WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Câu chuyện bí mật của Đức Thánh cha Gioan Phaolô II

Người chưa thể  lường trước

Ngày 4 tháng Bảy 1958, Wojtyla được triệu tập khẩn cấp tới nơi ở tại Warsaw của Đức Hồng y Wyszynski, giáo chủ, cũng là nhà lãnh đạo Giáo hội. Suốt mười năm, Đức Wyszynsky là biểu tượng cho Giáo hội Công giáo Ba Lan. Bằng những ứng xử khôn khéo và ngoan cường, bằng con đường ngoại giao, ngài bảo vệ truyền thống độc lập của Giáo hội.

Lúc này, Đức Wyszynski lẹ làng đưa mắt nhìn vị linh mục trẻ rám nắng, kẻ mà ngay trong chiếc áo dòng của mình cũng cho thấy sự cường tráng và lực lưỡng. Đức Hồng y không hiểu nhiều về người trẻ tuổi này  ngoại trừ số tuổi của người ấy, 38, và việc ngài bị người ấy ngắt lời trong một cuộc tỉnh tâm của một nhóm thanh niên.

Wyszunski đưa bàn ta xương xẩu của ngài cầm một tờ giấy lên khỏi mặt bàn. Ngài mở lời:

– Đây là một lá thư ưu ái mà Đức Thánh cha gởi cho chúng ta. Xin hãy nghe: ‘Tôi chỉ định Linh mục Karol Wojtyla làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Krakow; xin vui lòng chấp thuận sự chỉ định này’.

Đức Hồng Y nhìn Wojtyla ngưng lại để xem xét phản ứng của vị linh mục trẻ, rồi hỏi:

– Cha có chấp nhận không?

Wojtyla thưa vâng. Ngày 28 tháng Chín 1958, Karol Wojtyla được truyền chức giám mục tại Nhà thờ Chánh toà Wawel ở Krakow.

Chưa đầy hai tuần sau, ngày 9 tháng Mười, Đức Thánh cha Piô XII qua đời ở tuổi 82, và ngày 28 tháng Mười các hồng y bầu Đức Angelo Giuseppe Roncalli, 76 tuổi, lấy danh hiệu là Đức Thánh cha Gioan XXIII.  Chỉ  mới nội trong ba tháng đầu, vị tân Đức Thánh cha này đã triệu tập một Công đồng toàn thế giới. Thiệp mời gởi tới cho 2.594 giám mục khắp thế giới, trong đó có Đức Karol Woltyla.

Giáo hội Công Ggáo là một định chế luôn luôn có khuynh hướng xem rất trọng tính liên tục. Nhưng hội nghị của các thủ lãnh Công giáo từ tháng Mười năm 1962 đến tháng Mười hai năm 1965 được xem chính xác như một đoạn tuyệt căn bản với quá khứ. Công đồng Vatican II là  một cuộc cách mạng.

Tại Vatican II, chủ trương chuyên chế của trung ương – bộ máy thư lại toà thánh tại La Mã hàng thế kỷ độc đoán cùng sự bắ t buộc tôn trọng tuyệt đối các luật lệ của cuộc sống Công giáo – bị tước bỏ.  Công đồng phá vỡ kiểu thức của một Giáo hội kế thừa từ Thời đại Phục hưng của Công đồng Trentô (1545-63), và cho phép nối lại tình hữu nghị với các giáo hội Thệ phản (Tin lành) và Chính thống giáo phương Đông và từ bỏ chủ nghĩa chống Do Thái.

Khi Giám mụ c Wojtyla lần đầu tiê n đến La Mã, vị giáo sĩ 42 tuổi này là một người chưa ai lường trước được. Nhưng công đồng sẽ thay đổi cuộc đời của vị ấy. Các buổi hội luận của công đồng là trường học lớn lao cho ngài. Ngài quan sát, lắng nghe và học hỏi. Từ ghế ngồi của mình trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, ngài là chứng nhân các cuộc đối đáp, những tràng vỗ tay thắng lợi, những bùng nổ thịnh nộ, và sự thành hình các khối phiếu thể hiện lề lối dân chủ nghị trường của Giáo hội.

Ngài bắt đầu tiếp xúc với những khuôn mặt có ảnh hưởng trong Giáo hội. Tại La Mã ngài gặp lại người bạn cũ, Cha Adrzej Maria Deskur từng cùng ngài theo học ở chủng viện và có một am hiểu sâu xa về trung ương. Cha Deskur giới thiệu Đức Wojtyla với những khuôn mặt chủ yếu trong các nhóm ở Vatican.  Cha Deskur kể lạI:

– Mỗi ngày thứ hai tôi hỏi ngài muốn gặp ai, và Karol đưa cho tôi một danh sách.

Tại Công đồng Vatican II, những người Ba Lan là phái đoàn quan trọng ra đi từ thế giới cộng sản, và chẳng bao lâu, Đức Wojtyla trở thành một trong các người phát ngôn của phái đoàn.

Vị tân giám mục của Krakow bắt đầu lôi cuốn sự chú ý. Ngài nổi bật trong sự kính mến của Công đồng vì kiến thức, khả năng lắng nghe của ngài và việc ngài coi thường tính chất tinh thần của chủ nghĩa cộng sản.

Dù đôi khi bị đánh giá là người theo những nguyên tắc trừu tượng, quá cách biệt với chính trị, Đức Wojtyla biết cách sử dụng uy lực của các ý nghĩa tượng trưng. Khi ngài chính thức trở thành tổng giám mục của Krakow, ngài khải hoàn bước vào Nhà thờ Chánh toà Wawel, mặc phẩm phục được trao cho các tổng giám mục vốn có nguồn gốc từ thời Trung cổ.

Phẩm phục tráng lệ ấy của Đức Wojtyla tiêu biểu cho gần một ngàn năm lịch sử Ba Lan. Nó không chỉ là tôn trọng truyền thống mà còn là cách nhắc nhở các tín đồ và “những người ngoại giáo” đang nắm quyền rằng Giáo hội của Ba Lan là của dân tộc, và lịch sử của Ba Lan đã không thể hiện hữu nếu tách biệt khỏi Giáo hội.

Sự thách thức của Đức Wojtyla còn công khai hơn. Từ những ngày mới làm giám mục, ngài đã dài ngày vận động cố sở đắc cho được giấy phép dựng một nhà thờ tại Nowa Huta, một thành phố xã hội chủ nghĩa kiểu mẫu do Cộng sản xây dựng sát bên trong địa giới của giáo phận Krakow.

Khi chính quyền không giữ lời hứa, vào dịp lễ Giáng sinh ngài đến khu vực đã hứa cho xây nhà thờ và cử hành Thánh lễ nửa đêm ngoài trời trong tuyết lạnh.

Ngài tới tấp đòi hỏi giới cầm quyền bằng một chuỗi thỉnh nguyện kiên định và các yêu cầu về các chủng viện mới, nhà thờ mới và những cuộc rước kiệu công khai. Ngài phản đối toan tính của chính quyền ngăn chận việc dạy giáo lý cho trẻ em.

Tính cách độc lập và cá tính của vị Tổng giám mục này đã sớm được nhận biết. Năm 1967, Đức Phaolô VI phong ngài làm Hồng y. Từ đó trở đi, cảm tình giữa Đức Phaolô VI và vị Tổng giám mục 47 tuổi của Krakow này ngày càng gia tăng, và ngài trở thành vị khách được ái mộ của Đức Thánh cha.

Trong các chuyến đi La Mã, ngài thường viếng thăm Đức Phaolô VI bằng những cuộc tiếp kiến riêng tư. Và lúc ấy cả hai có sự hợp tác đặc biệt trong một thông điệp giáo hoàng đánh dấu một bước ngoặt, Humanae Vitae (Sự sống Con người). Có thể thấy dấu vết của vị Hồng y ở  Krakow trong thông điệp ấy mà hầu hết nội dung duy trì sự nghiêm cấm của Giáo hội về các cách thức ngừa thai nhân tạo.

Tại Vatican, Đức Wojtyla nổi tiếng như một triết gia và một người sử dụng dễ dàng nhiều ngôn ngữ châu Âu khác nhau: Tây Ban Nha, Nga, Pháp, Anh, Ý và Đức ngữ.  Ngài cũng nổi tiếng về sức quyến rủ lạ thường của mình đối với giới trẻ.

Với các hồng y khác, vị Hồng y Ba Lan này vẫn còn điều gì như một cuốn sách chưa lật ra. Ngài nồng nàn trong những trao đổi riêng tư nhưng hiếm khi vui vẻ. Trong khi khao khát được lắng nghe lời người khác, ngài vẫn là kẻ thui thủi một mình. Một số người biết là ngài đã mất mẹ, anh và bố từ những năm tuổi nhỏ, nhưng ngài không bao giờ đề cập đến chuyện ấy. Thực tế, ngài chẳng sở hữu gì ngoài sách và những chiếc áo dòng, một ít vật kỷ niệm của gia đình, giày trượt tuyết và quần áo leo núi.

Ngài cũng sớm được chú ý đến bên ngoài Vatican. Vào năm 1976, báo New York Times xếp ngài vào danh sách mười ứng viên thường được đề cập nhất để kế vị Đức Phaolô VI. Dù Đức Hồng y Albino Luciani đã được bầu khi Đức Phaolô VI qua đời vào tháng Tám 1978, những vị bên trong Giáo hội đều đồng ý v ới nhau rằng “ngôi sao Wojtyla đang lên”.

Đức Thánh cha

Người tài xế nhớ lại, tác động của tin Đức Thánh cha từ trần làm cho Đức Wojtya nhức một bên đầu. Suốt ngày vị Hồng y Krakow bị căng thẳng. Ngài biết là mình sắp sửa không thể nào tham dự các buổi họp kín của Hồng y đoà n như là một khán giả thuần túy.

Dạo tháng Tám gần như việc bầu chóng vánh Đức Gioan Phaolô I thật sự là một phép lạ. Chỉ bốn vòng bỏ phiếu, các Hồng y đã đồng ý chọn ngài.  Nay phải tìm cho ra một tên tuổi khác.

Việc ấy có thể làm mệt phờ người. Chính thức, các Hồng y tin vào Chúa Thánh linh, nhưng các vị hiểu rằng diễn tiến bầu cử vị giáo chủ tối cao sẽ tác động đến mọi sự kiên định, khéo léo và có khi có khả năng tạo hiềm khích với nhau.

Một lần nữa người Ý cố đặt một đồng bào của mình lên, nhưng Đức Wojtyla đã thành một ứng viên đáng chú ý. Ngài biết là có một vị Hồng y nhiều ảnh hưởng đang vận động cho mình: Đức Franz Konig của Vienna (Áo). Nhân vật cao lớn, bệ vệ này có 20 năm kinh nghiệm trong Hồng y đoàn.  Ngài và vị Hồng y Krakow hiểu nhau rất rõ. Trong các lần Đức Wojtyla viếng thăm La Mã, cả hai đã có những cuộc thảo luận rất lâu về tình hình Đông Âu, đặc biệt tại các xứ sở mà phần lớn hoạt động của Giáo hội bị hạn chế trong thầm lặng.

Đức Konig thuyết phục nhiều Hồng y ở La Mã là vị Thánh cha sắp tới phải là người trẻ, mạnh khỏe và không là người Ý. Sau cái chết của Đức Phaolô VI, Đức Konig từng tuyên bố là các Hồng y Đông Âu cũng có quyền có ứng viên của mình.

Nếu có ai hỏi tên, Đức Konig đưa Wojtyla ra. Và từ từ, ngài để lộ lời Đức Phaolô VI nói về vị Hồng y ở Krakow rằng:

– Vị ấy là một người dũng cảm và đáng ca ngợi.

Nhưng khi thăm dò các đồng sự, Đức Konig thấy không có sự đồng tâm tức thời. Ngài càng đề cập tới, càng nhận ra là thật khó khăn khi đập vỡ cái khuôn rập hàng ngàn năm nay đòi hỏi vị Thánh cha phải là người Ý.

Đức Wojtyla nằm ngoài sự chú ý của mọi người, nhưng điều ấy không quan trọng gì. Đức Giám mục Deskur, người bạn và người đồng hương không mệt mỏi của ngài đã đóng vai người điều hành cuộc vận động và cũng nỗ lực để nhiều người ủng hộ khác nhau cùng đứng về phía Đức Wojtyla.

Rồi thì, chỉ một ngày trước khi bắt đầu hội nghị, Đức Deskur bị lên cơn đau tin nặng và từ đó chẳng bao giờ ngài hoàn toàn bình phục. Đức Wojtyla dịu dàng và lo âu thăm viếng ngài tại bệnh viện nơi ngài nằm điều trị. Để thư giản, Đức Wojtyla ra bãi biển. Chỉ ngay bên ngoài La Mã, mặt nước mùa thu lạnh lẽo mới đủ ấm cho nhân vật cô độc này, một người đến từ phương bắc đang vùng vẫy bơi lui bơi tới.

Trong vòng đầu phiếu đầu tiên, các Hồng y tụ họp tại Nhà nguyện Sistine. Các vị im lặng lắng nghe những luật lệ buộc phải giữ bí mật tuyệt đối, cấm mọi thông tin với thế giới bên ngoài. Không cho phép các máy truyền tin hai chiều cũng như không được ghi âm. Bộ phận bảo vệ của Vatican đã dùng các máy dò điện tử để lùng tìm các vật nghe lén.

Sau khi gặp nhau, mỗi Hồng y vào phòng hay ngăn ở dành riêng cho mình. Vào ngăn 91, vị Hồng y Krakow chú ý tới chiếc giường đơn, tủ để đồ và một chiếc bàn nhỏ.

Hôm sau, Chúa nhật ngày 15 tháng Mười, diễn tiến bầu cử bắt đầu. Cuộc bầu cử diễn ra cho thấy rõ là các ứng viên người Ý bị chia phiếu của nhau. Và những ứng viên đang loại trừ lẫn nhau đó không đạt kết quả trong việc giành được sự nhất trí mạnh mẽ.

Tính chất gay gắt của cuộc tranh đua bầu phiếu tương phản với sự trầm lặng không thực tràn ngập hội nghị. Thực tế, tại Nhà nguyện đường Sistine chỉ có tiếng kêu sột soạt của các lá phiếu khi xếp chúng lại và bỏ vào chén thánh được dùng làm thùng phiếu. Giữa cảnh im ắng này, đang trang trọng diễn ra cuộc chiến đấu cho tương lai của Giáo hội.

Vào tối Chúa nhật, rõ ràng là các ứng viên dẫn đầu đã đánh mất vị trí của mình. Ở vòng phiếu thứ tư, Đức Wojtyla nhận thêm được một ít phiếu, một điềm báo hiệu. Đức Konig cảm thấy sẵn sàng lao vào cuộc tiến công tối hậu.

Ngài nói với các Hồng y Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ, luôn luôn bằng một thái độ tự nhiên như thể đó là vấn đề tầm thường nhất. Một ít lời trao đổi trong hành lang, trò chuyện trong khi rời phòng ăn, viếng thăm  ngắn ngũi ngăn ở của một vị nào đó, ngài thận trọng và thuyết phục.

Sự căng thẳng rì rào khắp hội nghị khi các cử tri nghiêm trọng cân nhắc khả năng bỏ phiếu cho một vị không phải người Ý.

Ngày Thứ hai 16 tháng Mười, trong vòng phiếu thứ sáu – vòng cuối trước khi đi ăn trưa – các lá phiếu bầu cho hồng y Krakow đột nhiên tăng lên. Chiều ấy, sau hai vòng bầu nữa, Đức Wojtyla nghe xướng tên mình. Một đa số lớn lao các Hồng y đã làm điều không tưởng tượng nổi: các vị chọn một Đức Thánh cha từ một xứ sở có chính quyền Cộng sản vô thần, vị Thánh cha đầu tiên không phải người Ý tính từ suốt 456 năm qua, một Thánh cha trẻ 58 tuổi, kẻ khi còn đi học từng nói mình không thích làm linh mục.

Giữa sự thinh lặng ấy, nghe rõ tiếng vị Hồng y thị thần hỏI:

– Ngài có chấp nhận không?

Sự căng thẳng tan trên khuôn mặt của Đức Wojtyla, ngài trả lời nghiêm trang:

– Có. Với sự vâng phục trong đức tin vào Đức Kitô, Chúa chúng ta, và với sự tin tưởng vào Mẹ của Đức Kitô và của Hội thánh, bất chấp mọi khó khăn, tôi chấp nhận.

Và để vinh danh di sản của ba vị Thánh cha tiền nhiệm, ngài lấy danh hiệu Gioan Phaolô II.

Chỉ có nhịp mạch máu giật trên trán của Đức Wojtyla để lộ cơn bão trong tâm hồn ngài khi ngài chuẩn bị rời nhà nguyện ấy. Trầm lặng, ngài để cho mình được hộ giá tới phòng ngoài, được xem là camera lacrimatoria (phòng than khóc). Ở đây, vị tân Đức Thánh cha chờ đợi người thợ may toà thánh mặc thử cho ngài một trong ba loại áo chùng trắng – cỡ nhỏ, vừa hoặc lớn – đã được đặt sẵn ở đó.

Sau khi Đức Thánh cha Gioan Phaolô II mặc chiếc lớn nhất trong ba chiếc áo dòng ấy, các Hồng y lần lượt từng người tới bái ngài để tỏ lòng tôn kính. Sau đó, vị tân Đức Thánh cha tự mình bước quả quyết vào hành lang rộng lớn ngoài Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô để chào La Mã và thế giới.

Ngày 22 tháng Mười, Đức Wojtyla xuất hiện tại Quảng trường Thánh Phêrô cử hành thánh lễ đăng quang ngôi Thánh cha của mình. Ngài có sự thoải mái của một nghệ sĩ vốn đã thuộc lòng vai tuồng của mình.

Khi các nốt nhạc của bài tụng ca kết thúc trong im lặng, vị giáo chủ tối cao phá vỡ truyền thống và bắt đầu tiến gần đến dân chúng chung quanh ngài. Bằng những bước dài, ngài đi nhanh qua quảng trường lúc các Hồng y đứng ngắm hết sức kinh ngạc. Ngài ôm một nhóm những người tật nguyền đang ngồi xe lăn. Ngài bắt tay, hôn các em bé và vỗ các lẵng hoa dân chúng dâng ngài.

Tiếp đến, ngài dồn ánh mắt của mình vào đám đông cuồng nhiệt, và cầm quyền trượng của mình bằng hai tay như một thanh kiếm, ngài vạch dấu hiệu chúc phúc đầy quyền năng.

Qua các vệ tinh, những tín hữu cũng như không phải tín hữu khắp thế giới quan sát nghi lễ trang trọng ấy. Tại Ba Lan, thực tế mọi người đều dán mắt vào máy truyền hình của mình. Toàn bộ sinh hoạt xứ sở dường như tạm ngưng lại.

Ngày 5 tháng Mười một, Đức Wojtyla thăm Assisi, thành phố của Thánh Phanxicô, vị thánh đỡ đầu nước Ý. Nhiệt tình của đám đông khi gặp ngài thật cuồng nhiệt. Với sự tưng bừng hớn hở của đám đông ngân vang bên tai, Đức Thánh cha nghe ai đó la lớn:

– Xin đừng quên Giáo hội Thầm lặng!

Câu đó có nghĩa đề cập tới Giáo hội bị bách hại bên kia Bức màn sắt.

Không để lỡ nhịp hô, Đức Gioan Phaolô II đáp lại:

– Không còn Giáo hội Thầm lặng nữa, vì Giáo hội ấy nói với tiếng nói của tôi!

Ngài đã sẵn sàng để nhắc nhở các chế độ Cộng sản rằng có những Kitô hữu không có tự do ngôn luận.  Và  ngài sẽ cho thấy rất nhanh điều ngài muốn đề cập.

Đức Gioan Phaolô II sắp sửa đốt sáng ngọn lửa bên dưới hàng giáo phẩm Công giáo tại các nước Đông Âu. Với các giám mục Nam Tư, Hungary, Latvia và Lithuania, ngài hứa hỗ trợ và khuyến khích các vị ấy dũng cảm hơn trong việc đối phó với chế độ Cộng sản mà họ đang sống dưới chúng.

Trong lúc ấy, tại Mátcơva, cấp lãnh đạo đang đánh giá vị tân Thánh cha. Ngày 4 tháng Mười một 1978, Ủy ban Trung ương của đảng Cộng sản Sô viết nhận được bản báo cáo đặc biệt về vị tân giáo chủ này với những đúc kết tiên đoán về vai trò mới của ngài trong cương vị giáo hoàng, rằng “Wojtyla rõ ràng là sẽ ít muốn thoả hiệp (hơn trước đây) với cấp lãnh đạo các nhà nước xã hội chủ nghĩa”.

Có một điều mà bản báo cáo ấy không thấy trước được là Đức Gioan Phaolô II sớm sủa nhận lời thách đấu biết chừng nào.

Các tuyến mặt trận

Thách đố đến với hình thức chiếc phi cơ phản lực màu trắng Alitalia bắt đầu hạ cánh xuống phi trường Warsaw ngày 2 tháng Sáu 1979. Trên máy bay, Đức Thánh cha bồn chồn ôn lại bản sơ thảo bài diễn văn đầu tiên của mình. Ngài nói:

– Tôi trở lại. Tôi sắp gặp gỡ Giáo hội mà từ đó tôi xuất thân.

Nhưng không ai hiểu hết cuộc viếng thăm này của ngài sẽ tác động tới mức nào.

Khi Leonid Brezhnev, lãnh tụ Sô viết, nghe tin chính phủ Ba Lan đang thương thảo về thời gian thăm viếng của Đức Thánh cha, y giận dữ điện thoại cho đệ nhất bí thư của Warsaw và truyền lệnh là không được đón nhận ngài.

Viên bí thư ấy trả lờI:

– Làm thế nào tôi không thể tiếp đón vị Thánh cha người Ba Lan khi đại đa số đồng bào tôi là người Công giáo?  Xin lỗi đồng chí Leonid, tôi không thể từ chối Đức Thánh cha.

Brezhnev nói cách xui xẻo:

– Cứ làm điều ngươi muốn nhưng hãy cẩn thận và về sau chớ hối tiếc!

Năm 1966, đảng Cộng sản ở Warsaw từng từ chối chấp thuận cho Đức Thánh cha Phaolô VI thăm viếng.  Nay lịch sử đã phục thù.

Sau khi vào không phận Ba Lan viên phi công chiếc Alitalia lái bay vòng trên thành phố Krakow. Đức Thánh cha nhìn xuống quang cảnh rất quen thuộc phía dưới; ngọn đồi hùng vĩ Wawel Castle và nhà thờ chánh toà; chỗ rẽ mênh mông của sông Visula nơi ngài từng tản bộ với bố mình; khu kỹ nghệ nằm trườn ra ở vùng ngoại ô Nowa Huta, “thành phố mới của công nhân” nơi người Cộng sản thuở trước từ chối không cho ngài xây nhà thờ.  Từ trên không, ngài có thể nhìn thấy nhà máy hoá học già nua Solvay, toà nhà gạch đỏ nhếch nhác nơi ngài làm việc cực nhọc trong thời Quốc xã chiếm đóng.

Lúc 10 giờ 7 phút sáng, máy bay của Đức Thánh cha đáp xuống thủ đô Ba Lan. Vào lúc ấy, chuông các nhà thờ Ba Lan reo lên. Từ biển Baltic đến các ngọn núi Tatra, từ Silesia đến biên giới Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Sô Viết, chuông thánh đường dội vang khắp xứ sở.

Tại phi trường, ban thánh ca Sinh viên Công giáo trổi lên điệu ca thời trung cổ “Gaude, Mater Polonia” (Vui lên, Mẹ Ba Lan ơi!), và khắp toàn cõi Ba Lan dường như biến mất lá cờ đỏ cộng sản. Chỉ còn lại các biểu ngữ của quốc gia Ba Lan và của Vatican.

Giữa hàng ngàn người Ba Lan bu quanh các con dường vào phi trường để nhìn Đức Thánh cha, có Zbigniew Bujak. Đó là nơi cuối cùng đáng cho anh đến. Anh là một người bị tình nghi. Công an mật đang đánh hơi anh, lập hồ sơ về anh. Mới đây anh đã tham gia thành lập một nhóm nghiệp đoàn bất hợp pháp.

Khi Đức Thánh cha đi qua trên một chiếc xe jeep nhà binh màu trắng, tiếng la hét của đám đông điếc cả tai. Bujak xúc động vì nụ cười của Đức Wojtyla khi ngài chúc phúc cho đám đông cuồng nhiệt. Bỗng nhiên, anh nhận ra rằng, ” Đây cũng là một cuộc biểu tình chống cộng sản,” và anh cảm thấy có một sức mạnh nâng mình lên.

Khi đến Quảng trường Castle, ngay lối vào Khu Phố Cổ Warsaw, xe Đức Thánh cha chạy lên trên những sỏi lát đường  trải đầy các vòng hoa. Vừa thấy nhà thờ chánh toà, gương mặt của Đức Thánh cha mất vẻ biểu lộ quả quyết, và nước mắt bắt đầu tuôn ướt đẫm má. Đức Wojtyla dùng lưng bàn tay quệt nước mắt.

Vì đây là Thánh lễ đầu tiên Đức Karol Wojtyla cử hành tại Ba Lan trong cương vị Đức Thánh cha, các giám mục xây cất một khán đài khổng lồ ngay trung tâm Quảng trường Victoria, nơi mai táng Người Chiến sĩ Vô danh Ba lan. Bình thường chính phủ chỉ dùng quảng trường này để diễn binh. Lúc này, ba  đợt cầu thang dẫn lên bàn thờ có cắm cây Thánh giá bằng gỗ  cao 11 thước. Quảng trường rộng thênh thang ấy, thường là biểu tượng của sức mạnh Cộng sản, nay đã trở thành một chốn thờ tự tôn giáo.

Khi Đức Thánh cha đến quảng trường lúc bốn giờ chiều, đã có 300.000 người đợi sẵn. Mọi điều Đức Thánh cha nói trong bài giảng đều báo hiệu sự bắt đầu một chuyển hướng cho Giáo hội – tại Ba Lan, tại phần còn lại của Đông Âu, tại Liên bang Sô viết, và trong bang giao quốc tế.

Giáo hội không còn chỉ giản dị đòi hỏi không gian sống cho chính mình. Qua Đức Thánh cha này, Giáo hội đòi hỏi tôn trọng quyền con người cũng như các giá trị Kitô giáo, tôn trọng đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Những đòi hỏi này thể hiện một cuộc đổ bộ trực tiếp vào những khoác lác khắp thế giới của hệ tư  tưởng Mác-xít mà lúc này đã trở thành chiếc vỏ ốc rỗng tuếch.

Khi Đức Gioan Phaolô II nói, mọi người có thể cảm thấy có một loại điện từ liên kết trọn vẹn diễn giả và cử tọa. Mười phút vỗ tay không ngừng đã làm chìm khuôn mặt nhỏ bé của Đức Thánh cha đang đứng thẳng người trong đám đông khổng lồ.

Lạc loài trong buổi hành lễ là các đại diện cao cấp của đảng Cộng sản. Họ quay về các sở chỉ huy ủy ban trung ương, căng thẳng dán sát mắt vào máy truyền hình của mình. Các ống kính máy thu hình của nhà nước chỉ được phép hướng một bề vào Đức Thánh cha và đoàn tùy tùng, không được quây đám đông mênh mông đang tham dự buổi tụ họp tôn giáo lớn lao nhất tại Đông Âu tính từ trước Thế chiến Hai.

Các bản báo cáo đầy hoảng hốt xuất phát từ chuyến đi ấy của Đức Thánh cha. Tại Lithuania, hàng trăm ngàn tín đồ lắng nghe các chương trình truyền thanh từ Warsaw, và các nhà thờ chật ních vì Thánh lễ tôn vinh Đức Thánh cha. Tại Latvia và Estonia cũng thế, dân chúng xem chương trình truyền hình phát đi từ Phần Lan.

Tại Mátcơva, giới lãnh đạo hàng đầu Sô viết cũng quan sát. Và tại Hoa Kỳ, trong số những người đang chứng kiến biến cố ấy bằng máy truyền hình là Ronald Reagan tại hàng hiên nông trại của ông ở Santa Barbara, California. Cùng xem với ông là Richard Allen, người sau này trở thành cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của ông. Ngồi trước máy truyền hình xách tay, họ quan sát đám đông Ba Lan đang trong trạng thái say sưa chất ngất. Mắt của Reagan đẫm lệ.

Cuộc khải hoàn trở về quê mẹ của Đức Gioan Phaolô II đã khiến cho nhà cầm quyền Cộng sản ở Warsaw và Mátcơva rúng động. Họ choáng váng khi Đức Thánh cha ra điều kiện cho người Cộng sản nếu muốn chung sống hoà bình với Giáo hội: ”Từ nay phải làm kẻ bảo đảm cho các quyền con người cơ bản – mà người Cộng s n không thể nào tưởng tượng nổi – tại bất cứ nơi nào trong khối Đông”.

Trong chuyến đi của ngài, Đức Thánh cha gặp gỡ các công nhân quận Nowa Huta. Những kinh nghiệm công trường của mình đã cho Đức Gioan Phaolô II một am hiểu mà không vị Thánh cha người Ý nào từng có. Ngài phát đi một thông điệp sấm sét: “Không được ngược đãi công nhân bằng cách xem họ đơn thuần là phương tiện sản xuất!”

Sau cùng, ngày 10 tháng Sáu, loé lên tính cách cách mạng tại một xứ sở xã hội chủ nghĩa. Hơn một triệu tín hữu đến đồng cỏ ở Krakow lắng nghe thông điệp từ biệt của Đức Thánh cha.

Ngài nói lớn:

– Anh chị em thân mến!  Anh chị em phải dũng cảm với sức mạnh tuôn trào từ đức tin! Không việc gì phải sợ hãi. Các ranh giới phải được mở ra.

Khi Đức Thánh cha tiến lên bàn thờ, hai quả bong bóng được thả lên trời, mang biểu hiệu cuộc kháng chiến của Ba Lan trong thời Thế chiến Hai: một chữ “P” trên một chữ “W”. Có nghĩa “Ba Lan tiếp tục chiến đấu.”

Đã vạch ra các tuyến mặt trận. Đức Thánh cha chống lại Đế quốc Sô viết,

Pages: 1 2 3

5 Phản hồi cho “Câu chuyện bí mật của Đức Thánh cha Gioan Phaolô II”

  1. Kim Kim says:

    Tên Pastor Cường thật là láo toét y như Việt Cộng trong khi cả thế giới nghiêng mình kính phục Đức Giáo Hoàng Giuoan-Phaolô 2

  2. John says:

    Cam on Chua da cho chung con vi giao hoang nay. Tu khuon mat, dang di, loi giang, da lam say me tat ca anh em gioi tre tren khap the gioi. Ngai la vi giao hoang ma quy tu duoc gioi tre nhieu nhat tren the gioi nay.

  3. Trung Kiên says:

    Một bài viết về Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II rất hay. Nếu tôi không lầm thì ngay sau khi sức khoẻ đã tương đối bình phục, ngài đã đích thân vào nhà tù thăm viếng Mehmet Ali Agca.

    Cám ơn tác giả Nguyễn Ước và ĐCV.Info

  4. Pastor Cuong says:

    Rất tiếc là Giáo hoàng Gioan Phaolo II hiện tại đang đau đớn dưới địa ngục, vì đã chối bỏ những chân lí của THIÊN CHÚA trong Kinh Thánh. Mời các bạn xem http://www.youtube.com/watch?v=VOCGYjS5BZI&feature=related
    Nguyện CHÚA THÁNH LINH động chạm tới các bạn và ban ân điển cứu rỗi cho các bạn và người thân!

  5. Motkhucruot says:

    Cám ơn Thượng Đế đã sắp đạt cho hai con người Vĩ đại , đầy nhân bản cùng lên ngôi vị lãnh đạo tối cao để họ cùng nhau giật sập CNCS . Và không quên cám ơn Ngài Mikhail GobaChev đã giữ cho sự sụp đổ cũa CNCS trong hòa bình và nhân bản . Thế giới sẽ mải mải không quên công lao cũa ba vị ….Tôn kính và yêu mến luôn dành cho ba vị .

Phản hồi