WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhìn nhận về Trung quốc

Bóng ma chiến tranh đang nổi lên ở châu Á khi sức mạnh quân sự của Trung quốc ngày càng tăng?

Cận cảnh hạm đội lớn đầu tiên của Trung quốc cho ra mắt thế giới (Tân Hoa xã)

Theo các hãng tin phát đi từ chính Tân Hoa xã của Trung quốc thì tới đây họ sẽ cho hạ thủy chiếc hạm đội lớn có sức chứa hơn 50 máy bay chiến đấu cùng hàng trăm xe tăng, xe quân sự và hàng chục dàn hỏa tiễn hạ máy bay và cả hạm đối hạm, hạn đối địa và hàng ngàn bộ đội cho một cuộc chiến nếu phải xẩy ra. Như Tân Hoa xã nói sẽ sớm triển khai chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này, và trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á làm như vậy. Chiếc Varyag được Trung Quốc mua của Ukraine và làm lại tại một xưởng đóng tàu ở Đại Liên từ năm 2002, đã gần hoàn tất. Cũng chính từ  tiết lộ này, tới đây ngay sau khi hạ thủy xong hạm đội này thì họ sẽ lại đúc kết kinh nghiệm cho ra đời nhanh chóng một hạm đội khác lớn hơn do chính họ đóng với sức chứa máy bay, hỏa tiễn và các phương tiện chiến tranh có thể gấp rưỡi hoặc gần 2 lần so với Hạm đội này. Chiếc tàu sân bay này được đặt tên theo tiếng Trung  Quốc là “Shi Lang”, đó là tên vị đô đốc đã chinh phục Đài Loan năm 1681.

Cận cảnh hạm đội lớn đầu tiên của Trung quốc cho ra mắt thế giới (Tân Hoa xã)

Hải trình thử nghiệm chiếc tàu sân bay này được hoạch định vào 23/4 – đánh dấu ngày thành lập lực lượng Hải quân hoặc 1/7, kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng điều mà người ta quan ngại lớn hơn đó là Trung quốc hôm nay không hề còn tránh né dấu giếm về ý đồ phô trương sức mạnh của mình và như các báo chí đã nói, họ (Trung quốc) còn giơ cao rung lắc hầu bao tiền khổng lồ khoe chuyện sắp tới họ sẽ chi ra 23 tỷ đô-la cho việc củng cố và xây dựng các đảo và căn cứ quân sự ở Vịnh Bắc bộ, trong đó có nhiều đảo của Việt nam trên Hoàng sa và Trường sa, bất chấp phía Việt nam đã mạnh mẽ phản đối.

Như nhiều nhà bình luận quốc tế đã phân tích thì đây là một động thái rất đáng lo ngại vì như vậy Trung quốc đã như là công bố sự đàm phán không còn cho vấn đề biển Đông mà nay chuyển sang ai mạnh nấy thắng và biển Đông ngày nay là của Trung quốc hùng mạnh.

Các báo chí mấy ngày qua liên tục đăng tin là Trung quốc không còn coi đàm phán song phương hay đa phương có giá trị nữa và chiến thuật kéo dài đàm phán theo hướng tôn trọng nghị quyết ứng xử hòa bình biển Đông với các quốc gia Đông Nam Á đã được khai tử, hay những khẩu hiệu hữu nghị mấy chục chữ vàng chói lọi về tình hữu nghị với Việt nam chỉ là phương cách câu giờ khi mà nay họ đã có đủ sức mạnh thì các khẩu hiệu hay cái mớ tinh thần ứng xử kia v.v… mà họ đã khôn khéo bầy ra đến nay Trung quốc coi như vứt bỏ, còn ai luyến tiếc thì cứ nhặt lấy mà giương cao, càng lâu càng tốt. Đến đây thách thức không chỉ với các quốc gia trong khu vực mà ngay cả với Hoa kỳ kẻ từ xưa đến nay vốn là đối thủ đáng gờm của họ cũng là như vậy. Thời gian như đang ủng hộ Trung quốc. Những diễn biến từ Afganitan, I-rắc, Libya và những vết thương mất đoàn kết nghiêm trọng giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Mỹ, thảm họa vùi dập nước Nhật, một đồng minh lớn của Hoa kỳ ở khu vực này đang khiến cho Trung quốc múa tay trong bị thậm chí hân hoan ra mặt.

Báo chí Trung quốc còn lớn tiếng nói rằng các hạm đội lớn trên biển dù ở tầm 2000 hải lý vẫn không thể an toàn trước các hỏa tiễn tầm xa của quân đội nhân dân Trung hoa.

Người ta còn nhớ kể từ năm 2009, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược hải quân và tìm cách mở rộng địa bàn chiến lược tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã triển khai ba tàu hải quân tới vùng biển ngoài khơi Somalia kể từ 2008 và tiến hành một cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn từ tháng 4 năm ngoái, trong đó, tàu chiến nước này vượt qua vùng biển phía nam Nhật và đi vào tây Thái Bình Dương. Một chiếc tàu sân bay là yếu tố then chốt để Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược này như muốn nói cho thế giới biết họ không chỉ làm chủ biển Đông trước các hạm đội khổng của Hoa kỳ mà còn vươn tay ra ngoài khu vực khác nếu họ muốn. Một chuyên gia chính trị quốc tế ở trường đại học Bắc Kinh đã không úp mở khi nói rằng: “Khi sự quan tâm của Trung Quốc mở rộng khắp toàn cầu, thì chiến lược hải quân vốn chỉ tập trung vào lợi ích quốc gia sẽ không còn phù hợp, bị hạn chế ở lãnh hải Trung Quốc. Do đó, nước này cần tàu sân bay để mở rộng vùng hoạt động khắp thế giới”.

Cùng với những việc trưng các hạm đội lớn ra đời, các tuần dương hạm, các đội tầu ngầm và máy bay tàng hình cho đến hỏa tiễn hạ vệ tinh v.v… thì bên kia, họ cũng đã lắp nanh vuốt mới cho người chiến sỹ tiền đồn Bắc Triều tiên không còn lo sợ trước các cuộc tập trận đã và đang diễn ra liên tục với Hàn quốc. Bắc Triều tiên cũng đã tân trang vũ khí mới hiện đại cho 200 ngàn đặc công tinh nhuệ và hơn một triệu lính thường trực với xe tăng và các tầu đệm khí nhỏ với tốc độ cao sẵn sàng đổ bộ vào nam Triều tiên bất cứ lúc nào để thống nhất đất nước. Trước cuộc tập trận của Hoa kỳ và Nam hàn đang diễn ra tuần qua, phó tổng tư lệnh Bắc Triều tiên đã tuyên bố chắc nịch là họ không thụ động đứng nhìn kẻ thù giương oai.

Rõ ràng vấn đề Bắc Phi so với mặt trận này một khi xẩy ra thì chỉ là đám lửa nhỏ so với một biển lửa lớn mênh mông. Mùi khí thuốc súng đã bắt đầu nghe khen khét và chỉ cần một động thái nhỏ xẩy ra như trận Bắc Triều tiên nã pháo sang Nam Hàn hay một cuốc tấn công vào tầu chiến vừa qua thì không ai dám nói là chiến tranh sẽ diễn ra như thế nào?

Thế giới nhận định gì về Trung quốc tăng cường quân sự quá mức?

Một nhà phân tích chiến lược hàng đầu của Mỹ Đô đốc Robert Willard – Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cảnh báo, tiến bộ quân sự của Trung Quốc đồng nghĩa với việc Guam sẽ mất vị trí như một “bến cảng an toàn” cho lực lượng Mỹ tại tây Thái Bình Dương. Bày tỏ quan ngại về khả năng lực lượng vũ trang Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, một quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc cho rằng, việc thiếu vắng lời giải thích từ quốc gia Đông Á về các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của họ có tác động lớn tới ổn định khu vực. “Thiếu vắng giải thích về quá trình hiện đại hóa quân sự, Trung Quốc đã tạo ra những ảnh hưởng quan trọng với ổn định khu vực”, Đô đốc Robert Willard – Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ – nói trước Ủy ban Vũ trang Hạ viện.

Theo ông Willard, khu vực đang phát triển những kết luận riêng về việc tại sao quân đội Trung Quốc (PLA) tiếp tục mở rộng các khả năng để trình diễn sức mạnh bên ngoài biên giới Trung Quốc hay khả năng ngăn chặn sự tiếp cận của lực lượng Mỹ cũng như đồng minh trong khu vực.

Đô đốc Mỹ cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ xác định phần lớn môi trường khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. Ông nhấn mạnh, các hoạt động của hải quân Trung Quốc là thách thức trực tiếp với việc làm sáng tỏ luật pháp quốc tế cũng như thiết lập các chuẩn mực quốc tế đã được thừa nhận. “Chúng ta không còn nằm ngoài tầm với”, trong trường hợp đặc biệt, ông cho rằng, các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc có thể dội xuống sân bay và những căn cứ khác của Mỹ trên đảo này. “Họ đã dùng rất nhiều tài nguyên vào các chương trình tên lửa”, Mahnken nhấn mạnh. Người ta cho rằng những nhận định của ông tư lệnh đô đốc Mỹ không phải là sự thổi phồng những khả năng quân sự quá mức của Trung quốc hay có chủ đích làm cho mọi người sợ về quốc gia này mà chính là để cảnh báo Mỹ và cả thế giới về một Trung quốc đầy nguy hiểm và ngạo mạn có thể gây ra chiến tranh lớn bất kỳ lúc nào nếu như họ chắp thêm nanh vuốt mới.

Theo ông, trong khi Mỹ vướng bận cả một thập niên qua tại Afghanistan và Trung Đông thì Trung Quốc đã có tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ quân sự. “Họ tận dụng việc này”, ông nói. Bên cạnh tên lửa đạn đạo thông thường, Trung Quốc còn tập trung phát triển lên lửa phóng từ các tàu trên biển (cả hạt nhân và thông thường), tàu ngầm hạt nhân và diesel, tên lửa hành trình, vũ khí đạn đạo xuyên lục địa, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, vũ khí chống vệ tinh… Mahnken cho rằng, khả năng chiến tranh ảo cũng được chú ý.

Nhiều nhà phân tích quân sự hàng đầu thế giới cho rằng một cuộc chiến tranh lớn chưa từng có sẽ xẩy ra khi chính họng súng đôi bên Bắc Nam Triều tiên khai hỏa và hai ông lớn phía sau không thể ở trong tình thế ngồi nhìn đàn em choảng nhau chí tử mà sẽ phải xung trận. Đến lúc đó Mỹ và châu Âu sẽ làm gì với một Trung quốc con hổ xám lớn mạnh không còn như ngày nào với dáo mác, súng thần công nơi Cấm thành Thiên An môn như xưa mà là cả một kho vũ khí hiện đại đang có trong tay mà họ đã cho trình diễn?

Biển Đông và biển Hoàng Hải sẽ luôn là vấn đề thử thách của thế giới trước một Trung quốc thời hiện đại hôm nay. Bài toán này rõ ràng đòi hỏi Hoa Kỳ càng phải nhanh tay liên kết với các đồng minh trong khối Asian để đối phó với một hung thần đang lớn mạnh cũng chẳng khác gì khi xưa Mỹ phải liên kết với các nước châu Âu khác để chống phát xít Đức hùng hậu. Với châu Âu hiện nay ngoài liên minh Bắc Đại Tây dương thì Pháp, Anh đang kết tụ để đối phó với Trung quốc và Nga cũng đang phải xây dựng căn cứ hùng mạnh ở các đảo giáp Nhật để đề phòng người hùng mới lớn phỗng lên này.

Việc Philipins tuyên bố vùng chủ quyền và đưa quân đội ra bảo vệ vùng biển đang tranh chấp hay việc Việt Nam thử các loại hỏa tiễn đối không, đối biển đã cho thấy quyết tâm không thể khoan nhượng lùi mãi của mình trước kẻ có đầy mưu mô và xảo thuật nuốt biển. Tổng thống Philipines và các tướng lĩnh của nước này đang phải trang bị nhiều loại hỏa tiễn và pháo tầm trung, tầm xa để bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ của mình. Việt nam cũng không thể ngoại lệ. Cuộc chiến ở Irac hay nay đang diễn ra ở Libya đã cho thấy ông Sadam Hoetsen và cả ông Gaddafi không có đủ hỏa tiễn và pháo phòng không và đối hạm để bảo vệ chính thể của mình trước các đối thủ phương Tây nên bị họ sớm khóa tay, phong tỏa cả trên không và dưới biển. Các nhà quân sự Philipines đã khẳng định rất đúng là: “Với các nước có vùng b biển dài và nhiều hải đảo như Philipines, Inddonexia và Việt nam v.v… mà kinh tế không giầu có thì tốt nhất vẫn là sự trang bị hỏa tiễn các tầm xa, trung và ngắn cùng pháo bờ biển vẫn là các biện pháp hữu hiệu nhất. Vì sao? Vì không có loại tầu nào có thể chịu với mưa bão hỏa tiễn được.”

Người ta cho rằng số hỏa tiễn của nước này đã tăng lên gấp 20 lần so với những năm vừa qua mà chủ yếu là hỏa tiễn mua của Mỹ và Tendavit. Còn Indonexia thì đang thành lập hẳn một nhà máy lớn sản xuất hỏa tiễn hiện đại để trang bị cho quân đội những năm tới đây. Nghe đâu Trung Quốc đang muốn ve vãn để liên kết với quốc gia này để cùng sản xuất các loại hỏa tiễn các tầm và khả năng, có thể quốc gia này dễ siêu lòng chấp nhận. Đây là một mũi tên được hai đích vừa tăng cường lực lượng quốc phòng và làm kinh tế, nhưng đòn chủ yếu vẫn là để chia rẽ các nước trong khối Đông Nam Á mà năm nay Indonexia đang là chủ tịch của khối.

Với châu Âu hiện nay ngoài liên minh Bắc Đại Tây dương thì Pháp, Anh đang kết tụ để đối phó với Trung quốc và Nga cũng đang phải xây dựng căn cứ hùng mạnh ở các đảo giáp Nhật để đề phòng người hùng mới lớn phổng lên này.

Người Tây nguyên có câu: “không đánh hổ lúc mới lớn còn chờ khi nó đủ nanh vuốt?” Câu nói này quả là tuyệt hay. Cho đến hôm nay, thế giới mới càng khen ngợi ngườiViệt Nam xưa thật khéo đặt tên cho Trung quốc là “đội quân bành trướng” thật là chính danh, không có từ nào chính xác hơn.

Ngày 11 tháng 4 năm 2011.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

30 Phản hồi cho “Nhìn nhận về Trung quốc”

  1. Những nước cờ Trung quốc đang đi để làm chủ Biển Đông.
    Đúng như các nhà phân tích chính trị ở trong nước đã nhận định chính xác là Trung quốc sẽ đi đến thỏa thuận với Việt nam về vấn đề biển Đông Hoàng sa và Trường sa. Nội dung là hai bên chấp nhận sự thật lịch sử đã rồi là ai đang quản lý ở đâu thì quản lý ở đó và khu vực đang tranh chấp giữa hai nước thì sẽ khai thác chung. Đổi lại Việt nam sẽ không tham gia vào các liên minh nào khác để Mỹ không có cơ sở có thể can thiệp vào biển Đông và như vậy để Trung quốc khi đó sẽ không nhân nhượng Mỹ thậm chí sẽ choảng Mỹ bằng người lính xung kích là Bắc Triều tiên. Còn Mỹ chỉ còn cách dùng người lính xung kích là Philipine.
    Người ta còn nhớ đến các cuộc thương thuyết song phương giữa Việt nam và Trung quốc bắt đầu từ năm 2007 và lúc đó Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post – SCMP) bằng tiếng Anh xuất bản tại Hong Kong trích nguồn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay đã có bốn vòng đàm phán giữa quan chức hai bên và vòng thứ năm sẽ diễn ra trong tháng 12 này.
    Tuy nhiên, SCMP nói phía Bắc Kinh kiên quyết không bàn về quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn từ năm 1974.
    Một quan chức Việt Nam giấu tên cho rằng đây chính là một trong những điểm khó giải quyết nhất trong tranh chấp lãnh thổ vì “Trung Quốc luôn nói rõ là quần đảo này thuộc về Trung Quốc và không có gì để thương lượng cả”.
    Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam khi trả lời SCMP đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đàm phán song phương và khu vực khi giải quyết các vấn đề nhạy cảm này.
    Trung Quốc và Việt nam cùng nhận toàn bộ các quần đảo này trong khi Malaysia, Philippines và Brunei nhận một phần trong quần đảo Trường Sa. Đài Loan nhận những phần mà Trung Quốc cũng nhận.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, nói các vòng đàm phán song phương được tổ chức nhằm tìm kiếm thỏa thuận về các “nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề trên biển”.
    Bà Nga nói hai bên đã đạt được hiểu biết nhất quán rằng giải pháp cơ bản và lâu dài về Biển Đông phải đạt được qua “đàm phán hòa bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau”.
    Phát ngôn nhân ngoại giao Việt Nam cũng nhắc lại chủ quyền “không thể chối cãi” của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được tiếp cận, đã không bác bỏ thông tin về các vòng đàm phán nhưng cũng không cho biết thêm chi tiết nào khác.
    Tuy nhiên, ông Vương Hàn Lĩnh, chuyên gia về an ninh hàng hải và luật quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói tranh chấp về Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, đã “hoàn toàn được giải quyết” vì Trung Quốc quản lý quần đảo này.
    “Trung Quốc sẽ chỉ thương lượng về tranh chấp liên quan Nam Sa (Trường Sa) mà thôi.”
    Ông Vương nói thêm: “Chúng tôi khuyến khích việc cùng phát triển tại các vùng đặc quyền kinh tế tuy không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền”.
    “Chúng tôi cũng có nguyên tắc chỉ thương lượng trực tiếp giữa hai bên, không chấp nhận bên thứ ba hay thương lượng tập thể.”
    Quần đảo Hoàng Sa đã về tay Trung Quốc sau trận hải chiến năm 1974 với quân đội Việt Nam Cộng hòa.
    Khi chính quyền Sài Gòn lên tiếng phản đối việc này tại Liên Hiệp Quốc, Hà Nội đã không góp giọng, một phần vì quan hệ đồng minh tối quan trọng với Bắc Kinh.
    Tuy nhiên những năm gần đây, người Việt Nam bắt đầu nói nhiều tới việc mất quần đảo này.
    Việt Nam tuyên bố ngư dân của mình phải được quyền hoạt động mà không bị sách nhiễu tại “ngư trường truyền thống” quanh Hoàng Sa.

    Ông Quách Bá Hùng là ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản TQ
    Người ta cho rằng động thái mà Bộ quốc phong Trung quốc do Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Quách Bá Hùng, đang có chuyến thăm Việt Nam từ 12/04-15/04.
    Ông vừa có các cuộc gặp với giới chức Việt Nam và một trong các chủ đề được nói là giải quyết tranh chấp Biển Đông.
    Ông Quách Bá Hùng dẫn đầu một đoàn đại biểu quân sự cấp cao, bao gồm các tướng lĩnh của Trung Quốc, tới Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
    Tướng Quách đã có hội đàm song phương với Tướng Thanh vào sáng thứ Tư 13/04.
    Một bản tin đăng trên tờ Quân đội Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Việt Nam, dẫn lời ông Quách Bá Hùng nói rằng tranh chấp Biển Đông là “vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ Việt Trung mà hai bên cần coi trọng và giải quyết thỏa đáng”. Đây là một sự thật khách quan và không cần né tránh vấn đề này.”
    Báo Quân đội Nhân dân trích lời Tướng Quách nói “kinh nghiệm thành công trong hoạch định biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ cho thấy nếu hai bên kiên trì đàm phán và hiệp thương hữu nghị thì hai bên đều có thể giải quyết được dù vấn đề phức tạp”.
    Về phần Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Ph̀ung Quang Thanh được dẫn lời nói rằng “xử lý vấn đề trên biển cần phải xuất phát từ quyết tâm chính trị cao và bình tĩnh trong giải quyết”.
    Thượng tướng TQ Quách Bá Hùng trưởng phái đoàn quân sự Trung quốc đã khẳng định: “Đây (vấn đề Biển Đông) là một sự thật khách quan và không cần né tránh vấn đề này”.
    Ông Thanh nói hướng giải quyết là phải thông qua “đàm phán hòa bình, luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS), bằng tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC)”. Bộ trưởng Việt Nam cũng đề xuất tăng cường tuyên truyền “để nhân dân hai nước hiểu về vấn đề này”.
    Rõ ràng Đảng CSVN sẵn sàng thỏa hiệp với Trung quốc để duy trì chủ nghĩa cộng sản và duy trì quyền lãnh đạo độc tôn của hai đảng còn hơn là họ sợ Mỹ nhúng ta gây bạo loạn như cách mạng hoa lài.
    Trung quốc rõ ràng rất lo sợ Việt nam là sân sau của Mỹ khống chế họ, nay đối xử có những nhượng bộ và thay đổi rất rõ nét đó là mền dẻo với Việt nam và lôi kéo nước này ra khỏi sự ảnh hưởng mới chớm nở và càng ngày cành sâu hơn với Mỹ.
    Rõ ràng cả Đảng CS Trung quốc thì từ sau cuộc ký thông cáo chung Thượng hải đến nay, chiến lược vươn xa và đại nhẩy vọt đã gần như hoàn thành tốt đẹp nhờ sự chắp nanh của các đời tổng thống Mỹ thì từ sau cuộc ký thông cáo chung Thượng hải đến nay, chiến lược vươn xa và đại nhẩy vọt đã gần như hoàn thành tốt đẹp nhờ sự chắp nanh của các đời tổng thống Mỹ và đã đến lúc Mỹ không thể nói chuyện với họ kiểu “ông chủ với đầy tớ” mà là kẻ ngang hàng, phải nói chuyện đàng hoàng, tử tế ( như báo chí Hong kong và Thượng hải vẫn nói).
    Còn đảng CS Việt nam đã lợi dụng quan hệ với Mỹ để phá lệnh cấm vận và làm ăn kinh tế, củng cố quốc phòng và nay đủ lông đủ cánh và không còn có thể đảo ngược được thì họ tỏ rõ thái độ:
    1, Nếu Mỹ muốn quan hệ với Việt nam sâu rộng hơn và không ảnh hưởng đến quyền thống trị độc tôn của mình thì họ OK. Còn không thì chỉ giữ thái độ lập lờ như thế càng lâu cảng tốt.
    2, Nếu Mỹ can thiệp sâu hơn thì họ sẽ cành gắn bó với Trung quốc hơn, từ quân hệ hữu nghị đến quan hệ chiến lược và nay là quan hệ toàn diện. Biết đâu lại là “môi hở răng lạnh” là 80 đến 2000 chữ vàng cũng chẳng biết chừng.
    Rõ ràng Mỹ sẽ thua nếu không lôi kéo được việt nam vào với mình. Nếu Việt nam mà theo Trung quốc thì coi như vấn để biển Đông vĩnh viễn như đã xong và là của Trung quốc. Đài loan lúc đó họ không còn cách nào khác là trở về vòng tay Trung quốc với danh từ mỹ miều là ” trở về với mẹ Tổ quốc”. Diễn tiến đang diễn ra theo kịch bản này? Tất nhiên Mỹ không chịu khoan tay ngồi nhìn Trung quốc lôi kéo Việt nam và các quốc gia khác ở Đông Nam Á như họ mong muốn. Mỹ đã bật đèn xanh để hàng loạt các quốc gia đầu tư mạnh hơn vào Việt nam như Nhật, Nam hàn, Úc nay là Hà lan và ngay cả các công ty Mỹ. Có thêm công ty nước ngoài muốn đầu tư vào các sân bay Việt Nam, đặc biệt ở khu vực thuộc các tỉnh miền trung. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam vừa loan báo tin này hôm nay. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết rõ, Công ty khai thác dịch vụ Hàng không ADC-HAS có trụ sở tại Hoa kỳ đang có kế hoạch đầu tư vào 7 sân bay ở các tỉnh miền trung dưới hình thức hợp tác liên kết giữa nhà nước và tư nhân. Dự án đầu tư này đang được Tập đoàn Cedona, cố vấn của Công ty ADC-HAS đệ trình lên Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chờ phê duyệt. Theo Công ty ADC-HAS, 7 sân bay ở các tỉnh miền trung gồm Chu Lai, Phú Bài, Đà Nẳng, Tuy Hoà, Quy Nhơn, Pleiku và Cam Ranh là những sân bay đầy tiềm năng. Việc xây dựng những sân bay đó cũng phù hợp với đề án phát triển lâu dài của các điạ phương. Trong số các sân bay này, Chu Lai ở Tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 sẽ được xây dựng thành một điểm vận chuyển hàng không lớn nhất vùng Đông Nam Á với khoảng 2,2 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Và đến 2025 sẽ nâng lên 4,1 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hoá.
    Ngoài ra, công ty Korean Joinus Ltd. của Hàn quốc cũng muốn đầu tư một sân bay ở tỉnh Quảng Ninh thuộc miền Bắc. Cuộc chạy đua lôi kéo Việt nam vào vòng tay mình càng ngày càng sôi động hơn bao giờ hết. Mỹ sẽ làm gì? Đây là vấn đề rất gay cấn và khó khăn. Phương án tốt nhất mà mọi người đã nhìn thấy và dự đoán được sẽ là đó là không lên căng thẳng với Bắc Triều tiên mà trái lại, lôi kéo Bắc Triều tiên để cắt tay bạch tuộc Trung quốc và đầu tư ồ ạt vào việt nam để cắt tay này nữa, cô lập họ. Nhưng có làm được vậy không? Đó lại là một vấn đề.
    Để các bạn thấy rõ Việt nam và Trung quốc lo sợ Mỹ qua phát động cách mạng Hoa lài ở ai Cập và Libya họ đã xích lại gần nhau hơn, Việt nam nay theo đuôi Trung quốc, phớt lờ Mỹ mà chỉ muốn làm ăn kinh tế mà thôi. Xin trân trọng gửi bài báo này đăng trên báo Lao Động:
    Việt Nam – Trung Quốc:
    Chung tay gìn giữ sự ổn định trên biển Đông
    Thứ Tư, 20.4.2011 | 09:17 (GMT + 7)
    Ngày 19.4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc về biên giới lãnh thổ Trương Chí Quân đang có chuyến thăm và làm việc tại VN.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hội đàm giữa hai đoàn đàm phán Trung Quốc và VN về biên giới lãnh thổ; cho đây là bước tiến quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia. Thủ tướng cho rằng, trên cơ sở thỏa thuận đạt được từ cuộc đàm phán này, hai nước cần tổ chức triển khai thực hiện một cách hiệu quả, thiết thực vì lợi ích của mỗi bên.
    Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước VN luôn coi trọng quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ, 4 tốt.
    Về vấn đề biên giới lãnh thổ, Thủ tướng đề nghị hai nước cần thực hiện có hiệu quả các nội dung này. Đối với biên giới trên bộ, hai bên cần thực sự có tiếng nói chung, cùng nhau nỗ lực sớm ký kết Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác và khai thác tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc để các thỏa thuận này đi vào hiệu quả, vun đắp cho tình đoàn kết, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa nhân dân hai nước.
    Về vấn đề biển Đông, Thủ tướng đề nghị hai bên cùng nhau đàm phán, thảo luận hoà bình để tìm ra những giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Đây cũng là việc làm thiết thực góp phần vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
    Đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề biển Đông, Thứ trưởng Trương Chí Quân cũng cho rằng, vấn đề biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở tình đồng chí, quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước. Thứ trưởng Trương Chí Quân cho rằng, thời gian qua, hai bên đều thực hiện nghiêm túc nhận thức chung về các vấn đề biên giới, đi lại trên biển, giữ gìn sự ổn định trên biển Đông. H.L (Theo TTXVN
    Ngô Thiên Dụng

  2. Hở Sườn says:

    Cám ơn LMC, đúng khi Trung Cộng và VN bắt tay hứa với nhau giải quyết vấn đề Biển Đông và các đảo, thì ngay lập tức Đài Loan lên tiếng khẳng định các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ ‘không thể tách rời’ của mình.

    Tuyên bố này được đưa ra sau khi có các thông tin về chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng trong tuần rồi.

    Kiểu gì VN cũng bị thiệt, không Trung cộng thì Đài Loan, một lũ Tư Bản Đỏ lừa đảo, còn chính quyền Obama thì ra đòn chậm quá, bị China hê ra ngoài sân chơi rồi !

    Nhục quá !

  3. Nói ra làm gì cho thêm buồn. Hễ thấy các ca sỹ trong nước biểu diễn đâu là xỉa vào ngay. Còn chuyện vận mệnh đất nước thì phớt lờ. Nói đến tinh thần Việt nam ngày nay ở hải ngoại nghe buồn đến não ruột. Thôi xin đừng nói đến thì hơn. Còn đảo đã mất vào tay Trung quốc thì đòi làm sao khi lãnh đạo đất nước này chỉ biết dạ, vâng, cúi đầu tuân theo Trung quốc?
    Mỹ không không khôn từ xưa đến nay vẫn bị Cộng sản xỏ mũi dắt đi như dắt trâu.Đúng như mọi người góp ý.
    Hoàng Nhật Nam

  4. Trần Lâm says:

    Để duy trì chủ nghĩa Cộng sản đang giãy chết, cả hai nhà nước Cộng sản là Trung quốc và Việt nam đã lừa ngoạn mục Mỹ để phá vỡ lệnh cấm vận đúng như các bác đã góp ý.
    Với Trung quốc khi được Mỹ cấp quyền tối huệ quốc buốn bán miễn thuế vào Mỹ, đây là cơ hội cho họ phát triển kinh tế như lên đồng và gia tăng quân sự đến mức sát ngay Mỹ. Nếu nay Mỹ ngăn cản họ hay gây khó khăn cho con đường bành trướng thì họ sẽ dùng Bắc Triều tiên để chơi Mỹ.
    Còn CS Việt nam thì khôn lỏi bắt cá hai tay, tay kia bắt tay cung kính Trung quốc và làm mọi cái Trung quốc sai khiến, còn với Mỹ thì bắt hờ và nụ cười giả dối.
    Ngày nào họ còn lợi dụng được Mỹ thì họ triệt để phát huy làm, còn khi không được thì sẵn sàng chống Mỹ không chần chừ.
    Tôi cũng như các bác đều thấy lạ là các tổ chức người Việt ở nước ngoài giờ như nghỉ hè hay bị gì đó ấy, nên mặc dù biết Trung quốc thôn tính nhiều đảo của Việt nam và đang xây dựng và khai thác du lịch để hợp pháp hóa chủ quyền của họ mà các bác” lãnh đạo” cứ ngồi xỉa răng nói tào lao thiên thôn, chẳng còn nhuệ khí như xưa. Thật chán.
    Tôi cho rằng ý kiến của các đọc giả là chính xác.
    Trần Lâm

  5. chuyen VN se le thuoc Tau ,bien dao va bien gioi bi mat . Trong qua khu da xay ra roi con hien tai bay gio va mai nay khong ai biet duoc ! Su sup do cua LX va chu hau da lam cho Hanoi hoang mang
    lo so ! Co lap hoan toan , nen khong con duong nao khac la ( nuot nhuc va chiu thiet thoi de tai lap lai quan he voi Trung Cong ) chi it lau sau 1991 ! Mac du truoc do la enemy , bang giao theo mot cach bat buoc va khien cuong ! Co ton tai va vung ben khong ? wait and see !

    Con ve USA phan ung ra sao khi Vietcong va Trungcong tai lap lai quan he !! Luc nay nguoi My moi thay cai nguy , cam van va co lap VN khong phai la chinh sach khon ngoan ! Doi voi Cuba ap dung co hieu qua , con VN thi trai nguoc do vi dia ly chinh tri ! Cho nen chinh quyen Hoa Ky da nhanh chan tai thiet lap bang giao voi VN bon nam sau do 1995 ! Thoi gian vua du de cho Hanoi yen tam !

    My tai lap bang giao voi VN cung bat buoc va khien cuong ( cho du truoc day la enemy ) ! Nhin lai quan he cua 3 tay choi nay cung tung da co qua khu ( dam chem va giet nhau ) noi lai quan he la choi tiep cuoc choi ( thang nao muon choi thi bo $$$ vo ) xem coi may co bao nhieu $$$ va choi duoc bao lau ? Quan he tay 3 nay co qua khu la chien tranh rat hiem co tren The Gioi !

    Vietcong co dang tin khong ? Quan he voi Tau kho ma ben vung theo thoi gian ! Lich su da chung minh nhu vay ! Con quan he voi USA va Europe chi co tot dep va vung chac thoi ! Kinh te vietnam phat trien toi dau la nho vao ho, va con khoi nguoi Viet o hai ngoai nua ! Dau co the keo dài han thu
    theo thoi gian duoc ! 20 nam va 50 nam nua moi su suy nghi se khac theo su viec !

  6. Theo chúng tôi Mỹ phải thay đổi chính sách ngoại giao với Việt nam vì họ muốn quan hệ vói Mỹ và châu Âu chỉ là để làm ăn làm giầu như bạn đọc đã góp ý và họ sẵn sàng quỳ gối trước Trung quốc. Còn chuyện phản đối Trung quốc vi phạm chủ quyền đảo biển chỉ là trò hề đánh lừa dư luận mà thôi. Họ sợ dân nổi lên biểu tình chống Trung quốc và gây khó khăn cho quan hệ của họ với đàn anh Cộng sản này.
    Mỹ quá khờ dại. Hãy thức tỉnh. Còn tổ chức người Việt ở nước ngoài chạy trốn đâu hết rồi? Đi ngủ sao?

    Trần Thị Thanh Thúy

Leave a Reply to Trần Thị Thanh Thúy