WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiếng chó sủa

Ảnh mang tính minh họa, nguồn On the net

(Thư ngỏ gởi Ngài giảng viên Đại học Cần Thơ, Nguyễn Trọng Bình)

 

Chào Ngài, để khỏi mất thì giờ của Ngài, tôi xin được vào thẳng câu chuyện. Tôi là một công dân, không sống bằng nghề văn chương hay nghệ thuật, có đọc được bài: “Một lần nghiêm túc và thẳng thắn vơi ông Trần Mạnh Hảo”, nên tôi muốn gởi đến Ngài những suy nghĩ của mình về bài viết này.

Thưa Ngài, theo thiển ý của tôi thì nhà thơ Trần Mạnh Hảo là người am tường về văn chương chữ nghĩa, nên ông Hảo viết phê bình là giúp cho những bạn đọc ít hiểu biết như tôi ngộ ra những cái hay cái chưa hay trong nền văn học nước nhà, chớ ông Hảo không có ý định dùng cán bút làm đòn xoay cho nền văn chương của một quốc gia. Nếu Ngài có ý truy cứu trách nhiệm cho ai đã làm cho nền văn học nước nhà chậm tiến, thì mong Ngài nên đào bới ở một hành lang khác. Một mình Hảo, trói gà không chặt, làm sao đủ sức đội đá vá trời.

Ngài phê phán rằng những bài phê bình văn học của ông Hảo đã bộc lộ ra “một lỗ hổng chết người đó là tính hệ thống, tính khái quát vấn đề” Theo thiển ý của tôi, những bài viết gần đây của ông Hảo, là những bài báo, vạch trần những nạn chia xôi chia thủ, xung quanh những giải thưởng văn học đầy tai tiếng. Những bài này không phải là những công trình nghiên cứu mang tính từ chương, kinh điển, nên Ngài đòi hỏi ở một bài báo phải có “tính này, tính nọ” là quá khắt khe đến mức hơi lố bịch.

Đọc văn xuôi ông Hảo, tôi thấy nhiều nhận định sắc sảo, được thể hiện ra chính xác như những định nghĩa toán học. Thảng hoặc, tôi gặp đâu đó hương vị của Thánh Kinh, của triết học, lại có khi nghe thấy giọng điệu chua ngoa, trào lộng rất Bắc kỳ. Tuy vậy, tôi vẫn tuyệt đối tôn trọng ý kiến của Ngài. Tôi tin rằng Ngài sẽ là người có đủ tài vẹn đức để vá “cái lỗ chết người” này lại, để mang lại sự chuyển biến đáng kể cho nền văn học nước ta.

Ngài mang ông Hảo ra so sánh với Trần Đăng Khoa và Phạm Xuân Nguyên. Cách so sánh này làm tôi nghĩ đến công việc của một tay lái lợn: ngắm nghía, sờ mó, nghe ngóng, khen bên này chê bên kia, để mặc cả, để dìm giá. Nếu tôi là Trần Đăng Khoa, hay Phạm Xuân Nguyên, mặc dù được khen, nhưng vẫn thấy xấu hổ, vì lời khen quá thô lỗ, sống sượng. Giống như một tay có máu dê, mới gặp cô gái lần đầu đã khen “vú em to lắm” ngay giữa chốn đông người.

Hơn nữa, thưa Ngài, văn chương cũng giống đời người “sống gởi thác về”. Những cái Ngài cho là đúng, là hay bữa này, chắc gì đã đúng đã hay ở ngày mai. Nhìn lại những tác giả bị thoá mạ, bị bỏ rơi như những mớ giẻ rách, thậm chí bị tù tội trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm thì Ngài hiểu điều này.

Thưa Ngài, dựa vào đâu mà Ngài biết được ông Hảo nghiện và “thích thú”, “đắm chìm” trong ánh hào quang của những lời tung hô trên cái mạng internet” Tôi e rằng Ngài đã mắc cái tật “suy bụng ta ra bụng người”. Tôi nghe người ta đồn rằng ngay từ khi ở tuổi 15, 16 học lớp 9, lớp 10, ông Hảo đã lừng lững là một học sinh giỏi của tỉnh Nam Định, thường giật giải trong các kỳ thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc thời đó. Ông Hảo nổi tiếng là một học sinh hiếu học, bớt phần gạo mỗi ngày, bán đi lấy tiền mua dầu đốt đèn đọc sách. Các thày giáo thường đưa tên ông Hảo ra làm tấm gương cho những lớp sau. Ông Hảo cự tuyệt ý định của cha mẹ muốn đưa ông vào chủng viện học để ra làm linh mục. Ông xung phong đi bộ đội. Ông lăn lộn trong chiến trường khói lửa. Ông xuất hiện thường xuyên trên mọi văn đàn lớn nước nhà. Nhiều người yêu thích thơ ông. Vài comments trên mạng, ăn nhằm gì so với những thành tựu mà ông đã gặt hái được bằng mồ hôi, nước mắt, và trí tuệ của mình.

Lẽ nào Ngài lại đặt điều cho người ta như vậy.

Trong bài viết Ngài viện dẫn ý kiến của giáo sư Cao Huy Thuần rằng: “Ai đánh thức, không cho người khác ngủ, người ấy là trí thức, bất kể họ là ai”, rồi Ngài tỏ ra rất tâm đắc với định nghĩa này. Nhưng với hiểu biết của tôi thì ai không cho người khác ngủ là người mất lịch sự. Không tôn trọng giấc ngủ của người khác là kẻ thô lỗ. Nói vậy, nhưng tôi không có ý bác lại ý kiến của Ngài, mà tôi chỉ muốn gởi đến Ngài một thông điệp đã cũ mèm, trẻ con cũng biết là: Không thể bắt người khác phải thích những điều mình thích. Ngài khoái những em chân dài, thì Ngài cũng để cho người khác yêu mấy cô chân ngắn. Ông Hảo có “phang”, “chê”, hay “nhổ toẹt” có sao đâu, Ngài không thích giọng văn này, nhưng nhiều người khác thích. Hơn nữa, đó cũng là một cách góp giọng, góp điệu làm cho nền văn học nước nhà thêm phong phú, thêm màu sắc. Chẳng lẽ ai cũng phải viết theo kiểu “một là, hai là”, “thứ nhất, thứ nhì” đạo mạo cứ y như nghị quyết. Thứ văn này giành cho những bạn đọc là Đảng viên, còn thập loại chúng sinh như tụi tôi làm sao tiêu hóa nổi những món sơn hào hải vị cao sang ấy.

Nghe nói Ngài làm nghề dạy học, nên có lẽ Ngài mắc bịnh nghề nghiệp. Ngài luôn đè người ta ra để Ngài dạy bảo. Nào là “phải nghiêm khắc với chính mình”, phải “nhìn lại mình”, phải“nghiêm túc và thẳng thắn”, “ông Hảo phải biết…” Của đáng tội, đọc Ngài, tôi thấy Ngài chưa đủ bản lĩnh và tài năng để xách dép chữ nghĩa cho ông Hảo. Ngài có thể múa rìu trước mặt mấy em học trò Cần Thơ, nhưng làm sao Ngài có thể giảng dạy chữ nghĩa với những bậc thầy. Nói thiệt với Ngài, nếu Ngài bớt giảng dạy, bớt lên lớp, bớt khuyên răn, thì tôi cũng có thể phải lòng văn chương của Ngài.

Xuân Sách vẽ chân dung Trần Mạnh Hảo bằng thơ:

Ôi, thằng Trần Mạnh Hảo

Đi phỏng vấn Chí Phèo

Hắn chết từ tám hoánh

Đời mày vẫn gieo neo

Còn cái lão Bá Kiến

Đục bản in thơ mày

Bao giờ mày say rượu

Bao giờ mày ra tay?

 

Ngài thể hiện rằng Ngài rất “băn khoan, khó nghĩ” tại sao Xuân Sách “lại huỵch tẹt ra thế này”, “có dụng ý nghệ thuật gì ở đây chăng?” Rồi Ngài “chú ý đến hai câu: Bao giờ thì say rượu/Bao giờ thì ra tay”, và thế là sau bao năm nghiền nghẫm, kể từ ngày bài thơ trên đươc công bố, đêm qua Ngài đã khám phá ra: “ông Hảo trước lúc muốn làm việc gì đó để tăng thêm dũng khí, cũng phải nhờ cậy đến rượu”, “thì ra ông Trần Mạnh Hảo cũng hay say sưa và máu me lắm nên nhà thơ Xuân Sách mới vẽ chân dung ông Hảo vậy chăng”

Còn tôi, người đang viết cho Ngài, kiến thức văn học ở trình độ lớp 10/10 của miền Bắc trước đây. Điểm trung bình của môn văn được ghi trong học bạ thường là 5 hoặc 6/10. Khi đọc bài thơ này lần đầu tôi đã nhận ra một bi kịch đến với ông Hảo, và đặt ra bao nhiêu những câu hỏi, mà không tìm thấy câu trả lời.

Chí Phèo đã “chết từ tám hoánh”, mà sao Bá Kiến vẫn còn sống đến ngày nay? Cứ giả thiết rằng, sau cú đâm chí mạng của Chí Phèo, Bá Kiến đã được các bác sỹ phẫu thuật cấp cứu kịp thời, vì lão có tiền. Nhưng đến Cải Cách Ruộng Đất thì Đảng ta hóa vàng cho lão tận gốc rễ rồi. Tại sao lão còn sống? Ai là người đã làm Bá Kiến phục sinh?

Bá Kiến không những còn sống, mà sống nhởn nhơ, phây phây, ăn trên ngồi chốc, ngang ngược làm càn, dám “đục bản in thơ mày”.  Sao Bá Kiến không đục bản in thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, hay Hữu Thỉnh, mà lại chỉ đục riêng bản in thơ Trần Mạnh Hảo? Đằng sau Bá Kiến còn ai, mà dám cả gan làm cho đời Hảo “gieo neo”?  Hội Nhà Văn là chốn của những tao nhân mặc khách, mà sao Bá Kiến chui vô được? Ai kết nạp cho lão? Lẽ nào Đảng lại để cho Bá Kiến nhởn nhơ gây tội ác như vậy? Sao Đảng không tiêu diệt Bá Kiến?  Để mình Hảo, đơn phương độc mã mượn rượu “ra tay”?

Thưa Giảng viên Đại học, hình như Ngài không phục Chí Phèo, còn tôi thì ngược lại. Tôi coi Chí Phèo là một anh hùng, dám đâm Bá Kiến trực diện mà chẳng cần phải phục kích, đánh lén, hay giấu mặt. Tôi thương hắn lắm. Hắn khố rách áo ôm. Hắn thân tàn ma dại, một thân một mình mà dám đương đầu với Bá Kiến, vừa giàu có, vừa quyền lực, lại đa mưu túc kế. Nhưng Chí vẫn nói lên khát vọng của mình bằng nhát dao định mệnh.

Thưa Ngài, trong câu thơ “Bao giờ mày say rượu”, tôi không nghĩ rằng Xuân Sách ám chỉ những bữa nhậu “say sưa và máu me”, như ngài phán. Xuân Sách ngụ ý một cuộc say khác, một cơn say hàm chứa một ý tưởng cao cả và ý nghĩa, nằm bên ngoài nghĩa đen của nó. Mà thôi, tranh luận làm gì cho nhọc lòng. Ngài hiểu bài thơ thế nào là quyền của Ngài. Nhưng nó đã buộc tôi phải nghi ngờ về khả năng cảm thụ văn học của Ngài. Câu, chữ, bố cục và cả ý tưởng được thể hiện trong bài của Ngài cũng đã làm tôi nghi ngờ về độ tin cậy với những ai đã đưa ngài lên bục giảng bậc Đại học.

Thưa Ngài, bài Ngài viết lúc đầu được đăng trên blog của nhà văn Trần Nhương, để rộng đường dư luận, ông Hảo đã yêu cầu Đàn Chim Việt đăng lại. Bài viết của Ngài không hề bị biên tập. Tên Ngài vẫn được giữ nguyên. Nếu tôi là Ngài, thì tôi sẽ cảm ơn ông Hảo và Đàn Chim Việt đã tái bản tác phẩm cho Ngài, và Ngài cũng nên tự hào vì mỗi bài viết của Ngài vừa xuất xưởng đã được các báo giành nhau đăng tải. Vậy mà sao Ngài lại nặng lời với ông Hảo là “ăn cắp”, là “lá mặt lá trái”. Thứ ngôn ngữ này tôi chỉ nghe thấy trên bến phà Bắc Cần Thơ, mỗi khi có dịp xuống Sóc Trăng ăn bánh bía.

Thưa Ngài, theo tôi được biết thì tờ báo mạng Đàn Chim Việt, thấm nhuần những giá trị nhân bản của Âu Châu và Bắc Mỹ. Họ tuyệt đối tôn trọng quyền tự do diễn đạt của mỗi cá nhân. Ngài có thể tham gia, mà không hề có một sự phân biệt đối xử nào. Tất nhiên dưới bài viết là những lời bình chú của bạn đọc cũng được tôn trọng. Ngài có quyền thích hoặc không thích những comments này, nhưng ngài không có quyền gọi bạn đọc là những “cóc nhái”, “ễnh ương”, “côn trùng”.  Đại tá Gaddafi gọi những người nổi dậy là “bầy chuột”, bị dân chúng phẫn nộ. Bây giờ ngài gọi bạn đọc là “cóc nhái, ễnh ương, côn trùng”, không biết bạn đọc có nên phẫn nộ không. Vậy mà tôi cứ tưởng Giảng viên  văn chương là những người hơn ai hết cẩn trọng trong cách dùng từ, khiêm tốn trong giao tiếp, mô phạm trong viết lách. Ngài đã có lần vén miệng lên để dạy bảo ông Hảo rằng “Có muốn khen chê gì cũng phải có nghệ thuật… cho nó đẹp”. Vậy sao ngài lại chơi không đẹp với bạn đọc.

Để kết thúc bài này, tôi kể Ngài nghe câu chuyện nhỏ. Một nhà văn nọ, sống ở thành phố Hồ Chí Minh, đã tự nguyện nhận mình là “con chó của Đảng”. Rồi ông ta cũng tự nhận nhiệm vụ “mỗi khi thấy người lạ, là tôi cứ sủa ầm lên để Đảng cảnh giác”.  Chờ mãi, tôi cũng chẳng thấy ông ta sủa tiếng nào to cả. Bữa nay tôi đọc Ngài, nào là “lỗ hổng chết người”,  nào là “một đại họa, một thảm họa đối với văn hóa xã hội”, nào là “một ca hi hữu.. cần được lý giải”. Thành thực tôi nghe tiếng sủa của Ngài to hơn vị nhà văn kia nhiều.

Nhân đây tôi cũng muốn nhắn với Ngài. Tôi chưa gặp mặt ông Hảo lần nào. Tôi không có bất cứ một mối quan hệ gì với ông Hảo. Tôi viết bài này chỉ với một mục đích được giãi bày những suy nghĩ của mình cùng Ngài và những bạn đọc thân yêu khác.

Kính chào Ngài,

© Trần Hồng Tâm

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

 

31 Phản hồi cho “Tiếng chó sủa”

  1. NGUYEN HOANG says:

    Cám ơn bài viết của Trần Hồng Tâm- Một bài viết rất HAY, RẤT CHÍNH XÁC

  2. Hùng Vân says:

    Nguyễn Trọng Bình đang mê con mồi “em gái N84″ có tên là cụ Nguyễn Nguyên Bảy, 71 tuổi, làm truyên hinh TP.HCM về hưu. Bảy nhận nhiệm vụ của A 25 : làm một blog N84 chuyên bôi bẩn nhà văn bất đồng chính kiến Trần Mạnh Hảo. Trên blog N84 của Bảy bài nào hắn cũng ném C…vào nhà văn đang đấu tranh cho tự do dân chủ trong nước TMH.
    Bảy hèn hạ giả gái tơ N84 để mỹ nhân kế Nguyễn Trọng Bình, biến Bình thành phát súng bắn vào TMH. Trong bài : “Lần cuối cùng với ông Trần Mạnh Hảo trên http://tranhuong.com, Bình lên án TMH đang là đại họa của đất nước ( CS), rằng TMH tàn ác gấp triệu lần tên cướp tiệm vàng ở Bắc Giang Lê Văn Luyện giết cả nhà nạn nhân, có ý kêu gọi công an bắt TMH…
    Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Nguyên Bảy ( N84) những tên mật vụ văn hóa bỉ ổi nhất hiện nay cần được dân mạng lên án

  3. Nobita says:

    Các ngài bình luận ác ý quá! Tôi thấy bài ông Bình viết tuy chưa hợp tình hợp lí nhưng cũng không đến nỗi chủ quan. Có đoạn phân tích thơ Xuân Sách về TMH thì đúng là chụp mủ chứ đến nỗi gì ông Bình không hiểu được ý bài thơ đó. Tuy nhiên bàn về văn nghệ thì cũng nên nghệ sĩ một chút.

  4. kimberly t.. says:

    (một ý về hình đầu chó trên đâu bài này)
    Cứ mổi lần lướt qua các bài viết của ĐCV,tới bài “tiếng chó sủa” bổng “sợ” vì đầu chó “ngầu” quá. Đả nhiều lần bị chó rượt,chó canh chừng,chó gầm gừ với hàm răng nhọn hoắt,như chực nhảy sổ vào mình mà đâm ra khiếp chó từ đó,Củng đả từng thấy chó xâu xé đồng loại ,sủa to,tru lớn ,qươ chân,há mỏ nên “dị ứng ” với chúng. Nhà nào treo cái dầu chó trên bài này,cam đoan,không cần đề “coi chừng chó dử”,thiên hạ củng e sợ..
    Nhớ năm 75,nguyển vănnuội (học sinh tranh dâú chống chính quyền Saigòn cùng bọn vớiHTNẩm…)
    được làm hủ nhiệm tờ “tuổi trẻ” có vẻ mấy bức tranh “chó “(vâncẩu ?) kèmlời phê phán một số cán bộ biến chất…Sau đó có một CB thành có khuyên là “không nên và không phải đạo nếu so sánh chó với người vì như vậy là bội bác,hạ con nười xuống ngang hàng súc vật …)
    Không ngờ 36 năm sau, con người vẩn không tiến (ắt lùi) mà vẩn trở về dạng CHÓ (súc vật).
    Có người nói là có tiến,Nhìn cái đầu chó “in chụp” trên đây thì nó không còn là con vàng ,con vện ,tam khoanh tứ đôm của vn ta nửa….
    Thì ra 36 năm có tiến bộ,đổi gióng,trông “hách”hơn….

  5. Bac Can Tho says:

    Nguyen Nguyen Bay lay but hieu N84 de lua Nguyen Trong Binh vao trong lam cho san cho DANG.
    Tom thiet. Sinh vien dai hoc CAN THO deu khinh bi Nguyen Trong Binh.
    Binh moi 31 tuoi ma da bi tha hoa, luu manh hoa qua muc. Nhung bai viet cua Nguyen Trong Binh dung la TIENG CHO SUA. Cam on DAN CHIM VIET va ong TRAN HONG TAM

  6. DuyQuoc says:

    NTB đâu rôì? Mơí bị có một gâỵ mà đã cụp đuôi trốn mất dạng thì coi chừng không có xương mà gặm đâu nhé!!!

  7. Quoc Thang says:

    Đọc Tiếng Chó Sủa của tác giả Trần Hồng Tâm tôi cảm giác như vừa được thưởng thức một bữa ăn thiệt ngon. Tôi khoái lối viết ngoa ngoắt nhưng rất duyên dáng và thâm thúy của ông. Ông bình văn thơ còn hay gấp vạn mấy thầy cô giáo XHCN VN hiện nay. Tôi nghĩ ông khiêm tốn khi nói rằng điểm Văn ngày xưa của ông chỉ được 5 hoặc 6/10! Đoạn ông bình bài thơ Xuân Sách, về nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến… thật tuyệt!

    Ngài Giảng viên đại học Cần Thơ Nguyễn Trọng Bình chắc đang bị “depressed” từ lúc đọc bài của ông. Có lẽ ông ta đang ước gì các em sinh viên ĐH Cần Thơ không vào được trang Đàn Chim Việt, khỏi đọc được bài báo này. Tội nghiệp NTB, mặt mũi nào để đứng trên bục giảng nữa?

  8. Tuyên says:

    Nhà văn Trần Mạnh Hảo là một người tài giỏi, có kiến thức sâu, và sống tại Việt Nam lâu năm, nếu ông viết một cuốn sách về Văn Học Việt Nam dưới thời Xạo Hết Chỗ Nói; Xuống Hố Cả Nước; và bây giờ là cái Xã Hội Cướp Ngày (XHCN) ( tức là từ 1954 tới ngày nay) thì cuốn sách rất có giá trị về Lịch Sử Văn Học của Việt Nam cho các thế hệ mai sau.

  9. Hồng Hoàng says:

    Nguyễn Trọng Binh đang cấu kết với tên N84 ( là bí danh của một “cụ” chỉ điểm văn nghệ tên là Nguyễn Nguyên Bảy, trên bảy mươi tuổi, trước làm đài truyền hình TP.HCM) để đánh phá những nhà dân chủ viết văn, viết báo như ông Trần Mạnh Hảo dám viết lên sự thật.
    Nguyễn Nguyên Bảy ( N84) là tên chạy mánh từ thuở ở Hà Nội trước năm 1975, một con buôn hạng ruồi, giờ kết hợp với Nguyễn Trọng Bình để làm nhiệm vụ đảng giao : vu cáo chính trị, chửi bới những người cầm bút bất đồng chính kiến như ông TMH chẳng hạn.
    Bọn chúng dùng phương pháp viết bừa, nói bừa, người ta bàn chuyện này chúng xọ sang chuyện khác rồi hô hoán chửi rủa người ta.
    Nguyễn Nguyên Bảy núp vào cái tên giả N84 lừa Nguyễn Trọng Bình, Bình tưởng đang đánh đu được với em bé sính văn chương trẻ măng, mới sinh năm 1984. Vạch mặt bọn này trước công luận để chúng không còn cơ hội lừa đảo và viết bậy, chửi bậy là việc làm chân chính của người đọc chúng ta.

  10. t-vinh says:

    Chí lý. Hiển nhiên Nguyễn Trọng Bình là một trong những con chó điên của Đảng. Điên, vì nó sủa lung tung, bát nháo với mớ lý luận chả đâu vào đâu, không thuyết phục nổi một ai. Hắn lại còn to mồm ám chỉ các độc giả trang mạng DCV là con này con nọ. Vậy mà hắn nghiễm nhiên đứng trên bục giảng đường đại học. Cho nên chả lấy gì làm ngạc nhiên khi chất lượng đào tạo đại học ở VN thấp đến mức báo chí không ngừng báo động. Sao nguyễn Trọng Bình không tự hỏi xem vì lý do gì mà độc giả trên toàn thế giới lại ưa thích đọc DCV như vậy, trong khi số người truy cập các trang báo điện tử trong nước “dưới sự lãnh đạo của Đảng” lại chả được bao nhiêu. Không những điên, hắn còn mù và điếc nữa hay đang cố tình bịt mắt, bịt tai lại để khỏi nhìn thấy sự thật xung quanh.

Phản hồi