WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Euro 2012: Trận đấu Nga – Ba Lan, bóng đá và lịch sử

Cảnh sát Ba Lan giữ trật tự cho cổ động viên Nga tuần hành tới trận đấu, Warsaw 12/6 - Ảnh: TVN24

 

Chi 70 tỷ tiền Ba Lan (tương đương 20,5 tỷ USD) cho 83 dự án phục vụ Cúp Euro 2012, được tổ chức cùng Ukraine, Ba Lan đã nỗ lực suốt mấy năm qua để chứng minh năng lực của mình trước cộng đồng quốc tế.

Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi hệ thống cộng sản châu Âu sụp đổ, một cuộc tranh đua quy mô toàn châu lục diễn ra trên hai quốc gia cựu cộng sản.

Khoảng một triệu khách thập phương tới Ba Lan dễ dàng nhìn thấy những tấm áp phích lớn trên đó có những khuôn mặt được vẽ màu cờ các nước tham gia Euro 2012 và dòng chữ: “Feel Like At Home”!

Người Ba Lan rõ ràng muốn được nhìn nhận như một chủ nhà hiếu khách và có trách nhiệm. Nhất là trước khi vào giải một số tờ báo nước ngoài viết về tình trạng kỳ thị chủng tộc ở Ba Lan và nạn bạo lực của cổ động viên Ba Lan (trong các giải câu lạc bộ).

Sau hai ngày thi đấu đầu tiên, ngày 8 và 9/6, Tổng biên tập Newsweek, ấn bản tiếng Ba Lan, Tomasz Lis, viết: “Đến giờ này, Euro 2012 rất tốt. Trên sân chúng ta có kết quả hoà, nhưng quan trọng hơn, chúng ta đã giành chiến thắng trong trận đấu quan trọng nhất: ở ngoài sân. Các báo lớn trên thế giới viết về chúng ta tích cực và hài lòng”.

Ông hy vọng những ngày tới sẽ tiếp tục tốt đẹp, nhưng không khỏi lo ngại về trận Ba Lan – Nga vào ngày 12/6.

Bi kịch lịch sử

Lịch sử giữa Nga và Ba Lan, đặc biệt trong giai đoạn tồn tại của Liên Xô, có nhiều bi kịch.

Năm 1920, với một lực lượng áp đảo, Liên Xô tiến công xâm lược Ba Lan. Cuộc phản công đánh bại Liên Xô dưới sự chỉ huy tài tình của thống soái Josef Pilsudski được người Ba Lan gọi là “điều kỳ diệu trên dòng sông Vistuyn”. Đây là một trong những nỗi nhục của nước Nga.

Ngày 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan, mở đầu Thế chiến II, thì ngày 17/9/1939, Liên Xô cho quân đánh chiếm phía Đông Ba Lan theo một thoả thuận ngầm với Hitler: Molotov-Ribbentrop Pact.

Trước tình thế đó, khoảng 22 ngàn binh sĩ Ba Lan đã bỏ súng đầu hàng Nga.

Ngày 5/3/1940, Bộ Chính Trị Liên Xô và Stalin chấp thuận đề nghị của Tổng thanh tra Bộ Nội vụ L. Beria, bắn bỏ 22 ngàn binh sĩ Ba Lan tại rừng Katyn vì “không nhìn thấy sự hối cải của kẻ thù đối với lãnh đạo Xô Viết”.

Và thế là, vào ngày 22/3/1940 một trong những cuộc thảm sát có kế hoạch lớn nhất trong lịch sử Ba Lan và thế giới trong thế kỷ 20 đã xảy ra.

Norman Davies, sử gia Anh, đã nói trên nhật báo Ba Lan Dziennik:

“Một số vấn đề lịch sử của Ba Lan cho đến ngày hôm nay bị làm ngơ khủng khiếp ở phương Tây. Câu hỏi đặt ra là làm sao đánh động được hàng triệu người không phải là kẻ thù của lịch sử Ba Lan, mà đơn giản là họ không biết gì cả. “Katyn” không hợp với sự mường tưởng của họ về Thế chiến II: phía Thiện, tức là những người chống lại Đức Quốc Xã III – và chỉ một phía Ác: phát xít Hitler. Sự thể là, trong cùng thời gian ấy còn một bạo chúa hãi hùng khác, đó là Liên Xô – mà trong thực tế người ta có biết đến nhưng rất hời hợt. Sau khi Đức đổ bộ, Ba Lan còn bị cả quân Xô Viết tấn công”.

Sau Thế Chiến II, ba cường quốc Anh, Mỹ và Liên Xô đã gạt Ba Lan qua vùng ảnh hưởng của Liên Xô.

Gần nửa thế kỷ, từ năm 1944 tới năm 1989, dân tộc Ba Lan cay đắng với thân phận vừa thoát khỏi ách phát xít thì rơi vào ách của hệ thống toàn trị cộng sản do Liên Xô đứng đầu.

Xát muối vào vết thuơng

Hai tuần trước khi vào giải Euro 2012, đại sứ quán Ba Lan tại Nga khuyên cổ động viên Nga trên lãnh thổ Ba Lan không nên mang theo các biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản, một mặt gây phản cảm với người Ba Lan, mặt khác hiến pháp Ba Lan cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, phát xít và phân biệt chủng tộc.

Sự việc này đã gây sóng gió trong dư luận Nga.

Trên một số blog tiếng Nga có lời đe doạ người Nga sẽ tràn ngập áo đỏ với dòng chữ CCCP (viết tắt tiếng Nga tên Liên Xô), cờ búa liềm và những chiếc máy bay giấy sẽ ào ạt từ khán đài bay xuống sân.

Lời đồn đại cuối cùng được xem là sự khiêu khích trắng trợn nhất, xát muối vào vết thương chưa lành. Đó là sự ám chỉ thảm kịch trong đó vợ chồng Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski cùng 95 người khác đã chết trong một tai nạn máy bay vào ngày 10/4/2010 khi bay qua Nga làm lễ 70 năm vụ thảm sát 22 ngàn binh sĩ Ba lan tại rừng Katyn.

Tai nạn này là tổn thất đau thương vô tiền khoáng hậu của Ba Lan. Trong số người tử nạn, ngoài vợ chồng tổng thống, còn có nhiều bộ trưởng, dân biểu, quan chức cao cấp và toàn bộ tướng lĩnh chỉ huy các binh chủng của Bộ tham mưu quân đội Ba Lan.

Cuộc điều tra tại nạn kết hợp giữa Ba Lan và Nga rất phức tạp, kéo dài, đôi khi có những kết luận tiền hậu bất nhất, và hậu quả của chung của nó đã chia rẽ sâu sắc dân chúng Ba Lan. Trong đảng PiS, một đảng đối lập lớn nhất Ba Lan hiện do người em song sinh của tổng thống tử nạn làm chủ tịch, không ít tiếng nói nghi vấn công khai về một vụ mưu sát.

Rồi vụ cổ động viên Nga hành hung tình nguyện viên Ba Lan hôm 8/6 sau trận đấu với CH Czech tại thành phố Wroclaw, càng ném thêm dầu vào ngọn lửa kích động sự phản ứng tiêu cực của cổ động viên Ba Lan.

Tuy nhiên những người chịu trách nhiệm của cả hai phía đã cố gắng làm dịu tình hình.

Liên đoàn Cổ động viên toàn Nga đã xin phép thành phố Warsaw cho năm ngàn cổ động viên Nga tuần hành trên đường phố tới sân vận động nhân ngày lễ độc lập của họ – Ngày 12/6/1990, nước Nga bấy giờ thuộc Liên Xô, đã tuyên bố độc lập chủ quyền. Thị trưởng Warsaw đã trả lời rằng một cuộc đi bộ tập thể với lộ trình mà người Nga đề nghị không cần phải xin phép vì các khán giả khác cũng đi như thế tới sân vận động, và thành phố sẵn sàng giúp đỡ họ bảo vệ an toàn.

Trong khi đó, ngày 10/6, huấn luyện viên đội tuyển Nga đã đến đặt vòng hoa dưới tấm bia trên tường Dinh Tổng thống Ba Lan, chỉ cách mấy chục mét tới Hotel Bristol nơi đội tuyển Nga cư trú, để tưởng niệm cố tổng thống bị tử nạn máy bay Ba Lan L. Kaczynski.

Mặc dù khen ngợi thiện chí của huấn luyện viên Nga, một thành viên của đảng PiS nói rằng, người Nga không nên tuần hành trên đất Ba Lan, vì như thế chẳng khác gì người Đức tuần hành trên thủ đô Tel Aviv của Israel.

Cũng ngày 10/6, trang web chính thức của UEFA thông báo tiến hành các thủ tục kỷ luật đối với Liên đoàn Bóng đá Nga vì những hành vi không thích ứng của cổ động viên Nga sau trận đấu với CH Czech.

Dư luận cho rằng, thông báo của UEFA như một sự răn đe cổ động viên Nga trong ngày diễn ra trận đấu Ba Lan – Nga.

Chuyện gì tới đã tới

Hàng ngàn cảnh sát đã bảo vệ cổ động viên Nga tuần hành tới sân vận động. Cuộc tuần hành nói chung là hoà bình.

Tuy nhiên vẫn xảy ra vài vụ đụng độ nghiêm trọng ngoài sân cỏ trước cuộc thi đấu buộc cảnh sát phải can thiệp.

Báo chí đồng loạt viết rằng cổ đổng viên Ba Lan gây hấn trước. Nhưng cũng có dư luận cho thấy có cả sự khiêu khích của một số ít người Nga. Kết quả: 150 người Ba Lan và Nga bị cảnh sát bắt giữ, 10 người bị thương, trong đó có 7 người Ba Lan, 2 người Nga, 1 người Đức.

Tôi cho rằng, trong một bầu không khí căng thẳng như đã phân tích, thật khó có thể tránh được xô xát giữa một số cổ động viên quá khích.

Hậu quả đáng buồn trên đây không thể đổ lỗi hết cho một bên nào, và càng không thể nói về thái độ thù địch giữa người Ba Lan với người Nga. Chính phủ cầm quyền hiện nay chủ trương quan hệ tốt đẹp với Nga. Xã hội Ba Lan nói chung không có tư tưởng kỳ thị, thậm chí giới trẻ rất cởi mở, thân thiện với người nước ngoài.

Trên sân cỏ đã diễn ra một trận đấu đẹp mắt, đội Ba Lan chơi hết mình trước đội Nga nhỉnh hơn. Tỷ số 1-1 tuy không làm thoả mãn dân chúng Ba Lan nhưng phản ánh đúng thực tế và dư luận Ba Lan hài lòng với đội tuyển của mình.

Lá cờ của cổ động viên Nga tung ra vào lúc khai mạc trận đầu - Ảnh: GW

Không có sự cố nào xảy ra như lời đồn đại. Tuy nhiên, vào lúc khai mạc trận đấu, trong khi nhạc quốc ca Nga nổi lên, cổ động viên Nga đã tung ra một lá cờ khổng lồ, biểu tượng của các anh hùng Nga vào thế kỷ 17 chiến đấu với lực lượng Ba Lan – Litva. Báo Ba Lan cho rằng các hành vi khác nhỏ khác có thể xem là thuộc phạm trù cá nhân, nhưng rõ ràng đây là sự khiêu khích có chủ ý, và UEFA có thể trừng phạt Liên đoàn Bóng đá Nga về hành vi này.

Lời kết

Euro 2012 vẫn còn tiếp diễn. Đội tuyển Nga coi như cầm chắc vé tiến vào vòng trong và có thể là một trong những ứng viên vô địch của Euro 2012.

Họ còn tiếp tục ở lại trên đất Ba Lan. Nhập gia tuỳ tục. Muốn được nguời Ba Lan quý mến và mạnh tay với những cổ động viên Ba Lan quá khích, thì người Nga phải biết tự chế và tôn trọng tình cảm, tâm lý của dân nước sở tại.

Chính trị hoá thể thao đã là đáng trách, lại châm chích vào nỗi đau lịch sử, luôn có thể gây ra hậu quả đáng tiếc, khi mà quá khứ lịch sử ấy chưa được thanh toán sòng phằng.

Ngày 12/6/2012

© 2012 Lê Diễn Đức

———————————————–

* Bài viết cũng đăng trên BBC Việt ngữ và RFA Blog  tại link:

- http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/06/120613_russia_poland_euro12_history.shtml

- http://www.rfavietnam.com/node/1228

 

4 Phản hồi cho “Euro 2012: Trận đấu Nga – Ba Lan, bóng đá và lịch sử”

  1. Minh Đức says:

    Nước Ba Lan nhỏ ở cạnh nước Nga rất giống Việt Nam ở cạnh Trung Quốc. Điều khác nhau giữa Ba Lan và Việt Nam là Việt Nam có cùng văn hóa với Trung Quốc trong khi văn hóa Ba Lan ảnh hưởng của Tây phương nhiều hơn là ảnh hưởng của Nga. Thái độ của những người cầm quyền Ba Lan đối với người Nga là thái độ của những người có chủ quyền đất nước. Dân Ba Lan không bằng lòng Nga điều gì thì họ biểu lộ sự phản đối, chính phủ Ba Lan không sợ dân Ba Lan phản đối Nga làm cho chính phủ Nga phật ý.

  2. nguyen ha says:

    Chủ nghĩa Phát-xít Dức,dứng dầu là Hitler dã gây ra Vụ tàn-sát Dân Do Thái.Hitler mang trong người
    “chủ nghĩa Dân Tộc Cực doan”,cho dù là “cực doan”nhưng cội nguồn vẩn là “Dân tộc”,Vì thế ,.ngày hôm nay dân-tộc Dức dễ dàng hàn-gắn vết thương cũ với Do Thái.Lời xin lổi dã gởi dến Dân tộc Do thái từ lâu rồi và dích thực có “hiệu nghiệm”,trong ý-nghĩa của lời Xin lổi dó,dã nói lên :Hitler chẳng qua là “dứa con hư’”của dân tộc Dức (con dại cái mang)!.Còn Nga,thời Liên-Xô chủ nghĩa CS không những dã thay thế mà còn hủy họai chủ nghĩa Dân-Tộc.Người Nga trong “máu thịt” vẩn còn không ít người cho rằng “yêu CNXH là yêu nước!!”.
    Cái quan niệm “tai ác”như vậy ,ngay ở VN ,DCS vẩn tiếp tục nuôi dưởng.Chừng nào người Nga xóa hết
    tất cả những tàn-tích CS trong Tâm-tưởng,thì khi dó “tình tự Dân-Tộc”mới nẫy mầm! Sự yêu thương giữa người và người mới Xuất hịên trên Lãnh thổ Liên Xô củ.!!Chuyện những cổ dộng viên Nga,không biết nổi
    dau của Dân tộc Ba-Lan,không làm cho chúng ta ngạc nhiên,vì có ai nói cho họ dâu mà họ biết.Coi thế
    mới biết sự di hại của CNCS là dường nào!!./

  3. Hà Huy says:

    CNCS ở nhiều nước rất tàn ác với chính đồng bào mình , tàn ác với đồng loại như Stalin với những người lính Ba Lan hay Tiệp khắc trước đây nên tại nhiều nước Đông âu ( phe ta của CSVN) nay họ rất căm thù chế độ CS , ngay trong sắc lệnh nhậm chức của nhiều nguyên thủ Quốc gia , họ tuyên bố và cấm bàn về CNXH , không được nhắc lại về chế độ CS . Đó là chế độ ưu việt hơn hẳn phương Tây của Anh Trọng tổng và Chi Doan Phó tổng .

  4. Lê Thiện Ý says:

    UEFA kỷ luật Liên Đoàn BĐ Nga là đúng đắn, hợp lý; bởi lẽ cổ động viên của họ CỐ Ý KHIÊU KHÍCH, khêu gợi trang lịch sử đau buồn. Đáng lên án nhất là họ cố tình “trương cờ buá liềm”, điểm nhạy cảm trong tâm tình dân Ba Lan, sau khi Liên Sô giết sạch 22,000 sĩ quan và binh lính của họ.
    Không thể chấp nhận chính trị ảnh hưởng tới thể thao, bóng đá !

Phản hồi