WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khói hương Quân sử

Hội ngộ muộn màng.

Thứ bẩy ngày 12 tháng 5-2012 vừa qua tại miền Nam Cali có một cuốn sách được giới thiệu. Khoảng 300 quan khách tham dự trong đó có đến 40 cựu đại tá của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ban tổ chức không thể đọc hết danh tính các sĩ quan tham dự. Tất cả đều là độc giả chờ đợi của cuốn sách. Đến dự để đọc một đoạn hồi ký về chính cuộc đời mình.

Cuốn sách có tựa đề là Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng Hòa nhưng phần quan trọng chính là tiểu sử của các tướng lãnh và đại tá. Gần như 100% tên tuổi các tướng lãnh có đầy đủ và có thể 80% các sĩ quan cấp đại tá. Tên họ, sinh quán, binh nghiệp, xuất thân, cấp bậc, gia cảnh, thuyên chuyển, di tản, tù đầy và sống chết ra sao. Lược sử này ghi lại đủ cả.

Cuốn tiểu sử của 170 tướng lãnh và gần 600 đại tá tổng cộng gần 800 người chỉ đơn thuần ghi lại các dữ kiện căn bản. Ai cũng có tên cả, không phân biệt hoàn cảnh và binh nghiệp của mỗi người. Người ở lại thì ghi năm ở tù, người di tản thì ghi là không bị tù cộng sản. Đủ cả Trung Nam Bắc.

Sách cũng ghi rõ ai chết trong tù, ai chết tại Việt Nam, ai qua đời tại hải ngoại. Thăng cấp ra sao và đã trải qua các đơn vị như thế nào. Về con số tướng lãnh thì đại tá Thống cho biết có vào khoảng 40 tướng chết trước 1975. Sau 75 có 36 vị vào tù. Số còn lại ra hải ngọai cũng đã qua đời, nay chỉ còn 6,7 chục thôi. Cấp đại tá cũng vậy.
Tác phẩm mong đợi.

Ngay từ cuối năm 1975 những người được ông phó đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại gọi là can trường trong chiến bại cũng đã từng mong có được 1 cuốn niên giám sĩ quan để gọi là ghi lại chứng tích của một đạo quân. Nhưng chẳng ai có. Vì vậy cấp bậc và binh nghiệp anh em có thể thêu vẽ tùy tiện.

Phần anh em ở trong tù, hoàn cảnh cá chậu chim lồng, tương lai bất định, ai còn nghĩ tới cái binh nghiệp của cả 1 đạo quân. Đã tan hàng nhưng không cố gắng như anh em nhẩy dù vẫn thường cất tiếng trong hàng quân. Vậy mà đã có một người tù không án kéo dài 13 năm từ Nam ra Bắc vẫn thai nghén một tác phẩm như thế. Khi đại tá Trần Ngọc Thống ra khỏi tù cộng sản, ông theo chương trình HO qua Mỹ 1991. Hành trang gồm một số tài liệu của bộ tổng tham mưu ông tìm cách đem theo và một số dữ kiện quan trọng giữ kín trong đầu. Tuy nhiên cũng phải chờ đợi 13 năm sau ban biên tập mới thành lập vào năm 2004. Ba vị sĩ quan, đại tá Thống, thiếu tá Hồ đắc Huân và trung úy Lê đình Thụy hợp tác để soạn thảo cuốn sách tưởng chừng không thể hoàn tất được.

Được 4 năm thì anh Thụy qua đời, mới 63 tuổi chưa lãnh tiền già. Còn lại bác Thống và ông Huân tiếp tục.

Bây giờ cuốn sách hoàn tất tháng 5-2012. Khổ lớn trên giấy 8×11 và dầy 900 trang. Một công trình biên khảo rất công phu.

Duyên nợ công tác.

Đại tá Thống năm nay đã 90 tuổi. Ông là niên trưởng số 1 của khóa 1 Nam Định. Người thứ nhì của khóa năm nay 89 tuổi là đại tá cục trưởng quân vận Nguyễn Tử Khanh ở San Jose. Ông Khanh vẫn quay phim chụp hình cho cả khóa. Ông Thống thì nghiên cứu soạn tài liệu. Còn các vị khác tuổi xuân từ 82 trở lên. Mới đây khóa 1 Thủ Đức và Nam Định đã họp mặt 60 năm và tuyên bố dứt khoát kỳ này làm quy mô lần cuối. Sau đó quý vị tùy tiện họp tự do. Ngày mới đến Mỹ, ông Thống sinh hoạt với anh em cùng khóa đã giãi bày nguyện ước. Trung tướng Nguyễn Bảo Trị cũng là thành viên khóa 1 đã có cơ duyên giới thiệu anh Huân và anh Thụy để làm thành một bộ ba soạn giả.

Cả ba vị đều chưa quen với công việc soạn sách và in sách tại Hoa Kỳ nhưng thiện chí có thừa. Năm 2004 khi ban soạn giả bắt đầu thì anh Thụy 59 tuổi, anh Huân 67 tuổi và ông Thống 82 tuổi. Công việc của đại tá Thống bắt đầu vào năm 82 tuổi như vậy quả thực e rằng hơi muộn. Ai ngờ đâu anh chàng soạn giả trẻ tuổi nhất lại đi trước, ủy nhiệm gánh nặng cho ông già vốn đã yếu lại còn hằn dấu vết của 13 năm tù đầy. Lá xanh lại rụng trước lá vàng.

Trong suốt 8 năm soạn sách. Viết đi viết lại, đánh máy ky cóp ngày đêm. Vẽ sơ đồ tổ chức. Tra cứu tài liệu, tất cả trong tay vị cao niên tổng quản trị của bộ Tổng tham mưu.

Ông thiếu tá Hồ Đắc Huân, là người cộng tác mật thiết với đại tá Thống trong công tác sưu tầm, soạn thảo. Ngoài ra ông phụ trách liên lạc bên ngoài. Ông đi tới đi lui gặp gỡ nhiều tướng lãnh và đại tá. Biết bao nhiêu thư từ điện thoại ngày đêm.

Được cái hầu như liên lạc với ai thì đa số đều sốt sắng cho tài liệu. Nhưng xa xôi cách trở, làm sao có được đầy đủ. Vì vậy thời gian cứ kéo dài.

Ai người độc giả.

Kể từ 1975 đến nay là 36 năm trôi qua. Những độc giả chính của tác phẩm này không thể chờ đợi. Từ đệ nhị cộng hoà chúng ta có trước sau đến 3 ông tổng thống, 1 tổng tham mưu trưởng và 4 tư lệnh vùng vào ngày cuối cùng, nay chẳng còn ai.

Còn các độc giả gần gũi cố gắng ở lại đợi chờ tác phẩm là những ai. Qua điện thoại đường dài tôi hỏi bác Thống và ghi nhận được tâm sự. Ông nói rằng ở dưới này các bạn Trần khắc Kính, bác sĩ Bẩy, thi sĩ Cao Tiêu là người vẫn bàn bạc chờ đợi sách, nhưng rồi cũng rủ nhau đi cả. Mới đây đại tá Sáu cố gắng ở lại chờ nhưng tên tuổi đã được đăng cáo phó trên báo. Còn ở trên San Jose, Nguyễn bá Cẩn khóa 1, rồi ông Bùi Đình Đạm, hết lòng khích lệ. Trước khi mất ông tướng còn điện thoại hỏi sách đến đâu rồi. Sau cùng đến ông Lại Đức Chuẩn trưởng phòng nhất cũng muốn xem qua cái bìa sách mà không kịp. Bác Thống nói trong nghẹn ngào: Ra sách được thì mừng, nhưng cũng rất buồn. Chúng tôi đi không kịp, ở tù quá lâu. Định cư trì trệ, soạn sách mất nhiều thì giờ. Làm cái gì cũng muộn màng. Để quí vị đợi chờ không được, bỏ đi hết, thật đáng tiếc. May còn ông xếp cũ là bạn đồng khóa. Tôi vẫn còn nhớ trung tướng Khuyên. Phải gửi ngay cho ông một cuốn kịp thời cũng là may.

Nội dung quân sử.

Dù tôi gọi là quân sử nhưng thực sự các soạn giả chỉ gọi là tài liệu sơ lược về tổ chức quân lực. Không đủ phương tiện đi sâu vào chi tiết của toàn quân và lại càng không đủ sức tổng hợp về chiến sử. Phải ghi nhận một cách lạ lùng là hiện nay chúng ta có khá nhiều các tác giả trẻ trung đã viết rất nhiều về chiến sử quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sách tổng hợp của Hải quân, Không quân, TQLC, Nhẩy dù, Biệt động quân, các binh chủng, các đại đơn vị và các nguyệt san, tuần san chuyên về quân đội. Thiên hạ tha hồ tham khảo. Ông Huân cho biết cũng phải mua tất cả về đọc, nhưng rất tiếc không ghi nhận được nhiều tin tức liên quan đến tiểu sử các vị lãnh đạo quân đội. Tài liệu trong cuốn lược sử phần lớn tham khảo từ xuất xứ của bộ Tổng tham mưu đồng thời sưu tầm trực tiếp qua các nhân vật. Kết quả xin ghi nhận rằng quân đội có 170 vị tướng lãnh, gồm 1 thống tướng (5 sao), 5 đại tướng (4 sao), 48 trung tướng (3 sao), 49 thiếu tướng (2 sao) và 87 chuẩn tướng (1 sao). Những vị tướng này xuất thân từ nhiều nguồn gốc, nhiều quân trường, có cả tướng cảnh sát và các tướng đồng hóa từ giáo phái. Tác giả truy cứu ghi được 36 vị tướng bị tù. Tuy nhiên cũng phải tính đến các vị đã qua đời tại Việt Nam và như vậy số còn lại đi được năm 1975.

Về cấp đại tá có khoảng 900 vị. Trước 75 một số tử trận hay qua đời vì nhiều lý do. Danh sách ghi được 460 đại tá bị tù cộng sản và như vậy còn lại là con số ra đi từ 75. Trong số ở lại đi tù cho đến khi ra khỏi tù đã có thêm 10% qua đời.

Sau này có trên 400 vị hoặc vượt biên hoặc đi HO hay đoàn tụ tại Hoa kỳ. Những vị đã từng bị tù cộng sản thì cấp đại tá và tướng lãnh luôn luôn bị giam giữ từ 13 năm trở lên. Tất cả các con số kể trên được coi như lần đầu tiên công bố không thể chính xác 100% nhưng gần với sự thật nhất.

Những dữ kiện đặc biệt.

Cuốn tài liệu này đã dành chương quan trọng cho các tướng lãnh, sỹ quan và chiến binh tự vẫn vào 30 tháng 4-1975.

Danh sách các tướng lãnh được truy thăng sau khi tử trận cũng là một dữ kiện đặc biệt bởi vì có nhiều vị chúng ta chưa từng biết tên trong danh sách tướng lãnh đương thời. Tướng Bẩy Viễn tuy về sau trở thành tội đồ của đệ nhất Cộng hòa nhưng lược sử vẫn ghi đủ danh tính, tiểu sử vì các soạn giả coi đây là di tích lịch sử.

Cũng như vậy, chuẩn tướng nằm vùng duy nhất Nguyễn Hữu Hạnh cũng vẫn có tên trong tài liệu.

Trong hàng ngũ thiếu tướng người ta cũng thấy tên ông Nguyễn Cao Kỳ với ghi chú ở đoạn cuối là ông trở về Việt Nam. Một trong cuộc đời tướng lãnh nổi trôi cay đắng nhất là chuẩn tướng Lê văn Tư, một thời là tư lệnh sư đoàn 25 Bộ binh. Theo nguyên văn tác phẩm, ông tốt nghiệp khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Đà Lạt.Trải qua nhiều đơn vị cho đến 1961 là thiếu tá tỉnh trưởng Cần Thơ rồi trung đoàn trưởng của SĐ 21 BB. Năm 1965 ông tham gia đảo chính bị bắt vào tù, giáng xuống cấp binh nhì cho giải ngũ, ông về lái Taxi. Cuối năm lại được tái ngũ cấp trung tá như cũ, tư lệnh phó SĐ 7, tỉnh trưởng Gò Công, rồi qua Long An, Gia Định, tư lệnh sư đoàn 25 Bộ binh. Năm 1973 lên chuẩn tướng mặt trận nhưng cuối năm 74 thì bị giam ở Chí Hòa chờ điều tra. Tội danh chưa xác định. Đến tháng 4-75 thì ở lại và đi tù cộng sản.
Chuẩn tướng Lê văn Tư là anh của đại tá Lê văn Năm cũng đã làm tỉnh trưởng nhiều năm. Còn vụ án của ông Tư khi bị giam tại Chí Hòa chưa xử nên vẫn còn là 1 nghi án. Cuộc đời một tướng lãnh như ông Lê văn Tư quả thực hết sức lạ lùng. Tỉnh trưởng 4 tỉnh miền Nam, trung đoàn trưởng rồi tư lệnh sư đoàn. Cách chức xuống binh nhì, giải ngũ. Hai lần tù Việt Nam Cộng Hòa, sau cùng được tự do qua thời gian dài đi tù cộng sản. Nay định cư tại Hoa Kỳ. Ai biết được số mạng con người.

Là người đọc sách tôi xin phép nhắc riêng trường hợp chuẩn tướng Lê văn Tư phản ảnh phần số của con người, nhưng đây không phải là điển hình của hàng tướng lãnh. Ngoài ra, đại tá Thống có nhận xét hết sức đặc biệt. Ông viết riêng cho tôi:”Trong suốt cuộc chiến tranh, chỉ có 12 đại tá tử trận hay hy sinh vì công vụ. Nhưng khi hết chiến tranh rồi , số đại tá chết trong nhà tù cộng sản hay chết khi vừa ra khỏi nhà tù, chưa kịp đi định cư khoảng 50 người, gấp 4 lần lúc đang có chiến tranh” Với tin tức kể trên, chúng ta phải hiểu rằng cuộc chiến Quốc Cộng chưa hề chấm dứt sau1975. Vì sự tổn thất vẫn còn tiếp tục. Riêng với người thanh niên sinh năm 1924 tại Hà Nam, 24 năm quân vụ, 13 năm tù cộng sản, cuộc chiến vẫn còn mãi với đại tá Trần Ngọc Thống, dù năm nay ông đã 90 tuổi.

Chung cuộc.

Xin ca ngợi nỗ lực của ban biên tập hoàn tất cuốn tiểu sử sĩ quan rất cần thiết. Đây là chung cuộc của nhiều cuộc đời binh nghiệp, đây là hình ảnh của một đạo quân. Một cuốn sách chúng tôi rất hân hạnh tiếp nhận để trong viện bảo tàng thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng vẫn có một số đề nghị xin ghi lại trong tình xây dựng. Tôi có nói chuyện với bác Thống và anh Huân sau khi đọc xong và đọc rất kỹ cuốn sách.
Tôi nghĩ rằng sách này nên dành 3 phần riêng biệt cho lục quân, không quân và hải quân, như vậy sắp xếp thuận tiện hơn. Con số các tướng tá nên có bảng tổng kết đơn giản vào 1 trang để tiện tham khảo. Phần đại tá, hình ảnh và tiểu sử nên đi cạnh nhau. Bác nào chưa có hình thì tạm thời cứ để đó. Các tướng lãnh đồng hóa từ giáo phái nên dành một khu vực riêng. Phải nhìn nhận rằng các vị này không phản ảnh quân đội thuần túy. Đây là các nhân vật chính trị chứ không phải cuộc đời hoàn toàn theo binh nghiệp. Đó là những cấp bậc danh dự hoặc là các “hàm tướng”.

Cấp bậc sau cùng của mọi người thì đã rõ ràng nhưng chức vụ sau cùng là điều cần xét lại. Có vị suốt đời binh nghiệp chỉ qua dân sự vài tháng hay vài ngày không thể coi như đây là công việc chính. Thí dụ chuẩn tướng Chấn cục trưởng Công binh vốn là chức vụ ý nghĩa nhất trong binh nghiêp cần được ghi lại. Chuẩn tướng Chức cũng cần ghi lại là cục trưởng Công binh thay vì chức vụ dân sự hoặc là tổng cục trưởng tổng cục tiếp vận

Cũng như vậy, trung tướng Khuyên thực ra vẫn chỉ là tham mưu trưởng bộ tổng tham mưu. Dù có giấy ủy nhiệm của đại tướng, nhưng thực tế ông Khuyên không hề chính thức là người thay tướng Cao văn Viên trong chức vụ tổng tham mưu trưởng cuối cùng. Những chức vụ đảm trách vào ngày cuối cùng của tướng Vĩnh Lộc hay các vị khác trong giai đoạn hỗn loạn đều chỉ là biến động thời sự khoảnh khắc mà không thực sự phản ảnh binh nghiệp.

Có thể viết thành 1 trang phụ bản kiểu như chuyện bên lề mà không phải phần chính của lược sử hay quân sử. Ngoại trừ trường hợp tổng thống Trần văn Hương và tổng thống Dương văn Minh thì dù cho không lâu dài nhưng có được sự chuyển quyền công khai và chính thức. Trang mở đầu nên có đầy đủ hình ảnh của các vị lãnh đạo quốc gia và đồng thời cũng là tổng tư lệnh quân đội qua các giai đoạn. Tổng thống Diệm, chủ tịch Minh, quốc trưởng Sửu, quốc trưởng Khánh, chủ tịch Thiệu, tổng thống Thiệu, tổng thống Hương và tổng thống Minh. Các vị tổng trưởng quốc phòng và các vị tổng tham mưu trưởng cũng cần một trang như vậy.

Lẽ dĩ nhiên một cuốn sách sưu tầm về quân đội đã tan hàng với hàng trăm ngàn chiến binh tù đày chắc phải có đôi điều thiếu sót.

Tuy nhiên đây chỉ là một phần của khói sương quân sử. Giá trị tinh thần trong công tác tự nguyện của các tác giả là điều quan trọng. Nhưng tinh thần không chưa đủ. Mong rằng mỗi gia đình có tên và hình ảnh trong tác phẩm nên có 1 cuốn để lưu giữ hương khói của binh nghiệp.Cuốn sách soạn và in trong 8 năm dài với nhiều tin tức và tài liệu quí giá. Vì vậy xin kêu gọi các chiến binh thân hữu của tôi, hãy liên lạc về địa chỉ H. HO. PO. BOX 1711 Westminster, CA 92684 …Giao Chỉ-San Jose Giaochi12@gmail.com

 

164 Phản hồi cho “Khói hương Quân sử”

  1. Cù Lần lửa says:

    Thối không chịu được.

    Quân đội cần gạo, súng để đánh giặc.

    Mà Trung tá Lộc ôm của dọt lẹ như
    thế, chưa thấy nhục hèn,

    nay ti toe cái gì > thừa giấy vẽ voi, bẩn!

    • Tiến Nguyễn says:

      Tôi đồng ý với ông Đào Công Khai là có những người nên ra đi. Họ ra đi để nêu cao chính nghĩa VNCH. Để cho lá cờ VNCH tung bay trên khắp thế giới. Để cho quốc ca VNCH được hát ở khắp mọi nơi.
      Riêng ông V V Lộc thì không nên ra đi. Ông ta phải ở lại để nếm mùi CS và phải ở lại để VC đem ra xử bắn, hoặc bị bắt đi tù VC, xé hàng chục cuốn lịch, để xem ông ta còn ca tụng VC nữa không, còn làm lợi cho VC nữa không?.
      Ồ, nhưng tôi quên mất, ông Lộc này nếu có đi tù VC thì cũng làm hại anh em, sẵn sàng làm ăng ten cho tụi quản giáo mà thôi. Ông ta sẽ bán đứng anh em để mong được cán bộ bố thí cho chút cơm thừa, canh cặn.
      Ông Lộc ơi hãy coi gương đàn anh Nguyễn Cao Kỳ đó, đến chết cũng không có đất mà dung thân. Tôi nghiệp cho… các bà vợ và con cái phải chạy đôn chạy đáo. Thật đáng thương !!!

  2. dien t ly says:

    Đính chánh comment bạn Quang Minh PHAN THANH GIÃN thay vì TRƯƠNG MINH GIẢNG.

  3. Dao Cong Khai says:

    Xin chia sẻ chung với những “người ở lại”.

    Tôi có gặp 1 cơ hội duy nhất vào năm 75, và trong khoảnh khắc 10 phút để quyết định ra đi, nhưng tôi đã từ chối và phải hối hận suốt đời. Bây giờ nghĩ lại, lý do thứ nhất là vì mình yêu nước, lý do thứ 2 là vì mình chưa có kinh nghiệm về VC và nhất là lúc đó tôi chưa phải đi lính. Chỉ tiếc cho thằng anh họ của tôi lúc đó đi lính về phép mà cũng từ chối cơ hội đi di tản giống như tôi. Tuy nhiên sau đó tôi về nhà thì mẹ tôi chửi cho tôi một trận, nói rằng tôi ngu ngốc. Đúng vậy, tôi đã vô cùng ân hận.

    Thử nghĩ coi nếu quý vị là lính thì VC nó tới thì phải chạy, chẳng lẽ cứ ở lại để cho nó bắt. Chiến đấu thì tới đó đã mất hết tinh thần rồi, bí thế rồi thì chỉ còn 1 nước là “trẩu”. Cũng có nhiều thằng lính VNCH nó vì gia đình hoặc còn gắn bó với quê hương n(như tôi lúc đó) nên đã ở lại, rồi cũng phải buông súng và ân hận, có thằng bị chết nữa. Người ta chiến đấu bao nhiêu năm trước chưa đủ hay sao mà quý vị còn bắt người ta phải đánh nhau tới chết mới chịu?

    Dĩ nhiên cũng có một thiểu số tướng tá và lính VNCH thiếu trách nhiệm với đơn vị mình lúc đất nước còn đủ thời giờ để giải quyết những khó khăn về chính trị và quân sự. Chúng ta cần nêu đích danh những kẻ đó ra để nguyền rủa. Tôi chỉ nguyền rủa một số tướng lãnh đích danh đã bỏ nước ra đi sớm, nhưng có ông tướng của VNCH ở lại tới giờ chót là Dương Văn Minh thì tôi cần nguyền rủa nhiều hơn.

    Còn những người lính và cấp chỉ huy bình thường khác nếu họ không bỏ nước ra đi thì cuộc sống của họ ở lại sẽ bị nguy hiểm lắm, thực tế ai cũng nhìn thấy điều đó đã xẩy ra. Tôi chỉ oán trách 1 thiểu số tướng tá tham nhũng và tay sai của VC như là Dương Văn Minh, ngoài ra tôi thấy họ phải ra đi là hợp lý. Để sau khi VC chiếm được mới ra đi thì càng nguy hiểm hơn nữa. Quý vị có thể vào trang web này để nghe đọc trên 30 truyện hồi ký vượt biên, những thảm hoạ công an VC, đại dương, và hải tặc mà người ta đã phải trả giá để đổi lấy tự do.

    http://www.cuuquannhanucchau.com/vantho/truyen/truyen_ngan/vuotbien/vuotbien.htm
    (vào đây chỉ cần mở loa ra nghe, không cần phải đọc)

    • Hùng Đòan says:

      Tôi hòan tòan đồng ý với ông Đào Công Khai. Có những cấp chỉ huy không nên ở lại, không nên ở lại để rơi vào tay giặc. Khi nghe tin VC thông báo cho dân chúng trong tỉnh biết chúng bắt được ai…chúng tôi( những người dân Miền Nam), ruột đứt ra từng đoạn. Bởi vì chúng tôi bó tay, không làm gì được để cứu những người sa cơ, dù họ là những người chúng tôi mang ơn trong thời chinh chiến.
      Dân miền Nam chúng tôi không ích kỷ, lúc đó chúng tôi cầu nguyện cho mọi người có cơ hội đi thóat, dù tôi không có phương tiện và phải ở lại…vì gia đình quá đông hơn 12 người trốn đi đâu cung khó.
      Dù 37 năm đã trôi qua, nhưng mỗi khi nghĩ tới tôi( cả dân Miền Nam thì đúng hơn) rất đau buồn nhớ lại những ngày Miền Nam thất thủ, rơi vào tay CS.

    • Chí Lương says:

      Cám ơn ông Đào Công Khai. Chúng tôi những người bị ở lai sau năm 1975, chứng kiến cảnh tù tội, nước mất nhà tan, chúng tôi thương những người lính VNCH phải bị tù đầy.
      Chưa một dân tộc nào mà đối xữ với người ngã ngựa tàn nhẫn như CS. Nhà tù mọc lên như nấm, từ Bắc chí Nam.
      Sau này tôi có cơ hội nói chuyện với các chú trong QLVNCH tôi hiểu những khắc khoải của người lính VNCH. Tôi thương họ vô vàn.
      Đúng là: Thù trả chưa xong đầu đã bạc.
      Dưới trăng bao độ tuốt gương mài.

  4. Quang Minh says:

    Cảm ơn Trí Nguyễn. Tôi xin đính chính vì vội quá viết sai tên : Ông Trương Minh Giảng là xin đổi lại là ông Phan Thanh Giảng sau khi mất thành đã uống thuốc tự vẫn chết theo thành.Ngày trước tôi thừa hưởng nền giáo dục rất trung thực không bóp méo lịch sử. Đọc lịch sử VN, có những giai thoại đau thương người xem phải khóc thương cho tiền nhân. 4.000 năm bao nhiêu cuộc thắng và bại khi chống quân thù phương Bắc, nhưng tiền nhân ta vẫn giử vững bờ cỏi từ ẢI NAM QUAN đến mũi CÀ MAU. Chúng ta phải nhận diện rõ kẻ thù hiện nay của dân tộc là ai qua những diễn biến của đất nước. Chúc bạn trẻ hiểu thật nhiều về lịch sử thời cận đại. Chính các bạn trẻ là tương lai của dân tộc.

  5. Thaophuong says:

    “Người ở lại ” không thể đi sang bến bờ tự do được , vì bị VC đồng hoá .. Phải tập khai man LÝ LỊCH , phải tung hô HỒ CHỦ TỊCH vạn tuế cho nên mới đâm ra thù hận SOUTH VN …
    Tôi nghĩ vậy ,.. Nhân vật này quá ghen tỵ với nhừng ai may mắn hơn mình và oán trách cho số phận … Trớ trêu
    Anh biết tôi đã Vĩnh biệt chốn quan trường vì cái lý lịch là con NGUỴ không ?
    Tôi không thể quên ngày 30/4
    Tôi không mong muốn gì hơn là được nghe tử ai đó quen biết với cha tôi … Kể lại cho tôi nghe những giây phút cuối cùng khi biết rằng VN đang … Hấp hối
    Xin tha lổi cho …

  6. Cù Lần lửa says:

    Hoan hô ông lộc. bởi hiểu biết Cs ghê quá,
    nên sớm chạy làng, bỏ lại cái Quân đội đả
    nuôi ông, và hậu hĩ cho ông cái Tá văn thư

    Vậy thì những thằng tôi, buổi sáng 30.4
    1975, nòng súng còn um khói, chần chờ mà
    ở lại quê nhà, đều là những kẻ…ngu, theo
    CS đấy nhé…

    Thành ra, cái khôn (lỏi) hay cái dại khờ, đều
    phải suy ra tự lòng mình. Lộc nghĩ sao, lộc?

  7. Cù Nhầy says:

    Tui thật sự khó hiểu nổi,
    cái anh cu phản bội Quân lực VNCH, đã bỏ chạy
    khi lính chiến còn trên chiến tuyến,

    mà nay ba hoa hô hào viết quân sử…đào ngũ ?

    Cứ có ăn, là tên phản quốc này sà vô. Anh cu ta
    về VN liên lạc với Đỗ Mười làm chi?–Kiếm ăn!

    • Diệp Hòang says:

      Tôi là vợ 1 người tù CS, chồng tôi mất trong trại tù khổ sai CS sau 12 năm tù. Tôi và các cháu sang được Mỹ theo diên HO. Tôi không óan trách những người đi truớc khi Miền Nam thất thủ. Tôi không muốn họ bị rơi vào tay giặc như chồng tôi. Tôi chỉ óan trách những người đã đi thóat mà nay lại tiếp tay với CS, bán đứng anh em, đồng ngũ.
      Xin quý vị đừng vì chỉ nhìn cái tựa ông GC viết là “Khói Hương Quân Sử” mà tưởng các bác, các chú ấy viết Quân sử. Cuốn sách đó là Lược Sữ, không hiểu sao ông GC lại méo mó hay đánh vần sai lại viết thành quân sử mà còn thêm chữ khói hương vô làm gì, với mục đích gì…mọi người chắc cũng đóan ra ?.
      Khi đọc thấy chữ khói hương tôi thấy thật bất nhẫn trong lòng. Thôi chúng ta bị mắc mưu ông GC rồi!!!
      Tôi đã đọc cuốn sách đó. Các bác và các chú soạn ra cuốn đó không nói về các trận đánh, đa số là nói về sư hình thành quân đội VNCH hơi giống 1 cuốn niên giám quân đội. Các bác và các chú ấy không ai đi năm 1975, các chú và các bác áy nay đã lớn tuổi, người nào cũng bị đi tù từ 10 tới 13 năm.
      Tôi đã đọc và đang có cuốn sách ấy trong tay, cuốn ấy không phải Quân Sử, cái tựa rất to đề Lược Sử. Không hiểu mọi người quên tiếng Việt rồi sao. Không phân biệt nghĩa chữ Quân Sữ và Lược Sử nữa. Bị ông GC cho vô xiếc rồi.

      • Người San Jose says:

        Tôi ũng-hộ ý-kiến của Diệp Hoàng.
        Chử lược-sử và quân-sử có ý-nghỉa khác nhau rất rõ.
        Lược-sử là bõ bớt những cái không quan-trọng,chĩ ghi chép phần chính-yếu.
        (Như Việt Nam sử-lươc của Trần-trọng-Kim.)
        Quân-sử thì phãi ghi-chép đầy-đủ,nếu bõ sót là do tắc-trách hoặc thiếu kiến-thức.
        (Như Việt-sử thông-giám cương-mục.)
        Chử khói hương gợi nhớ đến tang-ma, chết-chóc,người quá-cố. Hoặc thần, thánh,
        tiên,phật.Nhưng ở đây không có thần,thánh,tiên,phật. Vậy thì chĩ còn tang-ma, chết-chóc. Kễ cũng buồn cho quyển lược-sử quân-đội. Ô-hô! Ai-tai! Tại ai ?

        Người San Jose

    • Khiêm Nguyễn says:

      Ông GC ghê quá ta ơi. Không chào quốc kỳ VNCH, không hát quốc ca VNCH khi ông ta khai trương gì gì đó năm 2011 thì ông GC lộ chân tướng rồi. Về VN gặp Đỗ Mười thì quá lắm rồi. Xin mọi người cảnh giác ông GC.
      Ông ta lần này lai cả gan dám đổi cả tựa cuốn sách LSQLVNCH, còn thêm chữ Khói Hương một cách tàn nhẫn như vậy. Tôi đã nghi ngờ ông ta khi đọc cái tựa ông GC viết.

  8. Thaophuong says:

    Cuối cùng cho …1 cái comment
    Tôi không bênh vực : ” Người ở lại ” cũng không đã kích vì dù sao người ở lại cũng có lý của chính mình .Người may mắn thì đã ra khơi và thoát nợ .. Có1 cuộc sống đở khổ hơn bị VC bắt vào trại Cai tạo … Ngày còn bị kẹt .. Tửng đến trường với cái lý lịch là con SQ QLVNCH …các vị có biết lả tôi vả những bạn cùng cảnh ngộ đã chịu nhiều bất công như thế nào không .. Mai đến khi thi vào đại học dù điểm thủ khoa Nhung vẫn bị trả về địa phương quản lý …
    Cha tôi đã mất tích cùng những chiến hữu khác , nghĩa là chết .. Là tự sát để khỏi sa vào tay giặc vì thế diện HO không mang chúng tôi ra đi thuận tiên .. Ngươc lại .. Vượt biên trong muôn vàn gian nab khổ ải .. Có người rơi vảo tay Hải tặc phải bỏ mình hay làm mồi cho cá …
    Nhiều sĩ quan , nhiếu tướng tá đã hy sinh
    Gia Đình thì bị đuổi ra khói nhà .. Phải sống lăng chiên khắp chốn bụi đời .. Hết vùng kinh tế mới nảy đến vùng kinh tế khác …
    Những ai may mắn hơn xin mờ rộng trái tim
    Một lời chia buồn .. Môt lời cám ơn cho những chia sẽ và thông cảm !!!!!

    • Hiền Phan says:

      Tôi không hiểu Thảo Phương có đọc kỹ phần viết của anh chàng” Người ở lai ” không?. Anh ta đả kích cả cờ vàng, ngọn cờ mà bao nhiêu người đã phải đổ máu cho ngọn cờ đó, kể cả cha của Thảo Phương…tất cả sẵn sàng hy sinh vì màu cờ, sắc áo.
      Vậy anh ta là ai?.
      Tại sao không được viết lược sử về QLVNCH?. Phải chăng các bác , các chú viết sự thật về màu cờ sắc áo của QLVNCH thì người ở lại mất ngủ vì thấy mình tự thẹn với lương tâm khi hằng ngày người ở lại vẫn đứng chào lá cờ máu của kẻ thù phương bắc, kẻ đào mổ mả cha ông, dâng đất tổ tiên cho ngọai bang…
      Do đó người ở lại muốn không ai được nhắc tới cờ vàng và QLVNCH, người ở lai muốn bôi xóa đi 1 giai đọan lịch sử. Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử, không ai có thể viết sai được.

  9. Quang Minh says:

    Lịch sử VN có bao nhiêu anh hùng phải bại ? Đặng Dung với câu :
    Thù trả chưa xong đầu đã bạc.
    Mài gươm dưới nguyệt đã bao rày. Có ai đọc 2 câu thơ này mà nhẩn tâm cười chê cái bại của Đặng Dung không ? Khi nhỏ đọc 2 câu thơ này tôi phải khóc.
    Nguyễn Phi Khanh bị đi đầy , Nguyễn Trải theo khóc, ai có thể cười cái bại của NPK ? Họ bại nhưng lịch sử vẫn trang trọng nhắc đến. Kẻ hậu sinh đọc đến phải ứa nước mắt thương họ, thương cho dân tộc VN quá điêu linh. Còn nhiều nữa : Trương Minh Giảng mất thành phải uống thuốc độc, Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài, Trưng Trắc, Trưng Nhị tự vẫn, Bùi Thị Xuân voi dày, ngựa xé ! Bại nhưng lại là bài học cho hậu thế vững tin để phải tiếp tục đứng lên. VNCH bại ? Hãy nhìn màu cờ của họ trở thành 1 biểu tượng cho cuộc đấu tranh dân chủ ! 37 năm qua họ đã viết không ngừng nghỉ chỉ vì 1 mục đích duy nhất là thắp sáng ngọn lửa dân chủ cho nhân dân VN vốn đã bị dập tắt nghiệt ngã . Và này, những LTCN, CCHV, Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày,….. Bùi Hằng, Việt Khang, v.v.và v.v….những con người dũng cảm ấy vẫn tiếp tục nuôi dưởng ngọn lữa dân chủ, quyết 1 ngày nào đó sẽ rực sáng nơi quê hương ! Hãy vững tin.

    • Cám ơn Ông Minh,
      Khâm phục ông về lịch sử dân tộc VN. Sau 1975 chúng cháu không có được hoc lịch sử. Cám ơn đã cho chúng cháu hiểu về sự oai hùng của dân tôc VN qua từng giai đọan thăng trầm của đất nước.

    • Đại ngôn says:

      Lấy màu cờ vàng làm biểu tượng cho đấu tranh vì tự do và dân chủ . Câu nói này rất đúng . Đúng cho những ai còn tin tưởng ở cờ vàng , ở VNCH . Nhưng chắc rằng không đúng cho tất cả mọi người Viêt Nam hiện nay .

      Những người như Lê Thị Công Nhân , Cù Huy HÀ Vũ , Điếu Cày , Bùi Hằng , Trần Huỳnh Duy Thức , Lê Công Định , Nguyễn Chí Trung …vv.. , cũng như nhiều người khác hiện nay đang đấu tranh với CS , có chắc gì họ chấp nhận lấy cờ vàng làm biểu tượng hay không ?

      Có một sự thật phải nói lên đây . Hình ảnh cờ vàng và quân phục của những người lính VNCH đã bị lợi dụng để khoe Trương một cách không Cần thiết , cho những hình thức chống đối lẫn nhau giữa các phe nhóm hội đoàn , vô tình đã làm mất đi cái giá trị xương máu của nhiều người Việt Quốc gia đã đóng góp .

      Một chế độ đã đi vào quá khứ , chẳng khác gì ” Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo , nền củ lâu Đài bóng tịch Dương ” , còn ráng níu kéo ích gì ? Sao không thể là khói hương cho một thời trong lịch sử Việt , sao không để yên để được ngưỡng mộ và kính trọng .

      Không lý nào người Việt Quốc gia lại nhiễm căn bệnh tuyên Dương thành tích !!!

      • Khiêm P Nghiêm says:

        Thưa ông Đại Ngôn, tôi đồng ý với cái hiểu biết kém cỏi của ông. Lê Thi Công Nhân hay Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định…họ Đâu biết cờ vàng là gì, họ có lẽ cũng chưa thấy lá cờ vàng nữa. Bởi họ đang ở VN, chưa được thở hay sống dù 1 ngày duới chế độ VNCH, chưa bao giờ được thở không khí tự do, thế mà họ bị ức hiếp tới phải cất tiếng nói và bị đánh đâp tù đầy.
        Vậy những người như ông đã được thở không khí tự do, đã mang ơn mưa móc của Miền Nam sao lai vô ơn với ngọn cờ vàng và những người lính VNCH. Phải chăng ông là kẻ vô ơn. VNCH và lá cờ vàng( bao nhiêu xuơng máu của đồng bào miền Nam chúng tôi đã đổ ra vì lá cờ vàng) VNCH là 1 giai đọan của lịch sử tai sao các ông cấm nhắc tới.
        Không ai có thể viết lịch sử mà dám cả gan bỏ qua giai đoạn VNCH, chỉ có bon, sử nô ngòai Hà Nôi mới giám làm thôi. Lịch sử vẫn là lịch sử.

      • Kính chào ông Đại Ngôn,
        Xin thưa với ông rằng lá cờ vàng 3 sọc đỏ đã được thế giới công nhận là lá cờ của Quốc Gia Việt Nam từ ngày 12 tháng 6 năm 1948, dưới sự lãnh đạo của quốc trưởng Bảo Đại ( lúc đó chưa có nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa).
        Sau năm 1975 lá cờ máu( cờ đỏ sao vàng) mới được thế giới công nhận.
        Nước Việt Nam từ trước đến nay chỉ có 2 lá cờ: cờ vàng đại diện cho người quốc gia, cờ đỏ của VC. Ông không công nhân cờ vàng là lòi cái đuôi VẸM ra rồi.

  10. Người ở lại says:

    Không làm tròn nhiệm vụ , để miền Nam lọt vào tay CS . Không tiếp tục bền gan chiến đấu . Các cấp lãnh đạo miền Nam sau những năm tháng tù đày , hầu như tất cả đều chạy ra khỏi VN . Phó mặc đồng bào và binh sĩ ở lại cho CS hành hạ .

    Giờ đây , sau 37 năm định cư ở nước ngoài , đời sống ổn định ….! còn muốn khói Hương quân sử , liệu có xứng đáng hay không ? Người miền Nam trước năm 75 còn ở lại trong nưức , sẽ nghỉ gì về cờ vàng và những con người hùng dũng năm xưa ?

    Ơn nghĩa hay bạc tình ? Anh hùng hay bạc nhược ? Nếu nói rằng thế thời phải thế , sao không im lặng may ra còn có thể ngữa mặt nhìn đời .

    • Minh Pham says:

      Xin thưa với người ở lại. Tại sao anh ở lại VN ?. Khi cả nước đã ra đi. Không vượt biên thì sau năm tháng tù đầy, người dân VN cũng tìm mọi cách ra đi. Dù phải chết, hay bị VC bắt lại họ cũng chọn con đường đi tù thêm 1 lần nữa. Nếu đi được cái cột đèn cũng đi!!!.
      VC chiếm Miền Nam, cả nước đi tù, không nhà tù lớn cũng vô nhà tù nhỏ.
      Gia đình chúng tôi phải liều mạng ra đi trên biển cả, tìm cái sống trong cái chết. Đánh đổi mạng sống mình để chỉ mong hít thở được không khí tự do. Tôi đã có 2 cháu nhỏ chết trên biển, gia đình tôi đã phải trả 1 giá quá đắt, chỉ vì hai chữ tự do!!!
      Anh ở VN mà không dám lên tiếng cho những đồng bào đang bị đàn áp bởi bon cầm quyền tại Hà Nội thì đừng chê trách ai.
      Tôi đã đọc cuốn LSQLVNCH, không như anh đã nói, anh không đọc nên không biết gì, chỉ đóan mò, nói tầm bậy, tầm bạ, phá rối. Anh càng nói người đã đọc sẽ càng cười anh, anh càng lộ chân tướng hơn.
      Anh tự vắt tay lên trán mà nghĩ: bản thân anh đã làm gì được cho quê hương, đất nước của anh. Anh có biết, vì miếng ăn mà anh đang làm cái nhiệm vụ tâng bốc bọn CS đang cướp đất cướp nhà đàn áp người dân tai VN. Người bị đàn áp, tù đầy là ai?. Là anh em, con cháu của anh đó anh à. Lương tâm anh phải rõ anh hơn ai hết. Xin đừng bán rẻ lương tâm.

    • Tâm Lê says:

      Người ở lại ơi, anh nói hay quá. Anh đã làm gì được cho đồng bào của anh. Anh có dám đứng chung hàng ngũ với những người dân đang bị VC chiếm nhà…
      Hay anh chỉ đang tiếp tay cho bọn CS, dâng đất cho đàn anh xã hôi chủ nghĩa của các anh. Thật hổ thẹn cho anh !
      LSQLVNCH chỉ nói 1 giai đoạn trong lịch sử, chả tâng bốc ai. Anh chưa đọc thì đừng lên tiếng, vì anh đang ở VN thì làm sao VC cho đọc. Không được đọc thì không biết gì các chú và các bác viết trong đó.
      Tốt nhất là: biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cửa mà nghe. Nhé người ở lai.

    • ABC says:

      Thưa anh!
      Cay đáng thì anh (và tôi)nói thế,chứ cái vận nước ta lúc đó nó đã đến ngày tàn,nếu nói về phần lỗi thì tất cả mọi người,từ dân ,quan,lớn bé đều có lỗi,và không phải ai ai cũng chạy (được) cả đâu,36 ông tướng,460 đại tá,cấp úy thì gần trăm ngàn đã ở lại và chịu vào tù,trong đó có anh và tôi đó thôi !
      Bây giờ nếu moi chuyện củ ra mà trách móc,thì thằng hưởng lợi sẽ là bọn CSVN !
      Chúng ta hãy đoàn kết lại ,thời gian không còn nhiều !
      Kính.

    • Xuân Lê says:

      Tôi thấy ” người ở lại” là 1 tên hèn nhát. Ở lại mà đánh phá người quốc gia thì có gì là hay ho đâu mà khoe khoang?.
      Người xưa có câu: ĐỪNG LẤY THẮNG BẠI MÀ LUẬN ANH HÙNG. Đối với lịch sử, VC tuy thắng nhưng chỉ là thằng hèn, Quốc Gia tuy thua những vẫn anh hùng.

    • Lân Phan says:

      Tôi biết chắc ông chưa hề đọc 1 chữ trong cuốn LSQLVNCH nên mới có lời lẽ như vậy. Ông chỉ đánh phá người quốc gia theo chỉ thị của VC mà thôi. Tôi là người lớn lên sau năm 1975, nên không biết nhiều về những gì trước đó. Đọc cuốn sách này tôi đã khóc thương cho những người lính VNCH đã tuẫn tiết sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngòai 5 vị tướng lãnh mà chúng ta được biết đến, còn có anh binh nhì Hồ Chí Tâm tuẫn tiết tại Cà Mâu, cả gia đình Thiếu Tá cảnh sát Đặng Sĩ Vinh gồm 11 người đã tự vẫn sau ngày Quốc Hận đó. Đây chỉ là 1 phần nhỏ trong cuốn sách dầy 900 trang.
      Tôi xin chân thành cảm ơn các soạn giả đã bỏ công sức trong 8 năm trời để hòan thành cuốn sách giá trị này.
      Nhờ đọc cuốn sách này, những người trẻ như chúng tôi mới biết được sự thật về QLVNCH, chúng tôi không còn tin những điều gì mà bọn VC bắt chúng tôi phải học khi còn ngồi trên ghế nhà trường nữa.

    • Builan says:

      Thưa chuyện với
      Người ở lại says:

      ” ..Không làm tròn nhiệm vụ , để miền Nam lọt vào tay CS . Không tiếp tục bền gan chiến đấu . Các cấp lãnh đạo miền Nam sau những năm tháng tù đày , hầu như tất cả đều chạy ra khỏi VN . Phó mặc đồng bào và binh sĩ ở lại cho CS hành hạ .
      _ Tôi công nhận caí ĐÚNG cuả anh ở phần trên !
      NHƯNG ,
      Thưa anh : Vận nước thăng trầm, con dân chung chiụ ! Đâu phaỉ chỉ riêng anh ?
      * Tôi không là gì cả ! Là người chiụ chung số phận với anh, như anh – từng ở lại nhu anh – chiụ bao nhiêu khổ nhục đoạ đày (dám chủ quan cay đắng khổ nhục hơn anh nhiều ) !!! Nhiều gia đinh phân ly tan nát..mất chồng mất cha , mất vợ !!!!! kể sao cho hết , thưa anh ? !!!!

      ** Trên trang WEB nầy tôi là người đọc như anh ! Khác chăng là không sân hân, cau có , hận thù oán trách, miệt thị…!!!
      Tôi không có khả năng viết ! tôi VỊN vào những baì viết, ý kiến làm rung động lòng mình

      ** Tôi mời anh đọc COM cuả Quang Minh và Trí Nguyễn (ngay bên trên) – Thực sự đã làm tôi XÚC ĐỘNG muốn khóc !

      Minh Phạm và Tâm Lê góp ý với anh nữa kià !
      Hỏi anh có chiụ khó đọc – bình tỉnh- lắng hồn suy nghĩ không ??

      *** Phần tôi , tôi trân trong cảm ơn tất cả- những người có tâm hồn , trí tuệ , sáng suốt công bình, khách quan – trên vị trí cuả người đọc !
      _Có loaị NGƯỜI ĐỌC nào laị cố tình NHỤC MẠ người viết – người điểm sách
      Miệt thị TÁC GIẢ, TÁC PHẨM một cách vô cớ -nhằm thoả mãn sân hận cuả mình- tiếp tay cho bọn “TRÍ CAO” dưạ hơi đánh trôm, chọt lắng ???

      Hy vọng không làm anh phật lòng ! Nhận ra lẽ phải và sự thật . Thấy dược nỗi đau chung – chia xẽ nôĩ buồn hện taị … SUY VONG !!!
      Tôi viết rất thật lòng ! Không then với lương tâm !
      Chào trân trong

    • Dao Cong Khai says:

      Trả lời Người Ở Lại:

      Tôi cũng từng bị ở lại như you, cũng bị mất hộ khẩu, mất nơi cư trú, phai đi kinh tế mới như nhiều người. Theo tôi, những người họ ra đi được là vì họ có cái số được đi. Tôi cũng từng hận đời như you khi mình còn bị kẹt ở lại, cũng không có tiền để đi một cách dễ dàng (tôi đã phải trả giá rất đắt cho việc vượt biên của mình); nhưng dù có hận đời thì tôi cũng không thể oán trách hay đổ lỗi cho những người lính. Cấp chỉ huy quân đội VNCH cũng có những người thiếu trách nhiệm hoặc phản dân hại nước, như Dương Văn Minh chẳng hạn. Cái đó, những cá nhân đó, tôi vẫn chửi, nhưng ta không nên có thái độ vô ơn đối với tập thể quân đội và các cấp chỉ huy quân đội VNCH.

      You tiếc là you không đi lọt, rồi you oán trách những người ra đi; điều đó rất phi lý. Cái số của you không đi nổi thì you hãy hỏi ông trời. Đâu phải những người giầu là đi được và những người nghèo thì phải ở lại. Thiếu gì người họ gặp may mắn đi vượt biên không tốn 1 cắc, và vô số người vàng đầy mình thì lại chết thảm khi ra đi!

      Tuy nhiên you ghen tị với người ta cũng vì một yếu tố là họ để VNCH bị mất. Có nghĩa là you đã thừa nhận rằng sống dưới chế độ VNCH là hạnh phúc rồi. Vậy thì xin hỏi you trước năm 1975, ai đã giúp giữ vững VNCH để you có được những hạnh phúc mà bây giờ you oán trách nó đã bị họ làm mất. Ít nhiều thì chế độ là các chiến sĩ, sĩ quan VNCH cũng đã giữ nước được 21 năm để you có cơ hội hưởng hạnh phúc và hiểu đúng được ý nghĩa của tự do hạnh phúc đó trước khi you bị VC bóc lột. You cần phải cảm ơn họ vì những tháng ngày tự do trước khi VC nhuộm đỏ vùng đất đó chứ.

      Gia đình tôi cũng chẳng có ai dính vào quân đội VNCH cả, nhưng tôi cũng cần và muốn có cuốn sách đó để tìm hiểu thêm tiểu sử những đơn vị trưởng và sự tổ chức của quân đội VNCH. Tôi nghĩ họ làm là để thông tin cho thế hệ sau tìm hiểu chứ không nhằm mục đích “khói hương quân sử” gì cả!

Leave a Reply to Diệp Hòang