Làm báo thời thổ tả
- Liệu bài có được đăng không?
- Không biết… nhưng hy vọng là ổn. Anh TBT đã bảo là “có gì sẽ trao đổi với phóng viên trực tiếp trong ngày hôm nay”. Tinh thần chỉ là sửa bớt những chỗ quá cụ thể, còn thì sẽ đăng và phải đăng.
- Ái chà chà. Thế cơ à?
- Vì ảnh bảo, có những lúc, nếu chúng ta không nói, sẽ là có tội. Sau này về già, còn mặt mũi nào nhìn con cháu mà chém gió: “Ngày xưa ông làm báo thế đấy!”.
- Quá chuẩn! Thế mới là TBT chứ! Sao anh “tổng” nhà tôi không được như thế?
- Há há, lêu lêu…
- Sướng nhỉ? Đang nghĩ là nếu bài được đăng, bà con bên Văn Giang sẽ mừng lắm đây. Nhớ mua lấy mấy chục tờ mang về biếu bà con.
- Ấy, đừng vội mừng sớm… Nói thế chứ vẫn lo lắm. Đã đăng đâu, mới là “sẽ đăng” thôi. Mà đưa một bài lên, bị thổi còi ngay chẳng hạn, là xong…
“Ngày xưa ông làm báo thế đấy!”.
Mô típ “chúng ta nói gì với con cháu chúng ta” hẳn là đã được sử dụng nhiều trong văn học, sách báo, phim ảnh. Như nhà văn Phan Tứ (1930-1995) viết trong tiểu thuyết nổi tiếng “Mẫn và tôi” về tình yêu thời chiến tranh: “Bầy cháu nội ngoại sẽ nghe tôi kể: “Ông gặp bà giữa hồi núi sụp rầm rầm, nước dâng như chưa hề ghi trong sử sách…”. Chúng cười khì, tưởng tôi mượn chuyện thời vua Hùng. (…) Đành vậy, lớn lên chúng sẽ biết, sẽ nhớ. Tôi phải giúp chúng nhớ. Đừng để những bông hoa mai sau tự rứt mình ra khỏi cây vì không muốn dính dáng với bầy rễ cắm vào bùn”.
“Đánh Chu Lai, chắc Mẫn lại kẹp cácbin đưa các anh đặc công lội trắng đêm trên cát và đời nào em tôi chịu vắng bóng trong đợt pháo hoa cuối cùng. Tôi chia lửa cho Mẫn là phải, riêng tây gì đâu. Phải không em, Mẫn, dù anh đi khắp chân trời góc biển, mỗi lần ra trận chúng mình lại gặp nhau; có phải lúc này em đang quấn quít bên anh, em gần đến nỗi anh chỉ đẩy ngón tay đặt nên tim là nghe ngay tiếng người thương rủ rỉ trong tai, kể rằng quê ta thắng Mỹ rất ngon, và hai đứa mình là bông bạc vẫy hai ngón giữa dòng?”.
Nghe nhà văn viết những dòng thủ thỉ, thấy tình yêu của hai nhân vật chính – Mẫn và Thiêm – sao mà đẹp đến lý tưởng. Đúng là cuốn tiểu thuyết “một thời khuấy động hàng triệu con tim”, cũng chẳng khác gì “những nhạc phẩm lừng danh của Trịnh Công Sơn”, “đầy phẫn nộ, khát khao cho một niềm hy vọng chung của cả dân tộc”… (*)
Lũ nhà báo bây giờ sau này kể lại cho con cháu nghe chuyện làm báo của mình thời nay, sợ rằng không được đẹp như thế. Nó thảm hại hơn nhiều, lố bịch hơn nhiều, hèn nhát hơn nhiều…
Nó là câu chuyện của những nhà báo hễ xuất hiện ở điểm nóng nào là chỉ đi cùng “lực lượng chức năng”, áo nhiều túi, máy ảnh trước ngực, vẻ mặt nghiêm trọng. Cũng là câu chuyện của những phóng viên về Văn Giang lúc xế chiều để chứng kiến một cánh đồng tung tóe, cây cối đổ nát nghiêng ngửa. Dân quê thấy người lạ vào, chẳng ai buồn ngẩng lên, vẫn cắm cúi đào bới, nhặt nhạnh, xúc, đổ đất… Nhưng đến khi thấy “người lạ” lúi húi lấy máy ghi âm, sổ và bút ra, thì họ vây lấy thẫn thờ: “Sao đến giờ nhà báo mới về? Mất rồi. Mất hết rồi!”.
Rồi họ nhất định kéo nhà báo vào nhà, để họ pha trà, mời nước, và nghe họ kể lể chuyện “mất hết rồi”. Hàng xóm lục tục kéo đến, người nào cũng phải xán lại, nhìn, chạm tay vào áo khách một cái, khẩn khoản: “Nếu nhà báo giúp được chúng tôi đòi lại được đất, thì chúng tôi mang ơn nhà báo suốt đời”. Màn đêm buông xuống, trai tráng trong làng rầm rập đưa xe máy hộ tống nhà báo về. Người dân nông thôn bao giờ cũng là vậy, họ có thể khôn ngoan hay thực dụng, nhưng vẫn có cái hồn hậu chất phác – nên không để ý thấy nhà báo đang cúi gằm mặt, lủi thủi rời khỏi hiện trường.
Và từ ấy, ngày nào họ cũng ngong ngóng ra bưu điện huyện, chờ xem có báo nào đưa tin, viết bài “về xã mình” không. Những mảnh báo hiếm hoi nhắc đến vụ việc của làng họ được photocopy ra hàng chục bản, và truyền tay nhau nhiều quá, đã nát ra rồi…
Họ không nhìn thấy cảnh nhà báo phóng xe máy rời làng, đầu cúi gằm. Họ cũng không biết đến chuyện, có những lần, nhà báo về làng khi trời vẫn còn chưa tối. Trên đường đi, dưới ánh hoàng hôn, cây lá trong vùng vẫn xanh biếc như thế, triền đê vẫn mườn mượt cỏ, gió vẫn lồng lộng, và nhà báo dở hơi bỗng nghĩ tới lời thề của danh tướng Trần Quốc Tuấn thời xưa: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, quyết không về bến sông này nữa”. Thì chúng cháu cũng vậy, Hưng Đạo Đại Vương ơi! Chúng cháu cũng muốn đứng trên đê, nhìn xuống cánh đồng xanh mượt mà thề: “Chuyến này không đăng được bài, quyết không về chốn này nữa”. Nhưng nói vậy thôi, chúng cháu sao dám gở miệng như thế – vì chúng cháu hiểu, sẽ còn nhiều, rất nhiều những vụ cưỡng chế đất đai, những bạo lực, đổ máu, hận thù, bất mãn… mà nếu còn nghĩ tới chuyện làm báo thì còn phải chứng kiến, và viết. Không ở đây thì cũng ở nơi khác mà thôi.
Những người dân quê chất phác. Họ chẳng biết gì tới sự căng thẳng của ban biên tập, nỗi dằn vặt của phóng viên. Họ cũng chẳng biết đến Internet, cùng những cuộc cãi vã xô xát trên đó, bảo rằng họ tham lam, đã nhận tiền rồi nay thấy ít nên lại đòi tăng, rằng họ bất mãn nên bị bọn phản động lợi dụng, rằng cưỡng chế đất đai là việc không thể tránh khỏi trên con đường phát triển của Việt Nam (chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tóm lại là “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”).
Họ càng không biết tới Hiến pháp, tới bài toán phát triển kinh tế của đất nước – toàn những thứ vĩ mô đến thế. Họ chỉ biết vào cái buổi sáng hôm ấy, hàng chục xe cam nhông, xe tải chở lính, đã “bò như cua” vào thôn làng họ, và , họ bị xô đẩy, dồn ra ngoài cái mảnh đất cho đến rạng sáng vẫn còn là của họ trong tiếng loa oang oang nhắc nhở: “Không phận sự miễn vào”. Không chống lại được thì họ cự lại, phản ứng, họ chửi, khóc, ngồi bệt, rồi lăn cả ra đấy, uất ức như những đứa trẻ bị cướp đồ ăn.
Lúc ấy, ai còn dám lý luận với họ về những vấn đề cao siêu, ví dụ, về sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất?
Nhưng nếu đặt câu hỏi ngược lại, rằng giả sử cuộc cưỡng chế diễn ra căng thẳng và khốc liệt, rồi một nhân viên công vụ bị đánh trọng thương, máu me be bét, lực lượng cưỡng chế buộc phải rút lui trong thất bại, thì có ai vui mừng hả hê với chiến thắng của “phe nhân dân” không? Câu trả lời, với những người làm báo nghiêm túc, sẽ là không. Đơn giản bởi vì người ta ai cũng xương cũng thịt. Ai cũng là tinh cha huyết mẹ mà thành.
Báo chí không thể ủng hộ, cổ vũ bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào. Một điều mà các nhân viên an ninh “ít chữ” rất hay muốn làm rõ là “Anh/chị viết bài vì động cơ gì?”. Họ không hiểu rằng với nhà báo, sự thật là tối thượng, và nếu có thể gọi đấy là “động cơ”, thì nhà báo chỉ có động cơ duy nhất là phản ánh sự thật. Đôi khi, một nhà báo viết hết, phản ánh hết – đúng 100% – những gì một bên đưa ra (ý kiến, bằng chứng…), mà vẫn là không chấp nhận được. Bởi vì như vậy là không đủ khách quan, công bằng: Mọi bên đều phải có cơ hội thể hiện quan điểm như nhau.
Nếu dân sai thì ngay cả có bị dí súng vào đầu bắt viết “vu vạ” cho công an, người làm báo cũng không viết. (Ở đây, phải giới hạn là không phải tất cả các nhà báo đều như nhau, ngoài ra, nhiều khi họ không viết xấu về chính quyền không phải vì tôn trọng sự thật khách quan, mà là vì không đủ bằng chứng, hoặc vì sợ bị trừng trị). Ngược lại, nếu chính quyền sai thì dù có cố đến đâu cũng khó lòng bênh nổi.
Ai đó đã nói về “chiến dịch” đưa tin của báo chí trong và sau các vụ Tiên Lãng, Văn Giang như sau: “Một cuộc vật lộn để được nói sự thật”. Thực tế còn hơn thế nữa: Một cuộc vật lộn để được biết sự thật, để được viết sự thật, và để được khách quan (tất nhiên cũng chỉ dám mong ở mức độ tương đối). Thế mà, cho đến giờ, cái đích ấy vẫn chưa đạt được.
37 năm sau ngày thống nhất đất nước. Hơn nửa thế kỷ sau cải cách ruộng đất. 67 năm sau ngày thành lập nước. Sáu thế kỷ sau thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy ở phương Tây. Bước vào thời đại toàn cầu hóa, hội nhập, ở Việt Nam, vẫn còn diễn ra những cuộc cưỡng chế đất đai nhốn nháo, tiếng la hét chửi bới của dân lẫn trong khói hơi cay và tiếng oàng oàng chói tai của “quả nổ nghiệp vụ”.
Tệ hơn nữa là chuyện ấy lại diễn ra cùng với đây đó những mệnh lệnh (miệng) yêu cầu báo chí “hạn chế đưa tin”, và những cuộc tranh cãi ầm ĩ, đầy ngụy biện, trên mạng, về quan tham, dân gian và bọn báo chí lề phải, blogger lề trái ngu dốt, phản động.
“Ngày xưa ông làm báo thế đấy”.
Nguồn: Nhịp Cầu Thế Giới
———————————————-
Ghi chú:
(*) Lời giới thiệu album “Sơn Ca 7” của Khánh Ly.
Thật đúng là thời thổ tả…
Nhưng cái thời thổ tả hiện tại là do những con người thổ tả tạo thành…trong đó có cả sự đóng góp thổ tả của nhiều nhà báo thổ tả…
Trong vụ Văn Giang là một thí dụ. Hai nhà báo thổ tả bị công an dân phòng thổ tả…đánh cho một trận…thượng thổ hạ tả…vẫn sủa những âm thanh thổ tả…dưới sự chỉ huy của những thằng cán bộ thổ tả. Như vậy thời thế thổ tả là do những con người thổ tả…dựng lên…
Dĩ nhiên có nhiều người tuy sống dưới chế độ thổ tả..vẫn không hề bị thổ tả.
Nhưng đa số đã là đồ thổ tả…thì cũng không nên trách thời thế thổ tả vì tất cả đều do mình…thổ tả
Đúng là làm báo thời thổ tả – Thời Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – Thời đại chó má hậu Hồ Chí Minh, chính quyền hành xử và coi dân còn thua một con vật!!!
Nhà báo Hoàng Hùng, viết bài phanh phui vụ án oan sai ” sai lệch hồ sơ ” ở LONG AN bị vợ là bà Liễu ngoại tình với ông Tâm thuế vụ đốt chồng mình là nhà báo Hoàng Hùng một cách dã man …nhiều người hoài nghi có tác động ngoại phạm trong vụ sát hại này ?
Nhà báo HOÀNG KHƯƠNG dùng mọi biện pháp nghiệp vụ tác nghiệp đễ vạch trần CSGT tp SÀI GÒN ăn hối lộ , mãi lộ của các tài xế và chủ phương tiện .Nhưng điều trớ trêu là NB HOÀNG KHƯƠNG lại bị CA SÀI GÒN bắt giam , điều tra và ghép tội . Có khả năng lãnh án tù do hồ sơ CA trưng ra trong lúc các luật sư của thân chủ thì phản bác , cho là không đúng luật ?
Điều oái ăm là 2 nhà báo Nguyễn ngọc Năm – Hán phi Long là 2 nhà báo con cưng của VOV , cơ quan truyền thông của đảng cs VN xhcn .Nhưng khi đến tác nghiệp tại Văn Giang nơi nông dân bị cướp đất thì bị lực lượng công an , an ninh…của đảng đánh hội đồng dã man dù 2 ông này kêu to tôi là nhà báo không được đánh , tôi có thẻ nhà báo ,tôi có thẻ đảng viên ,có cả thẻ HNB , nhưng bọn côn đồ vẫn đánh túi bụi vào mặt vào hông vào sườn , rồi còng tay bắt lên xe tải chở về đồn CA thẩm cung như những tên tội phạm .Đến nay hai nhà báo cũng im hơi còn các cơ quan chủ quản thì bình chân như vại trong đó có đài tiếng nói VN ( VOV ) không có một lời bênh vực can thiệp cho 2 nhân viên , PV của cơ quan mình !? Thật buồn cho nền báo chí XHCN VN . Nhà báo mà chúng đối xử như vậy thì người dân chúng coi ra gì trong cái xã hội này ? .Hé môi phản biện, là bị ghép tội phản động , diễn biến hòa bình , nghe theo các thế lực thù địch trong và ngoài nước nhằm bạo loạn lật đổ chính quyền …Như vậy là hết đường dân chủ tự do cơm no áo ấm . Các nhà báo lề phải VN hiện nay muốn viết báo thì phải nghe lời theo đảng ,viết cho đảng ,học tập làm theo đạo đức HCM nếu không ,gác bút về vườn vui thú điền viên , viết Blog cá nhân …chứ thời nay không còn đá mà chẻ như nhà thơ HỮU LOAN thời NVGP ở miền Bắc VN ..Vì đá đã vào tay các công trình dự án của nhóm lọi ích thao túng hết rồi !?.