơn trước 1975. Tôi đã công khai đặt vấn đề này trong bài “Đọc thơ Đông Trình, suy nghĩ về văn nghệ, chính trị và sám hối”, viết năm 1993 và công bố trên báo Đối Thoại ở Mỹ, sau này trên mạng talawas.org và mới in lại trong tác phẩm Tiếng chim báo bão [Nhà xuất bản Tiếng Quê hương. Hoa Kỳ 2009]. Mãi gần đây mới có một số “sinh viên tranh đấu” ngày trước ký tên vào Kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác bô-xít ở Tây nguyên hay lên tiếng về tình hình đất nước, tiêu biểu là Lê Hiếu Đằng. Đây vẫn còn là một câu hỏi, một vấn nạn đặt ra cho những người yêu nước, những người phản kháng “tranh đấu” ngày nào. Dĩ nhiên trong một bối cảnh khác, với ý nghĩa và phương thức khác.
3. Tuy không là nhạc của phong trào, những bài hát nào của Trịnh Công Sơn đã được sinh viên hát nhiều nhất trong các sinh hoạt?
- Đó là những bài hát trong tập Ca khúc da vàng mà phổ biến nhất là bài “Gia tài của mẹ”.
4. Có người cho rằng nhạc của Trịnh Công Sơn mang tính ru ngủ thành phần thanh niên và làm nản lòng chiến đấu của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Ý kiến của ông thế nào?
- Tôi không nghĩ như thế. Vì như đã nói trên, nhạc Trịnh Công Sơn chủ yếu khơi dậy tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh, ước mơ hoà bình. Nhiều người lính của Việt Nam Cộng Hòa thích nghe, hát nhạc Trịnh Công Sơn. Ngay cả người lính miền Bắc cũng vậy, tuy một số rất ít có cơ hội. Vì những điều trên họ có thể chiến đấu hăng say hơn, hay muốn đào ngũ, tùy tâm trạng và hoàn cảnh riêng từng người. Tuy nhiên tôi không thể xác quyết điều này mà xin dành nhận định cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa.
5. Ông dạy học trong những năm 1970, học sinh của ông có nhiều em yêu thích nhạc Trịnh không?
- Thời gian đầu tôi mới ra trường, học sinh đệ nhị cấp, tức cấp 3 bây giờ, chỉ kém thầy vài tuổi, chúng tôi thường cùng đi uống café nghe nhạc hay hát hò. Nhạc Trịnh là một trong những dòng nhạc mà chúng tôi cùng yêu thích.
6. Thời gian từ 1970 đến 1975 ở miền Nam nhiều người biết đến những lời ca của Trịnh Công Sơn:
Một ngàn năm nô lệ giặc tàu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
gia tài của mẹ là nước Việt buồn…
Ông nghĩ gì hay có lí giải về những ca từ trên?
- Thời trẻ tôi và các bạn thân thường lên án thế hệ đàn anh đã để lại cho chúng tôi một gia tài rách nát với vô vàn vấn nạn. Có lẽ lớp trẻ bây giờ cũng vậy. Lời ca của Trịnh Công Sơn trong bài “Gia tài của mẹ” diễn tả đúng nhận thức của tôi vào thời điểm đó và ngay cả bây giờ.
Chuyện “nô lệ giặc tàu”, “đô hộ giặc tây” hầu như mọi người đều đồng ý nhưng người ta nghĩ khác nhau về chuyện “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Bởi có hai phe, hai miền tham dự chiến tranh và bên nào cũng cho mình là chính nghĩa.
Người ta có thể có mọi thứ nhân danh, đặt ra nhiều tên gọi, nhưng dù là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh giải phóng, chiến tranh tự vệ, chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược hay chống cộng sản độc tài tàn bạo thì trong cuộc chiến lâu dài đó hai bên đều nhận viện trợ, súng đạn của ngoại bang để bắn giết nhau. Trong cuộc chiến đó, người Việt chết nhiều nhất, người Việt giết nhau nhiều nhất, nên dù lý giải cách nào cuộc chiến tranh này cũng mang yếu tố nội chiến.
Tiếc thay đến nay 36 năm đã trôi qua từ ngày cuộc chiến chấm dứt, phần lớn những người tham dự của hai phe vẫn không thay đổi quan điểm của mình và cuộc nội chiến dường như vẫn còn tiếp tục dưới một dạng khác, tuy không còn súng đạn nhưng hao tổn không ít tiềm lực của dân tộc trên con đường xây lại nước non mình.
7. Trưa ngày 30.04.1975 sau khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, trên đài phát thanh Sài Gòn Trịnh Công Sơn đã hát ca khúc “Nối vòng tay lớn” của ông:
Mặt đất bao la, anh em ta về
gặp nhau mừng như bão cát
quay cuồng trời rộng bàn tay ta nắm
nối tròn một vòng Việt Nam…
Lúc đó ông đang ở đâu? Ông có nghe được những lời ca trên qua sóng phát thanh và cảm nhận của ông thế nào vào thời điểm đó?
- Thời điểm đó tôi đang ở Bảo Lộc và không được nghe Trịnh Công Sơn hát trên đài phát thanh Sài Gòn. Tuy nhiên tôi có thể nói cảm nhận của mình bây giờ.
Thống nhất đất nước là nguyện vọng lâu đời của người Việt Nam sau nhiều lần qua phân tranh trong lịch sử. Không ai không muốn đất nước thống nhất nhưng có người muốn thống nhất theo kiểu Đông-Tây Đức, có người muốn theo kiểu Việt Nam. Có lẽ không ai muốn đất nước chia cắt lâu dài như Nam-Bắc Triều Tiên, khi gặp lại nhau, anh em-bà con-bè bạn không còn nhận ra nhau hay không còn cơ hội nào để gặp nhau nữa và sự khác biệt, thù hận giữa hai miền đất nước kéo dài chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt. Cho nên ngoài những ý nghĩa mà người ta bất đồng về ngày 30.04.75 là ngày quốc hận hay ngày giải phóng, có lẽ không ít người đồng ý rằng, dù sao đi nữa, ngày đó cũng là một dấu mốc lớn trong lịch sử Việt Nam vì đó là ngày thống nhất đất nước. Dĩ nhiên sau ngày thống nhất này đất nước như thế nào là một vấn đề khác liên quan đến đường lối chính sách, tài năng, bản lĩnh của những người cầm quyền, nhưng không thể phủ nhận ý nghĩa tích cực của việc thống nhất. Nếu sau 30.04.75 mà Việt Nam thực sự có hoà giải hoà hợp, đại đoàn kết dân tộc, vươn lên hùng cường như nước Nhật sau Thế chiến 2 thì thống nhất quả là hạnh phúc lớn của dân tộc. Tiếc thay lịch sử không có chữ “nếu” này nên bi kịch vẫn còn tiếp diễn.
Bài hát “Nối vòng tay lớn” nói lên khát vọng thống nhất đất nước một cách hình tượng, với cảm xúc, niềm vui dâng tràn. Đây không phải là tình cảm riêng tư, cá biệt mà là của cả dân tộc. Bài hát này ngay hiện nay chúng ta vẫn có thể hát với niềm rung động trong những ngày anh-em-tụ-hội. Tuy nhiên khi Trịnh Công Sơn hát bài này trên đài phát thanh Sài Gòn ngày 30.04.75 có nhiều phản ứng khác nhau nơi người nghe. Có người ngây ngất hạnh phúc, có người nghe như sét nổ bên tai. Điều ấy tất nhiên vì lúc đó có thắng-bại, tử-sinh, vinh-nhục khi cuộc chiến ngã ngũ với kẻ thắng người bại. Tuy nhiên không phải mọi người của mỗi bên đều nghĩ như nhau. Có người phía chiến bại vẫn vui với tiếng hát, có người hơn 30 năm sau vẫn uất hận khi hồi tưởng. Đây cũng là một khía cạnh bi kịch của nội chiến.
Có điều xin nói thêm. Gần đây tôi mới được nghe lời phát biểu của Trịnh Công Sơn trong dịp này qua thông tin trên mạng. Tôi hơi giật mình vì thấy Trịnh Công Sơn phát biểu rất “cách mạng”, giọng điệu rất “tuyên truyền” khi kêu gọi trí thức văn nghệ sĩ đừng bỏ nước ra đi mà hãy trình diện chính quyền cách mạng. Giá Trịnh Công Sơn đừng phát biểu gì thì hay hơn.
8. Trịnh Công Sơn nhìn quê hương và con người Việt Nam như thế này qua những ca từ của ông:
Người nô lệ da vàng ngủ quên
ngủ quên trong căn nhà nhỏ
đèn thắp thì mờ
ngủ quên, quên đã bao năm
ngủ quên không thấy quê hương…
Bao nhiêu năm còn nô lệ
anh em ta nhận vũ khí
quê ta bãi hoang chiến trường
diệt nhau như thú
Trôi bao nhiêu dòng máu đỏ
bao yêu thương lùi trong quá khứ
ôi giấc mơ thanh bình còn quá xa…
Hãy mở mắt ra nhìn quanh đây
những ai còn là Việt Nam triệu người đã chết
Hãy mở mắt ra lật xác quân thù
triệu người Việt Nam trên đó…
Trịnh Công Sơn nhìn quê hương Việt Nam, dân hai miền Nam Bắc như thế. Nhưng sao lại có những người cho rằng cho rằng ông bênh vực hay đứng về phiá cộng sản?
- Ca từ trên chỉ là cách diễn đạt dài hơn câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Nói như thế, hai bên của cuộc chiến tranh quốc-cộng trước đây đều không hài lòng. Tuy nhiên khi đứng ở miền Nam mà hô hào phản chiến, người ta hiểu là chống Mỹ và chống Mỹ có nghĩa là bênh vực hay đứng về phía cộng sản. Những người phản chiến thực sự không nghĩ như vậy vì họ chỉ phản đối cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt mà đất nước phải gánh chịu trong cuộc tương tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc.
Có thể có người cho rằng Trịnh Công Sơn bênh vực hay đứng về phía cộng sản là do ông có bạn bè thân theo cộng sản, có xu hướng thiên tả, ngày 30.04 hát trên đài phát thanh Sài Gòn và sau 75 ở lại trong nước, dần dần được coi trọng, quan hệ với nhiều “văn nghệ sĩ cách mạng” và làm một số bài hát có nội dung ca ngợi chế độ mới.
9. Trước năm 1975, Trịnh Công Sơn đã viết:
Ðêm nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui
hãy bước ra đây nhìn phố ngập người
Ðêm nay hòa bình không nụ cười trên môi
nhìn quanh em không ai còn lại
không ai còn lại
ru đỡ tình người cho có đôi..
Trịnh Công Sơn như đã tiên đoán về một ngày hoà bình đến trên quê hương buồn như thế. Nhìn lại những năm chiến tranh, người Việt ai chẳng mơ ước hoà bình. Theo ông hoà bình có đã đến với quê hương?
- Người ta thường hiểu hoà bình là không có chiến tranh, như thế Việt Nam đã có hoà bình từ sau 1975. Tuy nhiên hoà bình còn có nghĩa là không có xung đột dưới mọi hình thức và bình an trong tâm hồn. Theo nghĩa đó, Việt Nam vẫn chưa có hoà bình. Những xung đột ngày càng mạnh thêm giữa người cai trị và người bị trị, giữa người có lợi ích và những người trắng tay. Và nặng nề nhất là cuộc đối đầu quốc-cộng giữa chính quyền trong nước và người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại vẫn còn tiếp diễn, nổi bật là cuộc chiến ngôn từ trên mạng thể hiện còn dữ dội hơn thời chiến ngày trước và mọi âm mưu thủ đoạn đối phó lẫn nhau vẫn đang tiếp diễn.
10. Sau năm 1975 Trịnh Công Sơn có dịp sinh hoạt với văn nghệ sĩ Lâm Đồng. Ông có tham gia sinh hoạt văn nghệ lúc đó và có còn nhớ về cuộc gặp gỡ này?
- Khoảng năm 1988, tôi đang làm việc ở Hội Văn nghệ Lâm Đồng tại Đà Lạt, Trịnh Công Sơn có đến thăm hội đúng vào lúc có đám cưới của Bùi Minh Quốc, chủ tịch hội, tổ chức ở ngay trụ sở cơ quan. Dịp đó có nhiều văn nghệ sĩ ở Lâm Đồng và từ các nơi khác về dự. Trong dịp này Trịnh Công Sơn không thể hiện gì đặc biệt vì đây là một cuộc vui chung. Ấn tượng nhớ lâu lại là về Trần Mạnh Hảo, ngà ngà say “độc chiếm diễn đàn” để đọc thơ và “nói phét”. Anh chàng thi sĩ này quả là thông minh và mồm mép.
Trịnh Công Sơn lên Đà Lạt lần đó theo lời mời của Hội Phụ nữ Lâm Đồng, trực tiếp do chị Cao Thị Quế Hương, phó chủ tịch hội mời. Chị Quế Hương là cựu sinh viên Sài Gòn, nổi tiếng trong phong trào tranh đấu vì từng bị bắt giam và có người yêu là Nguyễn Ngọc Phương bị đánh chết trong tù. Trong dịp này Trịnh Công Sơn đã sáng tác bài “Tình khúc Ơ-bai” viết về các cô gái dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng.
11. Nhận xét của riêng ông về con người Trịnh Công Sơn?
- Nhận xét về một con người rất khó khi ta chưa hiểu hết về họ, nhất là với một tài năng nổi tiếng. Ý kiến riêng sau đây không nhằm ngợi ca, phê phán hay phản bác, biện minh cho điều gì, chỉ là ý kiến riêng trong chừng mực hiểu biết của mình.
Trịnh Công Sơn trước hết và sau cùng chỉ là một nghệ sĩ, một nhạc sĩ tài hoa, một “người ca thơ”, “gã du ca” đã làm say mê nhiều thế hệ. Trong cuộc chiến tranh và cuộc sống sau này, Trịnh Công Sơn chỉ là một con người nhỏ bé trước các thế lực chi phối đất nước và xã hội. Ông bày tỏ nhận thức, nỗi niềm của mình qua tác phẩm âm nhạc, được đông đảo công chúng chấp nhận nhưng các chính quyền và một số người không hài lòng. Là một nghệ sĩ gắn bó với dân tộc và đất nước, trong chiến tranh ông đã công khai bày tỏ chính kiến qua tác phẩm, dù đúng hay sai đối với ai đó, nhưng đây là quyền, trách nhiệm và thôi thúc nội tâm của một người công dân-nghệ sĩ.
Trước và sau 75, Trịnh Công Sơn đôi lúc có sự nương nhờ vào một số người có thế lực trong bộ máy cầm quyền cũng như sáng tác một số bài có phần mang tính ngợi ca. Ông nương nhờ để tồn tại nhưng không trở thành “gia nô”. Ông ngợi ca nhưng không là “bồi bút”. Điều đó do bản chất nghệ sĩ, tài năng và nhân cách của ông. Như “Cho một người vừa nằm xuống” viết về Đại tá Không quân Việt Nam Cộng hoà Lưu Kim Cương tử trận, ông không ca ngợi chiến tích hay lên án kẻ thù mà nói về nỗi chết và phận người. “Huyền thoại Mẹ” sau 75 là hình ảnh, sự hi sinh và tình cảm của những người mẹ muôn thuở trong chiến tranh.
Trịnh Công Sơn không phải là người làm chính trị, chiến sĩ cách mạng hay kẻ cầm quyền để “biểu diễn lập trường” hay dấn thân tranh đấu. Người ta không thể đòi hỏi nhiều hơn nơi ông. Ông chỉ là một nghệ sĩ trong cuộc đời, một cuộc đời Việt Nam đầy máu lửa và bi kịch. Mãi mãi người ta sẽ nhớ về Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ tài năng viết về chiến tranh, tình yêu và thân phận, sẽ ngân nga nhạc điệu đơn giản nhưng tài hoa, sẽ lắng nghe và rung động với ca từ có sức cuốn hút ma lực trong tác phẩm của ông để sống nhân hậu, hòa bình, yêu đời, yêu người hơn.
Liên tưởng đến một trường hợp khác, có lẽ hậu thế không ai phê phán thái độ chính trị của Nguyễn Du, một “hàng thần lơ láo” dưới triều Nguyễn, khi vào chầu không bao giờ phát biểu một điều gì, khi chết không buồn trăn trối. Người Việt vẫn không ngừng ngợi ca “Truyện Kiều” là tài hoa kết tinh ngôn ngữ thi ca dân tộc và thông cảm với tiếng thở dài của ông gởi cho người đời sau:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như.
12. Riêng với ông, nhạc Trịnh đã để lại những ấn tượng gì là sâu đậm nhất?
- Không biết từ bao giờ người ta dùng từ “nhạc Trịnh” để nói về âm nhạc của Trịnh Công Sơn và hầu như nó được nhiều người chấp nhận. Điều đó có nghĩa là âm nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành một dòng chảy riêng trong nền âm nhạc Việt Nam. Bên cạnh nhạc tiền chiến, nhạc kháng chiến, nhạc tranh đấu, nhạc đỏ, nhạc vàng, nhạc sến… có nhạc Trịnh. Đó là sự thừa nhận và vinh danh của công chúng dành cho thiên tài âm nhạc này mà chưa nhạc sĩ nào, dù rất tài năng như Phạm Duy hay Văn Cao cũng không có được.
Nhạc Trịnh có đến hơn 600 ca khúc với những giai điệu và đặc điểm ca từ rất riêng không lẫn với ai khác. Đối với riêng tôi, có nhiều bài đã trở thành những bài hát chuyên chở tâm hồn mình và tâm hồn của cả một thế hệ. Tôi đã nghe và hát rất nhiều lần những bài ca đó trong từng cơn xúc động lặng lẽ hay sôi trào của tâm cảnh. Đôi khi không cần hiểu thấu đáo ca từ, chỉ là cảm nhận rất sâu xa, dịu dàng và đau đớn những gì thuộc về tình yêu và phận người, trong thời chiến tranh cũng như trong cuộc làm người đẹp đẽ, mong manh và đầy bi kịch.
13. Những lời ca viết về thân phận quê hương của Trịnh Công Sơn thì gây tranh cãi, nhưng nhiều người yêu thích tình ca họ Trịnh. Có một hay vài bài tình ca nào của Trịnh Công Sơn mà ông yêu thích? Tại sao?
- Tình ca Trịnh Công Sơn là những niềm riêng nhưng lại rất phổ quát ở những người biết yêu thương, giận hờn, nhớ nhung, đau khổ, cô đơn, phiền muộn, nghĩa là trải qua vô vàn cung bậc của cuộc tình người. Có khi “Chiều Chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu, tôi xin năm ngón tay em thiên thần, trên vùng ăn năn, qua cơn hờn dỗi, tôi xin năm ngón tay em đưa vào cô đơn”. Không ai khác, chính là ta nằm đó lắng nghe chính mình. Có khi như trong cơn mê, cảm nhận “Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại, cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây. Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa”. Rồi những khi đắm chìm trong suy niệm “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Hay âm thầm tự hỏi “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp trong tôi”. Và còn nhiều những rung động tinh tế khác của tâm hồn.
Những lúc đó, trong đêm khuya hay ngày vắng, một mình lại cất lên tiếng hát, hay dạo một khúc ghi-ta thánh thót, nghe đời hoang vu, thấy mình cô độc nhưng vẫn yêu đời, yêu người trong cuộc hành trình về nơi vô tận.
14. Ngày 01.04.2011 là kỉ niệm 10 năm ngày Trịnh Công Sơn mất, ông có dự định tham dự chương trình tưởng niệm nào không?
Tôi đang ở Sài Gòn. Trong những ngày này, nhiều nơi trong cả nước chuẩn bị cho những sinh hoạt kỷ niệm 10 năm ngày mất Trịnh Công Sơn. Nhiều tổ chức, ban nhạc, ca sĩ, phòng trà, quán café tổ chức các chương trình, live show, ra đĩa, ra sách kỷ niệm. Riêng tại Sài Gòn, sinh hoạt quy mô nhất vẫn là ở hội quán Hội Ngộ, làng du lịch Bình Quới ở quận Bình Thạnh. Đây là nơi hàng năm đều tổ chức chương trình nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Năm nay đêm nhạc có chủ đề “Trịnh Công Sơn – người ca thơ” sẽ diễn ra vào đêm 4-4.
Mấy năm trước đã có một lần tôi tham dự đêm tưởng niệm Trịnh Công Sơn ở đây, phải mất một giờ để gởi xe và một giờ để lấy xe ra sau khi tan cuộc vì người tham dự quá đông, đi như trẩy hội và con đường độc đạo đi vào khá chật hẹp. Năm nay nếu không có gì trở ngại, tôi cũng đi tham dự để xem có gì thực sự mới trong sinh hoạt này.
© Bùi văn Phú – TDBC
Nguồn: Damau.org
Hãy đọc bài của Nguyễn Đắc Xuân mới đăng trong báo Hồn Việt ( 4/ 2011 ) nói về bức thư của TCS viết cho Ngô Kha : bức thư là có thật, TCS đêm nào cũng ôm radio nghe đài phát thanh HN với lòng khâm phục, TCS hợp tác vời những nhân viên của thành ủy Huế và SGB.
Còn sự thật nào hơn để chối cãi???
Trích từ bài của Nguyễn Đắc Xuân:
Lê Khắc Cầm đáp:
- Điều đó rất khó nói. Nhưng anh Sơn biết tôi là cơ sở của Thành uỷ, làm việc với tôi có nghĩa là làm việc với Cách mạng.
- Phải chăng vì thế mà lúc ấy Trịnh Công Sơn có một ngôn ngữ viết chịu ảnh hưởng ngôn ngữ cách mạng?
Lê Khắc Cầm giải thích:
- Có lẽ. bởi vì lúc ấy, chúng tôi trong đó có Trịnh Công Sơn đọc rất nhiều sách báo từ chiến khu gửi vào và đặc biệt đêm nào cũng ôm cái radio nghe đài Hà Nội với sự ngưỡng mộ Cách mạng thì chuyện ngôn ngữ viết bài đấu tranh cách mạng bị ảnh hưởng là chuyện thường.
Có lẽ bác nvtncs muốn làm cho “ông bạn” Igazsag thoả lòng…nên nhận phần lỗi về mình là VNCH và nhân dân miền Nam? “Lòng thành thật” của Bác cũng như của nhân dân miền Nam đã bị csvn và đám tay sai lạm dụng!
–> Chỉ cần câu này của Bác thôi cũng đã đầy đủ ý nghĩa và nói lên tất cả:…
“Chúng tôi thua vì đảng CSBV rất gian trá, rất độc ác, đã thành công trong cuộc lừa bịp dân Bắc Việt, rằng miền Nam chúng tôi bị Mỹ đô hộ, bóc lột, nghèo khổ, đói kém.
Chúng tôi thua vì miền Nam chúng tôi có tự do, và vì cái tự do ngôn luận, tự do biểu tình đó, cho nên mới có những nhân vật như TTQuang, TNHạnh, Tiêu Dao Bảo Cự, Hoàng Phủ Ngọc Tường, TCS, Phạm Xuân Ẩn, DVMinh, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Hữu Thọ, vv…
Nếu ở ngoài Bắc, những người này đã “được đi mò tôm” tức khắc.…là cái chắc!
Cám ơn bác nvtncs!
—————————————
–> Nếu ông bạn Igazsag và những người đã một thời bên kia chiến tuyến (theo csvn) thật sự “quan tâm đến tương lai đất nước và muốn tìm hiểu sự thật” thì hãy bình tâm suy nghĩ, chứ đừng hoạnh hoẹ, và lòng vòng như thế!
Một bên (csvn) thì được cả một khối CSQT yểm trợ với vũ khí tối tân, còn bên kia (VNCH) phải đơn thương độc mã…bị Mỹ phản bội, cúp viện trợ, vũ khí, đạn dược, lương thực thiếu thốn mọi đàng, làm sao chiến đấu! Câu hỏi tự nó đã có câu trả lời?
Việt Nam chẳng phải của riêng ai
Của ANH của TÔI và của mọi người
Cộng Sản là lũ việt gian
Buôn dân bán nước giang san điêu tàn!
Đã 36 năm rồi, lại chỉ trao đổi trên online thôi mà ông Kiên vẫn chơi kiểu “người mình” và “không phải người mình”. (Lưu ý, ngay cả sự phân loại này của ông Kiên cũng chỉ là suy đoán, cảm tính. Who knows who is who?)
Nếu được coi là “người mình” như nvtncs thì thoải mái bình luận, thoải mái phê phán. Sau đó còn được cảm ơn.
Còn nếu bị cho là “phe kia” thì chỉ cần đưa ra câu hỏi (thay cho câu trả lời) là bị ông Kiên “huấn thị”: “thì hãy bình tâm suy nghĩ, chứ đừng hoạnh hoẹ, và lòng vòng như thế!”
Tôi rất tôn trọng ý kiến người khác nên hầu như chỉ đưa ra câu hỏi gợi ý, không thích đưa ra kết luận cá nhân. Tôi coi online forum là môi trường để tìm hiểu, trao đổi, và học hỏi thêm (nếu có thể), không phải là nơi tranh luận đến mức quyết liệt.
Cách phân biệt đối xử của ông không khác nhiều kiểu của công sản VN. Tôi không thích.
Còn muốn đi đến tận cùng sự việc thì tôi sẵn sàng.
Ông Igazsag viết : ” Cách phân biệt đối xử của ông không khác nhiều kiểu của CS VN” ??
Luận điệu của ông là cái luận điệu của CS . Người ta đọc là biết ngay ông là ai , thưa ông Igazzz !!
CSVN thắng rồi đã mang gì lại cho đất nước VN ? Rất mong ông hãy trả lời câu ấy.
Câu hỏi của ông Minh: “CSVN thắng rồi đã mang gì lại cho đất nước VN?” không liên quan gì đến ý mọi người đang bàn “Tại sao VNCH thua?”
Tuy nhiên, nếu ông Minh chưa biết “CSVN thắng rồi đã mang gì lại cho đất nước VN?” thì chịu khó tự tìm hiểu đi. Thông tin có đầy trên online.
Những chuyện còn lại tôi chờ ông Kiên lên tiếng rồi tôi sẽ trả lời một lần cho gọn.
(Còn cái “mũ cối” ông Minh tặng thì tôi xin nhận ngay nếu là mũ thật. Của hiếm đấy. Còn chỉ “tặng mồm” thì “Xưa rồi Minh ơi”. Nhàm lắm!)
Lại đánh trống lấp nữa rồi !
Chiến thắng rồi mà vác cái gông BẮC THUỘC đeo vào cổ như trâu vác lưỡi cày thì cái chiến thắng ấy có nghĩa gì mà phải hãnh diện ! Đến khi nào dân tộc VN mới đủ sức hất cái GÔNG ấy ra ??? lại thêm 1 ngàn năm tăm tối nữa chắc ??? Nếu không có cái chiến thắng đó, thì đất nước hôm nay cũng sẽ không có dân oan, không có Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, CHHV !!! Và sẽ không có phiên tòa rừng rú ngày 4/4, để những con khỉ ĐO ĐÍT cũng không có dịp để ngồi xổm trên hiến pháp mà …phóng uế !!!
Bạn Igazsag
Trung Kiên tôi không có ý đối xử “phân biệt” hay “kỳ thị” bên này hay bên kia! Thế nhưng, dù đã 36 năm qua rồi hay mãi mãi về sau thì trên diễn đàn…cái âm hưởng “bên này hay bên kia chiến tuyến” nó vẫn còn âm ỉ đâu đây! Đấy là vấn nạn và ảnh hưởng sau cuộc chiến, vả lại TK tôi phản biện từ câu nói này của bạn Bạn;
(Igazsag says:05/04/2011 at 13:27) Còn Tấn Cường có bao giờ tự hỏi:
1- Tại sao trong 20 năm Miền Nam không tìm cách đuổi sạch cs về miền Bắc? Tại sao không làm điều đó trước khi Mĩ nó bỏ?
2- Việc đánh mất miền Nam vào tay cs, để đất nước VN khốn khổ như ngày hôm nay có bao nhiêu phần là lỗi của chính quyền Miền Nam, của NHÂN DÂN miền Nam?
Và rất, rất nhiều câu hỏi khác nữa …
Có thể tham khảo thêm ý kiến của một đọc giả Mỹ về cái gọi là “Mỹ bỏ rơi VN”.”
Thưa Bạn, những câu hỏi ở trên giống như những chiếc gai nhọn đâm vào tim làm cho chúng tôi thêm nhức nhối!!!
1) Suốt hơn 20 năm chiến đấu, nhân dân miền Nam chỉ tự vệ chứ không tấn công, mong người anh em miền Bắc rút quân về…đừng gieo thêm tang tóc! Thế nhưng, như Bạn đã thấy…
2) Câu hỏi này có vô tâm quá không? Nếu bọn cướp tấn công, đột nhập vào nhà Bạn, vậy Bạn sẽ trả lời sao khi có kẻ hỏi Bạn như thế?
3) Bạn có một người “bạn thân” võ nghệ cao cường, trong lúc bọn cướp với vũ khí tinh xảo rình rập tấn công nhà Bạn, thế nhưng ông bạn kia ra đi, bỏ rơi Bạn để mặc cho bọn cướp muốn làm gì gì làm, vậy Bạn nghĩ sao, có trách thằng “bạn thân” vô tâm kia không?
–> Tôi hỏi là hỏi thế thôi, tôi tin là Bạn đã có câu trả lời…chẳng khác gì tôi! Nhưng thôi, nếu Bạn cùng nghĩ như tôi rằng:
Việt Nam chẳng phải của riêng ai
Của ANH của TÔI và của mọi người
Cộng Sản là lũ việt gian
Buôn dân bán nước giang san điêu tàn!
Thì “chúng ta” đã là một, (cho dù Bạn ở phía nào trước 1975 cũng không sao)!
Tôi tâm đắc câu này của Bạn: “Tôi rất tôn trọng ý kiến người khác nên hầu như chỉ đưa ra câu hỏi gợi ý, không thích đưa ra kết luận cá nhân. Tôi coi online forum là môi trường để tìm hiểu, trao đổi, và học hỏi thêm…“!
Tôi cũng mong như thế, chúng ta trao đổi trong tinh thần xây dưng để hiểu nhau hơn, và cùng nhau góp phần xây dưng một nước Việt Nam DÂN CHỦ – TỰ DO, một xã hội công bình và tốt đẹp hơn, Phẩm giá con người và Nhân quyền, luật pháp được tôn trọng, và một nhà nước pháp quyền (đúng nghĩa), cổ vũ cho một nên chinh trị đa nguyên và đa đảng…còn cái nhà nước csvn hiện nay thì cần phải bị đào thải, càng sớm càng tốt!
Chúc Bạn sức khoẻ, kiên cường và nhiều nghị lực!
Igazsag says:
05/04/2011 at 13:27
Còn Tấn Cường có bao giờ tự hỏi:
1- Tại sao trong 20 năm Miền Nam không tìm cách đuổi sạch cs về miền Bắc? Tại sao không làm điều đó trước khi Mĩ nó bỏ?
2- Việc đánh mất miền Nam vào tay cs, để đất nước VN khốn khổ như ngày hôm nay có bao nhiêu phần là lỗi của chính quyền Miền Nam, của NHÂN DÂN miền Nam?
Và rất, rất nhiều câu hỏi khác nữa …
Có thể tham khảo thêm ý kiến của một đọc giả Mỹ về cái gọi là “Mỹ bỏ rơi VN”.
——————————————
Những câu hỏi này rất chính đáng và chính tôi đã tự đặt ra cho tôi.
Tôi phải trung thực với chính mình, không thể̉ đổi lỗi cho người chung quanh.
Trước hết, tôi là người miền Nam, lớn lên, sống trong môi trường VNCH, không bị tuyên truyền.
Tôi yêu miền Nam nước tôi, mặc dù tất cã những khuyết điễ̉m của xứ tôi. Trước năm 1975, cứ mỗi khi bộ đội Bắc Việt đến “giải phóng” chúng tôi, là chúng tôi bỏ chạy toán loạn. Sau 1975, một số rất đông chúng tôi rời bỏ quê hương yêu dấu, nhẩy xuống biển ra đi. Chưa bao giờ tổ tiên, cha mẹ, anh em chúng tôi làm những điều này, ngay cả dưới thời An Nam đô hộ phủ, dưới thời Pháp thuộc, dưới thời ông Diệm, ông Thiệu.
Có rất nhiều lý do tại sao người miền Nam chúng tôi thua.
Những khuyết điểm của ông Diệm, ông Thiệu thì ai ai cũng đều biết cả rồi. Trên đời này có ai hoàn toàn? Những khuyết điểm đó là một trong số lý do tại sao chúng tôi thua. Tuy vậy, không ai có thể nói rằng ông Diệm không trong sạch, không yêu nước, không nghiêm chỉnh.
Chúng tôi thua vì đảng CSBV rất gian trá, rất độc ác, đã thành công trong cuộc lừa bịp dân Bắc Việt, rằng miền Nam chúng tôi bị Mỹ đô hộ, bóc lột, nghèo khổ, đói kém.
Chúng tôi thua vì miền Nam chúng tôi có tự do, và vì cái tự do ngôn luận, tự do biểu tình đó, cho nên mới có những nhân vật như TTQuang, TNHạnh, Tiêu Dao Bảo Cự, Hoàng Phủ Ngọc Tường, TCS, Phạm Xuân Ẩn, DVMinh, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Hữu Thọ, vv…
Nếu ở ngoài Bắc, những người này đã “được đi mò tôm” tức khắc.
Chúng tôi thua vì những nhân vật liệt kê trên.
Chúng tôi thua vì ông Thiệu dựa vào Mỹ thì nhiều, mà dựa vào dân thì ít hơn, và quá tin tưởng vào Mỹ.
Chúng tôi thua vì trong chiến tranh du kích, khi quân Mỹ đến làng, họ không biết ai là VC, ai là dân lành nên không dám “thẳng tay” trừng trị, vì người Mỹ tương đối nhân đạo. Nếu vào tay Đức Quốc Xã, thế chiến thứ hai hoặc quân phiệt Nhật thì chắc chắn họ sẽ thắng VC.
ở Pháp,hồi thế chiến thứ hai,mỗi khi một người lính Đức bị ám sát, quân Đức đem 100 người Pháp ra xử tử. Cả nước Pháp êm như ru, yên ổn đến ngày Anh Mỹ tới cứu.
Chúng tôi thua vì trong chiến tranh vừa rồi, chúng tôi không có môt thái độ dứt khoát, MỘT CHẾT, MỘT CÒN, với hiểm họa CSVN. Vì lãnh đạo chúng tôi kém.
Người giỏi trong Nam có, nhưng có lẽ không được trọng dụng và cũng muốn độc lập đối diện với Mỹ. Hoặc người giỏi không theo VC thì bị VC ám sát như giáo sư NVBông, thạc sĩ Luật Khoa đại học Balê, chứ không phải như GS phó tiến sĩ Hoàng Tụy.
Nhưng những câu hỏi sau đây tôi vẫn chưa tìm được trả lời thỏa đáng:
Tại sao Mỹ kính nể người dân Nhật, sau thế chiến, người dân Nam Hàm năm 50-53, hơn người dân VN trong chiến tranh VN?
Tại sao nước tôi nhiều Bars, nhiều cave, nhiều con lai hơn ở Nhật, ở Đại Hàn?
Tại sao quân Mỹ giao thông khắp Sàigòn, mà không ở trong trại lính xa thành thị, xa mắt dân chúng VN tôi?
Tại sao người dân tôi không tránh xa lính Mỹ ra mà cứ sán tới họ?
Tại sao, đối với lính Mỹ, dân tôi không nghiêm chỉnh hơn, tự trọng hơn?
Có phải vì dân tôi vui vẻ, thân thiện hơn là dân lầm lì miền Bắc Á chăng?
Bất chấp tất cả, tôi sẵn sàng đổi cái thắng của CSVN lấy cái thua của miền Nam chúng tôi.
Trong chiến tranh giữa độc tài và tự do, phe tự do bao giờ cũng yếu thế. Đó là bản chất, là khuyết điểm của phe tự do.
Nhưng có lẽ lý do lớn nhất của sự thất bại của miền Nam chúng tôi là:
Người Nam ở thành thị lớn, xây dựng, giúp đỡ chính phủ mình thì ít mà trái lại, chỉ trích, đập phá, biểu tình, chống đối thì rất hăng.
Nghe lời tuyên truyền mật ong, lời hứa hão huyền của CSVN thì sao dễ thế!
Người Việt chúng ta quá tuyệt đối, đòi hỏi chính phủ của mình phải hoàn toàn, hoàn hảo. Và người đảo chính cứ tưởng rằng mình giỏi hơn người đang cầm quyền, có biết đâu điều chỉnh một quốc gia, đồng thời đương đầu, một mặt với Mỹ, đằng kia với cuộc xâm lược của CSBV, đâu phải là dễ. Than ôi, cái ngu sao chữa được!
Người đảo chính thì không biết tài năng hạn hẹp của chính mình mình, và tài năng của người mình định lật đổ.
Ignorance is fixable but stupidity is not.
Bác nvtncs phân tích rất hay. Nhưng thực sự mà nói nếu vào năm 1975 Bắc CS bị cúp viện trợ vĩnh viễn như Nam VN, thì các anh bộ đội BV xách dép râu …hồi hương ngay không cần phải mở chi cái hội nghị Balê !! Nếu VNCH không bị cúp viện trợ thì muôn đời sẽ chẳng có ngày 30/4/1975 . Cảm ơn bác đã trả lời quá hay.
Cac bab Viet kieu oi lich su da an bai roi.cac bac dao boi len phan xet lam gi.Thoi buoi kho khan lo di lam ma kiem song di thoi.
…
(BBT cắt vì lý do không đánh dấu tiếng Việt)
Bác Mot Khuc Ruot, noileo phát ngôn “ghê” quá.
Bọn con gái đọc comments của các bác chắc “vãi ra quần”.
Còn tôi thì tin rằng nếu quay lại được thời điểm trước năm 1975 chắc bộ đội cộng sản miền Bắc không có cửa sống. Vài trăm nghìn lính Bắc Việt gày quắt, môi thâm do sốt rét làm sao mà mò xuống đồng bằng, về Sài gòn quậy phá được. Có mà chạy mất dép.
Thế mà mấy thằng cà chớn đó vẫn cứ cưỡng “hiếp ngon” lành. Điên thật!
Càng nghĩ càng thấy điên!
Ông Igazzz gì đấy ,Sao ông không tự hỏi mình 20 năm nội chiến sao không chiến thắng mà đợi đến VNCH mất viện trợ thì CSBV thắng ? Cái chiến thắng 30/4/1975 là chiến thắng cho ai ? mà 36 năm sau thì mất HS -TS, biên giới , lãnh hải , tài nguyên ???
Còn Tấn Cường có bao giờ tự hỏi:
1- Tại sao trong 20 năm Miền Nam không tìm cách đuổi sạch cs về miền Bắc? Tại sao không làm điều đó trước khi Mĩ nó bỏ?
2- Việc đánh mất miền Nam vào tay cs, để đất nước VN khốn khổ như ngày hôm nay có bao nhiêu phần là lỗi của chính quyền Miền Nam, của NHÂN DÂN miền Nam?
Và rất, rất nhiều câu hỏi khác nữa …
Có thể tham khảo thêm ý kiến của một đọc giả Mỹ về cái gọi là “Mỹ bỏ rơi VN”.
Ý kiến của Igazsag ngày càng lộ rõ tung hỏa mù
nhằm đánh tráo nguyên nhân và hậu qủa.
Thôi thì nêu ra cái kịch bản như sau cho dễ hiểu.
Một nhà nọ có 2 anh em,một tên lành nghề cướp
giật còn anh kia hiền lành ngây thơ thì sống thế
nào được cơ chứ ? Đã thế tên ăn cướp này còn
học thủ đoạn từ Nga,Tàu về để khủng bố bất cứ ai
giúp đỡ anh kia thì chỉ có “từ bị đuổi khỏi nhà đến
phải tìm chổ ở mới” mà thôi ! Viết rõ ràng thế,có
hiểu không nhỉ ?
“Điều đáng lên án là những gì đảng cs VN làm SAU ngày 30/04/1975.
(Tương tự, sự kiện người mẹ sinh con không thể bị lên án vì lý do sau này đứa con trở thành tội phạm.) (Igazsag says)
Hiếp dâm là một hành động tội phạm cần phải bị lên án.
Hành động hiếp dâm có thể sinh ra một đứa bé!
Mặc dầu vẫn lên án hành động hiếp dâm, người ta vẫn phải đón nhận yêu thương nuôi nấng đứa bé sinh ra tự hành động tội phạm hiếp dâm.
Mặc dầu vẫn sẵn sàng nuôi dưỡng đứa bé sinh ra từ một hành động tội phạm hiếp dâm, nguời ta vẫn không vì thế mà không lên án hành động tội phạm hiếp dâm.
Cuộc “thống nhất VN” ngày 30 -4-1975 cũng giống như một đứa bé sinh ra từ một hành động tội phạm hiếp dâm. Một mặt người ta vẫn sẵn lòng nuôi duỡng đứa bé, mặt khác, không vì sẵn lòng nuôi dưỡng đứa bé, mà không nói rằng ngày 30-4-1975 là một ngày ô nhục cho VN, mà.không lên án hành động tội phạm hiếp dâm của cộng sản hồ chí minh tàn dân hại nuớc.
Từ ngày 30-4-1975 ô nhục đó cả 2 miền bắc nam Việt nam bị đặt dưới ách cai trị thống nhất của ác quỷ cộng sản, từ ngày ô nhục đó mầm mống dân chủ tự do pháp trị nhân quyền thịnh vuọng của VN bị tiêu diệt, gây nên hậu quả bi thảm ngày nay cho Việt nam: lãnh thổ ngày càng bị thu hẹp, bị Việt cộng cắt dâng cho tàu cộng, kinh tế lụn bại tụt hậu, đạo đức băng hoại, giáo dục u tối, nhân tâm ly tán, nhà cầm quyền là một bầy ác quỷ….
Nếu không có ngày 30-4-1975 ô nhục đó cho Việt nam, những tội ác của cộng sản Hồ chí Minh sẽ bị giới hạn chỉ trong phạm vi miền bắc VN, như tội ác của Hàn cộng chỉ giới hạn tại bắc Hàn, “Triều tiên”, hiện nay.
Vì có ngày 30-4-1975 ô nhục ấy chi Việt nam mà tội ác cộng sản Hồ chí minh phát tán & bành trướng trên toàn cõi Việt nam, vì thế mà nói ngày 30-4-1975 là ngày ô nhục cho Việt nam.
Những luận điệu ra cái điều hối tiếc dùm cho giặc cộng, kiểu “cộng sản đã phạm những sai lầm, đã bỏ lỡ cơ hội sau ngày thống nhất”, hoặc ví von tội ác cộng sản sau ngày 30-4-1975 trên toàn cõi VN như một đứa con hư của một người mẹ tốt, “sự kiện người mẹ sinh con không thể bị lên án vì lý do sau này đứa con trở thành tội phạm”, nhằm bênh vực cho tội ác cộng sản, nhằm bênh vực cho cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, cuộc chiến tranh Hồ chí Minh 20 năm người Việt ta giết người Việt mình, nhằm thoả mãn tham vọng quyền lực bệnh hoạn của Hồ chí Minh & csvn, nhằm bành trướng chủ nghĩa cộng sản ác quỷ trên toàn VN, đều là hoàn toàn sai lầm!
Những luận điệu trên làm như thể cộng sản chỉ mới lỡ phạm tội ác đối với nhân dân đất nuớc VN sau ngày 30-4-1975 khi chúng chiếm đuọc VNCH!
Nghe phát bịnh!
Những luận điệu ấy cố vẽ vời bia đăt ra khung cảnh, ra cái điều làm như thể cộng sản đã chỉ tình cờ phạm tội ác đối với nhân dân đất nuớc Việt nam ở miền Nam sau 30-4-1975…, còn truớc đó, truớc 30-4-1975 cộng sản rất tử tế với người dân đất nuớc VN ở miền bắc
Nghe phát bịnh!
Trong khi thực ra những tội ác của cộng sản thực thi trên miền nam, là những điều tất nhiên cộng sản sẽ áp dụng khi chiếm đuọc miền nam, bởi vì bản chất & thuộc tính & đường lối & chính sách cộng sản là như vậy, bởi vì dưới ách cai trị cộng sản thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy!
Trong khi thực ra những tội ác của cộng sản thực thi trên miền nam là những tội ác có dự mưu, đã đuọc lập trình rất chi tiết cặn kẽ ngay từ khi cộng sản Hồ chí Minh cắt HS & TS dâng cho tàu cộng để đuọc Tàu cộng cung cấp những hỗ trợ về chính trị, về từng hạt gạo, cây kim sợi chỉ, viên đạn khẩu súng để đi xâm lăng VNCGH bành trướng chủ nghĩa cộng sản ác quỷ trên toàn cõi VN.
Sau 30-4-1975, Việt cộng đưa những công chức & đảng viên là người miền bắc vào cai trị miền nam, lại là một hành động tình cờ ngoài dự mưu?
Lật đổ hệ thống “măt trận giải phóng” là một hành động tình cờ & sai lầm đáng tiếc ngoài dự mưu?
Bắt giam & đầy ải các cựu sĩ quan, công chức VNCH trong các “trại cải tạo” không biết ngày về, lại là một sai lầm tình cờ đáng tiếc ngoài dự mưu của cộng sản?
“Cải tạo tư sản”, trấn lột tài sản người miền nam lại là một sai lầm tình cờ ngoài dự mưu của cộng sản?
Đầy người dân thành thị miền Nam đi vùng kinh tế mới để cộng sản miền bắc vào chiếm đoạt nhà cửa, lại là một sai lầm tình cờ ngoài dự mưu?
Nghe phát bịnh!
Cộng sản & Hồ chí Minh bưng bít thông tin & nhồi sọ thông tin, lường gạt & cưỡng ép hàng triệu thanh niên tử tế người Việt miền bắc xâm nhập vào VNCH giết hại hàng triệu thanh niên tử tế người Việt miền nam suốt trên 20 năm chỉ nhằm vào mục đích đặt 2 miền Việt nam dưới ách cai trị thống nhất của cộng sản, để thi hành tại miền nam những gì chúng đã thi hành tại miền bắc.
Những gì xảy ra tại miền nam sau 30-4-1975 là những điều đã đuợc hoạch định từ khi, nếu không muốn nói là từ truớc khi cộng sản Hồ chí minh có kế hoạch cụ thể đánh chiếm miền nam.
Đừng có nói những tội ác cộng sản thi hành tại miền nam sau 30-4-1975 như là những sai lầm tình cờ, như là một đứa trẻ hư sinh ra bởi người mẹ hiền…, rồi làm bộ, như mấy tay trí thức bắc hà & trí thức cộng sản & trí thức xã nghĩa & trí thức giải phóng chuyên nghề làm chứng gian, suýt xoa “tiếc thay” cho cs đã có những sai lầm, tiéc thay cho cộng sản đã “bỏ lỡ cơ hội”!
Miền Nam tất phải trải qua địa ngục như vậy một khi bị đặt dưới ách cai trị cộng sản, cũng như miền Bắc đã bị như vậy khi miền bắc bị đặt dưới ách cai trị cộng sản, cũng như các quốc gia Đông Âu đã phải bị như vậy khi bị đặt dưới ách cai trị cộng sản, không có gì là sai lầm (theo lập truòng cộng sản), không có gì là “tình cờ & số trời” như luận điệu “một người mẹ hiền không may sinh ra đứa con hư..” ! Tào lao, ngớ ngẩn!
Nếu có cái “tình cờ & số phận” nào đó thì chính là sự xụp đổ của đế quốc cộng sản Liên xô khiến bọn cộng sản hồ chí minh chuyên nghề tay sai Nga tàu cộng bị hỏng giò, sau cùng để sống còn phải dở trò đổi mới ba vạ, bắt chuớc VNCH, mà bắt chuớc theo cung cách đê tiện, nhưng cũng nhờ vậy mà người dân VN mới có chút không khí để thở, chứ cứ mà còn “Liên xô anh em”, thử xem dễ gì mà Cu ba “qua mặt” đuọc Việt nam xã nghĩa!
Bỏ đi cái luận điệu xút xoa tiếc thay dùm cho Việt cộng “đã phạm những sai lầm”, bỏ đi cái luận điệu “không nên trách người mẹ vì đứa con hư”.
“không nên trách người mẹ vì đứa con hư” là điều rất đúng, nhưng áp dụng vào trường hợp tội ác cộng sản sau 30 – 4 1975 trên toàn cõi VN, lại là điều hoàn toàn sai.
chung ta nen cong nhan mot dieu la trinh cong son la nhac si co tai
duoc nhieu nguoi ua thich
Thật ra,ông TDBC.đang lợi dụng những bản nhạc than vãn thân phận da vàng của TCS.để “chạy tội” hay
giảm nhẹ tội cho chính ông đã góp phần tạo ra thảm họa của đất nước ngày hôm nay mà thôi !
Nói cho cùng,TCS.là sản phẩm của miền Nam tự do,chứ ở miền Bắc thì ông chắc đã bị dìm xuống tận
đáy bùn đen như những nhân tài hữu dụng hơn ông rất nhiều cỡ NMTường,”một kẻ bị dứt phép thông công”,cỡ TĐThảo đi chăn bò v.v. hay những văn nghệ sĩ Trần Dần,Lê Đạt,Phùng Cung,Phan Khôi v.v. bị
xúc phạm danh dự và nhân phẩm đến thân tàn ma dại,một cách cực kỳ bỉ ổi,đê tiện !
Và mỉa mai thay,chế độ VC.lại vơ vào tên tuổi của TCS.làm của mình ! Điều này xét ra cũng không có
gì lạ trong chế độ chuyên “ăn mày” uy tín và “dựa hơi” của người khác mà Hồ chủ tiệm đã dạy cho
đám tôi tớ của mình.Cứ nhìn những trường hợp Đặng Thái Sơn và Ngô Bảo Châu thì biết rõ ngay,chứ
chưa nói trong lãnh vực chính trị.
ĐTS.nhờ giáo sư âm nhạc người Nga không những giúp đào tạo mà còn giúp đỡ những việc lặt vặt
như trang trải tiền tàu xe,may áo quần để đi Ba Lan dự thi mà sứ quán VN.không thèm đếm xỉa gì
đến,thế nhưng khi thành công thì chúng nhào vào giành hết công lao cho chế độ của chúng.Tởm !
Gần đây nhất có NBC.thì ai cũng biết rồi,khỏi nhắc lại.
Về ý kiến của Igazsag thì thống nhất kiểu Polpot ô nhục là hiển nhiên rồi,còn cãi chầy cãi cối làm
gì nữa ! Tần Thủy Hoàng cũng chẳng khá hơn bao nhiêu do tên buôn vua Lã Bất Vi qúa thủ đoạn.
Thống nhất trong tình anh em một nhà thì được,chứ áp đặt chế độ dã man thì vất đi !
Ông Tiêu Dao Bảo Cự này đến hôm nay vẫn chưa chịu mở mắt !!! Sao ông không thấy cái hành vi đấu tranh chống phá VNCH ngày xưa của ông là CÓ TỘI với lịch sử ?? Thật buồn cười những người mệnh danh là trí thức !! Sao ngày đó ông không nghỉ rằng CSBV đang làm nhiệm vụ CỎNG RẮN CẮN GÀ NHÀ , ngày 30/4/1975 mà ông gọi là thống nhất ấy là ngày khơi mào kẹp cái gông BẮC THUỘC vào đầu dân tộc!
Cũng vì Việt nam có nhiều loại trí thức kiểu Trinh Công Sơn nên đến bây giờ, năm 2011, đất nước và con người Việt Nam vẫn tăm tối, u mê, tụt hậu, không văn minh, không học hỏi được gì tiến bộ và phú cường của nhân loại. Trí thức kiểu Trịnh công Sơn thì tôi, Tòng Võ, thà làm dân ngu không trí thức. Trí thức là hiểu biết, có tầm nhìn xa rộng hơn người không trí thức, biết đâu là đúng là sai, la tiến bộ, là tụt hậu, cái gì là văn minh phú cường. Vậy có đáng chó loại người làm văn hóa như Trinh cong Sơn, hay khoa học như Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn hữu Thọ, Nguyễn thái Bình, Huỳnh Tấn Phát v.v… được gọi là trí thức mở mang ?
Nói ra chi đáng buồn cho loại trí thức hạng F : Trinh cong Sơn, Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn hữu Thọ, Nguyễn thái Bình, Huỳnh Tấn Phát .