Tinh thần dân tộc đối với sự phát triển quốc gia
Xã hội loài người luôn tồn tại và tuân thủ quy luật cạnh tranh nghiệt ngã, sự yếu kém của một cá nhân là điều kiện tạo nên chiến thắng của những cá nhân khác, sự thất bại của dân tộc này có thể là điều kiện thuận lợi cho sự thăng tiên của dân tộc khác, sự hủy hoại và điêu tàn của một quốc gia có khi là thời cơ ngàn vàng cho sự phát triển và vượt lên của các quốc gia lân bang. Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác… hoặc là phải chiến thắng kẻ khác vẻ vang, hoặc sẽ bị chiến bại trong tủi nhục. Một cá nhân không thể làm nên chiến thắng lớn lao của một cộng đồng hay một chủng tộc. Muốn thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào yêu cầu cần có sự nỗ lực của nhiều cá nhân. Một quốc gia phát triển và đạt được nhiều thành tựu chắc chắn sẽ “đánh bại” được các quốc gia khác. Vậy điều gì là yếu tố quyết định để làm nên những thành tựu và sự phát triển của một quốc gia hay một dân tộc?
Sau Chiến tranh Thế giới thứ I, nước Đức rơi vào cuôc khủng hoảng trầm trọng; xã hội Đức đang đứng trước bờ vực của sự đổ vỡ và bạo loạn; nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng, lạm phát ngày một gia tăng; tại một số nơi trẻ em dán những đồng mark làm dìu thả bay bổng trên bầu trời nông thôn Đức. Đời sống người dân nghèo đói, thất nghiệp trở thành một vấn nạn không thể giải quyết, nó tạo nên những làn sóng di dân Đức đến khắp nơi trên toàn lục địa Âu châu. Họ đến các nông trại, công xưởng, nhà ga, tất cả mọi nơi có thể kiếm sống. Lãnh thổ Đức đã bị thu hẹp hơn rất nhiều (điều mà không một người Đức nào mong muốn) so với thời điểm trước khi xảy ra Đệ nhất Thế chiến, do những điều khoản ngặt nghèo trong Bản Hòa ước Versailles bị áp đặt từ các nước lớn thắng trận. Người dân tản mác khắp nơi, xã hội đang băng hoại, xuống dốc không thể cứu vãn.
Nền chính trị của nước Cộng hòa Liên bang Đức từng là một Đế quốc lớn nhất Châu Âu cũng trở nên bất ổn không kém. Không ai, không tổ chức nào trong chính quyền hiện tại có đủ tầm vóc và tài năng để vạch ra cho quốc gia một hướng đi, đưa nước Đức đến sự ổn định và phát triển. Hiểm họa chia cắt đất nước ngày một rõ rệt hơn, các nhà lãnh đạo các bang không chú trọng vào việc xây dựng một nước Đức hùng mạnh (quyền lực thực sự nằm trong tay những nhà lãnh đạo các bang), ngược lại họ còn muốn phân chia “thiên hạ”, cát cứ một vùng nhằm đem lại quyền lực cho bản thân và phe nhóm. Ngoài ra còn tồn tại những yếu tố về lịch sử và sắc tộc. Bộ máy nhà nước Đức đóng băng với những bất cập, hàm chứa nhiều mâu thuẫn và bất ổn. Nó trở nên cồng kềnh, cũ nát, làm việc quan liêu đã gây cho người dân nhiều phiền toái. Chính vì vậy, lòng tin của người dân Đức vào chính quyền Liên bang trở thành một thứ suy nghĩ rẻ tiền và ấu trĩ.
Những hậu quả tàn khốc về người và của do cuộc chiến tranh đẫm máu gây ra vẫn còn đó, chưa được giải quyết. Những vết thương chưa lành, nỗi kinh hoàng chưa xóa sạch, những quân nhân Đức từng kề vai sát cánh bên nhau trên chiến trường nay phải đứng trước tình cảnh chĩa súng vào đồng đội từ áp lực của chính quyền bang. Đó nhất định là sự đau đớn cào xé, làm cho quân đội -những người sống cả cuộc đời vì Đức quốc mất hết niềm tin và lý tưởng. Họ cảm thấy tuyệt vọng vì xương máu của mình bỏ ra chỉ đổi lại là sự thất bại ê chề, không có ngày vinh quang. Nước Đức đã lụn bại càng lụn bại hơn.
Sự pha trộn giữa rất nhiều chủng dân, người Séc, Bỉ, Do thái…trong dân chúng Đức cũng là một vấn đề nhức nhối tại thời điểm đó. Nó làm cho người Đức không biết phải định hướng thế nào về chủng tộc của mình và phát triển vì điều gì?.
Tất cả những điều đó cho chúng ta dể dàng nhận thấy nước Đức đang đi vào vũng lẫy mà không bằng cách nào có thể thoát ra được.Trong sự chán nản cực độ, người dân thầm khao khát được đứng lên thể hiện ý chí của mình. Họ cảm thấy mình cần làm điều gì đó, cần cho tất cả các nước trên Thế giới biết được vị trí thực sự mà họ đáng được hưởng, một vị thế đúng với tầm vóc của quốc gia họ. Không một người dân Đức nào còn muốn sống trong sự thất bại thấp hèn, họ muốn vươn lên thật nhanh, mạnh mẽ như vũ bão nhưng làm sao thực hiện được điều đó khi những nhà lãnh đạo chính trị đều làm ngơ hoặc không có năng lực để đưa đất nước đứng lên từ đám tro tàn của chiến tranh.
Năm 1919, Đảng Lao động Đức ra đời tại Munich, những thành viên ban đầu vỏn vẹn chỉ có 13 người, trong đó có Adolf Hitller. Với khoảng ngân sách ít ỏi, lại không có nhiều danh tiếng trong diễn đàn chính trị Đức,về sau đảng này đổi tên thành Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa quốc gia Đức và chỉ một khoảng thời gian ngắn Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa quốc gia Đức với sự lãnh đạo của Adolf Hitler, đã nhanh chóng thay đổi diện mạo của mình ngoài cả mong đợi. Sự ra đời của Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa quốc gia Đức đáp ứng được khát vọng, mong mỏi của đại đa số dân nghèo và giới công nhân Đức.
Năm 1923, cũng tại Munich đã nổ ra cuộc chính biến ở cửa hàng bia do đảng Quốc xã thực hiện – có thể nói đây là bước ngoặt lịch sữ của nước Đức, từ một chính trị gia vô danh Adolf đã trở thành ngôi sao trên chính trường Đức,tác giả của cuốn sách “Cuộc tranh đấu của tôi” đã đáp ứng được nguyện vọng và thao thức của đại đa số quần chúng. Hơn thế, ông đã cho người dân thấy rằng,ông có thể vạch ra cho dân tộc Đức một lối đi và có thể dẫn đắt họ thành công trên con đường đó-điều mà không một nhà chính trị đương thời nào làm được. Với tinh thần quốc gia cực đoan, Adolf đã dành được sự ủng hộ tuyệt đối của dân Đức và quân đội. Hitler vói chủ trương một nước Đại Đức, những chính sách tàn bạo không bị loại trừ, chủ nghĩa phát xít hình thành với cấu trúc vững chắc, một guồng máy hoạt động hiệu năng.
Trong thời gian ở vào vị trí lãnh đạo quốc gia,Hitler cùng với người dân Đức đã đưa nước Đức từ một đất nước nghèo đói trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự. Điều mà cả thế giới nhìn nhận là một phép lạ. Tại sao họ có thể làm được điều đó? Điều mà không một quốc gia nào cùng thời làm được?…Đó là nhờ Ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc
Những năm chế độ Mạc phủ đặt sự thống trị của mình lên đất nước Mặt trời mọc, quyền lực của Thiên hoàng ngày càng bị hạn chế và xói mòn. Togukara chủ trương chính sách bế môn tỏa cảng đối với thế giới, ông đưa nước Nhật phát triển và thăng tiến trên con đường nghệ thuật bằng cách trùng tu xây dựng văn hóa. Những định hướng sai lệch của giới cầm quyền làm cho nước Nhật bị cô lập với Thế giới văn minh.
THƯ MỜI
Chào Bạn,
Xin mời Bạn viếng thăm
trang mạng ĐÁNH Giặc Tàu:
http://www.danhgiactau.com/
“Cùng chung sức vào cuộc Chiến Đấu,
ĐÁNH GIẶC TÀU xin góp phần ở phương diện LỊCH SỬ,
VĂN MINH, HỌC THUYẾT, và VĂN HÓA…
để Củng Cố Quyết Tâm Chiến Đấu, Niềm Tin Chiến Thắng,
và Thể Hiện Hùng Tâm Dũng Khí, Niềm Tự Hào của Dân Tộc.”
Người Giới Thiệu.
tàu cộng
đang
đứng trước nguy cơ
nội loạn
và
tan vở ra từng mảnh
chính vì vậy
bọn chúng
phải
thổi bùng ngọn lửa
“dân tộc cực đoan”
để
tự cứu mình
dù biết rằng
điều này rất nguy hiểm
và
bị thế giới khinh ghét
Không ! Bài này cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc
THẾ NÀO LÀ TINH THẦN DÂN TỘC CHÍNH ĐÁNG VÀ ĐÚNG ĐẮN
Tinh thần hay ý thức dân tộc là ý nghĩa cầu tiến, tự vệ, phát huy, nhưng không phải tấn công hay bạo lực bất chính. Nó cũng giống như tinh thần mỗi cá nhân trong cộng đồng dân tộc hay xã hội. Có nghĩa ý thức hòa bình, độc lập, tự do, tự vệ, phấn đấu đi lên chính đáng là chính, không thể theo cách bạo lưc, thù hận, tà mị, lương lẹo, hoặc cạnh tranh bất chính. Tinh thần, ý thức dân tộc luôn luôn cần thiết, chính đáng, quan trọng, nhưng nhất thiết không thể thấp kém, hẹp hòi, đố kỵ hoặc ma đầu, ma giáo, và thiên về sự bạo lực để ức chế, cưỡng đoạt người khác.
VHT
Viet lac de va co vu cho tinh than cuc doan ! Giua Duc va Nhat khong co can bang khi dem ra so sanh, nhu vay la khap khieng , Vietnam chua phat trien toi muc do ma so sanh! Viet nhu the ma DCV cho dang bai la co chu dich rieng ! So voi nhung comment cua doc gia ma khong post len
Chung to DCV khong co respect y kien khac biet ! That a sad thing to say
Tác giả viết chỗ nào để gọi là cỗ vũ cho tinh thần cực đoan như bạn Minh Đức nghĩ? Những sự việc đã xảy ra cho 2 nước Phát Xít Nhật và Đức qua tiến trình vực dậy những quốc gia từng bại trận, nghèo nàn, xã hội phân hóa như thế mà họ cùng áp dụng chung một phương thức để thay đỗi là : Cỗ vũ cho Tinh Thần Dân Tộc để Phát Triên Quốc Gia.
Những sự kiện đó được đưa ra có tính cách đễ chứng minh cho mọi người thấy những kẽ như Adolf Hitller và những nhà lảnh đạo Phát Xít Nhật đã kêu gọi Tinh Thần Dân Tộc đễ kích động dân tộc tính của người Nhật, người Đức và họ đã thành công. Và sau khi thành công đễ xây dựng và phát triển đất nước xong. Những thành phần đó lại có tham vọng chinh phục, xâm lăng thế giới. Đó là một vấn đề khác, đâu thể gọi là lạc đề hay cổ vũ cho chế độ Phát Xít. Tác giả còn chứng minh thêm một Trung Quốc kêu gọi Tinh Thần Dân Tộc giả hiệu kiểu Đại Hán của Mao Trạch Đông mà cũng có vẻ thành công trong công việc vực dậy một nước Tàu bạc nhược bị cả Thế Giới khinh rẻ. Chính nhờ Tinh Thần Dân Tộc mà chúng ta có Hội Nghị Diên Hồng để cả vua tôi Nhà Trần và Toàn Dân Việt Nam đánh tan quân Mông Cổ. Sự cỗ vũ Tinh Thần Dân Tộc và Đoàn Kết Quốc Gia thật sự đem lại sức Mạnh cho dân tộc đâu có gì sai trái? Nhưng sau khi thành công đễ xây dựng đất nước mình rồi mà đi xăm lăng nước khác mới là điều đáng phê bình.
Điều hành 1 quốc gia, cũng như điều hành chính bản thân, có những điều nên làm và không nên làm, cho dù là lợi ích cách mấỵ Đứng trước mọi vấn đề, câu hỏi lớn nhất là: “Is this the right thing to do?” “Right thing” cả về lý lẽ lẫn đạo đức, nguyên tắc, nhân phẩm, v.v. chứ không phải chỉ lấy thành quả để biện minh cho hành động. Được như vậy, thì khi ta 100 tuổi (nếu sống lâu như thế) – ngồi ngẫm lại sẽ chẵng thấy hổ thẹn với bản thân và mong có thể sửa lại những chuyện đã làm. (Hỏi bác Bùi Tín, Tô Hải thì thấy thôi. :))
Bài này cổ vũ cho chế độ phát xít!