WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Canada theo dõi sát tình hình nhân quyền ở VN

Ngoại Trưởng Canada, ông John Baird, vừa gửi cho Luật sư Alain Ouellet, chủ tịch Ủy ban Canada Yểm trợ Dân chủ và Tự do Tôn giáo cho Việt Nam văn thư sau đây:

Kính gửi:

Luật sư Alain Ouellet
ao@sympatico.ca
cc.: pm@pm.gc.ca

Kính thưa Luật sư,

Bộ trưởng John Baird

Văn phòng của Ngài Stephen Harper, Thủ tướng Chính phủ, đã chuyển đến người tiền nhiệm của tôi là ngài Lawrence Cannon, bức điện thư của Luật sư đề ngày 28 tháng 3 năm 2011 về tình trạng đàn áp Giáo hội Phật giáo tại Việt Nam và về vấn đề tự do tôn giáo tại quốc gia này. Chúng tôi hồi âm trễ xin Luật sư thứ lỗi.

Tự do tôn giáo là một chủ đề mà Chính phủ Canada nghiêm túc quan tâm. Vì vậy, trong bài diễn văn Liên Bang ngày 03 tháng 6 năm 2011, chính phủ Canada cam kết sẽ lập một Văn phòng đặc trách tự do tôn giáo. Văn phòng này là một nỗ lực của chính phủ Canada nhằm bênh vực nhân quyền và cổ vũ bảo vệ các nhóm thiểu số tôn giáo ở khắp nơi trên thế giới.

Mặc dù Canada hoan nghênh sự tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực này, chúng tôi vẫn nhìn nhận rằng việc tôn trọng tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn là một điều quan ngại.

Bảo vệ các quyền con người là một trong những tâm điểm của chính sách ngoại giao Canada. Canada đã luôn luôn tích cực bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp quyền, và đây là những vấn đề trọng tâm trong quan hệ song phương giữa Canada và Việt Nam. Đại sứ quán Canada tại Hà Nội vẫn theo dõi sâu sát các hồ sơ về nhân quyền, về các dân tộc thiểu số và về tự do tôn giáo.

Đại sứ quán cũng là một thành viên của “Nhóm Bốn Nước” – bên cạnh Na Uy, New Zealand và Thụy Sĩ – thường xuyên nêu lên những vấn đề nhân quyền khi đối thoại xây dựng với Việt Nam. Ngoài ra, Nhóm Bốn Nước này cũng gửi những đại diện đến những vùng nông thôn Việt Nam để lôi kéo giới hữu trách quan tâm đến những vấn nạn mà một số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam gặp phải.

Canada thường xuyên biểu lộ quan tâm về các quyền con người tại Việt Nam khi tiếp xúc trực tiếp với nhà cầm quyền Việt Nam các cấp, nhất là đề cập đến vấn đề chà đạp quyền tự do ngôn luận. Ông Deepak Obhrai, dân biểu phụ tá của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, và cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lawrence Cannon đã đích thân thảo luận về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với những đồng nhiệm của Việt Nam. Canada sẽ tiếp tục theo dõi sát việc cải thiện tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, và thường xuyên nhắc nhở vấn đề này trong những cuộc họp song phương và đa phương với bộ máy cầm quyền Việt Nam các cấp.

Cảm ơn Luật sư đã viết thư cho chúng tôi, cũng xin Luật sư chấp nhận lòng quý mến chân thành nhất của chúng tôi.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

John Baird, c.p., dân biểu.

———————————-

Nguyên văn bức thư bằng tiếng Pháp:

Maître Alain Ouellet
ao@sympatico.ca
cc.: pm@pm.gc.ca

Maître,

Le cabinet du très honorable Stephen Harper, premier ministre, a transmis à mon prédécesseur, l’honorable Lawrence Cannon, votre courriel du 28 mars 2011 au sujet de l’oppression de l’église bouddhiste au Vietnam et de la liberté de religion dans ce pays. Je vous prie d’excuser ce retard à vous répondre.

La question de la liberté de religion est un sujet que le gouvernement du Canada prend au sérieux. C’est pourquoi, dans le discours du Trône, présenté au Parlement le 3 juin 2011, le gouvernement canadien s’engage à créer un Bureau de la liberté de religion. Ce bureau fait partie des efforts du gouvernement canadien visant à défendre les droits de la personne et à encourager la protection des minorités religieuses partout dans le monde.

Bien que le Canada se félicite des progrès accomplis par le Vietnam dans ce domaine, nous reconnaissons que le respect de la liberté de religion au Vietnam demeure un sujet de préoccupation.

La défense des droits de la personne est un élément central de la politique étrangère canadienne. Le Canada a toujours défendu activement la liberté, la démocratie, les droits de la personne et l’État de droit, et ces questions sont au cœur des relations bilatérales du Canada avec le Vietnam. L’ambassade du Canada à Hanoi suit de près les dossiers relatifs aux droits de la personne, aux minorités ethniques et à la liberté de religion.

L’ambassade fait d’ailleurs partie du “Groupe des quatre” — aux côtés de la Norvège, de la Nouvelle-Zélande et de la Suisse — qui soulève régulièrement la question des droits de la personne dans le cadre d’un dialogue constructif avec le Vietnam. Le Groupe des quatre envoie en outre des représentants dans les régions rurales du pays pour attirer l’attention des autorités sur les problèmes rencontrés par certaines minorités ethniques au Vietnam.

Le Canada exprime régulièrement ses préoccupations en matière de droits de la personne au Vietnam lors de contacts directs avec les autorités vietnamiennes à tous les niveaux, en abordant notamment la question de la répression de la liberté d’expression. M. Deepak Obhrai, secrétaire parlementaire du ministre des Affaires étrangères, et l’ancien ministre des Affaires étrangères Lawrence Cannon ont personnellement discuté de la situation des droits de la personne au Vietnam avec leurs homologues vietnamiens.  Le Canada continuera à suivre de près l’évolution de la situation des droits de la personne et de la liberté de religion au Vietnam, et à aborder régulièrement ce sujet lors de ses rencontres bilatérales ou multilatérales avec les autorités vietnamiennes à tous les niveaux.

Je vous remercie d’avoir écrit et je vous prie d’agréer, Maître, l’expression de mes sentiments les meilleurs.

Le ministre des Affaires étrangères,

John Baird, c.p., député

3 Phản hồi cho “Canada theo dõi sát tình hình nhân quyền ở VN”

  1. Dân Chửi says:

    Nhà chính trị nào “nói cũng hay”, nhưng ta phải coi xem việc họ làm ra sao, đạt kết quả gì. Đó là lý do tại sao vẫn có những tổ chức đoàn thể công dân theo dõi công việc của họ.

    Theo như lá thư của ông Ngoại Trưởng Canada, ông John Baird, “Canada thường xuyên biểu lộ quan tâm về các quyền con người tại Việt Nam khi tiếp xúc trực tiếp với nhà cầm quyền Việt Nam các cấp, nhất là đề cập đến vấn đề chà đạp quyền tự do ngôn luận” cộng đồng người Việt tại Canada cần phải đòi hỏi những bằng chứng cụ thể và thành tích đạt được những gì rõ ràng chứ không phải chỉ là những lời khuyến cáo suông.

    Đừng để những lá phiếu quý giá của chúng ta bị dụ dỗ một cách dễ dàng như vậy. SHOW ME YOUR WORKS.

  2. cộng sản thứ thiệt says:

    Canada theo dõi thì sao ? Làm quái gì được VN mà theo dõi? tầm cỡ như Mỹ , Pháp mà còn bó tay đầu hàng xin the cho em , Canada tép riu theo dõi đẻ kiếm khu resort nào ngon ăn để đầu tư thì tạm được, chứ theo dõi tình hình nhân quyền làm cái đếch gì , chẳng qua là ngôn ngữ xã giao an ủi mấy anh việt kiều vượt biên , HO …để yên tâm mà đóng thuế thôi.

  3. CHÍNH NGHĨA says:

    Một băng giang hồ do vợ chồng nữ quái Trần thị Bé ngụ phường Bình trị Đông A , quận Bình Tân cầm đầu cướp đoạt trên tỷ đồng của hàng chục người , các nạn nhân gửi đơn tố cáo bao năm nay , nhưng có lẽ bọn chúng được BẢO KÊ không hề hấn gì , vậy quyền tố cáo của dân có được tôn trọng ???

Leave a Reply to Dân Chửi