WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phan Châu Trinh và cuộc ly khai văn hóa Hán tộc

(Trình bày trong Lễ Giỗ Phan Châu Trinh ngày 27-3-2011 tại Nam Cali)

I.- Ảnh hưởng của văn hóa Hán tộc

Phan Châu Trinh (1872-1926)

Ảnh hưởng của văn hóa Hán tộc có thể chia thành hai thời kỳ:  Thời kỳ 1,000 năm Trung Quốc đô hộ cổ Việt và thời kỳ đất nước chúng ta độc lập từ năm 938 cho đến thế kỷ 20.

Trong một ngàn năm đô hộ, người Trung Quốc áp đặt nền văn hóa Hán tộc là chuyện bình thưòng.  Tuy vậy, trong thời kỳ nầy người Trung Quốc chú trọng nhiều đến việc khai thác và bóc lột kinh tế hơn là việc phát triển văn hóa.  Trung Quốc không tổ chức thi cử để tuyển lựa nhân tài địa phương cổ Việt, nên người Việt ít chú trọng đến việc học chữ Hán, vì học chẳng làm gì cả.

Trong thời kỳ độc lập, từ Ngô Quyền trở đi, các triều đình Việt sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức, dầu người Việt vẫn nói tiếng Việt.  Nền văn hóa Hán tộc chẳng những tiếp tục được truyền bá, mà còn được truyền bá mạnh hơn, nhất là từ năm 1075, nhà Lý mở khoa thi tam trường đầu tiên để tuyển chọn quan lại.  Thi cử được các triều đại quân chủ tiếp tục tổ chức cho đến đầu thế kỷ 20.

Thi cử là phương pháp tuyển chọn nhân tài dân chủ, đồng thời thi cử là con đường duy nhất để ra làm quan, nên từ khi có thi cử Hán học ở nước ta, thì có nhiều người theo đuổi việc học chữ Hán và nền văn hóa Hán tộc để tiến thân.  Chương trình thi cử chủ yếu là các bộ sách Nho học, cộng thêm lịch sử Trung Quốc và một ít lịch sử nước Nam.

Các bộ sách giáo khoa nho học là Tứ thưNgũ kinh.  Tứ thư gồm Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử.   Ngũ kinh gồm có Kinh thi, kinh thư, kinh lễ, Kinh dịch và Kinh Xuân thu.  Xã hội Nho giáo dựa trên căn bản ba mối quan hệ căn bản trong đạo làm người (tam cương) là quân thần (vua tôi), phu phụ (chồng vợ) và phụ tử (cha con).  Trong ba mối quan hệ nầy, thì đạo quân thần (vua tôi) là lớn nhất.  Vua là trung tâm của mọi sinh hoạt xã hội, đứng đầu xã hội.

Chế độ quân chủ Hán tộc khác với chế độ quân chủ Tây phương ở chỗ trong nền quân chủ Hán tộc, vua là “con trời” (thiên tử), vừa nắm thế quyền, cai trị đất nước, vừa nắm thần quyền, phong chức thần linh.  Ở Tây phương, vua chỉ nắm thế quyền.  Thần quyền thuộc về giáo hội Ky-Tô.

II.-  Phan Châu Trinh và cuộc ly khai văn hóa Hán tộc

Như đã trình bày, tuy các triều đại quân chủ dùng chữ Hán làm chuyển ngữ, nhưng người Việt vẫn nói tiếng Việt.  Tiếng Việt là kỳ quan biểu tượng cho tinh thần độc lập của dân tộc Việt.  Từ thế kỷ 17, khi đến truyền đạo tại Đại Việt, các giáo sĩ Ky-Tô giáo La Mã ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh, sáng chế một văn tự mới là Quốc ngữ.  Lúc đầu, Quốc ngữ chỉ được truyền bá trong khuôn viên giáo đường.  Khi người Pháp xâm chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ làm thuộc địa năm 1874, vì nhu cầu cai trị, người Pháp sử dụng chữ Quốc ngữ.  Trong thuộc địa Nam Kỳ, Pháp bãi bỏ hoàn toàn chữ Hán ngày 1-1-1882, chỉ sử dụng chữ Pháp và Quốc ngữ.

Bảo hộ Trung và Bắc Kỳ năm 1884, do chủ trương khai thác và bóc lột, Pháp giới hạn việc mở mang giáo dục tại vùng đất bảo hộ, chỉ lập một số trường Pháp cần thiết, dạy chữ Pháp để đào tạo lớp quan lại mới cho chế độ mới.  Pháp vẫn để triều đình Huế duy trì thi cử Hán học ở Trung và Bắc Kỳ.

Trong hoàn cảnh đó, qua đầu thế kỷ 20, dầu đã đậu phó bảng Hán học năm 1901, khi dấn thân hoạt động duy tân để mở mang đất nước năm 1904, Phan Châu Trinh (1872-1926) đưa ra chủ trương “chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh”.  Để mở đầu cuộc khai dân trí nhằm chấn dân khí và hậu dân sinh, đầu tiên Phan Châu Trinh vận động từ bỏ “cái học cũ”.  Muốn từ bỏ “cái học cũ”, việc đầu tiên Phan Châu Trinh chủ trương là bãi bỏ việc học chữ Hán, và bãi bỏ việc dùng chữ Hán, đồng thời từ bỏ luôn thi cử Hán học.

Từ  bỏ thi cử Hán học, tức từ bỏ việc học và truyền bá văn hóa Hán tộc.  Lời kêu gọi sĩ tử không tham dự các kỳ thi Hán học hùng hồn nhất là bài “Chí thành thông thánh thi”, do Phan Châu Trinh viết và bài “Danh sơn lương ngọc phú” do Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng cùng viết năm 1905 tại Quy Nhơn.

Thay thế chữ Hán, ông kêu gọi sử dụng Quốc ngữ.  Quốc ngữ gồm 24 chữ cái trong mẫu tự La-tinh, có thể dùng để lắp ghép tất cả các từ ngữ trong tiếng Việt, nên rất giản dị, dễ học, dễ viết, dễ sử dụng, dễ truyền bá văn hóa, tư tưởng, khoa học kỹ thuật.  Tại Quảng Nam, Phan Châu Trinh cùng Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng và các trí thức cấp tiến vận động mở rất nhiều trường dạy Quốc ngữ ngay từ năm 1904.  Trường Dục Thanh ở Phan Thiết và Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội đều do Phan Châu Trinh vận động thành lập. Bản thân Phan Châu Trinh cũng làm thơ, viết văn, viết báo bằng Quốc ngữ.

Cuộc vận động của Phan Châu Trinh bắt đầu từ 1904, mà cho đến năm 1919, Pháp mới bỏ các kỳ thi Hán học và cho đến gần cuối đời Phan Châu Trinh, chữ Quốc ngữ mới được chính thức phổ cập ở bậc tiểu học bằng nghị định ngày 18-9-1924 của toàn quyền Martial Merlin.  Từ đây, Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt và cũng từ đây xuất hiện nền văn học Quốc ngữ, những tác phẩm văn chương, học thuật, nghiên cứu Việt Nam….

Về xã hội, Phan Châu Trinh kêu gọi bãi bỏ những hủ tục trong văn hóa Hán tộc, bỏ thói để tóc dài (búi tó) theo kiểu người Trung Quốc, bỏ quan niệm thứ tự xã hội theo tứ dân, sĩ nông công thương, mà kêu gọi mọi người cùng nhau học những nghề kỹ thuật, học cách thức buôn bán theo kiểu tây phương.

Về chính trị, Phan Châu Trinh đả kích mạnh mẽ chế độ quân chủ “thiên tử” từ Trung Quốc truyền sang.  Theo Phan Châu Trinh, chế độ quân chủ là một chế độ nhân trị.  Ông giải thích: “Nhân trị nghĩa là cai trị một cách rộng rãi hay nghiêm khắc, chỉ huy tùy theo lòng vui, buồn, thương, ghét của một ông vua mà thôi, pháp luật tuy có cũng như không.”  Do đó, nếu đất nước may mắn gặp một ông vua anh hùng, thì đất nước hưng thịnh, nhưng nếu đất nước không may mắn, gặp một ông vua hôn ám, thì đất nước suy sụp.  Nói cách khác, chế độ quân chủ là một chế độ tùy hứng cá nhân người cai trị.

Thay vào đó, Phan Châu Trinh đề nghị thành lập chế độ dân chủ pháp trị, có hiến pháp, có quốc hội, có tổng thống và có quyền tư pháp độc lập.  Theo ông, trong chế độ dân chủ pháp trị, “quyền lợi và bổn phận của mọi người trong nước đều có pháp luật chỉ định rõ ràng, không khác gì là đã có đường gạch sẵn, cứ trong đường ấy mà đi tự do, muốn bước tới bao nhiêu cũng không ai ngăn cản, chỉ trừ khi nào xâm lấn đến quyền lợi của người khác thì không được.  Vì đối với pháp luật thì mọi người đều bình đẳng, không có ai là quan, ai là dân cả.” (Phan Châu Trinh, “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”.)

Một khái niệm mới được Phan Châu Trinh đưa vào sinh hoạt chính trị Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 là ông đề xướng dân quyền.  Theo ông, dân quyền sẽ là đầu tàu thúc đẩy tất cả những cải cách chính trị, kể cả việc đòi hỏi độc lập từ tay người Pháp vì ” dân đã biết có quyền thì việc khác có thể tính lần được.”

Như thế, trong 1,000 năm Bắc thuộc, tổ tiên chúng ta đã bị Trung Quốc áp đạt nền văn hóa Hán tộc.  Sau đó, tuy đất nước chúng ta độc lập về chính trị, nhưng lại lệ thuộc văn hóa Hán tộc vì trong gần một ngàn năm độc lập, các triều đại quân chủ chọn chữ Hán làm văn tự chính thức, đưa vào chương trình học thuật các sách vở Trung Quốc,và đã đào tạo tầng lớp trí thức theo văn hóa Hán tộc.  Lớp trí thức nầy làm quan và điều hành xã hội cũng theo văn hóa Hán tộc.

Cho đến khi nền văn hóa Tây phương truyền vào nước Việt, Phan Châu Trinh và các nhà trí thức cấp tiến vào đầu thế kỷ 20 mới thấy rõ nền văn hóa Hán tộc là trở ngại chính cho sự tiến bộ của dân tộc.  Do đó, các ông cương quyết kêu gọi từ bỏ chữ Hán, chấm dứt ý thức hệ quân chủ, dứt khoát ly khai với nền văn hóa Hán tộc, nhằm mở hướng đi mới, canh tân đất nước, tiến lên chế độ dân chủ.

Cuộc ly khai văn hóa Hán tộc do Phan Châu Trinh đề xướng là con đường thiết thực, mở rộng cánh cửa văn hóa cho sự phát triển đất nước.  Nếu không có cuộc mở đường của Phan Châu Trinh, một mặt giới thủ cựu Việt Nam cố duy trì nền văn hóa Hán tộc nhằm duy trì quyền lợi, một mặt người Pháp tránh mở mang văn hóa, làm cho Việt Nam chậm tiến, để dễ bề thống trị, thì nước Việt chúng ta vốn đã chậm tiến, tiếp tục chậm tiến lâu ngày nữa.  Có thể nói, quyết định ly khai văn hóa Hán tộc, chấm dứt việc học chữ Hán, văn hóa Hán, chế độ quân chủ kiểu Hán, đã lót đường cho các phong trào văn hóa, văn học và chính trị từ thời Phan Châu Trinh trở về sau.

Cần chú ý, ngày trước, tuy các triều đình sự dụng chữ Hán làm chuyển ngữ, nhưng các triều đình hoàn toàn độc lập với vua chúa Trung Quốc.  Ngày nay, chữ Hán không còn được sử dụng, nước nhà tuy nói là hoàn toàn độc lập, nhưng giới lãnh đạo CSVN lại lệ thuộc nặng nề nhà cầm quyền CS Trung Quốc, dâng đất dâng biển cho CS Trung Quốc.  Nếu chữ  Hán vẫn còn được sử dụng, thì mức độ lệ thuộc chắc chắn còn mạnh mẽ nặng nề hơn nữa.

Như thế mới thấy viễn kiến sáng suốt của Phan Châu Trinh cách đây một trăm năm, phải dứt khoát ly khai khỏi văn hóa Hán tộc.

(Cali, 27-03-2011)

© Đàn Chim Việt

 

17 Phản hồi cho “Phan Châu Trinh và cuộc ly khai văn hóa Hán tộc”

  1. Minh Đức says:

    Lý do Phan Châu Trinh và những người trong trào Đông Kinh Nghĩa Thục cổ động dùng chừ quốc ngừ vì chữ quốc ngữ học nhanh. Nhiều người biết đọc thì dân trí được nâng cao.

    Lý do người Pháp bỏ thi cử chữ Hán là vì muốn bứng gốc văn hóa cũ của Việt Nam, để thay bằng văn hóa của Pháp. Bỏ thi chữ Hán là bỏ học Tứ Thư, Ngũ Kinh, bỏ học đạo làm người. Mà thời xưa, Nho sĩ là kẻ lãnh đạo tinh thần của dân tộc, là người duy trì đạo đức cho dân tộc. Bỏ thi chữ Hán là tiêu diệt lớp Nho sì, thay thế bằng lớp người được đào tạo để phục vụ chính quyền thuộc địa. Lớp người được đào tạo sau này tư cách đạo đức không bằng các Nho sĩ trước đó. Khi ra làm việc cho chính quyền họ tham nhũng hơn các Nho sĩ thời xưa.

  2. Võ Hưng Thanh says:

    THỬ PHÂN TÍCH BÀI VIẾT CỦA ÔNG LỮ PHƯƠNG

    Tác giả Lữ Phương từng là một người trong cuộc, trong bài tham luận vừa rồi : “Sự xuống cấp văn hóa và đạo đức trong xã hội ngày nay ”, được đọc trong buổi họp mặt do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức ngày 27.11.2010 tại Hà Nội (1), ông đã mạnh dạn nói nhiều đối với các vấn đề mà hiện nay có nhiều người muốn nói là rất nóng bỏng. Bài viết này cũng được hiểu dưới một tên gọi khác khác : “Vì đâu nên nỗi ? hay tác động văn hoá của “đổi mới” xét như một mô thức phát triển” mà tác giả LP muốn nói đến.
    Ông LP nói : vấn đề xuống cấp văn hoá và nếp sống hiện nay đã lan rộng đến mức báo động đỏ. Và cũng theo ông, đây không chỉ là sự suy thoái riêng rẽ và đơn thuần về đạo đức, văn hoá, mà thực sự bắt nguồn từ một mô thức phát triển tổng thể đã quy định về sự suy thoái thuộc các lĩnh vực này. Ông còn nhấn mạnh về tính chất trầm trọng của sự xuống cấp văn hoá đó, mà theo ông đó cũng chính là ý nghĩa phá sản trầm trọng của một mô thức phát triển mang tính chất lịch sử đã được chọn. Và mục đích bài viết của ông chính là đi tìm nguyên nhân phá sản về mặt lịch sử của mô hình đó.
    Trước hết ông LP cho rằng “Đã có một sự ngộ nhận trầm trọng khi đồng nhất khái niệm “ chủ nghĩa xã hội ” mà chúng ta đã chọn lựa vào thời cách mạng giải phóng dân tộc với nội dung khái niệm “Xã hội chủ nghĩa ” mà chúng ta coi là hình thái kinh tế xã hội cần xây dựng để đưa đất nước vào con đường hiện đại hoá”. Theo ông LP, “Logic này cũng là cơ sở của luận điểm của Lenin về phong trào giải phóng dân tộc : phong trào này là một bộ phận của phong trào chống tư bản, đế quốc do quốc tế vô sản lãnh đạo nên sau khi dựa vào quốc tế vô sản hoàn thành cách mạng dân tộc rồi thì phải tiến lên xây dựng ngay chủ nghĩa xã hội, không thông qua giai đoạn phát triển tư bản để tiếp tục sự nghiệp chống đế quốc do quốc tế vô sản lãnh đạo”.
    Ông nhấn mạnh “Có thể trong điều kiện lúc bấy giờ, chúng ta có nhiều lý do để xác tín vào sự chọn lựa ấy, nhưng những gì diễn ra về sau đã chứng minh rằng cái logic ấy không phù hợp thực tế”. Ông Phương cũng đề cập đến “chỗ dựa thực tế của một lực lượng ngoại tại” vào thời điểm lúc ấy, và ông cho rằng “cuộc chiến đấu chống xâm lược của chúng ta có phần phù hợp với sự chọn lựa đó”. Ông cũng nói hình như ý tưởng của nhà văn Nguyên Ngọc cũng cho rằng sự chọn lựa đó chỉ mang tính chất tình thế, một chọn lựa “ cực chẳng đã ”, chứ không phải và cũng không thể xem là một chọn lựa một lần cho mãi mãi, như một chân lý. Và tiếp theo ông cũng nói thực tế đã cung cấp nhiều bằng chứng cho biết sự chọn lựa của chúng ta không phải là một cái cẩm nang thần kỳ, và sự huyễn hoặc của sự thần kỳ này không thể viện dẫn “ lập trường ”, “ lòng tin ” hay sự “ trung thành ”… mà bảo vệ được.
    Trong ý hướng đó, ông kết luận : “Cái mô thức mà chúng ta gọi là “ chủ nghĩa xã hội ”, ban đầu là một cương lĩnh xây dựng trực tiếp, sau này chuyển thành một “ định hướng ” tiến lên, lại không tìm được cơ sở nào để tự biện minh về tính chất nghiêm chỉnh và khả thi của nó, dù cho nó có được giải thích như thế nào, vận dụng cách nào đi nữa, bao lâu đi nữa”. Bởi ông cho đây không phải là quy luật sinh thành của lịch sử như chúng ta đã ngộ nhận và thuyết minh, mà chỉ là những phản ứng chính đáng, nhưng lại mang tính mộng ảo của những người trí thức bức xúc trước những bất công gay gắt của chủ nghĩa tư bản thời sơ khai, mà cũng là thời kỳ chủ nghĩa tư bản đồng hoá với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.
    Ông cũng đả kích gay gắt chiều hướng đó, vì cho rằng không hề có phát triển vì động lực phát triển đã bị huỷ diệt. Đồng thời ông cũng cho rằng những khẩu hiệu gọi là “ do dân, vì dân, của dân ”, vốn là cơ sở của các cuộc cách mạng dân chủ đích thực, đã trở thành những hứa hẹn mị dân thô lậu, đem ra tuyên truyền, chỉ mang lại những hiệu ứng phản tác dụng. Kết quả, ông LP cũng đánh giá “không có phát triển mà cũng không có dân chủ và công bằng”.
    Trong ý nghĩa đó, ông LP cũng nêu lên các luận điểm : “Có quan điểm cho rằng, mọi việc đã bắt đầu từ Đại hội Tours, năm 1920, khi Nguyễn Ái Quốc chuyển hướng từ chủ trương canh tân ôn hoà của Phan Châu Trinh sang con đường cách mạng cực đoan của Đệ tam Quốc tế. Cũng có ý kiến muốn lấy năm 1923 làm cột mốc giải thích khúc quanh cho số phận của Việt Nam khi Nguyễn Ái Quốc từ giã môi trường hoạt động khuynh tả ở nước Pháp dân chủ để sang Nga hội nhập vào mô thức chuyên chế kiểu phương Đông”.
    Tuy nhiên, ông LP cũng nêu thêm một luận điểm khác : “Thời điểm 1949 khi cách mạng Trung quốc thành công nhờ đó Việt Nam tìm được một căn cứ địa trực tiếp, lâu dài, làm chỗ dựa vững chắc để củng cố và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân, nhưng cũng từ cái cột mốc thời gian “cần thiết” sinh tử với độc lập dân tộc đó mà cách mạng Việt Nam, dưới nhiều hình thức, đã tạo điều kiện cho sự du nhập vào tổ chức của mình một hệ tư tưởng tệ hại nhất trong những hệ tư tưởng gọi là “xã hội chủ nghĩa” phản Marx nhưng vẫn nhân danh Marx để giải phóng loài người – đó là chủ nghĩa Mao, một thứ chủ nghĩa Stalin “ mang đặc điểm Trung quốc”.
    Và ông LP cũng nói rõ : “Mặt xã hội, bằng khuyến dụ những cuộc tàn sát truy bức mệnh danh “ đấu tranh giai cấp ”, “ cải cách ruộng đất ”, nó đã đào bới đến tận gốc rễ nền văn hoá truyền thống của dân tộc – bằng cách đưa lên hàng chính diện các nhóm đân cư hạ đẳng nhất của xã hội, biến các tầng lớp này thành lực lượng nòng cốt thực hiện đường lối xây dựng “ xã hội mới ” theo mô thức Mao, đồng thời khuấy lên từ đáy sâu của lịch sử dân tộc các tính chất cặn bã nhất của con người là sự ngu dốt, cơ hội, ti tiện, hẹp hòi, thù hận… biến chúng thành hệ giá trị làm nền cho mọi hoạt động tinh thần mà dấu tích vẫn còn hằn sâu vào đời sống văn hoá của đất nước cho đến ngày nay, chưa biết đến bao giờ mới gột sạch được”. Và ông cũng cho đó là “Thứ chủ nghĩa xã hội phản mác xít tư biện, không tưởng và giáo điều”.
    Tuy nhiên, ông Lữ Phương cũng nói : “Cho đến nay chưa bao giờ thấy xuất hiện trên hành tinh này một hình thức xã hội cộng sản nào đúng theo định nghĩa của nó cả, trong khi đó nếu có những thứ “cộng sản” có thể gây ra tội ác thật sự thì đó chỉ có thể là những thứ mang tên cụ thể như Stalin, Mao Trạch Đông, Pôn Pốt hoặc gì gì đó thôi”. Cuối cùng, ông kết luận : “Rốt cuộc thì đối với vấn đề suy thoái đạo đức, văn hoá ở Việt Nam hiện nay thiết nghĩ chúng ta không thể đem các thứ cộng sản hoặc tư bản trừu tượng ra giải thích mà phải tìm đến sự giao thoa và cộng hưởng của hai cơ sở lý luận “dỏm” dẫn xuất từ những nguồn gốc đó : đó là thứ chủ nghĩa cộng sản mạo danh, biến thái cùng với cái mặt trái của nó là thứ chủ nghĩa tư bản sơ kỳ, man rợ !”
    Và giải pháp ông LP đưa ra là : “Phải tách rời hai hình thái ấy ra, không cho chúng cấu kết với nhau để nhân lên sự độc hại, rồi sau đó trong hai thứ ấy, tuỳ theo quan điểm, ta sẽ chọn lấy một, cái này hoặc cái kia, loại trừ những phần độc hại trong cái mô thức đã bị làm cho biến dạng, sửa đổi, canh tân và phục hồi lại các nguyên lý thuần nhất của nó, trau chuốt cho nó có hiệu quả hơn để áp dụng vào thực tế”. Ông cũng nói thêm : “Tôi nghĩ mặc dù hoang tưởng nhưng mấy vị này không hoàn toàn vô lý : Thứ chủ nghĩa xã hội cổ lỗ mà họ ôm ấp tuy có độc tài, trì trệ, nghèo đói, cả ác độc nữa, nhưng mọi thứ đều răm rắp đâu vào đó, tứ bề yên ổn, chay tịnh, chứ đâu có lộn xộn như thứ “ chủ nghĩa xã hội thị trường ” bây giờ ! Cứ nhìn sang Bắc Triều Tiên mà xem !”.
    Tuy thế, ông LP cũng nhất thiết phản bác “Khẩu hiệu sọc dưa gọi là “ thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ”. Và ông nói “Hãy bỏ cái đuôi ấy đi cho nó đàng hoàng về phương diện lý luận và cả thể diện nữa”. Ông cũng nói : “Trong khi tạo ra một số của cải vật chất để đẩy lùi tình trạng nghèo khổ khan hiếm do thứ chủ nghĩa xã hội giáo điều, không tưởng cũ gây ra, trong khi buộc phải đổi thay theo thời thế để cứu nguy một định chế chính trị đang rơi vào khủng hoảng”. Đồng thời, có một ý mới mà ông LP cũng nêu lên : “Phải chăng vấn đề mất nước mà chúng ta tưởng đã không còn đặt ra nữa sau ngày thống nhất, nay lại lấp ló hiện ra, lần này không còn đến từ phương Tây nữa mà giống như cả ngàn năm trước, lại từ phương Bắc”.
    Nhưng rồi ông kết luận “Từ ý hướng đó mà nhìn lại thì rõ ràng mô thức phát triển mệnh danh “ đổi mới ” cho đến nay đã không làm tròn được chức năng nói trên, do vậy cái chính sách nửa vời đó đã đến lúc cần phải chấm dứt – và mọi người phải có nhiệm vụ tạo áp lực cho nó sớm chấm dứt – để chuyển sang một mô thức phát triển có chất lượng tích cực hơn, phù hợp hơn với hoàn cảnh mới của xã hội và lịch sử. Nội dung của mô thức này ra sao, sẽ được hình thành như thế nào, làm sao để thực hiện, là những vấn đề lớn lao, có lẽ không phải là chỗ để bàn luận ở đây, bản thân tôi cũng không dám lạm bàn”.
    Nên ông nói tiếp : “Trong nỗ lực đi tìm mô thức mới thay thế, vực dậy đời sống tinh thần cho xã hội, nếu không thanh toán cho được cơ sở lý luận cho phép người ta dựa vào các phạm trù ý thức hệ lỗi thời để thiết lập chính sách quốc gia, coi đó đã là những quyết định tối hậu, từ trên áp xuống, dựa vào những lợi ích nhất thời, cục bộ coi là giá trị để theo đuổi, cứ thế mà thực hiện, bất chấp hậu quả, bất chấp lòng dân thì cái giá phải trả, trong tình hình mới, không phải chỉ diễn ra như cũ, cũng không chỉ trên phương diện văn hoá mà có thể dẫn tới những tác hại quan trọng, không lường trước được, về mọi mặt đối với sự an nguy của đất nước”. Cuối cùng, ông nói : “Với những phần nghiêng lệch về tiêu cực như đã phân tích, chủ trương “đổi mới” với tư cách là một mô thức phát triển, rõ ràng đã không còn lý do để tiếp tục nữa. Một cách có ý thức và chủ động, nó phải được chuyển sang một mô thức mới dựa trên những nguyên tắc mới về lý luận và văn hoá, dân chủ hơn, hiện đại hơn”.
    Nói tóm, bài viết của ông Lữ Phương cho thấy một sự thức tỉnh, một sự thú nhận về một ngộ nhận nào đó về quá khứ lịch sử của riêng ông cũng như của nhiều người khác. Tất nhiên, có nhận thức được như thế cũng là một điều khá tốt. Nhưng sự trăn trở của ông như vẫn chưa có lối thoát, vẫn còn mang nặng ý hướng tự bào chữa và một tinh thần chống chế nào đó. Điều này tất nhiên vừa có tính chất ý thức vừa mang tính cách vô thức, như điều tất nhiên không thể tránh khỏi. Ông cũng khao khát tìm thấy một lối thoát, một giải pháp, nhưng thật sự đến giờ ông vẫn cảm thấy bế tắt, không đề ra được, mà cũng không thấy có triển vọng đề ra được. Đây chính là ý nghĩa hụt hẫng của ý thức hệ. Một sự hụt hẫng ngay từ đầu, do từ xuất phát điểm quá thấp của năng lực nhận thức chung của xã hội, nên chính nó phải trả giá, và cho đến nay vẫn cứ rơi vào chỗ quán tính mà chưa tìm thấy một lối ra mang tính quyết đoán, sáng suốt, tự giác, hoặc có ý thức hoàn toàn tự chủ.
    Tuy nhiên, qua bài viết, ông Lữ Phương cũng cho thấy rõ điều này mà ông cho là có ý nghĩa quan trọng. Ý nghĩa quan trọng về con người, về xã hội và về lịch sử. Ý nghĩa đó là ý nghĩa về mặt khoa học, mặt triết học, cũng như mặt thực tế. Bài viết của ông Lữ Phương rõ ràng có mang một ý nghĩa sám hối, nhưng trong ý nghĩa sám hối đó ông cũng nhất thiết tự biện minh hay tự bộc bạch theo một chiều hướng nào đó. Điều này không chỉ đúng đối với riêng trường hợp cá nhân của LP, mà cũng là trường hợp của nhiều người khác. Tất nhiên đó có cả những người đã chết, những người đang sống, và cả những người sẽ chết. Nên nói chung lại, đó cũng chính là một ý nghĩa của lịch sử, lịch sử của xã hội, của thế giới, hay của sự nhận thức, của hành động, và nói chung là của tất cả những cái hay cái dở luôn vốn có nơi xã hội của con người, trong đó bao gồm cả ý nghĩa của vấn đề mà trước đây vẫn được nhiều người hiểu như một học thuyết siêu đẳng hay một ý thức hệ tuyệt vời với đầy đủ những khía cạnh hết sức đa đoan của nó.
    Sg, 01/11/2010
    V. H. T

  3. D.Nhật Lệ says:

    Xin lỗi ông LMC.,thú thật tôi thấy ông “lên lớp” mà chán.Thảo nào tụi thực dân Pháp thật thông mình
    đã đưa ra một sự thật chắc như….đinh đóng cột rằng trong đầu mỗi người VN.là một ông quan thích
    …làm cha thiên hạ hay làm thầy thiên hạ ! Thật ra,cũng còn có nhiều ý nghĩa khác như chỉ thích học
    làm quan để ra lệnh bằng cách “chỉ tay năm ngón” cho thiên hạ !
    Kiểu lý luận của ông là lý luận “người rơm”,mượn chuyện của một kẻ vớ vẩn nào đó rồi tưởng đó là
    chân lý.Ông phải biết rằng ngay với thế giới cụ thể,hữu hình mà khoa học cũng chưa hiểu biết rành
    rẽ và riêng về y khoa thì cũng không thể chữa trị những bệnh nan y cũ và mới xuất hiện như Ung thư,AIDS v.v.vậy thì ở trong thế giới trừu tượng,vô hình hay siêu hình,vô thức hay siêu thức…. khoa học còn phải bó tay nhiều hơn nữa vì kiến thức của con người có giới hạn và nhất là không thể kiểm chứng bằng phương pháp thực nghiệm,thưa ông ! Chẳng hạn ông không thể cân đo đong đếm đạo đức,lương tâm,ý thức,bản năng,ý chí v.v.và v.v.hằng hà sa số những bí mật của mỗi người !
    Nói tôn giáo là nói tới con đường tu thân tích đức vì con người vốn có bản chất tham sân si…Xin hỏi
    thử ông rằng ông có biết phương pháp khoa học nào để tiêu diệt tham sân si…hả ông ?
    Hỏi thử cho vui,chứ tôi cũng chẳng muốn cả ông lẫn tôi mất thì giờ tranh cãi những chuyện mà loài người chúng ta không thể thấu hiểu chính xác như 1+1=2 về thế giới và con người chúng ta.

  4. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Kính ông Le Nguyen,

    Xin đa tạ những góp ý chân tình.

    Thực ra tôi “bức xúc” trước góp ý của ông Võ Hưng Thanh và sau này của ông D.Nhật Lệ, nên cứ thế mà tuôn dòng tư kiến, làm phiền các độc giả khác.
    Tuy nhiên tôi cũng “biết mình biết người”, nên đã thủ thân bằng câu giáo đầu : “Trong lúc cấp thời tôi phản ứng nhanh, nên có thể chưa được chính xác và sâu sắc. Dù sau cũng gợi ý cho lần góp ý sau và thử trình bày trước công luận xem sao ?”

    Thực sự là thế, bởi tác giả vốn là một sử gia “nặng ký” đương đại ở hải ngoại, tôi ngại “đụng chạm”, nhất là khi mình chưa suy nghĩ cho “chín” để phản luận. Chính danh nhất là tôi nên viết một bài tranh luận ra ngô ra khoai, cho dù đây chỉ là bài diễn văn tác giả viết đề cao cụ Phan Tây Hồ trong buổi lễ kỷ niệm về cụ.
    Nhưng ko viết ra lại “ấm ức”, thôi thì cứ viết góp ý khơi khơi để rút kinh nghiệm. Dám ăn dám chịu mới tiến bộ, miễn là mình không cứng đầu (stubborn) mà phải biết phục thiện !
    Tôi không ngại nghe những phản biện khác của cao nhân bốn phương tám hướng. Ngược lại rất cám ơn những đóng góp xây dựng, để tôi mở rộng sở kiến.

    Tình thân,
    LMC

    • Võ Hưng Thanh says:

      Ha ha ông bức đã kỳ
      Lại còn xúc nữa hỏi gì còn đâu
      Bài tôi bình tĩnh trước sau
      Tại sao ông lại quá ngầu hở ông ?
      Nói chơi vui vẻ vài dòng
      Ông đừng bỏ bụng lại mang nhứt đầu !
      VHT

  5. Võ Hưng Thanh says:

    TINH THẦN YÊU NƯỚC VÀ TINH THẦN XÃ HỘI
    CỦA NHÀ CHÍ SĨ CÁCH MẠNG PHAN BỘI CHÂU

    Phan Bội Châu có viết bốn câu thơ rất đặc sắc và nổi tiếng, tóm lược được toàn bộ giá trị, ý hướng và nhân cách cá nhân trong suốt cuộc đời hoạt động vì dân vì nước của ông :
    Trà trà nước nước cũng hôm mai
    Yêu nước nên chi nhớ nước hoài
    Nâng chén sơn hà xem nóng nguội
    Giở bình xã hội thử đầy vơi !
    Đây chỉ là hình ảnh của mỗi sớm uống trà, hay cả ngày dùng trà, thế nhưng nhà chí sĩ họ Phan đã dùng hình tượng ấy để nói lên các nổi niềm tâm sự của mình, đó là tình cảm và mục đích luôn luôn hướng đến quốc dân, đất nước. Từ ‘nước’ ở đây được dùng theo hai nghĩa, nhưng nghĩa bóng quả thật còn quan trọng hơn nghĩa đen gấp bội phần. Điều đó cũng nói lên tinh thần, tình cảm yêu nước khôn nguôi của nhà cách mạng họ Phan. Chén sơn hà, cũng vẫn chỉ là chén nước, nó nói lên non sông yêu quý của cả một dân tộc, của chính bản thân nhà cách mạng. Sự nóng nguội ở đây là chỉ tình hình, tình trạng cụ thể của đất nước, giang sơn qua từng thời điểm, từng quá trình lịch sử.
    Còn bình xã hội cũng vẫn là bình nước. Nhưng đây là ý nghĩa cụ thể của dân tộc, đất nước. Bởi vì xã hội là do những con người cụ thể, bằng xương bằng thịt trong đời sống hàng ngày họp lại. Đó mới thật là ý nghĩa cụ thể, thực tế nhất của dân tộc, của đất nước. Vì dầu sao hai ý niệm sau chỉ từ ý niệm trước mà có. Không thể có đất nước nếu không có dân tộc cụ thể. Không thể có dân tộc nếu không có những con người cụ thể. Đó chính là tinh thần và ý nghĩa xã hội hoàn toàn khách quan, thực tế, mà chính nhà yêu nước Phan Bội Châu đã bày tỏ ra một cách hết sức tự nhiên, đầy ý nghĩa, khách quan và đúng đắn. Đó chính là bút pháp văn học hay thi pháp của họ Phan, bởi vì ông đã dùng hình ảnh này nhằm mục đích nói lên một hình ảnh cần thiết khác.
    Chúng ta biết cụ Phan đã khởi đầu hành động cách mạng chống thực dân Pháp của mình khi ông rất còn trẻ, chỉ mới mười bảy tuổi. Đó là năm quý mùi, Tự Đức 36, khi Pháp chiếm lấy Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, ông đã cùng anh em đồng chí tự tổ chức ra đội sĩ tử cần vương để nhằm giúp nước. Từ đó cho đến suốt cuộc đời hoạt động tích cực, sôi nổi, cuối cùng thì ông bị Pháp bắt và đưa đi an trí tại Huế cho đến lúc qua đời. Sở dĩ Phan Bội Châu đúng nghĩa là nhà cách mạng thật sự, bởi vì ông tự thân vận động, tự chủ ý thức trong hoạt động yêu nước, mà không hề được ai tổ chức trước, không chịu lệ thuộc vào sự điều động của cấp trên nào, không chịu bất kỳ sự tuyên truyền, khuyến khích nào của người khác. Ông đúng là nhà chí sĩ, nhà cách mạng đích thực, là người muốn tạo thời thế, mà không phải chỉ là một sản phẩm tuyệt đối hay hoàn toàn của thời thế, tức là kiểu thời thế tạo anh hùng, hay thuộc phạm trù quần chúng nhân dân và lâu năm lên lão làng như điều vẫn thường tình xảy ra trong mọi lịch sử xã hội.
    Chỉ có một điều duy nhất mà mọi người thắc mắc, đó là Phan Bội Châu có khuynh hướng và mục đích dùng bạo lực để cứu nước cứu dân. Thậm chí ông còn mong liên kết với Nhật, cầu viện và muốn mượn thế lực quân sự hùng mạnh của Nhật lúc bấy giờ để thực hiện mục đích đánh đuổi thực dân Pháp. Điều này mọi người hoài nghi, bởi vì lực lượng quân sự giữa ta và quân Pháp lúc đó quá chênh lệch, chưa cụ bị gì trước mà hoàn toàn chỉ lo chiến đấu, đó không phải là điều hữu lý lắm. Vả chăng dùng một thế lực nước ngoài để trục xuất một thế lực nước ngoài ra khỏi nước, chưa chắc đã hoàn toàn sáng suốt hay khôn ngoan. Đó là cách đuổi hùm ngỏ trước rước cọp ngỏ sau, chưa hẳn đã hoàn toàn thượng sách. Thế nhưng có lẽ do khuynh hướng thiên tư tức tính khí của bản thân hướng về bạo động, cũng như lòng yêu nước quá nồng nàn, nóng bỏng, quá vì thời cuộc lúc đó, mà tính toán theo cách riêng của ông chăng, đó cũng là một điều mà ngày nay mọi người cũng nên cảm thông, phân tích và suy nghĩ sao cho hữu lý.

    VHT

  6. Võ Hưng Thanh says:

    Ý NGHĨA GIỮA TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA PHAN CHU TRINH VÀ CỦA PHAN BỘI CHÂU

    Cả hai nhà yêu nước họ Phan đều sinh trong thời loạn. Đó là thời kỳ thực dân Pháp đã đặt chân lên nước ta, dang dần dần thực hiện từng bước nền đô hộ thuộc địa. Trước tình hình dầu sôi lửa bỏng của quốc gia, dân tộc, cả hai con người yêu nước đó đều xông xáo, nhiệt tình tìm đường cứu nước. Họ thật sự là những chí sĩ, những nhà ái quốc, những nhà cách mạng lớn. Bởi vì họ tự thân vận động, nhất thiết không phải ở trong tổ chức nào, do ai khác lãnh đạo, tuyên truyền, hay khuyến khích động viên họ. Lòng yêu nước thương dân của họ là hoàn toàn tự nguyện, tự bột phát, tự giác, như là một bổn phận tự hiểu, tự biết, tự muốn quyết tâm thực hiện bằng mọi cách chỉ vì lợi ích chung của đồng bào, của xã hội. Thế nhưng hai con người đó, tuy đều cùng từ bỏ quan trường, hoạn lộ, quyền lợi tư riêng để dấn thân vào con đường của sự nghiệp cách mạng, vì lợi ích chung, họ vẫn có cái nhìn, quan điểm, cách thấy, và kể cả các phương pháp đấu tranh yêu nước khác nhau.
    Người ta nói Phan Bội Châu là người hưởng ứng cần vương, dùng quân sự, bạo lực để cứu nước. Thậm chí khi thấy lực lượng thực dân Pháp mạnh quá, tàu chiến, đạn đồng mà ta không thể nào tự có được, tự làm ra được lúc bấy giờ, ông đã bôn ba hải ngoại, tìm đường ngoại viện, cụ thể muốn dựa vào thế lực người Nhật, bởi vì quân đội Nhật lúc bấy giờ đã hoàn toàn hùng mạnh. Nhà cách mạng Phan Bội Châu đã thật sự muốn lôi kéo Nhật, muốn mượn sức mạnh quân Nhật để đánh đuổi người Pháp. Có lẽ lúc ấy ông cho như thế mới hiệu quả thật sự, mới nhanh nhất, và mới chắc chắn thành công nhất. Nhưng trong tính toán của ông, có thể ông mộng tưởng, chủ quan, hay quá nồng nhiệt như thế nào đó, mà lại quên rằng có bao nhiêu gương xưa trong lịch sử cho thấy làm như thế có thể khá mạo hiểm và nguy hiểm, bởi vì đó là kiểu đuổi hùm ngã trước, rước hổ ngỏ sau. Có thể họ Phan nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ có nước cờ cao hơn, nhưng nếu ông nghĩ như vậy cũng quả rất phiêu lưu, chẳng khác gì người khởi đầu triều Nguyễn là Nguyễn Ánh trước kia đã dùng đến chiêu bài ngoại viện, là nhờ vào thế lực người Pháp để chống lại Nguyễn Huệ, cuối cùng Pháp đã có các cơ sở ban đầu để tạo nên thế thực dân sau này tại nước ta.
    Ngược lại với ông, Phan Chu Trinh lại hoàn toàn nghĩ khác. Đó có lẽ là tư chất tâm lý mỗi người khác nhau. Phan Chu Trinh thiên về trí tuệ, còn Phan Bội Châu chỉ thiên về thực tiển và sự nhiệt tình. Có nghĩa Phan Chu Trinh thiên về hòa bình, còn Phan Bội Châu thiên về bạo lực, mặc dù mục đích của cả hai đều hoàn toàn cần thiết và cao cả như nhau, tức đều nhằm giúp dân, cứu nước, giải phóng giống nòi. Do vậy, Phan Bội Châu thì nhắm tới sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề, bất chấp mọi hoàn cảnh, điều kiện thực tế đi theo, mà chắc có lẽ ông nghĩ đồng thời có thể thích nghi hay báo biến được sao cho hiệu quả và đạt đến sau cùng. Thế nhưng, cách suy nghĩ của Phan Chu Trinh thì lại bao quát, sâu xa, thực tiển và trầm lắng hơn. Đó là vì ông thấy vũ khí chọi lại vũ khí là điều khi ấy ta hoàn toàn bất lực. Cái người ta có một cách mạnh mẽ, lúc đó mình không thể tự làm ra, cũng không thể mua sắm được bằng bất cứ cách nào. Vả chăng, ai là người sử dụng vũ khí, nếu không phải cũng chính là con người, mà con người thì trình độ và sự hiểu biết phải quyết định. Đó là lý do tại sao Phan Chu Trinh lại chủ trương duy tân là trước nhất.
    Bởi dân trí của ta lúc đó còn thấp, nền văn minh văn hóa của ta là phương Đông, trong khi nền văn hóa văn minh của Pháp lúc đó là phương Tây. Dùng Đông đánh Tây lúc ấy rõ ràng là không thể thắng, ít ra là không thể thắng trước mắt hoặc kể cả thắng lâu dài. Vì làm như vậy, lực lượng quá chênh lệch không thể khắc phục tức thời, có khác gì như trứng chọi đá, như chỉ mang đến sự hi sinh uổng phí đối với nhân dân, nên ông chủ trương điều tiên quyết phải làm là vận động duy tân, đưa ra khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, đó là khẩu hiệu hay tiêu chí hoàn toàn cần thiết, thực tế và cơ bản lúc đó. Tri thức phương Tây mà lúc đó cụ thể là thế lực thực dân Pháp, là tri thức về khoa học kỹ thuật. Trong khi đó dân ta chỉ biết đạo làm người, văn chương thi phú kiểu mơ màng, làm sao mà cự lại. Đó là ý nghĩa của bài Lương sơn ngọc phú do nhóm Phan Chu Trinh khởi đầu làm ra mà ai cũng biết. Bởi có dân trí thì mới chấn chỉnh được xã hội, được dân tình, tức cải thiện, phát huy được dân khí, hay ý chí, nguyện vọng của dân. Có được hai điều này, có khi chẳng cần dùng bạo lực cũng thắng, cũng đạt kết quả hay thành công được. Đây có lẽ cũng là ý nghĩa của việc rút kinh nghiệm từ lịch sử duy tân của nước Nhật, mà Phan Chu Trinh không thể không biết.
    Có nghĩa, dân trí và dân khí là hai điều quan trọng nhất. Đó là ý nghĩa và mục đích tại sao Phan Chu Trinh vận động nên phong trào cắt tóc ngắn, bãi bỏ hủ tục, tăng cường học hỏi, nhất là học tập chữ quốc ngữ để nhằm vận động văn hóa, khoa học kỹ thuật về sau. Quả thật Phan Chu Trinh đã có được đầu óc nhìn xa thấy rộng, hoàn toàn sáng suốt, không phải chỉ dừng lại ở cảm tính hay lòng bồng bột, nhiệt huyết nhất thời. Đây là điều rất đáng tự hào, mặc dầu khí tiết kiên cường của Phan Bội Châu cũng không thể nào hoàn toàn phủ nhận. Rõ ràng theo Phan Chu Trinh hiểu, có dân trí, có dân khí, tất nhiên tự nó cũng mang lại được các ý nghĩa dân sinh, là điều hoàn toàn tất yếu, tự nhiên. Bởi dân sinh là gì nếu không phải chỉ trên cơ sở và tiền đề dân trí, dân khí mà ra. Làm cách mạng xã hội lâu dài, sâu xa, bền vững, thì không thể chỉ cảm tính, nhất thời, nóng vội, đó là ý nghĩa thiết yếu, sáng suốt và sâu sắc trong quan điểm của Phan Chu Trinh. Do vậy, nói rằng họ Phan hòa hoãn, thỏa hiệp, đầu hàng thực tế, chịu nhượng thực dân Pháp là hoàn toàn không đúng. Ông Phan quả thật muốn chơi trò trội hơn, nền tảng và lâu dài hơn, dùng trí để thắng khi không thể dùng sức. Đó là cái trí của người hiểu biết, của tinh thần và ý nghĩa khách quan, khoa học. Đó cũng là điều mà mọi người, bất kỳ hoàn cảnh nào cũng nên luôn luôn học tập.
    Nói chung lại, tinh thần yêu nước và con đường cứu nước của hai nhà chí sĩ cách mạng họ Phan không hề trái ngược nhau, trái lại có thể bổ sung nương tựa nhau, nếu biết tùy cơ ứng biến, mà không loại trừ, hay chủ quan, đả phá. Đó là kiểu chấp kinh và tòng quyền. Tùy theo thế cục lịch sử đổi thay mà có thể lúc này thế này, lúc khác thế khác. Thế nhưng so hai phương pháp đấu tranh đó, phương pháp của Phan Chu Trinh vẫn là phương pháp dài hơi, nền tảng, bao quát, trường cửu, sâu xa và sáng suốt nhất. Bởi trong lịch sử, mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại, tương lai luôn ràng buộc nhau một cách tự nhiên, quyết định nhau một cách nhất thiết, sâu xa. Ý nghĩa giành lại chính quyền từ tay người Pháp còn phải vận dụng chính quyền, phát huy được hiệu quả tích cực nhất theo mọi yêu cầu đòi hỏi của nó. Cho nên khuynh hướng vũ lực của Phan Bội Châu rõ ràng chỉ là khuynh hướng bảo hoàng. Trong khi đó, khuynh hướng duy tân của Phan Chu Trinh rõ ràng là khuynh hướng hiện đại, dân chủ, tự do, phát triển mới. Suy nghĩ sâu xa giữa tinh thần yêu nước của hai nhà chí sĩ cách mạng họ Phan nó là như vậy. Trong thế giới ngày nay chúng ta có hết mọi sự, biết hết mọi sự. Nhưng trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ của hai nhà cách mạng họ Phan, điều đó chẳng khác gì như đang đứng trước đầu sóng, ngọn gió giữa lúc biển khơi đang bão bùng, thật rất tinh tế, quan trọng, và quyết đoán để phải bẻ bánh lái của con tàu lịch sử về đâu, về hướng nào cho hiệu quả, thành công, mà đở phung phí thời gian cũng như đỡ tốn phí nhất về mọi mặt. Đó cũng chính là ý nghĩa về bài học yêu nước thương dân của cả hai vĩ nhân của lịch sử dân tộc một thời bi tráng mà ngày nay mọi người phải nên bình tĩnh suy xét, đánh giá lại.

    VÕ HƯNG THANH
    (Sg, 08/4/2011)

  7. D.Nhật Lệ says:

    Hình như chưa tác giả nào nói tới việc nhà yêu nước vĩ đại và viết chính luận xuất sắc Phan Chu Trinh phê bình cụ Phan Bội Châu,dù cả 2 rất kính trọng nhau về tinh thần yêu nước nhưng khác cách thức cứu nước.Vốn là một nhà nho nhưng không ngờ cụ PCT.lại có khả năng phê phán y như một trí thức phương Tây,nghĩa là nói thẳng thừng,không giả vờ che đậy,không nửa nạc nửa mỡ hay nói “nước đôi” như đa số trí thức VN.trong nước hiện nay.
    Về cá tinh của cụ PBC.thì cụ PCT.chê thẳng cánh “ông tính ngoan cố không đổi,lớn lời không ai bì,
    ông cậy sức làm bậy,sẵn lòng giết người,cố chấp theo ý mình,xem người đều không bằng ta…” v.v.
    Về kiến thức chính trị thì “ông PBC.(có) học thuật không rành,thời thế không rõ…”
    Về hoạt động thì đảng của ông PBC.gồm những người đi theo là bọn bất lương,hám lợi,thích giết
    người v.v. Nghĩa là bọn thích xử dụng bạo lực,giết người như ngoé !
    Nhận định của cụ PCT.là chính xác vào thời điểm hoạt động của 2 người,tuy nhiên sau khi cụ PCT.
    qua đời thì cụ PBC.có lẽ cũng chẳng thiết tha gì với bạo động mà cụ PBC.viết sách chỉ trích việc
    giết hại giáo dân và hối tiếc về thời kỳ cấm đạo này trong V.N.Quốc sử khảo (NXB Hà Nội,1962).
    Có lẽ lời tiên tri của cụ Phan Chu Trinh ứng nghiệm nhất với phe đảng CS.của HCM.

  8. Võ Hưng Thanh says:

    HẢI ĐỘI HOÀNG SA

    Đất Lý Sơn mộ chiêu hồn còn đó
    Phạm, Võ, Dương, Đặng, Nguyễn dấu xưa đây
    Người bốn tộc từng xả thân vì nước
    Khao thế linh lễ trọng đúng nơi này

    Vượt biển xa nơi trùng dương sóng vỗ
    Giong thuyền đi lướt gió vạn ngàn khơi
    Hoàng Sa đó xa xăm từng thắm máu
    Và xương rơi bao tâm sự vơi đầy

    Những chiếc thuyền bằng cây thô sơ ấy
    Những hình nhân gọt đẽo tượng trưng kia
    Đội thủy binh Hoàng Sa thời xưa đấy
    Cùng những thanh chiếu nhỏ gói thi hài

    Họ chết đi miền đảo xa tổ quốc
    Từ Lý Sơn xuất phát tụ về đây
    Theo lệnh vua đi thăm dò hải đảo
    Cỡi gió to sóng dữ vượt đêm ngày

    Nhiều người đi hi sinh không về nữa
    Đội Hoàng Sa tuân lệnh của Triều đình
    Thuyền giong buồm tay chèo trong gió lộng
    Thủy trình đây luôn ngày tháng thoi đưa

    Những thuyền nhỏ lách luồn nơi bãi rạn
    Nào nẹp tre chiếu cói lẫn dây mây
    Khi bỏ mình bó thây trao lòng biển
    Về quê hương trôi dạt mặc đêm ngày

    Bao sứ mạng vinh quang và nguy hiểm
    Trước khi đi hành lễ thế linh khao
    Yên lòng người gia đình vơi lo lắng
    Nhận lệnh xong thuyền thẳng tiến ra khơi

    Âm linh tự còn đây hồn tử sĩ
    Đấy Hoàng Sa đây chiến sĩ trận vong
    Đền ghi tạc thủy quân vì Tổ quốc
    Thả hình nhân trên biển chúc xuôi dòng

    Những nấm mộ chiêu hồn không hài cốt
    Người chiến binh bảo vệ đảo Hoàng Sa
    Vẫn còn lưu trên những tờ giấy cổ
    Qua tháng năm nay đã ngã màu ngà

    Bản văn cổ từ nhiều đời truyền giữ
    Cất lưu hoài trên đất đảo Lý Sơn
    Các tiên hiền đi qua hàng thế kỷ
    Trên bàn thờ những linh vị còn kia

    Những nét chữ bạc màu bao năm tháng
    Lưu dấu người vượt biển đã ra đây
    Các cổ thư những việc làm chép lại
    Những Sắc phong Tờ lệnh hãy còn lưu

    Trong lệnh ấy triều đình ghi tên tuổi
    Hải trình xa công trạng của người xưa
    Những thủy binh trong Hoàng Sa hải đội
    Nhiều trăm năm còn giữ tới hôm nay

    Bao dữ liệu thiêng liêng xưa còn đó
    Linh vị nào cũng tưởng nhớ người xưa
    Hai mươi năm mới một lần được mở
    Bảo quản luôn và con cháu giặn dò

    Công đức ấy cùng với bao xương máu
    Bao mồ hôi nhằm mở cõi non sông
    Bậc tổ tiên tham dự thật hào hùng
    Quá vinh quang đây Hoàng Sa hải đội

    Để mãi mãi danh truyền luôn còn đấy
    Người hùng binh Phạm Quang Ánh là đây
    Đi Hoàng Sa năm Ất hợi tháng giêng
    Cai Đội trưởng bởi Triều đình đặc cử

    Mười lăm lẻ thứ tám trăm về trước
    Hai lần qua mỗi thế kỷ trăm năm
    Đo đạc hải trình bao việc quan tâm
    Xác lập chủ quyền quốc gia hải đảo

    Rồi một lần đi đã thành vĩnh viễn
    Gửi thân xa nơi muôn sóng đại dương
    Danh sách thêm Võ Văn Khiết lên đường
    Cùng ở lại Đội Hoàng Sa mãi mãi

    Hùng binh ấy nhiều trăm năm lưu lại
    Danh tiếng thơm vì đất nước chủ quyền
    Của Hoàng Sa là máu thịt thiêng liêng
    Mồ hôi đẫm bậc tiền nhân thuở ấy

    Võ Văn Phú, Võ Văn Hùng … cũng vậy
    Cùng sánh vai bao họ khác quang vinh
    Họ thảy đi cho non nước thanh bình
    Với một tấm lòng cùng đi giữ cõi

    Bài vị thiêng liêng hiện nay còn đó
    Để khắc ghi dân tộc những nổi niềm
    Hào khí thiêng liêng thắm đượm non sông
    Tấc đất đảo xa vẫn quê hương đất tổ

    Rãi rác còn đây hàng trăm nấm bộ
    Mộ chiêu hồn trên đất đảo Lý Sơn
    Họ đã can trường mở cõi núi sông
    Chẳng biết ngại ngùng treo mình ngọn sóng

    Hải đảo đại dương miền xa phên dậu
    Đây Hoàng Sa đó lại nữa Trường Sa
    Làm chứng nhân lịch sử chẳng phai nhòa
    Để non sông mãi lưu tồn chứng tích

    Những nấm mộ khi chôn không hài cốt
    Họ ra đi vĩnh viễn chốn xa khơi
    Xác quyện núi sông đất tổ đời đời
    Vẫn còn lại đây danh thơm bất tử

    Phạm Hữu Nhật vốn là chánh đội
    Nguyễn Quang Tám đây cũng một linh hồn
    Cả nhiều người không kể nổi hết tên
    Ghi sách sử ngày xưa vào thời triều Nguyễn

    Mệnh vua đến giong buồm hải đảo
    Nhắm Hoàng Sa tiến thẳng ra khơi
    Từng một lần đi mãi mãi không về
    Để lại đời sau danh lưu sách sử

    Mộ chiêu hồn dẫu ngàn năm còn đó
    Truyền công ơn mãi vạn đợi về sau
    Họ những tiền nhân vị quốc vong thân
    Thiên cổ lưu danh ghi vào điển lệ

    Minh Mạng bính thân mùa xuân năm ấy
    Vâng mệnh vua đi xem xét Hoàng Sa
    Phạm Hữu Nhật xưa nhận lệnh vua ra
    Làm chánh đội dò thủy trình đo đạc

    Đời Gia Long có thêm Phạm Quang Ánh
    Vâng mệnh vua đi đo đạc Hoàng Sa
    Nghiên cứu đảo xa sản vật hải trình
    Nhất nhất biết bao nhiêu điều ghi chép

    Họ trong số các anh hùng vì nước
    Tuy vô danh vì Tổ quốc hiến mình
    Nay vẫn còn những phiến đá rêu phong
    Để nhắc lại cho đời sau công tích

    Vâng mệnh vua họ ra đi vì nước
    Đến Hoàng Sa rồi nằm lại không về
    Gởi thân ngoài vặn dặm chốn trùng khơi
    Nay còn tiếng ngự quan Võ Văn Phú

    Bao người nữa cũng trong gia tộc ấy
    Còn ghi riêng hay ngày tháng lãng quên
    Nhưng họ còn luôn mãi mãi anh linh
    Hòa quyện núi sông mộ chiêu hồn còn đó

    Về cát bụi nhưng linh hồn vẫn đẫm
    Tình non sông sống mãi ở trong ta
    Lớp lớp trước sau luôn chỉ một nhà
    Tổ tiên ấy vẫn cùng chung sông núi

    Nay cành dâu được lấy làm xương cốt
    Đất sét mịn màng da thịt hình hài
    Lòng trứng gà màu máu đỏ khác chi
    Tế lễ những người vì non sông dâng hiến

    Khí phách ấy luôn hào hùng bất tử
    Tuy ra đi song còn mãi muôn đời
    Hùng khí thiêng liêng bất diệt rạng ngời
    Tấc đất đảo xa ngàn năm công đức

    Từ Lý Sơn đến Hoàng Sa xa tít
    Vẫn non sông luôn rộng mở trùng khơi
    Non nước thiêng liêng mãi mãi trường tồn
    Cùng sông núi vẫn muôn đời vững chãi (1).

    VÕ HƯNG THANH
    (Sg, sáng sớm 04/4/2011)

    • Chắc TLD tôi fải gọi điện về cho đ/c Quân ủy TW NGUYỄN CHÍ VỊNH đề nghị đ/c ấy đề bạt đ/c VHT làm ĐỀ ĐỐC Hải đội Hòang Xa + Trường Xa cho đ/c ra lệnh bằng LỤC BÁT lục chén cho chiến sĩ biên phòng biên hỏi BIỂN hỏi tội giặc Đại Hán với cái LƯỠI BÒ 80 % !!!

  9. Võ Hưng Thanh says:

    PHẢN HỒI LẠI ÔNG LÊ MẠNH CƯỜNG

    Tôi thấy ông Trần Gia Phụng đưa ra một chủ để hoàn toàn nghiêm túc và cần thiết, dó đó mọi phản hồi đều cũng nên cân nhắc, thận trọng, sâu sắc, và nghiêm túc.
    Bất kỳ xã hội nào cũng có thành phần này, thành phần khác. Thành phần phổ dụng và thành phần ưu tú nhất định. Xã hội VN thời đô hộ Tàu và nô lệ Pháp cũng vậy. Nếu hiểu văn hóa Khổng Mạnh là loại văn hóa Tống nho thì thật tầm thường quá. Phải thấy hết các tinh hoa trong lý thuyết nhân bản sâu sắc của Khổng tử và Mạnh tử. Thờ Pháp thuộc cũng vậy, có biết bao trí thức VN đã thấm đượm nguồn tư tưởng của phương Tây nhờ qua nền học vấn Pháp. Chữ quốc ngữ theo tôi là một kỳ công có một không hai của A. d. Rohdes, là người mà dân tộc ta phải ghi nhớ mãi mãi, tôn vinh ông mãi mãi. Tất nhiên không có ông có thể sẽ có người khác, nhưng điều đó cũng hoàn toàn không chắc. Như tiếng Hàn, cho đến nay có được la tinh hóa đâu.
    Vậy nên phải phân biệt văn hóa Trung hoa và các quan lại Tàu đô hộ nước ta. Phải phân biệt nền văn minh, văn hóa, các con người tinh hoa nước Pháp mang đến cho ta các lợi ích tinh thần với bọn thực dân Pháp thuần túy. Nếu lẫn lộn tùng phèo là đánh đồng tất cả và hoàn toàn trở thành phi lý. Bài ông TGP tôi cho rằng tốt, mặc dầu chỉ là bài nhằm trang trải các ý tưởng giản đơn với tất cả mọi người. Dù sao rất nên đáng trân trọng và cảm thông ý tưởng sâu sắc của tác già. Phan Chu Trinh là một chí sĩ rất sáng suốt, nên nói hoài không hết, có thể khai thác khôn cùng về các ý tưởng và hướng nhìn yêu nước rất mực của ông. Nói chung lại, lịch sử đôi khi có thể là sự ngẫu nhiên, sự tình cờ khách quan nào đó, miễn là ta biết lợi dụng, khai thác được các mặt tích cực của nó. Đó chính là nền tư tưởng Trung hoa, nền tư tường và khoa học của Pháp, nhất là chữ quốc ngữ. Ngày xưa không phải ai học cũng nhằm ra làm quan. Đó nói chung chỉ là những người số đông và tầm thường. Còn những người số ít mà tinh hoa như Nguyễn Du, Nguyễn Trải, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Phan đình Phùng …
    tuy có làm quan nhưng ý thức yêu nước mới thật sự là cái tinh túy của họ. Nên họ sẳn sàng bỏ quan để vì nước là như thế. Không nên lẫn lộn cái tinh hòa với cái thường tình, không nên đánh đồng tất cả. Vì cuộc đời luôn đa dạng, đa diện, phải biết gạn đục khơi trong, đãi cát đào vàng, đó mới là ý thức nghiêm túc nhất đối với mọi thời kỳ lịch sử đã qua. Nói chung nước ta còn tới ngày nay chủ yếu là nhờ các phần tử tinh hoa, từ cổ đại đến hiện đại cũng luôn luôn như vậy

    Nên có thơ rằng :

    Nhìn lên trời mới thấy sao
    Còn nhìn xuống đất ôi nào hục hang
    Luôn nên đãi cát tìm vàng
    Chớ nên ném hết tủ bàn ra sân
    Tự mình trân trọng lấy mình
    Tự mình trân trọng dân mình mới hay
    Đừng nên nhìn kiểu hàng ngày
    Mà nhìn truyền thống bề dày văn minh
    Dân ta đâu phải vô tình
    Chẳng qua hoàn cảnh khiến thành nhiêu khê
    Hiểu sâu mới thấy không chê
    Còn như hiểu cạn mọi bề tênh hênh !
    Trời luôn có sấm vang rền
    Dân ta cũng hướng chí lên không ngừng
    Đường xa vạn dặm chập chùng
    Chớ nên nông nổi tưởng chừng như không !

    VHT

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Thưa ông Võ Hưng Thanh,

      Ông có thể trách tôi nông cạn, thiếu kiến thức về Nho giáo, Tây học bla bla bla, nhưng không thể bảo tôi thiếu nghiêm túc. Tôi viết với dẫn chứng cụ thể, không mông lung nói trên trời dưới biển linh tinh.

      1/
      Dĩ nhiên tôi biết rõ Nho giáo với Tống nho chứ ông bạn, nhưng thực tế ông thấy các vua quan Tàu và Ta có truyền bá tới dân những điều bất lợi cho họ chăng ? Họ phải bóp méo đi nếu cần để có lợi cho mình chứ.
      Đó là tôi bàn đến thực tế, ko bàn viển vông như ông nào là hình nhi thượng hình nhi hạ trong Nho giáo. Xin lổi cái này để dành cho các học giả, chứ các ông nho sĩ ngày xưa chỉ học cái hình nhi hạ và cũng chỉ chuộng cái này thôi. Học để kiếm sống ông nghe chưa ! Thời nào cũng thế. Nhưng như tôi phân tích, rõ ràng giáo dục ở phương Đông theo Tàu là làm quan phục vụ nhà vua. Bằng chứng Tống nho được các triều đại Tàu và Ta phổ biến ăn sâu vào trong dân.

      2/
      Chưa kể học thuật phương Tây có sự kiểm nghiệm, tranh cãi, mang tính phổ biến rộng. Dĩ nhiên ban đầu cũng độc đoán do ảnh hưởng của Vatican, nhưng rồi học thuật ấy ngày một dân chủ hóa hơn như ta thấy.
      Ngược lại ở Đông phương lúc nào cũng mang tính độc đoán, bảo sao nghe vậy, bất khả tư nghị. Cho nên ta thấy mỗi khi bàn thảo lại hù nhau bằng giáo đầu: Tử dậy bla bla bla, sau đó là suy diễn linh tinh

      Theo tôi suy đoán, xã hội vẫn còn dậm chân tại chỗ sau bao ngàn năm. Đó là nền nông nghiệp lúa nước lạc hậu, nên mang tính manh mún, tản mạn, hệ quả là ko sao tập trung cho to tát.
      Vì thế rất cần NHÂN LỰC, nên từ đó đơn vị nhỏ nhất trong xã hội là GIA ĐÌNH với một GIA TRƯỞNG cầm chịch ! Dĩ nhiên dẫn đến hệ quả trên bảo dưới phải nghe, ko dân chủ chi cả. Chính vì thế mà CS được chấp nhận dễ dàng trong xã hội Á đông, bởi sự độc tài độc đoán đã ăn sâu trong dân rồi.

      Điều này hoàn toàn ngược lại ở phương Tây, coi trọng CÁ NHÂN hơn gia đình và cả quốc gia, dân tộc nữa. Khái niệm về NHÂN QUYỀN mới khai sinh ở đây là điều ko gì lạ. Giá tri từng con người được đặt cao nhất, và mỗi người có một giá trị riêng !

      3/
      Tôi nghĩ bàn khơi khơi chút chút nơi đây để ông hiểu sự biết của ông còn cạn cợt lắm. Bàn nhiều chỉ sinh rối chuyện.

      Cũng như ông Trần Gia Phụng dựa vào đâu mà bảo, nhờ các vận động của Phan Chu Trinh nên mới dứt sữa được Tống nho ở VN ???

      [dẫn]
      Cuộc vận động của Phan Châu Trinh bắt đầu từ 1904, mà cho đến năm 1919, Pháp mới bỏ các kỳ thi Hán học và cho đến gần cuối đời Phan Châu Trinh, chữ Quốc ngữ mới được chính thức phổ cập ở bậc tiểu học bằng nghị định ngày 18-9-1924 của toàn quyền Martial Merlin.
      [hết dẫn]

      Xin lỗi cụ Phan Tây hồ ko cần vận động thì thực dân Pháp cũng chủ trương đẩy mạnh việc này như tôi phân tích bên trên. Đó cũng là nhu cầu cấp bách của xã hội lạc hậu, như ở bên Tàu bên Nhật bên Ta …
      Bởi đứng trước sự ưu thắng văn minh văn hóa phương Tây với chính sách thực dân chiếm đất làm thuộc điạ, thì phải có các phong trào, các cuộc vận động cải cách trong dân lẫn từ phiá triều đình.
      Cụ Phan Tây Hồ chủ trương theo Pháp, cụ Phan Sào Nam theo Nhật, CS theo Nga, Quốc dân đảng VN theo Tôn Dật Tiên ….

      Xin chấm dứt thảo luận với ông để làm chuyện khác.

      Kính,
      LMC

  10. Võ Hưng Thanh says:

    PHẢN HỒI BÀI VIẾT CỦA ÔNG TRẦN GIA PHỤNG

    Về lịch sử, đôi khi trong cái rủi cũng có cái may nếu ta biết cách vận dụng và khai thác nó. Người Hán chinh phục và đô hộ ta trong cả ngàn năm là cái rủi. Song ta có tiếp thu phần nào tinh hoa văn hóa của họ, đó là sự thuận lợi và thành ra cái hay. Thực dân Pháp sang cai trị ta, đó là cái rủi, nhưng các giáo sĩ người Pháp, nhất là Alexandre Rhodes phát kiến ra chữ quốc ngữ của ta là một cái may rất mực. Bởi vì nhờ chữ quốc ngữ mà ngay nay tiếng Việt có thể nói không thua kém gì các ngôn ngữ quan trọng khác trên thế giới về nhiều mặt. Đó chính là điều vui mừng của Phan Chu Trinh mà nhà chí sĩ này đã nhìn thấy rất sớm. Canh tân phải dựa vào và đặt nền tảng trên chữ quốc ngữ. Nếu cứ dùng chữ Hán hay ngay cả chữ Nôm, quả thật vô cùng tắt tị. Phan Chu Trinh là đầu óc hết sức sáng suốt và tiên tiến nhất lúc bấy giờ của toàn thể dân tộc và đất nước ta. Cho nên chuyện một ngàn năm đô hộ của người Tàu, chuyện trăm năm làm thuộc địa của người Pháp nay đều qua rồi, đều thành dĩ vãng không thể phủ nhận và không thể sửa lại được nữa. Cho nên một dân tộc sáng suốt và thông minh luôn phải lấy tương lai làm trọng nhất. Chính tương lai mới quyết định tất cả. Đã non một thế kỷ rồi mà nước ta chưa đạt được hết mọi yêu cầu m mong muốn của Phan Chu Trinh thật là đáng tiếc. Cho nên theo tôi, ngày nay chỉ có một tiêu chí duy nhất mà tất cả mọi con dân Việt không ngoại trừ một ai đều cần nên hướng tới là một đất nước VN thống nhất, hòa bình, ổn định, dân chủ, tự do, bình đẳng thật sự. Không hề giả dối hay che đậy bất kỳ dưới hình thức, hoặc mục đích giả tạo, sai trái nào. Đó chính là lý tưởng cao nhất của cả đất nước và dân tộc ta ngày nay mà mọi người phải nên nghiêm chỉnh nhận thức, cũng như tìm mọi cách làm sao để thực hiện được được kết quả, chu đáo, và đạt yêu cầu sau cùng nhất.
    Nên cũng xin có thơ rằng :

    Một ngàn năm có sá gì
    Rủi ro quá khứ cũng thời qua đi
    Một trăm năm cũng vậy thôi
    Vết đen lịch sử cũng rồi qua mau
    Vấn đề hiện tại chúng ta
    Cả tương lai nữa mới là trọng hơn
    Rồng thiêng cần dứt ao bùn
    Bay lên ngoạn mục phát nguồn tinh anh
    Thành công mới được đạt thành
    Mới làm tỏ mặt, rạng danh giống nòi !

    VHT

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      PHẢN LUẬN CỦA LẠI MẠNH CƯỜNG

      1/
      Thực dân Pháp sang cai trị ta, đó là cái rủi, nhưng các giáo sĩ người Pháp, nhất là Alexandre Rhodes phát kiến ra chữ quốc ngữ của ta là một cái may rất mực. (sic)

      - LMC: Lẫn lộn việc truyền đạo Kitô với việc chiếm thuộc điạ VN ! Đó là sự xâm nhập văn minh văn hóa (Hy La) của phương Tây vào Á châu. Việc chiếm đóng của Pháp vào VN chỉ sau này thôi. Thực dân Pháp và giáo hội kitô của Pháp dựa vào nhau để thực hiện mưu đồ riêng.

      2/
      Canh tân phải dựa vào và đặt nền tảng trên chữ quốc ngữ. Nếu cứ dùng chữ Hán hay ngay cả chữ Nôm, quả thật vô cùng tắt tị.

      - LMC: Triều Tiên và Nhật (cùng nhiều nước khác như Ấn Độ) đã có chữ viết riêng, nhưng vẫn phải canh tân theo đuổi học thuật phương Tây là tại sao ???
      Chữ quốc ngữ chỉ giúp cho công cuộc canh tân sâu rộng đến mọi tâng lớp dân chúng, mau chóng quét sạch mọi tàn dư của cái học cũ.
      Ngắn gọn, quốc ngữ vì như một KHÍ CỤ, thí dụ máy cày thay cho cái cày sắt!
      Muốn phá bỏ lối cày cuốc cũ “con trâu đi trước cái cày”, thì phải có sự hiểu biết sâu rông để canh tân nông nghiệp. Như dẫn thủy nhập điền, loại lúa ngắn ngày, phân bón, thuốc trừ sâu …

      Cái mũi nhọn chính yếu là PHÁ BỎ chế độ GIA TRƯỞNG, mà TÔN TRỌNG CÁ NHÂN ! Từ đó mới có DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN.
      Xưa nay độc tài sống hùng sống mạnh, chỉ vì cái quán tính xưa cũ là duy trì sự tôn sùng một thần tượng (Chúa, Phật, Allah, Hồ, Mao, Kim …), một nhóm người, một tổ chức (chính trị, tôn giáo …). Luôn luôn trong tâm thức cần người cầm cương cho mình, lúc nào cũng mơ mộng một lãnh tụ soi đường chỉ lối, còn mình chỉ dám nương theo. Tức thiếu sự dấn thân, óc mạo hiểm của trí thức phương Tây.
      Cứ đeo đuổi cái trò quốc giáo như mấy xứ Ả Rập, Iran …, tôn sùng Mao, Hồ, Kim … là chết không kịp ngáp có ngày đấy.

      Tạm ngắn gọn như trên thôi.
      LMC

      • D.Nhật Lệ says:

        Xin góp ý với LMC.,
        Nhiều điều ông nói cũng hợp lý lắm nhưng ông có tật
        nói tổng quát hoá mọi vấn đề kiểu như vất chung vào
        một giỏ hổ lốn qúa,thành ra thiếu chính xác.
        Tôn giáo có mục đích hướng về tâm linh còn chính trị
        lo chuyện vật chất ở trần thế mà không hiểu sao ông
        cào bằng như vậy được rồi cao giọng lên lớp dân chủ
        với lại độc tài ? Dân chủ hay độc tài ở các nước Hồi
        giáo cũng chỉ là vấn đề về chế độ CHÍNH TRỊ mà thôi !
        Nói như ông thì dân chủ hay độc tài ở châu Á do đâu ?
        Chỉ có chủ nghĩa Mácxít mới cào bằng như thế,chứ
        ông cũng bắt chước thì tôi thấy lạ đấy nhé !

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        PHẢN LUẬN CỦA LẠI MẠNH CƯỜNG

        Nếu ông thích ngắn gọn thì tôi sẽ trả lời cho ông hay, một trong nguyên tắc của dân chủ đa nguyên là KHÔNG CÓ CÁI GÌ CHÍNH THỨC, chỉ vì fair play tôn trọng mọi khác biệt.
        Chẳng hạn trong thể chế dân chủ đa nguyên, KHÔNG CÓ MỘT TÔN GIÁO CHÍNH THỨC là quốc giáo; không có một sắc tộc chính thức mà mọi sắc tộc được đối xử ngang nhau ….

        Ông nên nhớ con người là môt TỔNG THỂ, ko thể tách riêng ra mà nói đây là phần chính trị, không dính gì đến kinh tế, tôn giáo bla bla bla.
        Xét con người, nói rõ xã hội loài người, là ta phải đề cập từ A đến Z, sau đó giải quyết cái nào trước cái nào sau, cái nào cào nông cái nào đào sâu.

        Kính,
        LMC

        TB:
        Tôi đã sẵn sàng một phần phản luận dài dành riêng cho ông thấy rõ, những liên quan hữu cơ giữa các phạm trù như thể xác, linh hồn, tổ chức xã hội, các nhân sinh quan về cuộc sống.
        Nếu cần tôi sẽ repost lại chứng minh cho ông xem, tôi KHÔNG đi lầm lãnh vực này sang lãnh vực khác, hay hay vơ đũa cá nắm hoặc cào bằng như CS. Coi vậy ko vậy, mà còn “dữ dội” hơn vậy !
        Ông nên nhớ bọn CS xử dụng chủ thuyết CS để mê hoặc người ta, bởi bản chất thật của bọn CS là một đảng chính trị nhuốm mầu sắc tôn giáo. Bởi thế có người bảo là “CS là đứa con ngỗ nghịch của Kitô giáo” !

Leave a Reply to LẠI MẠNH CƯỜNG