WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiếng chó sủa

Ảnh mang tính minh họa, nguồn On the net

(Thư ngỏ gởi Ngài giảng viên Đại học Cần Thơ, Nguyễn Trọng Bình)

 

Chào Ngài, để khỏi mất thì giờ của Ngài, tôi xin được vào thẳng câu chuyện. Tôi là một công dân, không sống bằng nghề văn chương hay nghệ thuật, có đọc được bài: “Một lần nghiêm túc và thẳng thắn vơi ông Trần Mạnh Hảo”, nên tôi muốn gởi đến Ngài những suy nghĩ của mình về bài viết này.

Thưa Ngài, theo thiển ý của tôi thì nhà thơ Trần Mạnh Hảo là người am tường về văn chương chữ nghĩa, nên ông Hảo viết phê bình là giúp cho những bạn đọc ít hiểu biết như tôi ngộ ra những cái hay cái chưa hay trong nền văn học nước nhà, chớ ông Hảo không có ý định dùng cán bút làm đòn xoay cho nền văn chương của một quốc gia. Nếu Ngài có ý truy cứu trách nhiệm cho ai đã làm cho nền văn học nước nhà chậm tiến, thì mong Ngài nên đào bới ở một hành lang khác. Một mình Hảo, trói gà không chặt, làm sao đủ sức đội đá vá trời.

Ngài phê phán rằng những bài phê bình văn học của ông Hảo đã bộc lộ ra “một lỗ hổng chết người đó là tính hệ thống, tính khái quát vấn đề” Theo thiển ý của tôi, những bài viết gần đây của ông Hảo, là những bài báo, vạch trần những nạn chia xôi chia thủ, xung quanh những giải thưởng văn học đầy tai tiếng. Những bài này không phải là những công trình nghiên cứu mang tính từ chương, kinh điển, nên Ngài đòi hỏi ở một bài báo phải có “tính này, tính nọ” là quá khắt khe đến mức hơi lố bịch.

Đọc văn xuôi ông Hảo, tôi thấy nhiều nhận định sắc sảo, được thể hiện ra chính xác như những định nghĩa toán học. Thảng hoặc, tôi gặp đâu đó hương vị của Thánh Kinh, của triết học, lại có khi nghe thấy giọng điệu chua ngoa, trào lộng rất Bắc kỳ. Tuy vậy, tôi vẫn tuyệt đối tôn trọng ý kiến của Ngài. Tôi tin rằng Ngài sẽ là người có đủ tài vẹn đức để vá “cái lỗ chết người” này lại, để mang lại sự chuyển biến đáng kể cho nền văn học nước ta.

Ngài mang ông Hảo ra so sánh với Trần Đăng Khoa và Phạm Xuân Nguyên. Cách so sánh này làm tôi nghĩ đến công việc của một tay lái lợn: ngắm nghía, sờ mó, nghe ngóng, khen bên này chê bên kia, để mặc cả, để dìm giá. Nếu tôi là Trần Đăng Khoa, hay Phạm Xuân Nguyên, mặc dù được khen, nhưng vẫn thấy xấu hổ, vì lời khen quá thô lỗ, sống sượng. Giống như một tay có máu dê, mới gặp cô gái lần đầu đã khen “vú em to lắm” ngay giữa chốn đông người.

Hơn nữa, thưa Ngài, văn chương cũng giống đời người “sống gởi thác về”. Những cái Ngài cho là đúng, là hay bữa này, chắc gì đã đúng đã hay ở ngày mai. Nhìn lại những tác giả bị thoá mạ, bị bỏ rơi như những mớ giẻ rách, thậm chí bị tù tội trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm thì Ngài hiểu điều này.

Thưa Ngài, dựa vào đâu mà Ngài biết được ông Hảo nghiện và “thích thú”, “đắm chìm” trong ánh hào quang của những lời tung hô trên cái mạng internet” Tôi e rằng Ngài đã mắc cái tật “suy bụng ta ra bụng người”. Tôi nghe người ta đồn rằng ngay từ khi ở tuổi 15, 16 học lớp 9, lớp 10, ông Hảo đã lừng lững là một học sinh giỏi của tỉnh Nam Định, thường giật giải trong các kỳ thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc thời đó. Ông Hảo nổi tiếng là một học sinh hiếu học, bớt phần gạo mỗi ngày, bán đi lấy tiền mua dầu đốt đèn đọc sách. Các thày giáo thường đưa tên ông Hảo ra làm tấm gương cho những lớp sau. Ông Hảo cự tuyệt ý định của cha mẹ muốn đưa ông vào chủng viện học để ra làm linh mục. Ông xung phong đi bộ đội. Ông lăn lộn trong chiến trường khói lửa. Ông xuất hiện thường xuyên trên mọi văn đàn lớn nước nhà. Nhiều người yêu thích thơ ông. Vài comments trên mạng, ăn nhằm gì so với những thành tựu mà ông đã gặt hái được bằng mồ hôi, nước mắt, và trí tuệ của mình.

Lẽ nào Ngài lại đặt điều cho người ta như vậy.

Trong bài viết Ngài viện dẫn ý kiến của giáo sư Cao Huy Thuần rằng: “Ai đánh thức, không cho người khác ngủ, người ấy là trí thức, bất kể họ là ai”, rồi Ngài tỏ ra rất tâm đắc với định nghĩa này. Nhưng với hiểu biết của tôi thì ai không cho người khác ngủ là người mất lịch sự. Không tôn trọng giấc ngủ của người khác là kẻ thô lỗ. Nói vậy, nhưng tôi không có ý bác lại ý kiến của Ngài, mà tôi chỉ muốn gởi đến Ngài một thông điệp đã cũ mèm, trẻ con cũng biết là: Không thể bắt người khác phải thích những điều mình thích. Ngài khoái những em chân dài, thì Ngài cũng để cho người khác yêu mấy cô chân ngắn. Ông Hảo có “phang”, “chê”, hay “nhổ toẹt” có sao đâu, Ngài không thích giọng văn này, nhưng nhiều người khác thích. Hơn nữa, đó cũng là một cách góp giọng, góp điệu làm cho nền văn học nước nhà thêm phong phú, thêm màu sắc. Chẳng lẽ ai cũng phải viết theo kiểu “một là, hai là”, “thứ nhất, thứ nhì” đạo mạo cứ y như nghị quyết. Thứ văn này giành cho những bạn đọc là Đảng viên, còn thập loại chúng sinh như tụi tôi làm sao tiêu hóa nổi những món sơn hào hải vị cao sang ấy.

Nghe nói Ngài làm nghề dạy học, nên có lẽ Ngài mắc bịnh nghề nghiệp. Ngài luôn đè người ta ra để Ngài dạy bảo. Nào là “phải nghiêm khắc với chính mình”, phải “nhìn lại mình”, phải“nghiêm túc và thẳng thắn”, “ông Hảo phải biết…” Của đáng tội, đọc Ngài, tôi thấy Ngài chưa đủ bản lĩnh và tài năng để xách dép chữ nghĩa cho ông Hảo. Ngài có thể múa rìu trước mặt mấy em học trò Cần Thơ, nhưng làm sao Ngài có thể giảng dạy chữ nghĩa với những bậc thầy. Nói thiệt với Ngài, nếu Ngài bớt giảng dạy, bớt lên lớp, bớt khuyên răn, thì tôi cũng có thể phải lòng văn chương của Ngài.

Xuân Sách vẽ chân dung Trần Mạnh Hảo bằng thơ:

Ôi, thằng Trần Mạnh Hảo

Đi phỏng vấn Chí Phèo

Hắn chết từ tám hoánh

Đời mày vẫn gieo neo

Còn cái lão Bá Kiến

Đục bản in thơ mày

Bao giờ mày say rượu

Bao giờ mày ra tay?

 

Ngài thể hiện rằng Ngài rất “băn khoan, khó nghĩ” tại sao Xuân Sách “lại huỵch tẹt ra thế này”, “có dụng ý nghệ thuật gì ở đây chăng?” Rồi Ngài “chú ý đến hai câu: Bao giờ thì say rượu/Bao giờ thì ra tay”, và thế là sau bao năm nghiền nghẫm, kể từ ngày bài thơ trên đươc công bố, đêm qua Ngài đã khám phá ra: “ông Hảo trước lúc muốn làm việc gì đó để tăng thêm dũng khí, cũng phải nhờ cậy đến rượu”, “thì ra ông Trần Mạnh Hảo cũng hay say sưa và máu me lắm nên nhà thơ Xuân Sách mới vẽ chân dung ông Hảo vậy chăng”

Còn tôi, người đang viết cho Ngài, kiến thức văn học ở trình độ lớp 10/10 của miền Bắc trước đây. Điểm trung bình của môn văn được ghi trong học bạ thường là 5 hoặc 6/10. Khi đọc bài thơ này lần đầu tôi đã nhận ra một bi kịch đến với ông Hảo, và đặt ra bao nhiêu những câu hỏi, mà không tìm thấy câu trả lời.

Chí Phèo đã “chết từ tám hoánh”, mà sao Bá Kiến vẫn còn sống đến ngày nay? Cứ giả thiết rằng, sau cú đâm chí mạng của Chí Phèo, Bá Kiến đã được các bác sỹ phẫu thuật cấp cứu kịp thời, vì lão có tiền. Nhưng đến Cải Cách Ruộng Đất thì Đảng ta hóa vàng cho lão tận gốc rễ rồi. Tại sao lão còn sống? Ai là người đã làm Bá Kiến phục sinh?

Bá Kiến không những còn sống, mà sống nhởn nhơ, phây phây, ăn trên ngồi chốc, ngang ngược làm càn, dám “đục bản in thơ mày”.  Sao Bá Kiến không đục bản in thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, hay Hữu Thỉnh, mà lại chỉ đục riêng bản in thơ Trần Mạnh Hảo? Đằng sau Bá Kiến còn ai, mà dám cả gan làm cho đời Hảo “gieo neo”?  Hội Nhà Văn là chốn của những tao nhân mặc khách, mà sao Bá Kiến chui vô được? Ai kết nạp cho lão? Lẽ nào Đảng lại để cho Bá Kiến nhởn nhơ gây tội ác như vậy? Sao Đảng không tiêu diệt Bá Kiến?  Để mình Hảo, đơn phương độc mã mượn rượu “ra tay”?

Thưa Giảng viên Đại học, hình như Ngài không phục Chí Phèo, còn tôi thì ngược lại. Tôi coi Chí Phèo là một anh hùng, dám đâm Bá Kiến trực diện mà chẳng cần phải phục kích, đánh lén, hay giấu mặt. Tôi thương hắn lắm. Hắn khố rách áo ôm. Hắn thân tàn ma dại, một thân một mình mà dám đương đầu với Bá Kiến, vừa giàu có, vừa quyền lực, lại đa mưu túc kế. Nhưng Chí vẫn nói lên khát vọng của mình bằng nhát dao định mệnh.

Thưa Ngài, trong câu thơ “Bao giờ mày say rượu”, tôi không nghĩ rằng Xuân Sách ám chỉ những bữa nhậu “say sưa và máu me”, như ngài phán. Xuân Sách ngụ ý một cuộc say khác, một cơn say hàm chứa một ý tưởng cao cả và ý nghĩa, nằm bên ngoài nghĩa đen của nó. Mà thôi, tranh luận làm gì cho nhọc lòng. Ngài hiểu bài thơ thế nào là quyền của Ngài. Nhưng nó đã buộc tôi phải nghi ngờ về khả năng cảm thụ văn học của Ngài. Câu, chữ, bố cục và cả ý tưởng được thể hiện trong bài của Ngài cũng đã làm tôi nghi ngờ về độ tin cậy với những ai đã đưa ngài lên bục giảng bậc Đại học.

Thưa Ngài, bài Ngài viết lúc đầu được đăng trên blog của nhà văn Trần Nhương, để rộng đường dư luận, ông Hảo đã yêu cầu Đàn Chim Việt đăng lại. Bài viết của Ngài không hề bị biên tập. Tên Ngài vẫn được giữ nguyên. Nếu tôi là Ngài, thì tôi sẽ cảm ơn ông Hảo và Đàn Chim Việt đã tái bản tác phẩm cho Ngài, và Ngài cũng nên tự hào vì mỗi bài viết của Ngài vừa xuất xưởng đã được các báo giành nhau đăng tải. Vậy mà sao Ngài lại nặng lời với ông Hảo là “ăn cắp”, là “lá mặt lá trái”. Thứ ngôn ngữ này tôi chỉ nghe thấy trên bến phà Bắc Cần Thơ, mỗi khi có dịp xuống Sóc Trăng ăn bánh bía.

Thưa Ngài, theo tôi được biết thì tờ báo mạng Đàn Chim Việt, thấm nhuần những giá trị nhân bản của Âu Châu và Bắc Mỹ. Họ tuyệt đối tôn trọng quyền tự do diễn đạt của mỗi cá nhân. Ngài có thể tham gia, mà không hề có một sự phân biệt đối xử nào. Tất nhiên dưới bài viết là những lời bình chú của bạn đọc cũng được tôn trọng. Ngài có quyền thích hoặc không thích những comments này, nhưng ngài không có quyền gọi bạn đọc là những “cóc nhái”, “ễnh ương”, “côn trùng”.  Đại tá Gaddafi gọi những người nổi dậy là “bầy chuột”, bị dân chúng phẫn nộ. Bây giờ ngài gọi bạn đọc là “cóc nhái, ễnh ương, côn trùng”, không biết bạn đọc có nên phẫn nộ không. Vậy mà tôi cứ tưởng Giảng viên  văn chương là những người hơn ai hết cẩn trọng trong cách dùng từ, khiêm tốn trong giao tiếp, mô phạm trong viết lách. Ngài đã có lần vén miệng lên để dạy bảo ông Hảo rằng “Có muốn khen chê gì cũng phải có nghệ thuật… cho nó đẹp”. Vậy sao ngài lại chơi không đẹp với bạn đọc.

Để kết thúc bài này, tôi kể Ngài nghe câu chuyện nhỏ. Một nhà văn nọ, sống ở thành phố Hồ Chí Minh, đã tự nguyện nhận mình là “con chó của Đảng”. Rồi ông ta cũng tự nhận nhiệm vụ “mỗi khi thấy người lạ, là tôi cứ sủa ầm lên để Đảng cảnh giác”.  Chờ mãi, tôi cũng chẳng thấy ông ta sủa tiếng nào to cả. Bữa nay tôi đọc Ngài, nào là “lỗ hổng chết người”,  nào là “một đại họa, một thảm họa đối với văn hóa xã hội”, nào là “một ca hi hữu.. cần được lý giải”. Thành thực tôi nghe tiếng sủa của Ngài to hơn vị nhà văn kia nhiều.

Nhân đây tôi cũng muốn nhắn với Ngài. Tôi chưa gặp mặt ông Hảo lần nào. Tôi không có bất cứ một mối quan hệ gì với ông Hảo. Tôi viết bài này chỉ với một mục đích được giãi bày những suy nghĩ của mình cùng Ngài và những bạn đọc thân yêu khác.

Kính chào Ngài,

© Trần Hồng Tâm

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

31 Phản hồi cho “Tiếng chó sủa”

  1. Bộ não của N.T.Bình same same bộ não của Hoàng Hữu Phước đấy mà!!!

  2. Văn Nguyễn says:

    TRẦN MẠNH HẢO ĐÃ SAI CHỨ KHÔNG PHẢI GIÁO SƯ HÀ MINH ĐỨC!

    Việc Nhà nước ta sắp trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và khoa học công nghệ trong năm 2011, đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, có ý kiến của Trần Mạnh Hảo (TMH) về tác phẩm “Một nền VHVN đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú” của GS. Hà Minh Đức (HMĐ). Theo TMH thì tác phẩm này của GS. HMĐ không xứng đáng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Nhưng khi đọc những lập luận của TMH đưa ra, tôi lại thấy TMH đã sai, chứ không phải GS. HMĐ!
    TMH đưa ra câu hỏi: “Cùng những cuốn sách (công trình), sao tác giả HMĐ lại xin xét giải thưởng ở hai nơi, ở hai hội đồng: khoa học công nghệ và văn học để xin được giải thưởng Hồ Chí Minh?” Ngay sau đó, TMH lại viết: “Một tác phẩm mang tính khoa học công nghệ, hầu như không phải là tác phẩm văn học và ngược lại. Trừ những công trình, những cuốn sách có tính cắm mốc về giáo khoa văn học, về lý luận và phê bình văn học không chỉ thuần mang tính phổ biến kiến thức mà còn hấp dẫn với tính thẩm mỹ cao, đưa ra những phát hiện mới mẻ mang tính sáng tạo mới, khái quát cao có thể vừa là khoa học vừa là văn học. Những tác phẩm như vậy ở nước ta hơi bị hiếm, trừ một số công trình của GS. Dương Quảng Hàm, Hoài Thanh, Nguyễn Hiến Lê…”. Như vậy, việc GS. HMĐ xin xét giải thưởng Hồ Chí Minh ở hai nơi, hai hội đồng với cùng một công trình đã được TMH làm sáng rõ cả về lý luận và thực tiễn nước ta đã có những công trình như thế ở đoạn viết trên. Đó là câu trả lời cho câu hỏi của chính mình phải không ông TMH?
    TMH cho rằng công trình “Một nền VHVN đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú” của GS HMĐ không xứng đáng được nhận giải thưởng văn học Hồ Chí Minh chỉ vì “lối hành văn trong cuốn sách này của GS. HMĐ là lối hành văn báo chí, văn nghị quyết… không phải lối viết mỹ cảm đầy chất văn của một nhà lý luận phê bình văn học đúng nghĩa” sau khi ông Hảo lấy một số dẫn chứng chứng minh. Xin thưa ông Hảo, các cụ ta có câu: “Văn mình vợ người”, vậy nên, người này khen, người kia chê cách viết của ai đó tôi nghĩ âu cũng là chuyện thường. Ông không thích “lối hành văn” trong cuốn sách trên của GS. HMĐ, nhưng người khác lại thấy đó là lối hành văn chắc, khỏe, nên người ta thích. Vậy đấy thưa ông Hảo!
    TMH cho rằng, cuốn sách nói trên của GS. HMĐ không xứng đáng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ, sau khi ông dẫn ra (theo ông Hảo) cuốn sách còn một số thiếu sót.
    Ông Hảo cho rằng, GS HMĐ viết: “Trong thế giới có những dân tộc hình thành từ nhiều ngàn năm lịch sử như Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Có dân tộc lịch sử chỉ mới hình thành vài trăm năm nay như Mỹ, Canada” là không đúng. Vì “Nước Mỹ lập quốc vào ngày 4-7-1776 và nước Canada tuy lập quốc vào ngày 01-7-1867 nhưng người châu Âu: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Ý… đã di dân từ châu Âu qua châu Mỹ từ đầu thế kỷ thứ 17. Như vậy là văn hóa châu Âu đã theo những người dân châu Âu đổ bộ qua lục địa mới này tới ngót 400 năm. Nói “lịch sử dân tộc Mỹ, Canada mới có 200 năm” là sai; vì rằng hai nước này là hai nước di dân, đa sắc tộc, lịch sử, văn hóa của họ phải tính từ thời Hy Lạp, La Mã mới đúng”. Thưa ông Hảo, tôi hiểu GS HMĐ đã dùng cách nói ước lệ, chứ không nói con số chính xác như ông đưa ra “200 năm”. Trong văn học cho phép dùng cách nói ước lệ phải không ông? Ở trên ông cho lối hành văn của GS. HMĐ “không phải lối viết mỹ cảm đầy chất văn”, khi GS dùng lối viết cho có “chất văn” ông lại nói là sai. Thế nghĩa là sao? Hơn nữa để bàn về lịch sử, văn hóa của các dân tộc trên có từ bao giờ có lẽ còn phải tốn nhiều giấy mực. Lịch sử của một đội bóng đá tính từ khi nó được thành lập hay tính từ khi các cầu thủ của đội bóng đó chào đời, mà ông lại cho rằng lịch sử, văn hóa của nước Mỹ, nước Canada phải tính từ thời Hy Lạp, La Mã mới đúng, vì là hai nước di dân, đa sắc tộc!
    TMH cho rằng cuốn sách trên của GS. HMĐ đã nêu ra một mệnh đề “rất thiếu tính khoa học” là: “Văn hóa phải có ích, phục vụ cho đất nước, cho nhân dân. Văn hóa văn nghệ không thể ở ngoài chính trị”. Thưa ông Hảo, ông đã xóa nhòa tính giai cấp của văn hóa, văn nghệ. Bài thơ: Là thi sĩ của Sóng Hồng đã nói rõ tính đảng, tính giai cấp của văn nghệ sĩ và những người cầm bút với những tác phẩm của họ. Cụ Hồ đã nói: Văn hóa, văn nghệ là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sĩ phải là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Một nền văn học, nghệ thuật chân chính bao giờ cũng giúp con người hướng tới chân – thiện – mỹ. Lịch sử văn học, nghệ thuật thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng đều cho thấy, các kiệt tác đều không lảng tránh các vấn đề chính trị. Vấn đề quan trọng là tác giả giải quyết vấn đề chính trị như thế nào. Chính ý thức chính trị kết hợp với tài năng và tấm lòng trong sáng đã đem tới cho các thế hệ văn nghệ sĩ cách mạng Việt Nam ý chí, tình yêu vô bờ bến, vững bước với sự nghiệp của dân tộc. Thế mà TMH lại muốn tách văn học, nghệ thuật khỏi chính trị; thực chất là khỏi sự lãnh đạo của Đảng! Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” (Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1995, tr.368 -369).
    TMH cho rằng: sinh hoạt đi tắm, đi toilet của con người vốn là một hành vi văn hóa. Vậy thế nào là kiểu đi tắm, đi toilet chính trị và không chính trị? Xin thưa, nếu ông tắm tiên ngay giữa nơi đông người là không có chính trị và người nào đó đi toilet ở cửa nhà ông là đi toilet không có chính trị. Vậy nên, đi tắm hay đi toilet ở đúng nơi quy định là có văn hóa và văn hóa đấy chứa đựng tính chính trị rồi đó thưa ông.
    GS. HMĐ đã rất chính xác khi viết: “Cái đẹp cũng phù hợp với lợi ích của dân tộc, lợi ích của cộng đồng và những người thân thuộc. Cái đẹp thoát ly, viển vông, mang tính chất nghệ thuật vị nghệ thuật cũng là xa lạ với tâm lý thưởng thức quen thuộc”. Thế mà ông lại cho rằng khái niệm “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh” là những khái niệm phi khoa học, xa lạ với mỹ học Mác-xít. Thời gian gần đây ở nước ta xuất hiện một số người nud để làm việc này, việc nọ, như quảng cáo bảo vệ môi trường, bị dư luận phản đối. Theo ông nghệ thuật cứ để tự thân nó theo kiểu như vậy có nên chăng?
    Vậy nên, những lập luận của ông TMH chỉ cho thấy ông đã sai chứ không phải GS. HMĐ. Còn tác phẩm của GS có nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh hay không tôi chưa được biết, chỉ biết những tác phẩm như thế rất cần cho sự phát triển và trường tồn của đất nước, dân tộc ta ngày nay ông ạ!

    (BBT: Đề nghị bạn góp ý ngắn gọn. Những ý kiến quá dài dòng sẽ bị chúng tôi cắt bỏ)

  3. Thương Hoài says:

    Sở dĩ ông Trần Mạnh Hảo phê bình tập thơ dở của Trần Gia Thái vì có các bài bốc thơm của Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Nguyễn Sĩ Đại. Bản thân việc ai đó làm thơ dở, rồi cho xuất bản tập thơ dở kia là không có lỗi. Nhưng vì ý đồ chính trị, đám quan chức trên bốc thơm thơ Trần Gia Thái, một là để kiếm lợi, hai là để gỡ lại uy danh cho Thái vì Thái đang bị những người biểu tình kiện ra tòa vì tội vu cáo những người biểu tình yêu nước là phản động trên đài truyền hình do Thái làm tổng giám đốc.
    Việc làm của ông TMH hoàn toàn đúng.
    Vậy, vì sao Nguyễn Trọng Bình lại vào đánh hôi, chửi bới vô căn cứ, ném đồ dơ vào ông TMH khi ông làm một việc rất đúng và rất hợp lòng dân ?
    Nguyễn Trọng Bình, một giảng viên đại học ( học đại) Cần Thơ, 31 tuổi không tranh luận học thuật với ông TMH theo từng bài cụ thể, mà y nhảy vào chửi đổng, cầm …c… ném lung tung nên mới bị ông TRẦN HỒNG TÂM cho một chưởng để Bình không còn cơ hội sủa inh ỏi lời đảng ( công an A25) giao cho Bình : cứ thằng bất đồng chính kiến này lên tiếng ở đâu thì đồng chí Bình lao ngay tới ném …ý đảng lòng dân… vào mặt nó nha.
    Nguyễn Nguyên Bảy, một mật vụ văn nghệ của A25 bịt mặt, núp trong xó tối, giả gái tơ với bí danh N84 chui ra diễn đàn dùng mỹ nhân kế dụ Nguyễn Trọng Bình, khiến Bình hứng chí vì được một em ” con nhà lành” thơm như mít bốc thơm, lao vào đáng ông TMH 5 bài liên tiếp trên trang mạng cò mồ Trần Nhương.
    Nguyễn Nguyên Bảy hồi năm 1973, ở Hà Nội, đã cho vợ là Lý Phương Liên mồi chài mấy ông nhà thơ L.Đ, HC…để họ làm thơ dùm thành nổi tiếng. Bảy vốn là con phe, đưa cả vợ ra làm hàng hóa để trao đổi, nên việc y giả gái làm hẳn một blogs BỊT MẶT N84 để cốt ném …c…vào ông TMH thì đủ biết y không còn tí nhân cách nào.
    Cộng sản VN luôn dùng những tên lưu manh như Bình, như Bảy làm đầu gấu để chửi bới những nhà đấu tranh dân chủ tự do trong nước ví như ông TMH âu cũng là điều dễ hiểu.

  4. Trần Thiên Di says:

    Lời nhắn với Ngài Giảng viên văn chương Đại học Cần Thơ.
    Ông đéo đủ chữ nghĩa để cãi nhau với tụi Bắc kỳ đâu.
    Nên rút lui đi cho nó đẹp mặt

    Nếu ông muốn trả đũa tụi nó, thì đến nhờ các đồng chí bên an ninh ra tay.
    Tụi này thân lừa ưa nặng.

    Thiên Di

  5. “Nguyễn Trọng Bình đang bị lão lưu manh Nguyễn Nguyên Bảy ngoài 70 tuổi đóng vai nai tơ N84 “thuốc” bằng lá thư N84 gửi Nguyễn Trọng Bình…”.
    Chuyện một nhân vật nào đó đóng vai nai tơ N84 thì có thể tin.Đọc giọng điệu nơi bài viết của N84 thì thấy có gì đó khá bất thường.Còn việc Nguyễn Trọng Bình “xơi nhầm” con nai N84 thì hơi …khó nghĩ.Lẽ nào Nguyễn Trọng Bình ,dù chỉ mới 31-32 tuổi gì đó ,có thể dễ dàng “xơi nhầm” những lời …thầm thì tình tứ nói trên của một nhân vật bịt mặt mang bí số N84?!
    Khoảng hơn 1 năm trở lại đây,vùng ĐBSCL xuất hiện ngòi bút Nguyễn Trọng Bình.Tổng hợp từ nhiều dữ liệu khác nhau trên mạng,biết đây là một thầy giáo dạy văn cấp đại học (lúc thì ghi ở Cần Thơ,lúc thì ghi ở Vĩnh Long).Đọc,thấy có vẻ là lạ ở cú pháp ,văn từ,lập luận.

  6. Minh Vân says:

    Nguyễn Trọng Bình đang bị lão lưu manh Nguyễn Nguyên Bảy ngoài 70 tuổi đóng vai nai tơ N84 “thuốc” bằng lá thư N84 gửi Nguyễn Trọng Bình như sau :
    “Thưa anh Nguyễn Trọng Bình,

    Trong bài “Thất Vọng Bác Trần Đình Trợ”, anh khoe là: theo lịch tây năm nay anh 31, theo lịch ta anh 32, thế có nghĩa là anh hơn em 4 tuổi (hi,hi) hơn những 1460 ngày làm người anh nhỉ?

    Em vừa tải từ bác trannhuong.com về n84.tôi bài “ Lời Cuối cùng gửi ông Trần Mạnh Hảo”. xong đâu đấy mới ngồi viết thư này gửi anh. Thú thực em định thư cho anh lâu rồi, nhưng cứ nấn ná cái nghĩ vớ vẩn là không tiện vào lúc này, nên hôm nay mới gửi. Lời đầu, em thành thực xin lỗi anh (cũng như đã xin lỗi bác Trần Nhương, cha mẹ em và bạn đọc kính trọng) đã vì bài “Bạn đọc góp lời thưa”, ký tên N84, mà mang lại cho anh những bực phiền không đáng có hôm nay. Thứ lỗi cho em, nếu anh thấy là em có lỗi.

    Xung quanh đề tài thưa gửi này, anh đã viết 5 bài, em đã post về n84.tôi đầy đủ, nguyên bản từ trannhuong.com. Văn thưa gửi của anh mộc mạc, chí thành, sức văn rộng và sấu sắc, em thực lòng bái phục, học tập. Vậy mà…

    Anh biết không, sau khi đăng bài “ Bạn đọc góp lời thưa” em đã bị cha mẹ em “phạt” quá nặng, buộc em phải vào Chùa tu thân. Nên hiện thời em đang ở xa lắm lắm, chứ nếu còn đang ở Sài Gòn thì em đã bay ngay xuống Cần Thơ “đánh đu” với anh rồi…”
    http://n84toi.blogspot.com/search?updated-max=2011-10-23T03%3A52%3A00-07%3A00&max-results=7
    Nguyễn Nguyên Bảy (N84) đã viết những dòng giả giọng gái tơ trên gửi Nguyễn Trọng Bình. ÔngTrần Mạnh Hảo, theo tôi biết chưa hề viết gì về Nguyễn Nguyên Bảy; vì Bảy có viết được cái cóc khô gì ra hồn đâu mà phê bình. Bảy chỉ là tên vô danh tiểu tốt trong làng văn.Tại sao Bảy làm làm hẳn một website bôi nhọ, chửi bới vô căn cứ nhà văn bất đồng chính kiến TMH ?
    Nguyễn Nguyên Bảy phải ném đá giấu tay vì rất sợ TMH; y đã nhận lời A 25 ( công an bảo vệ văn hóa) làm hẳn một con web chỉ nhằm một mục đích duy nhất : bôi nhọ uy tín của TMH..
    Bảy – già dê xấu trai lại giả gái, dùng mỹ nhân kế để ” thuốc” Nguyễn Trọng Bình, dùng Bình làm tên đánh thuê không công cho hắn để chuyên chửi rủa TMH.
    Xin dư luận hãy vạch mặt hai tên mật vụ đê hèn, bẩn thỉu : Nguyễn Nguyên Bảy ( N84) và tên nhóc con lưu manh Nguyễn Trọng Bình, đưa chúng ra ánh sáng…

  7. huong says:

    Tôi hay đọc báo mạng, nhưng tôi không thích văn học với phê bình văn học. Tôi cũng không đọc bài này cũng như bài của trần mạnh hảo, bài của nguyễn trọng bình, nguyễn sỹ đại…
    Tôi chỉ là người vô tình thấy được bài này từ các đường link dẫn tới mà thôi.
    Tôi thấy cách đặt đề tựa ” Tiếng chó sủa” và hình ảnh con chó ( ở trang ba sàm còn có lời chú thích thế này : Ảnh mang tính minh họa, nguồn On the net (không phải thầy Nguyễn Trọng Bình) – > (có hinh một con chó), thì tôi hiểu rằng đang có chuyện gì đó đang xảy ra với đầu óc các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học…của nước ta. Đã vậy số lượng comment cũng cho thấy thái đọ của nhiều người cũng thuộc loại này. Than ôi, có còn loại người nào là chưa tha hóa ở Việt nam không?

  8. Dong says:

    Nguyễn Trọng Bình nói xấu chế độ thế này giống “bọn phản động” quá: …..”từ góc nhìn văn hóa, như đã nói xã hội ta hiện nay đang rơi vào khủng hoảng về những thang giá trị khá là nghiêm trọng. Trong đó nổi bật hơn hết đó là khủng hoảng trong “cái nhìn” về con người. Trong cuộc sống những người có tài, có năng lực thực chất có khi lại là những người bị gạt ra rìa cuộc sống, ngược lại những kẻ bất tài vô dụng, lọc lừa lương lẹo lại được cất nhắc. Những chuyện như thế này ngẫm kỹ lại đang tồn tại nhan nhãn khắp nơi trong xã hội.”
    Có câu này cứu lại, bỏ qua được!

  9. phong says:

    Tôn Thất Đức thấy cái tên đã ghét mà lại còn nói lung tung , coi lại lỗi chính tả đi nha !

  10. phong says:

    Tôn Thất Đức

Leave a Reply to Dương Liễu