Cù Huy Hà Vũ- lương tâm thời đại
Mấy hôm nay định viết một bài về Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nhưng không biết phải viết gì, vì những bài viết về ông đã quá nhiều. Hôm qua, nhân đọc cái note “Về sự sợ hãi” từ blog “Thích học Toán” của Giáo sư Ngô Bảo Châu về Tiến sỹ Vũ, cảm thấy không thể không viết vài lời để nói lên những suy nghĩ của mình.
Bắt đầu bài viết ngắn của mình, giáo sư Châu nói rằng: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường”. Mượn lời ông, tôi cũng muốn nói rằng tôi không đặc biệt hâm mộ giáo sư Ngô Bảo Châu, và vì thế không bị lòng ngưỡng mộ chi phối đến nỗi không thể viết một bài phản biện bài viết của ông.
Ngay từ lúc bắt đọc cái note này của ông, tôi cứ ngỡ như mình đang đọc một bài báo của một nhà báo ở New York Times, chứ không phải là của một người Việt Nam. Ông đã viết với giọng văn quá khách quan đến nỗi tôi cảm thấy ông là một người “ngoài cuộc”, nghĩa là ông đứng trên lập trường của một người không gắn cuộc sống, sinh mệnh và trách nhiệm của mình với cái đất nước này. Có lẽ lúc viết ông chỉ nhằm viết sao cho nó khách quan, không bị quan điểm chính trị chi phối. Nhưng đối với một người viết, tôi nghĩ điều quan trọng là mình làm sao để diễn đạt cái quan điểm chủ quan của mình với tinh thần tôn trọng sự thật và trách nhiệm, vậy là đủ. Thật sư tôi chưa hiểu lắm khi giáo sư Châu cho rằng : “Những lý lẽ ông (Ts Hà Vũ) đưa ra tôi (Gs Châu) cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”. Câu này hơi mâu thuẫn với câu tiếp theo: “Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường”. Và nếu không phải là mâu thuẫn thì sự kết hợp của hai câu này cũng tạo cho người đọc cái cảm tưởng có căn cứ rằng ông Châu khẳng định những hành động của Tiến sỹ Hà Vũ mang nhiều tinh thần dũng cảm và lòng nhân hơn là tính hợp lý và trí tuệ.
Tôi không nghĩ như giáo sư Châu, qua những sự kiện nổi bật liên quan đến tiến sỹ Vũ từ trước đến nay, chúng ta có thể thấy những việc ông đã làm không những sáng suốt, hợp pháp, hợp lòng người, mà còn thể hiện hài hòa tinh thần trách nhiệm với lòng yêu nước, lòng nhân ái với dũng lược của một sĩ phu. Thử điểm lại vài hành động nổi bật mà tiến sỹ Vũ đã làm trong sự soi sáng của trí tuệ và lòng can đảm.
Ngày 11 tháng 6 năm 2009, ông gửi đơn kiện TT Nguyễn Tấn Dũng về việc ký quyết định cho phép Trung Quốc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên. Trong việc này ông đã hoàn toàn đúng khi cho rằng ông Dũng đã lạm dụng quyền lực và vi phạm pháp luật khi ký quyết định mà không thông qua Quốc hội. Theo luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, những dự án cấp tỉnh, vùng như dự án bauxite Tây Nguyên trước khi được cho phép thực hiện, chủ dự án phải lập báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược cùng với thủ tục lập báo cáo, thẩm định và phê duyệt báo cáo rất kỹ lưỡng. Trong đó, sự tham gia của các tầng lớp dân chúng, đặc biệt là các chuyên gia về môi trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong Hội đồng thẩm định báo cáo ấy. Mọi phê duyệt của cơ quan chức năng phải dựa vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định. Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định mà không có bất cứ báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược nào. Ngoài ra ông ta còn vi phạm một số luật khác. Với tư cách là một công dân, ông Vũ có quyền kiện thủ tướng. Sau thảm họa bùn đỏ ở Hungary, tất cả chúng ta đều có lý do vững chắc để khẳng định việc phản đối dự án bauxite của Nhóm bauxite Việt Nam, mà ông Vũ là cố vấn luật pháp là việc làm hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và với tính thần trách nhiệm công dân cao.
Cũng trong năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã viết bài tố cáo Tòa án Đà Nẵng đã vi phạm nhân quyền nghiêm trong khi mang tướng Trần Văn Thanh đang bị hôn mê do tai biến ra xét xử, đề nghị cách chức và truy tố ông Chánh án Tòa án Đà Nẵng Nguyễn Văn Quận về “tội làm nhục người khác” và “tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật”.
Ngày 14/9/2010 Tiến sĩ Hà Vũ lại có đơn kiện TT Nguyễn tấn Dũng về việc ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP cấm công dân khiếu nại tập thể, trái Hiến pháp và Pháp luật. Rồi cũng trong năm 2010, văn phòng luật sư của hai vợ chồng ông đã dũng cảm nhận lời bào chữa cho sáu giáo dân Cồn Dầu bị truy tố với tội danh ”chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng”. Ông Vũ cũng nhiều lần trả lời phỏng vấn trên các đài thuộc kênh thông tin tự do, yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân mà cụ thể là tố cáo Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh Trung tướng Vũ Hải Triều về tuyên bố của ông Vũ Hải Triều đã đánh sập 300 trang mạng.
Đó là vài sự kiện nổi bật liên quan đến hoạt động đấu tranh bảo vệ môi trường và nhân quyền của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ. Những việc ông làm đều dựa trên luật pháp (dù nền luật pháp Việt Nam hiện nay còn vô số điều đáng nói), hợp nhân tâm và đúng với thông lệ quốc tế. Thử hỏi khắp Việt Nam này, có mấy người dám làm những việc trọng đại với tri thức phong phú và tấm lòng rộng rãi như ông. Vậy mà không hiểu giáo sư Ngô Bảo Châu đã có ý gì khi nói: “Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”?
Trong phiên tòa 4/4 vừa qua, Hồi đồng xét xử vụ án ông Cù Huy Hà Vũ đã vi phạm trắng trợn điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam khi họ từ chối công bố các tài liệu được cho là chứng cứ chống lại ông Vũ. Về điều này giáo sư Châu cho rằng: họ cẩu thả, “làm cho xong việc” và sợ hãi tranh luận.
Thứ nhất, tôi đồng ý với ông giáo sư khi ông cho rằng ở đây có sự sợ hãi tranh luận. Nhưng có lẽ ông chưa nói đầy đủ khi cho rằng Hội đồng xét xử sợ tranh luận. Hội đồng xét xử là người của chế độ, trước phiên tòa, họ là người đại diện cho chế độ, nói lên tiếng nói và bảo vệ quyền lợi chế độ. Vậy thì khi họ sợ hãi tranh luận thì điều đó cũng có nghĩa là cái chế độ này sợ hãi. Về cả mặt lý luận tư tưởng lẫn thực tiễn khách quan, sự tồn tại của chế độ này là cả một điều nghịch lý to lớn. Có ai không sợ hãi khi công lý, lòng người và sự thật không đứng về phía mình, dù kẻ đó có trong tay hàng ngàn đại bác, xe tăng, và hàng triệu Công an, Quân đội? Có ai không sợ hãi khi đối diện với một nhân cách lớn, một con người đại diện cho lòng dân, cho sự tiến bộ, đã tranh đấu hết mình cho công lý và sự thật, đặc biệt là khi gần đây một số chế độ độc tài lần lượt sụp đổ khi sự tồn tại không hợp lòng dân của họ đã đến đoạn đường cuối? Cả chế độ này đã, đang và sẽ sợ hãi những người con đất Việt đầy tài năng trí tuệ và có đủ cả sự can trường như ông Vũ, chứ không chỉ có mấy ông Thẩm phán và Hội thẩm tép riu.
Thứ hai, tôi không thể nào đồng ý khi giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, Hội đồng xét xử đã cẩu thả trong việc xét xử. Họ không hề cẩu thả, thậm chí còn rất cẩn thận. Hơn nữa, tất cả mọi diễn tiến và kết quả ở bất cứ một phiên tòa nào ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các phiên toà liên quan đến chính trị đều được xem xét ở hậu trường rất cẩn thận, nghĩa là mọi thứ đã được ngầm thỏa thuận và quyết định ở hậu trường trước khi phiên tòa bắt đầu. Các phiên tòa chỉ là một màn kịch, một trò hề công lý diễn ra cho công luận xem chơi. Hãy suy xét bằng tư duy logic để thấy rằng người ta không cẩu thả như giáo sư Châu nói. Trước tiên, Hội đồng xét xử là người phục vụ (và có liên đới quyền lợi với) chế độ, làm sao họ cẩu thả khi xét xử một vụ án liên quan đến uy tín và động chạm nghiêm trọng đến quyền lợi chế độ? Thứ nữa, khi bất cứ việc gì được sắp xếp từ trước thì chắc chắn nó luôn được xem xét cẩn thận bởi nhiều người với sự chỉ đạo thống nhất từ cấp trên; chỉ khi nào một phiên tòa được diễn tiến tự nhiên (như các phiên tòa dưới hệ thống Thông luật Anh- Mỹ chẳng hạn), không có sắp đặt trước thì khi sai sót xảy ra chúng ta mới có thể quy kết cho trình độ chuyên môn và mức độ cẩn thận của Thẩm phán. Theo tôi, phiên tòa xử tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được chuẫn bị cực kỳ công phu, không những trong phiên tòa mà cả ngoài phiên tòa Công an dày đặc, kiểm soát mọi biểu hiện của người dân đến xem, và đã có rất nhiều người bị bắt, bị đánh…(theo RFA). Nhà cầm quyền Việt Nam đã thẩm định và tiên liệu kỹ lưỡng về phản ứng của người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế để đối phó.
Tiếp theo giáo sư Châu cho rằng: “Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta (quan tòa) chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn”. Cách chức một hai người có lỗi chỉ là sự giải quyết bề nổi, họ chỉ như những “con dê tế thần” của chế độ (lâu nay phương pháp này thường được nhà cầm quyền Việt Nam dùng khi có scandals). Sự ra đi của họ tạo sự chính danh ảo, sự chính danh mỵ dân cho những người còn tiếp tục cầm quyền. Vậy thì sự ra đi này có giải quyết được tận gốc vấn đề hay không? Hỏi cũng là để trả lời!
Giáo sư Ngô Bảo Châu đã viết một câu kết khá ấn tượng: “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. Câu nói này thật hay và có gì đó mang hơi hướng triết lý nhưng thiết nghĩ những người cộng sản từ trước nay chưa bao giờ bất cẩn với sự sống còn của mình. Thay vì nói điều này với Hồi đồng xét xử phiên tòa 4/4, giáo sư Châu nên nói điều này (trừ cụm từ “sự cẩu thả”) với Bộ chính trị và những người cầm quyền chóp bu thì tốt hơn. Tôi thấy thật không công bằng khi cứ đổ lỗi cho mấy ông Thẩm phán và Hội thẩm.
Là một người còn quá trẻ, thật sự tôi không tự tin lắm với việc viết phản biện nhắm vào một cá nhân, hơn nữa lại là một cá nhân nhiều thành tựu và uy tín như giáo sư Châu. Thế nhưng, cũng mượn lời ông, tôi muốn nói rằng chúng ta không nên sợ hãi tranh luận. Bởi sự thật có thể là nhiều mảnh ghép, chứ không nhất thiết phải là đúng hay sai. Tranh luận giúp chúng ta tìm ra nhiều mảnh ghép của chân lý, do đó việc tiếp cận nó sẽ dễ dàng hơn. Và chân lý đạt được thông qua lý luận luôn là thứ cần thiết để tạo nên sự canh tân ngoạn mục trong mọi lĩnh vực : chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học…
Tam Kỳ, ngày 7 tháng 4 năm 2011
© Huỳnh Thục Vy
© Đàn Chim Việt
Một nụ mai nở vội.
Chỉ báo hiệu sang xuân.
Giao muà luân chuyển đổi.
Trước sân nở đêm rồi.
Một nụ mai nở hoa.
Trong ngoài rộ hoan ca.
Bên tường ong bướm lượn.
Hoa lạ tợ hoa xa.
Một nụ mai gốc đào.
Bện tơ sương xôn xao.
Hương hoa lài nồng đậm.
Thấm đẩm phủ hồng mao.
Một nụ mai Bon Sai.
Trời Tây tiả khéo tay.
Dáng gà cồ ăn bẩn.
Gà ô quấn cối xay.
Ðào mai đão maĩ đao mài !!!
Tuy cùng là anh hùng nhưng Hector và Kinh Kha là hạng chiến binh thích đổ máu, còn l/s Cù Huy Hà Vũ lại có quan điểm ôn hòa, dùng luật pháp làm vũ khí đấu tranh. Hector và Kinh Kha đều thiêu thân lao vào giết đối thủ (Achilles và Tần Thủy Hoàng), còn l/s Cù Huy Hà Vũ bình tĩnh (hai lần) làm đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Kết cục là hai vị kia chết thảm (Hector bị Achilles đâm chết và kéo xác đi rất xa, còn Kinh Kha bị lính của Tần Thủy Hoàng xông ra đâm chết và sau đó xác cũng bị hành hạ dã man).
Xin hỏi: có phải trong thâm tâm giáo sư Ngô Bảo Châu đã nghĩ rằng l/s CHHV là một kẻ tuy anh hùng nhưng toan tính ngông cuồng (nên không thuyết phục được giáo sư) và chắc chắn sẽ nhận kết cục bi thảm như Hector và Kinh Kha?
Hy vọng chỉ vì thiếu hiểu biết về lịch sử và văn chương mà giáo sư đã so sánh như vậy.
Còn việc đổ hết tội cho ông chánh án thì cũng có phần oan cho ông ta. Lỗi chính ở ai, mọi người đều biết. Báo chí tư bản họ cũng rõ. Mình giả bộ ngu ngơ, họ sẽ khinh Việt Nam dân trí thấp, đến giáo sư hàng đầu cũng chậm hiểu…
Tuy vậy, dân chúng cũng ghi nhận cái lòng của giáo sư đã nghĩ tới luật sư Cù Huy Hà Vũ lúc khó khăn này. Hy vọng lần sau giáo sư sẽ nói thẳng nói thật hơn nữa. Mỗi lời nói của giáo sư đều ảnh hưởng rất lớn tới giới trí thức trong nước. Trân trọng.
bravo Thuc Vy,
hat off to you. great article.
from san jose, CA
Ông Ngô Bảo Châu, là một nhà toán học, với cái nghề để nuôi sống bản thân, chẵng có gì phải kính trọng (ngưỡng mộ thì có thể, cho những người yêu toán học). Cô Huỳnh Thục Vy nói rất đúng vậy, ông nói một cách hời hợt, làm ra vẽ khách quan, nhưng thật sự ông ấy hưởng bổng lộc của triều đình csvn, suy cho cùng, thì ông ấy vẫn là 1 tên cs vậỵ Thấy bậy mà không nói thì sao đáng mặt là kẻ sĩ.
HUYNHTHUC VY VIET BAI NAY RAT KHA,, TOIU CO DOC NHIEU BAI CUA HUYNHTHUC VY VA THAY DAY LA MOT CAY VIET CHINH TRI SANG SUA, CO CHIEU SAU VA CO LONG.. HUYNH THUC VY HIEN NAY DANG O TRONG NUOC A??? HY VONG VY SE VIET NHIEU HON NUA.. NEN NHO RANG NHUNG GI XUAT PHAT TU TRAI TIM THI SE LAM RUNG DONG TRAI TIM, HUYNH THUC VY LA MOT NGUOI CO LONG VOI DAT NUOC VA DOC GIA DA NHAN THAY DIEU DO TRONGNHUNG BAI VIET CUA CHI.. XIN GUI MOT DOA HOA HONG DEN VOI HUYNH THUC VY..
Trân trọng kính chào Giao sư Ngô Bảo Châu:
“Dư luận họ cho rằng, không phải ông Chánh án phiên tòa xử, mà ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xử đấy” (Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh). Ở Việt Nam có dư luận là có sự thật.
Mà ông Nguyễn Tấn Dũng thì Giáo sư đã gặp đôi ba lần chắc giáo sư chẳng lạ gì trình đô toán học của ông Dũng. (Dư luận đồn rằng ông Nguyễn Tấn Dũng nguyên là hộ lý, bổ túc văn hóa hết lớp 3 rồi lên y tá trong quân đội, do con một đồng chí cán bộ cách mạng cỡ Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Chí Thanh …gì đó). Nguyễn Tấn Dũng được bồi dưỡng lên lãnh đạo Chính phủ, chỉ đạo vụ bắt giữ, xét xử Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là một sự trả thù cẩu thả, sợ hãi mà thôi. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó ai mà làm hơn mấy ông này.
Congratulations! I think Prof. Chau should respond because “we should not be afraid of debating”.
Gs Châu mới chỉ nhìn sâu trong vung TOAN HOC, con xã hội học thì Châu mới chỉ có liếc mát mà đa nhìn thấy được ty tẹo của sự thực. Hy vọng trong tương lai Gs Châu sẽ cho độc giả và đồng bào Việt Nam của Gs Châu cái nhìn sâu hơn ngoài lĩnh vực riêng TOAN HOC ma Châu dẫ có được uy tin nhất định nhé.
Cám ơn GS trước…..!
Rất phấn khởi khi ở tuổi “lục thập” mà được đọc một bài viết của nữ anh thư tuổi “tam thập” với những lý luận rất logic, vững chắc, tràn đầy tình Người.
Tương lai của dân tộc Việt nằm trong tay những người trẻ có suy tư chín chắn, dám nói, dám làm.
Thế hệ trẻ sẽ là nhân tố chánh để tập hợp hàng vạn vạn người khác đang thổn thức niềm đau khổ của muôn dân, và họ không hề ngoảnh mặt làm ngơ trước bất công trong xã hội.
Những ý kiến và phát biểu của Giáo Sư Ngô Bảo Châu chứng tỏ Giáo Sư cũng rất quan tâm đến thời cuôc. Ở vị trí đặc thù của riêng mình Giáo Sư cũng muốn bày tỏ thái độ phản đối bất công của chế độ Cộng Sản Việt Nam.
Chúng ta đều thông cãm với hoàn cảnh của Giáo Sư. Và ước mong Giáo Sư Bảo Châu đã và sẽ tiếp tục sáng suốt trong lãnh vực Toán học thì mai đây sẽ sắc bén hơn trên đường lý luận để góp phần bẻ gãy những ” bổ đề ” “bể đồ ” vô lương tâm của tập đoàn mafia đang thống trị dân tộc Việt
Xin khâm phục những người trẻ của thế hệ.
Mọi người hãy đọc và ngẫm thật kỹ bài phát biểu của Giáo sư Châu .
Bởi vì lời của Giáo sư đã thật sự vạch trần cái thối nát của chế độ dù lời phát biểu của Ông rất nhẹ nhàng , nhưng rất thâm thuý. tuy còn nhiều sự rè chừng ( điều này thì ai cũng hiểu)