Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ
Phát biểu của bà Hillary Clinton, Foreign Policy, November 2011
Tương lai chính trị thế giới sẽ được định đoạt tại châu Á, chứ không phải tại Afghanistan hay Iraq, và Hoa Kỳ sẽ ở ngay trung tâm của biến chuyển này.
Trong khi cuộc chiến tạiIraqlắng dịu và Mỹ bắt đầu rút quân ra khỏiAfghanistan, Hoa Kỳ đang đứng vào một vị trí bản lề. Trong 10 năm qua, chúng ta đã dành những nguồn lực to lớn cho hai chiến trường nói trên. Trong 10 năm tới, chúng ta cần phải khôn khéo và làm việc có hệ thống liên quan đến những vùng chúng ta sẽ đầu tư thì giờ và năng lực, ngõ hầu chúng ta có thể đặt mình vào vị trí thuận lợi nhất nhằm duy trì vai trò lãnh đạo của chúng ta, đảm bảo lợi ích của chúng ta, và cổ vũ những giá trị của chúng ta. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của lãnh đạo Mỹ trong thập kỷ tới sẽ là tập trung vào một nỗ lực đầu tư được tăng cường đáng kể – về ngoại giao, kinh tế, chiến lược, và các lãnh vực khác – tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Châu Á – Thái Bình Dương đã trở thành một động cơ chủ yếu của chính trị toàn cầu. Trải dài từ tiểu lục địa Ấn Độ đến bờ Tây châu Mỹ, khu vực này đã vắt ngang hai đại dương – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương – những đại dương ngày càng được nối kết nhiều hơn bằng tàu bè và ý nghĩa chiến lược. Khu vực này cũng tự hào vì chiếm gần nửa dân số thế giới. Nó chứa đựng nhiều cỗ máy then chốt của kinh tế toàn cầu, cũng như các quốc gia đã tung ra những lượng khí thải nhà kính lớn nhất. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là quê hương của một số đồng minh chủ yếu của chúng ta và những cường quốc mới nổi (mới vươn dậy) quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ, vàIndonesia.
Vào một thời điểm mà khu vực này đang xây dựng một cấu trúc kinh tế và an ninh già dặn hơn nhằm củng cố ổn định và thịnh vượng, sự cam kết của Hoa Kỳ đối với vùng này là thiết yếu. Sự cam kết này sẽ đóng góp cho việc xây dựng cấu trúc nói trên và mang lại lợi lộc cho vai trò lãnh đạo liên tục của Hoa Kỳ vào thế kỷ XXI này, giống hệt như sự cam kết của chúng ta sau Thế chiến II đối với việc xây dựng một mạng lưới gồm các định chế (institutions) và các mối quan hệ toàn diện và bền vững xuyên Đại Tây Dương đã từng mang lại lợi lộc nhiều lần hơn – và sẽ còn tiếp tục mang lại lợi lộc như thế. Đã đến lúc Hoa Kỳ cần thực hiện những đầu tư tương tự trong vai trò một cường quốc Thái Bình Dương, đây là một đường lối chiến lược được Tổng thống Barack Obama đưa ra từ đầu nhiệm kỳ của chính quyền ông và là một đường lối đã mang lại nhiều lợi lộc.
Trong khiIraqvàAfghanistanđang còn ở thời kỳ chuyển tiếp và đất nước chúng ta đang đối đầu với những thử thách kinh tế nghiêm trọng, có một số người trên sân khấu chính trị Mỹ đang đòi hỏi chúng ta không được tái phối trí lực lượng (reposition) mà phải mang các lực lượng về nước. Họ tìm cách cắt giảm sự hiện diện của chúng ta ở nước ngoài để hậu thuẫn các ưu tiên bức thiết ở trong nước. Những thôi thúc này là dễ hiểu, nhưng chúng rất sai lầm. Những kẻ cho rằng chúng ta không còn đủ sức để tích cực tham gia cùng thế giới rõ ràng đã đặt ngược vấn đề – sự thật là, chúng ta không thể không tham gia cùng thế giới. Từ việc mở ra các thị trường mới mẻ cho các doanh nghiệp Mỹ đến việc chặn đứng sự bành trướng vũ khí hạt nhân đến việc giữ cho các tuyến đường trên biển được tự do sử dụng cho mậu dịch và thông thương, các nỗ lực của chúng ta ở nước ngoài giữ vai trò then chốt cho sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta ở trong nước. Hơn 60 năm qua, Hoa Kỳ đã nhiều lần chống lại sự thu hút của các cuộc tranh luận “đưa quân về nước” này cũng như cái logic tiềm ẩn “bên lở bên bồi” (zero-sum) của những lý luận này. Một lần nữa chúng ta phải chống lại khuynh hướng cô lập này.
Ở nước ngoài, người ta đang phân vân về các ý định của Mỹ – tức quyết tâm tiếp tục tham gia và lãnh đạo thế giới của chúng ta. Tại châu Á, họ thắc mắc liệu chúng ta sẽ duy trì sự hiện hiện ở đó hay không, liệu chúng ta có thể một lần nữa bị chia trí vì những biến cố ở những nơi khác hay không, liệu chúng ta có thể đưa ra – và giữ vững – những cam kết khả tín về kinh tế và chiến lược hay không, và liệu chúng ta có thể hậu thuẫn những cam kết đó bằng hành động cụ thể hay không. Câu trả lời là: Chúng ta có thể và chúng ta có quyết tâm.
Vận dụng được sức tăng trưởng và tính năng động của châu Á là điều rất quan trọng đối với các lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ và là một ưu tiên chủ yếu của Tổng thống Obama. Thị trường thông thoáng tại châu Á cung ứng cho Hoa Kỳ những cơ hội chưa từng có về đầu tư, mậu dịch, và sự tiếp cận công nghệ tinh vi. Sự phục hồi kinh tế ở trong nước chúng ta sẽ tùy thuộc vào hàng xuất khẩu và khả năng của các công ty Mỹ trong việc tiếp cận giới tiêu thụ rộng lớn và ngày càng đông đảo tại châu Á. Về chiến lược, duy trì hoà bình và an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là ngày càng thiết yếu cho sự tiến bộ toàn cầu, dù bằng cách bảo vệ sự tự do thông thương trên Biển Đông, hay bằng cách chống lại các nỗ lực phổ biến vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn, hay bằng cách đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước quan trọng trong vùng.
Cũng như Châu Á là rất thiết yếu đối với tương lai của nước Mỹ, một nước Mỹ tích cực tham gia (engaged) là rất thiết yếu đối với tương lai châu Á. Khu vực này rất mong muốn sự lãnh đạo của Mỹ và doanh nghiệp Mỹ – có lẽ còn thiết tha hơn bất cứ thời nào trong lịch sử hiện đại. Chúng ta là cường quốc duy nhất có một mạng lưới liên minh vững mạnh ở trong khu vực, chúng ta không có tham vọng lãnh thổ, nhưng có một thành tích lâu dài là đã làm được nhiều ích lợi chung. Cùng với các đồng minh, chúng ta đã bảo đảm được an ninh khu vực qua hàng chục năm nay – tuần tra các tuyến đường biển châu Á và duy trì sự ổn định khu vực – và nỗ lực này đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế nơi đây. Chúng ta đã giúp hàng tỉ người trong khu vực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu bằng cách thúc đẩy năng suất kinh tế, tăng cường xã hội dân sự, và phát triển các quan hệ nhân dân-với-nhân dân (people-to-people ties). Chúng ta là một đối tác đầu tư và mậu dịch quan trọng, là nguồn sáng tạo đã làm lợi cho giới công nhân và các doanh nghiệp trên cả hai bờ Thái Bình Dương, là nước chủ nhà đón mời 350.000 du học sinh châu Á mỗi năm, một quán quân về thị trường cởi mở, và là quốc gia cổ vũ các nhân quyền phổ quát.
Tổng thống Obama đã lãnh đạo một nỗ lực đa diện và kiên trì để nhận lãnh trọn vẹn vai trò không thể thay thế của chúng ta tại Thái Bình Dương, vận dụng toàn bộ Chính phủ Hoa Kỳ. Bấy lâu nay, đây là một nỗ lực khá âm thầm. Phần lớn nỗ lực này của chúng ta không nằm trên trang nhất của báo chí, một phần vì bản chất của nó – đầu tư dài hạn không gây được cảm tính bằng các khủng hoảng trước mắt – và một phần vì các tít lớn về tin tức của các vùng khác trên thế giới đã giành mất sự chú ý của mọi người.
Trong vai trò Bộ trưởng Ngoại giao, tôi đã đi ra ngoài thông lệ khi mở cuộc thăm viếng chính thức đầu tiên của tôi ở nước ngoài tại châu Á. Trong bảy chuyến thăm viếng tiếp theo đó, tôi đã có đặc ân nhìn tận mắt những chuyển biến nhanh chóng đang diễn ra trong khu vực, nêu bật sự kiện tương lai của Mỹ sẽ được liên kết thiết thân với tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự chuyển hướng chiến lược nhắm vào khu vực này là rất hợp lý đối với nỗ lực toàn cầu tổng quát của chúng ta nhằm đảm bảo và duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Sự thành công của việc chuyển hướng này đòi hỏi phải duy trì và gia tăng sự đồng thuận của hai đảng về tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đối với lợi ích quốc gia của chúng ta; chúng ta sẽ dựa vào truyền thống hữu nghị vững chắc đã được các Tổng thống và các Bộ trưởng Ngoại giao của cả hai đảng đã xây dựng qua nhiều thập niên. Sự thành công của việc chuyển hướng này cũng đòi hỏi phải khôn khéo thi hành một chiến lược khu vực chặt chẽ, hàm chứa ý nghĩa toàn cầu trong các lựa chọn của chúng ta.
Chiến lược khu vực đó sẽ như thế nào? Trước hết, nó đòi hỏi một sự cam kết bền vững đối với điều mà tôi gọi là chính sách ngoại giao “tiền phương” (forward-deployed diplomacy). Điều này có nghĩa là liên tục gởi đủ mọi thành phần trong vốn quý ngoại giao của chúng ta – gồm các viên chức cao nhất, các chuyên gia phát triển, các toán liên ngành, và các trang bị thường trực của chúng ta – đến mọi quốc gia và mọi nơi trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chiến lược của chúng ta là sẽ liên tục tìm hiểu và thích ứng với mọi biến chuyển khẩn trương và sôi động diễn ra khắp châu Á. Với quan niệm này, công tác của chúng ta sẽ tiến hành theo sáu nguyên tắc hành động chủ yếu sau đây: tăng cường các liên minh an ninh song phương; củng cố các quan hệ hợp tác với các cường quốc mới trỗi dậy, kể cả TQ; tham gia các định chế đa phương trong khu vực; phát triển thương mại và đầu tư; tạo sự hiện diện quân sự trên cơ sở rộng lớn; và phát huy dân chủ và nhân quyền.
Nhờ địa lý độc đáo của mình, Hoa Kỳ vừa là cường quốc Đại Tây Dương vừa là cường quốc Thái Bình Dương. Chúng ta hãnh diện về những đối tác châu Âu của chúng ta và tất cả những gì họ đã thể hiện. Thách thức của chúng ta hiện nay là xây dựng cho được một mạng lưới gồm có những đối tác và định chế khắp khu vực Thái Bình Dương vừa vững bền vừa phù hợp với lợi ích và các giá trị của Mỹ như mạng lưới chúng ta đã xây dựng khắp khu vực Đại Tây Dương. Đó là mục tiêu mà các nỗ lực của chúng ta trong tất cả những vùng này phải nhắm tới.
Các liên minh có thỏa ước (treaty alliances) giữa chúng ta với Nhật Bản, Nam Hàn, Australia, Philippines, và Thái Lan là điểm tựa cho sự chuyển hướng chiến lược của chúng ta nhắm vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các liên minh này đã đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực hơn nửa thế kỷ nay, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ngoạn mục trong khu vực. Chúng đã tạo thế đòn bẫy cho sự hiện diện của chúng ta trong khu vực và gia tăng vai trò lãnh đạo của chúng ta trong khu vực ở vào một thời điểm có những thử thách an ninh đang diễn ra.
Mặc dù những liên minh này đã rất thành công, nhưng chúng ta không thể chỉ giản dị duy trì chúng như cũ – chúng ta cần phải hiện đại hóa chúng cho phù hợp với một thế giới đang thay đổi. Trong nỗ lực này, chính quyền Obama được hướng dẫn bởi ba nguyên tắc cốt lõi. Một là, chúng ta phải duy trì đồng thuận chính trị trên các mục tiêu cốt lõi của các liên minh của chúng ta. Hai là, chúng ta phải bảo đảm rằng các liên minh của chúng ta là gọn nhẹ và dễ thích ứng (nimble and adaptive) ngõ hầu chúng có thể đối phó thành công những thách đố mới và nắm bắt những vận hội mới. Ba là, chúng ta phải đảm bảo rằng khả năng phòng thủ và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của các liên minh này có đủ khả năng hoạt động và đủ trang bị vật chất để chặn đứng các hành động khiêu khích dù đến từ bất cứ một quốc gia nào hay một phe nhóm phi-nhà nước (nonstate actor) nào.
Liên minh với Nhật Bản, nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực, chứng tỏ cách thế mà chính quyền Obama đang thể hiện những nguyên tắc nói trên. Hai quốc gia chúng ta chia sẻ một viễn kiến chung về trật tự ổn định trong khu vực với một thứ luật đi đường rõ ràng – từ tự do thông thương trên biển đến thị trường cởi mở và cạnh tranh công bằng. Chúng ta đã thoả thuận một sự dàn xếp mới, gồm có sự đóng góp trên 5 tỉ đôla từ Chính phủ Nhật Bản, nhằm đảm bảo việc tiếp tục duy trì sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, đồng thời mở rộng các hoạt động tình báo, giám sát, do thám hỗn hợp nhằm chặn đứng và phản ứng kịp thời các thách thức an ninh khu vực, cũng như chia sẻ thông tin để đối phó các đe dọa trên mạng lưới Internet. Chúng ta đã ký kết một thỏa ước Bầu trời mở (Open Skies agreement) nhằm gia tăng khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp và thắt chặt các quan hệ giữa nhân dân với nhân dân (people-to-people ties), đã phát động một cuộc đối thoại chiến lược về châu Á-Thái Bình Dương, và đã và đang hợp tác chặt chẽ trong tư thế là hai nước đóng góp nhiều nhất tại Afghanistan.
Tương tự như thế, liên minh giữa chúng ta và Nam Hàn đã trở nên vững mạnh hơn và hoạt động hiệp đồng hơn, đồng thời chúng ta tiếp tục phát triển các khả năng hỗn hợp [của hai quân đội] để chặn đứng và trả lời các khiêu khích của Bắc Hàn. Hai nước đã chấp nhận một kế hoạch để đảm bảo sự chuyển giao tốt đẹp quyền điều khiển các cuộc hành quân trong thời chiến và để chuẩn bị cho việc Thỏa ước Mậu dịch Tự do Mỹ-Hàn được thông qua [Đã được Quốc hội Mỹ thông qua hôm 12-10 – DG]. Và liên minh giữa hai nước chúng ta đã mang tính toàn cầu, xuyên qua sự hợp tác của chúng ta tại các cuộc họp của nhóm G-20 và Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân và xuyên qua các nỗ lực chung tại Haiti.
Chúng ta cũng đang mở rộng liên minh với Australia từ một quan hệ đối tác Thái Bình Dương sang một quan hệ đối tác Ấn Độ-Thái Bình Dương, và thật ra đây là một quan hệ đối tác toàn cầu. Từ vấn đề an ninh mạng đến vấn đề Afghanistan đến cuộc Nổi dậy của Thế giới Ả Rập đến nỗ lực tăng cường cơ cấu khu vực tại châu Á-Thái Bình Dương, ý kiến và cam kết của Australia là không thể thiếu. Và tại Đông Nam Á, chúng ta đang phục hồi và tăng cường các liên minh giữa Hoa Kỳ với Philippines và Thái Lan, gia tăng, chẳng hạn, số thăm viếng của các chiến hạm Mỹ tại Philippine và đang hoạt động để đảm bảo huấn luyện thành công các lực lượng chống khủng bố Philippine xuyên qua Lực lượng Hành quân Đặc nhiệm Hỗn hợp (Joint Special Operations Task Force) tại Mindanao. Tại Thái Lan – đối tác có hiệp ước lâu đời nhất của chúng ta tại châu Á – chúng ta hoạt động để thành lập một trung tâm gồm những nỗ lực nhân đạo và cứu trợ thiên tai trong khu vực.
Trong khi chúng ta cập nhật hóa các liên minh của chúng ta để đáp ứng những đòi hỏi mới, chúng ta cũng xây dựng các quan hệ đối tác mới để giúp giải quyết các vấn đề chung. Bàn tay hữu nghị của chúng ta đối với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Tân Tây Lan, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Brunei, và các Đảo quốc Thái Bình Dương là nằm trong một nỗ lực rộng lớn hơn để đảm bảo một đường lối toàn diện cho chiến lược Mỹ và sự tham gia của Mỹ trong khu vực này. Chúng ta yêu cầu những đối tác đang trỗi dậy này cùng chúng ta hình thành và tham gia một trật tự khu vực và toàn cầu dựa trên luật lệ.
Một trong các quốc gia nổi bậc nhất trong những đối tác đang trỗi dậy này dĩ nhiên là Trung Quốc. Giống như rất nhiều nước khác trước nó, Trung Quốc đã phồn thịnh trong hệ thống kinh tế cởi mở và dựa vào luật lệ, một hệ thống mà Hoa Kỳ đã có công xây dựng và đang có nỗ lực duy trì. Và ngày nay, Trung Quốc tiêu biểu cho một trong những quan hệ song phương thách đố và quan trọng nhất mà Hoa Kỳ chưa từng phải đối phó. Điều này đòi hỏi một sự quản lý chính sách thận trọng, vững chãi, năng động; về phần chúng ta, đây là một đường lối đối với Trung Quốc đặt trên cơ sở thực tế, tập trung vào kết quả, và phù hợp với các nguyên tắc và lợi ích của chúng ta.
Tất cả chúng ta đều biết rằng những lo sợ và những nhận thức sai lầm vẫn tiếp tục tồn tại trên cả hai bờ Thái Bình Dương. Một số người trên đất nước chúng ta coi sự tiến bộ của Trung Quốc như một đe dọa cho Hoa Kỳ; một số người tại Trung Quốc lo rằng Mỹ đang tìm cách kềm hãm sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Chúng ta bác bỏ cả hai quan niệm ấy. Sự thật là một nước Mỹ thịnh vượng là tốt lành cho Trung Quốc và một Trung Quốc thịnh vượng là tốt lành cho Mỹ. Cả hai nước chúng ta sẽ gặt hái rất nhiều điều tốt đẹp từ sự hợp tác hơn là từ xung đột. Nhưng chúng ta không thể xây dựng một quan hệ hữu nghị chỉ dựa vào các điều mong ước mà thôi. Việc biến những lời nói tốt đẹp thành sự hợp tác hữu hiệu một cách thường xuyên hơn – và, rất quan trọng, việc thể hiện trách nhiệm và bổn phận toàn cầu của mỗi nước là hoàn toàn tùy thuộc vào cả hai quốc gia chúng ta. Đây là những điều sẽ quyết định là mối quan hệ của chúng ta có phát triển hết tiềm năng trong những năm sắp tới hay không. Chúng ta cũng phải thẳng thắn nói ra những dị biệt giữa hai nước. Chúng ta phải cương quyết giải quyết những dị biệt này trong khi chúng ta theo đuổi công việc khẩn cấp mà hai nước chúng ta cùng nhau thực hiện. Và chúng ta cần phải tránh những kỳ vọng thiếu thực tế.
Trong hai năm rưỡi vừa qua, một trong những ưu tiên hàng đầu của tôi là tìm cách nhận ra và mở rộng các lãnh vực lợi ích chung, hợp tác với Trung Quốc để xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, và khuyến khích các nỗ lực tích cực của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Đó là lý do tại sao Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner và tôi đã phát động cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế, những cuộc thảo luận sâu sắc và rộng rãi nhất từ trước đến nay giữa hai Chính phủ chúng ta, có sự tham dự của hàng chục cơ quan của cả hai bên để bàn thảo những vấn đề song phương bức thiết nhất, từ an ninh đến năng lượng đến nhân quyền.
Chúng ta cũng đang tìm cách gia tăng tính minh bạch và giảm rủi ro vì tính toán sai lầm hoặc hiểu sai tín hiệu giữa hai quân đội. Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế đã và đang theo dõi những nỗ lực hiện đại hóa và bành trướng quân đội của Trung Quốc, và chúng ta còn đang tìm kiếm sự minh bạch về những ý định của Trung Quốc. Cả hai phía sẽ hưởng lợi từ sự tiếp xúc bền vững và có thực chất giữa quân đội với quân đội (military-to-military engagement), nhờ vậy sẽ gia tăng tính minh bạch. Do đó lắm lúc chúng ta mong đợi Trung Quốc khắc phục được sự do dự của mình và tham gia cùng chúng ta trong việc hình thành một cuộc đối thoại bền vững giữa quân đội với quân đội. Và chúng ta cần phải hợp tác với nhau để tăng cường cuộc Đối thoại An ninh Chiến lược (the Strategic Security Dialogue), một cuộc đối thoại quy tụ các lãnh đạo quân đội và dân sự để thảo luận các vấn đề nhạy cảm như an ninh trên biển và an ninh trên mạng Internet.
Trong khi chúng ta cùng nhau xây dựng niềm tin, chúng ta cam kết hợp tác với Trung Quốc để đối phó với những vấn đề nghiêm trọng về an ninh khu vực và toàn cầu. Đây là lý do tôi thường xuyên gặp gỡ – lắm lúc trong bối cảnh thiếu nghi thức – với các đồng nhiệm Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao Dương Thiết Trì để thảo luận thẳng thắn về những thách đố nghiêm trọng như Bắc Hàn, Afghanistan, Pakistan, Iran, và những diễn biến tình hình trong Biển Nam Trung Hoa.
Trên mặt trận kinh tế, Hoa Kỳ và Trung Quốc cần phải hợp tác để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu vững mạnh và quân bình. Tiếp theo sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã cùng nhau làm việc một cách hữu hiệu xuyên qua nhóm G-20 để giúp kéo nền kinh tế toàn cầu ra khỏi bờ vực thẳm. Chúng ta cần phải đặt tin tưởng trên sự hợp tác ấy. Các công ty Mỹ muốn có cơ hội đồng đều để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường đang tăng trưởng của Trung Quốc, những thị trường này có thể là động cơ quan trọng tạo ra công ăn việc làm tại Mỹ. Và các công ty Mỹ cũng muốn đảm bảo rằng 50 tỷ đôla tiền vốn của Mỹ đầu tư vào Trung Quốc sẽ tạo ra một nền móng vững chắc cho các cơ hội mới mẻ về thị trường và đầu tư nhằm hậu thuẫn tính cạnh tranh toàn cầu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc muốn có thể mua thêm nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Hoa Kỳ, đầu tư thêm vào đây, và cùng được hưởng những điều kiện tiếp cận mà các nền kinh tế thị trường được hưởng. Chúng ta có thể hợp tác trên những mục tiêu này, nhưng Trung Quốc vẫn cần phải thực hiện những bước quan trọng để tiến tới cải tổ thị trường. Đặc biệt là, chúng ta đang làm việc với Trung Quốc để chấm dứt các phân biệt đối xử bất công đối với các công ty Mỹ và các công ty nước ngoài khác hay đối với các công nghệ đầy sáng kiến của họ, tháo gỡ những ưu đãi mà Trung Quốc dành cho các công ty nội địa, và chấm dứt những biện pháp gây bất lợi hay chiếm đoạt đối với quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài. Và chúng ta cũng mong đợi Trung Quốc thực hiện những buớc cần thiết để cho phép tiền tệ của mình [tức đồng Nhân dân tệ] tăng giá nhanh hơn nữa, so với đồng đôla Mỹ cũng như so với tiền tệ của các đối tác thương mại quan trọng khác của Trung Quốc. Chúng ta tin rằng những cải tổ này không những có lợi cho cả hai nước (thật ra, chúng sẽ hậu thuẫn những chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm của Trung Quốc, kêu gọi sự tăng trưởng dựa vào tiêu thụ nội địa), mà lại còn đóng góp cho sự quân bình kinh tế toàn cầu, cho khả năng dự đoán kinh tế, và sự thịnh vượng rộng lớn hơn.
Tất nhiên, chúng ta cũng khẳng định rõ ràng, một cách công khai hoặc riêng lẻ, những quan ngại nghiêm trọng của chúng ta về nhân quyền. Và khi chúng ta thấy được những tin tức liên quan đến các luật sư, văn sĩ, nghệ sĩ, và những người hoạt động vì công ích khác bị giam giữ hoặc bị biến mất, Hoa Kỳ cần phải lên tiếng, một cách công khai hay một cách riêng lẻ, với những mối quan ngại của chúng ta về nhân quyền. Chúng ta từng biện minh với các đồng nhiệm Trung Quốc rằng một sự tôn trọng sâu sắc đối với luật quốc tế và một hệ thống chính trị cởi mở hơn sẽ tạo cho Trung Quốc nền móng vững chắc để đạt được ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế to lớn hơn nhiều – đồng thời tăng thêm niềm tin của các quốc gia đối tác của Trung Quốc. Nếu không thực hiện những điều vừa nói, Trung Quốc đang đặt ra những giới hạn không cần thiết cho sự phát triển của chính mình.
Xét cho cùng, không có một cẩm nang nào hướng dẫn mối quan hệ đang diễn tiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng vì những quyền lợi là quá cao, chúng ta không thể chịu thất bại. Khi xúc tiến các hoạt động, chúng ta sẽ tiếp tục đưa quan hệ của chúng ta với Trung Quốc vào trong một khuôn khổ khu vực rộng lớn hơn gồm có các liên minh an ninh, mạng lưới kinh tế, và các mối liên hệ xã hội.
Trong số những cường quốc mới nổi quan trọng mà chúng ta sẽ hợp tác chặt chẽ là Ấn Độ và Indonesia, hai trong những cường quốc dân chủ năng động và đáng kể nhất của châu Á, và là hai quốc gia mà chính quyền Obama đã và đang theo đuổi những mối quan hệ rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, và có chủ đích hơn. Vùng biển từ Ấn Độ Đương xuyên qua Eo biển Malacca đến Thái Bình Dương chứa đựng những tuyến đường mậu dịch và năng lượng sinh động nhất thế giới. Kết hợp lại, Ấn Độ vàIndonesiađã chiếm hết 1/4 dân số thế giới. Những quốc gia này là động cơ chủ yếu của kinh tế toàn cầu, đối tác quan trọng của Hoa Kỳ, và ngày càng có những đóng góp quan trọng cho hòa bình và an ninh khu vực. Và vai trò quan trọng của hai nước này có khả năng gia tăng trong những năm sắp tới.
Tổng thống Obama đã phát biểu trước Quốc hội Ấn Độ rằng quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ sẽ là một trong những quan hệ đối tác có ý nghĩa nhất của Thế kỷ XXI, đặt cơ sở trên những giá trị chung và lợi ích chung. Cả hai bên vẫn còn có những trở ngại phải vượt qua và những vấn đề cần được giải đáp, nhưng Hoa Kỳ đang đánh cá chiến lược [đặt tin tưởng chiến lược] vào tương lai của Ấn Độ – rằng một vai trò to lớn hơn của Ấn Độ trên sân khấu thế giới sẽ gia tăng hòa bình và ổn định, rằng mở cửa thị trường Ấn Độ cho thế giới sẽ dọn đường cho sự thịnh vượng khu vực và toàn cầu rộng lớn hơn, rằng những tiến bộ khoa học và công nghệ của Ấn Độ sẽ cải thiện đời sống và nâng cao kiến thức nhân loại khắp mọi nơi, và rằng thể chế dân chủ sinh động và đa nguyên của Ấn Độ sẽ mang lại những kết quả có thể đo lường được và những cải thiện cụ thể cho người dân và khuyến khích các nước khác đi theo một đường lối cởi mở và bao dung tương tự. Vì vậy, chính quyền Obama đã mở rộng quan hệ đối tác song phương của hai nước; tích cực hậu thuẫn các nỗ lực Nhìn sang phía Đông (Look East efforts) của Ấn Độ, kể cả bằng cách tham dự một cuộc đối thoại ba bên (trilateral dialogue) với Ấn Độ và Nhật Bản; và phác họa một viễn kiến mới mẻ cho một khu vực Nam và Trung Á hội nhập kinh tế và ổn định chính trị hơn, với Ấn Độ ở vị trí then chốt.
Chúng ta cũng đang thiết lập một quan hệ đối tác mới mẻ với Indonesia, nước dân chủ lớn thứ ba thế giới, quốc gia Hồi giáo đông nhất thế giới, và là một thành viên của Nhóm G-20. Chúng ta đã tiếp tục lại chương trình huấn luyện hỗn hợp các đơn vị lực lượng đặc biệt và ký một số thỏa ước về y tế, trao đổi giáo dục, khoa học và công nghệ, và quốc phòng. Và năm nay, đáp lời mời của Chính phủ Indonesia, Tổng thống Obama sẽ mở đầu sự tham dự của Mỹ tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (the East Asia Summit) – Nhưng chúng ta vẫn còn một đoạn đường phải đi – chúng ta cần phải hợp tác với nhau để khắc phục những trở ngại hành chính, những nghi ngờ còn tồn đọng trong lịch sử, và những thiếu sót trong việc tìm hiểu quan điểm và lợi ích của nhau.
Ngay cả khi chúng ta tăng cường những quan hệ song phương này, chúng ta đã nhấn mạnh sự quan trọng của hợp tác đa phương, vì chúng ta tin rằng muốn đối phó các thử thách xuyên quốc gia như loại vấn đề mà châu Á đang gặp phải hiện nay, chúng ta cần đến một loạt định chế có khả năng vận dụng hành động tập thể. Và một cơ cấu khu vực vững mạnh và chặt chẽ hơn tại châu Á sẽ tăng cường hệ thống luật lệ và trách nhiệm, từ việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đến việc đảm bảo quyền tự do lưu thông trên biển, những thứ quyền tạo cơ sở cho một trật tự quốc tế hữu hiệu. Trong các bối cảnh đa phương, hành vi có trách nhiệm [của một chế độ] sẽ được tưởng thưởng bằng tính chính danh và sự kính trọng của thế giới, và chúng ta có thể cùng nhau làm việc để buộc những ai phá hoại hòa bình, ổn định và thịnh vượng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Vì thế, Hoa Kỳ đã bắt đầu tham dự đầy đủ các định chế đa phương trong khu vực như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ý thức rằng sự hợp tác của chúng ta với các định chế khu vực chỉ bổ túc chứ không thể thay thế các quan hệ song phương. Có một đòi hỏi từ khu vực này rằng Mỹ cần phải đóng một vai trò tích cực trong việc sắp xếp nghị trình của những định chế này – và sự kiện các định chế này cần phải hoạt động hữu hiệu và sẵn sàng đáp ứng với tình hình cũng nằm trong lợi ích của chúng ta.
Đó là lý do tại sao Tổng thống Obama sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên vào tháng Mười một này. Để chuẩn bị, Hoa Kỳ đã mở một Văn phòng Đại diện mới tại ASEAN ởJakartavà đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN. Sự tập trung của chúng ta vào việc phát triển một nghị trình nhắm vào kết quả (results-oriented agenda) đã rất hữu ích trong các nỗ lực nhằm giải quyết các cuộc tranh chấp trong Biển Nam Trung. Vào năm 2010, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã giúp phát động một nỗ lực toàn khu vực nhằm bảo vệ quyền tiếp cận không hạn chế và tự do thông thương trên Biển Nam Trung Hoa, và hỗ trợ những luật lệ quốc tế quan trọng nhằm xác định các tuyên bố chủ quyền trong vùng Biển Nam Trung Hoa. Với sự kiện một nửa trọng tải hàng hóa của thế giới đi qua vùng biển này, đây là một nỗ lực rất quan trọng. Và trong năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc bảo vệ những lợi ích quan trọng của chúng ta liên quan đến sự ổn định và tự do thông thương và dọn đường cho một chính sách ngoại giao đa phương và bền vững giữa những nước có tuyên bố chủ quyền trong Biển Nam Trung Hoa, cố gắng đảm bảo rằng các tranh chấp sẽ được dàn xếp một cách hòa bình và phù hợp với các nguyên tắc hiện hữu của luật pháp quốc tế.
Chúng ta cũng có nỗ lực củng cố APEC như một định chế cấp lãnh đạo (leaders-level institution) tập trung vào việc xúc tiến hội nhập kinh tế và quan hệ mậu dịch xuyên Thái Bình Dương. Tiếp theo việc nhóm APEC mạnh dạn kêu gọi thành lập một khu mậu dịch tự do của châu Á-Thái Bình Dương, Tổng thống Obama sẽ là gia chủ của Cuộc họp các Lãnh đạo APEC năm 2011 tại Hawaii tháng Mười một này. Chúng ta cam kết xây dựng APEC thành một định chế kinh tế khu vực hàng đầu của châu Á-Thái Bình Dương, đưa ra nghị trình kinh tế theo một đường lối có thể kết hợp các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế mới nổi nhằm đẩy mạnh tự do mậu dịch và đầu tư, cũng như xây dựng khả năng và cải thiện các chế độ điều tiết (regulatory regimes). APEC và hoạt động của nó giúp bành trướng các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, tạo ra và yểm trợ các việc làm có chất lượng cao tại Hoa Kỳ, đồng thời nuôi dưỡng mức tăng trưởng kinh tế trong khu vực. APEC cũng cung cấp một phương tiện quan trọng để thúc đẩy một nghị trình rộng lớn nhằm giải phóng tiềm năng tăng trưởng kinh tế mà phụ nữ là tiêu biểu. Về phương diện này, Hoa Kỳ cam kết hợp tác với các đối tác của chúng ta bằng những bước đầy tham vọng nhằm thúc đẩy sự ra đời của Thời đại Tham gia (the Participation Age), trong đó mọi cá nhân, bất chấp giới tính hay các đặc tính khác, đều là thành viên có đóng góp và quý báu của thị trường toàn cầu.
Ngoài cam kết của chúng ta đối với những định chế đa phương rộng lớn này, chúng ta đã cố gắng tổ chức và phát động một số các cuộc họp “đa phương nhỏ”, các nhóm nhỏ những quốc gia có quan tâm để đối phó những vấn đề riêng biệt, chẳng hạn Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông (the Lower Mekong Initiative) mà chúng ta đã phát động nhằm hỗ trợ giáo dục, y tế, và những chương trình bảo vệ môi trường tại Căm Pu Chia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam, và Diễn đàn các Đảo Thái Bình Dương (the Pacific Islands Forum), ở đó chúng ta đang hoạt động để hỗ trợ các thành viên trong khi họ đương đầu với các thử thách, từ thay đổi khí hậu đến đánh bắt cá quá mức quy định đến tự do thông thương trên biển. Chúng ta cũng đang bắt đầu theo đuổi các cơ hội ba bên mới mẻ (new trilateral opportunities) với những nước khác nhau nhưMông Cổ,Indonesia, NhậtBản,Kazakhstan, và Nam Hàn. Và chúng ta cũng đang nhắm vào việc cải thiện việc điều hợp (coordination) và tham gia của ba đại cường [ba anh khổng lồ] của châu Á-Thái Bình Dương: Trung Quốc, Ấn Độ, và Hoa Kỳ.
Bằng tất cả các đường lối khác nhau này, chúng ta đang cố gắng ảnh hưởng và tham dự vào một cơ cấu khu vực linh động, hiệu quả, và có khả năng đáp ứng tình hình – và đảm bảo rằng cơ cấu này nối kết với một cơ cấu toàn cầu rộng lớn hơn, không những bảo vệ sự ổn định và thương mại quốc tế mà còn phổ biến các giá trị của chúng ta.
Chúng ta nhấn mạnh chức năng kinh tế của APEC trong việc theo đuổi những cam kết rộng lớn hơn là để nâng cao chính sách kinh tế như là một cột trụ của chính sách đối ngoại Mỹ. Sự tiến bộ kinh tế ngày càng lệ thuộc vào các quan hệ ngoại giao vững mạnh, và sự tiến bộ ngoại giao ngày càng lệ thuộc vào các quan hệ kinh tế vững mạnh. Và lẽ tự nhiên, một sự tập trung vào việc thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ có nghĩa là một sự tập trung lớn hơn vào mậu dịch và sự cởi mở kinh tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khu vực này đã tạo ra hơn nửa sản lượng toàn cầu và gần nửa lượng mậu dịch toàn cầu. Trong khi chúng ta đang phấn đấu để đạt mục tiêu của Tổng thống Obama là tăng gấp đôi lượng hàng xuất khẩu vào năm 2015, chúng ta cũng đang tìm kiếm cơ hội để phát triển doanh nghiệp Mỹ hơn nữa tại châu Á. Năm ngoái, lượng hàng xuất khẩu của Mỹ đến các nước ở Bờ Tây Thái Bình Dương (the Pacific Rim) lên đến tổng số 320 tỷ đôla, hỗ trợ cho 850.000 việc làm tại Mỹ. Như vậy có rất nhiều yếu tố thuận lợi khi chúng ta cân nhắc việc tái phối trí [chiến lược] này.
Khi tôi nói chuyện với các đồng nhiệm châu Á của tôi, một đề tài thường xuyên nổi bật: Họ vẫn muốn Hoa Kỳ là một đối tác tích cực và đầy sáng kiến trong các tương tác thương mại và mậu dịch đang gia tăng trong khu vực. Và khi tôi nói chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp khắp đất nước chúng ta, tôi nghe rằng việc Hoa Kỳ mở rộng các cơ hội xuất khẩu và đầu tư của chúng ta tại các thị trường năng động của châu Á là rất quan trọng.
Tháng Ba vừa qua tại các cuộc họp APEC tại Washington, và một lần nữa tại Hồng Kông vào tháng Bảy, tôi đã nêu ra bốn thuộc tính (attributes) mà tôi cho là mô tả tính cách của một sự cạnh tranh kinh tế lành mạnh: thông thoáng, tự do, minh bạch, và công bằng. Qua sự tham gia tích cực của chúng ta trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chúng ta đang giúp thể hiện những nguyên tắc này và chứng minh giá trị của chúng với thế giới.
Chúng ta đang theo đuổi những hiệp ước thương mại tiên phong có khả năng nâng cao tiêu chuẩn cạnh tranh công bằng ngay cả khi những hợp đồng này mở ra những thị trường mới mẻ. Chẳng hạn, Hiệp ước Tự do mậu dịch Mỹ-Hàn sẽ loại bỏ thuế quan trên 95% hàng xuất khẩu tiêu thụ và hàng xuất khẩu công nghiệp của Mỹ trong vòng 5 năm và hỗ trợ khoảng 75.000 việc làm tại Mỹ. Nội việc giảm thuế quan này mà thôi cũng có thể gia tăng các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ thêm hơn 10 tỉ đôla và giúp kinh tế Nam Hàn tăng trưởng thêm 6% của tỷ lệ tăng trưởng hàng năm. Hiệp ước này sẽ san bằng sân chơi cho các công ty xe hơi Mỹ và công nhân Mỹ. Vì thế, bất luận bạn là một nhà chế tạo máy móc Mỹ hay một người xuất khẩu hóa chất Nam Hàn, hiệp ước này sẽ hạ thấp các rào cản đã ngăn cấm bạn với tới các khách hàng mới.
Chúng ta cũng đạt được tiến bộ về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), một thỏa ước sẽ tập hợp một số nền kinh tế xuyên Thái Bình Dương – phát triển cũng như đang phát triển – thành một cộng đồng thương mại đơn nhất [còn đang trong vòng đàm phán giữa Hoa Kỳ và 8 quốc gia khác trong đó có Việt Nam – DG.] Mục đích của chúng ta là tạo ra tăng trưởng không những nhiều hơn, nhưng còn tốt đẹp hơn. Chúng ta tin rằng các thỏa ước thương mại cần phải có những điều khoản bảo vệ công nhân, môi trường, quyền sở hữu trí tuệ, và sáng kiến. Những điều khoản này cũng phải khuyến khích dòng giao lưu tự do của công nghệ thông tin và truyền bá công nghệ xanh [bảo vệ môi trường], cũng như sự chặt chẽ trong hệ thống điều tiết của chúng ta và hiệu năng của hệ thống cung cấp sản phẩm. Sau cùng, sự tiến bộ của chúng ta sẽ được đo lường bằng phẩm chất của đời sống dân chúng – là liệu cả đàn ông lẫn đàn bà có được việc làm phù hợp với nhân phẩm, có kiếm được đồng lương đủ sống, có nuôi gia đình được khỏe mạnh, có giáo dục được con cái, và có nắm bắt cơ hội để cải thiện vận mệnh của chính họ hay của thế hệ tiếp theo hay không. Chúng ta hy vọng một hiệp ước TTP với tiêu chuẩn cao có thể được dùng làm mẩu mực cho các hiệp ước tương lai – và sẽ phát triển để trở thành một diễn đàn cho sự tương tác rộng lớn hơn trong khu vực và sau cùng trở thành một khu mậu dịch tự do của châu Á-Thái Bình Dương.
Muốn đạt được quân bình trong những quan hệ mậu dịch, chúng ta cần có sự cam kết hai chiều. Đó là bản chất của quân bình – nó không thể được áp đặt một cách đơn phương. Vì thế, chúng ta đang làm việc thông qua APEC, nhóm G-20, và các quan hệ song phương để cổ vũ thêm nhiều thị trường tự do hơn nữa, giảm các hạn chế trên hàng xuất khẩu, tăng cường tính minh bạch, và đòi hỏi một cam kết chung cho sự công bằng. Doanh nghiệp Mỹ và công nhân Mỹ cần có sự tin tưởng là họ đang hoạt động trên một sân chơi bằng phẳng, với những luật lệ có thể tiên đoán được trên mọi phương diện từ sở hữu trí tuệ đến sáng kiến của người bản xứ.
Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của châu Á trong thập niên qua và tiềm năng tăng trưởng liên tục vào tương lai của châu Á tùy thuộc vào nền an ninh và ổn định từ lâu được bảo đảm bởi quân đội Mỹ, bao gồm 50.000 lính Mỹ phục vụ tại Nhật Bản và Nam Hàn. Những thách đố do tình hình biến chuyển nhanh chóng trong khu vực hiện nay – từ những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải đến những đe dọa mới mẻ đối với tự do thông thương trên biển đến hậu quả thiên tai trầm trọng – đòi hỏi Hoa Kỳ phải theo đuổi các khả năng quân sự được phân bố theo địa lý, có sức bật trong chiến đấu, và có lợi thế chính trị.
Chúng ta đang hiện đại hóa các căn cứ quân sự Mỹ với các đồng minh truyền thống trong khu vực Đông Bắc Á – và sự cam kết của chúng ta trên vấn đề này là rất vững chắc – trong khi chúng ta gia tăng sự hiện diện của mình tại Đông Nam Á và vào trong Ấn Độ Dương. Chẳng hạn Hoa Kỳ sẽ triển khai các chiến hạm đến Singapore, và chúng ta đang điều nghiên các phương thức khác để gia tăng cơ hội cho hai quân đội huấn luyện và hoạt động với nhau. Ngoài ra, Hoa Kỳ vàAustraliavào năm nay đã đồng ý thăm dò một sự hiện diện quân đội Mỹ to lớn hơn tạiAustraliađể gia tăng cơ hội cho việc huấn luyện và thao diễn hỗn hợp. Chúng ta cũng đang thăm dò phương cách để gia tăng khả năng tiếp cận hành quân của chúng ta tại Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương đồng thời tăng cường những tiếp xúc của chúng ta với các quốc gia đồng minh và đối tác.
Làm thế nào để diễn dịch đường nối kết ngày càng phát triển giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thành một ý niệm hành quân là một câu hỏi chúng ta cần phải trả lời nếu chúng ta muốn thích ứng với những thách đố mới mẻ ở trong khu vực. Trong bối cảnh này, một sự hiện diện quân sự được phân bố rộng rãi hơn nữa khắp khu vực sẽ tạo ra những lợi thế rất quan trọng. Hoa Kỳ nhờ thế sẽ ở vào một vị trí thuận lợi hơn để hỗ trợ các sứ mệnh nhân đạo. Cũng không kém phần quan trọng là, có thêm nhiều đồng minh và đối tác để cùng làm việc sẽ tạo được một lực lượng phòng thủ vững chắc hơn để chống lại những đe dọa hay các nỗ lực phá hoại hòa bình và an ninh khu vực.
Nhưng thậm chí còn hơn cả sức mạnh quân sự của chúng ta hay tầm cỡ của nền kinh tế của chúng ta, tài sản giàu có nhất của chúng ta trong tư thế một quốc gia là sức mạnh nội tại trong các giá trị của chúng ta – đặc biệt là sự hậu thuẫn vững chắc của chúng ta cho dân chủ và nhân quyền. Điều này chứng minh phẩm cách quốc gia sâu sắc nhất của chúng ta và nằm ngay trung tâm của chính sách đối ngoại Mỹ, kể cả sự chuyển hướng chiến lược của chúng ta nhắm vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khi chúng ta tăng cường sự cam kết của chúng ta với những đối tác mà chúng ta bất đồng ý kiến về những vấn đề này, chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy họ chấp nhận các cải tổ nhằm cải thiện việc quản trị quốc gia, bảo vệ nhân quyền, và gia tăng các tự do chính trị. Chẳng hạn, chúng ta đã nói rõ với ViệtNamrằng nguyện vọng phát triển một quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta đòi hỏi quốc gia này phải có hành động bảo vệ nhân quyền và đẩy mạnh tự do chính trị hơn nữa. Hay hãy xét đến Miến Điện, một nơi mà chúng ta cương quyết đòi trách nhiệm giải trình của Chính phủ về các vi phạm nhân quyền. Chúng ta chăm chú theo dõi những diễn biến tại Nay Pyi Taw [thủ đô mới của Miến Điện] và những tương tác đang gia tăng giữa Bà Aung San Suu Kyi và giới lãnh đạo Chính phủ. Chúng ta đã nhấn mạnh với Chính phủ rằng họ phải thả tù chính trị, đẩy mạnh các tự do chính trị và nhân quyền, và từ bỏ các chính sách trong quá khứ. Còn về Bắc Hàn, chế độ Bình Nhưỡng đã chứng tỏ luôn luôn coi thường các quyền của người dân trong nước, và chúng ta tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ chống lại các đe dọa mà họ đặt ra cho khu vực và các nơi khác.
Chúng ta không thể và không muốn áp đặt hệ thống chính trị của chúng ta lên các nước khác, nhưng chúng ta thực sự tin tưởng một số giá trị nhất định là phổ quát – rằng người dân trong mọi quốc gia trên thế giới, kể cả châu Á, trân quý chúng – và rằng những giá trị này gắn liền với các quốc gia ổn định, hòa bình, và phồn thịnh. Cuối cùng, việc theo đuổi những quyền tự do và nguyện vọng của mình là hoàn toàn tùy thuộc vào người dân châu Á, y hệt như chúng ta nhận thấy người dân đã làm khắp nơi trên thế giới.
Trong thập kỷ vừa qua, chính sách đối ngoại của chúng ta đã chuyển biến từ những lợi lộc nhờ hòa bình sau Chiến tranh Lạnh đến đòi hỏi những cam kết tạiIraqvàAfghanistan. Khi những cuộc chiến này tàn lụi, chúng ta sẽ cần tăng tốc những nỗ lực để hướng về những tình hình thực tế mới mẻ trên toàn cầu.
Chúng ta biết rằng những thực tế mới mẻ này đòi hỏi chúng ta phải có sáng kiến, phải cạnh tranh, và phải lãnh đạo bằng những đường lối mới. Thay vì phải rút khỏi thế giới, chúng ta cần phải xốc tới và đổi mới cách lãnh đạo của chúng ta. Trong một thời kỳ khan hiếm nguồn lực, hẳn nhiên là chúng ta cần phải đầu tư những nguồn lực này một cách khôn ngoan vào những nơi chúng có thể tạo ra nhiều lợi nhuận nhất, đó là lý do tại sao khu vực châu Á-Thái Bình Dương tượng trưng cho một vận hội đích thực của Thể kỷ XXI đối với chúng ta.
Tất nhiên, những khu vực khác vẫn còn rất quan trọng. Châu Âu, quê hương của hầu hết các đồng minh truyền thống của chúng ta, vẫn còn là một đối tác hàng đầu, gần như hoạt động sát cánh với Hoa Kỳ trước mọi thử thách toàn cầu khẩn cấp, và chúng ta đầu tư vào việc cập nhật hóa các cấu trúc của liên minh chúng ta. Nhân dân Trung Đông và Bắc Phi đang vạch ra một con đường mới, việc này đang có những hậu quả toàn cầu sâu sắc, và Hoa Kỳ cam kết duy trì những quan hệ đối tác tích cực và bền vững trong khi khu vực này đang chuyển mình. Châu Phi đang giữ tiềm năng to lớn chưa được khai thác cho việc phát triển kinh tế và chính trị trong những năm sắp tới. Và tất cả những quốc gia láng giềng của chúng ta tại Tây Bán cầu không những chỉ là những đối tác xuất khẩu to lớn nhất của chúng ta; họ còn đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề chính trị và kinh tế toàn cầu. Mỗi một khu vực này đòi hỏi Hoa Kỳ phải tích cực tham gia và lãnh đạo.
Và chúng ta sẵn sàng lãnh đạo. Trong giờ phút này, tôi biết rằng có những người đang hoài nghi khả năng tồn tại của chúng ta khắp thế giới. Khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, có một công nghiệp rất thịnh hành gồm các bình luận gia đưa ra ý kiến cho rằng Hoa Kỳ đang tháo chạy, và đây là một đề tài cứ lặp đi lặp lại mỗi vài thập niên. Nhưng bất cứ khi nào Hoa Kỳ tạm thời gặp thất bại, chúng ta lại khắc phục chúng bằng tái phát minh và sáng kiến. Khả năng hồi phục mạnh mẽ hơn trước của chúng ta là vô địch trong lịch sử hiện đại. Khả năng này phát sinh từ mô hình dân chủ tự do và tự do kinh doanh của chúng ta, một mô hình vẫn còn là nguồn tạo ra phồn vinh và tiến bộ mạnh mẽ nhất mà nhân loại biết tới. Khắp mọi nơi tôi đến, tôi nghe rằng thế giới vẫn còn trông đợi Hoa Kỳ lãnh đạo. Quân đội của chúng ta rõ ràng là hùng mạnh nhất, và nền kinh tế của chúng ta rõ ràng là lớn nhất. Công nhân của chúng ta có năng suất cao nhất. Đại học của chúng ta nổi tiếng khắp hoàn cầu. Vì thế hiển nhiên là, Hoa Kỳ có khả năng đảm bảo và duy trì quyền lãnh đạo của chúng ta trong thế kỷ này cũng như đã từng làm trong thế kỷ trước.
Khi chúng ta bước tới chuẩn bị tham gia các hoạt động tại châu Á trong 60 năm tới, chúng ta luôn luôn ý thức cái di sản lưỡng đảng đã ảnh hưởng sự dấn thân của chúng ta trong 60 năm qua. Và chúng ta đang tập trung vào những việc mà chúng ta phải thực hiện ở trong nước – tăng quỹ tiết kiệm, cải tổ các hệ thống tài chính của chúng ta, giảm bớt việc vay nợ, khắc phụ nạn chia rẽ đảng phái – để đảm bảo và duy trì quyền lãnh đạo của chúng ta ở nước ngoài.
Tuy rằng sự chuyển hướng này không phải là dễ dàng, nhưng chúng ta đã dọn đường cho nó trong 2 năm rưỡi vừa qua, và chúng ta cương quyết phải thấy nó hoàn thành như một trong những nỗ lực ngoại giao quan trọng nhất thời đại chúng ta.
Nguồn: http://www.foreignpolicy.com
T.N.C. dịch
Bản tiếng Việt: Bauxite
Một trí-thức CS hỏi tôi Sàigòn bây giờ có hơn xưa không??Tôi trã lời “hơn nhiều”nhưng dó là phần XáC,còn phần Hồn nửa chứ!! Nói thẳng ra dó là VN hôm nay!!Hồn-phách dã phiêu lạc nơi dâu!!
Bạn phải nói thẳng vào mặt chúng là:” Nếu chế độ VNCH còn tồn tại cho đến bây giờ thì Saigon còn đẹp gấp trăm ngàn lần Saigon hiện tại bây giờ. OK???
Cám ơn.Dúng như Bạn nói! Nếu chúng ta Thắng,thì Saigon mai mai là Hòn-ngọc Viễn Dông! Saigon hôm
nay là Một-cái -Xác-không hồn!!.Có dôi lúc tôi thầm nghĩ:có nên gọi là Sài-Gòn của tôi hôm nay không?
hay có khi, cứ gọi là TP HCM,dôi lúc lại Hợp-thời-trang hơn??Vì từ thuở có “Bác,”dến bây giờ Dất-nước tiếng-khóc nhiều hơn tiến cười,”Bác”dến dâu thì dân-tình thất-diên-bát-dảo!! Bạn dã di qua nhiều nước,lúc máy bay săp hạ cánh,nhìn qua cửa kínk máy bay,thành phố người ta như bức tranh,còn
Saigon hôm nay trông như bãi-xà-bần!!Dúng là TP HCM ,không sai!!
Muốn giữ hòa bình trong nước thì phải đem chiến tranh ra ngoài và khi mà các liên minh/chư hầu sụp đổ thì mẫu quốc/chính quốc sẽ co cụm và vào nguy cơ… cái tầm chiến lược này Hoa Kỳ đã thấy và cũng cố từ hơn 60 năm qua. Giờ đây, khi đế quốc Liên Sô đã sụp đổ, liên minh với Âu Châu đã ổn định, Hoa Kỳ sẽ làm gì trước 1 Trung Cộng lộ liễu bành trướng ở Đông Nam Á?
Trông cái nhìn chiến lược của Hoa Kỳ rồi so với cái “tầm cao chiến lược” của CSVN, tôi thấy tội cho những đỉnh cao trí tuệ này khi chấp nhận làm 1 chư hầu cô đơn của Trung Cộng trong toàn vùng. Những người CSVN thích dùng chử “đao to búa lớn” như tầm cao, chiến lược… hay lắm! họ phải hiểu khi dùng chử chiến lược ở tầm cao của lảnh đạo thì chính đảng CS chứ không phải ai khác phải chịu trách nhiệm trước lịch sữ về những sự chọn lựa như thế này. Trong liên minh của Hoa Kỳ ở Châu Á không hề có tên Việt-Nam và nếu cần can thiệp thì họ đã có Ấn Độ và Indonesia, nhất là khi mặc cả cho 1 quyền tự do đi lại qua biển đông chẳng ăn nhằm gì đến quốc gia này. Việt-Nam đã hết cái thời gian “honeymoon” và “tự sướng” rồi. Bây giờ thì hãy cung cúc tận tụy mà thỏa mãn cho đàn anh Trung Quốc đi.
Cũng cám ơn bà Clinton đã nói rõ quan điểm về tự do và nhân quyền của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt-Nam. Việc làm ăn buôn bán với Việt-Nam là đều tự nhiên của… tư bản. Những can thiệp nhân bản của họ là điều cần khích lệ và biết ơn. Nhưng giải phóng quê hương ra khỏi cảnh lầm than là chuyện của người Việt-Nam và chỉ có họ mới chịu trách nhiệm về quê hương của họ mà thôi.
Cuba ở sát nách Mỹ đã 50 năm qua nhưng chưa bao giờ Mỹ bỏ công để lật đổ chế độ này. Có cười được không? – khi mỗi Chủ Nhật, phụ nữ Cuba ăn mặc đồng phục trắng, đàng hòang biểu tình trong trật tự để ”đấu tranh” kêu gọi trả tự do cho thân nhân của họ đang bị cầm tù vì bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền!…
Thưa bạn,
Xin được thêm thắt đôi dòng. Trước đây tôi đã hình dung ra thế chiến lược tại khu vực đang tranh chấp mà Hoa Kỳ muốn tạo dựng. Họ chủ trương thuyết khách làm đầu nối liên minh các nước có quyền lợi chung về kinh tế lẫn chính trị đang bị chèn ép bởi tên côn đồ Trung cộng khiến họ bắt tay nhau mà xiềng chân anh chàng kia lại. Hoa Kỳ không còn khả năng tài chánh như trước, cũng không thể một mình gìn giữ trị an cho một thế giới cần hòa bình như đã làm hơn sáu mươi năm nay. Trước mắt đó là một đại họa. Đây là cách khả dĩ chỉ để chấp vá tạm thời vì: Trung Quốc đã có thằng Pakistan kềm chân Ấn Độ. Nó chỉ cần thay Mỹ bỏ tiền nuôi bọn tham nhũng trong chính quyền và quân đội của Pakistan thì việc gì xảy ra ắt không cần phải bàn. Hơn nữa trong quan hệ mắt xích thì cọng xích đứt ngay chổ yếu nhất của nó. Nói trắng ra, đó là từ chính quyền Việt Nam. Bọn này không có chủ tâm đoạn tuyệt và thẳng thắn trong quan hệ Việt-Trung, nhẹ nhàng là vì Trung cộng là cha đở đầu của nhựng tên vô lại này, bảo vệ cái ghế của chúng. Nếu bạn đồng ý thì tôi xin nói rõ là bọn cộng sản VN từ trước không có đuờng lối, chủ trương gì cả. Mọi thứ là đều do hai thằng đàn anh điều khiển. Chính vì thế mà chúng luôn “định hướng”, tái định hướng theo giờ tùy thuộc vào “mặt trời” xoay về đâu, vốn liếng bất tận là nước dãi phun ra nuốt lại muôn đời. Ngoài ra, Trung cộng đang chiếm dần ảnh hưởng tại Cam Bốt và Lào thì Việt Nam đã vào gọng kềm không đường thoát. Viết đến đây tôi thật không thể nghĩ ra một kế sách vẹn toàn nào để mong bảo tồn một đất nước có hơn 4000 năm văn hiến chỉ một lần bị họa cộng sản mà tiêu tan dân tộc, tủi hổ anh linh tiền nhân sông núi. Thầm mong các vị có cao kiến gì khác.
Hoan hô Bà Clinton!! Bà dã nói thẳng với bọn Tàu Công nước Mỹ có 3 caí nhất: Quân-sư-Kinh-Tế-
Giáo-dục(các trường Dại-Học),thế thì còn gì dể nói nữa,3 nhân tố dể tạo thành Niềm tin,nước Mỹ dều số Một!Rõ ràng là xứng dáng làm “người”lãnh dạo thế giới.Bà Clinton dã nói ra một Sự thật ,mà trước dây không vị ngọai trưởng nào của Mỹ nói cả.Không phải những vị dó không biết,nhưng vì ngọai giao,giữ Lễ! Nay Bà Clinton,”dếch”cần giữ Lễ nửa với Bọn-dầu-gấu Tàu-công,Bà nói thẳng vào mặt:cái gì Tao cũng hơn mầy cả!! Vì sao lại thế,có lẽ bà Ngọai trưởng Clinton dã ngộ
ra:nói chuyện với CS không có cai gì phải” giữ kẻ” cả,lịch-sự dối với họ chỉ bằng thừa,không khéo
lại tác dụng ngược!Trở lại vấn dề VN,mổi lúc chúng ta về VN hảy nói thật với người CS.Dừng ‘ấp úng”,dể họ cứ nhầm tưởng rằng VN bây giờ “tiến bộ”! Một trí-thức CS hỏi tôi Sàigòn bây giờ có hơn
xưa không??Tôi trã lời “hơn nhiều”nhưng dó là phần XáC,còn phần Hồn nửa chứ!! Nói thẳng ra dó
là VN hôm nay!!Hồn-phách dã phiêu lạc nơi dâu!!
Viễn kiến của Bà Clinton có tính vô cùng đại lược cho đại cục của nước Mỹ và toàn thế giới nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Bà nhìn xa và trông rộng đến nỗi đọc xong bài này, tôi không thể không liên tưởng đến nhân vật Khổng Minh, người đã tính chuyện chia ba thiên hạ ngay từ những ngày còn ẩn dật ở chân núi Ngọa Long. Những ước tính và nguyện vọng của bà cũng như của nhân dân Hoa Kỳ đã khiến cho cái gọi là “cương lĩnh” của hai tên TC lẫn VC trở thành những lời phỉnh gạt và láo khoét.
Xin bái phục Bà Clinton!
Bài phát biểu của bà ngoại trưởng Hilary Clinton(đăng trên Foreignpolicy)có lẽ cũng do bộ ngoại giao Mỹ soạn thảo,để chỉ dẫn chính sách ngoại giao của nước này.Vậy mà có người quỳ xạp xuống đất để bái phục bà này,và tôn bà thành”khủng long”(như Khổng Minh ẩn dật ở chân núi Ngọa Long!),vì bà”nhìn xa và trông rộng”(mà không trông thấy cô Monica với ông Clinton khi còn làm TT!). Thật là”nịnh đầm”,hay nịnh bà”chủ nhà”Mỹ đến như vậy,thì có mắc bệnh”trầm tư”cũng không lạ?!
– Ông viết rằng: …”Bài phát biểu của bà ngoại trưởng Hilary Clinton (đăng trên Foreignpolicy)có lẽ cũng do bộ ngoại giao Mỹ soạn thảo,”… cho thấy chính ông cũng mù mờ, chẳng biết chính xác ai là người viết bài này mà đã đi chê bai ý kiến của tôi !
– Ông chê bai trách móc người khác mà quên đi nguyên tắc tác quyền cơ bản của một tác phẩm. Đó là không cần biết ai đã soạn bài này, nhưng nếu bà Clinton ký tên dưới bài thì bà là người chịu trách nhiệm những gì đã viết và phải chấp nhận những hệ quả của nó. Đã không biết luật chơi mà ông cứ bô bô cái miệng chê bai cầu thủ chơi hay,chơi dở, phải chăng ông muốn tự bêu rếu và đem mình ra làm trò cười cho kẻ khác?
– Tôi không ngờ ông hèn đến nỗi đem cả chuyện đời tư của gđ bà Clinton ra bêu xấu để hạ uy tín của bà. Những điều tra của FBI đã chứng minh bà có biết ông Clinton bê bối, nhưng vì phanh phui ra không có lợi nên bà đã giữ thinh lặng cho đến khi chính ông Clinton lộng hành quá sức và Monica lỡ miệng mới làm mọi chuyện bị đổ bể. Con người của bà Clinton có thể nói là mẫu người nhẫn nại điển hình kiểu Mỹ. Từ những ngày đầu của chế độ CS Nga, Tàu, Việt vv… người Mỹ đã biết đích thị đảng của chúng thảy chỉ là một bọn ăn cứơp liều mạng và vô cùng nguy hiểm. Nhưng vì đại cục, người Mỹ đã nhẫn nại chịu đựng những trò bịp bợm, láo khoét và hung hăng của bọn này, từ năm này qua năm khác. Rồi cuối cùng thì người Mỹ cũng đã chiến thắng cái chế độ CS ác ôn này ngay trên quê huơng của chúng mà không tốn một viên đạn.
– So với viễn kiến của bà Clinton thì chỉ thấy những “đỉnh cao trí tuệ” của hai thằng ăn cướp TC và VC quả thật không bao giờ “cao” hơn cái mắt cá của bà. Tôi muốn thán phục hoặc “nịnh” bà thì cũng là một chuyện vô thuởng vô phạt, mà đúng hơn nữa thì đó là quyền của tôi. Xin cho biết điều ấy có đụng chạm gì đến ông, (hoặc,các ông) không cơ? Ít ra sự tôi ngưỡng mộ bà Clinton là chả bị ai ép buộc, chẳng hơn toàn dân VN đang bị ép buộc phải tâng bốc nâng bi một thằng ăn cướp và đồng bọn của hắn từ mấy chục năm nay ư?
Bravo, Tram Tu !!!
Hãy Cool khi tranh luận trên điễn đàn ĐCV(hay bất cứ đâu khác),và cũng để xứng đáng với tên “Trầm Tư” của ông.Nóng tính như vậy mà không thấy ông phê bình bà Clinton chụp hình cạnh cờ Mỷ và cờ của
“thằng ăn cướp VC”?!
Ông viết đúng là:”nhưng nếu bà Clinton ký tên ở dưới bài,thì bà là người chịu trách nhiệm những gì đã viết,và chịu hệ quả của nó”,vì bà đều viết”chúng ta”,nghĩa là nhân danh chính quyền Mỹ(chớ không phải”cá nhân”cùa bà),mà nếu sai thì phải”chịu hệ quà”là…về vườn!Luật chơi chính trị,chính em(Lisa mất Mona!) là vậy!Vậy đừng nhầm lẫn chính sách của chính quyền Mỹ do bà Ngoại trưởng Clinton ký tên, mà người hâm mộ “gán” thành”tác phẩm”cá nhân của bà này!!
Còn ông Clinton(và bà vợ) khi chấp chính,thì cả đời tư cũng bị”nhìn kỹ như”đời công”,bằng chứng là công chúng Mỹ cũng đã được biết về
“cầu thủ Clinton chơi hay,chơi dở”… với các bà!!”cho đến khi chính ông Clinton lộng hành quá mức(?!Sao Trầm Tư cũng viết cả chuyện đời tư,mà vẫn phê bình người khác à?!),và Monica”lỡ miệng”..ra sao, thì ông Trầm Tư có biết không?!!
Ở Âu châu nhiều người cho rằng chính Đức Giáo Hoàng John Paul III
(dòng dõi nước Ba Lan CS)đã “chiến thắng CS ác ôn ngay trên quê hương của chúng(ở Đông Âu),mà không tốn một viên đạn”(vì Tòa Thánh La Mã không có quân đội!),mà Mỹ đã được hưởng chiến thắng này,mà không tốn nhiều đạn như trong cuộc chinh chiến ở VN.
Dân Pháp nói ai”nịnh đầm”là để khen người đó”galant”,như vậy nếu Trầm Tư biết tiếng Pháp thì biết là được khen đấy.Vậy Cool,cool nhé!
Khà khà… thế mới gọi là tự do ngôn luận chứ! Có điều, xin góp ý: xin ông điều chỉnh lại cách viết. Viết lời khen mà bị hiểu ra lời chê thì luôn bị phản ứng ngược, chắc ông hiểu?
Ông Trầm Tư hay quá,hiểu ngược được hết cả những câu trả lời từng điểm cho phản hồi”nghĩ sao,viết dzậy”của ông!
Có dzậy ông mới được Mona Lisa”lỡ miệng” khen ông, như Monica”lỡ miệng”(chính ông viết!)với ông Clinton! Thật là”hiểu sao,viết dzậy”
TT OBAMA
Ô, Bà CLINTON
Ba Cái Đầu Chụm LẠI
Vững Như Kiềng Ba CHÂN
Vui thầm lòng Dạ Mừng THẦM
Như Dân Miến Điện Đón XUÂN VĨNH HẰNG