WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Dân có quyền lật đổ chính phủ”

Trước phiên xử TS Cù Huy Hà Vũ, nhà bất đồng chính kiến, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC Việt ngữ vào tối 03/04 rằng việc chỉ trích Thủ tướng và kể cả ý định lật đổ chế độ là không có gì sai.

“Việc người dân chỉ trích thủ tướng hay các vị lãnh đạo cao cấp trong chính quyền Việt Nam là chưa có tiền lệ”.

“Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là người tiên phong đòi lại quyền công dân chính đáng của mình, tức là người dân có quyền phê phán chính phủ, và có quyền lật đổ chính phủ”, ông nói.

“Lãnh tụ tối cao của Việt Nam, ông Hồ Chí Minh từng nói rằng nếu có độc lập mà không có tự do, dân không được hạnh phúc thì cái độc lập đó cũng chẳng có ý nghĩa gì”.

“Chính phủ mà không làm trọn nhiệm vụ của mình, và không thỏa mãn yêu cầu của người dân thì người dân có quyền lật đổ chính phủ đó”.

“Cái đó không phải là của phương Tây hay nơi xa lạ mà là từ ý nguyện của lãnh tụ cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam”.

——————————————————–

MỖI NGƯỜI LÀ MỘT CÙ HUY HÀ VŨ!

Mỗi người là một Cù Huy Hà Vũ:

Cây nhân quyền, dân chủ nở hoa;

Nam Quan, Hoàng sa, Trường Sa,

Tục Lãm, Bản Giốc chung mái nhà Việt Nam.

Mỗi người là một Cù Huy Hà Vũ:

Đảng gần dân, Chính phủ bớt quan liêu;

Giá gương che phủ nhiễu điều;

Giáo lương đoàn kết, giàu nghèo sẻ chia.

Mỗi người là một Cù Huy Hà Vũ:

Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;

Vỡ òa sức sống cạnh tranh,

Đảng là đầy tớ trung thành của dân.

Mỗi người là một Cù Huy Hà Vũ:

Thực thi bài dân chủ vỡ lòng;

Vượt qua sóng gió Biển Đông,

Đẩy thuyền hội nhập cộng đồng gửi trao.

Mỗi đấng mày râu – một Cù Huy Hà Vũ,

Và phu nhân như Thục nữ  Nguyễn Dương Hà:

Nguyên khí hội tụ, thăng hoa,

Một trang sử mới nước nhà vào Xuân.

2/4/2011

TS Trần Nhơn

Nguyên thứ trưởng bộ Thủy Lợi

—————————————————–

PHẠM THANH NGHIÊN

UẤT ỨC CÙNG BIỂN QUÊ TÔI

Trong hương thơm hoa nhài thoảng đưa từ Bắc Phi và Trung Đông, nghe âm vang lời kêu gọi dù lẻ loi nhưng rất dũng cảm của bác sỹ Nguyễn Đan Quế, bỗng nhớ đến cô gái Hải Phòng từng gửi đơn lên nhà nước Việt Nam xin biểu tình. Và, chính cô đã từng đi từ Hải Phòng lên Hà Nội, xuống đường biểu tình.

Thầy giáo Nguyễn Thượng Long nhớ lại: “Tôi còn nhớ vào hồi 19h 42 phút ngày 07/12/2007 trong lúc tôi đang thả bộ trên đường Lê Văn Lương thì điện thoại của tôi nhận được một tin nhắn của một số máy lạ có nội dung: “Sẽ có cuộc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc vào 9h ngày 9/12/2007”. ( 1 )

Ngày ấy, hình ảnh cô gái “mảnh mai, gầy yếu đeo cặp kính trắng rất giản dị. Tôi thấy mỗi lần cháu hô to: “Hoàng Sa – Trường Sa!”, lập tức các bạn cháu đồng thanh hô đáp lại: “Việt Nam!” đã làm ông thấy “Từ giây phút đó cảm hứng về Tổ quốc, về Đất nước, về Dân tộc… như bừng sáng, như rực cháy …” . Ngày ấy:

“Tôi nhớ tôi đã lọt thỏm vào một đám đông thanh niên, sinh viên và học sinh đang vô cùng phấn khích trước cổng đại sứ quán Trung Quốc… Đứng gần tôi là một cháu gái mảnh mai, gầy yếu đeo cặp kính trắng rất giản dị. Tôi thấy mỗi lần cháu hô to: “Hoàng Sa – Trường Sa!”, lập tức các bạn cháu đồng thanh hô đáp lại: “Việt Nam!”. Tiếng gọi tên Tổ Quốc vang lên từ những lồng ngực trẻ nhanh chóng cộng hưởng thành một trường âm thanh hào hùng lay động, lan ra xa tắp. Bất ngờ cháu gái đó nhận ra tôi, cháu hét lớn: “Các bạn ơi! đưa mic cho thầy Long đi!”. Tôi bỗng quên cả tuổi tác, nhanh chóng hoá thân tuyệt đối vào sinh hoạt của các em. Từ giây phút đó cảm hứng về Tổ Quốc, về Đất Nước, về Dân Tộc… như bừng sáng, như rực cháy trong tôi nhanh chóng đưa tôi chìm sâu vào trạng thái như bị thôi miên đến nghẹt thở”.( 2 )

Theo Phạm Thanh Nghiên: “Sự kiện ngày 9/12/2007 biểu thị cho quyết tâm của người Việt Nam kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, hải đảo của tổ quốc chúng ta. Nó cũng gửi lời cảnh cáo đến những kẻ bạc nhược trong chính quyền, hy vọng họ có thái độ mạnh mẽ hơn nữa với chính phủ Trung Quốc, khiến họ phải dè chừng trong mục tiêu lấy quyền lợi chung của dân tộc hay quyền lợi riêng của đảng thống trị đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ với Trung Quốc. Nó cũng cảnh báo rằng, bất chấp ngăn cấm, người dân Việt Nam đã bắt đầu có ý thức tham gia các sinh hoạt chính trị thay vì bỏ mặc, buông xuôi cho chính phủ”. ( 3 ).

Cô lên án: “Đảng cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc cấm đoán người dân tham gia vào các sinh hoạt chính trị, trong biểu tình. Chính sách này đã làm cho người dân thấp kém cả về dân trí lẫn dân khí, đẩy cộng đồng vào tâm thế ỉ lại, phó mặc ”. ( 4 )

Cô tiếp tục công khai xin biểu tình vì hiểu rằng: “Biểu tình, là hành vi hợp pháp, chính đáng của quần chúng để tỏ thái độ phản đối một chủ trương, chính sách đối nội hoặc đối ngoại của nhà cầm quyền can dự tiêu cực đến quyền lợi chung của cộng đồng. Biểu tình đã được thừa nhận trong Hiến pháp Việt Nam và trong Công Ước Quốc tế về quyền con người mà Việt nam đã tham gia ký kết… điều 69 trong Hiến pháp Việt Nam- 1992 ghi: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin, có quyền được hôi họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” ( 4 ). Ngày 17 tháng 6 năm 2008, cô chính thức đệ đơn lên chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xin biểu tình. Lời lẽ trong đơn thật rành rọt:

“Chiếu theo quy định dưới luật trong Nghị định 38/CP, chúng tôi làm đơn này xin tổ chức một buổi biểu tình. Mục đích, ý nghĩa, thời gian và địa điểm như sau:

1- Mục đích, ý nghĩa: Yêu cầu Chính phủ có biện pháp kiềm chế lạm phát (Các băng rôn có những câu mang nội dung trên).

2- Thời gian: trong khoảng 13 h 30’ đến 15h vào ngày 16/7 năm 2008.

3-  Địa điểm: Tập trung để xuất hành trước cửa Bưu điện Bờ hồ, sau đó đi vòng quanh bờ hồ Hoàn Kiếm.

4- Thành phần tham gia: Tất cà người làm công ăn lương, trong đó có cán bộ công nhân viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang v.v… (và bất cứ cá nhân, tập thể nào có nhu cầu).

5- Số lượng người tham gia: Lúc cuộc biểu tình hình thành và xuất phát sẽ có khoảng 200 người. Sau này số người tham gia không tính được trước; vì lạm phát ảnh hưởng đến đời sống hàng triệu người dân.

6- Cuộc biểu tình này diễn ra trên tinh thần ôn hoà, chúng tôi không cho phép người tham gia biểu tình do chúng tôi tổ chức đập phá các cửa hàng, nhà băng… như tại các nước Âu, Phi, Mỹ Latinh, hoặc Thái Lan khi Chính phủ quốc gia họ bất lực trong việc kiềm chế lạm phát và khủng hoảng kinh tế, cũng không để xảy ra mất trật tự, an toàn xã hội và giao thông công cộng.

7- Chúng tôi đề nghị cơ quan công quyền cắt cử lực lượng cảnh sát giám sát và bảo vệ cuộc biểu tình khi đó “theo đúng quy định của pháp luật ”. Cương quyết trừng phạt những cá nhân có hành vi ngăn cản hoặc phá hoại cuộc biểu tình” ( 5 ).

Cô tố cáo sự tráo trở: “Đảng cộng sản Việt Nam khi chưa cầm quyền đã cổ vũ cho quyền biểu tình của quần chúng nhân dân. Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam đều ghi lại những cuộc biểu tình do người cộng sản xúi giục đòi “dân cày có ruộng”, đòi “dân sinh dân chủ”, đòi “ tăng lương, giảm giờ làm ”…

Nhưng khi đảng cộng sản nắm được quyền hành trong tay, dù khi thảo Hiến pháp họ công nhận người dân có quyền “đòi” nhưng thực tiễn thì họ cấm người dân đòi bất cứ điều gì. Ngay cả đòi Trung Quốc ngừng thôn tính lãnh thổ, hải đảo của tổ tiên để lại cho dân tộc ta, trong đó có cả họ nữa ” ( 4 ).

Thái độ đàng hoàng như vậy, lý lẽ đanh thép như vậy lẽ ra phải được nghiêm túc tiếp thu hoặc tỏ thái độ trân trọng, nhưng không, người ta đã sai công an sách nhiễu, trấn áp, đe dọa rất nhẫn tâm: “…Ngoài hai lần tôi được mời lên cơ quan công an thì thỉnh thoảng người của phòng PA38 lại đến nhà. Họ gặp riêng anh trai của tôi, gần như chỉ thị anh trai tôi phải giám sát tôi. Theo như họ nói thì họ phát hiện được âm mưu các ông Nguyễn Thanh Giang, Vũ Cao Quận, Nguyễn Xuân Nghĩa cử tôi đưa tài liệu “phản động” vào miền Nam cho ai đó… Họ cảnh báo chung cho cả gia đình tôi biết rằng những đối tượng “phản động” kia nếu bị bắt thì dù chỉ có mối quan hệ dân sự, tôi cũng bị liên đới. Anh trai tôi cũng sợ, mẹ tôi lại càng sợ hơn. Từ đó tôi như bị cầm tù tại nhà” ( 3 ).

Không được biểu tình tuần hành, cô biểu tình ngồi. Cô tuyên bố: “Trong sự ý thức về trách nhiệm của một công dân Việt Nam, trong tinh thần Tổ Quốc trên hết, tôi quyết định sẽ toạ kháng ngay trước nhà của tôi khởi từ ngày 14 tháng 9 năm 2008 trở đi để phản đối hành động bán nước, dâng hiến Hoàng Sa và Trường Sa” (  6 ).

Cô tự ý thức: “Giải giang sơn gấm vóc mà chúng ta có được ngày hôm nay đã nhuộm thắm mồ hôi, xương máu của biết bao công dân Việt Nam đầy lòng ái quốc. Trong trách nhiệm của một con dân Việt Nam, trong sự biết ơn và trân quý những hy sinh xương máu của tổ tiên, tôi tự cho mình có bổn phận phải tiếp nối truyền thống bảo vệ và gìn giữ đất nước. Sự gìn giữ và bảo vệ không chỉ đơn thuần ở từng mét vuông lãnh thổ mà còn là danh dự và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Sự gìn giữ và bảo vệ này nằm trong tinh thần Tổ Quốc trên hết, đứng trên mọi bất đồng về ý thức hệ, chính kiến, tổ chức và đảng phái”. ( 6 )

Cô ký thác sứ mệnh thiêng liêng ấy vào tất cả chúng ta và tin tưởng: “Chúng ta không thể buông xuôi. Vì mọi sự thờ ơ và buông xuôi sẽ dẫn đến những hành động bán nước tiếp diễn trong tương lai. Chúng ta, không những phải nỗ lực lấy lại những gì đã mất, mà còn phải ngăn chận những gì sẽ mất trong tương lai. Một người, chúng ta sẽ không thành công. Một ngày, một tháng, một năm … Một ngày, một tháng, một năm là quá ngắn để đạt được mục đích. Nhưng với nhiều công dân Việt Nam, bằng trách nhiệm, lương tâm và lòng yêu nước, bằng chiều dài cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ thành công trong việc tiếp nối sự nghiệp cứu nước và giữ nước của tiền nhân” (  6  ) .

Cô chỉ ngồi tọa kháng trong nhà cô, thế mà người ta đã huy động một lực lượng công an hùng hậu đông tới trên dưới 20 người vây bắt cô. Tại phiên tòa, luật sư Trần Vũ Hải đã trình bày lý lẽ rất thuyết phục: “… chị Nghiên có trữ một số tài liệu của một số nhà hoạt động nổi tiếng như ông Nguyễn Thanh Giang, ông cựu chiến binh Vũ Cao Quận, cố trung tướng Trần Độ – bài ‘Rồng Rắn’. Họ cho rằng đó là những tài liệu chống nhà nước. Phía Viện Kiểm sát cho rằng những tài liệu đó Bộ Văn Hóa- Thông tin cấm. Chúng tôi đã kiểm tra lại và thấy chỉ cấm lưu hành mà thôi, không thấy nói gì về vấn đề nội dung; không kết luận là những bài viết đó có nội dung chống nhà nước hay không. Có thể có phê phán: nếu những bài viết đó có nội dung chống nhà nước thì phải chăng các tác giả cũng phải chịu trách nhiệm; nhưng ở đây có ai yêu cầu chịu trách nhiệm về các tác phẩm ấy đâu!

Viện Kiểm sát trong cáo trạng cũng chưa nêu rõ các tác phẩm ấy chống nhà nước ở điểm gì? Tôi lập luận là có những tác phẩm của những nhà hoạt động nổi tiếng cũng không được lưu hành như hồi ký của ông Đoàn Duy Thành nhưng không ai có thể nói chống nhà nước XHCN được, có thể có phê phán nhưng không phải chống” ( 7 ).

Về phần Phạm Thanh Nghiên, cô đã từng bộc bạch tâm can: “ Tôi mong các anh hiểu rằng chúng tôi đấu tranh để có nền Dân chủ thật sự, để có một thể chế chính trị đa nguyên đa đảng thay thế thể chế chính trị độc đảng chứ không phải để lật đổ đảng cộng sản. Và khi có sự cạnh tranh lành mạnh trên chính trường thì đảng cộng sản Việt Nam vẫn có thể lãnh đạo đất nước nếu thật sự xứng đáng và được nhân dân tin tưởng. Cá nhân tôi biết rằng trong hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam có nhiều những người tài giỏi và đức độ. Và ngay cả những người công an các anh cũng có những người rất nhân hậu. Tôi không đồng tình với ai đó cho rằng tất cả những đảng viên đảng cộng sản đều xấu. Hay phải xoá bỏ đảng cộng sản, tôi không đồng tình như vậy. Các anh có biết khi tôi gặp gỡ các nhà Dân chủ, họ nói với tôi những gì không? Họ luôn muốn tôi ghi nhớ rằng, khi làm việc với công an phải tỏ ra khiêm tốn, lễ phép. Và nhất là phải ghi nhớ công an cũng là đồng bào ruột thịt của mình, phải thương yêu họ. Họ đã dặn tôi phải như thế đấy, trong khi chính những con người này đã bị chính công an đàn áp chỉ vì họ dám lên tiếng đấu tranh, nhiều ngườì trong số đó đã bị tù đày, vậy mà họ vẫn nhắc nhở nhau điều đó. Khi tôi tiếp xúc với những người đấu tranh Dân chủ, tôi cảm nhận được đó là những con người rất nhân hậu, dũng cảm và có nhân cách cao thượng. Chúng tôi gặp nhau để cùng thăm hỏi, động viên nhau, để nhắc nhau những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống chứ không phải để bàn chuyện lật đổ đảng cộng sản như các anh vẫn gán ghép. Tôi mong các anh hiểu được điều này.Và đó cũng là cách hành xử rất khác nhau giữa những người đấu tranh Dân chủ và những người công an các anh.Tôi ước mong một ngày các anh hiểu ra điều ấy và đối xử với chúng tôi như chúng tôi đã đối xử với các anh ” ( 8 )

Thế mà họ vẫn đang tâm kết án cô 4 năm tù giam và 3 năm quản chế, để rồi cho đến hôm nay, giữa những ngày lạnh giá này cô vẫn co ro trên sàn lạnh trại giam Ba Sao ở Thanh Hóa mà hậu quả của nó không chỉ hủy hoại sức khỏe của cô, khống chế nghiệt ngã đời sống vật chất của cô mà có thể sẽ kéo dài đến vô tận số phận đơn lẻ của một người phụ nữ nay đã ba mươi tư tuổi!

Không biết cái ông Nông Đức Mạnh, bây giờ nghỉ việc, nhàn rỗi hơn, có lúc nào lương tâm chợt tỉnh thức để nghĩ đến một nạn nhân vô cùng oan khuất dưới triều đại ông không? Không biết ông có rùng mình rợn người trước khoảng thẳm sâu hun hút giữa cái “thiên đường gian dối” mà con trai ông đang chễm chệ và cái “địa ngục oan khiên” mà Phạm Thanh Nghiên đang lê lết không?

Nước mắt tôi giàn giụa. Phạm Thanh Nghiên bé nhỏ, gầy yếu quá!

Cách đây hơn 3 năm, trong nhập nhoạng tối, Nghiên bước vào nhà tôi run lập cập. Cháu nội  của tôi vội đưa quần áo của mình, dẫn cô vào phòng tắm. Mặc dù Nga My mới có 11 tuổi nhưng Nghiên mặc quần áo của cháu không chỉ vừa mà còn đẹp nữa.

Hôm ấy, Nghiên kể cho chúng tôi nghe một chuyến vi hành gian nan, quả cảm như một trích đoạn Đường Tăng thỉnh Kinh trong Tây Du ký. Chuyện của Nghiên hấp dẫn đến nỗi tâm tư tôi như dập dềnh trở lại vùng biển Lạch Trường nghèo khổ ngày nào cùng những ngư dân từng phải muối mặt khổ tâm nhận ruột tượng gạo của tôi để nấu ăn cho tôi, một cán bộ Đoàn được điều động về địa phương mình làm “Phát động giảm tô”, trước cải cách ruộng đất. Thuở ấy nghèo khổ đến mức khi tôi hỏi một em nhỏ: “Cháu ăn cơm chưa?” thì cháu trả lời: “Sao thầy hỏi dại thế!”. Tìm hiểu mãi tôi mới biết hàng ngày dân ở đây chỉ ăn khoai trừ bữa. Ăn cơm tức là nhà có đám ma, đám giỗ.

Mấy hôm sau, tôi được đọc trên mạng bài viết của Nghiên, kể lại:

“Khởi hành lúc 8 giờ từ Hà Nội, đúng 12 giờ trưa, hai chúng tôi mới đến được Thanh Hoá. Cho đến hôm nay, tôi cũng khó lý giải tại sao một người vốn mắc bệnh “say xe” như tôi lại có thể ngồi lì trên ô-tô hơn 4 giờ đồng hồ như vậy.

… Việc tìm kiếm không mấy dễ dàng. Chúng tôi chỉ được biết họ thuộc hai xã Hoằng Trường và Hoà Lộc. Sau khi ăn trưa tại một quán ven đường, con trai người chủ quán chở chúng tôi bằng xe tắc-xi đến xã Hoằng Trường với chặng đường ngót ba mươi cây số. Số tiền phải trả cho chuyến tắc-xi gấp gần ba lần số tiền đi từ Hà Nội về Thanh Hoá. Đến Hoằng Trường, hai người chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình bằng đôi chân trên con đường đất ghồ ghề gần 10km, tìm tới nhà của các ngư phủ bị nạn.

Càng đi sâu vào làng, cái nghèo của làng chài càng hiện rõ. Khác hẳn những hình dung trước kia của tôi về một phiên chợ tấp nập của miền quê biển. Ở đây, chợ chiều vắng ngắt, vài quán lá lụp xụp, hàng hoá nghèo nàn…” ( 9  ).

 

Ký ức xưa mang mang buồn trong tôi bỗng trào sôi căm uất với những đoạn kể tội ác của bọn giặc Trung Quốc:

“Thuyền ra biển được hai ngày thì gặp tầu chiến Trung Quốc. Họ rượt đuổi chúng tôi. Chúng tôi không hiểu tại sao họ rượt đuổi. Đây là ngư trường chúng tôi vẫn hành nghề từ bao năm nay. Trước đó, họ không bắn pháo hiệu hay có bất cứ tín hiệu gì cảnh cáo trước, càng không có bất cứ biểu hiện gì để chúng tôi tin là họ sẽ tấn công chúng tôi cả”. Anh Nguyễn Văn Dũng, một trong tám người sống sót kể lại.

… “Hôm đó là sáng ngày 8 tháng 1 năm 2005…”. Trương Đình Thái, kể với một tâm trạng vẫn còn kinh hãi: “Chúng bắn vào các đồng nghiệp của em, sau đó xả hơi cay vào các nạn nhân. Tám người chết, còn em và chủ tầu bị thương”. Khi tôi gặng hỏi để biết chi tiết hơn, Thái không thể nói gì thêm: “ Hồi em được chúng thả về, thi thoảng em la hét, ai hỏi em cũng nói không biết gì. Những tràng súng bắn quá gần và xác đồng nghiệp đổ vật xuống boong thuyền khiến em bị chết lâm sàng. Vết thương của em nặng, gia đình phải vay mượn tiền để mang em ra Hà Nội mổ lại. Bây giờ vẫn đau”. Thật không dễ quên đi quá khứ kinh hoàng, không phải ai cũng đủ can đảm để kể lại. Còn đang bối rối thì đột nhiên Thái bất ngờ nói với tôi: “Chị ơi, họ làm sống em chị ạ”. Phút chốc tôi rùng mình. Nhìn gương mặt của Thái, tôi linh cảm cụm từ “làm sống” là thế nào.

“Sau khi thực hiện tội ác, chúng trói những người còn sống lại và cho tám xác chết vào tám túi ni-lông”. Anh Dũng kể thay cho Thái: “Lúc tàu Trung Quốc đuổi thì tôi cũng biết, nhưng đang ở dưới khoang thuyền. Khi tôi lên, cảnh tượng thật hãi hùng, người chết, người bị thương, người bị còng tay. Tôi là người cuối cùng bị còng”. Anh Dũng còn cho biết thêm: Lên thuyền của các anh có bảy tên lính hải quân Trung Quốc cao lớn, tên nào tay cũng lăm lăm một khẩu súng. Buổi chiều, chúng đưa các anh về đảo Hải Nam, cho mỗi người một tô mì, sau đó nhốt mỗi người vào một buồng riêng biệt. Hai người bị thương thì chúng “làm sống”, tức là xử lý vết thương không dùng thuốc gây tê. Sau một vài phút để trấn tĩnh trở lại, Thái nói: “ húng dùng dao khoét vào đùi em, lấy viên đạn ra; em bị bắn 2 phát, một phát vào đùi phải đau đớn vô cùng. Khi chúng khoét xong, cho em tô mì. Sáng hôm sau chúng lôi em đi lấy cung”.

… “Tháng 1 năm 2005, mười sáu con người cùng đi đánh cá trên một chiếc thuyền, tám người vĩnh viễn ra đi, tám người còn lại trở về với nỗi kinh hoàng tột độ” ( 9  ).

Đọc bài viết, tôi bàng hoàng. Hờn căm sôi sục và xúc động lặng người. Trong những cô hồn tha phưong kia, trong những người bị “làm sống” kia có ai đã từng đổi khoai lấy cơm của tôi rồi giúp tôi dán khẩu hiệu trong đợt công tác “Phát động giảm tô” ngày ấy?

Bài viết thật xuất sắc. “Uất ức- biển ta ơi” của Phạm Thanh Nghiên là một phóng sự điều tra xứng đáng xếp vào tuyển tập thể loại này của Việt Nam. Nhưng, oái oăm thay, chính vì vậy mà người ta quá sợ hãi và đã quyết định phải tống con người tài năng này vào tù!

Với tinh thần khoa học nghiêm túc, tôi chân thành đề nghị mọi người hãy tìm đọc lại và lưu giữ để khi có điều kiện thì kiến nghị Nhà nước trao tặng giải thưởng lớn cho bài viết và suy tôn tác giả.

Một trí thức yêu nước nổi tiếng đã viết: “Tôi không biết chị Nghiên và cũng chưa một lần đối diện hay đìện đàm cùng chị Nghiên, nhưng tôi theo dõi rất kỹ những việc chị Nghiên làm cho người Việt Nam trong nước, đặc biệt là ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở biển Đông. Năm 2005 lũ giặc cướp biển Đông tự do bắn giết ngư dân VN ta trong phần lãnh hải thuộc về chủ quyền VN nhưng nhà nước … không dám mở miệng lên tiếng phản đối lũ giặc cướp man rợ phương Bắc. Chị Nghiên lặn lội đường xa đi từ Hải Phòng về Thanh Hoá thăm hỏi, an ủi những gia đình ngư dân VN bị bọn hải tặc biển Đông giết hại, chị Nghiên chụp hình, viết phóng sự “nóng hổi” phổ biến trên Internet toàn cầu tố cáo bộ mặt dã man của bọn bành trướng Bắc Kinh và đòi công lý, lẽ phải cho những ngư dân VN thấp cổ bé mồm. Nhẽ ra nhà nước CHXHCN VN phải trao tặng chị Nghiên huy chương vàng về tinh thần yêu nước, yêu nhân dân mới đúng lẽ nhưng lại ngược đãi trù dập chị Nghiên … Chị Nghiên đúng là một nữ anh thư thế kỷ XXI xứng đáng con cháu Bà Trưng – Bà Triệu. Và tinh thần yêu nước của nữ anh thư Phạm Thanh Nghiên bất diệt !!! ” ( 10 )

Hà Nội 15 tháng 3 năm 2011

© Nguyễn Thanh Giang

Số nhà 6- Tập thể Địa Vật lý Máy bay

Trung Văn-Từ Liêm- Hà Nội

Điện thoại: ( 04 ) 35 534 370

© Đàn Chim Việt

———————————————————-

( 1 ) Nguyễn Thượng Long –  “Phạm Thanh Nghiên và những kỉ niệm…”

( 2 ) Nguyễn Thượng Long, “Tôi đã khóc giữa trời thu Hà Nội”

( 3 ) Phạm Thanh Nghiên – “Thư ngỏ gửi công an phòng PA38 Hải Phòng, bạn hữu và quý vị độc giả”

( 4 ) Phạm Thanh Nghiên – Một cuộc thẩm vấn”

( 5 ) Phạm Thanh Nghiên, Vũ Cao Quận, Nguyễn Xuân Nghĩa – “Đơn xin phép biểu tình”

( 6 )  Phạm Thanh Nghiên – “Tâm thư: Toạ kháng”.

( 7 ) Trần Vũ Hải – “Phạm Thanh Nghiên không phạm tội chống nhà nước”

( 8 ) Phạm Thanh Nghiên – “Cho tôi gửi một lời khuyên”

( 9 ) Phạm Thanh Nghiên – “Uất ức – biển ta ơi!” ( 10 ) Văn Nguyễn – “Nữ anh thư Phạm Thanh Nghiên là ai???”

——————————————————————

CÙ HUY HÀ VŨ BỖNG HÓA ANH HÙNG?

Cù Huy Hà Vũ hóa anh hùng (?),

Triệu trái tim hồng đâp nhịp chung.

Đất nước bốn ngàn năm hội tụ,

Giang sơn tám sáu triệu tương đồng.

Thuộc cấp giúi xe vào ngõ cụt,

Bề trên hạ mã thế cờ thông.

Vũ chỉ muốn làm người tử tế,

Nước cờ sai bỗng hóa anh hùng?

31/3/2011

TS Trần Nhơn

 

 

 

 

 

8 Phản hồi cho ““Dân có quyền lật đổ chính phủ””

  1. Võ Hưng Thanh says:

    BÀN VỀ THỰC CHẤT CỦA TỰ DO, DÂN CHỦ

    Nói về thực chất tức nói về bản chất khách quan của một sự vật. Nó không phụ thuộc vào điều người ta quan niệm hay phán xét về nó. Bởi nó tồn tại theo cách nói chung, phổ quát, lúc nào và ở đâu cũng thế, không phụ thuộc vào mọi không gian, hoàn cảnh, hay tình huống nào cụ thể. Thực chất của khái niệm tự do, dân chủ nó cũng thế. Tự do là không bị khống chế độc đoán bởi bên ngoài. Dân chủ là sự bình đẳng và tôn trọng nhau một cách chính đáng. Có nghĩa cả hai ý niệm này luôn đi chung với nhau. Có tự do tất có dân chủ cũng như ngược lại. Không thể có cái này mà không có cái kia, hay không thể chỉ có cái này mà thiếu cái kia. Bởi nếu thế tức là khập khễnh, không phải tự do, dân chủ đích thật, tức không thực chất. Có nghĩa chỉ là méo mó, giả tạo, hay thậm chí là ngụy tạo hoặc lừa dối, tức hoàn toàn không ý nghĩa, không giá trị.
    Tự do, dân chủ như vậy không chỉ là mối quan hệ thiết yếu giữa xã hội và cá nhân, giữa nhà nước và công dân, bất kỳ nhà nước chân chính nào cũng vậy, mà còn là quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa các cá nhân với nhau, cũng như giữa các tập thể với nhau. Nói khác đi, đó vĩnh viễn là mối quan hệ thiết yếu và thường xuyên có tính giá trị giữa con người và con người, ở bất cứ nơi nào, hay nói chung ở trong mọi tồn tại khách quan xã hội. Đấy, tính chất phổ quát và thực tế, khách quan của tự do, dân chủ là vậy. Nó hàm ý nghĩa trên tất cả mọi lãnh vực, mọi khía cạnh đời sống, mà không phải chỉ duy nhất hay riêng tư cho một hay vài tính chất, khía cạnh, hoặc phương diện nào. Bất cứ ở đâu, từ cổ chí kim, cả mãi mãi trong tương lai, bao giờ và lúc nào cũng thế. Tức tự do dân chủ là mối quan hệ giữa con người và con người, không phải giữa sự vật và con người hay giữa các sự vật hoặc loài vật với nhau. Nói cho cùng lại, tự do dân chủ là giá trị, là cơ sở nền tảng, là mục đích cho mọi cá nhân và xã hội, thế thôi. Bởi vì nó là nền tảng cho tất cả, là điều kiện để nhằm phát huy được mọi ý nghĩa, giá trị và tầm cao cho tất cả.
    Nên không thể có thứ tự do dân chủ chung chung, mơ hồ, phi xác định, mà nhất thiết nó phải gắn vào hay dựa trên cơ sở thực tế nào đó. Cơ sở đó trước hết phải nói đến là cơ sở ý thức, tinh thần, và cơ sở nhận thức. Bởi vì nếu không xuất phát, không dựa vào các cơ sở này, tự do dân chủ cũng thật sự không có, hay chỉ có được trong điều kiện thấp kém, phiến diện, què quặc, hoặc thậm chí không đầy đủ. Bởi vì đó chính là các ý nghĩa nội tâm của con người, và chính ý nghĩa này quyết định, làm điều kiện cho mọi quan hệ ngoại diện, quan hệ xã hội, cá nhân khác nhau. Điểm kế nữa cần nói đến là phải trong khuôn khổ một pháp luật nào đó nhất định. Bởi pháp luật bất kỳ đâu luôn luôn là cái khung sườn cho xã hội. Hoạt động xã hội là hoạt động phải dựa vào, đóng khung, hay trên nền tảng một nền pháp luật cụ thể. Có nghĩa chính luật pháp quyết định sự tự do dân chủ có hay không, đến mức độ nào, mà không thể có tự do dân chủ nào ngoại càn khôn, ở đâu và thời nào cũng thế.
    Thế nhưng, ý nghĩa quan trọng nhất của tự do dân chủ lại là ý thức của con người trong tương quan lẫn nhau. Muốn yêu cầu người khác phải có tự do, dân chủ, trước hết tự bản thân mình phải thực hiện hay thể hiện điều đó trước nhất. Bởi nếu không, mọi sự đòi hỏi đó chỉ che đậy một ý đồ gì khác mà không hề có thực chất. Chẳng hạn, hiện tại có nhiều cá nhân, nhất là ở ngoài nước, viết bài trên mạng hô hào tự do, dân chủ nghe rất xôm tụ. Thế nhưng khi có một bài nào khác trái ý họ, cho dầu được viết một cách đúng đắn, trung thực, khách quan, vô tư, họ vẫn bảo là nghiêng lệch, không giá trị, và họ sẳn sàng chưởi bới, mạt sát một cách thậm tệ. Đã vậy họ còn không cho phản ứng lại. Họ chưởi người khác một cách tệ mạt, nhục mạ người khác, nhưng không muốn cho người ta cái quyền tự vệ chính đáng đối phó lại. Tức bị chưởi trước thì được, còn không có quyền chưởi lại. Chưởi lại là họ lên án, có khi còn đồng lõa với nhau để xóa mọi bài đúng đắn khác nào đó trên mạng của người liên quan nhằm trả thù. Nói chung họ chỉ là một duộc như vậy. Tất nhiên đây không phải vơ đũa cả nắm, nhưng quả thật có một số nào đó từng làm mất mặt bầu cua, làm mất mỹ cảm của nhiều người đối với một số các thành phần nhất định ở hải ngoại.
    Bởi vì những kiểu cách kêu gọi tự do dân chủ không thực chất, không mang ý thức chân chính, kết quả phần nhiều rất dễ bị ló đuôi, và như thế nó chỉ thành ra trò lố nhố, trò cười cho nhiều người chính đáng, không hơn không kém. Bởi thế, tự do dân chủ thực chất là nhu cầu, là quyền lợi chung của tất cả mọi người, không phải chỉ riêng cho ai hay vì các cá nhân nào. Có nghĩa tranh đấu cho tự do, dân chủ là tranh đấu cho giá trị và chân lý khách quan, cho quyền phát triển tốt đẹp chung của mỗi cá nhân và xã hội, không nhằm chỉ đả kích cá nhân nào cụ thể, hay tập thể nào cụ thể. Bởi vì nếu cá nhân nào, tập thể nào làm chưa chính xác, còn sai điều gì, thật sự chỉ nên vạch ra một cách cụ thể, chứng minh điều sai đó một cách khách quan, nghiêm túc, xây dựng, không thể chỉ có biết chưởi đổng vu vơ, vô ý thức hay vô trách nhiệm. Thời đại hiện tại, dù ở đâu cũng là thời đại khoa học và kỹ thuật. Chỉ có ý nghĩa khoa học và giá trị kỹ thuật là mục đích sau hết, hiệu quả sau hết, dù trong phạm vi nào hay phương diện nào cũng vậy.
    Nói một cách cụ thể ra, như hoàn cảnh nước ta hiện nay, đa phần là nông dân và nhân dân lao động. Thực sự mà nói, ý nghĩa quan trọng của đa số họ là ý nghĩa kinh tế và đời sống trước nhất. Tự do dân chủ theo kiểu nguyên lý tối cao của xã hội, thật sự chỉ liên quan đến một số người có nhận thức, có hiểu biết, có các nhu cầu tinh thần, văn hóa thật sự mà thực chất rất ít liên quan đến chính bản thân của những người bình dân. Có nghĩa mọi điều gì về dân chủ, tự do có liên quan đến họ, chỉ là liên quan một cách gián tiếp, như gia đình, vợ con họ, các thế hệ tương lai của họ, mực dầu có khi hoàn toàn không có ý nghĩa gì tích cực, cụ thể, hay sát sườn đối với chính bản thân họ. Đấy là ý nghĩa tại sao thực chất, tự do dân chủ chỉ liên quan nhiều đến các nguyên lý xã hội, đến luật pháp nói chung, đến các thành phần hiểu biết, tinh hoa, còn đối với đại đa số nhân dân lao động, chỉ có thể liên quan gián tiếp hay có khi không thiết yếu mấy. Bởi vậy, tất cả mọi người, trong mọi thời đại và ở mọi nơi có nguyện vọng tranh đấu cho tự do dân chủ đều hoàn toàn cần thiết và chính đáng, nhưng phải biết nhìn ra điều thực chất, thực tâm, mà không phải chỉ là chiêu bài hay hình thức giả tạo có ý đồ nào đó nhất định.
    Bởi vì đó thực chất là quyền của tất cả mọi người, là nghĩa vụ của tất cả mọi người mà không phải chỉ của riêng ai, thời nào và ở đâu cũng thế. Có nghĩa mọi điều gì con người làm trong thực tế, cho dù ở đâu cũng phải đều có thực chất, có thực tâm, thực bụng thì mới thật sự có giá trị, nếu không cũng chỉ múa rìu qua mắt thợ, mọi người khác trong xã hội không phải là không đánh giá hoặc nhận thức được. Cho nên, muốn tranh đấu cho tự do, dân chủ đích thực, trước hết phải tranh đấu xây dựng một nền luật pháp thực chất lành mạnh, tức nhằm mục đích tự do dân chủ, bảo vệ, phát huy tự do dân chủ, mà không phải chỉ là ngược lại. Bởi nếu mọi sự tranh đấu không lành mạnh như trên đã nói, thực chất không thể tạo ra điều gì lành mạnh được, cho dù có thử giao quyền cho họ chỉ một ngày thôi trong thực tế, họ cũng không thể thể hiện ra được điều gì đúng đắn cả. Điều này mọi giai đoạn lịch sử đều chứng minh, chỉ có những con người thực chất mới có thể làm cho mọi người khác tin được, còn mọi loại dạng giả tạo cuối cùng cũng chỉ lặp lại những khuyết điểm hay các tệ trạng cũ.
    Bởi thế, nói tóm lại, ý nghĩa của tự do, dân chủ luôn luôn là ý nghĩa tốt đẹp, cao cả chung cho toàn thể xã hội. Nó cần phải có thực chất, trong đấu tranh, trong thực hiện, cũng như trong mục đích. Bởi nếu không có ý nghĩa thực chất, chẳng qua cũng chỉ là những đòi hỏi, những trò chơi hình thức, không đi đến đâu, không có hiệu quả, cũng chẳng có triển vọng nào. Bởi như trên đã thấy, chính trình độ nhận thức, ý thức lành mạnh, tính khách quan, trung thực, mục đích cao quý mới là cơ sở, ý nghĩa cũng như giá trị quyết định nhất. Kiểu trói người khác để mình chụp mũ, mình áp bức mà miệng lại tự cho là tự do dân chủ hay kêu gào tự do dân chủ để nhằm các mục đích bản thân riêng, thật sự chỉ là lố bịch, làm mất hết mỹ cảm và lòng tin đối với tính khách quan của tất cả mọi người. Đó chỉ là một bài học hết sức vỡ lòng về tự do, dân chủ, lại rất tiếc hãy còn nhiều người còn ngây thơ tưởng mình có thể lợi dụng hay huyễn hoặc được niềm tin của mọi người chân chính và sáng suốt khác.

    VÕ HƯNG THANH
    (Sg, 08.4.2011)

  2. Trung Kiên says:

    Dĩ nhiên, chính quyền từ dân và bởi nhân dân tin cậy chọn lựa bầu lên, nếu không làm tròn bổn phận mà nhân dân đã giao phó thì, nếu chính quyền là những người có văn hoá và biết tự trọng thì nên từ chức, nếu không thì nhân dân sẽ lật đổ bằng lá phiếu, hoặc là sẽ hành động như nhân dân Libya đối với Gaddafi!

  3. Dương Lãng Hoàng says:

    Lật đổ được chính quyền sao được với nhiều người hèn như tôi và nhiều người khác đây ???

  4. Đại Nghĩa says:

    Thưa tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, cái chuyện mà lật đổ chính phủ là xưa rồi hồi thời ông HCM, nhưng mà ông ấy nói vậy mà chắc có không, chớ bây giờ đối với đám con cháu ông ấy lãnh đạo rồi mà nói chuyện lật đổ thì chúng nó cho vô tù mọt gông.

  5. Nguyễn tấn Trung says:

    Lập đổ một hế độ tham nhũng, bất công, độc tài, tàn ác ,đi ngược lòng dân, không những là không sai mà còn là cái quyền và bổn phận của mỗi người dân.
    Muốn lập đổ một chính quyền phá nước hại dân, chúng ta phải chấp nhận ở tù và không sợ chính quyền gian ác đó và phải bắt chính quyền gian ác đớ phải sợ chúng ta.

  6. Trí thức Việt Nam nghĩ gì trước tiến trình dân chủ hóa dất nước?những ai còn nặng lòng với dân với nước hãy lên tiếng bảo vệ công lý và lẽ phải.
    Hiện thực cho thấy chế độ độc tài hiện hành tại Việt Nam là bạn của Gaddafi? Cuộc cách mạng “Hoa Nhài “cho tiến trình dân chủ thực sự tại Việt Nam có thành công hay không ? chính là nhờ vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân ,trong đó lực lượng lòng cốt là trí thức Viêt Nam !
    TS LS Cù Huy Hà Vũ đã và đang đứng lên tượng chưng cho bó đuốc sáng đấu tranh vì
    “Tự Do +Dân Chủ” của tòan dân,anh là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo….
    Sức dân ta đã đủ mạnh,lực dân ta đã đủ lớn,trí dân ta đủ bền,thực tế cho thấy các chế độ độc tài luôn dùng luật rừng và họ đã quen ngồi sổm trên công lý ? thật là oan cho TS LS Cù Huy Hà Vũ…
    Qua phiên sét xử hôm nay đai diện CHXHCNVN thật ô uế hết chỗ nói..,mỗi chúng ta phaỉ làm gì để cứu anh Cù Huy Hà Vũ?
    Mong trí thức Việt Nam và mọi tầng lớp nhân dân ,già trẻ ,gái trai trong va ngoài nước chúng ta suy nghĩ ???:
    Mong thay

  7. Từ lâu mục đích tối thượng của người dân VN là lật đổ bọn độc tài tham nhũng VC, nhưng hoàn cảnh chưa chín mùi nên chế độ VC còn có cơ hội bám vào hình hài khô cằn của mẹ VN để tiếp tục moi gan, moi ruột để sống còn. Người sĩ phu yêu nước VN vẫn còn lạc lõng giữa sa mạc đìu hiu yêu nước vì ý thức yêu nước của người dân chưa thể hiện qua hành động mà phần lớn chỉ chờ người khác hy sinh sau đó nhảy vào dự phần.Đa số người VN còn thích sống kiếp trâu cày, làm nghĩa vụ không lương cho bọn VC nên đất nước không thể thoát khỏi những chồng chất oan khiên nghiệp chướng mà bọn VC đang đặt trên vai, trên đầu người dân Việt.

    Nhìn sang nước Libya, sao người ta có độc lập tự do vì tất cả người dân Libya dám xả thân cho đại nghĩa, dám bỏ tiền, bỏ thân mạng để có hai chữ tự do vì thế nhà độc tài khét tiếng ấy đang đề nghị ra đi nhường chỗ cho một cuộc đổi đời là tự do dân chủ thật sự. Chúng ta quá ngạc nhiên khi thấy người sinh viên libya đang còn học năm thứ ba, năm thứ tư ở ngoại quốc, nguyện trở về nước cầm súng trong khi chưa qua một lớp huấn luyện quân sự và chưa bao giờ biết bắn súng và đã gục ngã dưới lằn đạn của chế độ độc tài.

    Trở lại vấn đề độc lập tự do của VN, chúng ta chưa lật đổ VC vì chúng ta quá sợ VC, ngay người chiến sĩ cách mạng ngày xưa đã từng ăn tươi nuốt sống “giặc Mỹ ” nay nhà cửa bị VC tước đoạt cũng âm thầm lặng lẽ ra đi trong tiếng uất ngẹn, nén lòng không dám nói. Trước họng súng giặc Mỹ thì làm anh hùng Nguyễn Văn Trổi nhưng trước giặc VC thì ngậm miệng không dám nữa lời tố cáo chế độ. Như thế ngày xưa chế đợ quá hiền nay thì VC là con cọp, hé môi thì VC nuốt sống . Trò chôn sống và thủ tiêu là sách lược mà ngay nhà lão thành cách mạng không dám phản ứng.

    Ngày nào hàng hàng lớp lớp người chiến sĩ cách mạng lao vào giặc nay thì hàng hàng lớp lớp ấy bị tước đoạt mọi thứ quyền, lại quỳ gối trước đám đàn em VC 75 mà chúng chưa bao giờ vào sinh ra tử, chỉ chơi trò xúi dục sinh viên học sinh biểu tình ở miền nam như tên Nguyễn Tấn Dũng.

    Nay Dũng dám ngang nhiên xử một người mà gia đình toàn là cách mạng, oái ăm thay cho một đất nước một thằng tham ăn như Nguyễn Tấn Dũng, công trạng cách mạng nữa mùa lại đem một người có công với đất nước ra tòa, quy chụp những tội trạng mơ hồ vô căn cứ.

    Anh em Dũng như Nguyễn Chí Vịnh từng chụp mũ đại tướng Võ Nguyên Giáp là CIA, người cũng có công với cách mạng, nay Vịnh cũng làm thứ trưởng, tuyên bố huyênh hoang láo khoét, xem những tướng lão thành như cỏ rác.

    Nhưng đất nước VN không bao giờ thua VC, tiếng nói dân chủ tự do mỗi ngày mỗi khởi sắc và VC chắc chắn sẽ bị chôn vùi dưới 3 thước đất vì chúng đã lộ mặt nạ phản trắc lừa bịp xương máu của người dân để xây cơ đồi hùng vĩ cho lớp người tham lam vô đáy .

    Đâu phải chỉ có những nhà lão thành cách mạng hèn mà ngay ông Nguyễn Tấn Sang, ông Nguyễn Phú Trọng cũng hèn khi bị đàn em Dũng tố cáo thế mà cũng ngậm miệng, đất nước VN như thế ấy,khó cất đầu đi vào xã hội loài người tiến bộ.

    • Nguyen V N says:

      Chế độ CSVN đã đi đến nước tận cùng của tàn bạo, tham nhũng, lừa bịp tất cả dân tộc Bấc cũng như Nam từ khi chúng có mat trên đất nước VN
      Tại sao chúng chưa bị lật đổ là vì chúng là một tập đoàn Mafia qui củ, có kỹ luật, đoàn kết trong bất lương,dựa vào kẻ thù mà sống.
      Nhưng chúng ta phải nhận một điều chúng rất thông minh vàç cao siêu trong ma giáo.
      Chúng thành công khi dùng HCM làmhình nộm múa rối đễmê hoac dân làm dân tưỏng ông Hồ sống.

      Làm sao lật đỏ đưoc chúng, chúng ta cũng phải làm học chiến thuật chúng nhưng bang Tình thương Chân thật đoàn kết và bao dung, lấy Chính đạo làm quốc sách. Chúng ta có tất cả vì mọi tầng lớp nhân dân Từ QN tới HN từ dân quèn , bộ đội đến bậc đại tưóng, từ tthanh niên đên trí thuc lão thành đề thù hận chúng .
      Chúng ta chỉ cần học chúng là phải Đoàn kết sau lưng một người “SỐNG” can trường, anh hùng và khôn ngoan làm lãnh tụ, chớ không phải chúng sống nhờ hồn ma của Bác hồ đáng ghê sợ.

      Mièn Nam bị chúng lừa bỏ tù trên 300000 người sau khi “Giải Phóng” 36 nam sau chúng nhốt luôn con cháu của các” anh hùng” của XHCN, nhốt hế tất cả đễ chúng chia lợi và hút mác dân lành. Thì Bac và Nam chúng ta là dân tộc VN bị một đảng cưóp tàn bạo tại sao cả hai không Đ1ỨNG LẠI cùng nhau trong một Mat trận chung như Mật trận Đoàn kết Dân tộc mà Blogger Kami đề nghi và cùng Đề cử môt lãnh tụ mà còn ai KHÁC HƠN là Cù Huy Hà Vũ đuoc HN và QN lựa chon.
      Ngay cả chủ tịch một !đảng lớn HN như ĐVì Dân Nguyên công bang tuyên bố:

      “Đảng Vì Dân Việt Nam hoan nghênh tinh thần đấu tranh quyết liệt của Ts. Cù Huy Hà Vũ và nhận định rằng: Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là một nhà dân chủ anh hùng ở hiện tại, và xứng đáng là một người lãnh đạo đất nước trong tương lai.”
      Và cũng lời xác định của toàn thể đôi lâp toàn cầu. Thì chúng ta 8ĐỢI gì nữa mà không xác nhận cương vị THỦ LÃNH cuộc cách mạng hiện nay. Nếu không nghĩ tới tức là không gì về chiến thuật và chính trị.

      Nhất là CHHV là người Hoà giải dân tộc và kêt hop đuoc HN CH và biêt phục hồi danh dự cho NHân dân VN chà đạp bởi ĐCSVN. Có khác gì chúng đang chà đạp mi(ền Bac lẫn Nam.

      Chúng ta có tất cả chỉ cần Đoàn kêt trong một Mậ’t trận chung là ĐKDT thì KHÔNG CÂN Lật đổ chúng, chúng cũng sẽ quì lạy cầu xin ta tha tội như “THỦ TƯỚNG khôn ai bâu đang làm trong lá thư gởi các Blogger.

      chúng ta có hang triệu bàn tay HN và QN san sàng đứng dậy LẬT ĐỔ CSVN và xây dựng một VN mới và chung một màu cờ.

      Rát DẼ chỉ cần LỰA ngưòi thủ lãnh như mọi ngườ mong đợi nhưng không biêt vi sao mà không làm nếu không vì muốn đuoc làm vai đó nhưng ta không xứng đáng.

      CHúng ta chưa học đuoc bài học Bac Phi hay sao ?
      Chúng ta chỉ cần tạm gác tên mình Đoàn thể mình đứng sau lưng một người đó là CHHV xác đinh ông là THỦ LÃNH . TRong giây phút HN Và QN toàn dân VN sẽ hất ĐCSVN vào xọt ràc.

      Nếu không làm đưoc là chưa biết yêu nưóc hay còn muốn tìm ghế.
      Tôi nói hơi thang NHƯNG ĐÓ là Chiến thuật cao siêu nhất mà ta vô tình hay cốy không muớn dùng lấy.
      XIn đa tạ.
      Nguyen V N

Leave a Reply to Nguyen V N