WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Trường Tộ với những tiền đề dân chủ hóa Việt Nam

6-

Cuối thế kỷ 18, bị truy kích, mặc dù cầu viện được vua Xiêm cấp cho năm vạn binh lính và 300 chiến thuyền, Nguyễn Ánh vẫn bị quân Tây Sơn đánh bật ra đảo Phú Quốc. Nhờ dựa vào thế lực của Pháp, tháng 5 năm 1802 Nguyễn Ánh mới giành lại được ngôi vua. Tiếp sau là Minh Mạng, Thiệu Trị. Tự Đức lên ngôi năm 1847. Năm 1858, Pháp đánh Đà Nẵng. Năm 1859, Pháp bỏ Đà Nẵng vào đánh Gia Định. Năm 1862, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ, Năm 1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam bộ. Trong bản điều trần “ Canh tân và mở rộng quan hệ ngoại giao ” Nguyễn Trường Tộ đã khuyến cáo: “ Nay việc khẩn cấp nhất của ta là trước hết phải giữ cho được cái gì chưa mất, còn việc mưu thu hồi 6 tỉnh là việc sau. Muốn giữ cái chưa mất, thì phải gấp rút thừa cơ, mà canh tân chính là căn bản để mưu thu hồi và giữ gìn. Nếu không canh tân để tiến bộ, thì dù có tạm thu hồi được, vá hôm nay mai lại rách, rốt cuộc cũng không thể không có chuyện xảy ra. Nếu nhất luật canh tân để tiến bộ thì việc giữ không khó, mà việc mưu thu hồi không chóng thì chày cũng có thể hy vọng được ” ( 10 ).

Ông khuyên nhà vua tạm thời hòa hoãn với Pháp, mở rộng quan hệ đối ngoại theo gương các lân bang: “ Lại xem Nhật Bản xưa vốn là lũ người lùn, từ trung diệp nhà Minh mới bắt đầu giao hảo với Hà Lan, làm bạn với Bồ Đào Nha, kế đến mời Hợp Chúng Quốc giúp vào việc nước, mở mắt nhìn rộng rãi thiên hạ mới có chí hướng lớn như vậy. Từ đó họ đóng tàu bè, luyện tập võ bị, ưu tiên phát triển thương nghiệp, công nghiệp, đất nước mỗi ngày một mạnh, được khen với mỹ danh là Tiểu Tây và Trung Quốc khó bắt được Nhật Bản phải thần phục. Tuy gần đây Anh, Pháp thường hay quấy nhiễu nhưng nhờ có nền nội trị ngoại giao vững vàng mà họ không chịu hạ mình. Như trước đây ba năm Anh, Pháp đem binh thuyền đến toan đàn áp, nhưng nhờ có Hợp Chúng Quốc, Hà Lan phân giải mà việc đã không xảy ra. Đó không phải là công dụng của sự giúp đỡ của các nước hay sao? Còn như ngày nay nước ấy có những kế hoạch giao thiệp rộng rãi, những mưu cơ tân tiến thì đâu đâu người ta cũng đã nghe thấy rõ ràng, gương ấy không xa, không cần phải nêu ra nữa ” ( 10 ).

Tiếc rằng khi Minh Mạng lên ngôi, về đối ngoại, nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách ” Bế quan tỏa cảng ” còn nặng nề, cứng rắn hơn các triều đại trước. Về đối nội, ban hành “ Dụ cấm Đạo ” ( năm 1825 ) và ” Chiếu chỉ sát đạo ” ( năm 1833 ).

Bằng những lời thuyết giáo vắt từ trong tim, Nguyễn Trường Tộ đã ra sức can ngăn triều đình, thiết tha kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc: “ Giáo dân cũng là người trong nước, đều là người cả, cũng là dân của trời, sự ăn ở có liên quan nhau, vui buồn liên quan nhau. Lẽ nào bên này động mà bên kia lại yên được sao? Một nước ví như một thân thể. Một chỗ bị đau thì toàn thân cũng không yên. Một cục thịt thừa, một ngón tay đeo thật hết sức vô dụng thế mà cắt bỏ đi thì đau, huống chi là tay chân hữu dụng! Trời đất đối với các hành tinh, một nước đối với dân chúng, sự liên quan lệ thuộc duy trì cũng một lẽ như nhau. Nếu trên trời có một hành tinh bị động, các hành tinh khác cũng nhân đó mà có chút biến đổi, huống chi dân là gốc của một nước, dân bị tao động lẽ nào nước không sinh họa loạn? …. Không thấy thượng đế là chúa tể cai trị các nước cũng như vua là chúa tể trị vì một nước đó sao? Trong một nước, tuy nhân dân có phân chia nhà cửa khác nhau, nhưng vua cũng chỉ lấy một quyền mà thống trị dân chúng, lấy một trí mà liên kết muôn dân, khiến dân tình đều được yên ổn, hành động tuy khác nhau nhưng đều lương thiện, chí hướng khác nhau nhưng đều đáng quý cả. Như thế thì chẳng những không tổn hại về mặt chính trị mà còn cho thấy cái tài khéo trong việc trị nước nữa ”. ( 7 )

“ Xét ra đạo Công giáo vào nước ta từ thời Lê. Trước tiên các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến giảng đạo ở tỉnh Hưng Yên, tiếp đến có các giáo sĩ người Pháp, người Y Pha Nho đến, được nhiều người tin theo. Lúc bấy giờ giáo dân và những người trong ba đạo (Phật, Lão, Khổng) tuy tín ngưỡng khác nhau nhưng vẫn ân ái tiếp đón nhau, lễ nghĩa đối đãi nhau, năng lui tới với nhau không có gì hiềm nghi, đều là con dân của nước nhà mà thôi. Từ khi ban hành lệnh nghiêm cấm thì mới sinh ra ghen ghét kỳ thị nhau, do ghen ghét kỳ thị nhau mới sinh ra tội lệ. Từ đấy giáo dân bị phiền nhiễu đến nỗi phải lưu ly thất sở mà mắc vào vòng hình phạt. Nước vốn trong, có quấy lên mới bị đục, nếu ngừng thì chốc lát sẽ trong trở lại ”. ( 7 )

Những lời da diết ấy sao như vẫn còn như đang phải tấu lên sôi bỏng trong hiện trạng nước ta hiện nay. Phải thấy rằng: “ Giáo dân cũng do tạo vật sinh dưỡng và đạo giáo cũng do tạo vật bảo dưỡng huống chi giáo dân cũng là một thành phần của nhân dân trong nước. Trong số đó, nếu có kẻ bội nghịch chẳng qua chỉ là một phần nghìn, phần trăm mà thôi… Bất kỳ trong đạo giáo nào, hễ ai phản nghịch loạn thường đều là người đắc tội trong tôn giáo,      cứ áp dụng hình phạt không tha để cho tôn giáo được trong sạch. Còn ai yên phận tuân theo pháp luật thì để cho họ tự nhiên, có gì hại đâu? Đồng hành mà không nghịch nhau là được ” ( 7 ).

*

Nhìn nhận lại Nguyễn Trường Tộ, những nghiên cứu, đánh giá của hậu thế đều thán phục trí tuệ và tâm huyết của một trong những vì sao Khuê vằng vặc trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên hầu hết tiếc nuối ông đã không thành công và so sánh ông kém hơn Fukuzawa Yukichi – một nhà cải cách đồng thời đại ở Nhật Bản.

Một số cho rằng Fukuzawa thành công vì đã biết “ làm cách mạng từ dưới lên ” trong khi Nguyễn Trường Tộ làm ngược lại. Đây là một đề tài lớn cần mở những cuộc hội thảo khoa học nghiêm túc nhằm soi rọi cho công cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước hiện nay. Người viết bài này hy vọng sẽ có dịp được tham gia.

Điều cần suy xét là, điều kiện xã hội và hoàn cảnh bản thân của Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa rất khác nhau.

Trong khi “ Nhật Bản xưa vốn là lũ người lùn, từ trung diệp nhà Minh mới bắt đầu giao hảo với Hà Lan, làm bạn với Bồ Đào Nha, kế đến mời Hợp Chúng Quốc giúp vào việc nước, mở mắt nhìn rộng rãi thiên hạ mới có chí hướng lớn như vậy. Từ đó họ đóng tàu bè, luyện tập võ bị, ưu tiên phát triển thương nghiệp, công nghiệp, đất nước mỗi ngày một mạnh, được khen với mỹ danh là Tiểu Tây và Trung Quốc khó bắt được Nhật Bản phải thần phục ” ( 10 ), thì vua quan nhà Nguyễn chỉ loay hoay chống Pháp và chốt chặt cửa đất nước. So với mấy đời vua trước, Tự Đức được xem là sáng suốt hơn đôi phần. Từ đầu năm 1866, thấy như nhà vua bắt đầu để ý đến Nguyễn Trường Tộ, giao cho Nguyễn Trường Tộ đi tìm mỏ than, rồi lại sai Nguyễn Trường Tộ cùng với Giám mục Gauthier đi Pháp thuê thầy và mua sắm dụng cụ về định mở trường kỹ thuật theo phương pháp Tây phương. Nhưng, do phản ứng của giới sĩ phu cổ hủ, nhà vua lại chùn bước. Họ sợ ảnh hưởng của Tây phương và kỳ thị công giáo !

Giữa đám quần thần yêu nước kiểu võ biền ( giống một số nhà cách mạng vô sản sau    này ), Nguyễn Trường Tộ không chỉ thân cô thế cô ( người tâm đắc hầu như duy nhất chỉ có Phan Thanh Giản ) mà còn bị ruồng rẫy, bị nghi hoặc vì là người công giáo.

Phải đến 23 năm sau ngày ông mất (1894), những ý tưởng rất có giá trị của ông mới được khơi dậy trong “ Văn minh tân học sách ” của phong trào Duy Tân. Và, hồn thiêng Nguyễn Trường Tộ đã cháy bùng trong bầu nhiệt huyết của Phan Bội Châu; đã thắp sáng lên tư tưởng canh tân đất nước của Phan Châu Trinh.

Năm 1925, vua Khải Định đã hạ chiếu truy tặng Nguyễn Trường Tộ danh hiệu “ Hàn lâm viện trực học sĩ ”. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã cho dựng tượng và đài kỷ niệm Nguyễn Trường Tộ tại Sài Gòn và các tỉnh. “Ủy ban quốc gia Nguyễn Trường Tộ” cũng đã được thành lập. Ủy ban này về sau được đổi thành “ Hội phát triển tinh thần Nguyễn Trường Tộ ”.

Tinh thần Nguyễn Trường Tộ, nỗi ưu tư da diết của Nguyễn Trường Tộ phải chăng chất chứa trong hai câu thơ cuối của bài thơ “ Phong cảnh Cần Giờ ”:

“ Như thử giang sơn thùy thị chủ?
Yếu tương tình sự vấn chi thiên ”

( Đất nước sơn hà ai đấy chủ?
Biết đem tâm sự hỏi trời thôi! )

Hà Nội tháng 4 năm 2011
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: ( 4 ) 35 534 370

Chú giải:

( 1 )Tám việc cần làm gấp ” – ngày 15 tháng 11 năm 1867

( 2 )  “ Nên mở cửa chứ không nên khép kín ” - tháng 10-1871

( 3 ) “ Kế hoạch làm cho dân giầu nước mạnh ” – 20 tháng 6 năm 1864

( 4 ) “ Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ ” – 16 tháng 3 năm 1863

( 5 ) “ Về việc chỉnh đốn quân đội và quốc phòng ” – 19 tháng 6 năm 1871

( 6 ) “  Bàn về quan hệ với người nước ngoài ” –  5 tháng 4 năm 1871

( 7  ) “ Bàn về tự do tôn giáo ” – 16 tháng 6 năm 1863

( 8 )  “ Mở rộng quan hệ với Pháp và các nước khác ” - 7 tháng 4 năm 1871

( 9 ) Về việc học thực dụng ” – 1 tháng 9 năm 1866

( 10 )  “ Canh tân và mở rộng quan hệ ngoại giao “ – 15 tháng 9 năm 1871

Pages: 1 2 3 4

1 Phản hồi cho “Nguyễn Trường Tộ với những tiền đề dân chủ hóa Việt Nam”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Lịch sử VN.cận đại nổi bật có 2 nhân vật kiệt xuất nhất về tư tưởng là cụ Nguyễn Trường Tộ ở Nghệ
    An và cụ Phan Chu Trinh ở Quảng Nam,cả hai đều là đại chí sĩ đi trước thời đại !
    Trong khi cụ NTTộ dâng những bản điều trần lên vua Tự Đức để mong hiện đại hóa đất nước thì cụ PCTrinh dưới thời vua Khải Định với tư cách một nhà duy tân thấm nhuần tư tưởng dân chủ Tây phương đã nêu cao chủ trương khai dân trí,chấn dân khí,hậu dân sinh .Tư tưởng của 2 nhà yêu nước vĩ đại này đến nay vẫn còn là đề tài gây sự tiếc thương vô hạn ở bất cứ người dân nào quan tâm đến vận mệnh của đất nước và dân tộc.
    Đặc biệt là chủ trương của cụ PCT.vẫn còn nguyên giá trị mà chưa ai hiện nay có thể áp dụng được
    vì chế độ VC. phản dân hại nước đang chạy theo kẻ thù truyền kiếp xin làm anh em mà thực chất là
    làm đầy tớ cho bọn đại Hán,những kẻ đã và còn đang lăm le chiếm đoạt nước ta một cách âm thầm và nham hiểm hơn bất cứ kẻ thù nào khác trong dòng lịch sử !
    Mới đây,nhìn gương mặt NPTrọng vui cười hớn hở bên đại tướng Tàu QPThành lạnh lùng mà đau xót.Đường đường một vị tổng bí thư toàn quyền sinh sát mà hạ mình tiếp một phó quân ủy trung ương,thấy trên báo quốc doanh ông ta còn ôm hôn tên tướng Tàu này nữa đấy ! Vồ vập còn hơn
    gặp….gái đẹp ! Nhục thật !
    Tiếc thay lịch sử nước ta không thuận buồm xuôi gió mà bị đẩy vào thảm họa chết người hiện nay !

Leave a Reply to D.Nhật Lệ